Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Nguyễn Văn Lục - Đã một thời sinh viên Triết Đại học Đà Lạt

14 Tháng Chín 201012:00 SA(Xem: 44127)
GS. Nguyễn Văn Lục - Đã một thời sinh viên Triết Đại học Đà Lạt

Đã một thời sinh viên Triết Đại học Đà Lạt


nguyenvanluc_1-content

 GS. Nguyễn Văn Lục

 

Tôi rời mái trường đại học Đà Lạt để “xuống núi” hành hiệp giang hồ vào giữa năm1963. Năm với nhiều biến động nhất thời tuổi trẻ của tôi. Vậy mà nay đã ngót nghét non nửa thế kỷ trôi qua.

Thi cử hồi ấy gay go lắm. Mười người vị tất lấy được một. Vậy mà không hề nghe nói có chuyện chạy chọt đút lót. Đấy là những nét son của chế độ. Đấy là cái miền Nam của chúng ta đấy.

Phải nói chính phủ Ngô Đình Diệm đặt vấn đề giáo dục lên hàng đầu.

Trợ cấp của chính phủ cho sinh viên là 1500 đồng một tháng - bằng lương một người lính đánh giặc ngoài mặt trận-.

Cứ nghĩ như thế mà tôi chỉ còn biết ơn miền Nam đã nuôi dưỡng, giáo dục tôi thành một người trí thức.

Với 1500 đồng, tiền thuê phòng ở học xá hết 200 đồng. Tiền ăn 5 đồng một bữa ở quán cơm xã hội. Ngày 2 bữa hết 10 đồng. Vị chi ăn ở hết 500 đồng. Buổi tối đói thì mua thêm bánh mì nóng hổi mới ra lò giá hai đồng một ổ. Trét thêm mỡ Shortening, hộp mỡ của Mỹ viện trợ cỡ hơn hai kilô một hộp rồi rắc thêm chút đường. Ngon ơi là ngon! Chẳng ai thắc mắc vớ vẩn về cholesterol gì cả? Cũng không thấy một sinh viên nào ăn chay cả!

Cuộc sống sinh viên đạm bạc thật. Nhưng vẫn còn dành được chút tiền để cà phê, cà pháo và phần tôi còn chắt chiu hà tiện mua sách từ bên Tây về. Sách về chưa đọc mà chỉ giở ra ngắm và hít hà mùi thơm từ sách.

Cả cuộc đời sinh viên, tôi chỉ ước mơ mua một bộ veste để diện mà không dám mua. Phải chăng vì không có bạn gái? Cũng có. Và lần đầu tiên, bạn bè hai ba đứa xúm vào cho mượn bộ veste, cả cravate - dĩ nhiên phải cho mượn cả đôi giầy tây – dĩ nhiên cả bít tất luôn thể.

Nhưng những lần hẹn sau, thấy “phức tạp” quá, tôi trở về với cái “bản thể” nguyên thủy của tôi. Chân đi dép, tôi khoác cái áo nhà binh 4 túi mà một năm không nhớ giặt được mấy lần?

Đó là cái xì tin của tuổi trẻ. Chút ngang tàng, chút tự hào, chút bất cần đời.

Tuy vậy, tôi cũng biết dành dụm chút tiền để mua quà tết về cho bố mẹ. Phải nói hãnh diện và sung sướng lắm - tôi mua một bao tải nặng nào xú phơ, nào dâu tây khệ nệ vác. Chắc là không giống ai. Các nữ sinh viên thì thường nấu mứt dâu rồi để dành mang về.

Tôi thấy mẹ cười hả hê, đon đả ra mặt và hãnh diện về đứa con út lắm.

Mẹ tôi chỉ có một cái tật xấu nho nhỏ. Số là tôi có một cô bạn gái tên Huy, xinh và rất “đầm” thường đến thăm tôi, đến 9 giờ tối chưa chịu về. Đối với mẹ tôi, quá 9 giờ là có thể “hư” rồi, trước 9 giờ thì không sao. Mẹ áp dụng “chiến thuật” đuổi khéo, cụ cứ đi ra đi vô ở phòng khách và đọc kinh to tiếng. Phải ngượng mà ra về thôi. Tổng giám mục Kiệt sau này có áp dụng chiến thuật này mà không thành công, vì cộng sản trơ trẽn quá.

Sau 30 tháng tư 1975, tôi đã viết như thế này về mẹ tôi. Mất miền Nam, tôi mất luôn mẹ.

Mẹ tôi không nói ra, nhưng có vẻ héo hắt đi. Đôi mắt hõm sâu thêm vì những đêm không ngủ. Nụ cười úa tàn không còn oang oang như trước nữa. Bố tôi thì bề ngoài thấy như vẫn vậy. Thói quen của mẹ giấu diếm những điều cho riêng mình đã thành tật. Do đó, nó khoét sâu vào tâm klhảm, đục khoét cơ thể lúc nào không hay. Người mẹ cứ nhẹ đi như bấc. Có những buổi trưa bất ngờ sang thăm mẹ. Mẹ ngồi ngủ gục, ẻo lả một bên. Tôi ngỡ ngàng kinh ngạc xót xa. Con rể đi học tập, con trai thứ lang thang, lếch thếch ngoài Vũng Tầu tìm đường đi. Con cả ở ngoài Bắc vẫn biệt tăm, vẫn mù mịt không biết sống hay chết. Đã mấy chục năm rồi sao chưa về. Nỗi đau quá khứ trộn thêm nỗi lo hiện tại. Các con tứ tán. Mẹ vẫn không một lời ca thán.

 Mà mẹ biết trách ai bây giờ.

Chẳng bao lâu sau, mẹ từ giã cõi đời vì gánh nặng cuộc đời không gánh nổi”.

Nghĩ lại cuộc đời tôi trôi nổi và vất vưởng lắm. 7 tuổi “du học” Hà Nội vào mùa hè. Chưa học gì thì chiến tranh. Dân Hà Nội sơ tán. Mình tôi ở lại “chiến đấu” không phải với Tây mà với đói và lạnh. Mãi đến khoảng 1950, mới liên lạc được với gia đình và đi học lại.

Lớn lên, nhiều lúc tôi tự hỏi mình, tại sao mình sống còn? Tại sao mình không thành “du côn” mà lại có ngày cầm phấn viết bảng?

1954 vào đến miền Nam sớm lắm theo anh rể ở trong quân đội. Người ta đi học lại. Còn tôi làm phu “lục lộ” ở Đà Nẵng. Trôi dạt về trại di cư Củ Chi, ông anh họ con nhà bác “rước” tôi lên miệt cao su Dầu Tiếng để học nghề thợ may cho có tương lai. Chỉ một chút xíu nữa tôi có may mắn lấy con gái ông chủ thợ may thì nay tôi làm chủ tiệm may ở đồn điền cao su rồi.

Cho đến 1956, tôi mới chính thức được đi học lại và vì “giỏi quá” nên nhảy lớp lia chia. Từ lớp 5ème trường tây, nhảy luôn đệ tứ, rớt đệ tứ nhảy đệ nhị cho lẹ. Mất căn bản, nhất là toán và cho đến bây giờ phải thú thực trình độ toán của tôi tương đương với đại số phương trình bậc nhất. Khựng lại 3 năm tú tài một, tôi trở thành “trí thức” tối ngày trốn vào thư viện quốc gia đọc hết, đọc tất cả.

Đỗ tú tài một là một “phép lạ Hy Lạp” và kể từ đó, đường học vấn của tôi thênh thang vào Đại Học Đà Lạt bằng cửa lớn.

Nhưng thực tế lúc ban đầu bước chân lên Đà Lạt thì mọi chuyện đều trở thành ngỡ ngàng.

Hãy bắt đầu từ những việc nhỏ nhặt như:

Từ chiếc xe đò Minh Trung, 200 đồng một vé đến những địa danh như Định Quán, Blao cho đến những rừng thông, những núi đồi, những con dốc, những ngồi nhà thấp dựng dưới măt đường, những đồi xanh mướt cỏ với những ngôi nhà xinh xắn. Tất cả đều như “xa lạ”.

Tất cả nó toát ra một khung cảnh khoáng đạt, dâng cao, trang nghiêm và trí thức.

Cái cảm giác đầu tiên khi bước qua cổng viện Đại Học Đà Lạt cho thấy nơi đây mới đích thực là chốn để tu luyện trong hành trình trí thức của tuổi trẻ. Phải chăng nơi đây mới xứng danh trường “Académie” mà Platon đã sáng lập ở Athènes, năm 387, trước kỷ nguyên?

Người sinh viên phải làm quen, theo truyền thống triết học bao giờ cũng có thói quen coi những buổi đầu của việc học tập Triết là “Nhập môn” triết học. Nói nôm na là “dẫn vào triết học”. Nó còn có nghĩa bộ môn này có kén chọn, coi như cửa đóng, không thể tự mình sồng sộc vào ra tùy ý được.

Triết học hình như có một “cái cửa để vào” cho những ai theo nó.

Sau khi vào rồi thì đụng với chữ nghĩa phải “lầm than” cặm cụi những năm tháng sau đó!

Bởi vì học Triết những ngày đầu chỉ là những giờ khai tâm, mới đầu như một cuộc “vỡ đất”. Nó cày sới lên, ngổn ngang, chỗ này một câu, chỗ kia một ý, dàn trải bao la. Cho nên, học triết chỉ là “hiểu lõm bõm” mà theo tôi đó là bước đầu quan trọng nhất của một khai sáng trí tuệ!

Tuy lúc đầu lõm bõm, bập bẹ, nhưng đến một lúc nào đó không ngờ, nó “lóe lên”, nó “khai mở.” Nó giống như tâm cảnh của một người tù suốt đời nhìn vào phía trong bức tường của hang động và lúc được giải thoát được nhìn ra thế giới bên ngoài, ánh sáng chói chang mới hiểu được sự thật là cái gì.

Nói theo nhà Phật thì đó là “Ngộ”

Nhưng trước mắt thì mỗi ngày cours của các thầy như Gaultier, Tchen 1, Tchen 2, Raguin hay bất cứ ai khác như Palacios, Pineau, Larre thì chữ như “được nén chặt”, đọc mà như đụng vào bức tường.

Bài học vỡ lòng lúc đó là phải biết “giở sách” và từ đó hiểu được những danh từ theo nguyên thủy của nó. Chẳng hạn như từ Mauvaise foi chỉ có nghĩa luân lý là có ý xấu. Nhưng chữ ấy rơi vào tay J. P. Sartre mang ý nghĩa “siêu hình” được dịch ra là ngụy tín. Nhưng ngụy tín là gì nhỉ? Dài dòng lắm...

Có thể nói không hiểu được danh từ triết, không hiểu được triết học.

Vì thế phải đọc, phải nghiền ngẫm, phải vật lộn ăn nằm với chữ nghĩa để hiểu thế nào là Philosophie existentialiste của J.P Sartre nó khác với Philosophie existentielle của Gabriel Marcel và Karl. Jaspers và rồi nó cũng khác với Philosophie existentiale của Heidegger. Hiện nay, vẫn chưa có ai dịch nổi những từ này ra tiếng Việt.

Nào đã hết, một dây chuỗi danh từ xuất hiện như: Hiện-thực, ý niệm ngoại cảm, dịch biến, thác tạo tính, hủy thể tính, thân phận hữu hạn, hò hẹn với tuyệt đối, thách thức siêu hình v.v…

Hiểu hết những từ này, phải ăn chay nằm mộng thôi...

Triết học thật khó. Tôi phải thú thực như vậy. Nó chỉ dễ với những ai không biết nó, những người ngoài cuộc hiểu biết thứ “triết học vĩa hè” như trong bài tham luận “Những người con hoang của Nguyễn Văn Trung”, Nguyễn Trọng Văn đã nặng tay viết:

Ngay cả những sinh viên chịu khó đi học và học bài, 100 người đã chắc 10 người hiểu được tới nơi, tới chốn Dasein, Hư vô, Dự phóng, Ngụy tín, Hiện hữu là gì, nhưng khi viết văn thì làm như mình đã hiểu hết, đã nắm mọi vấn đề. Họ dùng chữ một cách chát chúa để vượt mặt người khác và chính họ, coi việc làm dáng [tri’ thức] là làm văn nghệ, là sáng tác đích thực »

Trích lại trong bài viết: 20 năm triết lý Tây Phương ở miền Nam Việt Nam 1955-1975, Nguyễn Văn Lục, Tân Văn số 3, trang 7, 2007.

Phần Bùi Văn Nam Sơn, dịch giả và chú giải bộ sách đồ sộ, kinh điển của Emmanuel Kant, nguyên bản tiếng Đức: Emmanuel Kant, Phê phán lý tính thuần túy [Kritik Der Reineen Vernunft], dày 1260 trang.

Bùi Văn Nam Sơn khiêm tốn và đầy lòng biết ơn thầy dạy bằng những ý từ sau đây:

Tôi không hiểu hết những lời Thầy dạy về Kant… dù nhờ thầy mà lần đầu tiên được nghe những từ đầy “mê hoặc” như siêu nghiệm, võng luận, Antinomie...[..] khi dịch và chú giải cuốn Phê phán Lý tính thuần túy của Kant, tôi đã trộm phép thầy Trần Thái Đỉnh sử dụng lại một số thuật ngữ tiếng Việt quan trọng được Thầy dùng để dịch Kant mà đến nay, tôi vẫn chưa tìm thấy cách dịch nào tốt hơn: “Niệm thức” [Schema],”Ý thể” [das Ideal], “Phân tích pháp” [Analytik] v.v… để chỉ xin đơn cử một vài thí dụ.”

Trích “Triết Học Kant”, Hồi niệm và viễn cảnh, Bùi Văn Nam Sơn, tạp chí Tân Văn, 39-40.

Chỉ tiếc rằng sau khi rời khỏi “khung trời đại học” thì những người bạn cùng lớp như Nguyễn Trọng Văn, Dương Văn Ba, Lê Mạnh Thát (Thích Trí Siêu học sau một lớp) và cả những người như Lữ Phương, (bỏ triết để học Việt hán), Bùi Văn Nam Sơn đã có những lý do riêng để “chia tay ý thức hệ”.

Phải nói rằng cái mối liên hệ giữa cầm phấn viết bảng và cầm bút rất là gần. Nhiều người trong anh em chúng tôi là những cây viết sáng giá.

Trong số những người bạn ấy có Nguyễn Xuân Hoàng cái gì cũng hơn tôi một bước. Trẻ hơn tôi mà học trước tôi. Trông thấy ông ấy đi sánh đôi với một trong những người con gái đẹp nhất trường ngó mà thèm. Đẹp trai mà hào hoa, tôi thì lôi thôi, lếch thếch. Ông trở thành nhà văn rất sớm có tên mà chưa đợi tuổi. Còn tôi thì có tuổi mà chưa có tên.

Đến nỗi nhà văn Uyên Thao khi phải giới thiệu cuốn sách: Hai mươi năm miền Nam không biết phải gọi NVL là gì? Nhà văn không phải, sử học cũng không, phê bình văn học cũng không.

Có lẽ cái danh xưng đúng nhất thì tôi là người cầm bút muộn.

Một điều an ủi nhất là tuyệt đại đa số những bạn bè khác như Hồ Công Hưng, Hồ Công Danh, Vĩnh Đễ, Nguyễn Đồng, Tô Văn Lai, Huỳnh Phan Anh, Phạm Phú Minh và hằng trăm người khác thì tự chọn đứng trong hàng ngũ những người chống lại những người cộng sản.

Và đến một lúc nào đó tình bạn bị sứt mẻ vì chính kiến bất đồng. Trong một bữa ăn họp mặt năm 2005 đầu 2006, tại Sài Gòn. Một người bạn đã nhân cơ hội này đứng lên vạch mặt một người bạn khác hài cái tội “gài bẫy” anh em.

Bữa ăn họp mặt đó tưởng đã đủ là một bài học cho ai đó. Vậy mà bằng một lý do tiềm ẩn nào sau đó, Nguyễn Trọng Văn bắn phát súng lệnh mở màn phê phán nặng nề thày cũ của mình.

Tôi đã buộc lòng viết những bài báo đáp trả nặng nề lại Nguyễn Trọng Văn, Lữ Phương. Hầu như không có phản hồi. Ngưng bắn.

Cho đến bây giờ, tôi vẫn nghĩ đó là một bổn phận người cầm bút. Và cái tội danh ấy cuối cùng phải nhìn thấy nguyên do là ở chính quyền cộng sản.

Cộng sản đã phá nát tất cả mọi giá trị con người trong đó có tình thầy trò, tình bạn và tình người.

Hóa cho nên, học cùng một trường, cùng một lề lối đào tạo mà tiêu chí của đại học là tinh thần tự do tư duy và tinh thần nhân bản trong sự tôn trọng con người chưa đủ để nối kết chúng tôi lại. Thời thế gay go, hoàn cảnh chính trị khuynh đảo đã là nguyên cớ tách rẽ một vài người bạn trở thành những kẻ đối đầu. Như Lê Mạnh Thát mang án trọng tội tử hình một lúc nào đó đổi chiều trở thành “người của thời thế” làm trung gian giữa thế quyền và thần quyền để rồi cũng mai danh, ẩn tích?

Nhưng trong buổi họp tháng bảy vừa qua, tại California với một số bạn bè cùng trường Đà Lạt, chúng tôi đã chẳng hề nhắc tên những người bạn ấy.


thu_nhan-content

Thầy Nguyễn Văn Lục gặp gỡ bạn bè cùng lớp ĐH ĐàLạt tại Cali - Tháng 7/2010


Tình bạn bè vẫn là yếu tố chính nối kết nối con người mà những nhân tố khác như chính trị tạm thời được “để trong ngoặc” hay đi chỗ khác chơi.

Vì thế chúng tôi chỉ nhắc lại những kỷ niệm vui buồn thời tuổi trẻ để mà cười như vỡ nhà.

Câu chuyện được kể lại và làm mọi người thích thú của Tô Văn Lai (Paris by night) kể là vào khoảng tháng 11, 12 gì đó, vào lúc gần nửa đêm, chẳng hiểu tại sao Tô Văn Lai thách: đứa nào bơi qua được hồ Hồ Xuân Hương với một tay thôi thì TVL mất cái Radio-Cassette. Trong lớp lúc ấy có ba Minh thì Minh “heo” nhận lời. Nửa đêm, sinh viên học xá ùn ùn kéo nhau chạy ra hồ để coi.

Phần tôi cũng choàng vội cái áo nhà binh 4 túi như thường lệ chạy theo ra coi. Đêm tối, trời lạnh quả là một lũ điên khùng mới làm như vậy… mọi người lo lắng hồi hộp theo dõi bóng của Minh. Đến giữa hồ, Minh heo sợ kêu to: cứu tôi với, cứu tôi với... Nhiều tiếng hét từ trên bờ kêu hắn quay trở lại, bơi vào bờ. Nguyễn Trọng Văn cũng to và mập cởi quần áo bơi hộ tống. Phần Minh, kêu thì vẫn kêu, nhưng anh ta vẫn cứ thế với chỉ một tay bơi vào bờ bên kia bằng mọi giá để chiếm cái Radio, một vật sở hữu không phải ai cũng có.

Nghĩ lại Tô Văn Lai nói, tại sao mình lại ngu thế: Nhỡ hắn bị syncope, cứng đơ chết đuối thì mình mang tội giết người mà nếu hắn bơi được vào bờ thì tư nhiên mình mất cái Radio! Khùng ơi là khùng! Cả thằng thách đố lẫn thằng nhận thách đố đều khùng.

Phải chăng đó là cái làm nên tuổi trẻ chúng tôi –Những nghịch phá ngây ngô và khờ dại-!!!

Câu chuyện thứ hai là vụ tranh chức chủ tịch sinh viên giữa Nguyễn Trọng Văn và Nguyễn Ngọc Thạch. Thạch nhỏ người so với Nguyễn Trọng Văn, biết là thua cuộc, lừa lúc NTV đang chải đầu trong nhà tắm, lấy gậy quất túi bụi vào lưng NTV rồi bỏ chạy...

Vậy mà lúc tôi đang viết những dòng này đây thì Nguyễn Trọng Văn đã bị tai biến mạch máu não, ngồi xe lăn từ mấy năm nay. Phần Nguyễn Ngọc Thạch thì nay lâm trọng bệnh khó qua khỏi.

Phải chăng đó là những kiếp người!!!

Đứng giữa những sinh hoạt dù là học hành hay sinh hoạt chính trị đôi lúc là cớ sự cho những “chia rẽ” vẫn là bóng dáng linh mục viện trưởng Nguyễn Văn Lập.

Ông là linh hồn của đại học Đà Lạt và chữ Thụ Nhân là do chính ông đặt cho huy hiệu sinh viên Đà Lạt trong vai trò “Trồng Người” theo tinh thần: trồng lúa thì một năm, trồng cây 10 năm và trồng người thì 100 năm.

Khi chúng tôi rời khỏi trường Đà Lạt và bung tỏa đi khắp nơi trên mọi nẻo đường đất nước. Nghĩ lại, chúng tôi là như những kẻ “gieo trồng” đem gieo hạt giống tư tưởng Triết đi khắp nơi, cho tất cả thế hệ trẻ miền Nam.

Trường Đại Học Đà Lạt sau đó thay hình đổi dạng như “mặc bộ áo mới” với hàng ngàn thanh niên trẻ “lên núi” học trường Chính Tri, Kinh doanh. Tại sao họ lại leo núi, tại sao họ chọn lựa phân khoa Chính Trị, Kinh Doanh? Câu trả lời về phía họ...Chỉ biết rằng, nhất là sau 1975, họ trở thành “nên ông nên bà”, có vai trò trong xã hội. Cả một lớp người mới mà sau này họ trở thành những nhà quản trị, những chủ nhân ông, những giám đốc xí nghiệp v.v…

Có lẽ đó là cách đánh giá quý giá nhất của viện Đại Học Đà Lạt.

Được như thế, như trên đã viết, không thể quên một người: linh mục viện trưởng Nguyễn Văn Lập mà sau này các anh em cựu sinh viên chính trị kinh doanh các khóa đầu đã đối đãi trong tình tôn sư trọng đạo.

Trong số những người mở đường cho phân khoa này, còn có giáo sư Trần Long có mặt trong kỳ họp cựu sinh viên Thụ Nhân, năm 2010.

Xin chia xẻ niềm vui và hân hoan với các cựu sinh viên CTKD, Đà Lạt .

Các anh, các chị “đã làm nên chuyện”.

Phần những cựu sinh viên như chúng tôi trở thành những thế hệ trót được đào tạo triết học trong bối cảnh miền Nam đang đi vào những nóng bỏng của thời cuộc.

Nhìn lại cả quãng đời tuổi trẻ theo nghĩa “Trở về” trong triết học thì hành trình nhân thế Đi là để Về, không thể Đi mà không Về... như bước Đi và bước Nghỉ, như thân phận Người...

Cái ý nghĩa của cuộc đời (raison d’être) là cảm thấy đã làm được một điều gì -dù có thể chưa hoàn tất- đi nữa. Dù có đôi chút tình tự lãng mạn:

“Hôm sau vào lớp

Nhìn em ngại ngần”

(Phạm Thiên Thư)


Nhưng điều chính là chúng tôi phải tự hào về những năm tháng ấy như những người thợ gieo gặt trên mảnh đất miền Nam- từng ngày- từng năm tháng- từng thế hệ thanh thiếu niên.

Chúng tôi đã “cấy” những luồng tư tưởng mới, cấy niềm tin, gieo vào vào đầu óc những thế hệ thanh niên những giá tri tinh thần với niềm xác tín. Bởi vì dạy học mà không có xác tín, không cấy được niềm tin thì không có giáo dục.

Chính ở điểm then chốt này từ sau 75, chúng ta mới có dịp so đo để thấy đâu là giáo dục, đâu là không giáo dục!

Và đây cũng là lời gửi nhắn đến các thế hệ sinh viên đàn em CTKD Đà Lạt, các học trò khắp nơi. Chúng ta có thể thua cuộc. Chúng ta có thể đã để mất miền Nam. Văn học của chúng ta bị Cộng sản vùi dập, phần thư.

Nhưng chúng ta vẫn có thể tự hào và đừng bao giờ để mất cái niềm tự hào ấy là sau 35 năm rồi, chưa bao giờ thế hệ con em chúng ta đã được thừa hưởng một nền giáo dục như thế!

Thụ Nhân là Trồng Người, nào có thể trao vào tay những tên bạo chúa của thời đại bây giờ. Chẳng lẽ chúng ta vẫn ngồi yên nhìn cái sa lầy và cái ngu dốt của một chế độ đang trên đà tan rã? Và đối với những ai đang tham gia vào quá trình “cách mạng” là tự tham gia vào một quá trình tự tiêu diệt chính mình!

22 Tháng Tư 2024(Xem: 372)
Tôi viết lại bài này như một hồi ức đau buồn đã qua. Nó cũng giống như ngày nào “ Miền Nam sau ngày giải phỏng”. Bởi vì Đảng vĩ đại ngay cả trong những sai lầm của họ.
10 Tháng Tư 2024(Xem: 705)
Tu tập theo đạo Phật không phải để sở hữu được điều gì, mà thực ra là để buông xả không bám víu với bất kỳ những gì ở trên đời... mà chỉ nhận biết rõ ràng những gì đến rồi đi,
01 Tháng Tư 2024(Xem: 1004)
Di tản sang Hoa Kỳ năm 1975, tên tuổi ông một lần nữa bừng sáng của đỉnh cao văn học. Một lần nữa như thể được tái sinh. Sách của ông được bày bán khắp các tiệm sách.
18 Tháng Ba 2024(Xem: 913)
Hát Rong được gọi là Troubadour, tên của một nhà soạn nhạc và nghệ sĩ biểu diễn vào thời kỳ trung cổ ở Âu Châu. Người phụ nữ hát rong được gọi là Troubairitz.
09 Tháng Ba 2024(Xem: 761)
Bài viết này dựa trên kinh Nikãya nhằm cung ứng một vài khía cạnh cần biết trên đường tu học của thiền sinh Phật tử muốn tìm hiểu lộ trình tu tập trong đạo Phật như thế nào.
09 Tháng Ba 2024(Xem: 639)
Tuy nhiên, vẫn phải nhìn nhận những nhà văn trẻ vừa và thật trẻ vẫn là niềm hy vọng của sinh hoạt Văn Học Di Dân Việt Nam như những đóm lửa của hy vọng còn chờ đợi
01 Tháng Ba 2024(Xem: 626)
Nếu “nhận thức về vô thường” được tu tập như vậy ngay trên tự thân, được làm cho sung mãn như vậy ngay trên tự thân ngũ uẩn, thì “tất cả dục tham được chấm dứt, tất cả các sắc tham được chấm dứt
01 Tháng Ba 2024(Xem: 814)
Chỉ tồn tại có 21 năm, từ di sản của nền giáo dục thuộc địa của Pháp chế độ Việt Nam Cộng Hoà đã khai sinh một nền giáo dục Dân tộc, Nhân bản và Khai phóng mà giá trị đến ngày nay không ai có thể phủ nhận được.
01 Tháng Ba 2024(Xem: 517)
Tháng ba này, bác sĩ Quang lại lên đường sang Ukraine trong ba tháng.. Tháng bảy mới trở về. Tôi gợi ý anh nên viết hồi ký ghi lại những sụ việc, biến cố của từng ngày,
24 Tháng Hai 2024(Xem: 2278)
Kính chia sẻ đến quý anh chị CHƯƠNG TRÌNH CÙNG NHAU TU HỌC lớp Tìm Hiểu và Ứng Dung kinh NGUYÊN THỦY do Tuệ Huy- Tô Đăng Khoa phụ trách
23 Tháng Hai 2024(Xem: 650)
Chính qua sự chú ý, chúng ta không chỉ tương tác với thế giới mà còn duy trì, quyết định phẩm chất của sự tồn tại của mình một cách chân thực nhất.
16 Tháng Hai 2024(Xem: 1714)
Ý Như Vạn Sự là sự bùng vỡ của Trí Tuệ và Từ Bi cùng lúc. Trí Tuệ vì nhận chân bản tánh Như của vạn sự. Từ Bi vì sự bùng vỡ của tình thương yêu bình đẳng đối với vạn sự, cho phép vạn sự là chính nó, tự vận hành theo chu kỳ tuần hoàn sinh-trụ-hoại-diệt của chính nó.
16 Tháng Hai 2024(Xem: 1676)
Hà ô Lôi là ai nhỉ? Chỉ được biết Hà Ô Lôi là một tiếng hát tuyệt vời, ảo diệu có thể làm mê hoặc lòng người. Nhưng vì cách đây đã năm thế kỷ nên không có cách gì ghi lại được tiếng hát đó. Người đời sau muốn nghe lại được nó, chỉ còn mỗi một con đường : nghe câu truyện kể về Hà ô Lôi
05 Tháng Hai 2024(Xem: 861)
Đó là mùa Xuân không sinh không diệt. Chất Xuân vượt ra ngoài cảm xúc của con người, nó vượt ra khỏi thời gian, không gian. Nó không bị ảnh hưởng bởi quy luật vô thường
28 Tháng Giêng 2024(Xem: 1567)
Trong phạm vi bài này xin chỉ nhắc đến một số trường trung học tiêu biểu ở các đô thị lớn như Sài Gòn, Huế , Cần Thơ...
26 Tháng Giêng 2024(Xem: 1899)
Thưa đó là những thành phần có ăn học, được các chính phủ thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa cho học bổng đi học tại Pháp, tại Mỹ,
24 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 1351)
Sách cũ đối với tôi là một ám ảnh mời gọi tìm về. Trong đó đặc biệt có chuyện sưu tập tài liệu triết cũ. Cũng từ những sách cũ đó mà trước đây tôi lớn lên, được nuôi dưỡng và phát triển về trí năng mỗi ngày.
23 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 1283)
Nghi ngờ là sợi dây trói buộc thứ năm khiến hành giả phân vân, giải đãi, buông lung, không biết đi hướng nào trên con đường tu tập tâm linh.
01 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 2397)
Vai trò bảo tồn, duy trì ngôi nhà hữu thể là trách nhiệm chung của từng cá nhân, nó mang lại ý nghĩa cao đẹp cho sự hiện hữu có giới hạn của chúng
01 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 1446)
Bài này, người viết đã tự ý bỏ phần văn hóa chữ viết, một sản phẩm đặc thù của các xã hội văn minh để chỉ nói đến vấn đề ẩm thực và hệ quả của nó.
22 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1930)
Chuyến đi gian nan của nguời di cư thế nào thì chữ nghĩa cũng vậy. Chữ ở lại, chữ ra đi, chữ nào còn, chữ nào mất? Hình như chẳng còn ai tâm trí đâu để lưu tâm tới điều đó. Chữ được di cư vào miền Nam,
04 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1838)
Đứa con hoang có thể là cuối cùng của Sartre có lẽ là giáo sư tiến sĩ Trần Trọng Đăng Đàn. Đối với văn học miền Nam nói chung, ông giáo sư này là kẻ chém treo ngành.
03 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1518)
Trong hành trình tìm kiếm hạnh phúc, người tu “Hạnh buông xả” sẽ có cơ hội trải nghiệm được sự bình an nội tại. Buông xả ít thì giải thoát ít, buông xả nhiều thì giải thoát nhiều,
23 Tháng Chín 2023(Xem: 3497)
Có những nhà văn mà phong cách trí thức cũng như tình người để lại trong tôi những dấu ấn sâu sắc đến khó quên.
11 Tháng Chín 2023(Xem: 2120)
Kể từ khi phi công Charles Lindbergh được chọn là Nhân vật của năm 1927 – Person of the year – đến nay đã 95 năm. Tuy nhiên Time không những chỉ chọn một cá nhân...
24 Tháng Tám 2023(Xem: 2995)
Phần tôi khiêm tốn nghĩ rằng: đôi khi chúng ta đòi hỏi những điều mà thật sự nó đã nằm sẵn trong túi chúng ta mà chúng ta không biết.
05 Tháng Tám 2023(Xem: 4072)
Tôi gấp sách lại vì đã đọc đến chữ cuối… và tôi nhớ lại tôi trong cái đêm cuối thăm thẳm, thinh lặng, tôi lên sân thượng nhà tôi và bật khóc một mình.
05 Tháng Tám 2023(Xem: 2087)
Trong nhiều năm qua, chúng ta thường tụng “Bát Nhã Tâm Kinh”. Tụng hoài mà nhiều người vẫn còn than khổ! Đó là do mình học kinh mà không chịu ứng dụng kinh vào đời sống của mình.
28 Tháng Sáu 2023(Xem: 5873)
Trong chỗ riêng tư, tôi chia xẻ những tâm tình với Bùi Giáng, với Phạm Công Thiện trong sự ngậm ngùi về số phận không may dành cho họ.
22 Tháng Tư 2023(Xem: 2560)
Mỗi lần có dịp đọc các tài liệu có liên quan đến đạo và nhìn lại quá khứ là mỗi lần rút tỉa ra được một bài học về đời sống, về nếp sống đạo của một thòi
08 Tháng Tư 2023(Xem: 2509)
Mỗi một cuộc đời, như Phan Châu Trinh, đều để lại một bài học dù chưa trọn vẹn cũng đáng để cho những người đời sau suy nghĩ.
31 Tháng Ba 2023(Xem: 2564)
Thật hiếm có nhà văn quân đội miền Nam nào viết với một thái độ thanh thản, không hận thù, biết quý trọng con người như Nguyễn Bửu Thoại.
30 Tháng Ba 2023(Xem: 1967)
Bên cạnh thứ tài sản không bền vững đó, đức Phật cũng dạy có một thứ tài sản không bao giờ mất, đó là Tín tài, Giới tài, Tàm tài, Quý tài, Văn tài, Thí tài và Trí tài.
21 Tháng Ba 2023(Xem: 2542)
Tiếng Quê Hương hoạt động mạnh là nhờ vào hai người. Người đọc và edited lại là anh Uyên Thao. Và người thứ hai là anh Trần Phong Vũ,
19 Tháng Ba 2023(Xem: 2098)
Nếu chúng ta không quyết tâm giữ chặt khoang thuyền tức không giữ chặt Giới pháp, thì làm sao tránh được những trận bảo to, những cơn sóng lớn...
13 Tháng Ba 2023(Xem: 4472)
Không dễ mấy ai có thể chối từ một số tiền lớn lao như vậy vào thời đó. Sự từ chối này làm nên nhân cách Uyên Thao và làm cho Sóng Thần có uy tín với độc giả, đông nhất là trong giới quân nhân.
13 Tháng Ba 2023(Xem: 2291)
Việc chọn “ngày lành tháng tốt” để tiến hành những công việc hệ trọng trong đời sống của người Việt, được biết bắt nguồn từ thói quen do ảnh hưởng văn hóa, tập tục cổ xưa
03 Tháng Ba 2023(Xem: 2705)
Uyên Thao là một con người đặc biệt, khác mọi người trong cách ứng xử, cách sống, nhất là thái độ chọn lựa hành động.
01 Tháng Ba 2023(Xem: 2330)
Sống ở đời ai cũng mong cầu được hạnh phúc. Hạnh phúc là gì? Các nhà tâm lý học ngày nay mô tả hạnh phúc là một trạng thái tâm lý tích cực của con người ...
20 Tháng Hai 2023(Xem: 5106)
Nói chung, văn nghiệp của ông tạo ra một dòng chảy văn học miền Nam rất cá tính; nó tiếp lửa truyền thừa từ những nhà văn tiền bối và ngọn đuốc soi đường cho những người đến sau ông.
14 Tháng Hai 2023(Xem: 2715)
Tôi xin ghi lại như một lời tri ân như một niềm an ủi cho ông ở bên kia thế giới và một niềm an ủi của người còn lại, như kẻ viết bài này.
10 Tháng Hai 2023(Xem: 2893)
Vì thế, việc giới thiệu tập san Trình Bầy, xin khép lại và chỉ xin giới thiệu phần mở đầu và phần giã biệt của chủ nhiệm Thế Nguyên.
31 Tháng Giêng 2023(Xem: 3227)
Tôi tự hỏi mình, Mai Thảo cuối cùng chỉ là một nhà thơ xuất chúng. Hay trong văn của ông đã có thơ và trong thơ là cả trời đất.
31 Tháng Mười Hai 2022(Xem: 5058)
Mỗi chuyện là một góc nhìn xoáy vào những nết ăn, nết ở tiêu biểu cho một con người và tiêu biểu cho một nét Văn Hóa một thời dần biến dạng.
13 Tháng Mười Hai 2022(Xem: 2750)
. Đó là hạng người thuận dòng, hạng người ngược dòng, hạng người tự đứng lại và vị thánh A-La-Hán đã giải thoát ra khỏi luân hồi sinh tử.
02 Tháng Mười Hai 2022(Xem: 6355)
Nói cho cùng, phải chăng số phận của bà Lê Vũ Anh đã được chính cha ruột của mình định đoạt vì ý hướng mong muốn con gái thành công.
20 Tháng Mười Một 2022(Xem: 2858)
Đương nhiên sống ở đời không ai là không lầm lỗi. Chúng ta phải học hạnh nhẫn nhịn và tha thứ của đất về những lỗi lẫm nho nhỏ của nhau thì tình bạn mới được bền lâu./.
08 Tháng Mười Một 2022(Xem: 3071)
Đọc qua lịch sử của Tỳ-khưu-ni Khema, chúng ta biết rằng chết không phải là hết! Cho nên đời này may mắn gặp Phật pháp ...
22 Tháng Chín 2022(Xem: 3070)
Tóm lại con người có hai phần thân và tâm. Cả thân và tâm đều quan trọng như nhau. Tâm gá vào thân để hiện hữu. Thân nhờ tâm chủ trì hướng dẫn để xử sự và hành động.
17 Tháng Tám 2022(Xem: 2951)
Tóm lại tu pháp mười hai nhân duyên, hành giả chỉ cần cắt đứt một mắt xích là phá vỡ được toàn bộ mười hai mắt xích. Hành giả thoát khỏi vòng sinh tử.
26 Tháng Bảy 2022(Xem: 6241)
Như vậy Vô Lậu Học là môn học giúp hành giả được tự do tự tại, đoạn tận mọi phiền não khổ đau, không còn rơi rớt trong luân hồi sanh tử.
12 Tháng Bảy 2022(Xem: 3319)
Trong bài viết này chúng ta cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa của phước hữu lậu và phước vô lậu hay là phước đức và công đức khác nhau như thế nào?
13 Tháng Sáu 2022(Xem: 6443)
Sự tử tế của miền Bắc hầu như không thể có theo như nhận xét của của nhà phê bình kỳ cựu Hoài Thanh. Hơn ai hết, ông HT đã hiểu rõ chân tướng của dân miền Bắc cũng như chính quyền ấy.
22 Tháng Tư 2022(Xem: 3245)
chúng ta có thể hiểu A-Lại-Da thức chính là thức sanh ra “tâm sinh diệt” là Vọng tâm, và cũng chính A-Lại-Da thức này hiển lộ tâm thanh tịnh là Chân tâm.
04 Tháng Mười Một 2021(Xem: 8224)
Sau lưng họ là người phụ nữ được gọi là đệ nhất phu nhân. Vậy có những vị đệ nhất phu nhân nào trong lịch sử được người đời nói đến nhiều nhứt?
26 Tháng Mười 2021(Xem: 8308)
.... Sau lưng họ là người phụ nữ được gọi là đệ nhất phu nhân. Vậy có những vị đệ nhất phu nhân nào trong lịch sử được người đời nói đến nhiều nhứt?
04 Tháng Chín 2021(Xem: 9248)
Ngày xưa ở Việt Nam, người đóng vai chọc cười khán giả được gọi là anh hề, ngày nay người ta gọi là diễn viên hài hay nghệ sĩ hài.
04 Tháng Chín 2021(Xem: 4322)
Phàm ở đời, những ai muốn xây dựng sự nghiệp lớn, đều phải có đức nhẫn nhục để vượt qua bao lần thất bại mới đạt được thành công.
22 Tháng Tám 2021(Xem: 4216)
Bài kinh “Phật thuyết Vu-Lan-Bồn” là một trong những bài kinh ngắn dễ hiểu, là một thông điệp giá trị nhắc nhở chúng ta đạo làm người, trong đó đạo hiếu với cha mẹ là nền tảng đạo đức quan trọng
07 Tháng Sáu 2021(Xem: 5271)
dù quý vị là người sẽ xuất gia theo dạng "Thân xuất gia, Tâm xuất gia" hay quý vị tự xếp mình vào dạng "Thân không xuất gia, mà Tâm xuất gia" thì bài pháp này sẽ giúp cho quý vị mạnh dạn chọn cho mình một con đường đi,
17 Tháng Năm 2021(Xem: 4558)
Trong bài chia sẻ này chúng ta cùng nhau tìm hiểu khái quát về ảnh hưởng của nghiệp tác động vào cái chết của mỗi người,
13 Tháng Ba 2021(Xem: 7104)
“Ai thấy Pháp người ấy thấy Ta, ai thấy Ta người ấy thấy Pháp”. Đây là lời dạy của đức Phật dành cho tỷ-kheo Vakkali.
12 Tháng Hai 2021(Xem: 5606)
Chủ đích của bài là ghi lại một số ca dao, tục ngữ Việt, Anh, Pháp ít nhiều liên hệ đến con trâu trong văn hóa “dĩ nông vi bản” mà Việt Nam là một trong những nước một thời được gọi là vựa lúa ở Đông Nam Á
25 Tháng Giêng 2021(Xem: 14436)
Tôi ra đời ở một làng nhỏ, làng Trình Phố thuộc tỉnh Thái Bình. Tôi sinh ra và lớn lên theo chiến tranh giữa Việt Minh và quân Pháp. Dù còn nhỏ nhưng tôi sợ cả hai.
31 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 13999)
Năm nay với những ngày ‘cấm cung’ vì dịch Covid-19, tôi mới nghĩ đến việc ngồi xuống viết về “Tỉa Thủy Tiên” để chia sẻ với bạn bè thân hữu ở xa những kinh nghiệm và hiểu biết (có thể chỉ là căn bản) về thủy tiên.
29 Tháng Mười Một 2020(Xem: 5188)
Trong giấc ngủ bình an, Đại đức không còn nhớ gì ngoại trừ câu nói ấm áp của Đức Phật: "Thời gian không chờ đợi ai, hãy tinh tấn lên thầy Ananda.".
24 Tháng Mười 2020(Xem: 5851)
Bài kinh “Thừa Tự Pháp” phác họa cho thấy hình ảnh của người xuất gia chân chánh phải là người “thừa tự Pháp” chứ “không thừa tự tài vật”.
29 Tháng Chín 2020(Xem: 5878)
Tứ Nhiếp Pháp giúp con người quay về với đường ngay nẻo phải, hay chính xác hơn là trở về với Phật pháp. Phật pháp là con đường tu hành chân chính, hướng về tâm linh đi đến giác ngộ giải thoát.
14 Tháng Chín 2020(Xem: 6123)
Tóm lại khi người Phật tử đặt trọn niềm tin vào Tam bảo và thực hiện những gì mình đã thọ nhận trong lúc quy y, giữ tròn năm giới luật thì người đó đang có được tám nguồn công đức,
21 Tháng Tám 2020(Xem: 6194)
Niết-bàn là trí tuệ rốt ráo (bát nhã) được biểu lộ qua sự thoát khổ, giác ngộ, giải thoát của một bậc chứng đạo, ra khỏi vòng luân hồi sinh tử.
02 Tháng Tám 2020(Xem: 5853)
Ở bước căn bản, khi thực hành hạnh lắng nghe, chúng ta cần luôn tự nhắc nhở: “Im lặng để nghe. Lắng nghe để hiểu. Có hiểu mới có thương”. Hiểu là trí tuệ. Còn thương là lòng từ bi.
19 Tháng Bảy 2020(Xem: 6769)
Tóm lại, “Pháp Tu Sám Hối” trong đạo Phật không phải là nghi thức rửa tội để được sạch tội, mà sám hối mang đủ hai yếu tố “nhận lỗi và sửa lỗi”. Nhờ có sửa lỗi nên tội trước được giải trừ, tội sau mới không sinh khởi.
09 Tháng Bảy 2020(Xem: 6659)
thuốc Hydroxychloroquine có hiệu quả nhứt khi được xử dụng nhanh ngay sau khi nhập viện với liều lượng tiêu chuẩn,
05 Tháng Bảy 2020(Xem: 5690)
Nếu lý thuyết giỏi, mà không có kinh nghiệm hành trì, thì kiến thức thu thập cũng không ích lợi gì, mà nhiều khi kiến thức đó chỉ tô bồi thêm cái Ngã ngày một lớn mà thôi!
14 Tháng Sáu 2020(Xem: 5930)
Trong thời gian đại dịch Covid-19 vẫn còn hoành hành. Kính cầu nguyện bình an đến với tất cả mọi người. Khi ra khỏi nhà xin nhắc quý vị nhớ mang khẩu trang và ráng giữ khoảng cách 2 mét
30 Tháng Năm 2020(Xem: 6808)
Biết đâu cuộc bầu cử vào tháng 11 năm nay có thể sẽ vô cùng quan trọng không những cho Mỹ mà còn cho Trung Cộng, Việt Nam và nhân loại.
30 Tháng Năm 2020(Xem: 6107)
Tâm thế gian là tâm tràn đầy ham muốn ích kỷ, những ai luôn sống với tâm này sẽ huân tập nhiều tập khí, lậu hoặc gọi chung là nghiệp.
17 Tháng Năm 2020(Xem: 6967)
Hãy sống một đời đáng sống, nghĩa là sống đạo đức, sống thương yêu, sống đúng với tiêu đề “Chân Thiện Mỹ”, sống có lợi cho người và lợi cho mình trong hiện tại và tạo Nhân lành cho đời sống tương lai,
25 Tháng Tư 2020(Xem: 6308)
Trong tinh thần tôn trọng sự thực, tất cả chi tiết đưa ra dựa vào chủ trương "nói có sách mách có chứng" để mọi người đều có thể dễ dàng kiểm soát hư thực.
20 Tháng Tư 2020(Xem: 6763)
Như phần trình bày trên cho thấy nạn dịch Virus Corona đã khiến cho ”gió đã đổi chiều” nên thế giới có cái nhìn hoàn toàn ác cảm đối với Trung Cộng và nhà độc tài Tập Cận Bình,
17 Tháng Tư 2020(Xem: 6689)
Nói tóm lại có nhiều tiến triển đầy hy vọng trong công cuộc chống nạn dịch Virus Corona Trung Cộng qua những thành quả chữa trị và phòng ngừa
25 Tháng Ba 2020(Xem: 8779)
Báo chí cho biết: Thuốc ký ninh trị sốt rét 'thần kỳ' được TT Trump đề nghị đã cứu 4 bịnh nhân khỏi coronavirus.
02 Tháng Ba 2020(Xem: 6484)
Như vậy tất cả những yếu tố bao quanh Thiên Thời, Địa Lợi và Nhân Hoà đó cho thấy năm 2020 đánh dấu khúc quanh lịch sử có thể “thoát Trung” cho dân tộc VN.
15 Tháng Hai 2020(Xem: 7479)
Biết đâu trận đại dịch Virus Corona sẽ biến đổi được bàn cờ thế giới như vụ nổ nhà máy nguyên tử Chernobyl Lamm tan rã toàn bộ thế lực cộng sản Liên Sô và Đông Âu.
08 Tháng Hai 2020(Xem: 6920)
Điểm nóng nhứt vẫn là chuyện Trung Cộng phải tử chiến với con virus Corona đang lan tràn khắp nước Tầu.
05 Tháng Hai 2020(Xem: 7194)
Có khi ta thấy Huyễn (sự thay đổi) bằng mắt thường, có khi không thấy được Huyễn bằng mắt, mà chỉ nhận ra bằng trí huệ.
01 Tháng Hai 2020(Xem: 6738)
Qua nạn dịch này, ai cũng thấy rõ Trung Cộng chính là một đại hoạ cho loài người vì là nơi phát xuất những mầm mống đưa tới hủy diệt nhân loại.
29 Tháng Giêng 2020(Xem: 7426)
Bài này là một bài phiếm chủ ý vui xuân, nên có những từ ngữ có thể thiếu nghiêm túc, nhưng vì tôn trọng cổ văn, người viết để nguyên
22 Tháng Giêng 2020(Xem: 6648)
Về phía giới bình luận gia Tây Phương thì đã có quan điểm cho rằng nạn dịch viêm phổi Corona nay có thể là một thử thách sinh tử cho nhà độc tài Tập Cận Bình nói riêng...
21 Tháng Giêng 2020(Xem: 6964)
Để đạt được hạnh phúc ngoài đời hay trong đạo, Đức Phật đã trao cho chúng ta hai chiếc chìa khoá. Chúng ta chọn Hạnh phúc nào thì tra đúng chìa khoá vào cửa căn nhà Hạnh phúc đó.
14 Tháng Giêng 2020(Xem: 6738)
Cái chết của Tướng Soleimani không phải chỉ làm rúng động xứ Iran đến nổi lãnh tụ tối cao Khamenei và bộ hạ phải khóc ròng mà còn ảnh hưởng cả bàn cờ thế giới.
12 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 6608)
Hôm nay người dân Hồng Kông chính thức làm kỷ niệm một nửa năm dám đứng dậy phản kháng chống Trung Cộng. Đây cũng là dịp để nhìn lại sự kiện tranh đấu kéo dài kỷ lục rất hy hữu này.
24 Tháng Mười Một 2019(Xem: 6192)
Nói tóm lại, kết quả của cuộc bầu cử Hồng Kông quả là là một "cơn sóng thần" vĩ đại và có thể báo hiệu một biến chuyển quan trọng nhất trong lịch sử Hồng Kông.
07 Tháng Mười Một 2019(Xem: 7159)
Biết đâu Trung Cộng quá tàn ác mất lòng Trời và lòng Dân như Liên Sô nên lịch sử thế giới có thể tái diễn lại và Hồng Kông chính là “ngòi nổ” làm sụp đỗ Đế Quốc Trung Cộng.
27 Tháng Mười 2019(Xem: 6370)
Đó chính là biểu tượng của cuộc tranh đấu tự do dân chủ tại Hồng Kông với tấm lòng kiên trì đầy hy vọng ...
15 Tháng Chín 2019(Xem: 8049)
Chính vì vậy hy vọng tuổi trẻ Hồng Kông sẽ thành công tạo được một "phép mầu nhiệm chính trị" như trước đây 30 năm
10 Tháng Chín 2019(Xem: 6823)
Như vậy đó quả là tin mừng cho VN chúng ta có thể thoát được Đại Họa Mất Nước vào tay Trung Cộng!
10 Tháng Chín 2019(Xem: 7244)
chánh phủ Đài Loan dưới quyền TT Thái Anh Văn đã, đang và sẽ khai thác triệt để vấn đề Hồng Kông để đánh vào tử huyệt của Trung Cộng.
05 Tháng Tám 2019(Xem: 7880)
Đây là điều ít ai ngờ nổi vì con số 300 tỷ đô la hàng hoá đó quá lớn và sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống kinh tế sản xuất của Trung Cộng.