Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn thị Thêm - BỐ TÔI

12 Tháng Sáu 20229:21 CH(Xem: 4984)
Nguyễn thị Thêm - BỐ TÔI
Bố Tôi tựa

 

Gia đình tôi nghèo lắm, cả mấy mạng người sống trong một ngôi nhà lụp xụp ven sông của khu Khánh Hội. Căn nhà tranh, vách che chắn bằng những là dừa nước đan lại với nhau. Trong nhà một cái giường dùng cho cả gia đình, một cái bàn nhỏ để bình trà và vài cái cốc uống nước cùng cái tẩu thuốc lào của bố. Kế đó là cái chạn cũ kỹ, cái bếp có ba ông táo ngồi châu mặt với nhau buồn vì đã lâu không thấy sơn hào hải vị. Trên cái dĩa đã mẻ miệng, một nải chuối nho nhỏ với ba cây nhang đã tàn cắm trên một cái lon sữa bò. Cả gian nhà trông tội nghiệp như lời khấn nguyện thật thà của người đàn bà chủ nhân gian bếp. “Xin cho con hôm nay bán đắt để mau hết nồi bánh canh.”

Cũng may nền nhà được tráng xi măng, nên chị em tôi cũng có nơi để ngủ. Đây là căn nhà bố tôi mua lại của một ông cụ lượm ve chai trong xóm. Khi ông mất, con ông cụ bán rẻ lại lúc bố con tôi trôi dạt về nơi này. Đất Sài Gòn là nơi quy tụ người tứ xứ, một chái nhà tranh cũng đắt đỏ với những kẻ tha hương. Bố mẹ tôi đã vét đến đồng xu cuối cùng mang theo để trả lần đầu và liên tục 3 năm trả dần mới có được căn nhà chính thức của mình. Bố mẹ tôi thường nói: ‘Người Sài Gòn tốt bụng, không nơi nào con người có tấm lòng hào phóng như dân Sài Gòn”

 

Bố tôi làm nghề dân biểu (Bố hay đùa như thế mỗi khi có ai hỏi đến nghề nghiệp của mình) Xe xích lô cũng thuê để chạy nên tiền kiếm được phải trả cho chủ xe theo quy định. Lúc đầu, bố tôi chạy từ sáng đến tối mà không có khách. Tiền nộp cho chủ xong chẳng còn lại được bao nhiêu. Dần dần ở lâu quen biết, bà con nghèo ở khu Khánh Hội thương nên mỗi khi đi chợ đều gọi bố tôi. Bố thật thà lại giá cả phải chăng nên lâu dần thành những mối quen. Sáng bố chở bạn hàng ra chợ Cầu Ông Lãnh, chợ Cầu Muối rồi ghé rước về. Ngặt nỗi Cầu Ông Lãnh con dốc thật cao, lần nào bố tôi cũng đẩy hết sức lực, mồ hôi ướt đầm cả lưng áo mới lên tới đỉnh cầu. Xong ngồi kéo thắng để chạy xuống dốc. Vì vậy lưng bố tôi đau thường xuyên, bệnh nghề nghiệp cứ hành hạ bố tôi ngày này qua ngày khác.

Buổi sáng khi bố tôi đẩy xe ra khỏi nhà là mẹ tôi đã nấu gần xong nồi bánh canh bán rong trong xóm. Dân lao động nghèo nên chẳng cần thịt, tôm nhiều cho lắm, chỉ phiên phiến cho có để thêm vị ngọt. Bánh canh nóng, tí hành ngò, tiêu ớt điểm tô lên trên. Điểm tâm buổi sáng giá rẻ, ấm lòng để cật lực một ngày lao động. Kẽo kẹt vòng vòng trong xóm cho hết nồi bánh canh là mẹ đi về. Trên đường về nhà, mẹ ghé chợ trong xóm (không biết chợ thành hình từ lúc nào mà bán từ sáng tới tối) mẹ mua ít thức ăn về nhà cơm nước. Bố chạy hết các mối buổi sáng ghé về nhà lua ba hột cơm rồi chở mẹ đi chợ. Buổi chiều, mẹ lại ra ngồi ở cái chợ xóm nghèo đó bán cóc, ổi, mía ghim.

Có lẽ không ai ở Sài Gòn lại không biết quận tư với khu Khánh Hội. Một địa danh thật nghèo có lịch sử lâu đời. Nơi đây có cây cầu Khánh Hội còn được gọi là Cầu Cống với Bến Chương Dương nơi tàu ngoại quốc ra vào sầm uất. Ngoài ra còn có cầu Ông Lãnh và cầu Calmette cũng đi về khu Khánh Hội.  Khánh Hội nổi danh là nơi có nhiều tay anh chị hùng cứ, băng nhóm du đãng khiến người ta sợ lẫn khâm phục vì có nghĩa có tình, cái tình nghĩa lạ kỳ của những anh hùng Lương Sơn Bạc. Một số tài tử, nhà văn nổi tiếng cũng xuất thân từ nơi này. Có lẽ những phức tạp của khu Khánh Hội là nguồn cảm xúc của những tâm hồn nghệ sĩ.

Nhà tôi ở trong hẻm Hãng Phân nằm trong khu Khánh Hội. Cái xóm nghèo đông đúc và chật chội nhưng đầy tình người. Đi qua khỏi cư xá Vĩnh Hội, nằm bên trái ngôi chùa (nơi trú ẩn tạm dung của khách lạ bốn phương) là con đường nhỏ thành hình bằng những tấm xi măng nối tiếp nhau là đi vào xóm của tôi. Cái xóm nghèo đủ thành phần Bắc, Nam Trung quy tụ trên bờ con sông Sài Gòn của khu Khánh Hội. Họ làm đủ nghề tay chân để mưu sinh: khuân vác bến cảng, công nhân hãng Ba Son, công nhân hãng thuốc Tây, chạy xe ba gác, xe xích lô, khuân vác mướn và còn có những tay anh chị bụi đời.

Những căn nhà tạm thời cứ mọc ra một cách tự nhiên và bám trụ luôn ở đây. Phía sau nhà là rạch nước dẫn đến từ con sông Sài Gòn. Nước ở dưới đục ngầu, rác trôi lềnh bềnh hôi hám. Dòng nước tù túng như đám dân đen thiếu khí trời thiếu đất sống. Mỗi nhà đóng cọc bên dưới và làm một cái sàn dùng để tắm giặt và …đi cầu, nhất cử lưỡng tiện. Cứ thế, sau khi giải quyết vấn đề quan trọng nhất nhì của con người, cứ việc xối vài gáo nước là cái nợ đời từ từ trôi đi và ghé nơi đâu không ai cần biết.

Nơi mà cả xóm được chính thức được sử dụng để giải quyết bầu tâm sự, là một cái nhà cầu công cộng xa cuối con đường hẻm mà dân chúng gọi là Cầu Tũm. Đó là một cái ao nuôi cá tra của một gia đình nào đó không rõ. Một dãy nhà cầu dài, không phân biệt dành cho Nam hay Nữ. Ai tới trước cứ việc vào. Bước vào cầu tũm phải đi qua một cây cầu dài được hình thành bằng ba đoạn cây tròn tròn ghép lại. Mùa hè thì khô ráo, nhưng mùa mưa trơn trợt bởi đây là khu đất thấp trồng hoa màu bỏ mối cho chợ. Trước mỗi ngăn nhà cầu là một tấm ván đóng lưng chừng để người bên ngoài không thể nhìn thấy phần dưới, nhưng người nào ngồi ở trong ấy thì người bên ngoài rõ mặt mười mươi.

Ai mới đi lần đầu thì ngượng lắm, nhưng mãi rồi quen. Đành thôi, dân xóm nghèo lao động mọi việc đều được chấp nhận một cách vô tư lẫn hài hước. Thực ra đi cầu cá cũng có cái vui của cầu cá. Bọn trai gái rủ vài đứa đi chung, thế là vừa ngồi râm ran tâm sự chẳng buồn để ý tới tiếng rơi của mồi và tiếng đớp của những con cá háo ăn. Chuyện đời cũng có những điều nghịch lý vì nơi đây cũng là nơi hò hẹn tâm sự của biết bao cặp trai gái yêu nhau. Cha mẹ cấm giao du trai gái nhưng không thể cấm cái mục đi cầu. Thế là nhìn nhau mãi cũng quen, gặp nhau nói chuyện hoài nên xa nhau thì nhớ. Tình yêu vụng trộm thăng hoa đã tặng cho thế gian những đứa con sinh ra bất đắc dĩ, cùng tiếp nối kiếp nghèo của những người lao động chân tay vất vả.

Bố mẹ tôi bỏ xứ tha phương cầu thực với mơ ước một ngày con cái đổi đời thoát kiếp khuân vác, đạp xe xích lô hay bán hàng rong. Trong nhà ngoài chị cả, tôi là con trai lớn phải cố gắng học hành và giúp các em tôi tiếp nối. Tôi đi học với chiếc xe đạp đã cũ nay tuột sên mai xẹp lốp. Đoạn đường đi về qua dốc cầu Ông Lãnh chỉ đẩy lên chứ không dám đạp vì sợ đứt sên, tuột con chó. Rạp hát Nam Tiến chiếu phim cao bồi bắn đùng đùng tôi nghe mê lắm nhưng chưa một lần đến xem. Con nhà nghèo cúi mặt để lượm chữ nghĩa nhét đầy sách vở. Cũng may Saigon dễ thương không câu nệ hay kỳ thị xuất xứ. Ở phương nào không biết, đến đây sống ở đây là thành dân Sài Gòn.

Sài Gòn đẹp như một cô gái điệu đà sang trọng. Sài Gòn khí phách, ngang tàng của những tay anh chị bắt chước anh hùng Lương Sơn Bạc. Sài Gòn cũng là nơi cho tao nhân mặc khách tô điểm cho đời những áng văn kiệt tác, những bản nhạc để đời. Sài Gòn sáng trưng đèn điện và cũng lờ mờ lung linh mờ ảo cho những cô thiếu nữ cất tiếng oanh ca. Sài Gòn cao ngất nhà lầu với những người giàu có nhất nhưng Sài Gòn cũng là nơi dung thân cho những con người nghèo khổ khốn cùng chen chúc nơi đây. Ai cũng là dân Sài Gòn và được hít thở không khí vừa hổn độn vừa tự do thân thiết. Chúng tôi bây giờ là dân Sài Gòn thứ thiệt, từ cách nghĩ, cách sống và hình như tiếng nói cũng pha đớt đớt dễ thương của người Sài Gòn.

Một ngày, trên đường về với một chiếc xe đầy hàng hóa, khi xuống dốc Cầu Ông Lãnh bố tôi bị tai nạn. Cả người bố và xe lật nhào khi bánh xe bị bể. Hàng hóa lăn long lóc và bố tôi bị thương.  Một chân bị gãy thêm những cơn đau lưng từ trước khiến ông phải nằm nhà không thể đạp xe kiếm tiền. Từ ngày ấy bố tôi đổi tính. Ông lầm lì, cộc cằn và nghiện rượu.

Quán cà phê đầu ngõ là nơi bố tôi ngồi gần như thường trực. Buổi sáng cà phê, thêm vài ly đế. Bố về nhà ngả lưng ngủ một giấc trưa. Thức dậy là kêu em tôi ra quán mua cà phê. Ly cà phê đen được đun bằng cái ấm như kho, trong đó có cái vợt đen thùi lùi dùng từ ngày này qua tháng khác. Ly cà phê đánh thức những dây thần kinh còn mê ngủ của bố để bố có dịp gắt gỏng mẹ về từng câu nói, cái nhìn hay thức ăn quá đạm bạc. Nói chán ông lê đôi dép, mặt mày cáu gắt, mặc quần đùi ra quán để làm cử rượu chiều. Quán cứ bán ghi sổ nợ, bố cứ mua và tiền mẹ tôi phải trả.

Mẹ tôi bận bịu và vất vả kiếm tiền thế nào dường như ông không cần biết. Chỉ cần buổi tối về nhà có tí đồ nhắm để ông ngồi đối ẩm với xị rượu để quên đời tha hương. Sài Gòn vẫn là nơi ông chọn dừng chân là đúng nhất, bởi chẳng ai dòm ngó hay can thiệp chuyện riêng tư. Không giống như quê ông…Rượu vào ông lè nhè kể về cái làng quê nghèo ven con sông Hồng. Cứ mỗi năm nước đổ về làm cả làng lụt lội, no thì ít, đói triền miên. Họ hàng làng nước bắt chẹt nhau từng câu nói, từng cái chào. Ông nói về ngôi đình làng và tuổi thơ. Ông kể rồi ông khóc. Biết bao giờ còn trở lại bến sông xưa. Mà làm sao về được với cái chân gãy và một tấm thân tàn phế. Ông gục xuống, đôi mắt lạc thần và ông rơi vào giấc ngủ.

Một ngày nọ chị tôi về nói với bố mẹ là chị không đi bán rong ở các bến xe nữa, chị đi làm. Người thuê chị là một thương gia. Ông có đứa con gái nhỏ tuổi cần một người chăm sóc. Chị nói họ trả trước cho chị 2 tháng lương để đem về cho bố mẹ. Mỗi tháng chị sẽ về nhà một hai lần vào cuối tuần để thăm. Chị rưng rưng nước mắt đưa tiền cho mẹ rồi xách bịch đồ ra đi. Bịch đồ thì nhẹ tênh mà chắc trong lòng chị tôi ngổn ngang nhiều thứ. Hỏi chị làm ở đâu, chị nói ở khu Tân Định. Họ đã cho người đến đón chị theo hẹn. Chị ôm tôi vào lòng và dặn chăm sóc bố mẹ và em Hải. Chị sẽ về thăm và mua quà cho tôi. Năm đó chị tôi 18 tuổi, tuổi con gái dậy thì xinh đẹp nhất.

Thời gian đầu, chị tôi hàng tháng về nhà thăm và đưa tiền cho bố mẹ. Bố tôi vẫn rượu uống tì tì, mẹ hàng ngày vẫn hai buổi chợ. Thỉnh thoảng tôi được chị cho quà và cho tiền để mua sách vở. Chị bảo tôi ráng học, nhà chỉ có tôi để làm rỡ ràng dòng họ, còn chị đời đã như xong. Tôi chẳng biết làm sao để rỡ ràng và tại sao đời chị đã xong. Tôi chỉ biết thương và nhớ chị mỗi sáng mỗi chiều, Chị đã chăm sóc và lo cho chúng tôi từ khi chị còn là đứa bé con ốm nhom đen đúa.

Một lần, chị về nhà đưa cho mẹ tôi một số tiền khá lớn. Chị nói để sửa nhà cho khang trang một chút rồi chị ra đi. Mẹ cầm tiền chị khóc rấm rứt: “Tội thân con tôi! Thôi về nhà với mẹ mẹ con mình buôn bán sống qua ngày”Chị cười buồn an ủi mẹ:” Con đang làm việc yên ổn mà mẹ. Ông chủ tốt với con lắm. Mẹ đừng lo” Chị đi rồi mẹ tôi từng bước sửa lại mái tranh, che vách nhà và mua lại một cái giường cũ cho tôi và em trai.

Một thời gian sau chị tôi lại về thăm. Lần lần này chị đã thành một cô gái Sài Gòn trong lối phục sức tân thời . Người ta đồn đoán với nhau chị tôi làm đĩ hoặc làm me Mỹ mới ăn diện như thế. Mẹ tôi thì mặc thiên hạ nói gì. Chị tôi vẫn là con gái rượu của mẹ. Mẹ thương chị nhiều hơn không phải vì tiền chị mang về mà chị đã gánh vác tất cả khó khăn gia đình trên đôi vai bé nhỏ. Bố tôi ghét chị ra mặt, gặp mặt là chửi và xua đuổi chị đi khỏi nhà. Bố nói chị tôi làm nhục gia phong, bố chẳng còn mặt mũi nào gặp họ hàng làng nước. Chị chỉ khóc và nhét vội cho bố ít tiền uống rượu. Chưa khi nào chị về ở qua đêm. Cả nhà không biết chị làm gì và ở đâu. Sài Gòn nhiều ánh đèn màu đã cuốn hút chị tôi trong đó. Chị có phải là con thiêu thân đốt cháy bản thân mình hay chị đang làm việc đứng đắn. Trong nhà không ai biết, hàng xóm đồn thổi khi trà dư tửu hậu mỗi lúc chị về thăm, nhưng người Sài Gòn dễ dãi, mau quên  không quá bận tâm tới chuyện người khác. Ai có công việc đó, mỗi người mỗi hoàn cảnh.

Chị về nhà lần cuối với cái bụng chửa vượt mặt. Mẹ bảo chị ở nhà sinh nở mặc ai nói gì thì nói. Chị cười buồn và đưa cho mẹ một số tiền bảo mở tiệm bán buôn tại nhà, đừng bán rong cực khổ. Chị bảo chị theo chồng đi xa từ nay không thể về thăm được. Chị ôm lấy tôi dặn dò. Nước mắt chị nóng hổi ướt một bên má tôi. Chị lên xe xích lô ra đi, tôi nhìn theo tự nhủ: “Đàn ông không thể khóc” nhưng nước mắt tôi đã ràn rụa lúc nào.

Từ ngày chị tôi rời nhà với cái thai khá lớn, bố tôi như mang thêm trong lòng một gút mắc không thể tháo ra. Bố càng ngày càng nghiện rượu nặng. Từ ba cử một ngày, bố uống bất kể lúc nào thèm rượu. Mỗi lần say bố lôi mẹ và chị tôi ra chửi. Không biết mẹ mắc nợ bố từ kiếp nào mà mẹ cứ là nạn nhân của bố. Ông chì chiết, mắng mỏ làm như mẹ tôi là nguyên nhân làm ông tàn tật. Những cơn say mỗi ngày kéo lại gần hơn Tôi đôi lần muốn bỏ nhà đi như chị, nhưng nhìn mẹ, nhìn em tôi không thể rời xa.

 

Rồi tôi yêu. Một thằng vừa đói vừa nghèo như tôi mà dám yêu cũng thật lạ. Em là con gái nhà giàu vừa đẹp vừa kênh kiệu. Em nhìn tôi bằng nửa con mắt vì gia cảnh tôi không xứng đáng với gia đình và sắc đẹp của em. Thế nhưng mỗi lần gặp tôi, em vẫn ném cho tôi một cái nhìn ma mị và quyến rũ. Tôi lẽo đẽo theo em mỗi sáng đến trường trong câm nín. Tôi bỏ quên sách vở, quên chị dặn dò, quên mình phải cố gắng học tập. Hình ảnh em hiện ra chồng lên những bài học nuốt không trôi, đôi mắt mời gọi như có như không đã làm tôi mê muội. Kết quả tôi chưa một lần nắm tay em tỏ tình thì con dốc đời đã kéo tôi xuống tận đáy và mất em vĩnh viễn. Tôi thi rớt tú tài và bị gọi nhập ngũ. Tôi cười như mếu vì tôi đã thoát ra khỏi gia đình một cách hợp pháp. Tôi hả hê một cách ngu dại và phẫn nộ chính mạng số của mình. Hai bàn tay trắng và một ít chữ nghĩa, tôi bước vào cuộc đời binh nghiệp. Bố tôi có thêm một thằng con không ra gì để chửi rủa và để say. Tội nghiệp mẹ tôi chỉ khóc. Chiến tranh đang khốc liệt và thêm một đứa con phải bước ra khỏi vòng tay bảo bọc của bà.

Tôi tốt nghiệp quân trường và nhận đơn vị chiến đấu. Khi đối diện chiến tranh, với cái chết cận kề tôi thấy mình trưởng thành, gan góc bất cần đời hơn. Dường như trong tôi có thêm một con người mới. Tôi yêu những người dân nghèo chơn chất giữa hai bên ranh giới Quốc Cộng. Tôi không còn bi thảm hóa cuộc sống của mình vì dù có nghèo thế nào chăng nữa gia đình tôi vẫn ở giữa Sài Gòn phồn hoa, văn minh và an toàn. Khi đối diện với kẻ thù tôi trở nên cuồng nộ và bi phẫn. Tôi đã có gì, được gì và mất gì. Tôi nhớ mẹ tôi bằng sự oán hận những cơn say của bố. Tôi nhớ chị tôi bằng những buổi tối say vùi sau một trận càn. Tôi nhớ em bằng cách dày vò thân xác những ả buôn hương. Tôi dốc cạn tiền lương ít ỏi của lính bằng sự ích kỷ bản thân và bất cần mạng sống mỗi khi xung trận.

Sau một lần giao tranh tôi bị bị thương nặng.Vết thương đã làm tôi phải rời xa đồng đội và được về hậu cứ làm việc. Tôi có thời gian gần gũi gia đình. Tôi về nhà để thấy những nhọc nhằn của Mẹ và thịnh nộ của bố. Em trai tôi đang lần theo vết chân tôi để thở dài:" Em muốn bỏ học đi lính" Tôi khuyên em mà thương cho nó. Gia đình không khí nặng nề vì đói sự yêu thương chăm sóc của cha. Mẹ tôi đã già nhiều để tôi biết mình bất hiếu.

Tôi bắt ghế ra ngồi trước cửa, phì phà điếu thuốc để nhớ chị tôi da diết. Cái xóm nghèo vẫn không thay đổi. Tôi không tìm được cho mình một tình yêu, một gương mặt để thay thế những vấp váp ngày xưa. Mẹ hối tôi kiếm vợ, mẹ mong có cháu: "Thời buổi chiến tranh, anh cũng phải tính cho mình, cho bố mẹ" Tôi thả những khoanh khói thuốc xoáy vào không trung ngẫm nghĩ đến một người đàn bà bước vào đời tôi. Tôi không hiểu cô gái ấy sẽ sống thế nào với những cơn nghiện rượu của bố. Bố sẽ chửi cô ta ra sao khi cô ấy không vừa ý bố. Tôi không muốn làm thêm một người đàn bà nữa bị nhục trong cái gia đình này.

Mặc dù có tôi hiện diện trong nhà, bố tôi vẫn tì tì uống rượu. Dường như rượu làm những cơn đau của bố giảm đi, nhưng làm cho thần kinh bố càng căng thẳng. Bố không lôi tôi ra chửi vì biết tôi sẽ sẵn sàng bỏ đi ra khỏi nhà khi bố chửi đến hồi hai. Tôi không còn là thằng con trai hiền như ngày trước. Chết chóc, đạn pháo đã làm tôi căng thẳng và nổi loạn. Tôi vẫn yêu bố nhưng bố không làm tôi phục. Bố khiến tôi nghĩ đến một người cha vô trách nhiệm. Một người chồng ngoan cố và dã man.

Mẹ mãi mãi là nạn nhân của bố. Tất cả những bực dọc của bố đều trút lên người của mẹ. Mẹ nhận lấy, chịu đựng và phục tòng.

Người mà bố tôi ghét cay ghét đắng và chửi nhiều nhất vẫn là chị tôi. Bố chửi thậm tệ, chửi bất kể lúc nào bố say. Chửi một mình hay chửi khi nào có ai nhắc đến chị.

Rồi Sài Gòn trong cơn bão loạn. Sài Gòn thức giấc trong cơn động đất chiến tranh. Người nơi xa chạy về Sài Gòn, người Sài Gòn hoảng loạn đứng ngồi không yên. Nhà tôi trong xóm nghèo biết chạy đi đâu. Bước ra khỏi nhà là con đường chỉ có mấy tấm đan xi măng hẹp té, xe xích lô chạy vô muốn chiếm hết con đường, người trong xóm cứ ra trước hàng hiên nhà láo nháo, lo sợ và bàn tán.

Như có phép màu, lúc này bố tôi tự dưng tỉnh rượu. Những cơn thèm rượu thưa dần. Bố ở nhà nhiều hơn. Bố cuống cuồng, lo lắng:

- Cái thằng chết tiệt Cộng Sản mà thắng thì mày chết chắc con ơi! Cả cái gia đình này cũng không yên với chúng. Trời ơi! tôi chạy đến đây vẫn không thoát khỏi chúng là thế nào.

Bố hỏi mẹ có tin tức gì từ chị, bố không tin chị bỏ hẳn gia đình. Bố nói mẹ tìm cách kêu nó về đây, nó có làm đĩ bố cũng không chửi, không đuổi đi nữa. Mẹ hỏi bố ông không còn sợ sỉ nhục hay mất mặt với xóm giềng à. Bố trả lời:

-Cộng Sản vào đây thì chết cả lũ. Con với cái khổ thân tôi. Làm sao tìm được nó bây giờ.

Tôi là lính, tôi từng giao tranh với Cộng Sản, từng chết sống, từng bị thương, nhưng tôi không thù ghét và sợ Cộng Sản bằng bố. Bố tôi bị ám ảnh những ngày ở miền Bắc mà sợ Cộng Sản đến kinh hoàng, sợ đến quên cả rượu. Bố bảo tôi hãy dò tìm đường chạy thoát đi con. Chạy để được sống còn. Cộng Sản ác lắm.

Một chiều gần cuối tháng tư, chị tôi về vội vã. Chị bảo cả nhà thu vén ít quần áo đi theo chị. Mẹ hỏi đi đâu. Chị nói đi di tản, chồng con đã chờ sẵn. Mỹ bỏ Việt Nam rồi. Cộng Sản sắp làm chủ tình tình. Mình phải đi ngay kẻo không kịp. Mẹ tiếc cái nhà, tiếc mọi thứ không chịu đi. Bố quát to, lần quát này con cái thấy bố quyết định chính xác nhất, có uy nhất:

- Bỏ tất! Cộng Sản vào chả có gì là tồn tại. Tôi đã sống và đã sợ lắm rồi. Đi ! Đi ngay kẻo trễ.

Thấy mẹ còn đứng bịn rịn căn nhà, bố ôn tồn nói với mẹ.

- Đi phải rời khỏi đây ngay bu nó ạ. Con trai mình đi lính, con gái lấy Mỹ Cộng Sản nó không tha đâu. Chết cả lũ, tù cả lũ đấy.

Rồi bố nhìn chị đôi mắt dịu lại và đầy biết ơn

- Bố xin lỗi.

Chị tôi dẫn cả nhà ra khỏi xóm. Chiếc xe Jeep đã đậu sẵn chờ. Lâu nay chị lấy chồng Mỹ nhưng vì sợ bố tôi chị không dám về nhà. Chị thường lén cung cấp tiền cho mẹ nuôi bố và các em. Lần này hai vợ chồng chị đem cả gia đình tôi di tản trước khi Cộng Sản chiếm trọn miền Nam.

Bố tôi là ông bố say xỉn hư đời nhưng nghe tới Cộng Sản là bừng cơn say. Ông từng là nạn nhân nên ông biết rõ cuộc sống người dân cực khổ khốn nạn thế nào. Lần này ông đã có một quyết định đúng nghĩa của một người chủ gia đình. 

Bao nhiêu giận hờn và coi thường bố trong tôi không còn. Ông đã trở lại là một người bố sáng suốt không bị cơn nghiện dày vò. Ông bước khập khiễng nhưng đầy cương quyết sau chị tôi. Chúng tôi theo ông ra xe và may mắn thoát khỏi thiên đường Cộng Sản.

 

Nguyễn thị Thêm

Viết theo lời kể của L.

15 Tháng Mười 202212:21 SA(Xem: 6451)
Ta mê công chúa tiền triều Thuở trăng chưa khuyết, thuở chiều chưa phai Phụ hoàng còn ngự trên ngai Bá quan kim mão, gấm hài muôn tâu.
14 Tháng Mười 202212:35 SA(Xem: 7051)
Những điều em nói đó Hai đường thẳng song song Chẳng phải ta chung phòng Hai đường chỉ còn một.
13 Tháng Mười 202211:27 CH(Xem: 4492)
Rồi thì lá sẽ vàng, sẽ khô và sẽ rụng. Đó là sự tuần hoàn của sự sống, là vô thường. Chấp nhận vô thường, chấp nhận cái chết sẽ đến với tất cả mọi người mọi vật thì ta sẽ bớt phiền muộn...
10 Tháng Mười 20221:52 SA(Xem: 5097)
Tôi và ông Sung bỗng trở thành hai bạn già tâm sự kể lể chuyện thời tiết trở trời, chuyện ốm đau và dặn dò nhau kinh nghiệm thuốc men cho đến khi không còn gì để than thở thêm
10 Tháng Mười 20221:43 SA(Xem: 4429)
Có lẽ Canada (và các nước Mỹ, Úc, Châu Âu) mắc nợ người Việt tỵ nạn từ… kiếp trước, nên kiếp này họ phải rước chúng ta qua, đón tiếp nồng hậu đám người chân ướt chân ráo mới đến
09 Tháng Mười 20224:53 CH(Xem: 7248)
Cuộn tròn nỗi nhớ trong chăn Gởi em thơ viết mấy hàng trong mưa Ví dầu mưa tạnh hay chưa Cội tình cũng đã xác xơ nhánh buồn.
08 Tháng Mười 20222:32 SA(Xem: 6795)
Ta ngồi ôm lấy chợ quê Bao năm gìn giữ vẹn thề trong tim Giữa đời bảy nổi ba chìm Phố reo tiếng hát gợi mềm giấc mơ.
08 Tháng Mười 20222:21 SA(Xem: 6153)
Bạn đã thấy Thu về rồi đấy nhỉ Trên sườn đồi, bên khe núi, vườn sau Lá trên cây nay đã đổi sang màu Đỏ tím thẩm hay úa vàng ảm đạm Khắp mọi nẻo sương lam giăng màu xám
03 Tháng Mười 202211:06 CH(Xem: 5311)
Khuê ơi, cho dù bây giờ tóc đã thôi bay như trong những ngày đứng gió, nhưng chẳng bao giờ tôi quên được cảm giác những sợi tóc dài của Khuê nương theo gió, đùa giỡn mơn man trên mặt tôi.
02 Tháng Mười 202211:18 CH(Xem: 5246)
Lịch sử nhân loại đã ghi lại những cuộc vượt thoát bi hùng của những dân tộc để trốn bỏ sự cai trị tàn bạo của một chế độ.
01 Tháng Mười 202211:39 CH(Xem: 20092)
Ngày ba tôi giã biệt trần gian, phố Biên mưa gió trắng trời. Mưa u hoài, như điệu nhạc buồn ru ba giấc ngủ thiên thu. Vậy là sau hơn chín mươi năm dung thân cõi tạm, ba tôi giờ đã an lành cưỡi hạc qui tiên…
01 Tháng Mười 202212:30 SA(Xem: 4564)
Nó đâu biết rằng trong tiềm thức di truyền của các con trâu còn lại trong đàn kia cũng được nhắc nhở như thế, và chính vì vậy nên bọn đó mới e sợ nó mà tránh xa... .
01 Tháng Mười 202212:06 SA(Xem: 6503)
Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: THU KHÓC TRÊN NGÀN - Nhạc Ngô Thụy Miên Lê Dung trình bày
25 Tháng Chín 202210:18 CH(Xem: 6268)
Năm năm ta với người chia cách Rằm trung thu đốt nén hương trầm Hương linh người chứng giám lòng thành Mâm cơm cúng vái người siêu thoát.
25 Tháng Chín 20221:25 SA(Xem: 6318)
Nhớ đêm gió mát trăng vàng Lang thang bãi biển rộn ràng khách du Mối tình Huyền thoại Thiên thu Hằng Nga cung Quảng viễn du lên Trời
24 Tháng Chín 20221:10 SA(Xem: 5355)
Nếu trước 1954 thành phố Hà Nội được mệnh danh là nơi “ngàn năm văn vật” thì trong khoảng thời gian 1954-1975 Sài Gòn xứng đáng với danh hiệu “Hòn Ngọc Viễn Đông”.
23 Tháng Chín 20222:06 SA(Xem: 5353)
Tháng 8 năm nay, khi chúng tôi đến Munich thì thành phố đang tưng bừng tổ chức giải tranh tài Âu châu để kỷ niệm 50 năm Thế Vận Hội Munich 1972.
22 Tháng Chín 202211:34 CH(Xem: 5555)
Đây là con sông Nhỏ của tuổi thơ sao?... Đâu là con thuyền của ba tôi?... Tôi chỉ thấy một cồn cát trơ trọi nằm giữa một lòng sông gần như khô cạn.
22 Tháng Chín 202211:03 CH(Xem: 5920)
Vậy mà hôm nay, duyên cớ gì bỗng dưng tôi đi bộ ngang qua cái tủ sách, tò mò mở xem và tìm thấy cuốn sách của ông đang nằm bơ vơ!
22 Tháng Chín 202210:48 CH(Xem: 2967)
Tóm lại con người có hai phần thân và tâm. Cả thân và tâm đều quan trọng như nhau. Tâm gá vào thân để hiện hữu. Thân nhờ tâm chủ trì hướng dẫn để xử sự và hành động.
22 Tháng Chín 202210:30 CH(Xem: 5153)
Một lần nữa với nét mặt suy tư, ông nhắc với đám thanh niên rằng nhớ canh gác cẩn thận, ông sẽ suy nghĩ thêm và sáng mai sẽ có ý kiến.
20 Tháng Chín 202210:41 CH(Xem: 5954)
Bao giờ thôi hết hoang mang, Sống trong tỉnh thức - đang là nơi đây ! Khi nào mới hết lây quây, Cho ta ngắm lại khuôn đầy vóc xưa!
20 Tháng Chín 202210:27 CH(Xem: 6553)
Xin bấm vào link tên bài hát bên dưới hoặc youtube để thưởng thức: LỆ ĐÁ - Nhạc Trần Trịnh - Quý Hương trình bày
12 Tháng Chín 202212:40 SA(Xem: 4714)
Thì đó. Còn có ai, và có gì thích hợp hơn, là Phong trào giáo dục Hướng Đạo, để làm công việc cần thiết này. Tạo cho xã hội những công dân, với những đức tính trên.
12 Tháng Chín 202212:20 SA(Xem: 5339)
Như vậy, trong đầu tháng 9 năm nay hai ngôi sáng chói trong một thời gian dài, một tượng trưng cho một giòng họ quý tộc nước Anh và một trong phạm vi nhỏ hẹp hơn ở nước Việt Nam: điện ảnh...
11 Tháng Chín 202212:52 CH(Xem: 5795)
Buổi sáng… mưa buồn lặng lẽ rơi Nghe tin Ngọc mất dạ sầu tơi! Ninh Kiều một tối… tay nâng nhẹ Du lịch năm cô*… mắt rạng ngời Điệu nhạc Rumba còn khắc khoải Bài ca Tân cổ vẫn chơi vơi
11 Tháng Chín 202212:42 SA(Xem: 5199)
Tấm gương trong sáng, hiền đức uy nghi, và tấm lòng từ bi thương yêu chúng sanh của Sư Ông mãi mãi hằng hữu trong lòng mọi người.
11 Tháng Chín 202212:22 SA(Xem: 5144)
Năm năm lỗi hẹn đá vàng Trăng rằm vẫn sáng khăn tang cất rồi Tro người rải giữa biển khơi Sóng dâng từng đợt, lệ rơi từng dòng
11 Tháng Chín 202212:01 SA(Xem: 6754)
Vui chung cùng với bạn bè. Thầy xưa Trò cũ đâu dè gặp nhau Tuổi vàng dần sẽ qua mau! Hãy vui hiện tại mai đau xa vời?
10 Tháng Chín 20227:35 CH(Xem: 7048)
Từ em bỏ đất về trời Bỏ thân tứ đại, bỏ người trần gian Cuộc trăm năm, bỗng lỡ làng Nghìn thu tắt lịm tiếng đàn tri âm Em về cõi ảo cao thâm Dãi dầu sương tuyết, gió trăng chập chùng
10 Tháng Chín 202212:58 CH(Xem: 6093)
Sân ngập lá vàng trăng nhớ thu Dáng mờ xa khuất đỉnh sương mù Vân du mộng huyễn tình cay đắng Điện vỡ đêm tàn Nguyệt nhạt lu
10 Tháng Chín 20222:33 SA(Xem: 5922)
Ngày 11/9 tang thương Ba ngàn sinh mạng đổi nhường gian manh Khơi mào cho cuộc chiến tranh Đôi tòa tháp bỗng tan tành bể dâu.
10 Tháng Chín 202212:52 SA(Xem: 6458)
Tôi yêu cuộc đời Bằng tiếng hát reo vui. Còn ông! Hỡi nhà thơ nhiều tuổi Hãy hát như tôi bằng trái tim nóng hổi Đan ý thơ bằng những nụ cười tươi.
01 Tháng Chín 202212:50 SA(Xem: 16873)
Viết những dòng tâm can này vào ngày Nguyễn Văn Kỷ Ngọc Thuyền - bé Bi con tôi tròn 46 tuổi, trái tim thương tật của người cha Mai Quan Vinh chỉ khát khao duy nhất một điều
31 Tháng Tám 202211:04 SA(Xem: 7979)
Tôi phải thú thật một điều là chưa có tiệc sinh nhật nào tôi đi dự mà vui vẻ và thật tình như vậy. Người giới thiệu chương trình, ca sĩ lên hát và quan khách đều đến tham dự với sự mến thương và yêu quý Hạnh
31 Tháng Tám 20223:17 SA(Xem: 5167)
Xin cám ơn sự cống hiến và sức sáng tạo bền bỉ của nhà văn Lê Lạc Giao và trân trọng giới thiệu tác phẩm “Mùa Địa Ngục” với các bạn đọc gần xa.
31 Tháng Tám 202212:38 SA(Xem: 6213)
Áo bay... Em có nhớ hôm nào ? Trăng sáng bên thềm gợi ước ao... Hương cốm vào thu tràn nắng mới Đầu xuân xác pháo nhuộm hoa đào.
30 Tháng Tám 202212:52 SA(Xem: 6551)
Không làm sao con kể Hết những điều mẹ làm Cả một đời gian nan Mẹ vì con tất cả. Chiều nay con nhớ mẹ Nhớ mùi mẹ ngày xưa Nhớ không bến không bờ Giá con còn có mẹ.
29 Tháng Tám 20221:48 SA(Xem: 6832)
Trước đó, ngày thứ bảy 13/8/2022, cũng đã có buổi họp mặt liên khóa CHS NQ BH, trong khuôn viên Nhã Viên quán,
27 Tháng Tám 20222:21 SA(Xem: 6969)
Hạ đi nắng đỏ bơ vơ Thu về lá chết ngẩn ngơ đứng chào Nửa Vòng Trái Đất Gặp Nhau Đâu gì ngăn cách cản rào dậu thưa.
27 Tháng Tám 20222:15 SA(Xem: 7969)
Gặp nhau đây - giữa đời thường Cũng xao xuyến cũng vấn vương nặng lòng Những chiều nắng xế vòm song Bút son ý thắm ngập giòng suối thơ
27 Tháng Tám 20222:00 SA(Xem: 7764)
Gặp em ở ngã ba đường Một phương về đất, một phương về trời Một phương ở lại làm người Để yêu thương - để khóc cười với nhau
27 Tháng Tám 202212:34 SA(Xem: 6856)
Xin bấm vào link tên bài hát bên dưới hoặc youtube để thưởng thức: BÂY GIỜ THÁNG MẤY - Nhạc Từ Công Phụng - Quý Hương trình bày
22 Tháng Tám 20229:31 CH(Xem: 2516)
Trên đây là tựa bài đăng trên trang 6 tờ nhật báo Công Luận, số ra ngày 23 tháng 4 năm 1936 được phát hành tại Sài Gòn, của tác giả TÂM THẬP LỤC Biênhòa
20 Tháng Tám 202212:26 SA(Xem: 5435)
Nhà tôi có một quán nước ở mặt đường, và căn nhà trong hẻm, nằm giữa Xóm Chùa và Xóm Đạo, gần chợ Đồng Tâm. Thực ra, trước khi tiểu Vinh có mặt, thì ngôi Chùa không phải lúc nào cũng êm ả như dòng sông
19 Tháng Tám 202211:54 CH(Xem: 5553)
Mong sao truyền thống Tôn Sư Trọng Đạo sẽ mãi mãi trường tồn mọi lúc mọi nơi, để trở thành một trong những thước đo cho sự văn minh và phát triển của xã hội.
19 Tháng Tám 202211:26 CH(Xem: 4840)
Tình thầy trò sau hơn một nửa thế kỷ đã trôi qua vẫn đầm ấm dù đôi bên ngày nay đều tóc bạc như nhau.
19 Tháng Tám 20223:00 SA(Xem: 5347)
Chốc nữa ra mắt cố nhân sau 50 năm bặt tin xa vắng anh có nhận ra cô gái xinh xinh tuổi hai mươi ngày xưa anh từng tương tư và thề nguyền sẽ cưới làm vợ không nhỉ?
18 Tháng Tám 202210:27 CH(Xem: 7113)
Mãi là nỗi nhớ dễ chi nguôi Dâng nén tâm hương lạy Phật Trời Linh hiển Thế Tôn Ngài tế độ An lành Cực Lạc, kiếp luân hồi.
18 Tháng Tám 202210:23 CH(Xem: 6448)
Mẹ ơi! Con biết mình bất hiếu Trăm ngàn cái lạy cũng bằng không Cúi đầu tạ tội con quỳ xuống Trăm nhớ nghìn thương chảy một dòng
18 Tháng Tám 20229:39 CH(Xem: 7828)
Nhà cũ đã vào tay chủ lạ Vườn xưa còn đọng bóng trăng lơi Bốn mươi năm lẻ, đời dâu bể Chạnh nghĩ tình quê luống ngậm ngùi.
17 Tháng Tám 202211:46 CH(Xem: 8228)
Chuyến du ngoạn Las Vegas lần này cũng là dịp để các thi nhân trường Ngô Quyền thỏa chí đam mê, sáng tác
17 Tháng Tám 202211:12 CH(Xem: 7317)
Xin bấm vào link tên bài hát bên dưới hoặc youtube để thưởng thức: NỖI ĐAU MUỘN MÀNG - Nhạc Ngô Thụy Miên - Quý Hương trình bày
17 Tháng Tám 202210:50 CH(Xem: 2889)
Tóm lại tu pháp mười hai nhân duyên, hành giả chỉ cần cắt đứt một mắt xích là phá vỡ được toàn bộ mười hai mắt xích. Hành giả thoát khỏi vòng sinh tử.
12 Tháng Tám 202211:31 CH(Xem: 6171)
Ngày tôi hát những câu ru con chết người đó má tôi đã cắt tóc, cạo đầu như dứt bỏ những thường tình mà một người phụ nữ phải có, để vượt lên thành một người phụ nữ tuyệt vời cao thượng nhất.
12 Tháng Tám 20229:45 CH(Xem: 6330)
Cành hoa trắng con cài lên ngực áo “Nhớ Mẹ Hiền”… vào Đại “Lễ Vu Lan” Mười Hai năm, Mẹ giã biệt trần gian Mà con tưởng Mẹ vẫn còn đâu đó…
12 Tháng Tám 20221:29 CH(Xem: 7160)
Biển xanh mây trắng tuyệt vời! Tro Anh theo nước tới Trời thênh thang! Tiễn biệt Anh lệ chứa chan! Cám ơn Thầy Bạn sẻ san tình sầu.
12 Tháng Tám 202212:59 SA(Xem: 6943)
Vĩnh biệt em mái tóc dài lưu luyến Đã theo anh xuyên suốt một quãng đời Vẫn giữ trong tim mái tóc buông lơi Của riêng anh thôi, chẳng ai thay thế.
10 Tháng Tám 20223:39 CH(Xem: 5578)
Qua thời gian nước Ý đã để lại cho tôi nhiều kỷ niệm, tôi đã đến nước Ý hai lần nhưng nếu có cơ hội tôi muốn quay lại thăm nước Ý một lần nữa.
10 Tháng Tám 20221:32 SA(Xem: 11138)
Cùng với Hoàng Mai, em kính lời tri ân đến cô Nguyễn Khoa Diệu Dung và cô Hoàng Minh Nguyệt.
09 Tháng Tám 202210:56 CH(Xem: 4690)
8 năm kể từ lần sang Cali năm 2014, nay tôi mới trở lại thủ đô của người tị nạn Việt Nam. Sau 4 lần đến đây, lần thứ năm này tôi không còn bỡ ngỡ với thành phố này
08 Tháng Tám 202210:26 CH(Xem: 4759)
Viết như một nén hương gửi Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, nhân ngày 28 tháng 7 thay cho một người đồng môn nay đà quá vãng
08 Tháng Tám 20221:17 SA(Xem: 2896)
Xin bấm vào link tên bài hát bên dưới hoặc youtube để thưởng thức: BẢY NGÀY ĐỢI MONG - Nhạc Trần Thiện Thanh - Quý Hương trình bày
07 Tháng Tám 202212:26 CH(Xem: 7535)
em về ảo mộng chơi vơi nguyệt tà lẩn khuất bên trời sương tan em về dỗ giấc mơ tàn lung linh bóng khói bàng hoàng cung mê
31 Tháng Bảy 20223:11 CH(Xem: 6820)
Đến với Thầy Cô để được nhìn lại những ánh mắt khoan dung và độ lượng, đồng thời được nhắc nhở đến quý Thầy Cô kính mến không còn cũng như không đến được
31 Tháng Bảy 202212:37 SA(Xem: 10420)
Tôi thật sự quá xúc động với chuyến phiêu lưu đến North Carolina - Miền Đông nước Mỹ cùng Sáo lý luận Diệp Hoàng Mai…
30 Tháng Bảy 20229:25 CH(Xem: 5287)
Tạm biệt cô thầy, tạm biệt bạn bè Hai ngày vui quá ở trên xe Kính chúc mọi người đầy sức khỏe Hẹn gặp sang năm cũng dịp hè
30 Tháng Bảy 20224:07 CH(Xem: 7404)
Xin bấm vào link tên bài hát bên dưới hoặc youtube để thưởng thức: MÙA THU CHO EM - Nhạc Ngô Thụy Miên - Quý Hương trình bày
30 Tháng Bảy 20224:02 CH(Xem: 7776)
Đã biết chắc con đường còn rất ngắn Đừng bất an đừng buồn khổ phân vân Hãy đi tới bằng bước chân tự tại Bởi đời người sinh tử chỉ một lần.
30 Tháng Bảy 202212:26 CH(Xem: 7140)
Rồi một ngày ta ung dung nằm xuống Bên bìa rừng hiu quạnh bóng trăng soi Hiểu cho ta có đôi vầng nhựt nguyệt Bao yêu thương còn gởi lại trên đời
30 Tháng Bảy 202212:21 CH(Xem: 6399)
(Thương tiếc người bạn Phạm Trọng Lệ cùng trường Chu Văn An, cùng nghề dạy học trước đây và cùng họ Phạm)
29 Tháng Bảy 202212:59 SA(Xem: 8026)
Anh là một hòn đá cương nghị, anh được đặt đúng chỗ và đúng thời điểm nên đã chuyển hướng cả một dòng âm nhạc mang bản sắc Việt Nam.
27 Tháng Bảy 20221:09 SA(Xem: 6695)
Không thể đắm chìm trong khối lãng quên Tự nhủ lòng mình sẽ không cô độc Trong nụ cười dường có ngàn tiếng khóc Ngô Quyền mãi đầy trong nỗi nhớ tròn vo.
26 Tháng Bảy 20221:17 SA(Xem: 6082)
Như vậy Vô Lậu Học là môn học giúp hành giả được tự do tự tại, đoạn tận mọi phiền não khổ đau, không còn rơi rớt trong luân hồi sanh tử.
23 Tháng Bảy 20223:36 SA(Xem: 11368)
Một lần nữa, Sáo chân thành cảm tạ quý thầy cô, các anh chị, các bạn và các em… về tất cả những yêu thương trường cũ trò xưa. Xin tạm biệt…
23 Tháng Bảy 20221:01 SA(Xem: 5613)
Xin cám ơn các CHS Ngô Quyền, cám ơn mọi người đã cho tôi cơ hội nhìn thấy "Tình Nghĩa Giáo Khoa Thư" hôm nay qua Tiền Hội Ngộ và Đại Hội Ngô Quyền
22 Tháng Bảy 20221:50 CH(Xem: 6322)
Trời vô tình xui khiến Nàng gặp người nhẫn tâm Nàng chết trong âm thầm Đời nàng sao phận bạc. Tối nay lần tràng hạt Nguyện ơn trên từ bi Rước hương linh nàng đi Được về nơi cõi tịnh.
21 Tháng Bảy 202212:31 CH(Xem: 3263)
Một ngày đã qua, một ngày hạnh phúc. Ta cám ơn đời hôm nay có được Ngôi trường xưa, thầy cũ, bạn bè thân Dẫu đường đời còn lại rất gần Ta chấp nhận và mỉm cười an lạc.
19 Tháng Bảy 202211:25 CH(Xem: 5762)
Cám ơn các anh chị: Mai Bùi, Đạt Nguyễn, Kỷ Trần, Thêm Nguyễn, Tâm Lê, Ngọc Dung và Kim Dung Võ đã cung cấp những hình ảnh để thực hiện được trang hình ảnh này.
19 Tháng Bảy 20229:57 CH(Xem: 5312)
Ban Tổ Chức chân thành cám ơn các anh chị: Mai Bùi, Đạt Nguyễn, Kỷ Trần, Thêm Nguyễn, Ngọc Dung và Kim Dung Võ đã cung cấp ...
18 Tháng Bảy 20221:42 SA(Xem: 5293)
Xin chuyển đến Quý Thầy cô, đến những bạn hữu và nhất là gởi đến Chị Huệ, tay BẾP thượng thặng của trường chúng mình. Chị Huệ, tài nghệ của ...người này có đáng để ý không!
17 Tháng Bảy 20222:19 CH(Xem: 3984)
Nam Cali nắng ấm rạng rời Mừng thầy, đón bạn tiếng cười đoàn viên Biên Hòa trường cũ Ngô Quyền Đồng Nai tiếng gọi nối liền bờ vui.
17 Tháng Bảy 202212:02 SA(Xem: 5533)
TIỆC TIỀN HỘI NGỘ (Ngày 02/07/2022) Hình ảnh & Thực hiện Youtube: Nguyễn Thị Thêm
16 Tháng Bảy 20226:58 CH(Xem: 7760)
Xin tất cả nợ trần gian xóa sạch Buổi trở về thanh thản chẳng tơ vương Cõi Vô Ưu trên đỉnh trời chất ngất Dẫu thiên thu hay một thoáng vô thường.
15 Tháng Bảy 20226:57 CH(Xem: 5402)
Trưa nào em đến thăm Như loài hoa trinh trắng Bài tình ca anh tặng “ Hoa soan bên thềm cũ “ Mình thương nhau từ đó Mình thương nhau muôn đời.
13 Tháng Bảy 20224:44 CH(Xem: 4332)
Hãy mỉm cười hạnh phúc Dù bệnh đau nhọc nhằn Có anh luôn bên cạnh Gánh vác mọi khó khăn. Trân trọng cuộc tình này Yêu quá tình đắm say Đôi chân dìu chân bước Mắt tôi chợt cay cay.
13 Tháng Bảy 20222:52 SA(Xem: 7083)
Mắc mớ gì sao "LẠI CHÁN ĐỜI " Tội gì phải thế, cứ vui tươi Tình đời sau trước, không như ý Cuộc thế xưa nay cứ đổi dời
13 Tháng Bảy 20221:16 SA(Xem: 5152)
Trang thơ cháy thành tro tàn mà thương nhớ con không thể phai tàn . Ba sẽ thì thầm gọi tên con: Dương Thị An Xuyên Mãi mãi ba sẽ gọi tên con. Và không bao giờ ba muốn nói hai tiếng vĩnh biệt đâu con.
12 Tháng Bảy 202211:59 CH(Xem: 3259)
Trong bài viết này chúng ta cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa của phước hữu lậu và phước vô lậu hay là phước đức và công đức khác nhau như thế nào?
11 Tháng Bảy 202212:05 SA(Xem: 5704)
Bài viết này tôi viết lại những gì tôi đã sống, đã trải nghiệm. Nó là một phần đời tôi cùng với nhiều người miền Nam khác cùng thế hệ- trong đó có nhạc sĩ họ Trịnh
10 Tháng Bảy 202210:47 CH(Xem: 2668)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: TÁC PHẨM "QUÊ CŨ TÌNH XƯA" - NHÀ THƠ THÁI HƯNG Nhạc nền: SUỐI MƠ - Văn Cao Tiếng hát: Ngọc Hạ
09 Tháng Bảy 20224:49 CH(Xem: 6549)
Thế giới tiếc thương người chính trực Toàn cầu ca tụng đấng tu mi Nara thành phố rền lởi nguyện Đất nước Anh Đào Dũng-Trí-Bi
09 Tháng Bảy 20224:37 CH(Xem: 6937)
Rằng: Về gom chữ ca dao Đốt rừng Nho, Lão tìm vào hư không Tự nhiên rất mực tâm đồng Như câu lục bát, vợ chồng đủ đôi. Ta đi về phía chân trời Hỏi vầng dương có ai ngồi ngâm thơ?
30 Tháng Sáu 20222:09 CH(Xem: 5217)
Ai kể chuyện mình? Ai xót thương? Nỗi đau. Của ai người đó biết, và người đó đau. Người khác khó lòng cảm cái đau không phải của mình. Làm sao so sánh.
28 Tháng Sáu 20221:13 SA(Xem: 10482)
Người bỗng về theo mùa nhuốm heo may Chút hương thầm xin là gió cứ bay Theo áng mây về cuối trời xa thẳm Đừng cho lòng rung lại những tàn phai…!
27 Tháng Sáu 202211:27 CH(Xem: 7842)
Mùng ba tháng bảy năm nay Mừng vui hội ngộ Cô Thầy trò xưa Nắng mưa dầu dãi bao mùa Không quên mái ấm ân thưa tình hồng.
26 Tháng Sáu 20224:25 CH(Xem: 5397)
Ôi tình yêu người lính chiến miền Nam sao thơ mộng, lãng mạn nhưng cũng đầy đau thương, bi hận ...
25 Tháng Sáu 20221:32 CH(Xem: 2593)
Ta mê nghe hát Ả Đào, Hội Xuân vừa mở lễ nào vui hơn? Tuổi U chín chục nhớ ơn Trời cho khỏe mạnh keo sơn chúng mình! (1)
25 Tháng Sáu 20221:09 SA(Xem: 5222)
Tôi lan man nghĩ đến mình. Cả đời không nghiện gì nhưng về già hình như tôi nghiện Iphone. Phải công bằng một chút là tôi nghiện internet.
24 Tháng Sáu 202210:54 CH(Xem: 5222)
Đốt lên Ngọn Lửa Cao Nguyên Xua tan bóng tối triền miên đêm dài Langbiang đá dựng chờ ai Núi Ông đứng đợi choàng vai núi Bà.