Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Thị Thêm - CON ĐƯỜNG ĐẾN TRƯỜNG

11 Tháng Giêng 20219:09 CH(Xem: 11230)
Nguyễn Thị Thêm - CON ĐƯỜNG ĐẾN TRƯỜNG
Con đường đến trường NTT

 


Xe từ từ đi vào phố quận Long Thành.

Em tôi nói với con gái và thằng rể Mỹ

- Xe gần tới trường ngày xưa ba đi học rồi đó.

- Trường high school phải không ba?

- Đúng rồi. Nó nằm bên tay phải của con. Chị ơi! Gần tới chưa?


Tôi nhướng người nhìn qua cửa xe. Long Thành bây giờ thay đổi nhiều quá, tôi không thể đoán được là tới đâu rồi. Nhà nối tiếp nhà, xa lạ như nhiều nơi tôi đã đi qua ở VN  hơn nửa tháng nay. Nó lạ đến phũ phàng và tàn nhẫn cho những người yêu phố quận như chị em tôi.

Tôi nhớ ngôi trường có cái cổng ngay trước quốc lộ 15 mà bây giờ đã đổi thành 51. Nhưng qua một số hình ảnh các bạn đăng ở Facebook, cổng trường đã thay tên và dời sâu vào bên trong, như nhường sự quan trọng của ngành giáo dục cho sự đi lên của kinh tế thị trường.

-Em chú ý bên tay phải, chỗ nào có cái bồn nước cao cao, nhìn vào con hẻm. Trường mình và cái cống nằm sâu trong đó.

Đứa cháu chạy chầm chậm để chị em tôi tìm về kỷ niệm của thuở học trò.

-Kìa! Kìa bồn nước kìa! Nó đó, trường của ba ngày xưa học đó con.
Em tôi hí hửng đưa tay chỉ vào con đường có cái cổng trường và thấp thoáng dãy lầu chưa kịp nhìn kỹ đã chạy khuất lần sau dãy phố. Trong xe bao nhiêu cái đầu đều quay về hướng đó, cả chục đôi mắt mở to để nhìn.


Xe chạy lướt qua, em tôi còn cố gắng quay đầu lại nhìn, như nhìn tuổi thơ mình vụt mất. Đường vào trường vắng ngắt vì là nghỉ Tết, nhưng dường như ở đó có tiếng cười giòn giã của các em tôi và tôi. Có những tà áo trắng, áo xanh hay áo trắng quần xanh một thuở học trò.  Có những niềm vui nỗi nhớ không thể nào quên. Có những ... tội nghiệp em tôi và tôi mãi mãi không quên ngôi trường Long Thành trong kỷ niệm.

Không gian và thời gian dường như dừng lại để quay về quá khứ. Không ai nói với ai câu nào. Cả xe dành một phút im lặng cho hai chị em tôi truy điệu tuổi thơ. Một thời tuổi thơ đã mất và một khoảng thời gian rất dài vì cuộc sống không cho phép chúng tôi trở lại nơi này.


Ngôi trường Trung Học Long Thành của những người con phố quận. Chúng tôi có 4 năm học tập nơi đây. Bốn năm rất ngắn nhưng ở cái tuổi mới lớn nó là kỷ niệm vàng son. Là những bậc thang học hỏi để vào đời,  là cung bậc của ước mơ và hoài vọng.

Tôi như thấy lại em tôi thật dễ thương, thật đẹp trai trong bộ đồng phục quần xanh áo trắng, phù hiệu trên túi áo và nụ cười thật tươi của  cậu con trai vừa mới lớn. Bộ ba Trí-Thanh-Thông trên ba chiếc xe Honda của một thuở nào. Ngoài ra còn có Nguyễn văn Sẽ, Hồ văn Rốt, Thanh Hải, Ngọc Anh, Thanh Thủy, Đoàn Lê Dung... Những đứa em thật ngoan, xinh đẹp và học giỏi. Có tiếng hát của Trần thị Ngọc cao vút bài "Hòn Vọng Phu". Có Phạm Thị Thuận và các bạn múa nhịp nhàng trong bài hát "Chiều Lên Bản Thượng". Những cô sơn nữ vai mang gùi thật xinh xắn dễ thương.

-Chị ơi! Mình đã tới rạp hát Thuận Thiên chưa chị?

Câu hỏi của em lôi tôi về thực tế. Phố xá bây giờ khác quá nên tôi không biết mình đã đến chỗ nào, đã tới Cầu Quản Thủ hay chưa? Đây là con đường đưa chúng tôi về Ngã Ba Phước Thiền để chúng tôi ghé đốt hương cho người chú ruột. Hai bên đường những ruộng lúa thật đẹp, gió đồng đội trong lành đã mất dấu. Tất cả đều đô thị hóa. "Nước ta là một nước nông nghiệp" đã không còn trên khắp lãnh thổ VN.

 

Xe ngừng trước một tiệm là đại lý của hãng điện thoại và đồ điện tử. Đứa cháu nói: " Cô Chú xuống đây trước, con tìm chỗ đậu xe." Tôi ngỡ ngàng nhìn quanh. Đúng là chỗ này. "Ngã ba Phước Thiền" quán nước và cũng là nhà của chú tôi nằm ngay tâm điểm. Nhưng nhà đâu mất rồi tôi không thấy.  Một hành lang nhỏ dẫn sâu vào bên trong, con trai chú tôi đã cho người ta thuê phía trước mặt tiền nhà làm cửa tiệm. Tiền thuê hàng tháng là lợi tức để sinh sống.

Tôi nghĩ đến những căn nhà lầu, những biệt thự bị đánh tư sản sau 30/4/1975. Nhà đang ở bị chiếm đoạt tức tưởi. Gia đình chủ nhà phải năn nỉ để được sống chui rúc trong chái bếp sau hè để khỏi phải đi kinh tế mới. Bây giờ thì khác rồi, em tôi tình nguyện ký hợp đồng cho thuê. Thôi thì đành lùi ra sau ở để sống còn. Đồng tiền có giá trị vạn năng thay đổi tất cả. Đành thôi: "Gặp thời thế thế thời phải thế."

....

Xe quẹo vào con đường đi vào Bình Sơn. Tôi mơ hồ nhớ lại .Đây là con đường quen thuộc đến trường của chị em tôi. Ngay góc này cái lầu cao cao là nhà của gia đình Dáo Nga mà người Long Thành gọi thân mật là "Ông Tồn". Giao điểm của ngã ba là cây xăng ông Tồn. Đi tới một chút có một căn phòng nhỏ là nơi học tập của Châu Dáo Nga và Châu Đỉnh Sanh lớp tôi. Chúng tôi thường tập trung nơi này để ôn bài, tán gẫu và chờ nhau về Bình Sơn một lượt. Kế đó là tiệm sách Châu Hải và nhà của anh Châu Hải ba của Châu Chương Thành. Con đường dẫn về sẽ ngang qua nhà cô Hai Nhơn má của Ngọc Nhẫn. Ngôi nhà mà ngày xưa các cô giáo dạy Long Thành ở trọ. Là nơi cô nữ sinh nào cũng muốn ghé mà không dám bước vô. Các cô giáo là biểu tượng cho sự xinh đẹp, văn minh, tài giỏi và sang trọng. Là hình ảnh mơ ước của chính tôi và nhóm   bạn.

 

 Long Thành của tôi, phố chợ của tôi và con đường về nhà tôi đó. Bây giờ 72 tuổi tôi đi qua nơi này để tìm dấu vết của riêng tôi- Ngôi nhà màu tím của thuở tôi tròn 20 tuổi- Căn nhà với các rèm cửa màu tim tím do chính tôi may. Cái máy may ba tôi đặt mua từ nước Nhật bằng chính tiền học bổng của tôi. Ngày tôi khoe ba tôi chứng chỉ đậu Tú Tài của mình cũng là ngày tôi mở tung kiện hàng đựng cái máy may hiệu Singer này. Trong đời chưa bao giờ tôi có niềm vui lớn như lúc đó. Trong căn nhà này, tôi đã tự may cho mình những bộ đồ mặc ở nhà, tự cắt may áo dài bằng cách rập khuôn từng phần một. Nơi này tôi đã bước qua thời con gái để thành đàn bà bằng một đám cưới. Có học trò đến trang trí phòng cô dâu, có hướng đạo đến dựng rạp và cổng vu quy. Có biết bao là kỷ niệm.


Xe đã chạy qua khỏi cầu rồi mà tôi vô phương tìm thấy cái ngõ nhỏ quen thuộc vào nhà mình. Không cách chỉ nhìn ra nhà của Khưu Thị Xuân, Khưu thị Hoa hay nhà của Trương Phượng. Tôi tự nhủ với mình:" Soi vào gương, mình còn không nhìn ra mình bảo sao phố xá còn nguyên hình dạng cũ. "


Ngày xưa trên con đường này ngày hai buổi đi về, tôi đã cùng các bạn đạp xe từ Bình Sơn ra Long Thành để học. Chúng tôi là con em của những công nhân cao su thuộc sở Bình Sơn. Dân phu đồn điền đa số là miền Bắc di cư được Tây tuyển mộ. Trường sở chỉ tới lớp nhì là hết. Lên tới lớp nhất là chúng tôi được ra trường quận để học năm cuối thi lấy bằng Tiểu học. Kỳ thi tuyển vào đệ thất Trung Học Long Thành năm xưa ấy, tôi được đậu thủ khoa và được học bổng suốt bốn năm liền. Bạn bè tôi rất ít được cha mẹ cho học lên cao. Lên tới Trung học chúng tôi chỉ còn đâu sáu đứa. Tôi, Quỳ, Nhạ, Tú, Lê thị Ngọc, Phất (nếu tôi nhớ không lầm).


Trời chưa sáng tiếng kẻng vang vang, dân phu dậy nấu cơm ăn để ra lô đi làm là chúng tôi dậy học bài. Kẻng hồi hai phu xách thùng cạo mủ ra điểm dân là chúng tôi cũng chuẩn bị đi học. Con đường đến trường mấy đứa đi xe đạp lỉnh kỉnh tập vở và gà mên cơm. Con đường lô Bàu Ngỗng chạy dài những hàng cao su thẳng tắp. Trên con lộ dài, người ta cất những chòi canh để gát lửa. Chúng tôi thả xe đạp dưới chân chòi và leo lên chòi ngồi ăn cơm sáng. Xong lại tiếp tục đạp xe tới trường. 
Mùa lá cao su rụng, chúng tôi dừng xe, chạy rượt những lá cao su bay bay, hoặc hốt từng bụm lá vàng tung lên không gian. Mùa hè rủ nhau đi lượm hột cao su kiếm tiền mua vở học.


Đường đến trường phải đi qua Bình Lâm. Nhà của Huỳnh Thạch Sa, Phạm Thị Của, Nguyễn tấn Hưng, Ngô Văn Bông hình như ở nơi này. Tôi nhớ khi học sinh Bình Sơn ra trường quận Long Thành học khá đông, chủ tây cho xe đưa rước mỗi ngày. Xe ở trên trống trơn, thùng xe có hai dãy ghế ngồi. Chúng tôi thủ sẵn một cây cù móc dài. Chôm chôm Bình Lâm trái thật sai, xòe ra cả ngoài đường lộ. Thế là cứ đứng ở trên xe giựt chôm chôm thật mạnh. Trái rớt xuống sàn xe, chia nhau ăn thật vui. Có một lần má Huỳnh Thạch Sa ra đón xe mắng vốn. Chúng tôi bị la một trận. Nhưng học trò mà, ăn không phải là chính, phá mới là niềm vui của lũ quỷ phá nhà chay.


Tuổi thơ của chúng tôi cũng bị nhiều vết hằn thương đau không thể xóa do chiến tranh. Có khi xe đang chạy trên đường để đến trường. Bỗng nhiên dừng lại. Trước mặt hai hoặc ba cây sao su bị cưa ngã xuống chắn ngang đường. Hồi đó chúng tôi gọi là "Đường bị đắp mô" chỉ chờ lính ngoài quận vào dẹp và mở đường cho dân đi lại. Vì ở đó có gài lựu đạn hay mìn cho nên ai cũng sợ. 


Lần nào cũng vậy, tài xế phải tìm cách chạy luồn lách vào trong lô cao su để tìm lối ra cho chúng tôi đến trường kịp giờ. Vì phải chạy trên khoảng trống giữa hàng cây cao su và leo lên những ụ đất nên giằng, xốc rất nguy hiểm. Thường thì mỗi lần như vậy chúng tôi đều bị trễ giờ. Điều ám ảnh tuổi thơ của tôi là những người bị giết chết treo lên nhánh cây, hay bị bắn ngồi dựa gốc cao su với bản án trước mặt. Thật ghê rợn và tàn nhẫn.

 

Điều không thể ngờ được là sau 1975 tôi lại nằm trong đội ngũ công nhân trồng lại lô cao su Bàu Ngỗng. Người làm tổ trưởng của tôi lúc bấy giờ lại chính là học trò cũ của tôi. Có nhiều khi trên con đường này, với chiếc xe đạp cà tàng trở về nhà, tôi đã gặp các bạn cùng lớp Trung học ngày nào, ì ạch thồ những bao bắp, khoai mì từ Cẩm Đường về Long Thành. Mệt, vất vả và chua xót quá nên chúng tôi như kẻ xa lạ đường ai nấy đạp. Con dốc đời còn gập ghềnh và cao hơn con dốc Bàu Ngỗng hay Cầu Ông Trữ mà chúng tôi phải vượt qua. 


Năm nay tôi về quê ăn Tết. Con đường từ Bình Sơn về Long Thành cũng dài ngần đó, nhưng đã thay đổi nhiều vì gần 60 năm đã trôi qua. Con đường Bàu Ngỗng rợp bóng cao su thuở xưa giờ đã cưa sạch sẽ. Một khoảng đất trống chạy dài mút tầm mắt chói chang. Nông Trường Bình Sơn sẽ là một phần của kế hoạch “ Sân Bay Quốc tế Long Thành”. Nghe nói năm 2025 sẽ đưa vào sử dụng. Xã Suối Trầu đã bị xóa sổ. Đội Hai Cầu Ông Trữ nằm trong diện bồi thường và di đời. Nông Trường An Viễng, Xã Cẩm Đường cũng nằm trong kế hoạch. Người dân chỉ chờ đợi chính phủ có chính sách thỏa đáng. Quận Long Thành  rồi sẽ có một bộ mặt khác khi tôi về thăm lại lần thứ nhì không biết lúc nào.


Bảy mươi hai tuổi đời, tóc tôi đã bạc, cuộc đời truân chuyên như gương mặt đầy những vết chân chim. Bạn bè tôi kẻ còn người mất và tản mạn trên khắp thế giới. Chúng tôi thường liên lạc với nhau qua phone và internet. Sợi dây liên kết để giữ tình bạn của chúng tôi mãi mãi bền chặt chính là ngôi trường Trung học Long Thành.


Mỗi con người Việt Nam khi ra đi đều mang theo mình hình ảnh quê hương và vô cùng trân trọng. Dẫu tôi có chết trên xứ người, thân xác có thành tro bụi, nhưng trái tim tôi vẫn yêu nơi này: Làng quê Bình Sơn nghèo nàn, phố quận Long Thành thân thiết và ngôi trường Trung Học một thời mới lớn.  


Nguyễn Thị Thêm

 

 

01 Tháng Ba 202110:20 CH(Xem: 12744)
Xuân chào đón Tết rực vườn hoa Cảnh sắc xinh tươi đẹp ngọc ngà Dâng ngập ý lời gieo vận đối Trải tuôn tình nghĩa kết thơ hoà
28 Tháng Hai 20214:21 CH(Xem: 10369)
Đây là cái Tết đầu tiên mà tôi đón nhận với tất cả niềm vui hạnh phúc và hy vọng. Đêm nay tôi sẽ ngủ thật ngon với nhiều mộng đẹp tương lai. Mùa Xuân nơi đây, trong căn cứ này sẽ là mùa Xuân thần thoại của riêng tôi.
28 Tháng Hai 20214:15 CH(Xem: 14439)
Mỗi tháng ngày rằm chị ăn chay Trăng treo đỉnh núi bài thơ này Xa quá chị không đọc lại được Chắp vá từng câu phận rủi may.
23 Tháng Hai 202111:00 CH(Xem: 12345)
Thiên tai là chuyện của đất trời Con người - hạt cát giữa trùng khơi Rủi may, may rủi nào ai biết Sống để làm sao đẹp với đời...
23 Tháng Hai 202110:36 CH(Xem: 5883)
chương trình được phát sóng 2 tháng một lần và tham khảo những thông tin về sức khoẻ, làm cách nào để phòng chống ung thư, có một cuộc sống khoẻ mạnh.
23 Tháng Hai 20219:53 CH(Xem: 9151)
Ôi, những chiếc áo mùa xuân ngày nọ tôi lục lọi đem phơi vì mỗi năm tôi mặc chỉ có một lần, tôi giũ lòng ra phơi áo lên để đón xuân về, để thấy mình vẫn còn loanh quanh đâu đó một nơi rất gần
23 Tháng Hai 20219:00 CH(Xem: 11773)
Đón hương xuân giao thoa trời đất Mùi nhang trầm quyên khắp từ đường Cha mặc áo dài kính vái tứ phương Mẹ lạy Phật mõ chuông đón Tết.
23 Tháng Hai 20214:38 CH(Xem: 9373)
. Nếu dịch cúm qua đi, sinh hoạt đời sống sẽ hồi sinh. Rồi đây chị sẽ được đi thăm con, thăm cháu. Mong rằng kinh tế sẽ được phục hồi để mọi người có việc làm và nước Mỹ sẽ trở lại như xưa. CHÚC MỪNG NĂM MỚI .
21 Tháng Hai 202111:34 CH(Xem: 8967)
Tôi dỗi hờn Texas những khi nắng nóng muốn chảy mỡ, những lúc bão lụt tan nhà nát cửa hay bão tuyết gây nhiều thiệt hại như năm nay nhưng tôi vẫn yêu Texas và chẳng bao giờ muốn rời xa.
21 Tháng Hai 202111:11 CH(Xem: 8062)
Đúng là xứ Mỹ và người Mỹ! Chỉ có ba ngày không điện-sưởi-nước, lạnh thì lạnh thật, nhưng cũng có đủ quần áo ấm để bao bọc giữ ấm, những người homeless cũng đã được chính phủ đưa vào nhà tạm trú từ hôm trước bão tuyết
18 Tháng Hai 202110:19 CH(Xem: 11758)
Nghe trong tiếng cười trong bão loạn Ai oán ngàn năm cả kiếp người Hận đời kiêu bạc người kiêu bạc Ngạo với nhân gian một tiếng cười
18 Tháng Hai 202110:10 CH(Xem: 8397)
Xin mời thưởng lãm tác phẩm mùa Xuân mới nhất của Duyên
18 Tháng Hai 202112:35 SA(Xem: 10895)
Cùng nhau, nhân loại sẽ lần lượt ra khỏi đường hầm tối đen thăm thẳm. Nhưng khi ra khỏi đường hầm, người ta sẽ có một "bình thường mới" (a new normalcy), không giống cái bình thường đã có trước đại dịch.
18 Tháng Hai 202112:31 SA(Xem: 11094)
Mùng năm nhớ Tết Quang Trung Anh minh hoàng đế lẩy lừng chiến công Máu thù nhuộm đỏ sông Hồng Đánh tan lũ giặc cuồng ngông bạo tàn.
13 Tháng Hai 202111:33 CH(Xem: 9235)
Truyện “Lục Súc Tranh Công” nói về sáu con vật nuôi trong nhà tranh nhau để giành công trạng về mình. Đó là những con Trâu (Ngưu), Chó (Khuyển), Ngựa (Mã), Dê (Dương), Gà (Kê), Lợn (Thỉ). Mỗi con vật đều cho mình là có công trạng nhất trong nhà.
13 Tháng Hai 20217:31 CH(Xem: 10275)
Nguyện thế giới Hòa bình, chúng sinh An lạc. Kính chúc mọi người, mọi nhà một năm Tân Sửu Bình an Hạnh phúc.
13 Tháng Hai 202111:33 SA(Xem: 12805)
Xá chi thế sự vơi đầy, Lợi danh, khanh tướng... bèo mây một đời. Tửu phùng tri kỷ thiên bôi...(1) Lương bằng mỹ tửu... đời vui ngập tràn. Phúc hồng, lộc biếc, tâm an...
13 Tháng Hai 202111:21 SA(Xem: 12192)
Ngũ quả mâm đầy...khơi ý đẹp Đôi bình rượu cạn...xóa tình cay Xuân về...xin chúc mừng thi hữu Bĩ cực qua rồi đón thái lai!
12 Tháng Hai 202111:58 CH(Xem: 5567)
Chủ đích của bài là ghi lại một số ca dao, tục ngữ Việt, Anh, Pháp ít nhiều liên hệ đến con trâu trong văn hóa “dĩ nông vi bản” mà Việt Nam là một trong những nước một thời được gọi là vựa lúa ở Đông Nam Á
12 Tháng Hai 202111:57 CH(Xem: 10018)
Xin cám ơn quý Thầy Cô cùng chị em đã nhín thì giờ quý báu đọc các bài Thơ Thất Ngôn Bát Cú Đường Luật mà Kim Phú đủ duyên may cẩn họa cùng quý thi sĩ và các bậc tiền bối.
12 Tháng Hai 20218:23 SA(Xem: 7416)
Thôi thì đừng hỏi lòng mình thêm nửa, ngoài kia Xuân vẫn đang về, vẫn dịu dàng thay mới đất trời, và tôi vẫn vậy, vẫn quẩn quanh chăm chút cho riêng mình một khoảng trời riêng.
11 Tháng Hai 202112:13 SA(Xem: 8694)
Thế giới sẽ đẹp hơn rất nhiều nếu ta biết cảm ơn và trân trọng những thành quả mà người khác đã làm cho ta. Chính lời cảm ơn giúp chúng ta sống hạnh phúc, nắm bắt được giá trị cuộc sống là gì
11 Tháng Hai 202112:10 SA(Xem: 8861)
Tuy đã chuẩn bị đầy đủ nhưng chuyến đi nầy phải nói là thất bại, nhưng thôi tạm xem như “mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên” vậy.
10 Tháng Hai 202111:59 CH(Xem: 10600)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: XUÂN MỘNG - Nhạc Lam Phương - Thái Thanh trình bày Kiều Oanh thực hiện youtube
04 Tháng Hai 202111:53 SA(Xem: 13564)
Muôn tâu Thượng Đế Vợ chồng Táo Thần Ở dưới dương trần Qua Zoom trình tấu. Dạ dạ Chuyện của thế gian Quả thật gian nan Hai không hai chục. Một năm lục đục Tang tóc thê lương. Thiên hạ nhiễu nhương Chết thôi như rạ
03 Tháng Hai 202110:57 CH(Xem: 10710)
Nó đã nghĩ ra một điều khá lý thú. Hãy sống bình dị như con trâu, con vật biểu tượng cho năm Tân Sửu. Làm hết sức mình, kiểm điểm lại những gì mình đã hành động để sửa sai. Như con trâu lặng lẻ nằm nhai lại cỏ.
03 Tháng Hai 20218:39 CH(Xem: 10785)
Sự kiện thể thao này cũng là một thử nghiệm để đời sống từng bước trở về với một bình thường mới (new normalcy). Mong vô cùng, thử nghiệm này thành công
03 Tháng Hai 20218:32 CH(Xem: 9862)
.Hai ba tháng chạp tới rồi Táo công hia mão chầu trời cuối năm Cờ bay ngựa chạy rần rần Hóa long cá chép tiễn thần bay nhanh.
03 Tháng Hai 20216:26 CH(Xem: 14149)
Nhớ xưa áo trắng một thời Sân trường yêu dấu sống đời học sinh Cuộc đời đẹp tựa bình minh. Yêu thương, tha thứ chúng mình bên nhau.
03 Tháng Hai 20214:17 CH(Xem: 13441)
Một ngày hạnh phúc ngất ngây? Ta cùng con cháu vui vầy hôm nay. Tuyết đang phủ lấp đắng cay. Giúp quên mười tháng cuồng quay xó nhà. Tân sửu chúc bạn gần xa. Thân tâm an lạc thiết tha yêu đời. Nhớ ngày thân ái tuyệt vời. Chúng ta vui khoẻ như thời xuân xưa.
02 Tháng Hai 202111:17 CH(Xem: 8279)
Riêng Kim Tuấn, mùa xuân được ông nhắc tới nhiều nhất dù thi sĩ sinh ra trong bối cảnh lịch sử đen tối và cũng như tất cả các thanh niên thuở ấy ông luôn mang nặng nỗi đau thân phận là người con của “nước Việt buồn”
02 Tháng Hai 202110:23 CH(Xem: 7961)
Giữa bầu trời xám xịt của mùa đông, và bệnh hoạn, cũng có một chút màu xanh hy vọng , để người ta có nghị lực chiến đấu không những với đại dịch mà còn với những hậu quả về mọi mặt do cúm Tàu để lại.
02 Tháng Hai 202110:16 CH(Xem: 9106)
Thời gian không chờ ai. Cuộc đời vẫn bước dững dưng. Chớp mắt thôi đã thấy muôn trùng! Công dưỡng dục suốt một đời lận đận Nghĩa sinh thành vương vấn cả trăm năm”
02 Tháng Hai 202110:10 CH(Xem: 11516)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: TÌNH SỬ VIẾT LẠI – Nhạc & Lời: Phạm Chinh Đông Hòa Âm: Đỗ Hải Ca sĩ: Kim My
25 Tháng Giêng 202110:01 CH(Xem: 14321)
Tôi ra đời ở một làng nhỏ, làng Trình Phố thuộc tỉnh Thái Bình. Tôi sinh ra và lớn lên theo chiến tranh giữa Việt Minh và quân Pháp. Dù còn nhỏ nhưng tôi sợ cả hai.
24 Tháng Giêng 202111:06 CH(Xem: 10976)
Thư này là lá thư thứ 49 nhưng lại là lá thư đầu tiên của năm 2021. Đáng lẽ là một thư vui, lạc quan, tràn đầy hy vọng và niềm tin.
24 Tháng Giêng 202110:40 CH(Xem: 12624)
Áo em tươi cúc hoa vàng Đôi môi đỏ thắm bông trang diễm tình Trắng mai chiếu thủy tươi xinh Mùa Xuân Hoa Nở lung linh sắc màu.
22 Tháng Giêng 202110:52 CH(Xem: 12862)
Phù du say ánh lửa hồng Sơ sinh hạt nắng giữa vòng tai ương. Chia nhau từng mảnh khốn cùng Che đời rách rưới trầm hương đâu rồi.
22 Tháng Giêng 202110:34 CH(Xem: 15536)
Má ơi! cây trái giờ già cỗi Xơ xác tiêu điều như tóc con Kìa ai vừa nhắc cơm kho quẹt Nhớ má tủi lòng nghĩa sắc son.
22 Tháng Giêng 202110:22 CH(Xem: 9895)
Hôm nay nhìn NHỮNG MÙA THU ĐI MÙA THU CHO EM ướt hoen mi MẮT LỆ CHO NGƯỜI TÌNH lần cuối LỆ THU đành vĩnh biệt Cali Nguyện linh hồn Lệ Thu được an nghỉ nơi cõi vĩnh hằng.
22 Tháng Giêng 20218:58 CH(Xem: 8302)
Đa số dân cư ở Los Angeles là "essential workers", họ đến nơi làm việc, tiếp xúc với khách hàng, không thể làm việc từ nhà như ngành kỹ thuật, hay các ngành khác có thể "remote working"
19 Tháng Giêng 202110:58 SA(Xem: 5769)
Trước nỗi đau nầy, mượn câu thơ trong Chinh Phụ Ngâm để tiễn biệt Lệ Thu Bùi Thị Oanh: “Oanh bay đi biền biệt chẳng quay về”.
17 Tháng Giêng 202112:46 CH(Xem: 10250)
"Nhỏ ơi", mình sẽ cùng thấy lại một thời gọi nhau là "Nhỏ ơi" trong một khoảnh khắc nào đó dù thời gian đã có bề dày trên mắt, trong tâm hồn của mình....
16 Tháng Giêng 202110:08 CH(Xem: 9824)
Xin mời thưởng lãm tác phẩm mới nhất của Duyên để tưởng nhớ nữ danh ca Lệ Thu vừa qua đời tại CA (01/15/2021)
16 Tháng Giêng 20213:39 CH(Xem: 6329)
Trong truyện ngắn “Lẽ Ra”, viết vào năm 2003, tôi mượn hình ảnh của Lệ Thu và Quỳnh Giao, hư cấu trong nhân vật Mai. Đây có lẽ là nhân vật tôi đắc ý nhất trong các truyện ngắn của tôi.
15 Tháng Giêng 20218:58 CH(Xem: 7687)
Nhưng chúng tôi luôn nhớ "trận đánh cuối cùng trước lúc kết thúc chiến tranh thường là trận đánh tổn thất nhân mạng nặng nề nhất" để kiên nhẫn đi hết phần cuối của đường hầm đại dịch đen tối, dài thăm thẳm
15 Tháng Giêng 20214:53 CH(Xem: 5950)
Một động tác tập chân, hai cách thể hiện, và ở ba tư thế ngồi, nằm hoặc đứng giúp giảm đau lưng, thần kinh tọa đau đầu gối, đau mắc cá, tê các ngón chân
11 Tháng Giêng 20218:03 CH(Xem: 12511)
Những chiều buồn lưa thưa Lời ngọt ngào chưa ngỏ Thành cổ tích ngày xưa… Ngày xưa…ngày xưa……
10 Tháng Giêng 202111:22 CH(Xem: 9553)
Tháng giêng Trời phủ khăn tang Tuyết rơi trên những điêu tàn ngày đông Tháng giêng Đất khách chạnh lòng Tách trà bếp lửa khơi dòng nhớ/quên
09 Tháng Giêng 202112:15 SA(Xem: 9544)
Muốn thật nhiều kể ra cũng hao hơi , mệt trí. Không khéo lại hóa thành tên… Kịch sĩ dỏm-dở-dai. Thôi biết phận hèn tài cán chẳng bằng ai, Về rửa chén, nấu cơm sống cuộc đời… Ẩn sĩ.!
04 Tháng Giêng 20211:22 SA(Xem: 11883)
... chợt ngưng vẽ môi điểm nụ cười mắt long lanh. sáng dường như V đang có điều bí mật thì ra “điều bí mật” luôn ẩn nấp trong tim đợi tiếng. thầm thì...
04 Tháng Giêng 202112:59 SA(Xem: 7387)
Đại dịch COVID-19 không lấy đi người thân của Bella, nhưng đã cướp đi tuổi trẻ, tương lai của cô nữ sinh 19 tuổi, và đẩy cô vào cuộc đời nghèo khó, cơ cực giống như con đường mẹ cô đang đi...
31 Tháng Mười Hai 202011:45 CH(Xem: 13787)
Lời tôi chỉ gió thoảng hư không Nghĩ đến tương lai cũng chạnh lòng Đàn con cháu Việt trên đất Mỹ Có còn hạnh phúc như ước mong?
31 Tháng Mười Hai 202011:28 CH(Xem: 12540)
Hân hoan chào đón năm mới sang Pháo mừng Xuân đến nổ rền vang 2021 nhiều hy vọng. An Bình, Hạnh Phúc tiếng cười vang.
31 Tháng Mười Hai 202010:52 CH(Xem: 4285)
Ngày sẽ cạn dần. Đêm nay giao thừa, Người ta rộn ràng đón chờ năm mới, Đếm từng thời gian những giây phút cuối, Happy New Year. Năm cũ đâu rồi
31 Tháng Mười Hai 202010:37 CH(Xem: 10781)
Chỉ còn vài tiếng đồng hồ nữa là năm 2021 đến với chúng ta. Xin hãy mang đến niềm vui, an lành, hạnh phúc và thịnh vượng đến với thế giới này. CHÚC MỪNG NĂM MỚI
31 Tháng Mười Hai 20209:12 CH(Xem: 13929)
Năm nay với những ngày ‘cấm cung’ vì dịch Covid-19, tôi mới nghĩ đến việc ngồi xuống viết về “Tỉa Thủy Tiên” để chia sẻ với bạn bè thân hữu ở xa những kinh nghiệm và hiểu biết (có thể chỉ là căn bản) về thủy tiên.
31 Tháng Mười Hai 20209:08 CH(Xem: 10114)
Xinh tươi áo đỏ xanh hồng Ngày Đầu Năm Mới tươi trong nắng mùa. Bảy mươi năm có đủ chưa!! Mỗi ngày vui khỏe nhặt thưa chuyện đời Cảm ơn thiên địa đất trời Ta bao nhiêu tuổi phố thời vẫn hơn...
31 Tháng Mười Hai 20209:01 CH(Xem: 4208)
Happy New Year đến Thầy Cô, Qúy Vị đồng hương cùng toàn thể Cựu Học Sinh Ngô Quyền... Mong 2021 sẽ là một năm an lành, mọi điều tốt đẹp sẽ đến với đại gia đình Ngô Quyền và Đồng Hương ...
30 Tháng Mười Hai 202010:12 CH(Xem: 9913)
Đá không buồn và không biết giận Luôn an nhiên tư thế một mình. Khi nào buồn ra ngồi bên đá Nhìn cây lay theo gió xạc xào Đá và cây tưởng như xa lạ Ở bên nhau lại rất hài hòa.
28 Tháng Mười Hai 202010:57 CH(Xem: 12320)
Xin bấm vào link tên bài hát bên dưới hoặc youtube để thưởng thức NHỎ ƠI - Nhạc sĩ Quang Nhật Thanh Lam trình bày
28 Tháng Mười Hai 202010:44 CH(Xem: 7689)
Ngay cả trong đường hầm tối đen của đại dịch, vẫn có màu hồng trong mắt trẻ thơ từ tấm lòng của người lớn.
22 Tháng Mười Hai 202012:06 SA(Xem: 9935)
Năm nay Covid quấy dương trần Kẻ chết buồn đau, sống bất an Lũ lụt thiên tai hành đất mẹ Ôn hoàng dịch bệnh hại người dân Năm châu đóng cửa nơi hoàn vũ
21 Tháng Mười Hai 20202:07 SA(Xem: 3666)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2020 Kiều Oanh thực hiện youtube
21 Tháng Mười Hai 20201:57 SA(Xem: 10730)
Hai ngàn năm đã qua mau Hài đồng giáng thế hang sâu ẩn mình Kính Mừng Thiên Chúa Giáng Sinh Con chiên đồng vọng ân tình chúa tôi.
21 Tháng Mười Hai 20201:46 SA(Xem: 12060)
Xin bấm vào link hoặc yutube để thưởng thức BÀI THÁNH CA BUỒN - Nhạc sĩ Nguyên Vũ Thanh Lam trình bày
21 Tháng Mười Hai 202012:42 SA(Xem: 8622)
Mời quý vị thưởng thức Liên Khúc nhạc Giáng Sinh “Bài Thánh Ca Buồn" và “Hai Mùa Noel" Nhạc sĩ Nguyên Vũ sáng tác Qua hai tiếng hát: Đèo Văn Sách và Kim Phụng
19 Tháng Mười Hai 20206:43 CH(Xem: 11052)
. Mùa Giáng Sinh đã về thực sự trong căn nhà bấy lâu đã mất nụ cười. Ngày mai họ sẽ trang trí cây thông. Ánh đèn rực rỡ, thiên thần và những quả bóng nhỏ sẽ lấp lánh niềm vui hạnh phúc gia đình .
19 Tháng Mười Hai 20206:29 CH(Xem: 12526)
Những bông tuyết trắng nhẹ buông Là lòng của mẹ yêu thương gửi về Chúc con người lính xa quê Sống vui khỏe mạnh ngày về bình an.
19 Tháng Mười Hai 20202:31 SA(Xem: 7789)
Xin ghi lại chuyện này để chia xẻ món quà Giáng sinh tinh thần đến sớm với tất cả những ai đọc đến những dòng này, để thấy cuộc đời vẫn đẹp trong muôn vàn khó khăn do đại dịch cúm Tàu gây ra.
17 Tháng Mười Hai 20209:31 CH(Xem: 11887)
Em như loài hoa dại Mọc trên đá khô cằn Vẫn vươn mình lớn dậy Thơm ngát cùng gian nan.
17 Tháng Mười Hai 20209:27 CH(Xem: 12432)
Thương người, nhớ nước nhớ non. Nay nơi đất mới, tuyết còn đang rơi... Đông,Tây xa cách đôi nơi Đôi dòng gửi Bạn người ơi thấu tình?
15 Tháng Mười Hai 202011:28 CH(Xem: 7085)
Hôm nay, ngày 12/14/2020 là một ngày lịch sử trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 khi những mũi vaccine đầu tiên đã được tiêm cho các nhân viên y tế khắp nước Mỹ.
14 Tháng Mười Hai 202012:09 SA(Xem: 9156)
đêm qua có điều gì không ổn nên cơn buồn ngủ. chập chùng kéo đến lạ lùng khi chiều. mới muộn đêm. chưa tới... giấc mơ tôi. có bóng bạn bè không rõ mặt nói cười trong đôi mắt mỗi người hiện ra trên màn trí nhớ không tên
13 Tháng Mười Hai 202011:48 CH(Xem: 8219)
Xin thắp ngọn nến hồng trong Thánh Lễ đêm nay, ngọn nến ấm áp tình người, tưởng nhớ và nguyện cầu cho những Thiên Thần thương yêu luôn bình an nơi Nước Chúa.
13 Tháng Mười Hai 202010:31 CH(Xem: 10690)
Bài hát Giáng Sinh thật hay đó không phải được phát lên ở Mỹ hay Âu Châu lạnh lẽo giữa mùa đông tuyết giá. Mà được phát ra tại quê hương tôi giữa nhiệt độ nóng nực 112 độ F Sài Gòn.
13 Tháng Mười Hai 20201:16 SA(Xem: 9602)
Anh ra đi, để lại đau buồn cho những người thân ở lại, nhưng với riêng anh, tôi biết là một ước muốn khôn nguôi. Anh đã đến được nơi anh hằng mong đợi, xum họp với nàng ALICE, người yêu muôn thuở của anh.
12 Tháng Mười Hai 202011:49 CH(Xem: 7560)
Có những điều nhỏ nhoi, bình thường, sau 9 tháng đại dịch hoành hành, đã trở thành mơ ước lớn của rất nhiều người.
12 Tháng Mười Hai 202012:55 SA(Xem: 7997)
Nhà văn Lê Lạc Giao, với tinh thần tận tụy cống hiến cho nền triết văn, cho sự sáng tạo bền bỉ, đã tự mình lựa chọn cho chính mình.
12 Tháng Mười Hai 202012:00 SA(Xem: 11487)
Và cuối cùng tôi yêu Trái tim nhỏ mỹ miều Xin em đừng ngừng đập. Để tôi hoài được yêu.
10 Tháng Mười Hai 20202:14 SA(Xem: 8967)
Tôi đã đi du lịch nhiều chuyến và mỗi chuyến đều được sắp đặt trước rất kỹ càng. Như chuyến đi Âu Châu vào cuối tháng sáu và đầu tháng bảy năm 2019 đã được bắt đầu chuẩn bị từ hơn sáu tháng trước.
08 Tháng Mười Hai 202012:39 SA(Xem: 11188)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: HẠNH PHÚC BUỒN – Nhạc & Lời: Phạm Chinh Đông Hòa Âm: Đỗ Hải Ca sĩ: Thúy An, Hồng Nhiên
01 Tháng Mười Hai 202012:27 SA(Xem: 8004)
Vào lúc mà cứ mỗi phút là có hơn một người Mỹ bị Coronavirus lấy mất cuộc đời thì bất cứ một nghĩa cử nào cũng có thể là một điểm sáng rạng ngời giữa đêm đen.
29 Tháng Mười Một 202011:16 CH(Xem: 11234)
Đã hơn nửa thế kỷ trôi qua, nhưng tôi không thể nào quên được những năm tháng vàng son ấy của Việt Nam nước tôi.
29 Tháng Mười Một 202011:02 CH(Xem: 9189)
năm nay.có biết bao gia đình đón Thanksgiving. buồn lắm! tôi thương người mẹ trẻ gặp ngoài bưu điện dẫn theo ba con nhỏ, đi gửi quà cho chồng có lẽ: lính ở xa... mẹ con nheo nhóc quá tôi muốn được ôm các em vào lòng rồi, không dám…
29 Tháng Mười Một 202010:39 CH(Xem: 5157)
Trong giấc ngủ bình an, Đại đức không còn nhớ gì ngoại trừ câu nói ấm áp của Đức Phật: "Thời gian không chờ đợi ai, hãy tinh tấn lên thầy Ananda.".
29 Tháng Mười Một 20201:50 SA(Xem: 8657)
Xin mời thưởng thức tiếp 1 tác phẩm độc đáo và mới nhất của Duyên
28 Tháng Mười Một 202011:15 CH(Xem: 12451)
Xin cúi đầu tri ân Tiên Tổ Những Anh Hùng Liệt Nữ Việt Nam Mũi Cà Mau đến Ải Nam Quan Xương máu thành phù sa bồi đắp.
28 Tháng Mười Một 202011:06 CH(Xem: 11710)
Cám ơn với tất cả lòng trân trọng cuộc đời này, hạnh phúc này. Kính chúc những người tôi yêu thương thật nhiều sức khỏe, an lành và hạnh phúc.
27 Tháng Mười Một 20206:56 CH(Xem: 13760)
Mưa rơi trên lá vàng thu Tiếng mưa như tiếng mẹ ru thuở nào Giọt thánh thót, giọt nghẹn ngào Tràn dâng nỗi nhớ, lời ca dao buồn
27 Tháng Mười Một 20203:09 SA(Xem: 10263)
MÙA LỄ TẠ ƠN đến nữa rồi Dù còn Covid cố nương vui Gà Tây ế ẩm chưng vàng kệ Bánh bí dư thừa chất đỏ cơi Bởi nhớ thịnh tình người thuở trước Nên thương nghĩa cử kẻ cùng thời
27 Tháng Mười Một 202012:11 SA(Xem: 7848)
Xin cùng kiên nhẫn, nghĩ đến người khác và nghĩ đến chính bạn. Đừng coi thường Coronavirus cho đến lúc nào tất cả người Mỹ được chích đủ cả hai liều thuốc chủng ngừa COVID-19 .
26 Tháng Mười Một 20202:38 SA(Xem: 8939)
Mùa Thanksgiving về với người dân Mỹ từ đầu tháng 11 với những thức ăn truyền thống ở các ngôi chợ. Trong đó có những bao khoai lang đỏ tươi tốt mời gọi người mua luôn mang tâm tưởng chúng tôi về rất gần với cả hai quê hương.
26 Tháng Mười Một 20201:52 SA(Xem: 8207)
Trong ánh nến lung linh của buổi tiệc Thanksgiving khác thường trong thời đại dịch vào tối thứ năm 26 tháng 11 năm nay, xin cùng góp phần cầu nguyện cho nhân loại sớm khống chế được Coronavirus,
26 Tháng Mười Một 20201:24 SA(Xem: 8602)
Xin hãy cho, xin hãy vui đón nhận Những yêu thương, những thương mến ngọt ngào Vì ngày mai nào ai biết ra sao? Thì hiện tại, hãy yêu thương, vui sống
25 Tháng Mười Một 20201:50 CH(Xem: 8330)
Không gì quí giá bằng bữa cơm gia đình nhân lễ Tạ Ơn mọi người cầm tay nhau cảm tạ Trời Phật trước khi bắt đầu bữa cơm hội họp đông đủ bà con thân quyến.
24 Tháng Mười Một 202012:52 SA(Xem: 9359)
Tạ ơn nòi giống Lạc Hồng Bốn ngàn năm máu Tiên Long quật cường Đánh tan lũ giặc bắc phương Ngàn năm bờ cõi biên cương vững vàng. Mang dòng máu đỏ hiên ngang Tạ ơn vương đế Nam bang mạnh hùng
21 Tháng Mười Một 20208:45 CH(Xem: 10437)
Mong rằng nhà giáo sẽ được tôn vinh thật sự, chứ không phải tạo ra để tặng hoa và liên hoan. Hãy tôn trọng những Thầy Cô đứng đắn đứng trên bục giảng và cũng nên thẳng thắn nhìn vào nền giáo dục để xây dựng, củng cố văn hóa Việt Nam..
21 Tháng Mười Một 20208:41 CH(Xem: 13018)
Nguyện cầu Trời, Phật, ơn trên...? Làm cho thế giới trở nên An Lành.. Cản ngăn kẻ ác tung hoành. Giúp người yêu nước hoàn thành ước mơ.
21 Tháng Mười Một 20208:31 CH(Xem: 13972)
Một nén hương lòng tiễn đưa nhau Tử sinh tái hợp có gì đâu Cánh hoa phiền muộn giờ khép lại Phiến lá sầu chìm giữa mưa ngâu.