Triết lý giáo dục
MBE Vũ Khánh Thành
Viết
riêng cho BBC từ
Trong bản tin của Viện Thông Tin KHXH, thì có một cuộc hội thảo khoa học” Một số vấn đề về triết lý giáo dục và triết lý giáo dục ở Việt Nam: Thông tin và bình luận” trong khuôn khổ nhiệm vụ cấp Bộ cùng tên do NCV Ngô Đức Phúc làm chủ nhiệm, diễn ra vào ngày 18.9.2008 với nhiều đại biểu từ các cơ quan nghiên cứu và nhiều trí thức tham dự. |
Ông Vũ Khánh Thành là chủ tịch hội An Việt ở |
Bản tin không cho biết nội dung Triết lý Giáo dục mà hội nghị bàn thảo đó như thế nào nhưng đã nhận định đây là một nhu cầu bức thiết; nguyên một điều này đã là một điểm son chói lọi và là cội gốc cho vấn đề Việt Nam Học.
Có người nghĩ rằng Hội thảo Việt Nam học quốc tế ngày 5 tháng 12 vừa rồi tại Hà Nội với chủ đề là Hội Nhập và Phát Triển, không ăn nhằm gì với Việt Nam Học hay Triết Lý Giáo Dục.
Tìm hình mẫu
Nhận định như thế là sai lầm vì muốn hội nhập để phát triển thì phải xem xét lại mình là ai, khả năng mình thế nào để có thể hội nhập và phát triển tới đâu.
Nhóm Tự Lực Văn Đoàn ở đầu thế kỷ 20 quan niệm “Theo mới, hoàn toàn theo mới không chút do dư. Theo mới là Âu hoá”, nay mới ngã ngũ ra rằng Âu hoá đã đem Việt Nam tới hố thẳm mà Berdieff đã nhận định là Âu Châu đã mang đến cho thế giới 3 thảm họa là chủ nghĩa thực dân, óc kỳ thị chủng tộc và chủ nghĩa cộng sản.
Chúng ta không còn trông dựa gì vào được Âu Châu, mà họ cũng đang bị khủng hoảng trầm trọng, chưa tìm ra lối thoát; trước kia còn dựa vào Thiên Chúa Giáo, nay chỉ còm bám viu vào khoa học kỹ thuật, tưởng rằng sự giầu sang vật chất sẽ đem tới hạnh phúc.
Nhìn sang Ấn
Độ, Trung Á, chúng ta muốn theo họ được chăng? Dân ta có chấp nhận nổi chuyện
để xã hội chia giai cấp sinh ra bởi đầu Thần Linh thì là quí tộc, sinh ra bởi
chân tay Thần thì là nô lệ Paria, cho tới nay hàng triệu triệu người vẫn không
thể ngóc đầu lên được; hay bắt phụ nữ phải trùm hết mặt mũi chỉ còn 2 con mắt?
Triết lý giáo dục
Con đường chúng ta phải theo là tìm ra một cơ sở tinh thần làm nền móng cho xã hội, cho cuộc sống của người dân, cho giáo dục, đó là DÂN TỘC TÍNH, là hồn của dân nước đó, đó là một ý thức về những cách sống, cách suy tư, cách tổ chức xã hội, tất cả đều hướng về một trung tâm. Sứ mạng của giáo dục là vun xới, tài bồi cho cơ sở tinh thần dân tộc đó. Đó gọi là Triết Lý Giáo Dục.
Triết lý giáo dục tìm ở đâu ra? Thưa nó nằm ngay trong bộ Sách Dân Tộc, gọi là KINH ĐIỂN tức là Lĩnh nam Trích Quái, Việt Điện U Linh, Ca dao tục ngữ, Tứ Thư Ngũ Kinh.
Đừng nghĩ nó là những sách dị đoan mê tín như thực dân đã đầu độc hay của Tàu như người ta thường nghĩ.
Ông Will Durant, một học giả rất uy tín và thâm sâu đã nói: “Kinh Điển là phần hương hỏa quí nhất mà Viễn Đông đã cống hiến cho thế giới” (Civ III p.74).
Kinh Điển là
tài sản tinh thần chung của khối dân Bách Việt đại diện là Tàu, Việt, Nhật, Hàn
…Thái, Miến, Mã Lai, Nam Dương, cũng là một phần của Bách Việt nhưng sau này
ảnh hưởng văn hoá Ấn Độ nên không còn kể là thuộc văn hoá Bách Việt nữa.
Triết ở phương Nam
Cũng cần lưu ý là nền văn hoá nguyên thủy này nếu đúng tên phải gọi là văn hoá Nguyên Nho hay Việt Nho như Khổng Tử đã chỉ đường “Hãy tìm đạo ở Phương Nam”, chứ không tìm ở văn hoá du mục phương bắc Mông Cổ hay Hán Nho đã bị xuyên tạc, bẻ quẹo để phục vụ chế độ quân chủ chuyên chế của Hán tộc.
Kinh Điển Việt Nho tóm gọn chỉ trong mấy chữ: Nhân Chủ, Thái Hoà, Tâm Linh hay “Nhất âm nhất dương chi vị đạo” hoặc NHÂN - TRÍ - DŨNG là ba riềng mối quan trọng nhất làm kim chỉ nam cho mọi hành động.
Trong Thiên Chúa giáo cũng có 3 riềng mối là TIN - CẬY - MẾN (Tin vào Chúa, trông cậy nơi ngài và con người chỉ cần kính mến ngài là được ơn cứu độ).
Phật giáo cũng có 3 nền tảng BI - TRÍ - DŨNG, cũng nhắm vào việc giải thoát con người.
Nhân Trí Dũng
của nguyên Nho nhắm vào con người đang sống ở đây và bây giờ; đạt Đạo ngay ở
trần gian chứ không cần đợi mãi ở đời sau.
Tài và Đức
Đây là giải pháp Mẹ Tròn, con Vuông. Mẹ là Đức, ôm lấy con là Tài. Không thể chỉ có tài mà không cần đức “Có tài mà cậy chi tài, chữ tài liền với chữ tai một vần”.
Anh là một nhà ngoại giao ư, là một trí thức ư? Anh phải dùng hết tài năng của anh để làm vẻ vang cho đất nước, phát triển thị trường văn hoá hay kinh tế cho dân tộc nhưng nếu anh thiếu đức thì chỉ mang họa như buôn lậu như vụ Nam Phi, Nhật Bản mới đây.
Anh là nhà Quân Sự giỏi, lấy Dũng làm đầu, ngoài việc thanh toán mục tiêu, anh cần có đức để khỏi thí quân, giết hại dân lành như trong các trận đánh đẫm máu gần đây hay tình hình Do Thái Palestine đang diễn ra trước mắt.
Anh là Thầy Tu, lấy Nhân làm đầu nhưng cần có Trí để khỏi đi vào bất lực trước bất công xã hội hay nỗi khốn khổ của con người.