Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn thị Thêm - BỐ TÔI

12 Tháng Sáu 20229:21 CH(Xem: 10240)
Nguyễn thị Thêm - BỐ TÔI
Bố Tôi tựa

 

Gia đình tôi nghèo lắm, cả mấy mạng người sống trong một ngôi nhà lụp xụp ven sông của khu Khánh Hội. Căn nhà tranh, vách che chắn bằng những là dừa nước đan lại với nhau. Trong nhà một cái giường dùng cho cả gia đình, một cái bàn nhỏ để bình trà và vài cái cốc uống nước cùng cái tẩu thuốc lào của bố. Kế đó là cái chạn cũ kỹ, cái bếp có ba ông táo ngồi châu mặt với nhau buồn vì đã lâu không thấy sơn hào hải vị. Trên cái dĩa đã mẻ miệng, một nải chuối nho nhỏ với ba cây nhang đã tàn cắm trên một cái lon sữa bò. Cả gian nhà trông tội nghiệp như lời khấn nguyện thật thà của người đàn bà chủ nhân gian bếp. “Xin cho con hôm nay bán đắt để mau hết nồi bánh canh.”

Cũng may nền nhà được tráng xi măng, nên chị em tôi cũng có nơi để ngủ. Đây là căn nhà bố tôi mua lại của một ông cụ lượm ve chai trong xóm. Khi ông mất, con ông cụ bán rẻ lại lúc bố con tôi trôi dạt về nơi này. Đất Sài Gòn là nơi quy tụ người tứ xứ, một chái nhà tranh cũng đắt đỏ với những kẻ tha hương. Bố mẹ tôi đã vét đến đồng xu cuối cùng mang theo để trả lần đầu và liên tục 3 năm trả dần mới có được căn nhà chính thức của mình. Bố mẹ tôi thường nói: ‘Người Sài Gòn tốt bụng, không nơi nào con người có tấm lòng hào phóng như dân Sài Gòn”

 

Bố tôi làm nghề dân biểu (Bố hay đùa như thế mỗi khi có ai hỏi đến nghề nghiệp của mình) Xe xích lô cũng thuê để chạy nên tiền kiếm được phải trả cho chủ xe theo quy định. Lúc đầu, bố tôi chạy từ sáng đến tối mà không có khách. Tiền nộp cho chủ xong chẳng còn lại được bao nhiêu. Dần dần ở lâu quen biết, bà con nghèo ở khu Khánh Hội thương nên mỗi khi đi chợ đều gọi bố tôi. Bố thật thà lại giá cả phải chăng nên lâu dần thành những mối quen. Sáng bố chở bạn hàng ra chợ Cầu Ông Lãnh, chợ Cầu Muối rồi ghé rước về. Ngặt nỗi Cầu Ông Lãnh con dốc thật cao, lần nào bố tôi cũng đẩy hết sức lực, mồ hôi ướt đầm cả lưng áo mới lên tới đỉnh cầu. Xong ngồi kéo thắng để chạy xuống dốc. Vì vậy lưng bố tôi đau thường xuyên, bệnh nghề nghiệp cứ hành hạ bố tôi ngày này qua ngày khác.

Buổi sáng khi bố tôi đẩy xe ra khỏi nhà là mẹ tôi đã nấu gần xong nồi bánh canh bán rong trong xóm. Dân lao động nghèo nên chẳng cần thịt, tôm nhiều cho lắm, chỉ phiên phiến cho có để thêm vị ngọt. Bánh canh nóng, tí hành ngò, tiêu ớt điểm tô lên trên. Điểm tâm buổi sáng giá rẻ, ấm lòng để cật lực một ngày lao động. Kẽo kẹt vòng vòng trong xóm cho hết nồi bánh canh là mẹ đi về. Trên đường về nhà, mẹ ghé chợ trong xóm (không biết chợ thành hình từ lúc nào mà bán từ sáng tới tối) mẹ mua ít thức ăn về nhà cơm nước. Bố chạy hết các mối buổi sáng ghé về nhà lua ba hột cơm rồi chở mẹ đi chợ. Buổi chiều, mẹ lại ra ngồi ở cái chợ xóm nghèo đó bán cóc, ổi, mía ghim.

Có lẽ không ai ở Sài Gòn lại không biết quận tư với khu Khánh Hội. Một địa danh thật nghèo có lịch sử lâu đời. Nơi đây có cây cầu Khánh Hội còn được gọi là Cầu Cống với Bến Chương Dương nơi tàu ngoại quốc ra vào sầm uất. Ngoài ra còn có cầu Ông Lãnh và cầu Calmette cũng đi về khu Khánh Hội.  Khánh Hội nổi danh là nơi có nhiều tay anh chị hùng cứ, băng nhóm du đãng khiến người ta sợ lẫn khâm phục vì có nghĩa có tình, cái tình nghĩa lạ kỳ của những anh hùng Lương Sơn Bạc. Một số tài tử, nhà văn nổi tiếng cũng xuất thân từ nơi này. Có lẽ những phức tạp của khu Khánh Hội là nguồn cảm xúc của những tâm hồn nghệ sĩ.

Nhà tôi ở trong hẻm Hãng Phân nằm trong khu Khánh Hội. Cái xóm nghèo đông đúc và chật chội nhưng đầy tình người. Đi qua khỏi cư xá Vĩnh Hội, nằm bên trái ngôi chùa (nơi trú ẩn tạm dung của khách lạ bốn phương) là con đường nhỏ thành hình bằng những tấm xi măng nối tiếp nhau là đi vào xóm của tôi. Cái xóm nghèo đủ thành phần Bắc, Nam Trung quy tụ trên bờ con sông Sài Gòn của khu Khánh Hội. Họ làm đủ nghề tay chân để mưu sinh: khuân vác bến cảng, công nhân hãng Ba Son, công nhân hãng thuốc Tây, chạy xe ba gác, xe xích lô, khuân vác mướn và còn có những tay anh chị bụi đời.

Những căn nhà tạm thời cứ mọc ra một cách tự nhiên và bám trụ luôn ở đây. Phía sau nhà là rạch nước dẫn đến từ con sông Sài Gòn. Nước ở dưới đục ngầu, rác trôi lềnh bềnh hôi hám. Dòng nước tù túng như đám dân đen thiếu khí trời thiếu đất sống. Mỗi nhà đóng cọc bên dưới và làm một cái sàn dùng để tắm giặt và …đi cầu, nhất cử lưỡng tiện. Cứ thế, sau khi giải quyết vấn đề quan trọng nhất nhì của con người, cứ việc xối vài gáo nước là cái nợ đời từ từ trôi đi và ghé nơi đâu không ai cần biết.

Nơi mà cả xóm được chính thức được sử dụng để giải quyết bầu tâm sự, là một cái nhà cầu công cộng xa cuối con đường hẻm mà dân chúng gọi là Cầu Tũm. Đó là một cái ao nuôi cá tra của một gia đình nào đó không rõ. Một dãy nhà cầu dài, không phân biệt dành cho Nam hay Nữ. Ai tới trước cứ việc vào. Bước vào cầu tũm phải đi qua một cây cầu dài được hình thành bằng ba đoạn cây tròn tròn ghép lại. Mùa hè thì khô ráo, nhưng mùa mưa trơn trợt bởi đây là khu đất thấp trồng hoa màu bỏ mối cho chợ. Trước mỗi ngăn nhà cầu là một tấm ván đóng lưng chừng để người bên ngoài không thể nhìn thấy phần dưới, nhưng người nào ngồi ở trong ấy thì người bên ngoài rõ mặt mười mươi.

Ai mới đi lần đầu thì ngượng lắm, nhưng mãi rồi quen. Đành thôi, dân xóm nghèo lao động mọi việc đều được chấp nhận một cách vô tư lẫn hài hước. Thực ra đi cầu cá cũng có cái vui của cầu cá. Bọn trai gái rủ vài đứa đi chung, thế là vừa ngồi râm ran tâm sự chẳng buồn để ý tới tiếng rơi của mồi và tiếng đớp của những con cá háo ăn. Chuyện đời cũng có những điều nghịch lý vì nơi đây cũng là nơi hò hẹn tâm sự của biết bao cặp trai gái yêu nhau. Cha mẹ cấm giao du trai gái nhưng không thể cấm cái mục đi cầu. Thế là nhìn nhau mãi cũng quen, gặp nhau nói chuyện hoài nên xa nhau thì nhớ. Tình yêu vụng trộm thăng hoa đã tặng cho thế gian những đứa con sinh ra bất đắc dĩ, cùng tiếp nối kiếp nghèo của những người lao động chân tay vất vả.

Bố mẹ tôi bỏ xứ tha phương cầu thực với mơ ước một ngày con cái đổi đời thoát kiếp khuân vác, đạp xe xích lô hay bán hàng rong. Trong nhà ngoài chị cả, tôi là con trai lớn phải cố gắng học hành và giúp các em tôi tiếp nối. Tôi đi học với chiếc xe đạp đã cũ nay tuột sên mai xẹp lốp. Đoạn đường đi về qua dốc cầu Ông Lãnh chỉ đẩy lên chứ không dám đạp vì sợ đứt sên, tuột con chó. Rạp hát Nam Tiến chiếu phim cao bồi bắn đùng đùng tôi nghe mê lắm nhưng chưa một lần đến xem. Con nhà nghèo cúi mặt để lượm chữ nghĩa nhét đầy sách vở. Cũng may Saigon dễ thương không câu nệ hay kỳ thị xuất xứ. Ở phương nào không biết, đến đây sống ở đây là thành dân Sài Gòn.

Sài Gòn đẹp như một cô gái điệu đà sang trọng. Sài Gòn khí phách, ngang tàng của những tay anh chị bắt chước anh hùng Lương Sơn Bạc. Sài Gòn cũng là nơi cho tao nhân mặc khách tô điểm cho đời những áng văn kiệt tác, những bản nhạc để đời. Sài Gòn sáng trưng đèn điện và cũng lờ mờ lung linh mờ ảo cho những cô thiếu nữ cất tiếng oanh ca. Sài Gòn cao ngất nhà lầu với những người giàu có nhất nhưng Sài Gòn cũng là nơi dung thân cho những con người nghèo khổ khốn cùng chen chúc nơi đây. Ai cũng là dân Sài Gòn và được hít thở không khí vừa hổn độn vừa tự do thân thiết. Chúng tôi bây giờ là dân Sài Gòn thứ thiệt, từ cách nghĩ, cách sống và hình như tiếng nói cũng pha đớt đớt dễ thương của người Sài Gòn.

Một ngày, trên đường về với một chiếc xe đầy hàng hóa, khi xuống dốc Cầu Ông Lãnh bố tôi bị tai nạn. Cả người bố và xe lật nhào khi bánh xe bị bể. Hàng hóa lăn long lóc và bố tôi bị thương.  Một chân bị gãy thêm những cơn đau lưng từ trước khiến ông phải nằm nhà không thể đạp xe kiếm tiền. Từ ngày ấy bố tôi đổi tính. Ông lầm lì, cộc cằn và nghiện rượu.

Quán cà phê đầu ngõ là nơi bố tôi ngồi gần như thường trực. Buổi sáng cà phê, thêm vài ly đế. Bố về nhà ngả lưng ngủ một giấc trưa. Thức dậy là kêu em tôi ra quán mua cà phê. Ly cà phê đen được đun bằng cái ấm như kho, trong đó có cái vợt đen thùi lùi dùng từ ngày này qua tháng khác. Ly cà phê đánh thức những dây thần kinh còn mê ngủ của bố để bố có dịp gắt gỏng mẹ về từng câu nói, cái nhìn hay thức ăn quá đạm bạc. Nói chán ông lê đôi dép, mặt mày cáu gắt, mặc quần đùi ra quán để làm cử rượu chiều. Quán cứ bán ghi sổ nợ, bố cứ mua và tiền mẹ tôi phải trả.

Mẹ tôi bận bịu và vất vả kiếm tiền thế nào dường như ông không cần biết. Chỉ cần buổi tối về nhà có tí đồ nhắm để ông ngồi đối ẩm với xị rượu để quên đời tha hương. Sài Gòn vẫn là nơi ông chọn dừng chân là đúng nhất, bởi chẳng ai dòm ngó hay can thiệp chuyện riêng tư. Không giống như quê ông…Rượu vào ông lè nhè kể về cái làng quê nghèo ven con sông Hồng. Cứ mỗi năm nước đổ về làm cả làng lụt lội, no thì ít, đói triền miên. Họ hàng làng nước bắt chẹt nhau từng câu nói, từng cái chào. Ông nói về ngôi đình làng và tuổi thơ. Ông kể rồi ông khóc. Biết bao giờ còn trở lại bến sông xưa. Mà làm sao về được với cái chân gãy và một tấm thân tàn phế. Ông gục xuống, đôi mắt lạc thần và ông rơi vào giấc ngủ.

Một ngày nọ chị tôi về nói với bố mẹ là chị không đi bán rong ở các bến xe nữa, chị đi làm. Người thuê chị là một thương gia. Ông có đứa con gái nhỏ tuổi cần một người chăm sóc. Chị nói họ trả trước cho chị 2 tháng lương để đem về cho bố mẹ. Mỗi tháng chị sẽ về nhà một hai lần vào cuối tuần để thăm. Chị rưng rưng nước mắt đưa tiền cho mẹ rồi xách bịch đồ ra đi. Bịch đồ thì nhẹ tênh mà chắc trong lòng chị tôi ngổn ngang nhiều thứ. Hỏi chị làm ở đâu, chị nói ở khu Tân Định. Họ đã cho người đến đón chị theo hẹn. Chị ôm tôi vào lòng và dặn chăm sóc bố mẹ và em Hải. Chị sẽ về thăm và mua quà cho tôi. Năm đó chị tôi 18 tuổi, tuổi con gái dậy thì xinh đẹp nhất.

Thời gian đầu, chị tôi hàng tháng về nhà thăm và đưa tiền cho bố mẹ. Bố tôi vẫn rượu uống tì tì, mẹ hàng ngày vẫn hai buổi chợ. Thỉnh thoảng tôi được chị cho quà và cho tiền để mua sách vở. Chị bảo tôi ráng học, nhà chỉ có tôi để làm rỡ ràng dòng họ, còn chị đời đã như xong. Tôi chẳng biết làm sao để rỡ ràng và tại sao đời chị đã xong. Tôi chỉ biết thương và nhớ chị mỗi sáng mỗi chiều, Chị đã chăm sóc và lo cho chúng tôi từ khi chị còn là đứa bé con ốm nhom đen đúa.

Một lần, chị về nhà đưa cho mẹ tôi một số tiền khá lớn. Chị nói để sửa nhà cho khang trang một chút rồi chị ra đi. Mẹ cầm tiền chị khóc rấm rứt: “Tội thân con tôi! Thôi về nhà với mẹ mẹ con mình buôn bán sống qua ngày”Chị cười buồn an ủi mẹ:” Con đang làm việc yên ổn mà mẹ. Ông chủ tốt với con lắm. Mẹ đừng lo” Chị đi rồi mẹ tôi từng bước sửa lại mái tranh, che vách nhà và mua lại một cái giường cũ cho tôi và em trai.

Một thời gian sau chị tôi lại về thăm. Lần lần này chị đã thành một cô gái Sài Gòn trong lối phục sức tân thời . Người ta đồn đoán với nhau chị tôi làm đĩ hoặc làm me Mỹ mới ăn diện như thế. Mẹ tôi thì mặc thiên hạ nói gì. Chị tôi vẫn là con gái rượu của mẹ. Mẹ thương chị nhiều hơn không phải vì tiền chị mang về mà chị đã gánh vác tất cả khó khăn gia đình trên đôi vai bé nhỏ. Bố tôi ghét chị ra mặt, gặp mặt là chửi và xua đuổi chị đi khỏi nhà. Bố nói chị tôi làm nhục gia phong, bố chẳng còn mặt mũi nào gặp họ hàng làng nước. Chị chỉ khóc và nhét vội cho bố ít tiền uống rượu. Chưa khi nào chị về ở qua đêm. Cả nhà không biết chị làm gì và ở đâu. Sài Gòn nhiều ánh đèn màu đã cuốn hút chị tôi trong đó. Chị có phải là con thiêu thân đốt cháy bản thân mình hay chị đang làm việc đứng đắn. Trong nhà không ai biết, hàng xóm đồn thổi khi trà dư tửu hậu mỗi lúc chị về thăm, nhưng người Sài Gòn dễ dãi, mau quên  không quá bận tâm tới chuyện người khác. Ai có công việc đó, mỗi người mỗi hoàn cảnh.

Chị về nhà lần cuối với cái bụng chửa vượt mặt. Mẹ bảo chị ở nhà sinh nở mặc ai nói gì thì nói. Chị cười buồn và đưa cho mẹ một số tiền bảo mở tiệm bán buôn tại nhà, đừng bán rong cực khổ. Chị bảo chị theo chồng đi xa từ nay không thể về thăm được. Chị ôm lấy tôi dặn dò. Nước mắt chị nóng hổi ướt một bên má tôi. Chị lên xe xích lô ra đi, tôi nhìn theo tự nhủ: “Đàn ông không thể khóc” nhưng nước mắt tôi đã ràn rụa lúc nào.

Từ ngày chị tôi rời nhà với cái thai khá lớn, bố tôi như mang thêm trong lòng một gút mắc không thể tháo ra. Bố càng ngày càng nghiện rượu nặng. Từ ba cử một ngày, bố uống bất kể lúc nào thèm rượu. Mỗi lần say bố lôi mẹ và chị tôi ra chửi. Không biết mẹ mắc nợ bố từ kiếp nào mà mẹ cứ là nạn nhân của bố. Ông chì chiết, mắng mỏ làm như mẹ tôi là nguyên nhân làm ông tàn tật. Những cơn say mỗi ngày kéo lại gần hơn Tôi đôi lần muốn bỏ nhà đi như chị, nhưng nhìn mẹ, nhìn em tôi không thể rời xa.

 

Rồi tôi yêu. Một thằng vừa đói vừa nghèo như tôi mà dám yêu cũng thật lạ. Em là con gái nhà giàu vừa đẹp vừa kênh kiệu. Em nhìn tôi bằng nửa con mắt vì gia cảnh tôi không xứng đáng với gia đình và sắc đẹp của em. Thế nhưng mỗi lần gặp tôi, em vẫn ném cho tôi một cái nhìn ma mị và quyến rũ. Tôi lẽo đẽo theo em mỗi sáng đến trường trong câm nín. Tôi bỏ quên sách vở, quên chị dặn dò, quên mình phải cố gắng học tập. Hình ảnh em hiện ra chồng lên những bài học nuốt không trôi, đôi mắt mời gọi như có như không đã làm tôi mê muội. Kết quả tôi chưa một lần nắm tay em tỏ tình thì con dốc đời đã kéo tôi xuống tận đáy và mất em vĩnh viễn. Tôi thi rớt tú tài và bị gọi nhập ngũ. Tôi cười như mếu vì tôi đã thoát ra khỏi gia đình một cách hợp pháp. Tôi hả hê một cách ngu dại và phẫn nộ chính mạng số của mình. Hai bàn tay trắng và một ít chữ nghĩa, tôi bước vào cuộc đời binh nghiệp. Bố tôi có thêm một thằng con không ra gì để chửi rủa và để say. Tội nghiệp mẹ tôi chỉ khóc. Chiến tranh đang khốc liệt và thêm một đứa con phải bước ra khỏi vòng tay bảo bọc của bà.

Tôi tốt nghiệp quân trường và nhận đơn vị chiến đấu. Khi đối diện chiến tranh, với cái chết cận kề tôi thấy mình trưởng thành, gan góc bất cần đời hơn. Dường như trong tôi có thêm một con người mới. Tôi yêu những người dân nghèo chơn chất giữa hai bên ranh giới Quốc Cộng. Tôi không còn bi thảm hóa cuộc sống của mình vì dù có nghèo thế nào chăng nữa gia đình tôi vẫn ở giữa Sài Gòn phồn hoa, văn minh và an toàn. Khi đối diện với kẻ thù tôi trở nên cuồng nộ và bi phẫn. Tôi đã có gì, được gì và mất gì. Tôi nhớ mẹ tôi bằng sự oán hận những cơn say của bố. Tôi nhớ chị tôi bằng những buổi tối say vùi sau một trận càn. Tôi nhớ em bằng cách dày vò thân xác những ả buôn hương. Tôi dốc cạn tiền lương ít ỏi của lính bằng sự ích kỷ bản thân và bất cần mạng sống mỗi khi xung trận.

Sau một lần giao tranh tôi bị bị thương nặng.Vết thương đã làm tôi phải rời xa đồng đội và được về hậu cứ làm việc. Tôi có thời gian gần gũi gia đình. Tôi về nhà để thấy những nhọc nhằn của Mẹ và thịnh nộ của bố. Em trai tôi đang lần theo vết chân tôi để thở dài:" Em muốn bỏ học đi lính" Tôi khuyên em mà thương cho nó. Gia đình không khí nặng nề vì đói sự yêu thương chăm sóc của cha. Mẹ tôi đã già nhiều để tôi biết mình bất hiếu.

Tôi bắt ghế ra ngồi trước cửa, phì phà điếu thuốc để nhớ chị tôi da diết. Cái xóm nghèo vẫn không thay đổi. Tôi không tìm được cho mình một tình yêu, một gương mặt để thay thế những vấp váp ngày xưa. Mẹ hối tôi kiếm vợ, mẹ mong có cháu: "Thời buổi chiến tranh, anh cũng phải tính cho mình, cho bố mẹ" Tôi thả những khoanh khói thuốc xoáy vào không trung ngẫm nghĩ đến một người đàn bà bước vào đời tôi. Tôi không hiểu cô gái ấy sẽ sống thế nào với những cơn nghiện rượu của bố. Bố sẽ chửi cô ta ra sao khi cô ấy không vừa ý bố. Tôi không muốn làm thêm một người đàn bà nữa bị nhục trong cái gia đình này.

Mặc dù có tôi hiện diện trong nhà, bố tôi vẫn tì tì uống rượu. Dường như rượu làm những cơn đau của bố giảm đi, nhưng làm cho thần kinh bố càng căng thẳng. Bố không lôi tôi ra chửi vì biết tôi sẽ sẵn sàng bỏ đi ra khỏi nhà khi bố chửi đến hồi hai. Tôi không còn là thằng con trai hiền như ngày trước. Chết chóc, đạn pháo đã làm tôi căng thẳng và nổi loạn. Tôi vẫn yêu bố nhưng bố không làm tôi phục. Bố khiến tôi nghĩ đến một người cha vô trách nhiệm. Một người chồng ngoan cố và dã man.

Mẹ mãi mãi là nạn nhân của bố. Tất cả những bực dọc của bố đều trút lên người của mẹ. Mẹ nhận lấy, chịu đựng và phục tòng.

Người mà bố tôi ghét cay ghét đắng và chửi nhiều nhất vẫn là chị tôi. Bố chửi thậm tệ, chửi bất kể lúc nào bố say. Chửi một mình hay chửi khi nào có ai nhắc đến chị.

Rồi Sài Gòn trong cơn bão loạn. Sài Gòn thức giấc trong cơn động đất chiến tranh. Người nơi xa chạy về Sài Gòn, người Sài Gòn hoảng loạn đứng ngồi không yên. Nhà tôi trong xóm nghèo biết chạy đi đâu. Bước ra khỏi nhà là con đường chỉ có mấy tấm đan xi măng hẹp té, xe xích lô chạy vô muốn chiếm hết con đường, người trong xóm cứ ra trước hàng hiên nhà láo nháo, lo sợ và bàn tán.

Như có phép màu, lúc này bố tôi tự dưng tỉnh rượu. Những cơn thèm rượu thưa dần. Bố ở nhà nhiều hơn. Bố cuống cuồng, lo lắng:

- Cái thằng chết tiệt Cộng Sản mà thắng thì mày chết chắc con ơi! Cả cái gia đình này cũng không yên với chúng. Trời ơi! tôi chạy đến đây vẫn không thoát khỏi chúng là thế nào.

Bố hỏi mẹ có tin tức gì từ chị, bố không tin chị bỏ hẳn gia đình. Bố nói mẹ tìm cách kêu nó về đây, nó có làm đĩ bố cũng không chửi, không đuổi đi nữa. Mẹ hỏi bố ông không còn sợ sỉ nhục hay mất mặt với xóm giềng à. Bố trả lời:

-Cộng Sản vào đây thì chết cả lũ. Con với cái khổ thân tôi. Làm sao tìm được nó bây giờ.

Tôi là lính, tôi từng giao tranh với Cộng Sản, từng chết sống, từng bị thương, nhưng tôi không thù ghét và sợ Cộng Sản bằng bố. Bố tôi bị ám ảnh những ngày ở miền Bắc mà sợ Cộng Sản đến kinh hoàng, sợ đến quên cả rượu. Bố bảo tôi hãy dò tìm đường chạy thoát đi con. Chạy để được sống còn. Cộng Sản ác lắm.

Một chiều gần cuối tháng tư, chị tôi về vội vã. Chị bảo cả nhà thu vén ít quần áo đi theo chị. Mẹ hỏi đi đâu. Chị nói đi di tản, chồng con đã chờ sẵn. Mỹ bỏ Việt Nam rồi. Cộng Sản sắp làm chủ tình tình. Mình phải đi ngay kẻo không kịp. Mẹ tiếc cái nhà, tiếc mọi thứ không chịu đi. Bố quát to, lần quát này con cái thấy bố quyết định chính xác nhất, có uy nhất:

- Bỏ tất! Cộng Sản vào chả có gì là tồn tại. Tôi đã sống và đã sợ lắm rồi. Đi ! Đi ngay kẻo trễ.

Thấy mẹ còn đứng bịn rịn căn nhà, bố ôn tồn nói với mẹ.

- Đi phải rời khỏi đây ngay bu nó ạ. Con trai mình đi lính, con gái lấy Mỹ Cộng Sản nó không tha đâu. Chết cả lũ, tù cả lũ đấy.

Rồi bố nhìn chị đôi mắt dịu lại và đầy biết ơn

- Bố xin lỗi.

Chị tôi dẫn cả nhà ra khỏi xóm. Chiếc xe Jeep đã đậu sẵn chờ. Lâu nay chị lấy chồng Mỹ nhưng vì sợ bố tôi chị không dám về nhà. Chị thường lén cung cấp tiền cho mẹ nuôi bố và các em. Lần này hai vợ chồng chị đem cả gia đình tôi di tản trước khi Cộng Sản chiếm trọn miền Nam.

Bố tôi là ông bố say xỉn hư đời nhưng nghe tới Cộng Sản là bừng cơn say. Ông từng là nạn nhân nên ông biết rõ cuộc sống người dân cực khổ khốn nạn thế nào. Lần này ông đã có một quyết định đúng nghĩa của một người chủ gia đình. 

Bao nhiêu giận hờn và coi thường bố trong tôi không còn. Ông đã trở lại là một người bố sáng suốt không bị cơn nghiện dày vò. Ông bước khập khiễng nhưng đầy cương quyết sau chị tôi. Chúng tôi theo ông ra xe và may mắn thoát khỏi thiên đường Cộng Sản.

 

Nguyễn thị Thêm

Viết theo lời kể của L.

06 Tháng Tư 202511:47 CH(Xem: 220)
“Có thờ có thiêng, có kiêng có lành” là một câu nói thể hiện một niềm tin sâu sắc vào sự linh thiêng và tác động của tâm linh đến cuộc sống.
06 Tháng Tư 202512:17 SA(Xem: 227)
Ở miền tây, chiến trường không ác liệt như miền đông và miền trung nhưng đi hành quân vất vả hơn nhiều vì phải lội sình, có nơi sình lầy cao lên khỏi đầu gối.
05 Tháng Tư 202511:18 CH(Xem: 295)
Tôi viết những gì ghi lại đây là cho chính bản thân mình, với vài người bạn đồng hành là nhân chứng sống chuyến công tác đặc biệt coi như chết hụt tại Qui Nhơn đầu tháng 4-1975.
05 Tháng Tư 202512:44 SA(Xem: 557)
Dưới đây là bài nói chuyện của nhà thơ Vũ Hoàng Thư trong buổi RMS và vài hình ảnh do nhà báo Phan Tấn Hải ghi nhận vào ống kính.
05 Tháng Tư 202512:25 SA(Xem: 242)
Đọc lại lịch sử đau buồn của nước Pháp qua nỗi đau, nỗi nhục của Pétain và De Gaulle, ta như thể đọc lịch sử Việt Nam trong thời gian gần đây.
05 Tháng Tư 202512:01 SA(Xem: 233)
Mấy chục năm qua mỗi khi ngồi nhớ lại đời mình tôi lúc nào cũng nhớ tới Lực. Cậu trai trẻ chân đi cà thọt tật nguyền nhưng luôn dễ thương, yêu đời và tốt bụng.
04 Tháng Tư 202511:27 CH(Xem: 252)
Người già tức là người lớn tuổi, còn gọi là người nhiều tuổi hay người cao niên… Thế thì bao nhiêu tuổi mới được gọi là người già, người lớn tuổi hoặc người cao niên?
04 Tháng Tư 202512:01 SA(Xem: 194)
Tóm lại, pháp tu “Tứ Chánh Cần” gồm bốn điều cần tu tập. Hai điều nhằm đoạn trừ pháp Ác và hai điều xiển dương pháp Thiện,
03 Tháng Tư 202510:53 CH(Xem: 219)
Các chị là những Cô Gái Việt Rất dịu dàng trung hậu đảm đang Năm mươi năm đất nước sang trang Vai gánh vác gian nan trần thế.
03 Tháng Tư 202512:46 SA(Xem: 337)
Tháng tư tiếp tháng ba buồn Qui Nhơn đã mất, đau thương Khánh Hòa Cam Ranh vờn khóc sông Ba Miền Trung duyên hải bài ca vọng sầu.
26 Tháng Ba 202511:01 CH(Xem: 522)
Tiệc kết thúc khoảng 11:00 đêm nhưng thầy trò lưu luyến mãi chưa chịu chưa tay nhưng hứa nhau là “còn sức khỏe là còn gặp nhau nữa “
26 Tháng Ba 20251:24 SA(Xem: 464)
Kỷ niệm 50 năm ngày mất miền Nam, thay vì nguyền rủa bóng tối, tôi an ủi thân phận mình vẫn còn chút gì và bằng lòng về những điều ấy cho riêng mình
26 Tháng Ba 20251:22 SA(Xem: 1048)
Chúng em, tất cả những cựu học sinh Ngô Quyền kính chúc Thầy Quýnh, thầy Đạt một ngày sinh nhật 90 tuổi thật hạnh phúc.
26 Tháng Ba 202512:21 SA(Xem: 758)
Trong số các loại rau dại vô cùng phong phú ở quê nhà, tôi thích nhất là rau càng cua, đây là một loại rau dại mọc khắp mọi nơi, đi đâu cũng thấy.
26 Tháng Ba 202512:03 SA(Xem: 678)
Thật là kinh hoàng, Tôi không đủ khả năng diễn tả nỗi lo sợ khủng khiếp xảy ra lúc đó, lòng phập phòng nơm nớp chỉ sợ máy bay rớt bất tử vì quá nặng.
25 Tháng Ba 202512:49 SA(Xem: 661)
Biển dậy phong ba tiếng thét gào Bập bềnh thuyền giữa cõi trăng sao Biển cuốn em lên đầu ngọn song Biển lùa mẹ xuống đáy vực sâu
25 Tháng Ba 202512:45 SA(Xem: 1016)
Dòng đời đưa đẩy đẩy đưa Bóng câu qua cửa tình thưa buột ràng Gặp nhau tóc chuyển trắng sang Cà phê đối ẩm nhịp đàn buông lơi. Đưa tay che dấu mặt trời Cùng nhau ấm tửu cạn vơi nỗi niềm
24 Tháng Ba 20259:32 CH(Xem: 363)
Thẩm thấu lời dạy của Đức Phật, sau thời gian kiên trì tu tập, hành giả nhận ra bản thể của Ngũ uẩn không thực chất tánh, nó vô thường, biến dịch, vô ngã.
24 Tháng Ba 20252:15 SA(Xem: 1135)
Bữa ăn tối cuối cùng trước ngày “BỎ-HUẾ CHẠY” gồm 6 người, năm người đã quá vãng là Chuẩn Tướng Nguyễn Văn Điềm, TLSĐ1BB rớt máy bay trực thăng chết ở Quảng Ngải.
24 Tháng Ba 202512:09 SA(Xem: 896)
Ở nhà ngồi mãi giống khỉ già Xí xọn rủ nhau đi chơi xa Đi chơi để rút nhiều kinh nghiệm Cho tới sút cùi hoặc die nha. Gần tới ngày đi chợt tức cười Già gân mấy cụ rủ đi chơi Mở ra vali toàn là thuốc Xuân thì mấy thuở " Ối Giời Ơi!"
17 Tháng Ba 202512:25 SA(Xem: 1229)
Người già trong làng già này sống vui sống khỏe một cách độc lập chứ không bám vào con cháu. Họ “vô tư” ăn chơi! Và cũng không thấy ai đảm nhiệm chuyện “vá dù” cho con cháu
16 Tháng Ba 202511:55 CH(Xem: 615)
Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để xem: PHI TRƯỜNG BIÊN HÒA 1960 - 1970 Tuyết Võ thực hiện youtube
16 Tháng Ba 202511:41 CH(Xem: 819)
Gặp chuyện gì không phải. Chớ vội la bai bải. Hay mặt mày hớt hải. Cứ từ từ chậm rãi: Có hai điều phải nói:
16 Tháng Ba 202511:12 CH(Xem: 1149)
Tháng ba con thơ khóc nghẹn Chào đời chẳng được gặp cha Dẫu rằng xuân sang thề hẹn Vơi đi niềm nhớ dung hòa. Thời gian trôi qua lầm lũi Ta ngồi nhìn lại bóng ta
16 Tháng Ba 20252:25 SA(Xem: 1086)
Nhân ngày kỷ niệm 50 năm tháng 3 Ban Mê Thuộc, Tôi “người di tản buồn” rất thấm thía với cụm từ: “DI-TẢN CHIẾN THUẬT” xin lạy tạ “ƠN-TRÊN Trời Phật Chúa” độ trì sống sót đến ngày hôm nay!
14 Tháng Ba 20253:19 CH(Xem: 868)
Đã nhiều lần Nam có suy nghĩ rằng có phải cuộc đời tình ái của chàng gắn liền với những người con gái xứ Huế. Lạ lùng hơn nữa là hai cái tên, thật ly kỳ khó hiểu. Hồng Nghi… Đông Nghi…
11 Tháng Ba 20251:23 SA(Xem: 905)
Xin bấm vào link hoặc phần Youtube bên dưới để thưởng thức: ĐÊM THU -Thơ: Phạm Gia Hưng - Diễn ngâm: Yên Sơn Video: Đàm Trung Phán
10 Tháng Ba 20259:06 SA(Xem: 1214)
Hôm nay ngày 08 tháng 3… Vài câu thơ mọn quý bà gửi ông “Người trong mộng” -(hoặc) “Đức ông chồng” Làm ơn đọc kỹ - nếu không - nàng buồn!
28 Tháng Hai 20251:08 SA(Xem: 630)
Đúng nữa thế kỷ sau tháng 4 năm 1975 với sự sụp đổ của VNCH lịch sử đã lặp lại với việc Mỹ bỏ rơi đồng mịnh Ukraine trong những tháng đầu tiên nhậm chức
24 Tháng Hai 202512:47 SA(Xem: 1538)
Đi đâu, xa xa Sài Gòn, bỗng dưng nghe một tiếng “Dạ!” cùng những tiếng “hen, nghen” lại thấy đất Sài Gòn như đang hiện ra trước mắt với những nhớ thương…
23 Tháng Hai 202511:01 CH(Xem: 1695)
Xin bấm vào link hoặc phần Youtube bên dưới để thưởng thức: HƯƠNG TÌNH XUÂN - Nhạc : Trích từ Mariage d' Amour Lời : Thy Lệ Trang Ca sĩ : Diệu Hiền Sản xuất : Sonar Production
22 Tháng Hai 202511:16 CH(Xem: 822)
Dục, Cần, Tâm, Quán được gọi là Tứ Như Ý Túc hay Tứ Thần túc, vì đây là bốn phương tiện giúp hành giả đắc được các tầng thiền Định, như ý muốn.
21 Tháng Hai 20251:39 SA(Xem: 1553)
Nhưng Tình Học Trò là tình mây khói Đến rồi đi như nắng sớm mưa chiều Chẳng vội vàng chờ đợi một tiếng yêu Ai cũng bận học, vấn vương chi cho khổ!
18 Tháng Hai 202511:54 CH(Xem: 2090)
Mừng Xuân Ất tỵ đến rồi! Muôn hoa khoe sắc khắp đồi núi xanh . Ta nhìn ong bướm bay quanh. Lòng Xuân phơi phới Em Anh trao tình!
17 Tháng Hai 202511:42 CH(Xem: 1654)
Tối thứ bảy 2025/2/16, tin ca sĩ, bác sĩ Trung Chỉnh từ trần làm người ta bàng hoàng, thương tiếc.
17 Tháng Hai 20252:42 SA(Xem: 2142)
Ai biết xuân nay đã về chưa Bao giờ hòa thuận nắng cùng mưa Trở về quê cũ tràn nước mắt Ôm trọn niềm vui đón xuân xưa
12 Tháng Hai 202511:36 SA(Xem: 1208)
Thưa quí vị, nghe nói đến nhẫn, quí bà liên tưởng ngay đến cái hột xoàn lấp lánh chiếu như ánh sáng cầu vồng đính trên cái vật tròn tròn, nhỏ xíu để đeo vào ngón tay,
12 Tháng Hai 202510:17 SA(Xem: 931)
Nhưng nếu không muốn dạy mà vẫn phải dạy, không muốn học mà vẫn phải học thì cớ sự sẽ ra làm sao?
12 Tháng Hai 20259:48 SA(Xem: 740)
Hy vọng rằng đọc xong ba câu chuyện này rồi các bạn sẽ biết trân trọng người bạn đời và nuôi dưỡng tình yêu của mình hơn.
11 Tháng Hai 20251:13 SA(Xem: 2099)
Hội Đồng Hương Biên Hòa vừa có buổi họp mặt mừng Tân Niên Ất Tỵ 2025 vào sáng Chủ Nhật, 2 Tháng Hai, nhằm Mùng Năm Tết,
11 Tháng Hai 202512:35 SA(Xem: 2297)
Ngày họp mặt đầu xuân Có lân múa tưng bừng Em có về góp mặt? Ngày Biên Hòa vui chung. Ta tiễn em đi xa Bài thơ viết làm quà Nhớ nụ cười hiền hậu Nhớ tiếng đàn vang xa.
11 Tháng Hai 202512:25 SA(Xem: 3456)
Nước Mỹ vừa có một ngày chủ nhật hạnh phúc bình an, ngoài đường vắng vẻ, không có tai nạn xe cộ, không có đấu đá chính trị. Thể thao đúng là một trong những điều kiện để người ta đoàn kết,
10 Tháng Hai 202511:33 CH(Xem: 12483)
Tốt nghiệp Cử nhân Khoa Toán Lý trường Đại học Khoa học Sài Gòn năm 1971, sinh viên Đào Đức Thiện nộp đơn ứng tuyển tại Bộ giáo dục VNCH.
10 Tháng Hai 20254:10 SA(Xem: 2508)
Tri Ân Em đạo vợ chồng Nửa thế kỷ sống mặn nồng với nhau Vui Buồn, khỏe mạnh, ốm đau Đồng cam cộng khổ lao đao đường đời
10 Tháng Hai 20251:21 SA(Xem: 1095)
Đọc lại lịch sử đau buồn của nước Pháp qua nỗi đau, nỗi nhục của Pétain và De Gaulle, ta như thể đọc lịch sử Việt Nam trong thời gian gần đây.
10 Tháng Hai 202512:36 SA(Xem: 2344)
Tình Nhân Lễ Hội có nhau Cắn môi trái đắng ngọt ngào yêu thương Mai này hai đứa chung đường Còn không bướm đậu hiên tường sân em...
09 Tháng Hai 202511:20 CH(Xem: 1919)
Vào thời mà các cụ ta còn mặc áo dài đội khăn đóng thì thế nào vào dịp tết, nhà nào cũng có một hai câu đối tết viết trên giấy đỏ thắm để treo trong nhà.
07 Tháng Hai 202511:09 CH(Xem: 2627)
Tin chiến thắng đến thật nhanh Quang Trung Đại Đế vào thành Thăng Long Dân Nam lập được chiến công Nhớ năm Kỷ Dậu ngày Mồng Năm ta Quang Trung cứu vớt sơn hà Đuổi quân xâm lượt nước nhà bình yên
06 Tháng Hai 20251:23 SA(Xem: 2104)
Tôi đã đọc Trần Đức Thảo, Những lời trăng trối của Tri Vũ Phan Ngọc Khuê với nhiều trăn trở, nhiều đêm mất ngủ, buồn cũng có và thương tiếc cũng có
04 Tháng Hai 20252:28 SA(Xem: 2268)
*Xin bấm vào link hoặc phần Youtube bên dưới để thưởng thức: XUÂN MỘNG Sáng tác: Lam Phương - Danh Ca: Thái Thanh
29 Tháng Giêng 20259:00 SA(Xem: 1494)
Rắn Ráo, Ri voi lẫn Ri ca Thường hay quấn quýt chung một nhà Giống rắn hổ trâu không nọc độc Cùng loài rắn nước kể như pha Nhưng loài rắn Đẻn ở biển khơi Những người thích xuống biển lặn bơi
29 Tháng Giêng 20258:36 SA(Xem: 3279)
Đầu Năm Rắn viết vội vàng: “Cầu cho Thế Giới An Khang Thuận Hoà Thiên Tai ít ỏi xảy ra Trời yên Biển lặng thăng hoa mọi người”!
29 Tháng Giêng 20252:12 SA(Xem: 3844)
Mỗi năm đến thăm Thầy vào những ngày cận Tết với ước mong đem được một chút nắng ấm mùa Xuân của thời mới lớn ở khung cửa lớp Ngô Quyền về với cả Thầy trò.
28 Tháng Giêng 20258:48 SA(Xem: 1484)
Vậy thì nhân năm Ất Tỵ tức năm Rắn, xin nói chuyện rắn ở Việt Nam. Nhưng không biết nên bắt đầu thế nào! Nếu mô tả về loài rắn với mọi tính cách của chúng e rằng không thế nào kể xiết
27 Tháng Giêng 20253:52 SA(Xem: 2899)
*Xin bấm vào link hoặc phần Youtube bên dưới để thưởng thức: 'TÌNH XUÂN" Thơ: Hoàng Ánh Nguyệt Phổ nhạc: LMST Ca Sĩ: Thùy An
27 Tháng Giêng 20253:41 SA(Xem: 3567)
Từ lâu không trở lại quê nhà Tết đến gợi buồn kẻ ở xa Nhớ mái nhà xưa giờ đổi chủ Thương cành mai cỗi vẫn đơm hoa
27 Tháng Giêng 20252:34 SA(Xem: 2029)
Cái Tết thứ hai trong trại cải tạo lặng lẽ trôi qua trong nỗi nhớ thương gia đình quay quắt. Không biết ngày nào tôi sẽ được thả về với vợ con để đón một cái Tết sum họp tràn đầy hạnh phúc.
27 Tháng Giêng 20252:05 SA(Xem: 3305)
hy vọng luôn lấp lánh như vì sao trong lòng đêm sâu thẳm của người thi sĩ… nhưng với sự hiểu biết khoa học, lòng tin tưởng, hy vọng vươn cao, loài người tin rằng một ngày nào đó mình sẽ đến được với vì sao.
26 Tháng Giêng 202512:52 SA(Xem: 3450)
Trái tim nhân gian thường khi không thể hiểu. Đất đá lặng thinh đôi lúc có linh hồn.
22 Tháng Giêng 20258:49 CH(Xem: 4279)
Đêm giao thừa pháo vang sân trước. Tết vào nhà Tống Cựu Nghinh Tân Chúc mọi người hưởng một mùa Xuân Phước Lộc Thọ, An Khang Thịnh Vượng.
22 Tháng Giêng 20258:31 CH(Xem: 3841)
Tuổi già xồng xộc đến thì mình đón lấy nó với nụ cười chấp nhận sự thật. Vui hay buồn là do mình, người già nhưng tâm hồn trẻ trung sẽ cảm thấy đời vẫn còn đẹp lắm. CHÚC MỪNG NĂM MỚI
22 Tháng Giêng 20251:02 SA(Xem: 2342)
Như thông lệ hằng năm, quý anh chị trong Ban Chấp Hành Cựu Học Sinh Ngô Quyền Nam California, luôn tổ chức ngày thăm viếng Thầy Cô.,,,
22 Tháng Giêng 202512:09 SA(Xem: 3486)
Mừng xuân Ất Tỵ… Tối cao ngôi vị Là đấng Ngọc Hoàng Năm rắn bước sang Thần xin kính chúc Ngài luôn hạnh phúc Long thể kiện khang Công việc mọi đàng Thảy đều viên mãn…
21 Tháng Giêng 202511:01 CH(Xem: 4790)
Tiễn đưa táo thần chầu trời Hai ba tháng Chạp đáo thời mỗi năm Những điều tốt xấu dương trần Tấu chương bày tỏ đo cân thiếu thừa
21 Tháng Giêng 20251:18 SA(Xem: 2588)
Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: HỮNG HỜ - Nhạc : trích từ Indifference - Lời : Thy Lệ Trang Ca sĩ : Kana Ngọc Thúy & Ngọc Quy Sản xuất : Sonar Production
19 Tháng Giêng 20252:58 SA(Xem: 2665)
Vào những năm cuối thập niên 90s, trong thời gian còn ở quê nhà, tôi đã từng thưởng thức những món ăn ngon, tuy rất bình dân, đơn giản nhưng đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng tốt,
14 Tháng Giêng 20253:49 SA(Xem: 3064)
Giờ đây Trước làn hương khói quyện Chúng tôi cúi đầu thương tiếc Những Anh Hùng nghìn thu bất diệt Hồn hiển linh mong về chứng giám…
11 Tháng Giêng 202510:49 CH(Xem: 1218)
Cái chết của Tổng Thống Ngô Đình Diệm kéo theo một thảm trạng của miền Nam, cuối cùng chỉ vì muốn bảo vệ Chủ quyền Độc Lập Quốc Gia,
11 Tháng Giêng 202510:35 CH(Xem: 3581)
Cảm ơn cổng trường sáng nay mở rộng Cho học trò xưa thắp lại chút tình Được sống lại những tháng năm thơ mộng Xa lắm rồi mà nhớ đến thiên thu.
08 Tháng Giêng 20257:14 CH(Xem: 2302)
Dù kim đồng hồ không thể quay ngược tôi vẫn liên tưởng hình ảnh của chị trước sân trường Ngô Quyền ngày nào
05 Tháng Giêng 20251:43 SA(Xem: 4720)
CHÚC Mừng Năm Mới vạn điều may CHÚC khắp nơi nơi phúc lộc dày CHÚC trẻ thơ hiền, ngoan, học, giỏi CHÚC người già khỏe, đứng, đi, hay CHÚC thi thơ trải ngân tròn tháng CHÚC xướng hòa vang vọng suốt ngày
04 Tháng Giêng 20251:29 SA(Xem: 1505)
Nước ta có 20 thế kỷ chữ Hán từ thời Bắc thuộc. Có 10 thế kỷ chữ Nôm đánh dấu thời kỳ tự chủ bắt đầu từ thế kỷ 10 ...
04 Tháng Giêng 20251:20 SA(Xem: 6782)
Giờ đã xa sông nước Biên Hòa Nương chiều còn đồng vọng lời ca Hay đã mịt mờ trong sương khói Kỷ niệm ngày xưa bóng nhạt nhòa
03 Tháng Giêng 20251:45 SA(Xem: 6042)
Một ngày rồi một tháng Bốn mùa rồi một năm Cứ vậy lịch âm thầm Đếm thời gian lặng lẽ Ngày cứ rơi nhè nhẹ Giật mình đã hết năm...
01 Tháng Giêng 20252:46 SA(Xem: 4870)
Đầu Năm Chấp Bút ước thề Xanh tình cơm áo đất quê chạnh lòng Trở trăn có cũng rồi không Ngồi nơi góc phố, lượn vòng chân qua...
01 Tháng Giêng 20252:17 SA(Xem: 3008)
Mùa Christmas gần kề, chúng tôi đều nhận được những lời chúc tốt đẹp của ban lãnh đạo và lúc nào cũng không quên câu phải cẩn thận với người lạ.
01 Tháng Giêng 20251:24 SA(Xem: 6071)
Nghe tin Bạn mới qua đời Tâm tư xúc động bồi hồi tiếc thương Đã đành SỐNG-CHẾT lẽ thường Nhưng lòng cảm thấy vấn vương thế nào!
01 Tháng Giêng 20251:13 SA(Xem: 5027)
HAI đêm gối mỏi say vùi NĂM cùng tháng tận bước trui đỏ rèn... Một Ngày Trái Đất Bình An Nhà Nhà Hạnh Phúc Tâm Cang Lạc Thần Chúc Mừng Năm Mới 2025...
31 Tháng Mười Hai 20243:36 SA(Xem: 3047)
Bên nầy, trời đã chuyển sang Đông Chăn nệm làm sao sưởi ấm lòng? Thương về Quê Mẹ đang nghèo khó Châu Đốc hằng năm lũ ngập đồng
31 Tháng Mười Hai 20241:35 SA(Xem: 5087)
Em ở quê nhà, em có biết Phương nầy trời lại đã vào đông Hôm nay anh ghép vần thơ nhớ Gởi vội về em nhắn mấy dòng :
26 Tháng Mười Hai 20243:16 SA(Xem: 4474)
Xin bấm vào link hoặc phần Youtube bên dưới để thưởng thức: MÙA SAO SÁNG - Nhạc Nguyễn Văn Đông - Tiếng hát Hoàng Oanh Kiều Oanh thực hiện Youtube
26 Tháng Mười Hai 20243:00 SA(Xem: 4399)
Sau những câu chuyện vui vẻ chúng tôi bắt đầu vào tiệc. Chồng tôi rót rượu Champagne ra ly mời mọi người khai vị trong tiếng nhạc Giáng Sinh ngân vang rộn rã ...
26 Tháng Mười Hai 20242:30 SA(Xem: 2794)
Những buổi tối cuối tuần sau buổi hẹn hò, anh đưa cô về, trong xe của anh vẫn còn vương vấn mùi thơm nhè nhẹ, cho anh một cảm giác nhớ thương thật dễ chịu.
26 Tháng Mười Hai 20241:58 SA(Xem: 3878)
Đêm Thánh Vô Cùng sương khói nhạt Hồi chuông tĩnh lặng gió mưa nhòa Ta về vắng bóng người năm cũ Ngày Giáng Sinh buồn viết nhạc ca
26 Tháng Mười Hai 20241:21 SA(Xem: 5334)
Đường đời vạn nẻo vô thường Quanh đi quẩn lại ngẫm thương phận mình Hợp tan tan hợp nhân sinh Sống sao trọn nghĩa trọn tình cùng nhau
26 Tháng Mười Hai 20241:12 SA(Xem: 4629)
Nhớ nhau một khoảng trời yêu 52 năm cũng ít nhiều nắng mưa Cố làm người lạ trêu đùa Trái tim tình tự, Bao Mùa Nô En...
26 Tháng Mười Hai 20241:07 SA(Xem: 4577)
Chúa ơi! Chúa ơi! Con không có Đạo Nhưng tâm hồn con chan chứa Đức tin Tháng Mười Hai về rộn rã Giáng Sinh Nhận Hồng Ân từ vinh danh Thiên Chúa.
26 Tháng Mười Hai 202412:36 SA(Xem: 4005)
Tôi lắng nghe những bài thánh ca đêm Noel với sự trân trọng, tôi thấy lòng mình lắng đọng lại khi ngắm nhìn tuyết trắng rơi rơi vào đêm Giáng Sinh
24 Tháng Mười Hai 20244:25 CH(Xem: 3004)
Gần 50 năm đã trôi qua kể từ ngày 5/1/1975, nỗi ray rứt trong lòng tôi nay chợt đến nhứt là khi nhìn về đất nước thấy cảnh đảo điên của xã hội, băng hoại của văn hoá..
19 Tháng Mười Hai 20249:49 CH(Xem: 3567)
Đối với thanh niên thời nay chắc chẳng ai biết đến Pelé. Trái lại vào thời tôi còn đi học vào những thập niên sáu mươi, bảy mươi của thế kỷ trước ở Việt Nam và có lẽ cả thế giới không ai mà không biết
19 Tháng Mười Hai 20243:53 CH(Xem: 5594)
Mặc dù đã trãi qua mấy trăm năm với bao diễn biến thịnh suy theo dòng lịch sử, ngôi Thánh đường Kẻ Sặt năm xưa vẫn không thay hình đổi dạng. Đó chính là hình ảnh không bao giờ phai nhạt trong ký ức tuổi thơ tôi.
19 Tháng Mười Hai 20243:05 CH(Xem: 5111)
Nhân việc nhà thờ Đức Bà tại Paris, thủ đô nước Pháp được tái khánh thành hôm 8 tháng 12 - 2024 sau năm năm sửa chữa, tôi nhớ lại ngày nhà thờ bị cháy mà tôi được xem qua màn ảnh vào thời điểm đó.
19 Tháng Mười Hai 20242:50 SA(Xem: 5850)
Chào tháng Mười Hai, tháng cuối của năm, Tháng của gió, của tuyết về lạnh lẽo, Xin chúc nhau những tâm hồn vạn nẻo, Vẫn ấm lòng hạnh phúc với thời gian.
17 Tháng Mười Hai 20243:42 CH(Xem: 6295)
Chuông nhà thờ đổ vang ngân Nửa đêm thánh lễ độ chân giáo đường Nô en tràn ngập yêu thương Ngôi sao phương bắc soi gương thập toàn...
10 Tháng Mười Hai 20241:07 SA(Xem: 1587)
Nhạc sĩ trả xong nợ thế rồi Gia đình bạn hữu lệ buồn rơi Dồn tâm sáng tác lưu trần thế Dốc trí phổ thơ dệt mộng đời
08 Tháng Mười Hai 20241:25 SA(Xem: 1945)
Dạo mới qua Mỹ, mình nghe mấy chữ “Thứ Sáu Đen” (Black Friday) chẳng hiểu mô tê ất giáp chi cả. Rồi dần hiểu ra đó là ngày thứ sáu (Friday) sau ngày thứ năm (Thursday) là ngày lễ Tạ Ơn...
07 Tháng Mười Hai 20241:53 SA(Xem: 1947)
Thế gian bãi biển nương dâu ! Hãy vui hiện tại hát câu mong chờ ! Đón mừng Xuân tới bến bờ . Muôn hoa Xuân thắm hiện giờ bên Ta !
07 Tháng Mười Hai 20241:24 SA(Xem: 1941)
Kim Dung với các tác phẩm võ hiệp và Quỳnh Dao với các tiểu thuyết tình cảm. Hai ngôi sao trên văn đàn Á Châu đã tắt,
30 Tháng Mười Một 202411:11 CH(Xem: 1118)
Lời thành thật với tâm trân trọng Cuối đời còn trĩu đọng hàm ân Khiến xui lòng nhớ mãi khôn quên MỪNG LỄ TẠ ƠN tròn hạnh phúc