Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Hạnh Phạm - BÀ SỐ 7

11 Tháng Chín 20155:04 CH(Xem: 37407)
Hạnh Phạm - BÀ SỐ 7

Bà Số 7

mother daughter 3

Tôi không rõ tên bà là gì. Chỉ biết bà nằm giường số 7, đối diện giường của mẹ tôi nên tôi gọi bà là bà Số 7. Bà khoảng chừng 80 tuổi, người Úc. Mái tóc bạc bà trắng như bông, khuôn mặt đầy đặn, hồng hào phúc hậu. Bà mới nhập viện mấy ngày nay, sau mẹ tôi cả tuần. Tôi không thấy bà có thân nhân đến thăm. Mỗi lần vào nhà thương thăm mẹ là tôi thấy bà nằm một mình, đôi mắt xanh lơ dịu dàng, lặng lẽ quan sát những sinh hoạt trong phòng. Do ảnh hưởng của thuốc giảm đau, Mẹ thường thiếp ngủ vào những buổi chập tối tôi đến thăm. Để giết thì giờ trong khi chờ mẹ tỉnh dậy, tôi hay loay hoay dọn dẹp đồ đạc quanh giường hay ngồi đọc báo. Thỉnh thoảng bất chợt nhìn sang giường bà Số 7 thì lại chạm ngay vào đôi mắt long lanh và hiền dịu của bà. Những lần như thể tôi lại khe khẽ gật đầu chào trong khi bà nhoẻn miệng cười đáp lễ. Những hôm gặp mẹ tỉnh táo thì tôi luyên thuyên kể cho mẹ nghe những  tin tức cập nhật của gia đình mình và của các anh chị em. Nhiều khi hai mẹ con say sưa nói, quên cả giữ yên lặng cho các bịnh nhân khác. Lúc sực nhớ ra nhìn quanh phòng thì chỉ thấy những giường bịnh nhân khác đã được kéo màn kít mít, đèn ngủ vặn lờ mờ, ngoại trừ giường bà Số 7. Bà vẫn còn thức, đôi mắt chúng tôi lại chạm nhau. Tôi bẽn lẽn nói khẽ " Sorry" và bà lại mỉm cười gật đầu, nhìn thông cảm.

Trong thời gian mẹ nằm nhà thương, một số người bạn của tôi cũng quen biết cả với mẹ có làm những bài thơ tặng mẹ. Những bài thơ với lời lẽ chân thành, cầu nguyện và chúc tụng " Bác" chóng khỏi bịnh. Các bạn email cho tôi rồi tôi in ra, đem đến nhà thương cho mẹ đọc. Những bài thơ như thế đã đem đến những niềm vui nho nhỏ, sự động viên tinh thần trong những ngày cuối của cuộc đời bà. Nằm trên giường, mẹ cầm những bài thơ tôi in trên giấy, ngâm nga đọc, thỉnh thoảng ngừng lại phê bình như:
- Hay đáo để đấy chứ.
- Thằng này làm thơ vần ra phết.
Thể là hai mẹ con phá ra cười một chặp cho đến khi tôi giật mình, chợt nhớ là các binh nhân khác đang yên lặng ngủ, ngoại trừ.... bà Số 7.

Một hôm, tôi mon men qua giường bà số 7 để làm quen với bà. Bà Số 7 được 85 tuổi. Bà sống một minh ở một thị trấn nhỏ, cách thành phố Adelaide tôi ở khoảng 4 tiếng lái xe. Bà có một trai duy nhất nhưng  người con trai ấy chẳng may đã qua đời mấy năm rồi. Con trai bà ly dị với vợ nhưng không có con nên chẳng để lại cho bà một đứa cháu nào. Bà Số 7 thật sự là "mồ côi". Rồi buổi sáng hôm đó, trong khi tắm rửa, bà bỗng dưng ngã đột quỵ tại nhà. Vì nơi bà ở không có bịnh viện lớn nên bà đã được máy bay trực thăng của đội cứu cấp chuyển đến đây. Một thân, một mình. Hoàn cảnh cô đơn của bà đã khiến bà thèm khát những cuộc thăm viếng thường xuyên của thân nhân. Bà bảo là mẹ tôi là người rất hạnh phúc, được các con thay nhau đến chăm sóc,  đem đồ ăn nấu ở nhà vào cho mẹ để mẹ không phải ăn đồ nhà thương. Bà thích nhìn cảnh chị em tôi ngồi bóp chân, xoa bóp cho mẹ. Bà vui lây mỗi khi thấy mẹ và tôi nói cười, to nhỏ với nhau. Tuy không hiểu hai mẹ con tôi đang chia sẻ những gì nhưng qua khung cảnh gần gũi đó, lòng bà cũng cảm thấy ấm cúng theo. Bà còn nói thêm là bà rất xúc động khi thấy những buổi tối tôi đến thăm trễ và mẹ đã đi ngủ. Thay vì đi về thì bà thấy tôi ở lại, ngồi cạnh giường, lặng lẽ quan sát mẹ cho đến khuya. Tôi lặng người nghe bà nói. Tiếng bà đều đều, thì thầm bên tai. Biết nói gì đây ? Chỉ biết nắm lấy đôi bàn tay mềm mại, ấm áp với tình người của bà mà rưng rưng nước mắt.

Từ hôm ấy, tôi trở nên quý mến bà Số 7. Tôi hay chạy sang nói chuyện, thăm hỏi bà mỗi khi ghé nhà thương thăm mẹ. Ngoài nhân viên nhà thương ra có lẽ tôi là người duy nhất ghé thăm nên bà rất vui khi thấy tôi. Nụ cười thân thiện và ánh mắt hiền từ như lúc nào cũng luôn chờ sẵn trên khuôn mặt bà. Tôi cũng thế, rất sung sướng  và hạnh phúc mỗi lần đến nhà thương, gặp được cả hai người đàn bà mà tôi yêu mến. Những  cơn mệt mỏi sau một ngày dài làm việc, sự lo sợ thường xuyên  mỗi khi phải  lái xe từ nhà đến nhà thương một mình vào đêm tối, trên những con đường thưa thớt xe cộ bỗng dưng chẳng còn là điều đáng quan tâm với tôi nữa.

Một tối, bà Số 7 hân hoan cho tôi biết là sáng ngày sau, bà sẽ được xuất viện. Cô con dâu, vợ cũ của người con trai quá cố sẽ đến nhà thương đón bà về. Bà sung sướng như một trẻ thơ, phần vì đã khỏi bịnh, được về nhà nhưng tôi biết, điều làm bà vui nhất là việc cô con dâu cũ đã liên lạc lại với bà sau bao nhiêu năm không quan hệ. Thì ra bà vẫn còn có một người thân trong đời ! Dù chỉ là duy nhất.

Bà số 7 nói lời chia tay với tôi. Những lời dặn dò thấm thía mà không bao giờ tôi quên được.

Con hãy trân trọng những thời gian ngắn ngủi còn lại của mẹ con. Đây là những giây phút mà con sẽ không bao giờ tìm thấy nữa. Hãy nói lời yêu thương với người thân yêu. Đừng ngần ngại mà giữ lại trong lòng vì biết đâu minh sẽ không còn có cơ hội bày tỏ nữa. Đừng để cuộc sống ám ảnh bởi những nối tiếc, ngậm ngùi con nhé.

Chiều hôm sau tôi đến nhà thương. Bà không còn ở đó nữa. Cái giường số 7 nay đã có bịnh nhân mới. Một cô gái trẻ. Tôi bỗng thấy trống vắng lạ lùng. Lời bà khuyên tối qua vẫn còn văng vẳng bên tai như nhắc nhở, thúc dục. Không chần chờ, tôi chạy đến cái bàn nhỏ ở đầu giường của mẹ, lục lọi. Trong mớ giấy tờ lỉnh kỉnh như báo chí, toa thuốc, thơ từ tôi tìm thấy một bài thơ mà tôi đã làm cho mẹ khi mẹ mới nhập viện, cách đây hai tuần. Lúc đó, thay vì đưa cho mẹ đọc, tôi chỉ lặng lẽ để trên bàn của mẹ rồi ra về, hy vọng mẹ sẽ đọc khi thức dậy vào sáng hôm sau. Cũng chỉ tại vì mắc cở ! Giờ đây nhìn tờ giấy vẫn còn phẳng phiu, trắng tinh,  tôi đoán là mẹ vẫn chưa hề một lần đọc đến. Thế là nhân lúc này mẹ đang bận nói chuyện trên điện thoại với cô em gái, tôi vội vàng lấy bút ra. Với bàn tay còn run rẩy vì xúc động, tôi nguệch ngoạc viết thêm một câu ở dưới bài thơ mà tôi đã làm. Đợi mẹ dứt nói chuyện với cô em, tôi trao cho mẹ bài thơ và khe khẽ nói:

- Mẹ ơi, đây là bài thơ con mới làm cho mẹ. Mẹ đọc đi nhé.
- Thế à! Đưa tao cặp mắt kiếng xem nào.

Thế rồi mẹ nằm trên giường, bình thường  đọc:

"Trời tháng ba xanh lơ màu hy vọng
Nhưng lòng con âm ỉ một nỗi buồn
Nụ cười đầu môi dấu ngàn giọt lệ
Khóc những ngày sắp tới phải biệt ly

Ráng mẹ ơi, con vẫn không chấp nhận
Thực tế phũ phàng, lảng vảng quanh đây
Cố chiến đấu mẹ ơi đừng bỏ cuộc.
Đi với con thêm một quãng cuộc đời...."

Đọc tới đây thì giọng mẹ bắt đầu run run với cảm xúc.

"Bao năm qua mẹ là cây cổ thụ
Tỏa những cành đem bóng mát, bình yên
Khi gió động con chạy về nương náu
Mẹ dang tay che chở núm ruột mình

Mẹ con ta ngoài tình thương mẫu tử
Lại thêm vào tình tri kỷ, tri âm
Chia sẻ vui buồn, văn thơ, nghệ thuật
Rủ rỉ, rù rì nói chuyện đến nửa đêm

Đừng đi vội, hãy cho con cơ hội
Đưa mẹ về thăm lại xóm làng xưa
Hà Nội, Hải Phòng, Hội An, Đà Nẵng
Mẹ con mình đi cho biết quê hương..."

Đến đây thì mẹ oà lên khóc. Tôi không kềm được nữa nên cũng sụt sịt khóc theo. Qua màn nước mắt, bà nghẹn ngào đọc hết đoạn cuối của bài thơ. Đọc cả câu tôi mới nguệch ngoạc thêm vào lúc nãy!

"Khoan đã mẹ, con vẫn chưa đền đáp
Những năm dài mẹ vất vả nuôi con
Tội bất hiếu vì còn nhiều mê mải
Hứa lần này không để đến ngày mai

Dậy đi mẹ, mây bay ngoài khung cửa
Trời vẫn xanh, chim đang hót ngoài vườn
Thiếu bóng mẹ đời con cô quạnh quá
Bao tuổi đời, con vẫn sợ mồ côi."

Hạnh Pham

P.S  I LOVE YOU MUMMY !!!

Ngày chôn mẹ, tôi cho bài thơ đó vào quan tài. Đặt ngay dưới gối của mẹ. Lạ nhỉ, mất mẹ nhưng sao lòng tôi hôm ấy thanh thản lạ lùng. Sau khi thảy những hòn đất còn ướt nước mưa lên trên quan tài, tôi ngửa mặt lên trời. Nhìn những đám mây đang trôi lãng đãng trên cao, tôi mỉm cười, nhớ lại những lời khuyên thấm thía của bà Số 7 ngày nào:

"Hãy nói lời yêu thương với người mình thương yêu. Đừng ngần ngại mà giữ lại trong lòng vì biết đâu mình sẽ không còn có cơ hội để bày tỏ nữa. Đừng để cuộc sống ám ảnh  với những nối tiếc, ngậm ngùi con nhé."

Hạnh Phạm
September 2015.

04 Tháng Hai 2009(Xem: 82029)
  Như mây xuống phố chiều nay , Nhớ về trường cũ những ngày xa xưa. Môt mình lê bước trong mưa, Mang theo kỷ niêm trường xưa Ngô Quyền .  
04 Tháng Hai 2009(Xem: 37856)
  Một ngày cuối tháng 5 năm 2004, nhóm CHS/NQ/NCA tề tựu lại làm một cuộc viễn du lên miền Bắc Cali. Trước mắt là để xả hơi sau những ngày vật lộn với miếng cơm manh áo, sau là họp mặt với nhóm CHS/NQ/BCA để cùng ra mắt cuốn Kỷ Yếu CHS/NQ 2004.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 73709)
  Bốn mươi năm lẻ: nửa bóng câu. Em biết đến ta bạc mái đầu. Lầu chiều Hoàng Hạc còn đứng đợi. Mang hết niềm riêng tới muôn sao.    
04 Tháng Hai 2009(Xem: 77522)
Mưa rơi trên phố vắng, Mưa rơi trên đường xưa Ta, nỗi buồn sâu lắng, Ngồi quạnh hiu, nghe mưa!
04 Tháng Hai 2009(Xem: 36144)
  Dù biết rằng viết những lời tán tụng nhan sắc của cô, tôi đã làm một việc quá thừa, nhưng tôi vẫn muốn cô biết những ý nghĩ của tôi và biết đâu của nhiều bạn khác cùng lứa đã “say mê” cô như tôi vậy!    
03 Tháng Hai 2009(Xem: 40394)
Tôi có nhiều kỷ niệm đẹp không nói ra lời. Đối với bạn bè là những điều trân quý và đối với học trò là những kỷ niệm. Đời tôi sinh ra là như thế với nhiều mảnh vụn làm nên cuộc sống hiện sinh. Hiện sinh trong cuộc đời và hiện sinh trong đời người.
03 Tháng Hai 2009(Xem: 75510)
  Gặp nhau truyện cũ vui như tết, Nhắc lại ngày xưa, đẹp tựa hoa.  
03 Tháng Hai 2009(Xem: 39193)
  Cho đến nay 50 năm trôi qua với bao nhiêu biến động khủng khiếp của lịch sử, được diễm phúc là một học sinh lớp B3 của trường Ngô Quyền thuở sơ khai tôi xin ghi lại đây bằng ký ức của mình và vài bạn trong ba lớp Ngô Quyền I hình ảnh Trường Ngô Quyền chúng ta được khai sanh giữa thời đất nước chuyển tiếp từ chế độ thuộc địa Pháp sang nền Đệ Nhất Cộng Hòa
03 Tháng Hai 2009(Xem: 34071)
  Tất cả kỷ niệm về trường Ngô Quyền là nỗi ngậm ngùi của những cựu học sinh, vì trường cũ còn đâu!
03 Tháng Hai 2009(Xem: 36900)
  Thế hệ chúng tôi ăn sinh nhật tuổi 18 của mình ngay năm 1975, bài viết này xin dành cho những bạn học, từ lớp 6 đến lớp 12 của trường Ngô Quyền năm 1975. Bao nhiêu người đã như một đàn chim tung cánh, bước ra khỏi cổng trường và bay đi tứ phương. Có những người hạnh phúc và thành đạt, có những người lầm than và khắc khoãi.
03 Tháng Hai 2009(Xem: 69151)
  Ta vẫn là ta tự thủa nào Môi hồng, mắt sáng, mộng trăng sao… Trùng Phùng mở hội, mười phương nhạc , Xuân ngát một trời, tình vời cao !                                
03 Tháng Hai 2009(Xem: 39316)
  . Mười ba năm đi dạy, là mười ba năm tôi sống hạnh phúc nhất đời tôi. Người thầy là con đò chở các em sang bờ khác. Cuộc hành trình không nhàm chán, rất thú vị và “tích lũy” kỷ niệm.
03 Tháng Hai 2009(Xem: 80544)
  Trong những giây phút thiêng liêng ấy, tôi sực nhớ lại hình bóng người Ông khả kính: ông ngoại PHAN VĂN NGA, nguyên Trưởng Ty Tiểu Học tỉnh Đồng Nai (trong chế độ cũ).
03 Tháng Hai 2009(Xem: 74013)
  Tôi bắt đầu lên tỉnh học từ 1960. Ba mất sớm, nhà quá nghèo, anh chị em lại đông. Trong suốt thời gian đi học, tôi đã làm rất nhiều nghề để có tiền sinh sống, nổi bật nhất là nghề dạy kèm.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 65692)
  Tôi chỉ viết về những năm đầu tiên mà ký ức của tôi còn lưu giữ. Sau này, khi tập hợp được các anh em ở những niên khóa sau, lần lượt chúng ta sẽ đúc kết thành một bản danh sách hoàn chỉnh.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 33844)
  Phải chi dòng sông Đồng Nai chảy ngược, có thể tôi đã thấy lại mình trong sân trường ngày trước, thuở học trò vô tư
02 Tháng Hai 2009(Xem: 42893)
Trong đời làm việc của tôi, từ dân tới lính, ông là vị chỉ huy duy nhất mà tôi còn nhớ tới, với lòng kính trọng.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 38591)
  Một ngọn gió dịu mát của mùa Xuân đã đưa tư tưởng tôi bỗng dưng trở về nơi chốn cũ, nơi đó có bày chim con chưa ra ràng nhưng đã muốn tập tễnh bay lượn, vỗ đôi cánh non nớt như muốn tung bay ra khỏi tổ ấm êm đềm và sự che chở thương yêu của chim mẹ, muốn tìm hiểu chân trời ngoài kia bao la rực rỡ muôn màu ra sao .
02 Tháng Hai 2009(Xem: 46358)
Những ngày xa quê hương, lưu lạc xứ người, bận biụ với cuộc sống, tôi luôn luôn nhớ về quê nhà, nhớ về xứ Cù Lao với dòng sông Đồng Nai yêu dấu; gần đây tôi có tìm đọc thêm về xứ Đồng Nai thuở ban sơ cùng sự nghiệp khai sáng miền Nam của Ngài Nguyễn Hữu Cảnh. Nay tôi xin ghi lại những sự kiện, kiến thức tìm học đựơc bằng tấm chân tình cuả người con đất Cù Lao Phố, Đồng Nai.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 71732)
Ngày nay con đã là cô giáo, "Mộng" đã thành rồi!...Mẹ thấy đâu? Đầu xanh bao mái nhòa trong mắt, Vẳng nghe tiếng mẹ ở nơi nao?...
02 Tháng Hai 2009(Xem: 34530)
  Năm đó, tôi về Việt Nam ăn Tết và cũng để mừng má tôi tròn một trăm tuổi. Đó là lần thứ hai tôi về Việt Nam . Kỳ trước về với vợ con nên đi đâu chúng tôi cũng dùng xe nhà của thằng em bà con cho mượn với tài xế (Thằng em này "biết làm ăn" nên bây giờ nó khá lắm). Kỳ này về một mình, tôi định nếu có dịp sẽ dùng xe công cộng một lần cho biết.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 78459)
  "Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi, rơi trên bục gỗ, rơi trên tóc thầy...” Tiếng nhạc từ phòng con gái của tôi vọng sang, làm tôi hồi tưởng lại những bàn ghế cũ, phấn trắng, bảng đen...
30 Tháng Giêng 2009(Xem: 68760)
Cũng nhờ vậy rất nhiều cánh chim NQ lạc loài ở phương trời xa tìm về liên lạc được quý Thầy Cô và bạn học năm xưa. Điển hình chúng tôi ở Âu Châu mừng quá khi nhận và đọc được 2 quyển báo học trò đó, tưởng chừng như thấy lại thời NQ xa xưa.   Đặc biệt tìm thấy trong đó có cả một vườn thơ Tao Đàn đủ sắc hoa rực rở.
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 66850)
*   Viết kính tặng thầy Nguyễn Xuân Hoàng với lòng Yêu Thương, Kính Trọng và Cảm Thông sâu xa nhất .  
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76194)
  Hỡi cô Cựu Nữ Sinh Ngô Quyền, hỡi cô bạn hàng xóm của tôi ơi!   Tôi rất cảm phục và trân quí cô.   Nếu giữa cô và tôi không có thứ tình cảm nào khác thì trong tôi sẵn có có một thứ tình keo sơn gắn bó với cô từ lâu, từ thời thơ ấu đến tuổi trưởng thành, kéo dài cho đến tuổi…sồn sồn bây giờ và tuổi già sắp tới, đó là tình bạn.   Còn cô thì sao?
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 38724)
Thôi thì:    “Đã mang lấy Nghiệp vào thân   Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa!” (ND).  
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 81431)
(Thân tặng các em cựu học sinh Ngô Quyền, đặc biệt các em Ban Văn Nghệ Hiệu Đoàn thời 69-71 )
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76787)
Từ chia tay ở Tân Mai, tôi không hề biết Th giờ ra sao? Cuộc chiến qua đi thật xa. Bao thăng trầm trãi xuống cho quê hương, cho đời người. Thì thôi, hãy là những lời cầu nguyện bình an cho nhau. Dẫu mai đời có thế nào?