Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Trần Diệu Hương - NHẬT KÝ "CẤM TÚC" TUẦN 42

15 Tháng Giêng 20218:58 CH(Xem: 7686)
Nguyễn Trần Diệu Hương - NHẬT KÝ "CẤM TÚC" TUẦN 42

 NHẬT KÝ "CẤM TÚC" TUẦN 42 




Thứ hai 28 tháng 12


Cô giáo Janet Throgmorton là Hiệu trưởng của Fancy Farm Elementary, thuộc Graves County School District  ở phía Tây của tiểu bang Kentucky. Trường có 184 học sinh từ lớp mẫu giáo đến lớp 6. Trước khi cúm Tàu đến Mỹ (tháng 3 năm 2020), cô Janet chỉ làm công việc của Hiệu trưởng, thỉnh thoảng một vài lần trong cả một niên khóa, Cô phải đến lớp dạy thay cho các thầy cô giáo có việc bất ngờ phải vắng mặt.


Thời đại dịch, mọi chuyện đều khác thường, Cô Janet phải làm rất nhiều việc, không những chỉ dạy thế, mà cô còn làm trong cafeteria trong giờ ăn trưa học sinh vì thiếu nhân viên.


Đại dịch tấn công nhân loại đã gần 10 tháng. Nhiều người vẫn mạnh khỏe sống thời đại dịch, nhiều khi quên đi kẻ thù vô hình có thể tấn công mình bất cứ lúc nào, xao lãng ba yếu tố quan trọng trong việc đề phòng: rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang đúng cách khi ra khỏi nhà, và giữ khoảng cách xã hội hai mét (6 feet). Nên một số nhân viên hoặc người thân của trường Fancy Farm trở thành nạn nhân mới của Coronavirus.


Từ lúc bắt đầu niên học mới, tháng 9 năm nay, trường luôn thiếu nhân viên. Có hôm thì thầy cô giáo vắng mặt; có hôm thì nhân viên vệ sinh bệnh; có hôm thì cả 3 người lái yellow bus chở học sinh đều không thể đi làm. Tệ hơn nữa, có hôm, thiếu người ở mọi vị trí. Không hề ồn ào với những biểu ngữ "một người làm việc bằng hai" như chuyện thường ngày ở các nước cộng sản, hiệu trưởng và nhân viên trường Fancy Farm Elementary đã cùng nhau gánh vác công việc cho nhau, không phàn nàn, không than thở. Vì ai cũng hiểu trong tình hình đại dịch, mình đang khỏe mạnh đã là một diễm phúc. Chia xẻ công việc với đồng nghiệp đang phải chiến đấu với đại dịch cúm Vũ Hán cũng là một cách bày tỏ sự cảm thông, giúp họ nhiều nghị lực chiến đấu với Coronavirus.


Ở mỗi phòng học, các thầy cô tự đem rác ra trash bin ở một góc bãi đậu xe sau khi tan học.

Có hôm, lớp có thầy cô giáo đang ở nhà trong hai tuần self- quarantine, nhiều thầy cô giáo phải luân phiên mỗi người một giờ vào lớp đó. Họ ra bài tập cho học sinh lớp mình, và phụ trách lớp vắng thầy cô đúng như thời khóa biểu được chia.


blankblank

        Principal  Janet Throgmorton drives Yellow Bus - Courtesy of GMA


Riêng Cô Hiệu trưởng Janet thì kiêm nhiệm luôn việc lái chiếc xe bus màu vàng chuyên đưa, đón học sinh của trường khi người tài xế thường xuyên đang phải chiến đấu trong trận chiến không cân sức với Coronavirus trong bệnh viện.


Lần đầu tiên thấy Cô Hiệu trưởng lái xe, các em học sinh rất ngạc nhiên.  Các em đã nhao nhao đặt nhiều câu hỏi:


- Tại sao Cô lái xe bus?

- Cô có biết lái xe bus không thưa Cô?


Cô Janet vui vẻ trả lời:

- Cô có bằng lái xe bus, các em yên tâm.


Là Hiệu trưởng Trường Tiểu học Fancy Farm từ 11 năm qua. Hai năm trước, cô Janet đã lấy commercial driver's license để có thể lái các phương tiện chuyên chở công cộng, để có thể chở các em học sinh đi field trip: thăm viện bảo tàng, sở thú, các pumpkin field..., tiết kiệm tiền cho học khu. Không ngờ có lúc , cô hiệu trưởng trở thành tài xế “yellow bus” đưa đón các học sinh của mình.


Từ Hiệu trưởng đến các thầy cô, các nhân viên của trường Fancy Farm Elementary đều làm hết sức để 184 học sinh của mình có được một cuộc sống học đường bình thường trong sóng gió của đại dịch COVID-19.


***




Thứ ba 29 tháng 12


Cụ ông Martin Kenyon, 91 tuổi là một trong những người Anh (và cả ở Châu Âu) được chủng ngừa Coronavirus lần đầu ngày 8 tháng 12 năm 2020. Cụ được phát một thẻ "vaccination card" có lần hẹn thứ hai ngày 29 tháng 12 (hôm nay), cũng tại bệnh viện Guy's Hospital ở Luân Đôn.


Cụ vẫn khỏe mạnh, và không bị ảnh hưởng gì từ sau lần chích thuốc của Pfizer lần đầu.

Với nụ cười rất tươi, và rất minh mẫn ở tuổi 91 "Tôi không muốn bị nhiễm Coronavirus vì tôi có nhiều cháu. Tôi muốn sống lâu với các cháu. Tôi đã sống đến tuổi này. Tôi không thể chết vì đại dịch khi tôi đã sống khỏe mạnh hơn 90 năm"


blank

Courtesy of CNN


Hình ảnh khỏe mạnh và tinh thần lạc quan của cụ Martin Kenyon đã truyền cảm hứng cho rất nhiều người khắp thế giới.


Ngày hôm qua, Anh là nước đầu tiên chuẩn thuận thuốc chủng ngừa Oxford/AstraZeneca. Và ngay lập tức cụ ông Brian Pinker, 82 tuổi đã được chủng ngừa liều thứ nhất ngày 28 tháng 12 năm 2020. Rất khỏe mạnh cả thể xác lẫn tinh thần, cụ Brian đã trả lời phỏng vấn 


- Thuốc chủng ngừa (COVID) rất có ý nghĩa với tôi. Tôi nghĩ đây là cách duy nhất để chúng ta có thể trở lại với đời sống bình thường.



***



Thứ tư 30 tháng 12


Đại dịch gần nhất là cúm Tây Ban Nha xảy ra vào năm 1918, tất cả những người có kinh nghiệm đối phó với đại dịch đều đã không còn. Nên vào năm 2019, đại dịch cúm Tàu tung hoành khắp thế giới vì không ai có kinh nghiệm. Ngay cả ở Mỹ, thuốc chủng ngừa từ liên bang được phân bổ đến các tiểu bang theo nhiều yếu tố: dân số, tỷ lệ người nhiễm cúm Tàu, tỷ lệ các bệnh viện, các nursing homes, người lớn tuổi...


Khi thuốc đến 51 Tiểu bang, mỗi tiểu bang lại phân phối đến các bệnh viện, các quận hạt (Counties) theo các tiêu chuẩn tương tự.

Chính quyền quận hạt lại phân phối theo tiêu chuẩn của riêng mình. Không ai biết con đường nào ngắn, và có hiệu quả nhất để sớm hoàn thành việc chích ngừa. Nên việc chủng ngừa đợt đầu (phase 1A) bị phê bình là hết sức luộm thuộm (messy), chậm như... rùa. 


Chẳng hạn, trên toàn Hoa kỳ có 17.3 triệu liều vaccine đã được phân phối nhưng đến hôm nay chỉ mới có 5.3 triệu người Mỹ được chích ngừa lần đầu.

Chẳng hạn, đến hôm nay trên lý thuyết có 1.7 triệu doses chích ngừa được phân phối cho California, nhưng tiểu bang đông dân nhất Hoa kỳ chỉ mới nhận được 1.2 triệu.


Một trong những cách làm cho tiến trình chích ngừa COVID nhanh hơn là để cho hai hệ thống pharmacy lớn của Mỹ là CVS, và Walgreens (có rất nhiều nhân viên là y tá, và Dược sĩ có thể chích ngừa) trực tiếp chích ngừa cho người Mỹ theo các tiêu chuẩn ưu tiên mà Tiểu bang và Quận hạt quy định.


Cả hai hệ thống CVS và Walgreens đều ước tính họ sẽ chích xong cho toàn bộ người đang ở trong hơn mười lăm ngàn (15,000) nhà dưỡng lão (nursing home) ở khắp nước Mỹ chậm lắm là ngày 25 tháng giêng năm 2021.


Cụ thể, CVS chịu trách nhiệm chích ngừa cho 7,822 nhà dưỡng lão, họ đã chích xong lần đầu cho những người ở trong  gần bốn ngàn nursing homes, đã đi hơn nửa đường của họ trong phase 1A. 


Những người có trách nhiệm còn nghĩ đến chuyện ngoài các bác sĩ, y tá, tất cả các dược sĩ, nha sĩ, sinh viên y khoa năm thứ ba trở lên cũng có thể được trưng dụng để đẩy mạnh việc chích thuốc ngừa COVID cho người Mỹ.

Xin cùng kiên nhẫn chờ đợi bằng cách đeo khẩu trang, chỉ ra khỏi nhà khi thật sự cần thiết, và tuyệt đối tránh các nơi đông người. Nếu bạn đã chịu đựng được gần 10 tháng, có nghĩa là bạn đã đi hơn nửa đường, xin đừng bỏ cuộc nửa chừng...


***



Thứ năm 31 tháng 12 , ngày cuối cùng năm 2020


Ông bà Jack and Grace Sample đang sống trong những ngày "golden time" của cuộc đời. Họ đã về hưu từ nhiều năm nay, không còn phải chạy đua với kim đồng hồ mỗi ngày để kiếm sống hoặc... làm giàu. Nghĩa vụ một người công dân với đất nước đã xong, với gia đình thì người con trai duy nhất của ông bà cũng đã nên người, có sự nghiệp và gia đình riêng.


Nên ông Jack thường dậy sau 8 giờ sáng. Sáng hôm đó, ông kỹ sư về hưu bị đánh thức bởi tiếng khóc tức tưởi của bà vợ. Ông càng hỏi lý do, bà Grace càng chảy nước mắt...

Cuối cùng, ông cũng hiểu ra, bà Grace vừa đọc một bài báo về tin bác sĩ Carlos Araujo-Preza làm trong khu vực ICU điều trị các bệnh nhân nhiễm Coronavirus từ tháng 3. Mới đây, bác sĩ cũng bị nhiễm COVID, và không may loại vi khuẩn này tấn công thẳng vào óc nên BS Preza qua đời ở tuổi 51, để lại partner là một y tá chuyên môn (a practitioner nurse) cùng bệnh viện.


Hiểu lý do tại sao vợ khóc, ông Jack cũng cố giấu nỗi lo của mình. Người con trai duy nhất của ông bà năm nay vừa đúng 50, cũng trạc tuổi bác sĩ Carlos. Không chỉ có thế, có rất nhiều điều trùng hợp giữa con của họ và ông bác sĩ ở Houston vừa "sinh nghề tử nghiệp".


Con trai duy nhất của ông bà, Jason Sample, là bác sĩ giải phẫu ở bệnh viện New York-Presbyterian thuộc thành phố Queens, New York. Con dâu của ông bà cũng là một practitioner nurse. Nên khi biết chuyện của bác sĩ Preza, bà và cả ông đều chạnh lòng nghĩ đến những rủi ro mà con trai và con dâu của họ phải đối diện hàng ngày. Khi đại dịch bùng phát, các cuộc giải phẫu không khẩn cấp được hoãn lại vô thời hạn để dành giường bệnh cho bệnh nhân COVID-19, bác sĩ Sample chuyển vào làm ở ICU. 

Từ đó, mỗi ngày bà Grace đều cầu nguyện cho sự an lành của con trai. Và ông luôn luôn nhắc nhở con trai và con dâu rất thận trọng khi làm việc.


blankblank

   Dr. Carlos Araujo-Preza (1968-2020)     Dr. Jason Sample - Courtesy of Twitter


Cả hai bác sĩ Carlos Araujo-Preza, va  Jason Sample  không những chỉ chỉ trạc tuổi nhau, tương đồng hoàn cảnh, mà còn có cùng sở thích. Họ cùng yêu thích loạt phim khoa học giả tưởng “Star Wars”. Họ cùng làm việc không nghỉ, nhiều khi đến 12 tiếng mỗi ngày, 7 ngày mỗi tuần, vì nước Mỹ (cũng như nhân loại, đặc biệt là Châu Mỹ, và Châu Âu) đang bị đại dịch cúm Tàu hoành hành. Bệnh nhân đầy kín bệnh viện. Nhiều lúc mệt mỏi quá, họ đều "ngủ ngồi" trong văn phòng. Ngày làm việc của họ trong thời đại dịch bắt đầu bằng việc khoác một bộ áo PPE (Personal Protective Equipment), đối diện với nguy cơ bị nhiễm Coronavirus từ bệnh nhân bất cứ lúc nào.

Khi được hỏi họ có sợ bị lây bệnh không. Câu trả lời cũng tương tự nhau "Tôi sinh ra để làm việc này" (I was born for this).

Nên bà Grace đã lo lắng đến độ khóc tức tưởi khi nghe tin BS Carlos Araujo-Preza qua đời vì nhiễm COVID-19 từ một trong các bệnh nhân đã được ông điều trị.


Vào trung tuần tháng 12, khi bác sĩ Jason Sample text về cho cha mẹ "Hôm nay con đã được chích ngừa lần nhất". Bà đã khóc vì mừng, và mắt ông long lanh.


Có cậu con duy nhất là bác sĩ trong thời đại dịch, ông bà có cảm giác như con của mình đang là một người lính xông pha giữa trận mạc  trong một cuộc chiến tranh khốc liệt mà kẻ thù biến hóa khôn lường. Dù có già đến đâu, dù có ở địa vị nào, con cái vẫn mãi mãi nhỏ bé, cần được lo lắng trong mắt của cha mẹ.



***


Thứ sáu 1 tháng 1 năm 2021, ngày đầu tiên của năm thứ hai đại dịch


Hôm nay là Tết dương lịch. Nhân loại lần lượt từ Nam bán cầu đến Bắc bán cầu đón một năm mới buồn thiu. Vẫn có pháo bông trên bầu trời, dù ít hơn thường lệ, người ta vẫn cố gắng lạc quan mặc dù đang vẫn còn ở trong đường hầm tối tăm của đại dịch.


Cuối năm 2019, bước vào năm 2020, người ta hào hứng, tràn đầy hy vọng vì con số đôi 2020. Lúc đó chỉ có mỗi Vũ Hán, và nước Tàu hiểu rõ tầm nguy hiểm đại dịch. Phần còn lại cả thế giới không biết gì về Coronavirus vào ngày 1 tháng 1 năm 2020.


Năm nay, sau nhiều tháng ròng rã chịu đựng đại dịch, không có ai là không bị đại dịch gây tác hại vật chất, tinh thần, hoặc cả hai. Có những gia đình mất nhiều người thân trong một thời gian rất ngắn.


Đến lúc này, khi gần 3 triệu người Mỹ và cả trăm ngàn người khắp thế giới  được chích những mũi chích ngừa COVID-19 đầu tiên, người ta chỉ dám hy vọng một "bình thường mới" (a new normalcy) của đời sống. Kể cả con nít cũng không dám nghĩ đến lối sống quen thuộc trước đại dịch.


Có thể người ta sẽ chẳng còn bao giờ shake hands như lối chào hỏi giao tế thường thấy, đặc biệt là các nước Tây phương. Có thể người Pháp sẽ không bao giờ trở lại chào nhau kiểu hôn trên má, trên trán mà chính những người Việt ở Mỹ gần 40 năm cũng chưa quen.

Và đã có nhiều Thầy, Cô hay các cựu học sinh các trường Trung học ở miền Nam trước 30 tháng 4 năm 1975 đã chẳng bao giờ còn có cơ hội họp mặt với đồng nghiệp, với bạn bè.

Có thể là cả thế giới không những bị lây cúm Tàu, mà cũng bị lây luôn kiểu "ăn to nói lớn" của người ở một đất nước đông dân nhất thế giới. Hy vọng chuyện này sẽ không còn tồn tại sau đại dịch.

 

Vào những ngày cuối năm, khi đi chợ, sau khi trả tiền, theo phép lịch sự, chúng tôi "hét lớn" qua lần khẩu trang, và một tấm kính dày ngăn đôi:


- Happy and better New Year.


Cô thu ngân cũng đáp trả rất lớn:


- Same to you. Tôi tin năm 2021 sẽ tốt đẹp hơn, chưa có năm nào tệ hại như năm 2020. Mà cũng vì chúng ta kỳ vọng quá nhiều ở những con số tròn trĩnh của năm 2020. Kỳ vọng càng nhiều thì thất vọng càng cao.


blank

                                                                               Courtesy of quotefancy.com


Tôi thầm cảm ơn cô nhân viên thu ngân, có lẽ chỉ vào khoảng ngoài 20. Biết đâu đó là một sinh viên cử nhân, hay cao học vừa ra trường, chưa xin được việc làm đúng khả năng. Lời nói của cô không chỉ áp dụng cho năm 2021, mà còn nhắc chúng ta nhớ nên hy vọng để sống, nhưng nên hy vọng thấp một chút, rồi nâng cấp từ từ. Như thế nếu không đạt được kỳ vọng thì cũng không bị "trèo cao té đau".


Chúng tôi chỉ dám hy vọng tháng 3 mùa Xuân, đại dịch cúm Tàu sẽ yếu đi, và sẽ bị vô hiệu hóa như cúm Tây Ban Nha một thế kỷ trước. Đời sống rồi sẽ phải có một “bình thường mới” trong năm 2021, trước khi trở về hoàn toàn bình thường.


***



Thứ bảy 2 tháng 1 


Là một gia đình trung lưu, khá giả, có học, và hiểu biết ở tiểu bang New Jersey, Gia đình bà Stephanie Ruhle theo đúng mọi hướng dẫn của Trung tâm Phòng Ngừa và Kiểm soát dịch bệnh Centers for Disease Control and Prevention CDC) từ tháng 3. Mọi chuyện êm xuôi, tốt đẹp trong suốt 8 tháng.


Vào ngày trước lễ Thanksgiving, chồng của Stephanie ngủ dậy với cơn nhức đầu khác thường, và cổ họng bị đau rát. Lập tức, cả hai vợ chồng và ba đứa con (14, 11, và 17  tuổi) đều đeo khẩu trang (mask-up immediately)


Stephanie vội vã lái xe đưa chồng tới một clinic ở gần nhà sau một cuộc hẹn qua phone, với một số câu hỏi mà cả hai vợ chồng đều cho rằng là rất phức tạp, khó hiểu (a complicated and confusing tele-doc appointment). COVID test của ông có kết quả dương tính, nghĩa là ông đã bị nhiễm cúm Tàu. 


Ngay lập tức, kế hoạch quarantine, tự cô lập và cách ly được thi hành. Ông thu xếp mọi thứ cần dùng chuyển về sống tạm ở căn apartment ở New York của ông bà đang để trống trong thời đại dịch. Ở nhà, Stephanie dọn lên sống ở căn phòng dành cho khách ngay trên garage. Còn lại ba đứa con, dưới sự chỉ huy tạm thời của em lớn nhất 17 tuổi. 


May mắn cho ông bà, họ có đủ phương tiện vật chất để tự cách ly trong hai tuần. Các con lớn đủ để tự lo cho nhau. Lúc nào cần sữa hay nước cam, bánh mì..., có nhà hàng xóm tốt bụng mua giùm, để trước hàng hiên. Họ có đủ điều kiện tài chính để xin nghỉ việc không lương vì với họ, sức khỏe là trên hết, và vì trách nhiệm với xã hội, không muốn truyền Coronavirus qua "nạn nhân mới".


Khi phải chờ ở các trung tâm thử nghiệm COVID-19 quá lâu, hai ông bà bỏ tiền túi $250.00 mỗi người thử nghiệm ở các clinic tư, điều kiện an toàn hơn, kết quả nhanh và chính xác hơn. 


Ông có dấu hiệu của COVID-19: sốt, đau cổ, nhưng bà thì vẫn bình thường, hoàn toàn không có một  triệu chứng nào của COVID-19 dù cũng có test dương tính.


blank

MSNBC anchor Stephanie Ruhle - Courtesy of www.nj.com


Hoàn toàn bình phục, trải qua "kinh nghiệm thật của bệnh nhân cúm Tàu", Stephanie Ruhle (xướng ngôn viên của NBC News và là Senior Business correspondent của MSNBC) đưa ra những nhận xét cá nhân cho thấy tại sao Hoa kỳ là một nước giàu có mà không may vẫn đứng đầu thế giới cả về bệnh nhân COVID lẫn số người thiệt mạng về đại dịch:


1). Chính phủ kêu gọi cách ly 14 ngày nhưng không theo dõi để có hình phạt nếu người nhiễm COVID vẫn đi làm (vì nếu ở nhà thì sẽ không có lương). Ở điểm này, vì quá đông dân, Mỹ chưa bắt buộc người có COVID dương tính vào khách sạn cách ly với cả chi phí khách sạn lẫn ăn uống trong 14 ngày đều do Chính phủ đài thọ như ở South Korea và Hồng Kông. Ở hai nước này, nếu có COVID dương tính là được xe của bệnh viện chở thẳng đến nơi cách ly.


2). Ở Mỹ, việc hạn chế lây lan tùy thuộc vào trách nhiệm của từng cá nhân. Buồn thay, trách nhiệm cá nhân lại tùy thuộc vào cả trình độ, lẫn khả năng tài chính của mỗi người. Có nhiều người không đủ trình độ để hiểu sự lây lan dễ dàng của virus trong đại dịch COVID-19. Lại có nhiều người không có điều kiện để xin nghỉ việc không lương trong thời gian cách ly vì không có khả năng tài chính để sống trong thời gian đó. 


3). Nguy hiểm nhất là tùy vào tình hình sức khỏe, lẫn khả năng miễn nhiễm của từng người. Có những người bị nhiễm Coronavirus nhưng không hề có bất kỳ triệu chứng nào nên vẫn "hồn nhiên" đi làm, hay đến nơi công cộng góp phần đưa Coronavirus tìm được nạn nhân mới nhanh với cấp độ số nhân.


Hy vọng là những người có thẩm quyền đọc thấy ý kiến của Stephanie Ruhle  để đại dịch sớm được kiểm soát. 


Chúng tôi thì hoàn toàn đồng ý với Stephanie nên xin ghi lại kinh nghiệm thật và ý kiến của một gia đình trung lưu, có học để thấy trình độ văn hóa đôi khi giúp giữ được mạng sống của gia đình mình và rất nhiều người khác trong thời đại dịch.


***


Chủ Nhật 3 tháng 1


Rất đáng quan ngại khi nghe các con số thống kê vừa phổ biến đầu tháng một từ Johns Hopkins University : "Trong năm 2020, mất 90 ngày để Hoa kỳ có hai triệu bệnh nhân nhiễm cúm Vũ Hán; nhưng chỉ cần có 10 ngày đầu tiên trong năm 2021, đã có 2.2 triệu người Mỹ nhiễm Coronavirus"


blank

  Dr. Ashish Jha - Courtesy of browndailyherald.com


Bác sĩ Ashish Jha, Khoa trưởng Y khoa của Brown University School of Public Health cũng đã lên tiếng cảnh báo:


- Chúng ta đang ở trong tình trạng hết sức nghiêm trọng. Chúng ta biết cách làm giảm sự lây lan của Coronavirus. Chúng ta cần bắt buộc việc đeo khẩu trang. Chúng ta cần tất cả mọi người thật sự ở nhà, và tránh xa việc tụ họp trong nhà.


(We're in a dire situation.We know how to slow the spread of the virus. We need mask mandates. We need people to really stay at home and avoid any indoor gatherings.)


Nhưng buồn thay, những người có trách nhiệm cho biết trong thời gian lễ hội ở Mỹ, từ cuối tháng 11 đến cuối tháng 12, rất nhiều người Mỹ đã làm ngược lại điều này, bất chấp lời khuyến cáo của các chuyên gia y tế , vẫn hội họp gia đình, hay bạn bè. Và hậu quả là tất cả các bệnh viện đều chật kín bệnh nhân COVID. 


Tháng một đầu năm, mùa đông ở Bắc bán cầu, nhiệt độ thấp là "viện binh” của Coronavirus, lại là mùa lễ hội của các nước phương Tây, nên không chỉ ở Mỹ, mà ở Anh, Ý, Pháp, Tây Ban Nha... con số bệnh nhân cúm Vũ Hán đều tăng cao đến chóng mặt.

Ngay cả Đức, một quốc gia giàu có và phát triển nhất nhì Châu Âu, có dân số hơn 83 triệu người, vốn được khen tặng về cách đối phó với hiểm họa COVID đợt đầu, cũng đã điêu đứng gần đây, với hơn 40 ngàn người Đức đã  bị thiệt mạng vì đại dịch.


Lòng yêu thích môn Toán ngày còn đi học, và "bệnh nghề nghiệp" làm chúng tôi đặc biệt gắn bó với những con số. Những con số thống kê thời đại dịch thường khá bi quan. Nhưng chúng tôi luôn nhớ "trận đánh cuối cùng trước lúc kết thúc chiến tranh thường là trận đánh tổn thất nhân mạng nặng nề nhất" để kiên nhẫn đi hết phần cuối của đường hầm đại dịch đen tối, dài thăm thẳm. Cùng nhau, nhân loại sẽ thoát khỏi đại dịch của thế kỷ 21.  



Nguyễn Trần Diệu Hương

Đầu năm 2021

01 Tháng Ba 202110:20 CH(Xem: 12740)
Xuân chào đón Tết rực vườn hoa Cảnh sắc xinh tươi đẹp ngọc ngà Dâng ngập ý lời gieo vận đối Trải tuôn tình nghĩa kết thơ hoà
28 Tháng Hai 20214:21 CH(Xem: 10365)
Đây là cái Tết đầu tiên mà tôi đón nhận với tất cả niềm vui hạnh phúc và hy vọng. Đêm nay tôi sẽ ngủ thật ngon với nhiều mộng đẹp tương lai. Mùa Xuân nơi đây, trong căn cứ này sẽ là mùa Xuân thần thoại của riêng tôi.
28 Tháng Hai 20214:15 CH(Xem: 14438)
Mỗi tháng ngày rằm chị ăn chay Trăng treo đỉnh núi bài thơ này Xa quá chị không đọc lại được Chắp vá từng câu phận rủi may.
23 Tháng Hai 202111:00 CH(Xem: 12342)
Thiên tai là chuyện của đất trời Con người - hạt cát giữa trùng khơi Rủi may, may rủi nào ai biết Sống để làm sao đẹp với đời...
23 Tháng Hai 202110:36 CH(Xem: 5876)
chương trình được phát sóng 2 tháng một lần và tham khảo những thông tin về sức khoẻ, làm cách nào để phòng chống ung thư, có một cuộc sống khoẻ mạnh.
23 Tháng Hai 20219:53 CH(Xem: 9143)
Ôi, những chiếc áo mùa xuân ngày nọ tôi lục lọi đem phơi vì mỗi năm tôi mặc chỉ có một lần, tôi giũ lòng ra phơi áo lên để đón xuân về, để thấy mình vẫn còn loanh quanh đâu đó một nơi rất gần
23 Tháng Hai 20219:00 CH(Xem: 11759)
Đón hương xuân giao thoa trời đất Mùi nhang trầm quyên khắp từ đường Cha mặc áo dài kính vái tứ phương Mẹ lạy Phật mõ chuông đón Tết.
23 Tháng Hai 20214:38 CH(Xem: 9367)
. Nếu dịch cúm qua đi, sinh hoạt đời sống sẽ hồi sinh. Rồi đây chị sẽ được đi thăm con, thăm cháu. Mong rằng kinh tế sẽ được phục hồi để mọi người có việc làm và nước Mỹ sẽ trở lại như xưa. CHÚC MỪNG NĂM MỚI .
21 Tháng Hai 202111:34 CH(Xem: 8966)
Tôi dỗi hờn Texas những khi nắng nóng muốn chảy mỡ, những lúc bão lụt tan nhà nát cửa hay bão tuyết gây nhiều thiệt hại như năm nay nhưng tôi vẫn yêu Texas và chẳng bao giờ muốn rời xa.
21 Tháng Hai 202111:11 CH(Xem: 8062)
Đúng là xứ Mỹ và người Mỹ! Chỉ có ba ngày không điện-sưởi-nước, lạnh thì lạnh thật, nhưng cũng có đủ quần áo ấm để bao bọc giữ ấm, những người homeless cũng đã được chính phủ đưa vào nhà tạm trú từ hôm trước bão tuyết
18 Tháng Hai 202110:19 CH(Xem: 11747)
Nghe trong tiếng cười trong bão loạn Ai oán ngàn năm cả kiếp người Hận đời kiêu bạc người kiêu bạc Ngạo với nhân gian một tiếng cười
18 Tháng Hai 202110:10 CH(Xem: 8394)
Xin mời thưởng lãm tác phẩm mùa Xuân mới nhất của Duyên
18 Tháng Hai 202112:35 SA(Xem: 10890)
Cùng nhau, nhân loại sẽ lần lượt ra khỏi đường hầm tối đen thăm thẳm. Nhưng khi ra khỏi đường hầm, người ta sẽ có một "bình thường mới" (a new normalcy), không giống cái bình thường đã có trước đại dịch.
18 Tháng Hai 202112:31 SA(Xem: 11093)
Mùng năm nhớ Tết Quang Trung Anh minh hoàng đế lẩy lừng chiến công Máu thù nhuộm đỏ sông Hồng Đánh tan lũ giặc cuồng ngông bạo tàn.
13 Tháng Hai 202111:33 CH(Xem: 9230)
Truyện “Lục Súc Tranh Công” nói về sáu con vật nuôi trong nhà tranh nhau để giành công trạng về mình. Đó là những con Trâu (Ngưu), Chó (Khuyển), Ngựa (Mã), Dê (Dương), Gà (Kê), Lợn (Thỉ). Mỗi con vật đều cho mình là có công trạng nhất trong nhà.
13 Tháng Hai 20217:31 CH(Xem: 10267)
Nguyện thế giới Hòa bình, chúng sinh An lạc. Kính chúc mọi người, mọi nhà một năm Tân Sửu Bình an Hạnh phúc.
13 Tháng Hai 202111:33 SA(Xem: 12801)
Xá chi thế sự vơi đầy, Lợi danh, khanh tướng... bèo mây một đời. Tửu phùng tri kỷ thiên bôi...(1) Lương bằng mỹ tửu... đời vui ngập tràn. Phúc hồng, lộc biếc, tâm an...
13 Tháng Hai 202111:21 SA(Xem: 12187)
Ngũ quả mâm đầy...khơi ý đẹp Đôi bình rượu cạn...xóa tình cay Xuân về...xin chúc mừng thi hữu Bĩ cực qua rồi đón thái lai!
12 Tháng Hai 202111:58 CH(Xem: 5564)
Chủ đích của bài là ghi lại một số ca dao, tục ngữ Việt, Anh, Pháp ít nhiều liên hệ đến con trâu trong văn hóa “dĩ nông vi bản” mà Việt Nam là một trong những nước một thời được gọi là vựa lúa ở Đông Nam Á
12 Tháng Hai 202111:57 CH(Xem: 10013)
Xin cám ơn quý Thầy Cô cùng chị em đã nhín thì giờ quý báu đọc các bài Thơ Thất Ngôn Bát Cú Đường Luật mà Kim Phú đủ duyên may cẩn họa cùng quý thi sĩ và các bậc tiền bối.
12 Tháng Hai 20218:23 SA(Xem: 7414)
Thôi thì đừng hỏi lòng mình thêm nửa, ngoài kia Xuân vẫn đang về, vẫn dịu dàng thay mới đất trời, và tôi vẫn vậy, vẫn quẩn quanh chăm chút cho riêng mình một khoảng trời riêng.
11 Tháng Hai 202112:13 SA(Xem: 8661)
Thế giới sẽ đẹp hơn rất nhiều nếu ta biết cảm ơn và trân trọng những thành quả mà người khác đã làm cho ta. Chính lời cảm ơn giúp chúng ta sống hạnh phúc, nắm bắt được giá trị cuộc sống là gì
11 Tháng Hai 202112:10 SA(Xem: 8851)
Tuy đã chuẩn bị đầy đủ nhưng chuyến đi nầy phải nói là thất bại, nhưng thôi tạm xem như “mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên” vậy.
10 Tháng Hai 202111:59 CH(Xem: 10593)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: XUÂN MỘNG - Nhạc Lam Phương - Thái Thanh trình bày Kiều Oanh thực hiện youtube
04 Tháng Hai 202111:53 SA(Xem: 13564)
Muôn tâu Thượng Đế Vợ chồng Táo Thần Ở dưới dương trần Qua Zoom trình tấu. Dạ dạ Chuyện của thế gian Quả thật gian nan Hai không hai chục. Một năm lục đục Tang tóc thê lương. Thiên hạ nhiễu nhương Chết thôi như rạ
03 Tháng Hai 202110:57 CH(Xem: 10705)
Nó đã nghĩ ra một điều khá lý thú. Hãy sống bình dị như con trâu, con vật biểu tượng cho năm Tân Sửu. Làm hết sức mình, kiểm điểm lại những gì mình đã hành động để sửa sai. Như con trâu lặng lẻ nằm nhai lại cỏ.
03 Tháng Hai 20218:39 CH(Xem: 10783)
Sự kiện thể thao này cũng là một thử nghiệm để đời sống từng bước trở về với một bình thường mới (new normalcy). Mong vô cùng, thử nghiệm này thành công
03 Tháng Hai 20218:32 CH(Xem: 9859)
.Hai ba tháng chạp tới rồi Táo công hia mão chầu trời cuối năm Cờ bay ngựa chạy rần rần Hóa long cá chép tiễn thần bay nhanh.
03 Tháng Hai 20216:26 CH(Xem: 14147)
Nhớ xưa áo trắng một thời Sân trường yêu dấu sống đời học sinh Cuộc đời đẹp tựa bình minh. Yêu thương, tha thứ chúng mình bên nhau.
03 Tháng Hai 20214:17 CH(Xem: 13439)
Một ngày hạnh phúc ngất ngây? Ta cùng con cháu vui vầy hôm nay. Tuyết đang phủ lấp đắng cay. Giúp quên mười tháng cuồng quay xó nhà. Tân sửu chúc bạn gần xa. Thân tâm an lạc thiết tha yêu đời. Nhớ ngày thân ái tuyệt vời. Chúng ta vui khoẻ như thời xuân xưa.
02 Tháng Hai 202111:17 CH(Xem: 8273)
Riêng Kim Tuấn, mùa xuân được ông nhắc tới nhiều nhất dù thi sĩ sinh ra trong bối cảnh lịch sử đen tối và cũng như tất cả các thanh niên thuở ấy ông luôn mang nặng nỗi đau thân phận là người con của “nước Việt buồn”
02 Tháng Hai 202110:23 CH(Xem: 7957)
Giữa bầu trời xám xịt của mùa đông, và bệnh hoạn, cũng có một chút màu xanh hy vọng , để người ta có nghị lực chiến đấu không những với đại dịch mà còn với những hậu quả về mọi mặt do cúm Tàu để lại.
02 Tháng Hai 202110:16 CH(Xem: 9103)
Thời gian không chờ ai. Cuộc đời vẫn bước dững dưng. Chớp mắt thôi đã thấy muôn trùng! Công dưỡng dục suốt một đời lận đận Nghĩa sinh thành vương vấn cả trăm năm”
02 Tháng Hai 202110:10 CH(Xem: 11509)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: TÌNH SỬ VIẾT LẠI – Nhạc & Lời: Phạm Chinh Đông Hòa Âm: Đỗ Hải Ca sĩ: Kim My
25 Tháng Giêng 202110:01 CH(Xem: 14294)
Tôi ra đời ở một làng nhỏ, làng Trình Phố thuộc tỉnh Thái Bình. Tôi sinh ra và lớn lên theo chiến tranh giữa Việt Minh và quân Pháp. Dù còn nhỏ nhưng tôi sợ cả hai.
24 Tháng Giêng 202111:06 CH(Xem: 10972)
Thư này là lá thư thứ 49 nhưng lại là lá thư đầu tiên của năm 2021. Đáng lẽ là một thư vui, lạc quan, tràn đầy hy vọng và niềm tin.
24 Tháng Giêng 202110:40 CH(Xem: 12618)
Áo em tươi cúc hoa vàng Đôi môi đỏ thắm bông trang diễm tình Trắng mai chiếu thủy tươi xinh Mùa Xuân Hoa Nở lung linh sắc màu.
22 Tháng Giêng 202110:52 CH(Xem: 12861)
Phù du say ánh lửa hồng Sơ sinh hạt nắng giữa vòng tai ương. Chia nhau từng mảnh khốn cùng Che đời rách rưới trầm hương đâu rồi.
22 Tháng Giêng 202110:34 CH(Xem: 15535)
Má ơi! cây trái giờ già cỗi Xơ xác tiêu điều như tóc con Kìa ai vừa nhắc cơm kho quẹt Nhớ má tủi lòng nghĩa sắc son.
22 Tháng Giêng 202110:22 CH(Xem: 9893)
Hôm nay nhìn NHỮNG MÙA THU ĐI MÙA THU CHO EM ướt hoen mi MẮT LỆ CHO NGƯỜI TÌNH lần cuối LỆ THU đành vĩnh biệt Cali Nguyện linh hồn Lệ Thu được an nghỉ nơi cõi vĩnh hằng.
22 Tháng Giêng 20218:58 CH(Xem: 8301)
Đa số dân cư ở Los Angeles là "essential workers", họ đến nơi làm việc, tiếp xúc với khách hàng, không thể làm việc từ nhà như ngành kỹ thuật, hay các ngành khác có thể "remote working"
19 Tháng Giêng 202110:58 SA(Xem: 5766)
Trước nỗi đau nầy, mượn câu thơ trong Chinh Phụ Ngâm để tiễn biệt Lệ Thu Bùi Thị Oanh: “Oanh bay đi biền biệt chẳng quay về”.
17 Tháng Giêng 202112:46 CH(Xem: 10249)
"Nhỏ ơi", mình sẽ cùng thấy lại một thời gọi nhau là "Nhỏ ơi" trong một khoảnh khắc nào đó dù thời gian đã có bề dày trên mắt, trong tâm hồn của mình....
16 Tháng Giêng 202110:08 CH(Xem: 9819)
Xin mời thưởng lãm tác phẩm mới nhất của Duyên để tưởng nhớ nữ danh ca Lệ Thu vừa qua đời tại CA (01/15/2021)
16 Tháng Giêng 20213:39 CH(Xem: 6327)
Trong truyện ngắn “Lẽ Ra”, viết vào năm 2003, tôi mượn hình ảnh của Lệ Thu và Quỳnh Giao, hư cấu trong nhân vật Mai. Đây có lẽ là nhân vật tôi đắc ý nhất trong các truyện ngắn của tôi.
15 Tháng Giêng 20214:53 CH(Xem: 5948)
Một động tác tập chân, hai cách thể hiện, và ở ba tư thế ngồi, nằm hoặc đứng giúp giảm đau lưng, thần kinh tọa đau đầu gối, đau mắc cá, tê các ngón chân
11 Tháng Giêng 20219:09 CH(Xem: 11229)
Mỗi con người Việt Nam khi ra đi đều mang theo mình hình ảnh quê hương và vô cùng trân trọng. Dẫu tôi có chết trên xứ người, thân xác có thành tro bụi, nhưng trái tim tôi vẫn yêu nơi này
11 Tháng Giêng 20218:03 CH(Xem: 12504)
Những chiều buồn lưa thưa Lời ngọt ngào chưa ngỏ Thành cổ tích ngày xưa… Ngày xưa…ngày xưa……
10 Tháng Giêng 202111:22 CH(Xem: 9549)
Tháng giêng Trời phủ khăn tang Tuyết rơi trên những điêu tàn ngày đông Tháng giêng Đất khách chạnh lòng Tách trà bếp lửa khơi dòng nhớ/quên
09 Tháng Giêng 202112:15 SA(Xem: 9540)
Muốn thật nhiều kể ra cũng hao hơi , mệt trí. Không khéo lại hóa thành tên… Kịch sĩ dỏm-dở-dai. Thôi biết phận hèn tài cán chẳng bằng ai, Về rửa chén, nấu cơm sống cuộc đời… Ẩn sĩ.!
04 Tháng Giêng 20211:22 SA(Xem: 11873)
... chợt ngưng vẽ môi điểm nụ cười mắt long lanh. sáng dường như V đang có điều bí mật thì ra “điều bí mật” luôn ẩn nấp trong tim đợi tiếng. thầm thì...
04 Tháng Giêng 202112:59 SA(Xem: 7385)
Đại dịch COVID-19 không lấy đi người thân của Bella, nhưng đã cướp đi tuổi trẻ, tương lai của cô nữ sinh 19 tuổi, và đẩy cô vào cuộc đời nghèo khó, cơ cực giống như con đường mẹ cô đang đi...
31 Tháng Mười Hai 202011:45 CH(Xem: 13785)
Lời tôi chỉ gió thoảng hư không Nghĩ đến tương lai cũng chạnh lòng Đàn con cháu Việt trên đất Mỹ Có còn hạnh phúc như ước mong?
31 Tháng Mười Hai 202011:28 CH(Xem: 12529)
Hân hoan chào đón năm mới sang Pháo mừng Xuân đến nổ rền vang 2021 nhiều hy vọng. An Bình, Hạnh Phúc tiếng cười vang.
31 Tháng Mười Hai 202010:52 CH(Xem: 4285)
Ngày sẽ cạn dần. Đêm nay giao thừa, Người ta rộn ràng đón chờ năm mới, Đếm từng thời gian những giây phút cuối, Happy New Year. Năm cũ đâu rồi
31 Tháng Mười Hai 202010:37 CH(Xem: 10775)
Chỉ còn vài tiếng đồng hồ nữa là năm 2021 đến với chúng ta. Xin hãy mang đến niềm vui, an lành, hạnh phúc và thịnh vượng đến với thế giới này. CHÚC MỪNG NĂM MỚI
31 Tháng Mười Hai 20209:12 CH(Xem: 13925)
Năm nay với những ngày ‘cấm cung’ vì dịch Covid-19, tôi mới nghĩ đến việc ngồi xuống viết về “Tỉa Thủy Tiên” để chia sẻ với bạn bè thân hữu ở xa những kinh nghiệm và hiểu biết (có thể chỉ là căn bản) về thủy tiên.
31 Tháng Mười Hai 20209:08 CH(Xem: 10109)
Xinh tươi áo đỏ xanh hồng Ngày Đầu Năm Mới tươi trong nắng mùa. Bảy mươi năm có đủ chưa!! Mỗi ngày vui khỏe nhặt thưa chuyện đời Cảm ơn thiên địa đất trời Ta bao nhiêu tuổi phố thời vẫn hơn...
31 Tháng Mười Hai 20209:01 CH(Xem: 4207)
Happy New Year đến Thầy Cô, Qúy Vị đồng hương cùng toàn thể Cựu Học Sinh Ngô Quyền... Mong 2021 sẽ là một năm an lành, mọi điều tốt đẹp sẽ đến với đại gia đình Ngô Quyền và Đồng Hương ...
30 Tháng Mười Hai 202010:12 CH(Xem: 9910)
Đá không buồn và không biết giận Luôn an nhiên tư thế một mình. Khi nào buồn ra ngồi bên đá Nhìn cây lay theo gió xạc xào Đá và cây tưởng như xa lạ Ở bên nhau lại rất hài hòa.
28 Tháng Mười Hai 202010:57 CH(Xem: 12316)
Xin bấm vào link tên bài hát bên dưới hoặc youtube để thưởng thức NHỎ ƠI - Nhạc sĩ Quang Nhật Thanh Lam trình bày
28 Tháng Mười Hai 202010:44 CH(Xem: 7687)
Ngay cả trong đường hầm tối đen của đại dịch, vẫn có màu hồng trong mắt trẻ thơ từ tấm lòng của người lớn.
22 Tháng Mười Hai 202012:06 SA(Xem: 9934)
Năm nay Covid quấy dương trần Kẻ chết buồn đau, sống bất an Lũ lụt thiên tai hành đất mẹ Ôn hoàng dịch bệnh hại người dân Năm châu đóng cửa nơi hoàn vũ
21 Tháng Mười Hai 20202:07 SA(Xem: 3635)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2020 Kiều Oanh thực hiện youtube
21 Tháng Mười Hai 20201:57 SA(Xem: 10685)
Hai ngàn năm đã qua mau Hài đồng giáng thế hang sâu ẩn mình Kính Mừng Thiên Chúa Giáng Sinh Con chiên đồng vọng ân tình chúa tôi.
21 Tháng Mười Hai 20201:46 SA(Xem: 12043)
Xin bấm vào link hoặc yutube để thưởng thức BÀI THÁNH CA BUỒN - Nhạc sĩ Nguyên Vũ Thanh Lam trình bày
21 Tháng Mười Hai 202012:42 SA(Xem: 8615)
Mời quý vị thưởng thức Liên Khúc nhạc Giáng Sinh “Bài Thánh Ca Buồn" và “Hai Mùa Noel" Nhạc sĩ Nguyên Vũ sáng tác Qua hai tiếng hát: Đèo Văn Sách và Kim Phụng
19 Tháng Mười Hai 20206:43 CH(Xem: 11016)
. Mùa Giáng Sinh đã về thực sự trong căn nhà bấy lâu đã mất nụ cười. Ngày mai họ sẽ trang trí cây thông. Ánh đèn rực rỡ, thiên thần và những quả bóng nhỏ sẽ lấp lánh niềm vui hạnh phúc gia đình .
19 Tháng Mười Hai 20206:29 CH(Xem: 12507)
Những bông tuyết trắng nhẹ buông Là lòng của mẹ yêu thương gửi về Chúc con người lính xa quê Sống vui khỏe mạnh ngày về bình an.
19 Tháng Mười Hai 20202:31 SA(Xem: 7786)
Xin ghi lại chuyện này để chia xẻ món quà Giáng sinh tinh thần đến sớm với tất cả những ai đọc đến những dòng này, để thấy cuộc đời vẫn đẹp trong muôn vàn khó khăn do đại dịch cúm Tàu gây ra.
17 Tháng Mười Hai 20209:31 CH(Xem: 11882)
Em như loài hoa dại Mọc trên đá khô cằn Vẫn vươn mình lớn dậy Thơm ngát cùng gian nan.
17 Tháng Mười Hai 20209:27 CH(Xem: 12430)
Thương người, nhớ nước nhớ non. Nay nơi đất mới, tuyết còn đang rơi... Đông,Tây xa cách đôi nơi Đôi dòng gửi Bạn người ơi thấu tình?
15 Tháng Mười Hai 202011:28 CH(Xem: 7083)
Hôm nay, ngày 12/14/2020 là một ngày lịch sử trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 khi những mũi vaccine đầu tiên đã được tiêm cho các nhân viên y tế khắp nước Mỹ.
14 Tháng Mười Hai 202012:09 SA(Xem: 9155)
đêm qua có điều gì không ổn nên cơn buồn ngủ. chập chùng kéo đến lạ lùng khi chiều. mới muộn đêm. chưa tới... giấc mơ tôi. có bóng bạn bè không rõ mặt nói cười trong đôi mắt mỗi người hiện ra trên màn trí nhớ không tên
13 Tháng Mười Hai 202011:48 CH(Xem: 8218)
Xin thắp ngọn nến hồng trong Thánh Lễ đêm nay, ngọn nến ấm áp tình người, tưởng nhớ và nguyện cầu cho những Thiên Thần thương yêu luôn bình an nơi Nước Chúa.
13 Tháng Mười Hai 202010:31 CH(Xem: 10688)
Bài hát Giáng Sinh thật hay đó không phải được phát lên ở Mỹ hay Âu Châu lạnh lẽo giữa mùa đông tuyết giá. Mà được phát ra tại quê hương tôi giữa nhiệt độ nóng nực 112 độ F Sài Gòn.
13 Tháng Mười Hai 20201:16 SA(Xem: 9600)
Anh ra đi, để lại đau buồn cho những người thân ở lại, nhưng với riêng anh, tôi biết là một ước muốn khôn nguôi. Anh đã đến được nơi anh hằng mong đợi, xum họp với nàng ALICE, người yêu muôn thuở của anh.
12 Tháng Mười Hai 202011:49 CH(Xem: 7558)
Có những điều nhỏ nhoi, bình thường, sau 9 tháng đại dịch hoành hành, đã trở thành mơ ước lớn của rất nhiều người.
12 Tháng Mười Hai 202012:55 SA(Xem: 7996)
Nhà văn Lê Lạc Giao, với tinh thần tận tụy cống hiến cho nền triết văn, cho sự sáng tạo bền bỉ, đã tự mình lựa chọn cho chính mình.
12 Tháng Mười Hai 202012:00 SA(Xem: 11482)
Và cuối cùng tôi yêu Trái tim nhỏ mỹ miều Xin em đừng ngừng đập. Để tôi hoài được yêu.
10 Tháng Mười Hai 20202:14 SA(Xem: 8963)
Tôi đã đi du lịch nhiều chuyến và mỗi chuyến đều được sắp đặt trước rất kỹ càng. Như chuyến đi Âu Châu vào cuối tháng sáu và đầu tháng bảy năm 2019 đã được bắt đầu chuẩn bị từ hơn sáu tháng trước.
08 Tháng Mười Hai 202012:39 SA(Xem: 11184)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: HẠNH PHÚC BUỒN – Nhạc & Lời: Phạm Chinh Đông Hòa Âm: Đỗ Hải Ca sĩ: Thúy An, Hồng Nhiên
01 Tháng Mười Hai 202012:27 SA(Xem: 8002)
Vào lúc mà cứ mỗi phút là có hơn một người Mỹ bị Coronavirus lấy mất cuộc đời thì bất cứ một nghĩa cử nào cũng có thể là một điểm sáng rạng ngời giữa đêm đen.
29 Tháng Mười Một 202011:16 CH(Xem: 11231)
Đã hơn nửa thế kỷ trôi qua, nhưng tôi không thể nào quên được những năm tháng vàng son ấy của Việt Nam nước tôi.
29 Tháng Mười Một 202011:02 CH(Xem: 9185)
năm nay.có biết bao gia đình đón Thanksgiving. buồn lắm! tôi thương người mẹ trẻ gặp ngoài bưu điện dẫn theo ba con nhỏ, đi gửi quà cho chồng có lẽ: lính ở xa... mẹ con nheo nhóc quá tôi muốn được ôm các em vào lòng rồi, không dám…
29 Tháng Mười Một 202010:39 CH(Xem: 5156)
Trong giấc ngủ bình an, Đại đức không còn nhớ gì ngoại trừ câu nói ấm áp của Đức Phật: "Thời gian không chờ đợi ai, hãy tinh tấn lên thầy Ananda.".
29 Tháng Mười Một 20201:50 SA(Xem: 8655)
Xin mời thưởng thức tiếp 1 tác phẩm độc đáo và mới nhất của Duyên
28 Tháng Mười Một 202011:15 CH(Xem: 12448)
Xin cúi đầu tri ân Tiên Tổ Những Anh Hùng Liệt Nữ Việt Nam Mũi Cà Mau đến Ải Nam Quan Xương máu thành phù sa bồi đắp.
28 Tháng Mười Một 202011:06 CH(Xem: 11707)
Cám ơn với tất cả lòng trân trọng cuộc đời này, hạnh phúc này. Kính chúc những người tôi yêu thương thật nhiều sức khỏe, an lành và hạnh phúc.
27 Tháng Mười Một 20206:56 CH(Xem: 13751)
Mưa rơi trên lá vàng thu Tiếng mưa như tiếng mẹ ru thuở nào Giọt thánh thót, giọt nghẹn ngào Tràn dâng nỗi nhớ, lời ca dao buồn
27 Tháng Mười Một 20203:09 SA(Xem: 10257)
MÙA LỄ TẠ ƠN đến nữa rồi Dù còn Covid cố nương vui Gà Tây ế ẩm chưng vàng kệ Bánh bí dư thừa chất đỏ cơi Bởi nhớ thịnh tình người thuở trước Nên thương nghĩa cử kẻ cùng thời
27 Tháng Mười Một 202012:11 SA(Xem: 7843)
Xin cùng kiên nhẫn, nghĩ đến người khác và nghĩ đến chính bạn. Đừng coi thường Coronavirus cho đến lúc nào tất cả người Mỹ được chích đủ cả hai liều thuốc chủng ngừa COVID-19 .
26 Tháng Mười Một 20202:38 SA(Xem: 8937)
Mùa Thanksgiving về với người dân Mỹ từ đầu tháng 11 với những thức ăn truyền thống ở các ngôi chợ. Trong đó có những bao khoai lang đỏ tươi tốt mời gọi người mua luôn mang tâm tưởng chúng tôi về rất gần với cả hai quê hương.
26 Tháng Mười Một 20201:52 SA(Xem: 8206)
Trong ánh nến lung linh của buổi tiệc Thanksgiving khác thường trong thời đại dịch vào tối thứ năm 26 tháng 11 năm nay, xin cùng góp phần cầu nguyện cho nhân loại sớm khống chế được Coronavirus,
26 Tháng Mười Một 20201:24 SA(Xem: 8601)
Xin hãy cho, xin hãy vui đón nhận Những yêu thương, những thương mến ngọt ngào Vì ngày mai nào ai biết ra sao? Thì hiện tại, hãy yêu thương, vui sống
25 Tháng Mười Một 20201:50 CH(Xem: 8325)
Không gì quí giá bằng bữa cơm gia đình nhân lễ Tạ Ơn mọi người cầm tay nhau cảm tạ Trời Phật trước khi bắt đầu bữa cơm hội họp đông đủ bà con thân quyến.
24 Tháng Mười Một 202012:52 SA(Xem: 9353)
Tạ ơn nòi giống Lạc Hồng Bốn ngàn năm máu Tiên Long quật cường Đánh tan lũ giặc bắc phương Ngàn năm bờ cõi biên cương vững vàng. Mang dòng máu đỏ hiên ngang Tạ ơn vương đế Nam bang mạnh hùng
21 Tháng Mười Một 20208:45 CH(Xem: 10436)
Mong rằng nhà giáo sẽ được tôn vinh thật sự, chứ không phải tạo ra để tặng hoa và liên hoan. Hãy tôn trọng những Thầy Cô đứng đắn đứng trên bục giảng và cũng nên thẳng thắn nhìn vào nền giáo dục để xây dựng, củng cố văn hóa Việt Nam..
21 Tháng Mười Một 20208:41 CH(Xem: 13008)
Nguyện cầu Trời, Phật, ơn trên...? Làm cho thế giới trở nên An Lành.. Cản ngăn kẻ ác tung hoành. Giúp người yêu nước hoàn thành ước mơ.
21 Tháng Mười Một 20208:31 CH(Xem: 13967)
Một nén hương lòng tiễn đưa nhau Tử sinh tái hợp có gì đâu Cánh hoa phiền muộn giờ khép lại Phiến lá sầu chìm giữa mưa ngâu.