Sau cùng tôi cũng đã trở lại Paris, trở lại thành phố của những ngôi nhà chật, những đường phố hẹp, những viện bảo tàng lịch sử, những người quen cũ và cả những người mới nghe tiếng nhưng tưởng chừng như đã quen lắm từ lâu.
Tôi đang viết cho em giữa những âm thanh quen thuộc của một mùa Giáng Sinh. Một người bạn làm báo cho tôi biết rằng tình hình chính trị đang có nhiều chuyển biến lớn.
Tối hôm qua mưa ào ạt tới hai lần. Một lần vào lúc nửa đêm và một lần vào lúc gần sáng. Mưa bay qua cửa sổ tạt ướt chỗ nằm ta đánh thức cơn mê ngủ quá khứ, khơi dậy những hoài niệm tưởng đã chết.
Nhưng mà tôi vui, vì tôi biết rằng từ nay tôi sẽ không còn phải đứng trên bục gỗ nói những điều hoàn toàn trái nghịch với những gì tôi đã từng nói trước đây cũng trên cái bục gỗ ấy.
Tôi trở về Nhà Từ Đường sau 15 năm đi xa. Thật ra con số 15 năm là không đúng. Nó chỉ đúng tính theo ngày tôi bỏ nước ra đi, chứ không đúng tính từ ngày tôi trở lại Nhà.
Ông và tôi quen nhau tình cờ từ hơn sáu tháng nay cũng ở quán cà phê này. Hôm nay ông ăn mặc khá giản dị, cái áo choàng lạnh màu xanh đã cũ, quần màu vàng kaki hiệu Dockers hơi rộng, bàn tay ông to bè, những ngón tay ngắn và thô, móng tay dài cáu bẩn, như một người vừa làm vườn. Ông đứng xếp hàng trước tôi chờ mua cà phê.
Và những phát biểu của đại diện gia đình thành viên Tự Lực Văn Đoàn: Nhà văn Nguyễn Tường Thiết đại diện gia đình Nhất Linh, Giáo sư Minh Thu đại diện gia đình Hoàng Đạo, Bác sĩ Nguyễn Tường Giang đại diện gia đình Thạch Lam…
Một năm qua sách báo ở hải ngoại in ấn ra sao? Tác phẩm nào được nói đến nhiều nhất? Tác giả nào nổi bật? Bao nhiêu đầu sách đã in? Thể loại nào chiếm đa số? Truyện ngắn, truyện dài, thơ, hồi ký, khảo cứu, lý luận phê bình văn học, mặt mạnh, mặt yếu?
Em đừng hỏi giờ này tôi đang làm gì và đang ở đâu. Lúc này đây, khi viết những giòng chữ này cho em, tôi đang ngồi trong tòa soạn của một tạp chí nằm trên con đường Phạm Ngũ Lão.
Nếu buổi sáng hôm nay, ngày bắt đầu cho một năm học mới của các em, bầu trời có hạ thấp xuống tận mái ngói và những đám mây xám trên cao kia có làm cho các em ngại ngùng cơn mưa có thể bôi ướt quần áo mới mà các em đang mặc thì chính là cũng với bầu trời xanh xám ấy, đám mây chập chùng kia, nỗi lo âu nọ đã một buổi vây quanh tôi cách đây không đầy mười lăm năm.
Bao giờ cũng vậy, mỗi khi nghe nhạc Lê Uyên Phương tôi đều nhìn thấy lại Dalat, một Dalat đã làm tôi trở thành một người khác với con người thời niên thiếu của tôi. Và tôi nhận ra mình ngu ngốc và rụt rè biết bao trước một Lê Uyên Phương chân thật và dũng cảm.
Nếu cái chết của Mẹ Teresa là một sự pha trộn của một định mệnh đầy ý nghĩa thì liệu có thể nào nói được rằng cái chết của John F. Kennedy Jr. là "một sự pha trộn lạ lùng của cái vô nghĩa và định mệnh" như cách nói của Mike Antonucci không?
Từ những cơn mưa đẹp đẽ làm thành kỹ niệm trong Ba Mùa của Tony Bùi đến những trận cuồng phong mưa lũ ngập trời ngập đất lôi cuốn bao nhiêu sinh mạng, nhà cửa vườn tược, hoa màu, thuyền bè,... tôi nhận ra thiên nhiên cũng như con người,
Đọc lại bài viết của Mai Thảo về Vũ Hoàng Chương tôi khám phá ra trong thời kỳ nghi hoặc - những tháng năm 1975 - 1976 , thời mà nói như kịch tác gia người Đức Bertolt Bretch “nói chuyện với cỏ cây cũng là một điều tội lỗi” ,
Andrew X. Phạm nói "chuyến du hành này đã cho tôi biết rằng tôi là người Việt Nam hơn tôi tưởng và ít chất Mỹ hơn là tôi mong muốn. Hầu như mỗi đứa trẻ thuộc thế hệ thứ nhất lớn lên ở Mỹ, vào một lúc nào đó, đều tin chắc rằng mình hoàn toàn là một người Mỹ trên mọi ý nghĩa...."
Tôi đến Paris đúng vào ngày mà hàng quán nào cũng treo bảng Le Nouveau Beaujolais Est Arrivé! Rượu Beaujolais đầu mùa thật ngon. Không phải là một tay sành rượu, nhưng tôi đã uống và đã thấy như vậy.
Tôi vẫn thường nghĩ Nguyễn Đình Vượng là cha đẻ của tạp chí Văn, và Mai Thảo là người đã tiếp sức nuôi nó lớn lên. Văn không có mặt nếu không có cụ Vượng và Trần Phong Giao. Nhưng Văn không thể tồn tại đến hôm nay nếu không có Mai Thảo.
Khi cuộc chiến kết thúc, chúng tôi mỗi người một ngã. Kẻ ở, người đi. Văn chương chữ nghĩa trong một thời đại hoài nghi trở thành trò chơi của tội lỗi. Sách vở từ trong tủ kính rủ nhau bước xuống chợ trời.
Đã bước qua năm thứ hai ở San Jose, tôi vẫn chưa biết gì về thành phố Thung Lũng này. Tôi vẫn còn là một người xa lạ. Tôi chưa biết Santa Cruz, chưa lái xe tới Fremont hoặc Hayward. Los Gatos, Palo Alto cũng gần thôi tôi cũng chưa đến.
Ngợi ca anh hay lên án anh, yêu mến anh hay căm hận anh, muốn gần gũi anh hay muốn xa lánh anh, bênh vực anh hay chống đối anh... mỗi người đều có lý do riêng để biện minh cho mình. Nhưng không ai có thể phủ nhận tài hoa và sức quyến rũ của âm nhạc anh.
Làm chủ bút một tạp chí văn chương mà lại còn là một họa sĩ nữa, Khánh Trường thật không thua ai. Nghe đâu ông Nguyễn Xuân Hoàng đang gạ "chàng" Khánh Trường dạy cho cách pha màu. Ông ta cười bí mật: Biết đâu!!!!!!!!!! ?
Mưa bắt đầu rơi khi tôi bước vào quán cà phê trên đường Telegraph. Cái tháp đồng hồ của đại học Berkeley sau lưng giống như ngọn hải đăng là cột mốc giúp tôi định hướng ngõ vào lớp học trong những lần đầu khi tôi mới đến thành phố này .
Tôi quen anh tình cờ trên xe BART. Tôi lên trạm Fremont, còn anh lên trạm thứ hai, trạm Union City. Hôm đó xe không đông lắm. Không hành khách nào phải đứng. Anh ngồi vào chỗ trống bên tôi.
Bài viết này, thay thế Sổ Tay tháng Năm, chỉ là một giới thiệu chung chung về một hiện tượng mới: những nhà văn Mỹ gốc Việt trong văn chương Mỹ. Để có một cái nhìn tương đối đúng đắn hơn về tác giả và tác phẩm ...
Như những người cùng lứa tuổi, tôi ưa thích nhạc Phạm Duy, trước khi yêu thích nhạc Trịnh Công Sơn. Tôi nghĩ, trước khi nổi tiếng với những ca khúc của chính mình, Sơn cũng là một người yêu nhạc Phạm Duy.
Huỳnh Phan Anh, người sau cùng chân ướt chân ráo, ngày 22 tháng Bảy, 2002, đã đến bắc Cali, Thung lũng Hoa Vàng, Thung lũng Điện tử, vùng Vịnh, nơi có thành phố biển Santa Cruz, có Vịnh Nửa Vầng Trăng, gần John Steinbeck, gần Berkeley, gần San Francisco.
Tôi nhớ tới em bé đứng chờ xe ở ngã tư đường. Những hôm trời nắng hay trời mưa, trời có sương mù lạnh hay trời trong và ấm, em đứng đó, chiếc cặp trên vai, yên lặng nhìn những chiếc xe đi qua.
Thói quen của chúng ta nói rằng Huế là tất cả miền Trung, cũng như Hà Nội là Bắc, Sài Gòn là Nam. Cái để người ta buộc chùm với Huế là sông Hương, núi Ngự, là chùa Thiên Mụ, là lăng tẩm, là Vĩ Dạ, là Đập Đá…
Nhatrang, đó là một thành phố của tình yêu và chia biệt, thành phố của những mối tình mùa hè, của những con sóng biển vô tình, những con dã tràng trên cát, những dấu chân bị nước cuốn đi không để lại một vết tích nào như thể trước đó nó không hề tồn tại …
Chắc bạn sẽ nghĩ rằng tôi là người Hà Nội và tôi đang viết về những ngày tôi mười sáu tuổi ở Hà Nội? Không phải. Tôi không phải là người Hà Nội. Tôi chưa bao giờ là người Hà Nội. Tôi chỉ muốn nói Hà Nội đã để lại trong tôi vết thương “ngọt ngào” năm tôi vừa mười sáu tuổi.
Hồi còn sống cha tôi thường nói ai cũng cần phải có một bà mẹ. Tôi vẫn nghĩ, ai mà chẳng có một bà mẹ. Tuy vậy mãi về sau tôi mới hiểu vì sao cha tôi lúc nào cũng nhắc tới câu nói trên. Bởi vì tôi là một đứa cháu chưa bao giờ thấy được mặt nội của tôi.
Tôi nhớ câu nói của một ông anh trong vùng tôi đang sống, rằng sau khi hoàn tất một công việc, bao giờ người ta cũng thấy hai túi áo chứa đầy những lời cảm tạ và những lời xin lỗi.
Sống trong sự quên lãng và chết dưới những vòng hoa, chuyện đó vẫn diễn ra thường ngày trên trái đất.
Ở đâu có con người, ở đó có sự quên lãng. Và, tất nhiên có cả những vòng hoa.
Đời sống ở Mỹ thật tiện nghi. Tôi đủ ăn đủ mặc và tôi giàu tự do. Tuy nhiên vào những buổi sáng cuối tuần, đi bách bộ trong khu công viên Mile Square Park ở Quận Cam, tôi như thấy mình đang trở lại thời sống với cha ở một vùng núi miền Trung, và văng vẳng bên tai vẫn như còn nghe lời cha nói: “Thằng này đúng là đồ vô tích sự!”
Diệp đi bên tôi tung tăng như một thiếu nữ mới lớn. Có lúc nàng giống một chiếc bong bóng mà sức căng đã giảm không bay được lên cao, lơ lửng trên sợi chỉ nằm trong tay một cậu bé lúc nào cũng chực ngã.
Tôi đâu có muốn vậy. Dù sao đôi khi tôi vẫn nghĩ là sống như thế này vẫn hơn. Nhưng mà Cali mấy hôm nay nóng thiệt là nóng. Không chừng động đất tới nơi.
Tôi nhớ câu của St. Ex có lần K. nói: “C’est tellement mystérieux, le pays des larmes.”
Mối tình ấy có thật không hay chỉ là trong trí tưởng của tôi?Mối tình ấy có thật không hay chỉ là trong trí tưởng của tôi?
nhưng trong lòng tôi cái hình ảnh người thầy giáo tất tả dắt chiếc xe đạp cũ, không thắng, không vành che sên đi băng qua đường, đầu cúi thấp… vẫn còn nguyên vẹn trong tôi như một dấu ấn.
We use cookies to help us understand ease of use and relevance of content. This ensures that we can give you the best experience on our website. If you continue, we'll assume that you are happy to receive cookies for this purpose.