Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Vũ Khánh Thành - Triết lý giáo dục

14 Tháng Chín 201012:00 SA(Xem: 42704)
GS. Vũ Khánh Thành - Triết lý giáo dục


Triết lý giáo dục


 

MBE Vũ Khánh Thành
Viết riêng cho BBC từ London

Trong bản tin của Viện Thông Tin KHXH, thì có một cuộc hội thảo khoa học” Một số vấn đề về triết lý giáo dục và triết lý giáo dục ở Việt Nam: Thông tin và bình luận” trong khuôn khổ nhiệm vụ cấp Bộ cùng tên do NCV Ngô Đức Phúc làm chủ nhiệm, diễn ra vào ngày 18.9.2008 với nhiều đại biểu từ các cơ quan nghiên cứu và nhiều trí thức tham dự.


thay_vkthanh2-content
Ông Vũ Khánh Thành là chủ tịch hội An Việt ở UK
 
  

Bản tin không cho biết nội dung Triết lý Giáo dục mà hội nghị bàn thảo đó như thế nào nhưng đã nhận định đây là một nhu cầu bức thiết; nguyên một điều này đã là một điểm son chói lọi và là cội gốc cho vấn đề Việt Nam Học.

Có người nghĩ rằng Hội thảo Việt Nam học quốc tế ngày 5 tháng 12 vừa rồi tại Hà Nội với chủ đề là Hội Nhập và Phát Triển, không ăn nhm gì với Việt Nam Học hay Triết Lý Giáo Dục.


Tìm hình mẫu

Nhận định như thế là sai lầm vì muốn hội nhập để phát triển thì phải xem xét lại mình là ai, khả năng mình thế nào để có thể hội nhập và phát triển tới đâu.

Nhóm Tự Lực Văn Đoàn ở đầu thế kỷ 20 quan niệm “Theo mới, hoàn toàn theo mới không chút do dư. Theo mới là Âu hoá”, nay mới ngã ngũ ra rằng Âu hoá đã đem Việt Nam tới hố thẳm mà Berdieff đã nhận định là Âu Châu đã mang đến cho thế giới 3 thảm họa là chủ nghĩa thực dân, óc kỳ thị chủng tộc và chủ nghĩa cộng sản.

Chúng ta không còn trông dựa gì vào được Âu Châu, mà họ cũng đang bị khủng hoảng trầm trọng, chưa tìm ra lối thoát; trước kia còn dựa vào Thiên Chúa Giáo, nay chỉ còm bám viu vào khoa học kỹ thuật, tưởng rằng sự giầu sang vật chất sẽ đem tới hạnh phúc.

Nhìn sang Ấn Độ, Trung Á, chúng ta muốn theo họ được chăng? Dân ta có chấp nhận nổi chuyện để xã hội chia giai cấp sinh ra bởi đầu Thần Linh thì là quí tộc, sinh ra bởi chân tay Thần thì là nô lệ Paria, cho tới nay hàng triệu triệu người vẫn không thể ngóc đầu lên được; hay bắt phụ nữ phải trùm hết mặt mũi chỉ còn 2 con mắt?

blank

Triết lý giáo dục

Con đường chúng ta phải theo là tìm ra một cơ sở tinh thần làm nền móng cho xã hội, cho cuộc sống của người dân, cho giáo dục, đó là DÂN TỘC TÍNH, là hồn của dân nước đó, đó là một ý thức về những cách sống, cách suy tư, cách tổ chức xã hội, tất cả đều hướng về một trung tâm. Sứ mạng của giáo dục là vun xới, tài bồi cho cơ sở tinh thần dân tộc đó. Đó gọi là Triết Lý Giáo Dục.

Triết lý giáo dục tìm ở đâu ra? Thưa nó nằm ngay trong bộ Sách Dân Tộc, gọi là KINH ĐIỂN tức là Lĩnh nam Trích Quái, Việt Điện U Linh, Ca dao tục ngữ, Tứ Thư Ngũ Kinh.

Đừng nghĩ nó là những sách dị đoan mê tín như thực dân đã đầu độc hay của Tàu như người ta thường nghĩ.

Ông Will Durant, một học giả rất uy tín và thâm sâu đã nói: “Kinh Điển là phần hương hỏa quí nhất mà Viễn Đông đã cống hiến cho thế giới” (Civ III p.74).

Kinh Điển là tài sản tinh thần chung của khối dân Bách Việt đại diện là Tàu, Việt, Nhật, Hàn …Thái, Miến, Mã Lai, Nam Dương, cũng là một phần của Bách Việt nhưng sau này ảnh hưởng văn hoá Ấn Độ nên không còn kể là thuộc văn hoá Bách Việt nữa.


Triết ở phương Nam

Cũng cần lưu ý là nền văn hoá nguyên thủy này nếu đúng tên phải gọi là văn hoá Nguyên Nho hay Việt Nho như Khổng Tử đã chỉ đường “Hãy tìm đạo ở Phương Nam”, chứ không tìm ở văn hoá du mục phương bắc Mông Cổ hay Hán Nho đã bị xuyên tạc, bẻ quẹo để phục vụ chế độ quân chủ chuyên chế của Hán tộc.

Kinh Điển Việt Nho tóm gọn chỉ trong mấy chữ: Nhân Chủ, Thái Hoà, Tâm Linh hay “Nhất âm nhất dương chi vị đạo” hoặc NHÂN - TRÍ - DŨNG là ba riềng mối quan trọng nhất làm kim chỉ nam cho mọi hành động.

Trong Thiên Chúa giáo cũng có 3 riềng mối là TIN - CẬY - MẾN (Tin vào Chúa, trông cậy nơi ngài và con người chỉ cần kính mến ngài là được ơn cứu độ).

Phật giáo cũng có 3 nền tảng BI - TRÍ - DŨNG, cũng nhắm vào việc giải thoát con người.

Nhân Trí Dũng của nguyên Nho nhắm vào con người đang sống ở đây và bây giờ; đạt Đạo ngay ở trần gian chứ không cần đợi mãi ở đời sau.


Tài và Đức

Đây là giải pháp Mẹ Tròn, con Vuông. Mẹ là Đức, ôm lấy con là Tài. Không thể chỉ có tài mà không cần đức “Có tài mà cậy chi tài, chữ tài liền với chữ tai một vần”.

Anh là một nhà ngoại giao ư, là một trí thức ư? Anh phải dùng hết tài năng của anh để làm vẻ vang cho đất nước, phát triển thị trường văn hoá hay kinh tế cho dân tộc nhưng nếu anh thiếu đức thì chỉ mang họa như buôn lậu như vụ Nam Phi, Nhật Bản mới đây.

Anh là nhà Quân Sự giỏi, lấy Dũng làm đầu, ngoài việc thanh toán mục tiêu, anh cần có đức để khỏi thí quân, giết hại dân lành như trong các trận đánh đẫm máu gần đây hay tình hình Do Thái Palestine đang diễn ra trước mắt.

Anh là Thầy Tu, lấy Nhân làm đầu nhưng cần có Trí để khỏi đi vào bất lực trước bất công xã hội hay nỗi khốn khổ của con người.

 


17 Tháng Giêng 2010(Xem: 73707)
Hương bưởi ơi, tôi muốn dỗ dành Đồng Nai nước đục lại trong xanh Hương có bay đi xin trở lại Để mãi là hương của chúng mình.
07 Tháng Giêng 2010(Xem: 74672)
Vạn dặm đường xa, vạn dặm xa Khói chiều vương vấn bóng quê nhà Lòng nặng lòng nghe hoàng hôn xuống Một khối tình em, một mẹ già
07 Tháng Giêng 2010(Xem: 71160)
Cho tôi nhìn thấy nụ cười, Ở trên môi những cuộc đời tối tăm. Cho mây về phố trưa nằm, Làm mưa trôi hết lỗi lầm ra sông.
27 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 75703)
Cúi xuống bờ dậu nghe nao nao Mẹ ngày hè cũng như tháng giá Ngẩng lên thấy mồ hôi ướt áo Vai mẹ gầy như cánh hạc xa
26 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 73790)
Nhắc lại năm xưa tuổi còn thơ dại Áo trắng tan trường kẻ đón người đưa Một thoáng thầm yêu giấu trong sách vở Ấp ủ lâu ngày hoa mộng thành thơ
26 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 74918)
Mùa xuân nghiêng bờ vai Ngắ m đào mai rực rỡ Trắng tinh chùm hoa đại Tỏa ngan ngát mùi thơm
19 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 32391)
Có những cá tính, những sở thích hôm nay bắt nguồn từ thời còn ngồi ở ghế Trung học được các Thầy Cô truyền dạy nhiều kiến thức. Như lớp Tứ 1 (9/1) nk 69-70 của chị Võ Thị Ngọc Dung chẳng hạn cả lớp mê thơ và đã tập tành làm thơ từ một giờ Quốc Văn sôi nổi, lý thú của Thầy Nguyễn Văn Phú.
18 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 76579)
Anh về cõi trời mây Niết bàn muôn tia sáng Nghiệp chướng hết buộc ràng Nơi phương trời giải thoát
18 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 74111)
Mỗi người một hướng đi Tôi ra ngoài sương gió Trung Nam phân nhị Kỳ Xuân Thu đồng nhất Ngộ
10 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 73948)
Trên đường về lặng lẽ Ôm nỗi buồn trong tay Đông ngâm bài thơ cũ Mắt lệ nhòa không hay!
09 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 76754)
Rồi cơn đau buốt niềm riêng Anh sa trường bước vào miền chiến chinh Chờ anh mòn mỏi chờ anh    Bóng khuya vàng khuyết nửa vành trăng nghiêng
04 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 83075)
Áo trắng bây giờ xa thật xa, Gối mộng em vào giấc mơ hoa, Anh vẫn cô đơn đời sương gió, Vàng Thu áo trắng đã nhạt nhòa....
03 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 84057)
Sông buồn vẫn bóng hàng dừa Sóng tình lạc lõng đong đưa nỗi sầu   Mình em ngồi đếm vì sao Sương khuya bạc áo hồn đau khóc thầm
01 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 82305)
Mười bảy năm sau tôi trở lại Nhà cũ, vườn xưa ̣đổi khác rồi Giòng sông thơ ấu không còn nửa Trăng buồn lơ lững...bóng ̣đơn côi...
29 Tháng Mười Một 2009(Xem: 85965)
Em nghĩ cô như dòng sông rộng Ôm nước về chở nặng phù sa Đắp vào em chỗ bờ nông cạn Kiệt sức mình sông vẫn thiết tha
28 Tháng Mười Một 2009(Xem: 91858)
Có một người gõ cánh cửa thời gian* Thấy tháng ngày qua bỗng nhiên dừng lại Thấy nắng hè không còn trên đường cũ Một chút mùa vàng đã bước vào thu.
28 Tháng Mười Một 2009(Xem: 88198)
Tôi trở về đây vào cuối Thu Phi Trường còn đó, gió vi vu Rừng cao su nắng xuyên cành lá Đất đỏ hôm nào thấm giọt mưa
27 Tháng Mười Một 2009(Xem: 82329)
Mùa thu nắng hao gầy trên tán lá Hong chưa khô tóc cỏ ướt sương mù Mây bay về chập chùng không vội vã Gió heo may qua đường vắng vi vu
27 Tháng Mười Một 2009(Xem: 82286)
buổi sáng mùa thu bất ngờ về phố chở buồn ren rén quá giang chở ký ức xa chở mất mát chìm
23 Tháng Mười Một 2009(Xem: 38863)
Nhân mùa Thanksgiving, Lễ Tạ Ơn ở Mỹ, xin được kết hợp hai truyền thống tốt đẹp nhất của Đông và Tây để viết lên những lời tạ ơn chân thành từ tâm hồn của những chsNQ năm xưa ở cả hai thế hệ "nghi bất hoặc" và "tri thiên mệnh" với các Thầy Cô sắp hoặc đã bước vào tuổi "cổ lai hy".
22 Tháng Mười Một 2009(Xem: 80740)
Mùa thu về hai phương trời cách biệt Lá bên nào cũng vàng úa như nhau!
22 Tháng Mười Một 2009(Xem: 82067)
Nghiêng câu lục bát cho đầy Cho Thu thêm ấm cho dài nhớ thương Đêm nầy nghiêng sợi mưa tuôn Nghiêng qua cho đổ lá buồn Thu ơi!
22 Tháng Mười Một 2009(Xem: 83320)
Mùa thu ơi! khoan đi chờ ta với Xin ít mây, xin ít nắng hanh vàng Xin một tí hương thầm nơi hoa cúc Xin nửa vầng trăng rất đổi dịu dàng
22 Tháng Mười Một 2009(Xem: 84370)
nợ tình mỏng, mà nặng đeo mỗi thu như mỗi dày theo tuổi đời hơi may gợn, nhắc bồi hồi một bờ mây, đã, cuối trời quan san...
18 Tháng Mười Một 2009(Xem: 100046)
Chỉ còn vài ngày nữa là thành phố Adelaide, nơi tôi đang cư  ngụ sẽ vẫy tay chào mùa đông để chính thức bước vào mùa xuân. Ngày đã trở nên dài ra và trời đã bắt đầu ấm áp trở lại.
18 Tháng Mười Một 2009(Xem: 93744)
Cầm tờ thư của cô tôi ấp nhẹ vào ngực. Ơi! cô giáo nhân ái còn hơn bà tiên trong thần thoại đã dang tay cứu tôi trong nhiều lần khốn khó. Thời gian đi qua thật lâu rồi nhưng tất cả những gì về cô tôi đều nhớ. Bảy năm trời lớn lên từ một mái trường nên mãi mãi ngôi trường Ngô Quyền thân yêu ấy là một ngăn nhớ êm đềm trong quả tim tôi.
12 Tháng Mười Một 2009(Xem: 79443)
Về bên dòng Đồng Nai Thăm người em xứ bưởi
12 Tháng Mười Một 2009(Xem: 91080)
Mưa ngày xưa, môi ướt - mắt cười Mưa bây giờ, mắt ướt - môi đẫm lệ cay!
12 Tháng Mười Một 2009(Xem: 97083)
Vậy là con bé út của tôi đã đi học được hai hôm. Mọi học khu đều đã khai giảng niên khóa mới từ đầu tháng 9 mà mãi tới giờ, đầu tháng mười một, con gái tôi mới “cắp sách” đến trường cũng bởi nó bị “lọt sổ”.
06 Tháng Mười Một 2009(Xem: 81456)
Lâu lắm mới về  thăm Xứ Bưởi Thăm NGÔ  QUYỀN trường cũ dấu yêu
05 Tháng Mười Một 2009(Xem: 90968)
Thu xưa áo trắng tan trường Mưa rơi ướt tóc người thương đợi chờ
04 Tháng Mười Một 2009(Xem: 94124)
Tôi không là họa sĩ Chì biết lặng lẽ nhìn Sợ...mùa thu thức giấc Sợ...lá vàng rơi nhanh.
02 Tháng Mười Một 2009(Xem: 210056)
Mùa Thu, mùa của tình yêu, của nhớ nhung, lãng mạn và là… của em.
01 Tháng Mười Một 2009(Xem: 99980)
Lại thêm một lần đi giữa đường Thu Mưa đau lòng những ngã tư lá chết
30 Tháng Mười 2009(Xem: 100654)
Đã vài năm qua, kể từ ngày lễ Halloween năm 2005, lúc nào bà Jenna cũng nhớ hình ảnh người giao pizza rất trẻ, chắc chưa đến tuổi hai mươi lúc đó, nhưng có thái độ chững chạc của một người đã đi hơn nửa cuộc đời, và có tấm lòng của một ông tiên trong những truyện cổ tích.
17 Tháng Mười 2009(Xem: 95687)
“Mẹ già như chuối ba hương, Như xôi nếp một, như đường mía lau"
17 Tháng Mười 2009(Xem: 87280)
Theo thời gian Biên Hòa ba trăm tuổi Ba trăm năm một vùng đất hào hùng Không thể nghĩ đó chỉ là đất ở Mà là hồn thiêng nguồn cội non sông.
12 Tháng Bảy 2009(Xem: 161850)
Năm nay, tiệc mừng họp mặt Truyền Thống kỳ thứ 8 được tổ chức tại nhà hàng Seafood Kingdom: 9802 Katella Ave, Anaheim, CA trưa ngày chủ nhật 05 tháng 7, 2009.
10 Tháng Năm 2009(Xem: 68650)
THIỆP MỜI: Họp mặt truyền thống kỳ 8: July 5, 2009 Tại:      Seafood Kingdom Restaurant 9802 Katella Ave. Anaheim , CA - Tel: (714) 636-0398 Ngày:   Chủ nhật  05 tháng 7 năm 2009 từ 11:00 am  đến 2:30 pm
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 65721)
  Thiệp Chúc Tết Kỷ Sửu 2009 & Thư Mời họp mặt Tân Niên