Hà Nội đã sa lầy sau chiến thắng và phản bội lại giới trẻ miền Nam
đã hy sinh trong chiến tranh biên giới với Kampuchia. (Phần kết)
Họ đã chết bỏ xác tại trận hay chết cho chính tương lai tuổi trẻ của họ sau này- không chút đền bù- như một đồ dùng phế thải.
Viết về họ là xót thương cho tuổi trẻ VN.
Claude de Groulat đã dành hẳn chương XVIII trong sách của ông để nói về con đường mòn này. Đây là con đường chiến lược vận chuyển người và vũ khí, dài khoảng 4000 cây số, chằng chịt những đường nhánh, có nơi chỉ rộng độ một thước, có nơi có thể cho hai đường xe qua lại. Thời gian thuận lợi nhất cho việc vận chuyển là từ các tháng giêng đến tháng tư.
Để đi trọn con đường mòn này, thời gian phải mất là từ 3 đến 5 tháng . Số lượng tổn hại trên đường mòn là 15% hoặc hơn thế nữa do bom đạn Mỹ, bệnh tật và đào ngũ.
Hàng ngày có khoảng 380 lượt máy bay C-119, C-130 hoặc B.52 thả bom suốt dọc con đường này ..Trong đó có bom hóa học để đốt cháy rụi cây rừng mà một ngọn cỏ cũng không mọc được. Chưa kể các tín hiệu điện tử được gọi là Igloo White thả xuống mỗi khi có tiếng động hoặc sư vận chuyển của chân người hay xe cộ đi qua sẽ báo động cho trung tâm ở phi trường. Hoặc hệ thống Pave way dùng các tia sáng laser. Khi mục tiêu bị phát hiện, máy bay bắt được tín hiệu thì hệ thống Pave way giúp máy bay thả bom theo sự chỉ dẫn của hệ thống tìm ánh sáng ..(18)
(18) Trích L'Aigle et le Dragon, Claude de Groulat, nxb Rossel, các trang từ 246-250.
Họ những TNXP là những kẻ hy sinh nhiều nhất, kẻ thiệt thòi nhiều nhất, kẻ không được hưởng chút ân huệ nào của chính quyền cộng sản.(TNXP).
Phải nói họ là những con vật thí cho sự thử thách giữa tiến bộ kỹ thuật và sức chịu đựng và sức xây dựng của bàn tay của con người. Đường mòn là một thứ Holocaust của chiến tranh hiện đại. Tất cả con đường đều được xây dựng bằng tay và ở hai bên vệ đường có trồng tre, che khuất đến nỗi máy bay không thể nào khám phá ra được.
Họ là những người đi trước mà về sau .. Trước những trận đánh, họ luôn luôn đi trước để mở đường, xây dựng chiến tuyến, rồi trực tiếp tham gia chiến đấu, cuối cùng, họ lại chính là những người về sau thu dọn chiến trường, tải thương, chôn cất liệt sĩ".(19)
(19)Trích bài viết của Francois Guillemot: Trực diện nỗi đau và cái chết,
Có nhiều người trong bọn họ rời nghế nhà trường ở tuổi 13, 15 tuổi, trở thành TNXP" Giải phóng miền Nam" mà độ tuổi từ 13 đến 24 tuổi. Phần đông họ là các cô gái học sinh, không kiến thức quân sự, chưa một lần xa nhà, ban đêm vẫn còn sợ ma đã được nhanh chóng ném ra chiến trường.
Có những đơn vị cấp tốc được thành lập, không được trang bị, ngay một đôi dép cũng không có, hoặc có không đúng cỡ, đi chân đất, bàn chân phổng rộp .. . Một số đội viên đã ngã xuống ngay từ những ngày đầu ở chiến trường vì bom đạn Mỹ, hoặc do rắn cắn chết mà chưa có một ngày cống hiến.
Khẩu phần ăn rất thất thường mặc dù trên nguyên tắc phải được ăn uống đầy đủ. Tiêu chuẩn là 24 kg/đầu người. Thực tế khắt khe của chiến trường do phải di chuyển để tránh bom Mỹ nên thường ở trong tình trạng thường xuyên thiếu thốn lương thực, thuốc men và quần áo.
Tháng chỉ được phân phát 4kg/đầu người. Thay vì
Có khi khát quá, họ thấy một hố bom thì vội vã múc uống cho đã khát và cho vào bi đông. Nhưng đến khi nhá đèn Pin mới phát hiện nổi lềnh bềnh xác người chết đa thối rữa .
Sự hy sinh của đội quân TNXP mà tỷ lệ nữ chiếm một nửa hoặc 70 đến 85% ..
Sự hy sinh của họ là vô bờ bến, bất kể đến quy luật thể lý của người phụ nữ như thời kỳ kinh nguyệt vv..
Trong chiến tranh, không ai có thời giờ nghĩ tới cái tới cái băng vệ sinh của người phụ nữ khi có kinh nguyêt.
Các cô gặp phải các trường hợp tắt kinh hoặc rối loạn kinh nguyệt hoặc đau đớn trong hoàn cảnh thiếu thuốc men và băng vệ sinh. Băng vệ sinh chỉ là một miếng vải mà thôi. Về vấn đề vệ sinh vùng kín của phụ nữ ít được đề cập đến và chẳng ai muốn rắc rối đặt thành vấn đề.
Da dẻ các cô nổi ghẻ, tóc trên đầu đầy chấy rận. Các bộ phận kín trong cơ thể ngứa ngáy đến phát điên. Các cô gái còn thường xuyên bị các loại bò cạp, nhện rừng gây ra những vết cắn, nhức, sưng tấy. Các loại bọ "đen và to", các loại côn trùng đủ loại tham lam hút máu người gây ngứa ngáy, sưng tấy trên da thịt.
Thân thể mỏi mệt và ẩm ướt nơi các vùng kín là nơi lý tưởng thu hút bày muỗi và ruồi vàng nhiều vô kể. Tất cả đã khiến cho cơ thể nhiễm các cơn sốt làm mỏi mệt và tàn tạ dần dần.
Họ luôn sống trong một thế giới bị đe dọa bởi thiên nhiên và sự đe dọa từ trên trời.
Không được thuốc men, không được thường xuyên tắm rửa, các vùng kín như háng, nách, kẽ bàn tay, ngay cả đầu vú trở thành chỗ cho các nấm mọc. Các vùng ẩm ướt bị quấy rầy bởi đủ thứ bệnh ngoài da dần dần ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tinh thần của các chiến binh.
Lãnh đạo Hà Nội "lo ngại", nhưng những người lãnh đạo quân đội ở Hà Nội chỉ biết gửi thuốc đỏ để gửi cho họ. Thuốc đỏ nào có thể chữa trị được các nấm, các vùng da khô cháy nứt nẻ, các bệnh đường ruột và nhất là tinh thần căng thẳng đến kiệt sức.
Cái đói gặm mòn tuổi trẻ các
Vậy mà Nguyễn Văn Đệ đã viết ca tụng về: Một thời oanh liệt của TNXP ..
Nhưng riêng
" Tôi nằm xuống ván, gối đầu lên tay, đăm đăm nhìn kèo hầm. Dọc theo kẽ nứt của cây kèo, một đàn rệp béo mọng xếp hàng nằm nghỉ. Lũ rệp thời chiến là những
(20)
Trường hợp 10 cô gái ở Đồng Lộc, tỉnh Hà Tĩnh đã bị hy sinh và được tôn vinh và được ghi lại như sau : " Ngày 24 tháng bảy 1968, sau 18 lần địch đánh phá, một loạt quả bom đã thả trúng vào hầm, mười
(21)Trích bài viết của F. Guillemot : 10
Hậu quả là đưa đến tình trạng là có mốt trong bọn họp hoặc tự tử, hoặc đào ngũ hay mất tích.
Người ta phỏng đoán có khoảng 300.000 vừa là TNXP, vừa là cán binh bộ đội đã đào ngũ hay mất tích hoặc chấm dứt đời sống.
Bệnh tật như kiết lỵ, sốt rét đã nhanh chóng hoàn tất cuộc đời của họ mà chưa một ngày lâm trận. Thân xác chỉ còn là những bộ xượng lụi tàn, nằm chờ chết như một niềm an ủi cuối cùng ..
Cuối cùng là một con số không kể xiết những người tự nguyện chấm dứt cuộc đời ..
Còn nếu không tự chấm dứt cuộc đời thì nhiều TNXP trở thành điên khùng, rồ dại như
" Mấy cậu sốt rét ác tính điên rồ, cởi hết áo quần ra mà nhảy múa la hét" .
Phần ông Nguyễn Văn Đệ, trong Một thời oanh liệt của TNXP nhắc đến một tình huống dẫn đến Hội chứng sau đây:
"Có khi chị em đang xúm lại đọc một lá thư của gia đình gửi đến, bỗng một người xúc động khóc nấc lên, thế là cả tiểu đội, đại đội như có sự phản ứng kích động dây chuyền tất cả đều la hét khóc toáng lên và cứ thế lan từ đại đội này sang đại đội kia. Họ khóc, họ kêu, họ chạy, họ nhảy, thậm chí trèo lên cây nói cười lảm nhảm hàng tiếng đồng hồ".
Đó là hiện tượng cuồng điên tập thể . Võ Thị Hảo sau này đã viết truyện: Người xót lại của rừng cười ..
Sau chiến tranh, họ trở về trong thân thể úa tàn, khô héo, da dẻ nhăn nhẻo, bệnh tật..và khuyết tập trong một tâm hồn đã đánh mất tuổi thanh xuân và tuổi trẻ.
75% phần trăm số họ quay trở về nghề nông vì không có học thức, không có ngành nghề. và kéo lê cuộc sống không chồng, không nhà, không con, không chế độ và sống đời sông độc thân vì không người đàn ông nào đoái hoài đến họ.
Vấn đề quan trọng nhất là giúp họ phục hồi lại nữ tính đã bị đánh mất trong những năm tháng trên đường Trường Sơn.
Nhưng đánh mất tuổi trẻ thì lấy gì phục hồi lại?
Nhưng ai cũng hiểu rằng điều đó chẳng bao giờ có cơ thực hiện nổi vì chế độ nay chẳng bao giờ quan tâm đủ đến họ.
Những chứng từ liên quan đến số phận các
Những phần viết sau đây hãy để cho họ cất lên tiếng nói- tiếng nói không hận oán- mà làm xao động lòng người. Trong cuộc chiến giữa đôi bên này, hãy khoan nói đến điều gì lý tưởng.
* Tiếng nói của Vụ Thi Vinh(22)
Cô là đại diện một trong số trên 10 ngàn TNXP tình nguyện đi công tác ở đường Trường Sơn. Trường Sơn làm nên cuộc đời cô. Cô đã nghĩ như thế. Đoàn của chị Vinh được thành lập vào năm 1956. Nhiệm vụ của cô và các bạn là chặt cây, mở đường, làm đường và lấp đầy các hố bom và nguy hiểm hơn nữa làm nổ các quả bom đã rơi xuống mà chưa nổ.
Theo Vinh, chặt và đốn các cây rừng là một việc thập phần gian nan, vượt sức người (superhuman task). Trong trường hợp gặp cây lớn quá không cưa nổi, chúng tôi phải cho nổ mìn. Phải cần 20 người mới có thể cưa và chuyển dịch một cái cây lớn sang bên cạnh đường.
Tất cả đều làm bằng tay !!!
Phần lớn thì giờ làm việc là vào ban đêm. Ban ngày ngủ. Nhưng khi công việc khẩn cấp thì phải làm cả đêm lẫn ngày như lấp hố bom lại ..
Chẳng cần phải nói thì đời sống trong rừng là cực kỳ gian nan và vất vả . . Khi thiếu gạo thì phải tìm bất cứ cái gì có thể ăn được cho đỡ đói
(22)Patriots, The
* Tiếng kêu của Nguyễn Thị Kim Chủy(23): We came home hairless with ghostly white eyes
Khi chúng tôi được trở về với gia đình thì đầu tôi đã rụng hết tóc và tròng mắt sâu hóm, trắng dã ..
Tôi đã tình nguyện đi lên Trường Sơn và đã ở đó trong 4 năm. Chúng tôi làm việc ở Quảng Bình, cửa ngõ đi vào Trường Sơn .. Chúng tôi hứng chịu nhiều bom đến độ có thể phân biệt được các loại bom qua tiếng nổ của nó.
Một lần, chỉ trong một ngày, chúng tôi hứng chịu 7 trận bom. Và thế là chúng tôi phải làm ngày, làm đêm để lấp các hố bom ..Người đội trưởng của tôi sai tôi đi xem xét nhóm TNXP khác ở cách chỗ chúng tôi làm khoảng 100 mét. Khi tôi gần đên chỗ họ thì tôi trông thấy những quả bom đang rơi xuống trúng vào hầm tránh bom của đám bạn. Có 5 người thì 4 người chết, xác không toàn thây, không nhận diện được. Họ chỉ còn là một đống da thịt bầy nhầy. Chỉ có một người còn có thể nhận ra diện mạo. Cạnh đó có một bà chắc là đại diện chính quyền địa phương đến thăm chúng tôi. Bà cũng bị chết thảm trên tay bà còn nắm chặt một đứa bé khoảng hai tuổi. Chúng tôi đành chôn chung cả hai mẹ con.
Sau khi chôn cất mấy người xong .. Chúng tôi còn lại hai hố bom phải lấp .. Chúng tôi tiếp tục làm việc như thể không có việc gì xảy ra cả.
Khi còn ở nhà, tôi chưa hề bao giờ thức đêm cả. Nay công việc đòi hỏi phải làm ban đêm. Tôi mất ngủ và nhiều khi ngủ đứng, vừa đi vừa ngủ. Một lần, tôi ngủ như thê và ngã chúi vào một bụi cây, họ phải đến kéo tôi ra.
Sau chiến tranh tôi trở về quê ở ngoại ô Hà Nội. Tôi bị mắc bệnh sốt rét ngã nước như phần đông các đồng chí khác. Đầu rụng hết tóc, da bủng, đau nhức khớp xương. Và nhiều phụ nữ khác tuyệt đường sinh đẻ .
Tôi có người bạn trai ở cùng xóm, tôi biết rằng mình không còn đủ năng lục sức khỏe để lập gia đình, tôi đành xin chia tay anh .. Tôi rất buồn và đau khổ bởi vì nhà anh ở không cách xa nhà tôi lắm.
Nay, tôi chỉ cân nặng có 37 kí lô ..Tôi đã xin chị tôi một đứa con và nhận nó làm con nuôi .(23)
(23)Trích Patriots. The
* Làng không chồng ở Tiên Hà
. |
Riêng miền Nam thì kế thừa 200.000 con số do Hà Nội đưa ra gái mãi dâm mà miền Bắc không nhận. Cộng thêm một triệu quân nhân rã ngũ như những kẻ sống bên lề xã hội. Những vết thương chiến tranh đó chả bao giờ lành, nhất là trường hợp những sĩ quan bị đi học tập cải tạo nhiều năm. Đúng như lời viên chủ nhiệm báo Nhân Dân nói với Christine Pelzer White: “The war lasted thirty years, but it will take another twenty years before we will be able to overcome the legacy the problems it has left.” (Trích Christine Pelzer White, Interview with Nguyen Huu Tho, Journal of contemporary Asia, 1981, trang 130)
Mất mát đã là nhiều. Nhất là về mặt đạo đức, xã hội thì di sản để lại là khôn lường. Không tính bằng tiền được. Cũng không tính bằng con số được. Tang tóc khổ đau không lấy gì đo đếm được.
Người Mỹ đã dở sang trang khác. Nhiều người đã quên, nhất là những người làm chính trị.
Nhưng về phía người Việt nói chung. Mặc dầu giấy đã ngả màu, sờn rách. Họ không làm cách nào khác được nên vẫn dở đi, dở lại trang sách cũ. Chuyện cũ vẫn như nắm tro chấu ủ, âm ỉ và đôi lúc lại bùng cháy.
Có thể họ sẽ chẳng bao giờ quên, vì chính cái quá khứ ấy đã làm nên cuộc đời họ.
Nhưng những cơ may hàn gắn vết thương chiến tranh và phục hồi xứ sở lại do chính những người cộng sản đương quyền bỏ lỡ dịp may.
Ai đã nghĩ tới số phận những người này sau chiến tranh? Và nhất là số phận những tử sĩ và thương binh VNCH còn kẹt lại. Họ đã sống lê lất, vất vưởng bên lề một xã hội coi con người như cỏ rác.
Tương lại đã khép kín trước mặt họ và không một lối thoát nào mở ra cho họ.
Phần người Mỹ, tính đổ đồng có 2.8 lượt lính Mỹ đã từng chiến đấu ở VN trong hạn một năm. Nhưng nếu tính binh lính và thủy thủ trên các Hàng Không mẫu hạm, trên các căn cứ quân sự hậu cần tại Thái Lan, Phi Luật Tân, đảo
Họ đã tìm đủ sách lược, bằng đủ mọi vũ khi thí nghiệm để Get in vào VN .. Như xe bọc sắt M.113, súng cá nhân M.16, phản lực cơ Ạ.37, pháo đài bay B.52. Máy bay chuyên chở C.119, C.130 và C.123. Rồi những Chopper H. 34, UH.I, Chinook. Một thứ Overwhelming fire power và họ đã hãnh diện về điều đó. Nhưng rõ ràng cho thấy rằng vũ khí chưa đủ trong cuộc chiến này
Quả thực cuộc chiến này không thể chỉ dựa trên sức mạnh quân sự và việc đếm xác chết mà thôi.
Mặc dầu vậy, người Mỹ, họ cũng đã đến chết ở đây.. Họ đã hy sinh xương máu và tuổi trẻ cho một lý tưởng VN độc lập, tự do và dân chủ .
Nhưng chỗ chôn họ lại ở một nơi nào khác. Họ có thể hy sinh, nhưng chỗ họ về để được tưởng nhớ thì lại ở một nơi nào đó trên nước Mỹ khác hẳn những người Pháp chết trong chiến tranh 1945-1954.
Người Pháp hy sinh ở đâu thì chôn ở đó.
Vì thế, ngày nay, không còn một dấu tích gì của người Mỹ trên mảnh đất miền Nam, dù chỉ là một tấm bia tưởng niệm.
Về thiệt hại vậtt chất thì 25 triệu mẫu đất trồng trọt bị bỏ hoang cầy xới lên vì bom đạn. Và phải mất bao nhiêu thời gian để lấy lên hết những tấn thuốc nổ nằm dấu đưới mặt đất? 12 triệu mẫu rừng bị tàn phá do 19 triệu tấn thuốc khai quang trải xuống. Chỉ nội B-52 thôi đã có 5000 lần xuất trận rải bom xuống An Lộc và Quảng Trị nhằm tiêu diệt quân đội Bắc Việt. Bà Marilyn B. Young viết tóm gọn trong The
Đấy mới chỉ là nói thiệt hại về của.
Riêng người Mỹ, mỗi năm, họ bỏ ra từ 11 đến 17 tỉ mỹ kim chi phí cho chiến tranh Việt Nam, vào thập niên 1960, sau này cứ thế leo thang lên đến trên 20 chục tỉ, chiếm tỉ lệ 3% ngân sách. Nhưng vẫn không nhằm nhò gì khi họ phải chi ra 48% ngân sách cho chiến tranh thế giới thứ hai và 12% cho chiến tranh Triều Tiên.
9000 máy bay đủ loại bị bắn hạ trên chiến trường hai miền
Về người thì có 879.000 trẻ mồ côi, 181.000 người bị thương tật, một triệu đàn bà góa. Nhưng dù sao, đây vẫn chỉ là những con số không nói lên được điều gì.
Riêng miền
Mất mát đã là nhiều. Nhất là về mặt đạo đức, xã hội thì di sản để lại là khôn lường. Không tính bằng tiền được. Cũng không tính bằng con số được. Tang tóc khổ đau không lấy gì đo đếm được.
Người Mỹ đã dở sang trang khác. Nhiều người đã quên, nhất là những người làm chính trị.
Nhưng về phía người Việt nói chung. Mặc dầu giấy đã ngả màu, sờn rách. Họ không làm cách nào khác được nên vẫn dở đi, dở lại trang sách cũ. Chuyện cũ vẫn như nắm tro chấu ủ, âm ỉ và đôi lúc lại bùng cháy.
Có thể họ sẽ chẳng bao giờ quên, vì chính cái quá khứ ấy đã làm nên cuộc đời họ. Ngoài những hoang tàn đổ vỡ do chiến tranh để lại, cạnh đó còn có một để lại rất quan trọng của người Mỹ và chính phủ VNCH sau 1975 mà cho đến nay ít người nhắc tới.
Những để lại như quà tặng
Cuộc chiến này rất là không bình thường. Không bình thường ngay cả khi rút lui. Có thể nói người Mỹ đã để lại toàn bộ tất cả những gì mang vào Việt
Một sự để lại làm chính những kẻ chiến thắng ngạc nhiên và thích thú. Trần Bạch Đằng, kẻ chiến thắng nay thừa hưởng tất cả những gì kẻ bại trận để lại. Ông ngồi trên xe hơi Mercedès-Benz do kẻ thua trận để lại, có tài xế lái. Chỉ có một điều khác biệt là nay có thêm điện thoại cầm tay. Ông ở một ngôi biệt thự gần tòa đại sứ Mỹ trước đây nay là cơ quan của tổng công ty dầu khí. Có hàng trăm ngàn căn nhà đủ loại để lại cho kẻ chiến thắng. Và họ thừa hưởng nguồn lợi từ những căn nhà đó mà có thể không cần phải tham nhũng. Đường bà Huyện Thanh Quan là nơi mà các quan chức lớn chiếm ngụ. Như nhà của cựu phó thủ tướng Vũ Đình Liệu, đối diện bên kia đường về phía tay phải là nhà của ông thủ tướng Dũng.
Ông Trần Bạch Đằng nói với ký giả Peter T. White như sau:
Trần Bạch Đằng |
“The Amrericans left us a very good infrastructure, roads, bridges, a wonderful airport,” he says “Only now does
(Trích Viet Nam, Hard to road to peace, Peter T. White, trong National geographic, trang 616)
Có thể vì thiếu chuyên viên không lưu ở phi trường Tân Sơn Nhất nên mãi đến ngày thứ ba 10/06/1975, đại sứ Pháp Merillon mới có chuyến bay thứ ba từ nước ngoài chở theo viên đại sứ và một số nhà ngoại giao còn sót lại.
Văn Tiến Dũng trong Đại thắng mùa xuân nhắc lại cái cảm tưởng của ông khi lái xe trên đường phố Sài Gòn, trên những đường phố lớn với những căn nhà và kho hàng rộng rãi. Những nhà băng, những tiền Đô
Họ ngạc nhiên là phải. Để xây dựng bộ máy chiến tranh với con số nửa triệu quân Mỹ ở Việt
Không thể mở rộng cuộc chiến tranh quy mô nếu đường xá không đủ, doanh trại, kho hàng sân bay thiếu. Năm 1965, khi số lượng quân Mỹ vào Việt
Vì thế, chính quyền Mỹ đã quyết định ký các hợp đồng với các hãng như tập đoàn, tổ hợp RMK.BRG mà nhiều người Việt Nam, khoảng 11.000 người đã là nhân viên của tổ hợp này. Tổ hợp này đã nhận những hợp đồng xây cất lên đến 670 triệu đô la.
Cộng chung các căn cứ Long Bình, bến Tân cảng, phi trường Tân Sơn Nhất với các căn cứ quân sư như Cam Ranh, Đà Nẵng đã tiêu tốn một số tiền là 790 đô la khi hoàn thành.
Năm dự án vừa kể trên, dầu vậy cũng chỉ chiếm chưa đầy một nửa tổng số chi phí xây dựng mà Mỹ xây dựng để tiến hành chiến tranh ở Việt
Kể từ đó, họ đã biến miền Nam thành một nơi có thể đủ sức tiếp tế với các cơ sở hậu cần để có thể chấp nhận 536.000 lính Mỹ vào cuối năm 1968. (Trích bài Kỳ tích xây dựng của Thập kỷ, tiến sĩ James M. Carter, BBC, 02/12/2008)
Tất cả những cơ cấu xây dựng hạ tầng trên nay để lại toàn bộ cho cộng sản vào tháng tư, 1975.
Văn Tiến Dũng còn ngạc nhiên không ít khi đến bộ Tông Tham Mưu quân lực VNCH với hệ thống máy vi tính hiện đại, tồn trữ đầy đủ danh bạ toàn thể sĩ quan và binh sĩ VNCH hàng triệu người, vẫn còn hoạt động. Tổng nha Cảnh sát quốc gia cũng còn để lại các hồ sơ cảnh sát mà nhiều hồ sơ có thể di hại cho những vị sĩ quan còn ở lại miền
Cộng sản sau này còn tiết lộ cho biết sau khi tiếp thu dinh Độc Lâp, họ thu tập được toàn bộ một tập hồ sơ mật, trong đó có 27 lá thư của TT Nixon gửi TT Nguyễn Văn Thiệu.
Ông Nguyễn Tiến Hưng trong The Palace File đã cho đăng lại toàn bộ những lá thư ấy, cộng thêm những lá thư của TT Ford với những lời chú thích viết tay của ông Thiệu với lời giới thiệu như sau:
T.T. Nguyễn văn Thiệu |
“The Palace File of letters, messages and proposals exchanged among President Richard M. Nixon, President Gerald R. Ford and President Nguyen Van Thieu from decmber 31, 1971 to March 22, 1975 was maintained by Thieu in his bedroom in the Independence Palace. The File is reproduced as Nguyen Tien Hung carried it from
Hung did not imagine he would need copies of President Thieu’s letters to Nixon and Ford in his final appeal to The Congres, so he left them behind in the Palace, where they were captured by the North VietNamese. Some of the letter has been released by them, but Appendix A constitutes the full file Thieu personally guarded and entrusted to Hung. All the handwritten notes and marks were Thieu’s…
Tôi nghĩ đến điều này nhiều lắm và không thể trách người Mỹ được. Tôi tự hỏi tướng Kỳ mang theo được gì, tướng
Trừ các cơ quan lệ thuộc Mỹ đã có kế hoạch di chuyển hoặc đốt bỏ các hồ sơ mật. Theo Vũ Quang Ninh, Giám Đốc đài phát thanh Tự Do của Mỹ, đài phát tuyến đặt tại Cồn Tề, cửa bể Thuận An có một đại đội địa phương giữ an ninh. Đài có 2 máy với công xuất cực mạnh 100 KHz. Đài có 8 tiếng phát thanh bằng tiếng Hoa, tiếng Pháp thì do Thanh Lan đọc, tiếng Mỹ do người Mỹ đọc. Vào ngày 22/03/75, người ta đã chuyển các máy móc của đài vào Sài Gòn tại số 7 Hồng Thập Tự. Riêng đài mẹ Việt Nam thiết lập năm 1972 thì còn nguyên vẹn, không kịp tháo gỡ. Các nhân viên trực thuộc đều được đưa trước ra đảo Phú Quốc.
Riêng
Chỉ có toà Khâm sứ, do thư ký lúc bấy giờ là Đức ông Thụ, đã đóng thùng các hồ sơ và gửi về Roma, Ý gần một tháng trước khi mất miền
Chúng ta đã mất Sài Gòn. Nhưng là một Sài Gòn nguyên vẹn, nhìều khi đến vô trách nhiệm, trao cho lại cho chính quyền mới. Nhiều chỉ huy các cơ quan sau này đã trao trọn gói nhân sự, tổ chức, quyền hành cho những người đại diện đến từ miền Bắc và guồng máy hành chánh có thể hoạt động gần như bình thường.
Vì thế, không lạ gì, những đám cưới tổ chức sau 1975, người ta vẫn nhìn thấy những chiếc xe du lịch Plymouth Belvedere, đời 1958, mầu đỏ dài thòng của Mỹ. Bên cạnh chiếc xe Hoa kỳ là bảng hiệu chào mừng: Chào mừng ngày nhà giáo 20/01. Dinh Độc Lập chỉ bị hư cái cổng chính ra vào vì bị xe tăng cán xập. Cùng lắm, có một thay đổi nhỏ – thay lá cờ Quốc Gia bằng lá cờ MTGPMN trên nóc dinh Độc Lập. Hồ sơ, sổ sách trong dinh chắc còn nguyên vẹn. Thư từ tối mật còn để lại thì thứ gí được mang đi. Trừ những số tiền không biết là bao nhiêu đã được mang theo với ông Thiệu mà Frank Snepp đã nhận xét một cách có hậu ý: Khi di chuyển những chiếc valise lên máy bay, những chiếc valise nặng chĩu, nghe có tiếng lục cục, lạc cạc do sự va chạm của kim khí bên trong.
Khách sạn Majestic vẫn còn đó, nhưng khách hàng lúc bấy giờ là những người Liên Xô và từ các nước XHCN.
Căn cứ
Xa lộ Biên Hòa còn đó.
Kết luận
Viết bài này nhắc nhở tôi đến một cuốn sách dịch cách đây gần nửa thế kỷ, cuốn Chúa đã khước từ. Truyện của Richard E. Kim, bản dịch của
Cuốn truyện nhắc nhở câu truyện một đơn vị quân đội Mỹ đóng tại Hán Thành (
Đó là một kinh nghiệm đau thương về chiến tranh.
Nhưng kinh nghiệm đó được diễn tả lại trong câu truyện phải chăng là một lời cảnh báo cho bất cứ ai còn muốn đem vận mạng đất nước mình vào sự cam kết của người Mỹ ở Việt
Quả thực khi cần rút lui, họ có vô số gìải pháp như Việt
Chẳng hạn điều kiện rút quân thì Mỹ phải rút quân, còn quân đội của Bắc Việt thì không cần rút như Nixon giải thích trong No more Viet Nams, trang 152-153
|
No more |
“We knew there was no way to force them to concede this point (to maintain their troups in South Viet Nam). It is an axiom of diplomacy that one can win in the conference table what one could win on the battlefield… If we had stood firm in demanding North Vietnam’s withdrawal, there would have been no peace agreement by october
Để đạt được thỏa ước, Nixon không có con đường nào khác là hù dọa Bắc Việt và trấn an ông Thiệu bằng cách Nói dối. Ellsberg dành một chương trong cuốn sách của ông, điều mà ông gọi là “A lying machine”…
Cuộc chiến này đã bắt đầu như thế và đã chấm dứt như vậy ngoài mọi sự quyết định của người Việt Nam.
Điều mà chúng ta mong muốn là: No more Viet Nam.