Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Nguyễn Văn Lục - Hồi chuông báo tử cho một nền Văn Học miền Nam! (I)

29 Tháng Mười Hai 20179:39 CH(Xem: 8930)
GS. Nguyễn Văn Lục - Hồi chuông báo tử cho một nền Văn Học miền Nam! (I)

Hồi chuông báo tử cho một nền Văn Học miền Nam! (I)


blankLê Phụng đã nằm xuống. Sự ra đi của ông làm tôi trăn trở tới số phận một con người làm văn học. Một con người hầu như để cả nửa cuộc đời từ sau 1975 đọc và nghiên cứu, rồi cầm bút để nhận được sự thờ ơ, ghẻ lạnh của mọi người.

Nghĩ xa hơn thay vì chỉ nghĩ tới cá nhân Lê Phụng. Tôi đang phải đối mặt với một cái chết — không phải của chế độ miền Nam — mà nghĩ tới một sự chấm dứt một dòng văn học đã có một thời làm cho người miền Nam nói chung thấy hãnh diện.

Sự hãnh diện ấy thật chính đáng mà không có gì phải lấy làm hổ thẹn. Sự hãnh diện ấy tôi đã nhiều lần bày tỏ công khai trên các diễn đàn báo chí hải ngoại trong nhiều năm nay. Nhưng nay đến lúc phải nhìn ra sự thực

Trước đây, có lúc tôi còn vương vấn và còn gọi gián tiếp là một dòng văn học bị “nghẽn mạch”. Nhưng nghẽn là tạm thời rồi vẫn có cơ hội thông suốt.

Nhưng nay phải gọi cho đúng tên của nó. Một dòng văn học đã chấm dứt.

Thật vậy. Nay mất một người là mất một người. Chiếc ghế trống để lại không ai thay thế. Mai Thảo mất thì không có Mai Thảo thứ hai. Đơn giản như vậy bởi vì không có kế thừa. Chỉ vài năm nữa một vài người còn sống sót trong bóng tối lẻ loi như một Nguyễn Văn Trung, Doãn Quốc Sỹ cũng sẽ không còn nữa.

Hoàn cảnh nào đã đấy người cầm bút đến chỗ như thế? Tất cả là do thay đổi hoàn cảnh xã hội; họ như bị bứng gốc đi trồng ở một nơi khác. Nhãn Hưng Yên, Bưởi Biên Hòa trồng ở California hẳn có điều gì khác, huống chi một con người?

Phải chăng, nếu còn VNCH thì chỗ đứng của Lê Phụng cho một người cầm bút có tầm vóc như ông sẽ như thế nào? Thật ra, suy cho cùng, số phận người cầm bút như Lê Phụng cũng là số phận dành cho đa số người cầm bút trước 1975 và cả sau 1975.

Câu trả lời của tôi là cách đây đã lâu — khoảng hơn 20 năm — tôi có viết một bài nhan đề như một lời cảnh báo về tương lai Văn Học Việt Nam Hải Ngoại. Nhan đề bài viết của tôi là “Hiện trạng lão hóa trong văn học Việt Nam Hải ngoại”.

Tôi gọi đó là hiện tượng “Lão hóa kép” chẳng những về phía tác giả như về đề tài, về sức viết, về khả năng sáng tạo, v.v.. Và “lão hóa” cả về phía người đọc như tính trì trệ, tính thờ ơ “tính không đọc sách”, hay thiếu một vốn văn hóa đọc.

Nói như thế chẳng có ý trách ai hoặc nhắm vào người nào. Trách ai cũng là một cách gián tiếp trách chính mình.

Một xã hội người di tản vốn là thiểu số, lại thiếu một gốc gác văn hóa “truyền thống”, thường chỉ có một thứ văn hóa vay mượn từ nước Tàu mà tưởng là của mình. Hãy chỉ cho tôi có cái gì thuộc di sản thuần túy Việt Nam? 20 năm văn học miền Nam là một thành tựu đáng nể, nhưng chưa đủ cắm sào ở bất cứ bến Văn Học nào thì quy luật của đa số sẽ “ nuốt trửng” cái thiểu số đó và ngày một ngày hai sẽ nó sẽ bị tan loãng trong cái đa số theo luật “melting pot”.

Cuộc di cư năm 1954 là một bài học khác hẳn về môi trường xã hội, văn học cũng như chính trị. Thay vì nó bị “hóa lỏng, hòa tan” thì nó trở thành một dòng chảy văn học từ một dòng sông nhỏ biến thành dòng sông lớn. Dòng chảy này đẹp biết là bao vì nó bao gồm được tính nhân bản, khai phá, sáng tạo và đa dạng, tính kế thừa. Mà mỗi chữ tôi dùng là một nét đẹp và nói mãi không hết. Mà nhắc đến nó là nước mắt lưng tròng. Mà nó nhỏ hay nó lớn thì chưa chắc đã quan trọng bằng cái nó là của người dân miền Nam đã nuôi dưỡng và tạo ra nó.

Nó mất đi và nay nó không còn nữa chỉ vì có cuộc đổi đời. Một cuộc đổi đời thô bạo nhất mà chỉ người trong cuộc mới thấm đẫm cái đau của nó.

Vẫn biết rằng sự hội nhập và công việc giữ gìn bản sắc luôn là một thử thách, một cái không dễ gì, mà vẫn cố trì kéo, cố níu nó lại, giữ gìn bản sắc để cái “tôi là” trước áp lực của cái “tôi sẽ là”. Một quy luật xã hội cho mọi cộng đồng, mọi sắc dân, một va chạm cọ sát với đầy những huyền thoại và thực tế.

Sụ biến chất do cọ sát hàng ngày làm ta thay đổi đến chính ta cũng không nhận ra những thay đổi ấy. Nhưng nếu có dịp về lại Việt Nam hôm nay, ta sẽ ngỡ ngàng về sự “biến chất” từ cái văn hóa vật thể thấy được bề ngoài như cách ăn mặc, cử chỉ , điệu bộ, ngôn ngữ đến cả cái văn hóa phi vật thể là tinh thần, tâm linh, cách suy nghĩ, nền tảng đạo đức đến cả tôn giáo nữa.

Đối với mọi người, ta chỉ còn có cái tên gọi, hai chữ Việt Nam và mầu da vàng đối với người ngoại quốc. Còn thực sự ta không thể chính thức là người Việt Nam hoặc người bản xứ dù đã hơn nửa đời người sống ở xứ người. Ta là “nửa người nửa ngợm” chăng? Và này dân số trẻ sinh ra và lớn lên ở xứ người, chiếm phân nửa, ít nói tiếng Việt, làm sao bắt chúng chia sẻ cái phần gia tài văn hóa, cái căn cước Việt như tiếng nói, bài ca, tình tự đất nước, hay nỗi vinh nhục của một lá cờ hay những hội chứng sau một cuộc chiến? Bình Giả hay Pleime, Đức Cơ là nghĩa quái gì cơ chứ?

Sự mâu thuẫn có tính nội tại, phi thực nằm ngay trong chính chúng ta, sống phi thực, sống giữa một huyền thoại quá khứ đã sói mòn và áp đặt một cách “xuẩn ngốc” lên người khác, lên giới trẻ.

Đến lúc nào cho phép chúng ta nói lên được câu: Giã từ quá khứ?

Mặc dầu lý lẽ thì như vậy, người Việt di tản vẫn cố gắng tìm cho mình một căn cước Việt tính như một lẽ sống còn, như một chỗ trú ẩn. Căn cước Việt tính ấy không cần tìm đâu xa xôi như trong truyền thống, lịch sử, văn hóa, tôn giáo, v.v..

Nó rất gần, còn như sôi sục. Đó là cuộc chiến tranh và sự thua cuộc còn như vết thương nhức nhối. Nó trở thành một cái “trung tâm văn hóa và kỷ niệm” phi vật thể như một trục xoay mà người ta chỉ nhận thấy và nhận ra nhau trong các buổi hội họp, trong các buổi văn nghệ hay trong lúc trà dư tửu hậu.

Hơn lúc nào hết, cái ta hiện hữu được phô trương rõ rệt và muốn được mọi người nhìn nhận. Phô trương là một trong những nét cá tính của người Việt di tản.

Không lạ gì, nếu vứt bỏ cái quá khứ đó đi thì còn lại gì?

Nhiều người sẽ buồn chán đến phát điên. Theo nghĩa xã hội học, người ta gọi cái đó là Hội chứng sau 1975, hội chứng thua cuộc. Hội chứng di tản hay còn bi kịch hơn, “Hội chứng lưu vong”.

Tất cả mọi người có mặt trong đám đông đó chỉ muốn vực dậy, làm sống lại quá khứ đó mà nay nhiều khi nó chỉ còn là sự tô hồng quá khứ, như một huyền thoại. Nó mắc sinh một sự quá đà là căn bệnh nói phét.

Ở một mặt khác, người ta nhận ra rằng, càng có một truyền thống văn hóa hoặc tôn giáo truyền thống ăn sâu vào tâm thức người dân thì sự hội nhập vào một xã hội càng trở nên khó khăn. Hành lý càng nặng nề thì sự hội nhập càng khó khăn theo tỉ lệ thuận.

Trong nhiều sắc dân như Do Thái, người da đen, dân Hồi giáo, dân Palestine với một truyền thống lâu đời và một nền văn minh cố cựu bám rễ cho thấy sự đụng chạm giữa các nền văn minh càng trở thành một bi kịch của xã hội trong việc hội nhập. Như ta thấy hiện nay giữa Do Thái và Palestine.

Trong một cuốn sách nhan đề: “Juifs&Noirs, Du Mythe à la réalité”, nxb In Presse, dưới sự điều hợp của Shmuel Trigano, do nhiều tác giả cộng tác cho thấy sự mất còn của căn cước người tỵ nạn là những nhan đề gây những mối căng thẳng, đi đến kết quả là sự kỳ thị chủng tộc, sự căng thẳng đối đầu, sự cưỡng chế và khuất phục hầu như không tránh khỏi.

Nghĩ như thế, để nhìn lại căn cước người tỵ nạn Việt Nam Hải ngoại là một cuộc hội nhập tương đối êm dịu và có thể chưa hề bùng nổ một cuộc va chạm “nảy lửa và sắt máu” nào với dân bản địa.

Cho nên, không lạ gì, người Việt sinh sống tại Pháp thì dễ dàng ăn mừng lễ Noel và thói quen uống rượu vang. Trong khi người Việt tại Mỹ thì nay lại ăn mừng trọng thể ngày lễ Tạ ơn. Đây không còn là giai đọan thích ứng, hội nhập mà là đồng hóa rồi.

Ngay các đồng hương ở Ba Lan, mặc dầu chính phủ hiện nay có khuynh hướng siết chặt cánh cửa cho tỵ nạn, vậy mà người Việt ở đây xem ra vẫn ung dung, thoải mái. (Vẫn xả thịt chó ngay trong “ấp” với tiết canh, rựa mận và dồi chó.)

Bởi vì họ biết thích ứng tương đối dễ dàng, bởi vì.. bởi vì thiếu vốn “văn hóa…truyền thống” mặc dầu giữa người Việt với nhau thì “ăn thua đủ”. Ăn thịt chó, chửi tục, “ăn thua đủ” là “nếp sống” văn hóa chứ không phải truyền thống văn hóa.

Như thế thì chúng ta nên mừng hay nên lo?

Nghĩ thế, có lẽ chỉ có một nhà văn Việt Nam ở Hải ngoại là Mai Thảo xem ra có bản sắc, có “căn cước Việt tính” rõ nét và ông không dễ dàng chịu hội nhập vào xã hội mới là Hoa Kỳ. Xin trích dẫn bài viết của Nguyễn Mộng Giác về Mai Thảo:

“Anh là hiện thân trọn vẹn hai tiếng “lưu vong”, hơn thế nữa, trong khi những bạn văn khác tìm cách thích nghi với hoàn cảnh mới, Mai Thảo khăng khăng sống y như cũ, từ chối tất cả những thay đổi cần thiết để hội nhập. Anh không học Anh Văn, không lái xe, chữ viết nắn nót trang trọng trên trang giấy kẻ hàng, thậm chí hàng tháng cứ dùng viết Big viết từng địa chỉ và họ tên của 700 độc giả dài hạn của tạp chí Văn lên phong bì chứ không dùng phương tiện điện toán hiện đại. Tinh thần anh đề kháng với những gì đang đổi thay trước mắt.”

(Thư quán bản thảo, số đặc biệt tạp chí Sáng Tạo, số 60 tháng 7-2014, trang 37 Nguyễn Mộng Giác, “Nỗi cô đơn lớn lao của Mai Thảo”. Nguồn chính:tạp chí Văn Học, số 143, tháng 3 năm 1998.)

Nhìn lại các cộng đồng người di dân khác trên khắp thế giới hiện nay, sự có mặt của các sắc dân đa tạp chủng tộc trở thành mối lo cho các chính quyền đã tiếp nhận họ như tại Pháp, tại Mỹ và nhiều Quốc gia khác. Và họ tạo thành những ghettos.

Theo Vincent Viet, trong cuốn “Histoire des Francais venus d’ailleurs de 1850 à nos jours” ông đã viết:

“Chẳng hạn ở trung tâm thành phố Marseille, có những khu như: Auvergnats trên đường Roquette, ở khu 11, dân Bretons thì tụ tập chung quanh nhà ga Montparnasse, dân Alsaciens thì quần tụ chung quanh vùng Villette, ở phía Đông Bắc thành phố, ở khu 19.

Đặc biệt những nhân công di dân làm phu thợ, phu đập đá, phu lợp mái nhà, sống theo lề thói của họ từ nếp sống bản địa. Họ cùng đi làm một nơi, cùng về một khu nhà chung cư, ăn chung cùng một món súp do người chủ nhà trọ nấu, nói chung một thứ tiếng hay nói chung một thổ ngữ.”

(Vincent Viet, Histoire des Francais venus d’ailleurs de 1850 à nos jours, nxb Perrin, 2004 trang 22)

Bài viết này chú trọng nhiều đến vấn đề văn học với các nhà văn của cộng đồng người Việt mà không quan tâm nhiều đến các vấn đề kinh tế, xã hội, chính trị của cộng đồng người Việt.

Thoạt đầu, sau 1975, nhất là sau đợt Boat people, 1979, số lượng các nhà văn, các tác giả cầm bút trước 1975 vượt biển tìm tự do khá đông, rộ lên một đợt di dân đã từng có kinh nghiệm sống dưới chế độ cộng sản. Họ hừng hực khí thế đấu tranh và thề sẽ có ngày trở về giải phóng quê hương. Trong một bài phỏng vấn ông bà Võ Kỳ Điền, do báo Sóng ở Montréal thực hiện, qua đó nó cũng phản ảnh cái tâm tình của người tỵ nạn Việt Nam lúc bấy giờ (năm 1992), tôi đọc được phát biểu của chị Diên như sau:

“Tội nghiệp, vì trong khi ai ai cũng đang nghĩ đến công tác “dọn đường về nước”, mọi người chúng ta cũng đang hướng lòng về quê hương Việt Nam khốn khó, về đồng bào ruột thịt của mình.”

(Trích Phỏng vấn của Võ Bá Điền, báo Sống phỏng vấn nhà văn Võ Kỳ Điền, nạn nhân của chiến dịch thư nặc danh. Tháng 9-92, Tài liệu riêng của Võ Kỳ Điền)

Cho đến bây giờ, nhiều người trong cộng đồng vẫn có tham vọng chống Tàu và cộng sản cùng lúc. Nhưng thực tế, tôi vẫn thấy họ tổ chức các bữa tiệc tại các Restaurants Tàu, vẫn du lịch sang Trung Quốc và vẫn ra vào tiệm 1$ (Un Dolllar).

Ở thập niên 90, họ đã đem lại niềm phấn khởi, một không khí đấu tranh và một tin tưởng về một tương lai Văn Học hải ngoại? Thế giá người cầm bút lúc ấy vì thế còn cao lắm.

Tôi còn nhớ, trong số báo Hợp Lưu đặc biệt có chủ đề để tưởng niệm học giả Hán-Nôm Tạ Trọng Hiệp. Bài vở đã tạm đầy đủ với nhiều cây bút có thế giá, chờ lên khuôn. Chỉ còn thiếu có bài của Nguyễn Văn Trung ở Montréal. Tòa soạn quyết định tạm chưa in, chờ bài viết của Nguyễn Văn Trung. Bài viết của Nguyễn Văn Trung viết tay, phải gửi bằng bưu điện sang Mỹ, thời gian chờ đợi trong 10 ngày. Báo đành ra trễ.

Xin ghi lại nguyên văn lời tòa soạn, số 34 tháng 4&5, 1997 như sau ở Lời tòa soạn:

“Lẽ ra số báo này không đến tay bạn đọc trễ nải như đã. Chỉ vì tòa soạn đã cố gắng – ngót mười ngày – chờ đợi bài viết dưới đây của giáo sư Nguyễn Văn Trung.

Những vị nào đã từng đọc bản thảo của giáo sư Nguyễn Văn Trung , đều hiểu là rất khó đọc (hình như khó nhất trong các tác giả viết tay), các chuyên viên đánh máy đều “chạy”, nên tòa soạn đã phải vừa đọc (đoán) vừa thực hiện công việc này.”

(Hợp Lưu, số 34, năm 1997. Bài Nguyễn Văn Trung: Tạ Trọng Hiệp, Ông Đồ gàn thời nay, trang 26)

Đó là 1997; nào có xa xôi gì!

Như thế cho thấy, tác giả viết bài còn có giá lắm chứ! Hơn 10 năm sau, Nguyễn Văn Trung ngưng cầm bút, nay sống lủi thủi ở nột góc nhà, không một bạn bè, it ai thăm hỏi. Và hoàn toàn bị rơi vào quên lãng! Phải chăng sự bỏ rơi này chỉ là luật cung cầu? Và nếu cần trách cái gì và trách ai bây giờ.

(Còn tiếp)

Nguyễn Văn Lục
Nguồn: DCVOnline
01 Tháng Ba 202110:20 CH(Xem: 12727)
Xuân chào đón Tết rực vườn hoa Cảnh sắc xinh tươi đẹp ngọc ngà Dâng ngập ý lời gieo vận đối Trải tuôn tình nghĩa kết thơ hoà
28 Tháng Hai 20214:21 CH(Xem: 10358)
Đây là cái Tết đầu tiên mà tôi đón nhận với tất cả niềm vui hạnh phúc và hy vọng. Đêm nay tôi sẽ ngủ thật ngon với nhiều mộng đẹp tương lai. Mùa Xuân nơi đây, trong căn cứ này sẽ là mùa Xuân thần thoại của riêng tôi.
28 Tháng Hai 20214:15 CH(Xem: 14416)
Mỗi tháng ngày rằm chị ăn chay Trăng treo đỉnh núi bài thơ này Xa quá chị không đọc lại được Chắp vá từng câu phận rủi may.
23 Tháng Hai 202111:00 CH(Xem: 12333)
Thiên tai là chuyện của đất trời Con người - hạt cát giữa trùng khơi Rủi may, may rủi nào ai biết Sống để làm sao đẹp với đời...
23 Tháng Hai 202110:36 CH(Xem: 5870)
chương trình được phát sóng 2 tháng một lần và tham khảo những thông tin về sức khoẻ, làm cách nào để phòng chống ung thư, có một cuộc sống khoẻ mạnh.
23 Tháng Hai 20219:53 CH(Xem: 9133)
Ôi, những chiếc áo mùa xuân ngày nọ tôi lục lọi đem phơi vì mỗi năm tôi mặc chỉ có một lần, tôi giũ lòng ra phơi áo lên để đón xuân về, để thấy mình vẫn còn loanh quanh đâu đó một nơi rất gần
23 Tháng Hai 20219:00 CH(Xem: 11748)
Đón hương xuân giao thoa trời đất Mùi nhang trầm quyên khắp từ đường Cha mặc áo dài kính vái tứ phương Mẹ lạy Phật mõ chuông đón Tết.
23 Tháng Hai 20214:38 CH(Xem: 9356)
. Nếu dịch cúm qua đi, sinh hoạt đời sống sẽ hồi sinh. Rồi đây chị sẽ được đi thăm con, thăm cháu. Mong rằng kinh tế sẽ được phục hồi để mọi người có việc làm và nước Mỹ sẽ trở lại như xưa. CHÚC MỪNG NĂM MỚI .
21 Tháng Hai 202111:34 CH(Xem: 8961)
Tôi dỗi hờn Texas những khi nắng nóng muốn chảy mỡ, những lúc bão lụt tan nhà nát cửa hay bão tuyết gây nhiều thiệt hại như năm nay nhưng tôi vẫn yêu Texas và chẳng bao giờ muốn rời xa.
21 Tháng Hai 202111:11 CH(Xem: 8055)
Đúng là xứ Mỹ và người Mỹ! Chỉ có ba ngày không điện-sưởi-nước, lạnh thì lạnh thật, nhưng cũng có đủ quần áo ấm để bao bọc giữ ấm, những người homeless cũng đã được chính phủ đưa vào nhà tạm trú từ hôm trước bão tuyết
18 Tháng Hai 202110:19 CH(Xem: 11735)
Nghe trong tiếng cười trong bão loạn Ai oán ngàn năm cả kiếp người Hận đời kiêu bạc người kiêu bạc Ngạo với nhân gian một tiếng cười
18 Tháng Hai 202110:10 CH(Xem: 8388)
Xin mời thưởng lãm tác phẩm mùa Xuân mới nhất của Duyên
18 Tháng Hai 202112:35 SA(Xem: 10881)
Cùng nhau, nhân loại sẽ lần lượt ra khỏi đường hầm tối đen thăm thẳm. Nhưng khi ra khỏi đường hầm, người ta sẽ có một "bình thường mới" (a new normalcy), không giống cái bình thường đã có trước đại dịch.
18 Tháng Hai 202112:31 SA(Xem: 11082)
Mùng năm nhớ Tết Quang Trung Anh minh hoàng đế lẩy lừng chiến công Máu thù nhuộm đỏ sông Hồng Đánh tan lũ giặc cuồng ngông bạo tàn.
13 Tháng Hai 202111:33 CH(Xem: 9219)
Truyện “Lục Súc Tranh Công” nói về sáu con vật nuôi trong nhà tranh nhau để giành công trạng về mình. Đó là những con Trâu (Ngưu), Chó (Khuyển), Ngựa (Mã), Dê (Dương), Gà (Kê), Lợn (Thỉ). Mỗi con vật đều cho mình là có công trạng nhất trong nhà.
13 Tháng Hai 20217:31 CH(Xem: 10259)
Nguyện thế giới Hòa bình, chúng sinh An lạc. Kính chúc mọi người, mọi nhà một năm Tân Sửu Bình an Hạnh phúc.
13 Tháng Hai 202111:33 SA(Xem: 12786)
Xá chi thế sự vơi đầy, Lợi danh, khanh tướng... bèo mây một đời. Tửu phùng tri kỷ thiên bôi...(1) Lương bằng mỹ tửu... đời vui ngập tràn. Phúc hồng, lộc biếc, tâm an...
13 Tháng Hai 202111:21 SA(Xem: 12170)
Ngũ quả mâm đầy...khơi ý đẹp Đôi bình rượu cạn...xóa tình cay Xuân về...xin chúc mừng thi hữu Bĩ cực qua rồi đón thái lai!
12 Tháng Hai 202111:58 CH(Xem: 5553)
Chủ đích của bài là ghi lại một số ca dao, tục ngữ Việt, Anh, Pháp ít nhiều liên hệ đến con trâu trong văn hóa “dĩ nông vi bản” mà Việt Nam là một trong những nước một thời được gọi là vựa lúa ở Đông Nam Á
12 Tháng Hai 202111:57 CH(Xem: 10006)
Xin cám ơn quý Thầy Cô cùng chị em đã nhín thì giờ quý báu đọc các bài Thơ Thất Ngôn Bát Cú Đường Luật mà Kim Phú đủ duyên may cẩn họa cùng quý thi sĩ và các bậc tiền bối.
12 Tháng Hai 20218:23 SA(Xem: 7404)
Thôi thì đừng hỏi lòng mình thêm nửa, ngoài kia Xuân vẫn đang về, vẫn dịu dàng thay mới đất trời, và tôi vẫn vậy, vẫn quẩn quanh chăm chút cho riêng mình một khoảng trời riêng.
11 Tháng Hai 202112:13 SA(Xem: 8657)
Thế giới sẽ đẹp hơn rất nhiều nếu ta biết cảm ơn và trân trọng những thành quả mà người khác đã làm cho ta. Chính lời cảm ơn giúp chúng ta sống hạnh phúc, nắm bắt được giá trị cuộc sống là gì
11 Tháng Hai 202112:10 SA(Xem: 8841)
Tuy đã chuẩn bị đầy đủ nhưng chuyến đi nầy phải nói là thất bại, nhưng thôi tạm xem như “mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên” vậy.
10 Tháng Hai 202111:59 CH(Xem: 10577)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: XUÂN MỘNG - Nhạc Lam Phương - Thái Thanh trình bày Kiều Oanh thực hiện youtube
04 Tháng Hai 202111:53 SA(Xem: 13552)
Muôn tâu Thượng Đế Vợ chồng Táo Thần Ở dưới dương trần Qua Zoom trình tấu. Dạ dạ Chuyện của thế gian Quả thật gian nan Hai không hai chục. Một năm lục đục Tang tóc thê lương. Thiên hạ nhiễu nhương Chết thôi như rạ
03 Tháng Hai 202110:57 CH(Xem: 10698)
Nó đã nghĩ ra một điều khá lý thú. Hãy sống bình dị như con trâu, con vật biểu tượng cho năm Tân Sửu. Làm hết sức mình, kiểm điểm lại những gì mình đã hành động để sửa sai. Như con trâu lặng lẻ nằm nhai lại cỏ.
03 Tháng Hai 20218:39 CH(Xem: 10772)
Sự kiện thể thao này cũng là một thử nghiệm để đời sống từng bước trở về với một bình thường mới (new normalcy). Mong vô cùng, thử nghiệm này thành công
03 Tháng Hai 20218:32 CH(Xem: 9852)
.Hai ba tháng chạp tới rồi Táo công hia mão chầu trời cuối năm Cờ bay ngựa chạy rần rần Hóa long cá chép tiễn thần bay nhanh.
03 Tháng Hai 20216:26 CH(Xem: 14137)
Nhớ xưa áo trắng một thời Sân trường yêu dấu sống đời học sinh Cuộc đời đẹp tựa bình minh. Yêu thương, tha thứ chúng mình bên nhau.
03 Tháng Hai 20214:17 CH(Xem: 13432)
Một ngày hạnh phúc ngất ngây? Ta cùng con cháu vui vầy hôm nay. Tuyết đang phủ lấp đắng cay. Giúp quên mười tháng cuồng quay xó nhà. Tân sửu chúc bạn gần xa. Thân tâm an lạc thiết tha yêu đời. Nhớ ngày thân ái tuyệt vời. Chúng ta vui khoẻ như thời xuân xưa.
02 Tháng Hai 202111:17 CH(Xem: 8253)
Riêng Kim Tuấn, mùa xuân được ông nhắc tới nhiều nhất dù thi sĩ sinh ra trong bối cảnh lịch sử đen tối và cũng như tất cả các thanh niên thuở ấy ông luôn mang nặng nỗi đau thân phận là người con của “nước Việt buồn”
02 Tháng Hai 202110:23 CH(Xem: 7947)
Giữa bầu trời xám xịt của mùa đông, và bệnh hoạn, cũng có một chút màu xanh hy vọng , để người ta có nghị lực chiến đấu không những với đại dịch mà còn với những hậu quả về mọi mặt do cúm Tàu để lại.
02 Tháng Hai 202110:16 CH(Xem: 9102)
Thời gian không chờ ai. Cuộc đời vẫn bước dững dưng. Chớp mắt thôi đã thấy muôn trùng! Công dưỡng dục suốt một đời lận đận Nghĩa sinh thành vương vấn cả trăm năm”
02 Tháng Hai 202110:10 CH(Xem: 11492)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: TÌNH SỬ VIẾT LẠI – Nhạc & Lời: Phạm Chinh Đông Hòa Âm: Đỗ Hải Ca sĩ: Kim My
25 Tháng Giêng 202110:01 CH(Xem: 14276)
Tôi ra đời ở một làng nhỏ, làng Trình Phố thuộc tỉnh Thái Bình. Tôi sinh ra và lớn lên theo chiến tranh giữa Việt Minh và quân Pháp. Dù còn nhỏ nhưng tôi sợ cả hai.
24 Tháng Giêng 202111:06 CH(Xem: 10963)
Thư này là lá thư thứ 49 nhưng lại là lá thư đầu tiên của năm 2021. Đáng lẽ là một thư vui, lạc quan, tràn đầy hy vọng và niềm tin.
24 Tháng Giêng 202110:40 CH(Xem: 12612)
Áo em tươi cúc hoa vàng Đôi môi đỏ thắm bông trang diễm tình Trắng mai chiếu thủy tươi xinh Mùa Xuân Hoa Nở lung linh sắc màu.
22 Tháng Giêng 202110:52 CH(Xem: 12855)
Phù du say ánh lửa hồng Sơ sinh hạt nắng giữa vòng tai ương. Chia nhau từng mảnh khốn cùng Che đời rách rưới trầm hương đâu rồi.
22 Tháng Giêng 202110:34 CH(Xem: 15533)
Má ơi! cây trái giờ già cỗi Xơ xác tiêu điều như tóc con Kìa ai vừa nhắc cơm kho quẹt Nhớ má tủi lòng nghĩa sắc son.
22 Tháng Giêng 202110:22 CH(Xem: 9888)
Hôm nay nhìn NHỮNG MÙA THU ĐI MÙA THU CHO EM ướt hoen mi MẮT LỆ CHO NGƯỜI TÌNH lần cuối LỆ THU đành vĩnh biệt Cali Nguyện linh hồn Lệ Thu được an nghỉ nơi cõi vĩnh hằng.
22 Tháng Giêng 20218:58 CH(Xem: 8296)
Đa số dân cư ở Los Angeles là "essential workers", họ đến nơi làm việc, tiếp xúc với khách hàng, không thể làm việc từ nhà như ngành kỹ thuật, hay các ngành khác có thể "remote working"
19 Tháng Giêng 202110:58 SA(Xem: 5763)
Trước nỗi đau nầy, mượn câu thơ trong Chinh Phụ Ngâm để tiễn biệt Lệ Thu Bùi Thị Oanh: “Oanh bay đi biền biệt chẳng quay về”.
17 Tháng Giêng 202112:46 CH(Xem: 10246)
"Nhỏ ơi", mình sẽ cùng thấy lại một thời gọi nhau là "Nhỏ ơi" trong một khoảnh khắc nào đó dù thời gian đã có bề dày trên mắt, trong tâm hồn của mình....
16 Tháng Giêng 202110:08 CH(Xem: 9813)
Xin mời thưởng lãm tác phẩm mới nhất của Duyên để tưởng nhớ nữ danh ca Lệ Thu vừa qua đời tại CA (01/15/2021)
16 Tháng Giêng 20213:39 CH(Xem: 6327)
Trong truyện ngắn “Lẽ Ra”, viết vào năm 2003, tôi mượn hình ảnh của Lệ Thu và Quỳnh Giao, hư cấu trong nhân vật Mai. Đây có lẽ là nhân vật tôi đắc ý nhất trong các truyện ngắn của tôi.
15 Tháng Giêng 20218:58 CH(Xem: 7685)
Nhưng chúng tôi luôn nhớ "trận đánh cuối cùng trước lúc kết thúc chiến tranh thường là trận đánh tổn thất nhân mạng nặng nề nhất" để kiên nhẫn đi hết phần cuối của đường hầm đại dịch đen tối, dài thăm thẳm
15 Tháng Giêng 20214:53 CH(Xem: 5947)
Một động tác tập chân, hai cách thể hiện, và ở ba tư thế ngồi, nằm hoặc đứng giúp giảm đau lưng, thần kinh tọa đau đầu gối, đau mắc cá, tê các ngón chân
11 Tháng Giêng 20219:09 CH(Xem: 11219)
Mỗi con người Việt Nam khi ra đi đều mang theo mình hình ảnh quê hương và vô cùng trân trọng. Dẫu tôi có chết trên xứ người, thân xác có thành tro bụi, nhưng trái tim tôi vẫn yêu nơi này
11 Tháng Giêng 20218:03 CH(Xem: 12494)
Những chiều buồn lưa thưa Lời ngọt ngào chưa ngỏ Thành cổ tích ngày xưa… Ngày xưa…ngày xưa……
10 Tháng Giêng 202111:22 CH(Xem: 9544)
Tháng giêng Trời phủ khăn tang Tuyết rơi trên những điêu tàn ngày đông Tháng giêng Đất khách chạnh lòng Tách trà bếp lửa khơi dòng nhớ/quên
09 Tháng Giêng 202112:15 SA(Xem: 9525)
Muốn thật nhiều kể ra cũng hao hơi , mệt trí. Không khéo lại hóa thành tên… Kịch sĩ dỏm-dở-dai. Thôi biết phận hèn tài cán chẳng bằng ai, Về rửa chén, nấu cơm sống cuộc đời… Ẩn sĩ.!
04 Tháng Giêng 20211:22 SA(Xem: 11866)
... chợt ngưng vẽ môi điểm nụ cười mắt long lanh. sáng dường như V đang có điều bí mật thì ra “điều bí mật” luôn ẩn nấp trong tim đợi tiếng. thầm thì...
04 Tháng Giêng 202112:59 SA(Xem: 7382)
Đại dịch COVID-19 không lấy đi người thân của Bella, nhưng đã cướp đi tuổi trẻ, tương lai của cô nữ sinh 19 tuổi, và đẩy cô vào cuộc đời nghèo khó, cơ cực giống như con đường mẹ cô đang đi...
31 Tháng Mười Hai 202011:45 CH(Xem: 13765)
Lời tôi chỉ gió thoảng hư không Nghĩ đến tương lai cũng chạnh lòng Đàn con cháu Việt trên đất Mỹ Có còn hạnh phúc như ước mong?
31 Tháng Mười Hai 202011:28 CH(Xem: 12509)
Hân hoan chào đón năm mới sang Pháo mừng Xuân đến nổ rền vang 2021 nhiều hy vọng. An Bình, Hạnh Phúc tiếng cười vang.
31 Tháng Mười Hai 202010:52 CH(Xem: 4282)
Ngày sẽ cạn dần. Đêm nay giao thừa, Người ta rộn ràng đón chờ năm mới, Đếm từng thời gian những giây phút cuối, Happy New Year. Năm cũ đâu rồi
31 Tháng Mười Hai 202010:37 CH(Xem: 10755)
Chỉ còn vài tiếng đồng hồ nữa là năm 2021 đến với chúng ta. Xin hãy mang đến niềm vui, an lành, hạnh phúc và thịnh vượng đến với thế giới này. CHÚC MỪNG NĂM MỚI
31 Tháng Mười Hai 20209:12 CH(Xem: 13916)
Năm nay với những ngày ‘cấm cung’ vì dịch Covid-19, tôi mới nghĩ đến việc ngồi xuống viết về “Tỉa Thủy Tiên” để chia sẻ với bạn bè thân hữu ở xa những kinh nghiệm và hiểu biết (có thể chỉ là căn bản) về thủy tiên.
31 Tháng Mười Hai 20209:08 CH(Xem: 10106)
Xinh tươi áo đỏ xanh hồng Ngày Đầu Năm Mới tươi trong nắng mùa. Bảy mươi năm có đủ chưa!! Mỗi ngày vui khỏe nhặt thưa chuyện đời Cảm ơn thiên địa đất trời Ta bao nhiêu tuổi phố thời vẫn hơn...
31 Tháng Mười Hai 20209:01 CH(Xem: 4204)
Happy New Year đến Thầy Cô, Qúy Vị đồng hương cùng toàn thể Cựu Học Sinh Ngô Quyền... Mong 2021 sẽ là một năm an lành, mọi điều tốt đẹp sẽ đến với đại gia đình Ngô Quyền và Đồng Hương ...
30 Tháng Mười Hai 202010:12 CH(Xem: 9904)
Đá không buồn và không biết giận Luôn an nhiên tư thế một mình. Khi nào buồn ra ngồi bên đá Nhìn cây lay theo gió xạc xào Đá và cây tưởng như xa lạ Ở bên nhau lại rất hài hòa.
28 Tháng Mười Hai 202010:57 CH(Xem: 12307)
Xin bấm vào link tên bài hát bên dưới hoặc youtube để thưởng thức NHỎ ƠI - Nhạc sĩ Quang Nhật Thanh Lam trình bày
28 Tháng Mười Hai 202010:44 CH(Xem: 7686)
Ngay cả trong đường hầm tối đen của đại dịch, vẫn có màu hồng trong mắt trẻ thơ từ tấm lòng của người lớn.
22 Tháng Mười Hai 202012:06 SA(Xem: 9922)
Năm nay Covid quấy dương trần Kẻ chết buồn đau, sống bất an Lũ lụt thiên tai hành đất mẹ Ôn hoàng dịch bệnh hại người dân Năm châu đóng cửa nơi hoàn vũ
21 Tháng Mười Hai 20202:07 SA(Xem: 3634)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2020 Kiều Oanh thực hiện youtube
21 Tháng Mười Hai 20201:57 SA(Xem: 10682)
Hai ngàn năm đã qua mau Hài đồng giáng thế hang sâu ẩn mình Kính Mừng Thiên Chúa Giáng Sinh Con chiên đồng vọng ân tình chúa tôi.
21 Tháng Mười Hai 20201:46 SA(Xem: 12033)
Xin bấm vào link hoặc yutube để thưởng thức BÀI THÁNH CA BUỒN - Nhạc sĩ Nguyên Vũ Thanh Lam trình bày
21 Tháng Mười Hai 202012:42 SA(Xem: 8607)
Mời quý vị thưởng thức Liên Khúc nhạc Giáng Sinh “Bài Thánh Ca Buồn" và “Hai Mùa Noel" Nhạc sĩ Nguyên Vũ sáng tác Qua hai tiếng hát: Đèo Văn Sách và Kim Phụng
19 Tháng Mười Hai 20206:43 CH(Xem: 11012)
. Mùa Giáng Sinh đã về thực sự trong căn nhà bấy lâu đã mất nụ cười. Ngày mai họ sẽ trang trí cây thông. Ánh đèn rực rỡ, thiên thần và những quả bóng nhỏ sẽ lấp lánh niềm vui hạnh phúc gia đình .
19 Tháng Mười Hai 20206:29 CH(Xem: 12504)
Những bông tuyết trắng nhẹ buông Là lòng của mẹ yêu thương gửi về Chúc con người lính xa quê Sống vui khỏe mạnh ngày về bình an.
19 Tháng Mười Hai 20202:31 SA(Xem: 7779)
Xin ghi lại chuyện này để chia xẻ món quà Giáng sinh tinh thần đến sớm với tất cả những ai đọc đến những dòng này, để thấy cuộc đời vẫn đẹp trong muôn vàn khó khăn do đại dịch cúm Tàu gây ra.
17 Tháng Mười Hai 20209:31 CH(Xem: 11879)
Em như loài hoa dại Mọc trên đá khô cằn Vẫn vươn mình lớn dậy Thơm ngát cùng gian nan.
17 Tháng Mười Hai 20209:27 CH(Xem: 12420)
Thương người, nhớ nước nhớ non. Nay nơi đất mới, tuyết còn đang rơi... Đông,Tây xa cách đôi nơi Đôi dòng gửi Bạn người ơi thấu tình?
15 Tháng Mười Hai 202011:28 CH(Xem: 7081)
Hôm nay, ngày 12/14/2020 là một ngày lịch sử trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 khi những mũi vaccine đầu tiên đã được tiêm cho các nhân viên y tế khắp nước Mỹ.
14 Tháng Mười Hai 202012:09 SA(Xem: 9150)
đêm qua có điều gì không ổn nên cơn buồn ngủ. chập chùng kéo đến lạ lùng khi chiều. mới muộn đêm. chưa tới... giấc mơ tôi. có bóng bạn bè không rõ mặt nói cười trong đôi mắt mỗi người hiện ra trên màn trí nhớ không tên
13 Tháng Mười Hai 202011:48 CH(Xem: 8215)
Xin thắp ngọn nến hồng trong Thánh Lễ đêm nay, ngọn nến ấm áp tình người, tưởng nhớ và nguyện cầu cho những Thiên Thần thương yêu luôn bình an nơi Nước Chúa.
13 Tháng Mười Hai 202010:31 CH(Xem: 10682)
Bài hát Giáng Sinh thật hay đó không phải được phát lên ở Mỹ hay Âu Châu lạnh lẽo giữa mùa đông tuyết giá. Mà được phát ra tại quê hương tôi giữa nhiệt độ nóng nực 112 độ F Sài Gòn.
13 Tháng Mười Hai 20201:16 SA(Xem: 9597)
Anh ra đi, để lại đau buồn cho những người thân ở lại, nhưng với riêng anh, tôi biết là một ước muốn khôn nguôi. Anh đã đến được nơi anh hằng mong đợi, xum họp với nàng ALICE, người yêu muôn thuở của anh.
12 Tháng Mười Hai 202011:49 CH(Xem: 7551)
Có những điều nhỏ nhoi, bình thường, sau 9 tháng đại dịch hoành hành, đã trở thành mơ ước lớn của rất nhiều người.
12 Tháng Mười Hai 202012:55 SA(Xem: 7992)
Nhà văn Lê Lạc Giao, với tinh thần tận tụy cống hiến cho nền triết văn, cho sự sáng tạo bền bỉ, đã tự mình lựa chọn cho chính mình.
12 Tháng Mười Hai 202012:00 SA(Xem: 11477)
Và cuối cùng tôi yêu Trái tim nhỏ mỹ miều Xin em đừng ngừng đập. Để tôi hoài được yêu.
10 Tháng Mười Hai 20202:14 SA(Xem: 8956)
Tôi đã đi du lịch nhiều chuyến và mỗi chuyến đều được sắp đặt trước rất kỹ càng. Như chuyến đi Âu Châu vào cuối tháng sáu và đầu tháng bảy năm 2019 đã được bắt đầu chuẩn bị từ hơn sáu tháng trước.
08 Tháng Mười Hai 202012:39 SA(Xem: 11179)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: HẠNH PHÚC BUỒN – Nhạc & Lời: Phạm Chinh Đông Hòa Âm: Đỗ Hải Ca sĩ: Thúy An, Hồng Nhiên
01 Tháng Mười Hai 202012:27 SA(Xem: 7997)
Vào lúc mà cứ mỗi phút là có hơn một người Mỹ bị Coronavirus lấy mất cuộc đời thì bất cứ một nghĩa cử nào cũng có thể là một điểm sáng rạng ngời giữa đêm đen.
29 Tháng Mười Một 202011:16 CH(Xem: 11209)
Đã hơn nửa thế kỷ trôi qua, nhưng tôi không thể nào quên được những năm tháng vàng son ấy của Việt Nam nước tôi.
29 Tháng Mười Một 202011:02 CH(Xem: 9183)
năm nay.có biết bao gia đình đón Thanksgiving. buồn lắm! tôi thương người mẹ trẻ gặp ngoài bưu điện dẫn theo ba con nhỏ, đi gửi quà cho chồng có lẽ: lính ở xa... mẹ con nheo nhóc quá tôi muốn được ôm các em vào lòng rồi, không dám…
29 Tháng Mười Một 202010:39 CH(Xem: 5145)
Trong giấc ngủ bình an, Đại đức không còn nhớ gì ngoại trừ câu nói ấm áp của Đức Phật: "Thời gian không chờ đợi ai, hãy tinh tấn lên thầy Ananda.".
29 Tháng Mười Một 20201:50 SA(Xem: 8651)
Xin mời thưởng thức tiếp 1 tác phẩm độc đáo và mới nhất của Duyên
28 Tháng Mười Một 202011:15 CH(Xem: 12439)
Xin cúi đầu tri ân Tiên Tổ Những Anh Hùng Liệt Nữ Việt Nam Mũi Cà Mau đến Ải Nam Quan Xương máu thành phù sa bồi đắp.
28 Tháng Mười Một 202011:06 CH(Xem: 11686)
Cám ơn với tất cả lòng trân trọng cuộc đời này, hạnh phúc này. Kính chúc những người tôi yêu thương thật nhiều sức khỏe, an lành và hạnh phúc.
27 Tháng Mười Một 20206:56 CH(Xem: 13739)
Mưa rơi trên lá vàng thu Tiếng mưa như tiếng mẹ ru thuở nào Giọt thánh thót, giọt nghẹn ngào Tràn dâng nỗi nhớ, lời ca dao buồn
27 Tháng Mười Một 20203:09 SA(Xem: 10256)
MÙA LỄ TẠ ƠN đến nữa rồi Dù còn Covid cố nương vui Gà Tây ế ẩm chưng vàng kệ Bánh bí dư thừa chất đỏ cơi Bởi nhớ thịnh tình người thuở trước Nên thương nghĩa cử kẻ cùng thời
27 Tháng Mười Một 202012:11 SA(Xem: 7839)
Xin cùng kiên nhẫn, nghĩ đến người khác và nghĩ đến chính bạn. Đừng coi thường Coronavirus cho đến lúc nào tất cả người Mỹ được chích đủ cả hai liều thuốc chủng ngừa COVID-19 .
26 Tháng Mười Một 20202:38 SA(Xem: 8933)
Mùa Thanksgiving về với người dân Mỹ từ đầu tháng 11 với những thức ăn truyền thống ở các ngôi chợ. Trong đó có những bao khoai lang đỏ tươi tốt mời gọi người mua luôn mang tâm tưởng chúng tôi về rất gần với cả hai quê hương.
26 Tháng Mười Một 20201:52 SA(Xem: 8200)
Trong ánh nến lung linh của buổi tiệc Thanksgiving khác thường trong thời đại dịch vào tối thứ năm 26 tháng 11 năm nay, xin cùng góp phần cầu nguyện cho nhân loại sớm khống chế được Coronavirus,
26 Tháng Mười Một 20201:24 SA(Xem: 8595)
Xin hãy cho, xin hãy vui đón nhận Những yêu thương, những thương mến ngọt ngào Vì ngày mai nào ai biết ra sao? Thì hiện tại, hãy yêu thương, vui sống
25 Tháng Mười Một 20201:50 CH(Xem: 8323)
Không gì quí giá bằng bữa cơm gia đình nhân lễ Tạ Ơn mọi người cầm tay nhau cảm tạ Trời Phật trước khi bắt đầu bữa cơm hội họp đông đủ bà con thân quyến.
24 Tháng Mười Một 202012:52 SA(Xem: 9339)
Tạ ơn nòi giống Lạc Hồng Bốn ngàn năm máu Tiên Long quật cường Đánh tan lũ giặc bắc phương Ngàn năm bờ cõi biên cương vững vàng. Mang dòng máu đỏ hiên ngang Tạ ơn vương đế Nam bang mạnh hùng
21 Tháng Mười Một 20208:45 CH(Xem: 10417)
Mong rằng nhà giáo sẽ được tôn vinh thật sự, chứ không phải tạo ra để tặng hoa và liên hoan. Hãy tôn trọng những Thầy Cô đứng đắn đứng trên bục giảng và cũng nên thẳng thắn nhìn vào nền giáo dục để xây dựng, củng cố văn hóa Việt Nam..
21 Tháng Mười Một 20208:41 CH(Xem: 12995)
Nguyện cầu Trời, Phật, ơn trên...? Làm cho thế giới trở nên An Lành.. Cản ngăn kẻ ác tung hoành. Giúp người yêu nước hoàn thành ước mơ.