Tổng kết gia tài ông Thế Nguyên để lại những tác phẩm đã xuất bản, về phẩm cũng như lượng, tôi đếm tất cả được 50 cuốn sách trong vòng chỉ 5 năm. Phải chăng điều đó cũng đủ cho một cuộc đời một người cầm bút vắn số.
Từ Hồi Chuông Tắt Lửa đến chủ Nhà xuất bản Hành Trình. Trường hợp Thế Nguyên
Thế Nguyên có một bút văn nữa là Trần Trọng Phú (tiểu luận Nghĩ gì?) Tên thật của ông là Trần Gia Thoại. Ông vốn là con trai duy nhất nên được miễn đi lính. Ông cư ngụ ở số 291 Lý Thái Tổ, quận 10, Saigon, gần phở Tàu Bay lúc bấy giờ. Ông ở đó cho đến cuối đời.
Thế Nguyên (1942-1989). Nguồn: OnTheNet/DCVOnline
Nói về con người Thế Nguyên thì với bộ dạng bên ngoài đúng là của một anh Bắc Kỳ chính hiệu. Dáng người mảnh khảnh, cắt tóc ngắn, miệng hơi hô khi cười, quần áo thì ăn mặc lèng xèng, lại thêm đi dép lè phè với cái tật nhỏ, thuốc lá phì phèo liên miên mà có thể chỉ tốn một que diêm mỗi ngày.
Có lần với cung cách ấy, con người ấy khiến Nguyên Sa, có vẻ cũng lè phè, nên hạ bút: “Thế Nguyên như là một thày tu không mặc áo dòng.” Trường học của Nguyên Sa gần nhà Thế Nguyên nên ông thường ghé qua Lý Thái Tổ vào buổi chiều. Cho đến bây giờ, không ai biết hai người nói chuyện gì.
Thế Nguyên lại điềm đạm, kiên nhẫn, lắng nghe người khác hơn là nói, chịu khó học hỏi, tạo cho người khác cảm giác gần gũi, dễ thân thiện với ông. Có lẽ, chính ở điểm này mà ông có nhiều bạn bè đủ loại trong giới văn nghệ sĩ, trí thức, mặc dù học lực không bao nhiêu. Đặc biệt hai người bạn khá thân là nhà thơ Diễm Châu và Nguyễn Quốc Thái.
Vốn học thì ít, vốn ngoài đời thì nhiều cộng với sự say mê văn học lại nhiều vô kể nên có thể sau này ông làm nên chuyện lớn. Cụ thể là ông cầm bút rất sớm so với tuổi đời như làm Giai phẩm Văn Mới, và là tác giả Bóng Mát, Nuôi con nhơn tình (NXB Nam Sơn, 1966). Dư luận cho rằng, ông không phải là tác giả hai cuốn truyện này, vì đọc tựa đề thôi, văn phong có vẻ dân Nam Kỳ.
Thú thực, tôi cũng chưa đọc hai tác phẩm này, và tìm cũng không thấy[1].
Sách hiện lưu trữ ở dạng ấn bản và microfilm tại 3 đại học. Nguồn: WorldCat
Nhưng trong tác phẩm chính của ông, Hồi Chuông Tắt Lửa[2], xuất bản lần thứ 2, đề ngày 18-12 năm 1966, in tại nhà in riêng NXB Trình Bầy[3]. Ông có ghi thật minh bạch: Cùng một người viết: Bóng Mát, Nuôi Con Nhơn Tình. Phải chăng có thể chưa xuất bản chăng, phải chăng và phải chăng.
Như trường hợp truyện “Từ dưới vực sâu” dự định in mà sau này không có điều kiện. Nhưng nó đã được đăng trên Đất Nước vào tháng ba và tháng tư năm 1968. Xin ghi lại: Từ Dưới Vực Sâu. Truyện dài Thế Nguyên: De profundis clamavi ad te Domine[4].
Chúng ta sẽ còn có dịp bắt gặp những câu tiếng La Tinh như thế và cũng bắt gặp lại những nhân vật truyện dấu tên như thế trong truyện Hồi Chuông Tắt Lửa
Hồi Chuông Tắt Lửa
Nguồn: BLOG THT & THƯ QUÁN BẢN THẢO
Cuốn truyện chỉ dày vỏn vẹn 95 trang, năm 1963. Bản tôi có trong tay là bản xuất bản lần thứ nhì, đề ngày 18-12-1966, in tại nhà in riêng của Trình Bầy. Sau này, còn xuất bản hai lần nữa đề năm 1969. Xuất bản đến 4 lần thì hẳn nội dung phải thế nào chứ.
Điều đó cho thấy ngay từ lần xuất bản đầu tiên, nó đã gây một dư luận, một tiếng vang dữ đội, dư luận khen chê trái chiều cũng không ít.
Nhà văn Uyên Thao lúc bấy giờ phụ trách đài phát thanh Saigon khi đọc truyện này đã nhận định: “Đây là một tác phẩm với cách viết độc đáo.”
Một số cha nhà thờ lên tiếng phản đối đài Phát thanh Quốc Gia sao lại phổ biến một tác phẩm bôi bác nhà thờ do một tên phản động, nội ứng cho bọn Việt Cộng. Dư luận chụp mũ này cuối cùng cũng không thuyết phục được ai. Dư luận trái chiều ấy cũng là bước dẫn đường cho Nguyễn Văn Trung tìm cách liên lạc, kết nối và Nguyễn Văn Trung đã viết một bài phê bình Hồi Chuông Tắt Lửa trong cuốn Nhận Định VI của ông.
Và sau này có duyên văn nghệ bắc cầu, Thế Nguyên trở thành Tổng Thư Ký tờ Đất Nước với Chủ nhiệm Nguyễn Văn Trung, Chủ trương biên tập Lý Chánh Trung. Tòa soạn tờ Đất Nước đặt tại 291, Lý Thái Tổ, Sài Gòn[5].
Xin cũng được rõ ràng, khi ra tờ Hành Trình, có Trịnh Viết Đức lo in ấn ở nhà in Nam Sơn. Nhưng sau đó Trịnh Viết Đức bị động viên vào Thủ Đức, công việc in ấn bị đình trệ không người thay thế. Thì nay có Thế Nguyên thay thế chẳng những lo sắp xếp bài vở, tác giả nào chọn đăng, nhất là lo việc in ấn, phát hành.
Thời gian sau 1960 không nhớ rõ bằng cách nào, tôi cũng như nhiều người trẻ khác cũng tìm mua được truyện Hồi Chuông Tắt Lửa.
Nội dung truyện Hồi Chuông Tắt Lửa mang tính chất hiện thực xã hội về một xã hội làng xóm công giáo chung quanh một nhà thờ có cha xứ, có các dì phước, có các ông Trùm, ông Chánh Trương. Ngoài ra, còn có những người phụ giúp cha xứ như các thày giảng, thày già xứ, các ông bõ, lão bộc, v.v...
Điều hiển nhiên là tất cả những nhân vật truyện ấy đều có thể có thật ở ngoài đời và được nhà văn phủ lên một màn “sương khói” để tiểu thuyết hóa. Nó cho thấy, thứ nhất là Thế Nguyên thấm nhuần tinh thần của người có đạo, thấm nhuần một nếp sống Đạo của một thời, của một xứ đạo miền quê đất Bắc[6]. Không có gốc gác đạo ấy, bầu khí chung quanh ấy, tuổi trẻ ấy, khó có thể nói viết được Hồi Chuông Tắt Lửa. Nó gợi nhớ tới “mùi đạo” với ký ức tuổi trẻ với các cuộc rước sách vào mùa ‘thương khó’, thời gian sau lễ giáng sinh cho đến lễ Phục sinh vào khoảng tháng tư, tháng năm.
Vì thế, trong toàn truyện Hồi Chuông Tắt không toát ra những cuộc tình lãng mạn lãng mạn với đau khổ hay hạnh phúc với nước mắt như thường tình. Nó cũng không có những đoạn xiển dương tình dục và cũng chẳng có tham vọng xiển dương tôn giáo cũng như đề cao mục đích giáo dục ai.
Nó đứng ngoài tất cả hoặc đứng trên những thông lệ mà có thể người đọc chờ đợi. Thế Nguyên chỉ miêu tả một sinh hoạt làng xóm của một xóm đạo, bề ngoài có vẻ phẳng lặng, bên trong là những đợt sóng ngầm đầy những bí ẩn, những ngờ vực bằng một bút pháp miêu tả kỹ thuật của riêng ông.
Nhân vật xưng “tôi” trong truyện này rơi vào tình trạng phải qua những kinh nghiệm ngoài ý muốn, biết được những bí ẩn của các nhân vật khác với nhiều kịch tính, và như then chốt giải mã được những bí ẩn của nhiều nhân vật trong truyện.
Trong một xứ đạo có những biến động chính trị nên có những tổ chức tự vệ chống lại người du kích, đúng ra là cộng sản.
Phải thú thực là khi đọc, tôi bị một cú sốc bất ngờ bởi một lối hành văn lạ đầy kịch tính, một quyến rũ buộc người đọc phải theo dõi câu chuyện và để lại dư vị nào đó. Câu chuyện cũng vượt trí tưởng tượng với những nhân vật mang tính người với những yếu hèn và hệ lụy, tội lỗi và hình phạt. Tập truyện khai mở cho thấy tội lỗi khác tội ác. Tội ác như giết người, cướp của. Tội lỗi xảy ra trong tương quan người-người mà lỗi phạm như bẻ gẫy mối tương quan ấy như sự bất trung.
Đứng về mặt cứu độ thì chính nhờ tội lỗi như thể làm hòa được với Trời trong tinh thần: “Ôi, Tội sinh phúc.” Tội là nguồn cơn cứu độ, hạnh phúc. Felix – Culpa.
Hiểu được nguồn cội, yếu tính của thân phận con người vốn yếu hèn, hiểu được tôn giáo như thế thì mới hiểu các nhân vật trong Hồi Chuông Tắt Lửa. Ấn tượng ấy gần gũi và nó kéo dài trong nhiều năm tuổi trẻ, băn khoăn và ám ảnh tìm về và đến lúc có cơ hội làm việc cho tờ Tân Văn bên Mỹ, tôi đã đăng lời rao, tìm lại cuốn truyện. Ít lâu sau, nhà văn Ngô Thế Vinh đã đến tòa soạn và tặng tôi cuốn sách. Xin có lời cảm tạ ở đây.
Tôi nhận xét thấy đến cái lạ, cái lạ là sức thu hút vì chưa thấy nhà văn nào viết như thế. Truyện thường xây dựng trên một nhân vật truyện với cá tính riêng biệt, với một đời sống, với ứng xử, với cá tính và nó quyết định sự thành công của một cuốn truyện, chẳng hạn Dũng trong Đoạn Tuyệt.
Đó là một lẽ nào đó tôi chưa hiểu được, tại sao các nhân vật truyện của Thế Nguyên đều có vẻ vô danh, không cá tính lại viết tắt như: Cha T, ông M, cô em gái cha T., thầy già X, ông giáo K, ông cố Tây, cô giáo, bạn với em gái cha T. Bõ Khương, Thầy già và nhân vật xưng Tôi, như đầu mối dẫn dắt toàn câu chuyện.
Không ai biết “Tôi” là ai, là anh là chị hay là chính người đọc. Còn lại một vài nhân vật truyện có tên như con Hạnh, thằng Ánh, Bõ Khương, dì Agnes, cô Yến.
Nói chung, các nhân vật truyện này đều hình như nằm trong một khung cửa hẹp, giới hạn trong thế giới nhà tu hành mà ám chỉ ai cũng được, ông A, ông X, ông C, với cuộc sống có rất nhiều uẩn khúc, bí mật trong cõi u tối, đầy trắc trở như thể những bi kịch của cuộc đời, tù túng như thể không lối thoát.
Ít ra như nhân vật Yến sau khi thất thân với nhân vật M, và sau này có thể do người của M đã giết oan mẹ của Yến. Cô thất vọng và cắt tóc bỏ đi tu Dòng.
Phải chăng đó là một bi kịch trần gian nói chung, bi kịch con người chòng chéo lên nhau như một địa ngục với bề ngoài được che đậy và bên trong với nhiều ẩn số mà lời giải đáp cuối cùng như thể là những con dê tế thần gánh tội thay cho mọi người, dựa trên lời kinh thánh dạy.
Ít ra, thằng Ánh, sau này được biết là con của M và cô giáo là tiêu biểu cho cái chết vô tội của nó. Khi ông M trốn chạy bọn du kích, đã lôi nó đi cùng ra bến đò và khi thuyền rời khỏi bờ sông thằng Ánh đã bị một du kích bắn chết. Thằng Ánh, tiêu biểu cho hình ảnh con dê tế thần, và một cách nào đó như Bõ Khương, cha T.
Nhưng sự có mặt của thằng Ánh lại là nguồn cơn sự nghi ngờ và bị hiểu lầm là con của cha T và cô giáo.
Cha T. đã chịu đựng sự hiểu lầm và oan trái một cách tự ý để bảo vệ trong tinh thần của một linh mục trung thành và theo gương Chúa gánh lấy tội thiên hạ. Cha T cũng là người nắm giữ tất cả sự thật và những bí mật của con người, và cha T đã chịu đựng sự hiểu lầm, tai tiếng và những lời tố cáo của ông K. Cha T. đã biểu lộ một thái độ rộng lượng và cao cả. Cha T đã không kết án ông K mà còn cho rằng: Không kết án ai để khỏi bị kết án. Cha T đã theo gương Chúa chịu đóng đinh đối với kẻ đã đóng đinh Ngài.
Tất cả cái tình tự ấy chỉ được diễn tả như một cách biểu tượng trong Cựu Ước trong dịp lễ ăn thịt chiên để kỷ niệm ngày giải phóng dân tộc Israel ra khỏi ách nô lệ của Ai Cập. Nhưng thật sự thật khó để hình dung ra cha T ở ngoài đời.
Phải chăng có thể tóm gọn Hồi Chuông Tắt Lửa là một truyện không có nhân vật truyện. Nhân vật cha T chỉ là một biểu tượng cho việc hiến dâng mang ý nghĩa như một sự cứu chuộc. Mọi tội ác của con người sẽ đổ lên đầu con chiên đực trong sạch kia và khi con vật được tiêu hủy đi, nó mang theo tất cả những vết tích nhơ bẩn đó[6a] .
Tinh thần ấy còn được diễn tả trong Cựu Ước như sau:
“Pópule méus, quid féci tibi. Aut in quo contristávi te Respón de mihi”[7] (Dân Ta hỡi, Ta đã làm gì cho ngươi. Hoặc Ta đã làm phiền lòng ngươi điều gì. Hãy trả lời cho ta hay.)
“Quia edúxi te de térra Aegýpty Parásti Crúscem Salvatóri túo” (Phải chăng vì Ta đã đưa ngươi ra khỏi đất Ai Cập. Nên thập ác ngươi dành cho đấng cứu ngươi)
Improperia – Popule meus (Thanh ca Gregorian). Nguồn: YouTube
Tôi đã giới thiệu và giải thích theo tôi hiểu những biểu tượng ẩn sâu về phận người trong Hồi Chuông Tắt Lửa. Tuy nhiên, nó vẫn ở bình diện suy luận, khô trồi như nó còn thiếu một cái gì mà tôi không lột tả được. Cái đó buộc tôi nghĩ rằng bạn đọc nên cầm lấy và tự đọc. Tolle et Lege. Vì một điều đơn giản là chính người đọc phải chạm tay vào tác phẩm mới cảm nhận đầy đủ tác phẩm.
Về tập san Trình Bầy, người viết chỉ xin trích đoạn lời mở đầu và lời giã từ thiển nghĩ cũng đủ vì mục đích chính là giới thiệu và bình luận về cuốn Hồi Chuông Tắt Lửa đã làm nên danh tiếng cho tác giả.
Cho đến lúc này, ở đây, tôi vẫn có cảm thấy Hồi Chuông Tắt Lửa ít người được biết tới, vì như nhiều tác phẩm khác, nó đã bị bỏ quên và bỏ qua một cách vô tình và lạnh nhạt.
Nhiệm vụ của người viết kể như xong.
Phần còn lại là giới thiệu những công trình đóng góp về những tác phẩm của nhà xuất bản Trình Bày, đóng góp không chối cãi được cho văn học miền Nam.
Vì thế, việc giới thiệu tập san Trình Bầy, xin khép lại và chỉ xin giới thiệu phần mở đầu và phần giã biệt của chủ nhiệm Thế Nguyên.
Thế nhưng cuốn Hanoi’s war- một cuốn sách nói về lịch sử cuộc chiến tranh ấy- mà trọng tâm của cuốn sách muốn trình bày cuộc chiến do Hà Nội chủ xướng.
Thẩm thấu lời dạy của Đức Phật, sau thời gian kiên trì tu tập, hành giả nhận ra bản thể của Ngũ uẩn không thực chất tánh, nó vô thường, biến dịch, vô ngã.
Đúng nữa thế kỷ sau tháng 4 năm 1975 với sự sụp đổ của VNCH lịch sử đã lặp lại với việc Mỹ bỏ rơi đồng mịnh Ukraine trong những tháng đầu tiên nhậm chức
Gần 50 năm đã trôi qua kể từ ngày 5/1/1975, nỗi ray rứt trong lòng tôi nay chợt đến nhứt là khi nhìn về đất nước thấy cảnh đảo điên của xã hội, băng hoại của văn hoá..
Cho nên cuộc di cư 1954-1955 đối với nhiều người là một sinh lộ giải thoát con người ra khỏi tối tăm và cơ cực.
Cuộc di cư 1954-1955, phải chăng là cơ hội để con người có cơ may làm người?
Đặc biệt, sau khi tiếp quản Quy Nhơn xong thì thủ tướng Ngô Đình Diệm có ra thăm ủy lạo dân chúng và sau đó, trong dân gian đã truyền tụng hai câu thơ như sau:
Nếu so với cuộc sống ngoài Bắc bữa no bữa đói, lo từng bữa thì đây phải nói là thiên đàng.
Những điều gì khác với điều tôi viết thường là do cộng sản lúc bấy giờ tuyên truyền.
Sau khi chiếm được miền Nam Việt Nam, mâu thuẫn giữa Việt Nam và Trung Cộng ngày càng tăng cao. Trung Cộng lên án Việt Nam đàn áp Hoa Kiều và muốn đem Hoa Kiều về nước.
Thực hành Giới-Định-Tuệ, đời sống đạo đức của hành giả được thăng hoa, tâm định tĩnh, trí tuệ phát sáng. Kết quả sơ khởi của việc tu tập, giúp hành giả thoát khỏi một số ràng buộc
Vậy thì có gì là lạ về hiện tượng khóc tập thể! Chúng ta đã từng chứng kiến hàng triệu người dân trong các nước cộng sản cùng vỗ tay, cùng hoan hô, cùng đả đảo thì nay nếu có hàng triệu cùng khóc có điều chi khác biệt?
“Thiền Chỉ” hay “Thiền Định” là trạng thái tâm chuyên chú vào một cảnh, một đối tượng, khiến cho mọi vọng tưởng đều ngưng bặt, tạo sự an vui (sukkha) hỷ lạc cho hành giả.
Nhìn lại hơn 50 năm miền Bắc dưới chế độ cộng sản, người viết chỉ có thể thở dài và nghĩ mình còn may mắn – May mắn vì đã không phải sống dưới chế độ bạo tàn đó.
Người ta nói: làm thầy thuốc sai lầm thì giết chết một người, làm chính trị sai lầm thì giết một thế hệ nhưng làm văn hoá sai lầm thì giết cả muôn đời.
Tôi viết lại bài này như một hồi ức đau buồn đã qua. Nó cũng giống như ngày nào “ Miền Nam sau ngày giải phỏng”. Bởi vì Đảng vĩ đại ngay cả trong những sai lầm của họ.
Tu tập theo đạo Phật không phải để sở hữu được điều gì, mà thực ra là để buông xả không bám víu với bất kỳ những gì ở trên đời... mà chỉ nhận biết rõ ràng những gì đến rồi đi,
Di tản sang Hoa Kỳ năm 1975, tên tuổi ông một lần nữa bừng sáng của đỉnh cao văn học. Một lần nữa như thể được tái sinh. Sách của ông được bày bán khắp các tiệm sách.
Hát Rong được gọi là Troubadour, tên của một nhà soạn nhạc và nghệ sĩ biểu diễn vào thời kỳ trung cổ ở Âu Châu. Người phụ nữ hát rong được gọi là Troubairitz.
Bài viết này dựa trên kinh Nikãya nhằm cung ứng một vài khía cạnh cần biết trên đường tu học của thiền sinh Phật tử muốn tìm hiểu lộ trình tu tập trong đạo Phật như thế nào.
Tuy nhiên, vẫn phải nhìn nhận những nhà văn trẻ vừa và thật trẻ vẫn là niềm hy vọng của sinh hoạt Văn Học Di Dân Việt Nam như những đóm lửa của hy vọng còn chờ đợi
Nếu “nhận thức về vô thường” được tu tập như vậy ngay trên tự thân, được làm cho sung mãn như vậy ngay trên tự thân ngũ uẩn, thì “tất cả dục tham được chấm dứt, tất cả các sắc tham được chấm dứt
Chỉ tồn tại có 21 năm, từ di sản của nền giáo dục thuộc địa của Pháp chế độ Việt Nam Cộng Hoà đã khai sinh một nền giáo dục Dân tộc, Nhân bản và Khai phóng mà giá trị đến ngày nay không ai có thể phủ nhận được.
Tháng ba này, bác sĩ Quang lại lên đường sang Ukraine trong ba tháng.. Tháng bảy mới trở về. Tôi gợi ý anh nên viết hồi ký ghi lại những sụ việc, biến cố của từng ngày,
Ý Như Vạn Sự là sự bùng vỡ của Trí Tuệ và Từ Bi cùng lúc. Trí Tuệ vì nhận chân bản tánh Như của vạn sự. Từ Bi vì sự bùng vỡ của tình thương yêu bình đẳng đối với vạn sự, cho phép vạn sự là chính nó, tự vận hành theo chu kỳ tuần hoàn sinh-trụ-hoại-diệt của chính nó.
Hà ô Lôi là ai nhỉ?
Chỉ được biết Hà Ô Lôi là một tiếng hát tuyệt vời, ảo diệu có thể làm mê hoặc lòng người. Nhưng vì cách đây đã năm thế kỷ nên không có cách gì ghi lại được tiếng hát đó. Người đời sau muốn nghe lại được nó, chỉ còn mỗi một con đường : nghe câu truyện kể về Hà ô Lôi
Đó là mùa Xuân không sinh không diệt. Chất Xuân vượt ra ngoài cảm xúc của con người, nó vượt ra khỏi thời gian, không gian. Nó không bị ảnh hưởng bởi quy luật vô thường
Sách cũ đối với tôi là một ám ảnh mời gọi tìm về. Trong đó đặc biệt có chuyện sưu tập tài liệu triết cũ. Cũng từ những sách cũ đó mà trước đây tôi lớn lên, được nuôi dưỡng và phát triển về trí năng mỗi ngày.
Chuyến đi gian nan của nguời di cư thế nào thì chữ nghĩa cũng vậy. Chữ ở lại, chữ ra đi, chữ nào còn, chữ nào mất? Hình như chẳng còn ai tâm trí đâu để lưu tâm tới điều đó. Chữ được di cư vào miền Nam,
Đứa con hoang có thể là cuối cùng của Sartre có lẽ là giáo sư tiến sĩ Trần Trọng Đăng Đàn. Đối với văn học miền Nam nói chung, ông giáo sư này là kẻ chém treo ngành.
Trong hành trình tìm kiếm hạnh phúc, người tu “Hạnh buông xả” sẽ có cơ hội trải nghiệm được sự bình an nội tại. Buông xả ít thì giải thoát ít, buông xả nhiều thì giải thoát nhiều,
Kể từ khi phi công Charles Lindbergh được chọn là Nhân vật của năm 1927 – Person of the year – đến nay đã 95 năm. Tuy nhiên Time không những chỉ chọn một cá nhân...
Trong nhiều năm qua, chúng ta thường tụng “Bát Nhã Tâm Kinh”. Tụng hoài mà nhiều người vẫn còn than khổ! Đó là do mình học kinh mà không chịu ứng dụng kinh vào đời sống của mình.
Mỗi lần có dịp đọc các tài liệu có liên quan đến đạo và nhìn lại quá khứ là mỗi lần rút tỉa ra được một bài học về đời sống, về nếp sống đạo của một thòi
Bên cạnh thứ tài sản không bền vững đó, đức Phật cũng dạy có một thứ tài sản không bao giờ mất, đó là Tín tài, Giới tài, Tàm tài, Quý tài, Văn tài, Thí tài và Trí tài.
Không dễ mấy ai có thể chối từ một số tiền lớn lao như vậy vào thời đó.
Sự từ chối này làm nên nhân cách Uyên Thao và làm cho Sóng Thần có uy tín với độc giả, đông nhất là trong giới quân nhân.
Việc chọn “ngày lành tháng tốt” để tiến hành những công việc hệ trọng trong đời sống của người Việt, được biết bắt nguồn từ thói quen do ảnh hưởng văn hóa, tập tục cổ xưa
Sống ở đời ai cũng mong cầu được hạnh phúc. Hạnh phúc là gì? Các nhà tâm lý học ngày nay mô tả hạnh phúc là một trạng thái tâm lý tích cực của con người ...
Nói chung, văn nghiệp của ông tạo ra một dòng chảy văn học miền Nam rất cá tính; nó tiếp lửa truyền thừa từ những nhà văn tiền bối và ngọn đuốc soi đường cho những người đến sau ông.
Đương nhiên sống ở đời không ai là không lầm lỗi. Chúng ta phải học hạnh nhẫn nhịn và tha thứ của đất về những lỗi lẫm nho nhỏ của nhau thì tình bạn mới được bền lâu./.
Tóm lại con người có hai phần thân và tâm. Cả thân và tâm đều quan trọng như nhau. Tâm gá vào thân để hiện hữu. Thân nhờ tâm chủ trì hướng dẫn để xử sự và hành động.
Sự tử tế của miền Bắc hầu như không thể có theo như nhận xét của của nhà phê bình kỳ cựu Hoài Thanh. Hơn ai hết, ông HT đã hiểu rõ chân tướng của dân miền Bắc cũng như chính quyền ấy.
chúng ta có thể hiểu A-Lại-Da thức chính là thức sanh ra “tâm sinh diệt” là Vọng tâm, và cũng chính A-Lại-Da thức này hiển lộ tâm thanh tịnh là Chân tâm.
We use cookies to help us understand ease of use and relevance of content. This ensures that we can give you the best experience on our website. If you continue, we'll assume that you are happy to receive cookies for this purpose.