Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Nguyễn Văn Lục - Nhận định tổng quan về thành phần phản chiến và lực lượng thứ ba (p3)

13 Tháng Mười 20171:26 CH(Xem: 8300)
GS. Nguyễn Văn Lục - Nhận định tổng quan về thành phần phản chiến và lực lượng thứ ba (p3)

Nhận định tổng quan về thành phần phản chiến và lực lượng thứ ba (p3)

blankAi được gọi là nằm trong Lực lượng thứ ba? Nhóm nào được gọi là lực lượng thứ ba? Tổ chức của nó là gì? Ai là người lãnh đạo?

Bấy nhiêu câu hỏi, nhưng không có câu trả lời trọn vẹn!!

Lực lượng thứ ba là gì? Trường hợp Lý Chánh Trung và Nguyễn Ngọc Lan

blank

Hai ông Lý Chánh Trung (trái) và Nguyễn Ngọc Lan (phải). Nguofn: DCVOnline tổng hợp

Một phần có thể vì tính cách bí mật của tổ chức, sợ bị lộ và bị bắt cầm tù, phần khác, có nhiều người tham gia tự nguyện như viết sách báo, nhưng chưa móc nối và đó là những hoạt động có tính tự phát, khởi động tùy tiện, tùy hứng, tùy hoàn cảnh mà có thể sau này cũng được xếp vào lực lượng thứ ba, hơn nữa vì không có tính cách công khai nên các thành viên trong tổ chức phải dấu danh tính, hoặc mang tên giả, vì thế cùng hoạt động mà họ cũng có thể không biết rõ nhau hết.

Riêng Lý Chánh Trung, một người được coi là tiêu biểu cho thành phần này cũng mô tả “Lực lượng thứ ba” một cách khôn khéo lờ mờ.

Ông cho rằng chỉ nên coi “Lực lượng thứ ba” là một khát vọng hơn là một lực lượng có tổ chức. Và cũng theo ông, tất cả chỉ có hai ba trăm người được gọi là lực lượng thứ ba.

Trong bài trả lời cho Alain Ruscio, Lý Chánh Trung còn nói bóng bẩy, đề cao thành phần này một cách kín đáo và gián tiếp coi Lực lượng thứ ba, chính là những người chủ nghĩa xã hội cộng sản nằm vùng khi ông trả lời:

“Tôi, từ lâu, tôi mơ ước một cuộc cách mạng ôn hòa. bình dân và có sự độ lượng. Chủ nghĩa xã hội của Việt Nam đáp đúng nguyện vọng của tôi… Chúng tôi đã làm tất cả để cho ra đời một xã hội mới với sự giảm bớt mọi đau thương nếu có thể.”

(Alain Ruscio. Vivre au Viêt Nam, Éditions sociales. Paris 1981).

Đây là một lối trả lời biện chứng, chửi mà khen. Khéo quá. Vì thế, lãnh đạo Đảng đáp lễ lại, Lý Chánh Trung là một người cộng sản thứ thiệt mà chưa có thẻ đảng. Thì đây là một lời khen mà chính là lời cảnh cáo: Anh có là gì cũng không phải người của chúng tôi.

Chưa thuộc bài vỡ lòng ấy nên Lý Chánh Trung đã vấp phải một sai lầm. Chẳng hạn, vào năm 1989, có nhiều trí thức cộng sản lên tiếng phê bình việc giảng dạy chủ nghĩa Mác- Lênin, trong đó có Trần Văn Giàu đã nói thẳng.

Nhưng đến khi Lý Chánh Trung lên tiếng với bài viết: Về một môn học mà thày không muốn dạy, trò không muốn học thì lại khác.

Lê Đức Anh và cả Nguyễn Văn Linh lên tiếng liền. Anh là cái thá gì mà lên tiếng? Trần văn Giàu nói được mà Lý Chánh Trung không nói được. Lý Chánh Trung thấy hố sợ đến phải viết thư cho Nguyễn Văn Linh; ông này phải trấn an họ Lý. Mẹ kiếp, cái đảng Mác-Lênin của chúng tôi thì chúng tôi biết chứ. Hay dở ra sao, chúng tôi biết hơn anh. Anh là người ngoài Đảng, việc gì đến anh mà xía vô.

Ngoài và trong là định giá sinh mệnh chính trị của một người cộng sản! Chúng ta cần biết điều đó.

Trả lời của Lý Chánh Trung như trên, rõ ràng lực lượng thứ ba không phải là con đường đi tới một xã hội “không cộng sản” như Nguyễn Văn Trung và Lý Chánh Trung chủ trương lúc ban đầu.

Cuối cùng, phải hiểu lực lượng thứ ba, chính là một con bài của cộng sản. Ai là lực lượng thứ ba?

Chính là những người đã đi theo cộng sản. Vì thế, Lý Chánh Trung mới không ngượng miệng mà nói rằng: người ta không thể yêu nước đồng thời không yêu chủ nghĩa xã hội.

Nhưng sự xếp loại máy móc như thế, nhất là sau 1975, có thể là một xếp loại “ác ý” nhằm thu phục nhân tâm, đánh bóng cho chế độ ngoài ý muốn của một số người. Rất có thể là trường hợp của những Phạm Hoàng Hộ (Ủy viên Trung ương Mặt trận tổ quốc), Chu Phạm Ngọc Sơn (Ủy viên TƯMTTQ, Phạm Biểu Tâm (UVTƯMTTQ), hoặc Lê Văn Thới, Châu Tâm Luân, v.v..

Vì thế, lập luận của Lý Chánh Trung chỉ đúng một phần. Điều rõ rệt là sau này các ông Phạm Biểu Tâm, Phạm Hoàng Hộ, Châu Tâm Luân đều tìm cách ra nước ngoài. Trong một hoàn cảnh cực đoan không thể làm khác, họ đã bị cộng sản cho vào danh sách có thể ngoài ý muốn của họ mà họ không đủ năng lực để từ chối.

Nhưng dù là tự phát lúc đầu thì dần dần, họ cũng tập trung thành khối như lực lượng của khối Ấn Quang, hoặc chung quanh một vài tờ báo như Đối Diện, báo Đại Dân Tộc, hay trong một khối dân biểu ở Hạ Nghị Viện, hoặc dưới trướng của Dương Văn Minh. Sau này, lực lượng thứ ba hoạt động mạnh được nhiều thành phần dân biểu, trí thức tựa cùng tựa vào Dương Văn Minh.

Việc chấp nhận để cho ông Dương Văn Minh quay trở về nước là một sai lầm lớn của ông Nguyễn Văn Thiệu.

Cũng có một phần, thực lực của cái gọi là Lực lượng thứ ba đã được thổi phồng lên mà thực chất nó không mạnh như người ta tưởng. Có nghĩa có tiếng mà không có miếng. Vì không có tư cách ở trong nên vẫn không được dùng mà chỉ để làm cảnh.

Chẳng hạn, nhóm lực lượng thứ ba nổi đình đám nhất nằm ở Hạ viện độ 20 người như Ngô Công Đức, Hồ Ngọc Nhuận, Lý Quý Chung, Nguyễn Hữu Chung, Dương Văn Ba, Nguyễn Hữu Hiệp, Hồ Văn Minh, Kiều Mộng Thu, Nguyễn Công Hoan, Phan Thiệp, Nguyễn Hữu Thời, Phan Xuân Huy, Đinh Xuân Dũng, Lê Đình Duyên, Nguyễn Phúc Liên Bảo. Trưởng khối là dân biểu Trần văn Tuyên. Ngay Ls Trần Văn Tuyên, tuy ở tư thế đối lập với chính quyền miền Nam sau này cũng đi tù và chết ở trong tù.

Lẻ tẻ như nhóm Chân Tín-Nguyễn Ngọc Lan trên tờ Đối Diện.

Hoặc nhóm Lý Chánh Trung, nhóm Ngô Bá Thành, ni sư Huỳnh Liên.

Ngoài những nhóm trên có ba phong trào chống đối chính quyền Nguyễn Văn Thiệu mà nhiều người tưởng lầm cũng là lực lượng thứ ba.

Đó là nhóm “ngày ký giả đi ăn mày” phần đông là những ký giả chuyên nghiệp. Hoặc vụ kiện ra tòa của nhật báo báo Sóng Thần và nhất là Phong trào Nhân dân chống tham nhũng của Lm Trần Hữu Thanh.

Xin nói ngay, cả ba lực lượng này cùng hỗ trợ và thống nhất hành động. Nhưng cả ba lực lượng này không có liên hệ trực tiếp xa gần gì đến Lực lượng thứ ba như các nhóm vừa nêu trên.

Nhóm Ngày Ký giả đi ăn mày diễn hành trên đường phố Sài Gòn ngày 10-10-1974. Danh xưng này do nhà báo Lê Thiệp ngẫu hứng đặt ra và được mọi người đồng ý. Có sự tham dự của ba hội đoàn ký giả tham dự như Nguyễn Kiên Giang, Tô Văn hoặc ký gỉa lão thành như Trần Tấn Quốc, Tam Mộc, Tam Lang trong ngày ký giả đi ăn mày.

Mục đích buổi xuống đường là phản đối chính quyền bóp nghẹt tự do báo chí với luật 007. Khởi đầu, báo Hòa Bình của Lm Trần Du tự đóng cửa 31-8-1974 vì bị tịch thu liên tiếp. Tiếp theo, sự lên tiếng của Trung tâm Văn bút ngày 1-9-1974. Sau đó là lời công bố của Khối Dân tộc xã hội do Ls Trần văn Tuyên, trưởng khối ra tuyên cáo.

Vụ kiện của báo Sóng Thần với nhà báo Uyên Thao, Trùng Dương gây sôi nổi và rầm rộ hơn cả với sự tham gia của rất nhiều nhân sĩ, trí thức, và giới luật sư. Có 205 luật sư có trong danh sách đứng ra biện hộ cho báo Sóng Thần.

Họ gọi đây là Ngày công lý và báo chí thọ nạn 31-10-1974. Đã có rất nhiều tuyên ngôn, kháng thư của nhiều thành phần trong dân chúng như Nghiệp Đoàn ký giả, luật sư, các chủ báo.

Và đặc biệt Phong trào nhân dân chống tham nhũng do linh mục Trần Hữu Thanh làm chủ tịch, chống Nguyễn văn Thiệu vào năm 1974 nhằm cứu nguy dân tộc.

(Ghi chú thêm. Lm Trần Hữu Thanh là một trong số khoảng 700 Lm di cư từ miền Bắc vào miền Nam thường có khuynh hướng ủng hộ các chính quyền miền Nam. Năm 2006, tôi có đến thăm Lm Thanh, bị giam lỏng tại Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội để hỏi cho rõ về vụ chính quyền Hà Nội bắt giữ ông, sau bữa ăn tối ở nhà gs Nguyễn Văn Trung về.

Được biết có hai xe Honda đi kèm xe cyclo chở Lm Thanh từ đường Duy Tân và thế là ông bị bắt giữa đường đi mất. Đó là một lối bắt giữ người quen thuộc của cộng sản. Đã có nhiều nghi ngờ không chính đáng về việc bắt giữ này.

Nhưng Lm Trần Hữu Thanh lúc bấy giờ cũng hơi lẫn nên chẳng giúp gì tôi, chỉ vắn tắt vài câu thăm hỏi, rồi tôi phải vội vã ra về, vì có nhiều thanh niên chung quanh ông mà tôi không hiểu họ là ai?)

Từ một Lm vốn chỉ quen dạy học, ông trở thành một lãnh tụ tranh đấu. Tiếng đồn khi ssod ông được coi là “cha già dân tộc” [Lm Trần Hữu Thanh sinh năm 1915, năm 1974 ông được 59 tuổi. — DCVOnline], chống đối kịch liệt chính quyền Nguyễn Văn Thiệu bằng cách đưa ra ba bảo cáo trạng lễ tội tham nhũng của ông Nguyễn Văn Thiệu. Phong trào đã thu hút được hơn 300 linh mục đồng ký tên cùng nhiều đoàn thể chính trị khác.

Về phần tài liệu, tôi tự hỏi làm thế nào, Lm Trần Hữu Thanh có tài liệu phúc phê phán mạnh mẽ ông Thiệu tên Broqueto và đem in và phân phối trong nội bộ với các Lm khác mà sau đó, không ai biết tác giả Broqueto là ai và chính Lm Thanh nhìn nhận không có linh mục nào tên Broqueto cả. Thật hay giả?

Rồi phúc trình của Lm Piero Gheddo gửi Quốc Vụ Khanh tòa thánh cũng được tung ra.

blank

Nguồn: Piero Gheddo/Alsatia

Cuốn “Catholiques et bouddhistes au Vietnam — Les Feux de l’histoire” (Cattolici e buddhisti nel Vietnam) của Piero Gheddo do Adèle Lerouge dịch sang tiếng Pháp, nxb Alsatia phát hành năm 1970. Dĩ nhiên ở thời điểm này không thể có một bản phúc trình nào về nền Đệ Nhị Cộng Hòa của Việt Nam.

Việc tìm hiểu nguồn tài liệu cũng như ai là người cung cấp cho Lm Trần Viết Thanh là điều không dễ. Chính dân biểu Dương Minh Kính, một người thân cận của Lm Thanh từng quả quyết với tôi là ông không hề gặp bất cứ người Mỹ nào giao tiếp với cha Thanh. Lời quả quyết ấy không đủ thuyết phục, vì có nhiều cách liên lạc mà các người thân tín của cha Thanh cũng không thể biết được.

Vì thế về phần tài liệu của nhóm Lm Trần Hữu Thanh có nhiều điểm bất minh.

Nhưng theo quan điểm của J.C. Pomonti, phòng trào nhân dân chống tham nhũng là lá bài cuối cùng CIA của Mỹ chơi ở Việt Nam mượn thế lực lượng thứ ba để loại trừ Nguyễn Văn Thiệu mà không xong.

Pomonti viết:

“Nói cách khác, lực lượng thứ ba sẵn sàng chơi ván bài người Mỹ chống lại cộng sản. Và lý do cuối cùng cắt nghĩa tại sao một số người Việt Nam tin tưởng rằng Thiệu không còn là lá bài cuối cùng của người Mỹ ở Nam Việt Nam. Cái lá bài cuối cùng là lực lượng thứ ba, Và lá bài này, người Mỹ chắc chắn người Mỹ đã đem ra chơi mà hẳn là xem ra đã quá trễ.”

(J.C. Pomonti, La rage d’être Vietnamien, Seuil 1974, trang 241. Trích lại trong Alain Ruscio, Ibid, trang 179).

“Một số người Việt Nam” trong đoạn trên của Pomonti ám chỉ nhóm Lm Thanh.

Cũng cùng quan điểm với Pomonti, Frank Snepp xác nhận những người trách nhiệm của lãnh đạo Mỹ vào tháng 8-1974 đã nghĩ tới giải pháp khai trừ Thiệu. Alain Ruscio trích lời F. Snepp trích dẫn một phúc trình của CIA từ Sài gòn gửi đi như sau:

“Nếu Thiệu tiếp tục điều khiển guồng máy chính quyền bằng cách dựa vào một số thành phần tham nhũng và bất tài, thật là rất khó cho miền Nam Việt Nam có thể chiến đấu chống cộng sản, dù là ở phạm vi quân sự hay chính trị.”

(Alain Ruscio, ibid, trang 179)

Nghĩ tới đây, tôi liên tưởng đến lá bài Phật giáo trong thời kỳ Đệ Nhất Cộng Hòa và may mắn lá bài lực lượng thứ ba của Lm Trần Hữu Thanh xem ra đã quá trễ nhờ đó cứu được sinh mạng Nguyễn Văn Thiệu.

Và hiểu như thế rồi mới cắt nghĩa được đáng lẽ Lm Trần Hữu Thanh phải có công với cách mạng vì chống Thiệu?

Vậy mà sau 1975, ông bị bắt khi từ nhà Nguyễn Văn Trung đi cyclo về nhà dòng Chúa Cứu Thế ở đường Kỳ Đồng. Sau đó bị đưa đi an trí, quản thúc tại dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội.

Sau này, Lm Trần Hữu Thanh đi tù là phải, vì làm việc dưới sự giúp đỡ gián tiếp của CIA cung cấp tài liệu. Nạn nhân quan trọng hơn cả có lẽ là dân biểu Đặng Văn Tiếp trong vụ án Bùi Đình Thi làm ăng ten trong trại cải tạo. Anh Tiếp bị đánh đập đến chết trong trại tù Thanh Cầm, sau khi vượt ngục bị bắt lại. (Xem Nguyễn Hữu Lễ, Tôi phải sống, Mạng người thứ nhất, 2003 trang 417)

Trong tổ chức của Phong trào chống tham nhũng của Lm Trần Hữu Thanh toàn là những dân biểu quốc gia chống cộng như các ông Nguyễn Văn Binh, Đặng Văn Tiếp, Đỗ Sinh Tứ, Nguyễn Đức Cung, Nguyễn Tuấn Anh, Vũ Công Minh, Nguyễn Trọng Nho, Nguyễn Văn Cử và một dân biểu đi sát với Lm Trần Hữu Thanh, ông Dương Minh Kính.

Không có một ai thuộc lực lượng thứ ba trong số các dân biểu đối lập ngả theo cộng sản như Lý Chánh Trung, Hồ Ngọc Nhuận, Ngô Công Đức có mặt trong Phong trào chống tham nhũng của Lm Trần Hữu Thanh.

Vấn đề tranh cãi giữa hai nhân vật trong lực lượng thứ ba: Lý Chánh Trung và Nguyễn Ngọc Lan

Lý Chánh Trung học ở Bỉ cùng với nhiều người khác như Nguyễn Văn Trung, Lê Tôn Nghiêm, Trần Văn Toàn, Lâm Ngọc Huỳnh và Trương Bửu Lâm. Tuy nhiên, Lý Chánh Trung khí khái, nếu không nói có cái bề ngoài cao ngạo, khó có thể kết giao với những người trên vì nhiều lý do.

Trong số những bạn bè đồng nghiệp, có thể chỉ có Nguyễn Văn Trung là thân thiết hơn cả. Và nhiều người bên ngoài có thói quen liên kết Trung Nguyễn và Trung Lý làm một cặp như đồng chí. Đúng mà không đúng. Đó là một nhận xét có phần hời hợt.

Cùng lắm, họ chỉ có liên hệ chặt chẽ trong quan hệ làm việc đoản kỳ như khi làm báo Sống Đạo và sau này tờ Hành Trình. Ngoài ra không là thứ bạn bè ăn nhậu, hoặc có lôi kéo thêm các bà vợ vào.

Nguyễn Ngọc Lan, học ở Sorbone, về nước sau Nguyễn Văn Trung và Lý Chánh Trung. Khi ông Lan cầm bút thì cả hai người trên đã thành danh, có thế giá vững vàng ở Saigon rồi.

Khi Nguyễn Văn Trung ra tờ Hành Trình thì Nguyễn Ngọc Lan có viết vài bài “Những kẻ sợ Hòa Bình”, (Số 5). Tiếp theo là bài “Chính trị, tôn giáo hay ảo tưởng”, (Số 9). Bài viết nhằm đả kích nhóm công giáo di cư, qua Lm Hoàng Quỳnh được coi là người công giáo quá khích. Trước tình hình căng thẳng giữa Phật giáo-Công giáo, nhóm Hoàng Quỳnh muốn thiếp lập một Văn Phòng Liên Lạc để phối hợp tổ chức cũng như hành động. Người được mời là Lý Chánh Trung, thuộc nhóm công giáo tiến bộ, nhưng vốn gốc miền Nam. Lý Chánh Trung trở thành lá bài điều hợp, ôn hòa sáng giá giữa khối công giáo cũng như Phật giáo. Lá bài ấy cũng y hệt trường hợp tờ Sống Đạo vốn toàn dân gốc công giáo di cư điều hành. Một lần nữa, họ đề cử Lý Chánh Trung làm chủ bút mà đáng nhẽ người ấy phải là Nguyễn Văn Trung.

Hơn ai hết, Lý Chánh Trung hiểu vai trò của mình. Dù ở đâu, chỗ nào, Lý Chánh Trung cũng trèo cao, lặn sâu, có thế giá..

Nguyễn Ngọc Lan, dù tuổi đời cũng xấp xỉ với hai ông Trung, nhưng đã dại dột đi quá đà, chửi xách mé, diễu cợt ác ý Văn Phòng Liên Lạc. Chửi VPLL là gián tiếp chửi Lý Chánh Trung.

Nguyễn Ngọc Lan vẫn có thói quen viết châm chọc, chơi chữ ác ý không cần thiết và đôi khi rất nặng nề không chấp nhận được. Lấy một tỉ dụ, chức giám mục thường đi kèm với biểu tượng mũ và gậy. Vì bị giám mục Nguyễn Văn Hiền không cho dạy học chi đó. Nguyễn Ngọc Lan đâm thù oán viết: Giám mục “Hiền” mà mất mũ (Bỏ dấu mũ), mất gậy (bỏ chữ I) thì còn lại chữ “Hèn”.

Lý Chánh Trung xung thiên nộ khí, tức điên lên mang Nguyễn Văn Trung – chủ bút- ra dũa, vì cho đăng bài của Nguyễn Ngọc Lan, Trung Lý viết:

“Khi ông cha Lan còn hỉ mũi chưa sạch, moa đã biết phân biệt thế nào là phân biệt “ đạo và đời”. Nếu thực tế là không thể phân biệt được trong hoàn cảnh hiện tại và có lẽ một đời mình. Vấn đề là làm sao cho người công giáo(dù là dân Hố Nai, dân Bùi Phát vv..) có một đường lối chính trị “ thông minh” và “dân tộc” hơn một chút, làm sao cho “Khối công giáo”( có một khối thật sự mặc dầu mặc dầu trong Khối không có ông cha Lan) có thể s’intégrer ( gia nhập. NVL) vào đân tộc. Và sau này, nếu thời cuộc biến đổi, làm sao cho người công giáo đối với trần gian có những phản ứng tích cực mà vẫn giữ được những đòi hỏi thiêng liêng thật sự.”

(Nguyễn Văn Trung, Hồ sơ về tạp chí Hành Trình, 1964-1965, photocopy)

Lý Chánh Trung còn dọa rút lui khỏi Hành Trình và yêu cầu Nguyễn Văn Trung “bỏ luôn số 9” để chuẩn bị kỹ càng hơn. Nhất là để bài Nguyễn Ngọc Lan đi trước bài Lý Chánh Trung là một xúc phạm.

Để trả lời Trung Lý, Trung Nguyễn vẫn giữ nguyên Hành Trình số 9 với bài của Nguyễn Ngọc Lan. Trung Nguyễn còn viết:

“Đừng đứa nào cho ý kiến, việc mình đang làm là quan trọng, để đừng chủ quan và miệt thị ý kiến của đứa khác trong Nhóm. Thái độ của toa đối với cha Lan không thể chấp nhận được, nếu còn là anh em với nhau, nhưng nếu toa làm “Procès d’intention” để tỏ ra khinh miệt Lan, và tố cáo anh ta là gian trá, thì hết! Chỉ có thể đánh nhau hay từ giã, không thể thấy mặt nhau được nữa.”

(Nguyễn Văn Trung, Hồ sơ Hành Trình, 1964-1965, ibid.)

Thư trao đổi giữa đôi bên dài 8 trang. Có thể vì thế mà khi Nguyễn Văn Trung làm tờ Đất Nước năm 1968 với Chủ nhiệm là Nguyễn Văn Trung, Thư từ bài vở là Thế Nguyên. Người đọc không còn thấy cái tên Lý Chánh Trung một lần nào nữa trên tờ Đất Nước.

Ngã rẽ này được đào sâu thêm về những liên kết của Lý Chánh Trung đi với nhóm Liên Trường, rồi từ Liên Trường nối kết với nhóm Dương Văn minh. Và ở vị trí nào, dù ở cánh công giáo Bắc hay ở cánh miền Nam, họ Lý luôn có vai trò nổi bật về sự kín tiếng, khôn khéo và như gió, đổi chiều khi cần.

Họ Lý bộc lộ một cách không dấu diếm những thủ đoạn vặt của nhóm Liên Trường trù dập một số giáo chức gốc Bắc trong các chức vụ lãnh đạo ở Bộ, ở Nha và xuống các tỉnh thành, cài đặt các Hiệu trưởng gốc miền Nam mà nhiều thành phần giáo chức gốc Bắc chịu họa lây về khuynh hướng chia rẽ, kỳ thị Bắc-Nam mà ngay từ thời năm 1954 cũng không lộ diện như thế.

Trong dịp này, tôi có điện thoại hỏi Gs Trần Ngọc Ninh, lúc đó đang làm Tổng Trưởng Giáo dục. Gs Ninh cho biết, khi ông vừa xuống phi trường Tân Sơn Nhất sau khi đi họp Giáo dục ở Thái Lan về thì được biết nhóm miền Nam làm áp lực với Nguyễn Cao Kỳ để lật ông. Giáo sư Ninh kể lại một cách bình thản như thể không lưu tâm gì đến chuyện đó. Ai khác thì có thể, nhưng Gs Ninh thừa danh vọng, sá chi đến chức Bộ trưởng ấy! Bằng chứng là sau 1975, ông không hề dính dáng với chế dộ mới trong bất cứ vai trò gì. Nhân cách kẻ sĩ thật sáng ngời.

Ở vai trò Đổng lý văn Phòng bộ giáo dục, Lý Chánh Trung là người chị trách nhiệm tất cả những sai trái mà Tổng trưởng giáo dục Nguyễn Văn Trường chỉ là người ký sắc lệnh.

Sau này, tôi nghĩ trong đám trí thức du học cùng thời, chẳng ai có thể bì được với sự khôn ngoan, thâm độc của họ Lý.

Mặt khác, thời điểm 1968 cũng là ngã rẽ giữa hai người. Nguyễn Văn Trung vẫn viết và dừng lại ở việc viết. Trung Lý cũng viết cho nhóm đối lập Ngô Công Đức, Hồ Ngọc Nhuận và trực tiếp tham gia vào các hoạt động công khai chống lại chính phủ Sài Gòn. Chẳng những thế, Lý Chánh Trung còn chia tay dứt khoát với đám trí thức Bắc kỳ Công giáo và ngay cả cái đạo mà trước đây ông đã hờ theo.

Thái độ công khai bỏ đạo để chứng tỏ sự trung thành với đảng cộng sản, duy nhất có trường hợp Lý Chánh Trung mà thôi.

Tuy nhiên, có một người không quên và không bao giờ quên sự khinh miệt của Lý Chánh Trung là Nguyễn Ngọc Lan.

Tuy cùng nằm trong Lực lượng thứ ba, cùng tranh đấu xuống đường, cùng đi với các nhân vật cánh tả từ Ngô Công Đức, Hồ Ngọc Nhuận, nhóm Ngô Bá Thành, Ni sư Huỳnh Liên, v.v., đến nhóm sinh viên tranh đấu như Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Văn Nuôi, cùng thờ một “Chúa”, nhưng Nguyễn Ngọc Lan thường xông sáo hơn, chỗ nào cũng có mặt. Nguyễn Ngọc Lan có mặt trong nhóm Ký già đi ăn mày, có mặt với Ngô Bá Thành, Ni sư Huỳnh Liên. Nơi nào có Nguyễn Ngọc Lan, nơi đó không thấy Lý Chánh Trung.

Lý Chánh Trung sau này ra vào Dinh Hoa Lan trong khi Nguyễn Ngọc Lan chưa hề héo lánh đến đó. Cái lý thú hơn cả là khi có dịp là Nguyễn Ngọc Lan phạng đến nơi đến chốn người “đồng chí” của mình. Có nhiều điều được coi là nhỏ nhặt cũng bị Nguyễn Ngọc Lan hài tội, nhất là sau 1975.

Trong tập ký 1989-1990, ngày 17-11-1989, Nguyễn Ngọc Lan có ghi câu chuyện của Huỳnh Ngọc Trảng trong đó họ Lý đóng vai chính. Trảng kể có thằng bạn đi xe gắn máy gần cầu Phan Thanh Giản thì bị xe ô tô của ông Lý đụng, hôn ngang hông xe. Đây là câu chuyện:

“Ông chủ xe bước xuống sừng sộ. ‘Sao anh lại chúi mũi vào xe tôi?’ Hắn trả lời: ‘Ai có lỗi thì sẽ có cảnh sát giao thông tới phân xử. Nhưng ông đâm ngang hông xe tôi sao lại bảo tôi chúi mũi vào xe ông được?’

Thế rồi tao bị ông ấy rút thẻ vàng ra dí vào mũi như cầu thủ phạm lỗi trên sân banh mày ạ.

Thẻ vàng gì vậy?

Ông ấy rút thẻ Đại biểu Quốc Hội ra. Kinh quá. May mà khi anh cảnh sát giao thông khi tới xem hiện trường vẫn bảo: ‘phần lỗi là về xe ô tô. Vì yêu cầu công tác, tôi để ông đi ngay, nhưng tôi vẫn làm biên bản.’ Đúng là vẫn có người đáng thương hơn ông cựu trí thức họ Lý.”

(Nguyễn Ngọc Lan, Nhật ký 1989-1990, Tin Paris, trang 148)

Mượn lời Nguyễn Ngọc Trảng, Nguyễn Ngọc Lan tội nghiệp cho Lý Chánh Trung cũng như Sơn Nam. Nguyễn Ngọc Lan viết:

“Nếu tôi có thừa lòng thương hại thì còn đủ thứ người khác đáng thương hơn hai anh miền Nam nịnh thuộc loại tiêu biểu.”

Và sau đây là tóm tắt buổi gặp gỡ trong 30 phút giữa Lý Chánh Trung và người của cha Chân Tín, ngày 17-7-1990, tại 43 Nguyễn Thông. Một phụ nữ xin gặp Lý Chán Trung để xin giới thiệu đi gặp Chân Tín đang bị quản thúc. Buổi gặp diễn ra tại Văn phòng của Lý Chánh Trung.

Đây là câu trả lời của Lý Chánh Trung:

“Cô là gì của ông? Mà thôi thăm viếng làm gì? Để ổng ở ngoài cho yên, tụi tôi mệt lắm rồi, tôi chán cha cố lắm rồi, thăm viếng không tốt đâu, thôi tôi khuyên em đừng đi. (…) Theo tôi em ra thăm viếng làm gì? Ông có công với nhà nước cũng lớn lắm chứ. Nhà nước đưa ông ra đó là dòng của mấy ông đó chứ có tù đầy gì? Nhà nước có chiếu cố cho ổng rồi. Tôi có đọc các tài liệu của ổng, ổng nói quá mà… theo ý tôi không nên đi tốt hơn, ổng không đói đâu, có dòng của mấy ổng lo cho nhau đủ rồi. (…) Tôi chán cái giáo hội này lắm rồi, nói thật với em, tôi chán từ năm 1960 đến nay. Tôi bây giờ không thích chơi vói ai có đạo hết.”

(Nguyễn Ngọc Lan, Nhật ký 1990-1991, trang 58-59.)

Đọc mấy đọan đối thoại này, có cảm tưởng Lý Chánh Trung nói với tư cách đại diện chính thức của chính quyền cộng sản qua hai câu, “Tụi tôi mệt lắm rồi”. Và chán đạo?

Sau đây là lời bình của Nguyễn Ngọc Lan:

“Mấy trang cô A nào đó ghi lại buổi yết kiến ngài Lý Chánh Trung cũng là một chuyện như đùa khác. Họ Lý quen say sưa với vai trò quan trọng của mình quá đến nỗi bị một cô bé hỏi kiểu giỡn mặt như thế mà vẫn cứ trịnh trọng trả lời. (..) Nhưng phải nói là đáng tởm cái giọng lải nhải mãi, ‘Tôi chán cái Giáo Hội này lắm rồi, nói thật với em, tôi chán từ năm 60 đến nay. Tôi bây giờ không thích chơi với ai có đạo hết.’”

Nguyễn Ngọc Lan viết thư Lm Chân Tín:

“Ở Việt Nam này có ai đã nhờ danh nghĩa công giáo mà leo lên trong xã hội bằng họ Lý? Đi du học là nhờ cha cố, nếu con không lầm. Bắt đầu “sự nghiệp” là dưới trướng Ngô Đình Diệm. 1965 khi con về nước, con đã phải bực bội vì cái trò những bản “Nhận định” với cái danh nghĩa là “văn phòng” ấm ớ gì đó cạnh Tòa Tổng Giám Mục Sài Gòn với ba chữ ký: Lý Chánh Trung, Võ Long Triều, Nguyễn Quang Lãm.

Nguyễn Cao Kỳ lên ngôi, Võ Long Triều làm Bộ trưởng Bộ Thanh niên, Lý Chánh Trung trở thành Đổng lý văn phòng Bộ Giáo dục. Cái Văn phòng ấm ớ kia chỉ là một trò lợi dụng tôn giáo, Giáo Hội để lót đường hoạn lộ. Vậy mà ngày nay họ Lý trâng tráo nói: “chán từ năm 1960 đến nay.”

(Nguyễn Ngọc Lan, Nhật ký 1990-1991, trang 68)

Và đây là một đòn độc mà tôi nghĩ chỉ Nguyễn Ngọc Lan mới viết được!

“Sau 75, ở Văn Khoa ai cũng biết: họ Lý vội vàng tuyên bố: ông ta kính trọng Yêsu, nhưng chỉ coi Yêsu như … Socrate, Khổng Tử, v.v.. Thế nhưng có dịp là Nhà nước lại đưa cái chậu kiển họ Lý ra như là thành phần trí thức… công giáo cơ đấy. Ông ta chẳng những không bao giờ cải chính mà còn nhận làm chức sắc của Ủy Ban Đoàn Kết Công giáo Yêu nước và cho đến giờ chưa bao giờ từ nhiệm. Con thì trước 75 đã từng viết mực đen giấy trắng dành chữ “Salaud” (theo nghĩa J.P Sartre hay dùng) cho họ Lý và cho đến bây giờ chưa hề thấy cần phải đổi lại. Chỉ xin Chúa tha thứ cho con.”

(Nguyễn Ngọc Lan, ibid., trang 68)

blank

Nguồn: GALLIMAR.

Xin được giải thích thuật ngữ salaud theo Sartre. Trong vở kịch Les mains sales (Những bàn tay bẩn), Sartre muốn khai triến cái thái độ người trí thức ngụy tín – mauvaise foi- đứng ngoài mà tưởng rằng mình có bàn tay sạch. Đó là sự ngụy tín vì quên rằng con người luôn luôn ở trong một hoàn cảnh bắt buộc phải lựa chọn. Kẻ salaud chỉ cúi khom mình vào cái tự nội, l’en soi, của mình, dày đặc tối om. Nói tóm lại coi mình quan trọng trong khi hiện hữu của người khác là hiện hữu thừa. Kẻ salaud không thể nhìn thấy cái người khác (le Pour-soi) đang hình thành, mở ra..

Theo thuật ngữ của Sartre, ôngkhinh bỉ loại trí thức trên và dành danh từ Salaud để gọi họ. Tôi nghĩ, Lý Chánh Trung đọc đoạn này chắc đau lắm!

Trong bài trích dẫn báo Tuổi trẻ chúa nhật 13-11-1988, Nguyễn Ngọc Lan đã dùng đề tài học triết học Marx này cho thấy cái hèn và gian ngoan của Lý Chánh Trung về việc học Triết học Mác-Lênin.

Thoạt đầu, ông Lý thú nhận khi còn sinh viên, ông ta tìm sách của Marx-Lenin say sưa đọc và tham luận cả đêm với nhau. 10 năm sau, ông thú nhận, đây là môn học không ai muốn dạy, không ai muốn học. Ông cũng thú nhận,

“Cảm tưởng của chúng tôi sau 18 tháng học tập không được phấn khởi lắm và đúng là không có gì thú vị lắm, bởi vì học như học Kinh Thánh.”

Sau đó, Lý Chánh Trung đề nghị cho học triết học của phương Tây và phương Đông, qua đó mà đối chiếu (…) để thấy cái ưu việt của Triết học Mác-Lênin, có như vậy học mới lý thú chứ còn bây giờ cứ học 6 cặp phạm trù, rồi cái gì đó, thật đúng như tụng kinh thánh. Lại so sánh gỡ gạc, nhưng lần này ông như buột miệng phải tự chỉnh . “ Ngay cả học kinh thánh có khi còn vui hơn nhiều.”

(Nguyễn Ngọc Lan, Nhật ký 1988, ibid.)

Trong đoạn văn trên Nguyễn Ngọc Lan cho rằng Lý Chánh Trung vừa hèn, vừa gian xảo lộ tất cả bản chất của ông.

Còn một chuyện nữa mà tôi chắc hẳn do một học trò của Lý Chánh Trung tiết lộ cho Nguyễn Ngọc Lan. Ông Lý có viết một cours, “Bạo động và lịch sử”.

Vào lớp, ông chỉ ngồi đọc chậm rãi từ đầu đến cuối giờ như đọc chính tả, chậm rãi cho sinh viên kịp ghi chép. Thỉnh thoảng ngưng lại nhíu mày, làm bộ tịch suy tư như đóng kịch mà mục đích là câu giờ. Hết giờ đứng dậy, trịnh trọng, chậm rãi như thể tiếc nuối một bài diễn văn đọc dang dở.

Nguyễn Ngọc Lan phán, “nếu dạy mà chỉ đọc như thế thì sao không thu băng, rồi để phát cho sinh viên mà không cần đến lớp?”

Rõ ràng là hơn ai hết Nguyễn Ngọc Lan nắm được tẩy sất của Lý Chánh Trung! Đúng là cả hai đều là những đối thủ đồng sức!
(Còn tiếp)

Nguyễn Văn Lục
Nguồn: DCVOnline

01 Tháng Ba 202110:20 CH(Xem: 12743)
Xuân chào đón Tết rực vườn hoa Cảnh sắc xinh tươi đẹp ngọc ngà Dâng ngập ý lời gieo vận đối Trải tuôn tình nghĩa kết thơ hoà
28 Tháng Hai 20214:21 CH(Xem: 10367)
Đây là cái Tết đầu tiên mà tôi đón nhận với tất cả niềm vui hạnh phúc và hy vọng. Đêm nay tôi sẽ ngủ thật ngon với nhiều mộng đẹp tương lai. Mùa Xuân nơi đây, trong căn cứ này sẽ là mùa Xuân thần thoại của riêng tôi.
28 Tháng Hai 20214:15 CH(Xem: 14439)
Mỗi tháng ngày rằm chị ăn chay Trăng treo đỉnh núi bài thơ này Xa quá chị không đọc lại được Chắp vá từng câu phận rủi may.
23 Tháng Hai 202111:00 CH(Xem: 12345)
Thiên tai là chuyện của đất trời Con người - hạt cát giữa trùng khơi Rủi may, may rủi nào ai biết Sống để làm sao đẹp với đời...
23 Tháng Hai 202110:36 CH(Xem: 5882)
chương trình được phát sóng 2 tháng một lần và tham khảo những thông tin về sức khoẻ, làm cách nào để phòng chống ung thư, có một cuộc sống khoẻ mạnh.
23 Tháng Hai 20219:53 CH(Xem: 9149)
Ôi, những chiếc áo mùa xuân ngày nọ tôi lục lọi đem phơi vì mỗi năm tôi mặc chỉ có một lần, tôi giũ lòng ra phơi áo lên để đón xuân về, để thấy mình vẫn còn loanh quanh đâu đó một nơi rất gần
23 Tháng Hai 20219:00 CH(Xem: 11763)
Đón hương xuân giao thoa trời đất Mùi nhang trầm quyên khắp từ đường Cha mặc áo dài kính vái tứ phương Mẹ lạy Phật mõ chuông đón Tết.
23 Tháng Hai 20214:38 CH(Xem: 9371)
. Nếu dịch cúm qua đi, sinh hoạt đời sống sẽ hồi sinh. Rồi đây chị sẽ được đi thăm con, thăm cháu. Mong rằng kinh tế sẽ được phục hồi để mọi người có việc làm và nước Mỹ sẽ trở lại như xưa. CHÚC MỪNG NĂM MỚI .
21 Tháng Hai 202111:34 CH(Xem: 8967)
Tôi dỗi hờn Texas những khi nắng nóng muốn chảy mỡ, những lúc bão lụt tan nhà nát cửa hay bão tuyết gây nhiều thiệt hại như năm nay nhưng tôi vẫn yêu Texas và chẳng bao giờ muốn rời xa.
21 Tháng Hai 202111:11 CH(Xem: 8062)
Đúng là xứ Mỹ và người Mỹ! Chỉ có ba ngày không điện-sưởi-nước, lạnh thì lạnh thật, nhưng cũng có đủ quần áo ấm để bao bọc giữ ấm, những người homeless cũng đã được chính phủ đưa vào nhà tạm trú từ hôm trước bão tuyết
18 Tháng Hai 202110:19 CH(Xem: 11755)
Nghe trong tiếng cười trong bão loạn Ai oán ngàn năm cả kiếp người Hận đời kiêu bạc người kiêu bạc Ngạo với nhân gian một tiếng cười
18 Tháng Hai 202110:10 CH(Xem: 8394)
Xin mời thưởng lãm tác phẩm mùa Xuân mới nhất của Duyên
18 Tháng Hai 202112:35 SA(Xem: 10893)
Cùng nhau, nhân loại sẽ lần lượt ra khỏi đường hầm tối đen thăm thẳm. Nhưng khi ra khỏi đường hầm, người ta sẽ có một "bình thường mới" (a new normalcy), không giống cái bình thường đã có trước đại dịch.
18 Tháng Hai 202112:31 SA(Xem: 11094)
Mùng năm nhớ Tết Quang Trung Anh minh hoàng đế lẩy lừng chiến công Máu thù nhuộm đỏ sông Hồng Đánh tan lũ giặc cuồng ngông bạo tàn.
13 Tháng Hai 202111:33 CH(Xem: 9234)
Truyện “Lục Súc Tranh Công” nói về sáu con vật nuôi trong nhà tranh nhau để giành công trạng về mình. Đó là những con Trâu (Ngưu), Chó (Khuyển), Ngựa (Mã), Dê (Dương), Gà (Kê), Lợn (Thỉ). Mỗi con vật đều cho mình là có công trạng nhất trong nhà.
13 Tháng Hai 20217:31 CH(Xem: 10271)
Nguyện thế giới Hòa bình, chúng sinh An lạc. Kính chúc mọi người, mọi nhà một năm Tân Sửu Bình an Hạnh phúc.
13 Tháng Hai 202111:33 SA(Xem: 12805)
Xá chi thế sự vơi đầy, Lợi danh, khanh tướng... bèo mây một đời. Tửu phùng tri kỷ thiên bôi...(1) Lương bằng mỹ tửu... đời vui ngập tràn. Phúc hồng, lộc biếc, tâm an...
13 Tháng Hai 202111:21 SA(Xem: 12192)
Ngũ quả mâm đầy...khơi ý đẹp Đôi bình rượu cạn...xóa tình cay Xuân về...xin chúc mừng thi hữu Bĩ cực qua rồi đón thái lai!
12 Tháng Hai 202111:58 CH(Xem: 5567)
Chủ đích của bài là ghi lại một số ca dao, tục ngữ Việt, Anh, Pháp ít nhiều liên hệ đến con trâu trong văn hóa “dĩ nông vi bản” mà Việt Nam là một trong những nước một thời được gọi là vựa lúa ở Đông Nam Á
12 Tháng Hai 202111:57 CH(Xem: 10016)
Xin cám ơn quý Thầy Cô cùng chị em đã nhín thì giờ quý báu đọc các bài Thơ Thất Ngôn Bát Cú Đường Luật mà Kim Phú đủ duyên may cẩn họa cùng quý thi sĩ và các bậc tiền bối.
12 Tháng Hai 20218:23 SA(Xem: 7416)
Thôi thì đừng hỏi lòng mình thêm nửa, ngoài kia Xuân vẫn đang về, vẫn dịu dàng thay mới đất trời, và tôi vẫn vậy, vẫn quẩn quanh chăm chút cho riêng mình một khoảng trời riêng.
11 Tháng Hai 202112:13 SA(Xem: 8693)
Thế giới sẽ đẹp hơn rất nhiều nếu ta biết cảm ơn và trân trọng những thành quả mà người khác đã làm cho ta. Chính lời cảm ơn giúp chúng ta sống hạnh phúc, nắm bắt được giá trị cuộc sống là gì
11 Tháng Hai 202112:10 SA(Xem: 8860)
Tuy đã chuẩn bị đầy đủ nhưng chuyến đi nầy phải nói là thất bại, nhưng thôi tạm xem như “mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên” vậy.
10 Tháng Hai 202111:59 CH(Xem: 10596)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: XUÂN MỘNG - Nhạc Lam Phương - Thái Thanh trình bày Kiều Oanh thực hiện youtube
04 Tháng Hai 202111:53 SA(Xem: 13564)
Muôn tâu Thượng Đế Vợ chồng Táo Thần Ở dưới dương trần Qua Zoom trình tấu. Dạ dạ Chuyện của thế gian Quả thật gian nan Hai không hai chục. Một năm lục đục Tang tóc thê lương. Thiên hạ nhiễu nhương Chết thôi như rạ
03 Tháng Hai 202110:57 CH(Xem: 10710)
Nó đã nghĩ ra một điều khá lý thú. Hãy sống bình dị như con trâu, con vật biểu tượng cho năm Tân Sửu. Làm hết sức mình, kiểm điểm lại những gì mình đã hành động để sửa sai. Như con trâu lặng lẻ nằm nhai lại cỏ.
03 Tháng Hai 20218:39 CH(Xem: 10784)
Sự kiện thể thao này cũng là một thử nghiệm để đời sống từng bước trở về với một bình thường mới (new normalcy). Mong vô cùng, thử nghiệm này thành công
03 Tháng Hai 20218:32 CH(Xem: 9861)
.Hai ba tháng chạp tới rồi Táo công hia mão chầu trời cuối năm Cờ bay ngựa chạy rần rần Hóa long cá chép tiễn thần bay nhanh.
03 Tháng Hai 20216:26 CH(Xem: 14148)
Nhớ xưa áo trắng một thời Sân trường yêu dấu sống đời học sinh Cuộc đời đẹp tựa bình minh. Yêu thương, tha thứ chúng mình bên nhau.
03 Tháng Hai 20214:17 CH(Xem: 13440)
Một ngày hạnh phúc ngất ngây? Ta cùng con cháu vui vầy hôm nay. Tuyết đang phủ lấp đắng cay. Giúp quên mười tháng cuồng quay xó nhà. Tân sửu chúc bạn gần xa. Thân tâm an lạc thiết tha yêu đời. Nhớ ngày thân ái tuyệt vời. Chúng ta vui khoẻ như thời xuân xưa.
02 Tháng Hai 202111:17 CH(Xem: 8277)
Riêng Kim Tuấn, mùa xuân được ông nhắc tới nhiều nhất dù thi sĩ sinh ra trong bối cảnh lịch sử đen tối và cũng như tất cả các thanh niên thuở ấy ông luôn mang nặng nỗi đau thân phận là người con của “nước Việt buồn”
02 Tháng Hai 202110:23 CH(Xem: 7960)
Giữa bầu trời xám xịt của mùa đông, và bệnh hoạn, cũng có một chút màu xanh hy vọng , để người ta có nghị lực chiến đấu không những với đại dịch mà còn với những hậu quả về mọi mặt do cúm Tàu để lại.
02 Tháng Hai 202110:16 CH(Xem: 9106)
Thời gian không chờ ai. Cuộc đời vẫn bước dững dưng. Chớp mắt thôi đã thấy muôn trùng! Công dưỡng dục suốt một đời lận đận Nghĩa sinh thành vương vấn cả trăm năm”
02 Tháng Hai 202110:10 CH(Xem: 11513)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: TÌNH SỬ VIẾT LẠI – Nhạc & Lời: Phạm Chinh Đông Hòa Âm: Đỗ Hải Ca sĩ: Kim My
25 Tháng Giêng 202110:01 CH(Xem: 14307)
Tôi ra đời ở một làng nhỏ, làng Trình Phố thuộc tỉnh Thái Bình. Tôi sinh ra và lớn lên theo chiến tranh giữa Việt Minh và quân Pháp. Dù còn nhỏ nhưng tôi sợ cả hai.
24 Tháng Giêng 202111:06 CH(Xem: 10976)
Thư này là lá thư thứ 49 nhưng lại là lá thư đầu tiên của năm 2021. Đáng lẽ là một thư vui, lạc quan, tràn đầy hy vọng và niềm tin.
24 Tháng Giêng 202110:40 CH(Xem: 12623)
Áo em tươi cúc hoa vàng Đôi môi đỏ thắm bông trang diễm tình Trắng mai chiếu thủy tươi xinh Mùa Xuân Hoa Nở lung linh sắc màu.
22 Tháng Giêng 202110:52 CH(Xem: 12861)
Phù du say ánh lửa hồng Sơ sinh hạt nắng giữa vòng tai ương. Chia nhau từng mảnh khốn cùng Che đời rách rưới trầm hương đâu rồi.
22 Tháng Giêng 202110:34 CH(Xem: 15536)
Má ơi! cây trái giờ già cỗi Xơ xác tiêu điều như tóc con Kìa ai vừa nhắc cơm kho quẹt Nhớ má tủi lòng nghĩa sắc son.
22 Tháng Giêng 202110:22 CH(Xem: 9895)
Hôm nay nhìn NHỮNG MÙA THU ĐI MÙA THU CHO EM ướt hoen mi MẮT LỆ CHO NGƯỜI TÌNH lần cuối LỆ THU đành vĩnh biệt Cali Nguyện linh hồn Lệ Thu được an nghỉ nơi cõi vĩnh hằng.
22 Tháng Giêng 20218:58 CH(Xem: 8302)
Đa số dân cư ở Los Angeles là "essential workers", họ đến nơi làm việc, tiếp xúc với khách hàng, không thể làm việc từ nhà như ngành kỹ thuật, hay các ngành khác có thể "remote working"
19 Tháng Giêng 202110:58 SA(Xem: 5769)
Trước nỗi đau nầy, mượn câu thơ trong Chinh Phụ Ngâm để tiễn biệt Lệ Thu Bùi Thị Oanh: “Oanh bay đi biền biệt chẳng quay về”.
17 Tháng Giêng 202112:46 CH(Xem: 10250)
"Nhỏ ơi", mình sẽ cùng thấy lại một thời gọi nhau là "Nhỏ ơi" trong một khoảnh khắc nào đó dù thời gian đã có bề dày trên mắt, trong tâm hồn của mình....
16 Tháng Giêng 202110:08 CH(Xem: 9822)
Xin mời thưởng lãm tác phẩm mới nhất của Duyên để tưởng nhớ nữ danh ca Lệ Thu vừa qua đời tại CA (01/15/2021)
16 Tháng Giêng 20213:39 CH(Xem: 6329)
Trong truyện ngắn “Lẽ Ra”, viết vào năm 2003, tôi mượn hình ảnh của Lệ Thu và Quỳnh Giao, hư cấu trong nhân vật Mai. Đây có lẽ là nhân vật tôi đắc ý nhất trong các truyện ngắn của tôi.
15 Tháng Giêng 20218:58 CH(Xem: 7687)
Nhưng chúng tôi luôn nhớ "trận đánh cuối cùng trước lúc kết thúc chiến tranh thường là trận đánh tổn thất nhân mạng nặng nề nhất" để kiên nhẫn đi hết phần cuối của đường hầm đại dịch đen tối, dài thăm thẳm
15 Tháng Giêng 20214:53 CH(Xem: 5950)
Một động tác tập chân, hai cách thể hiện, và ở ba tư thế ngồi, nằm hoặc đứng giúp giảm đau lưng, thần kinh tọa đau đầu gối, đau mắc cá, tê các ngón chân
11 Tháng Giêng 20219:09 CH(Xem: 11229)
Mỗi con người Việt Nam khi ra đi đều mang theo mình hình ảnh quê hương và vô cùng trân trọng. Dẫu tôi có chết trên xứ người, thân xác có thành tro bụi, nhưng trái tim tôi vẫn yêu nơi này
11 Tháng Giêng 20218:03 CH(Xem: 12510)
Những chiều buồn lưa thưa Lời ngọt ngào chưa ngỏ Thành cổ tích ngày xưa… Ngày xưa…ngày xưa……
10 Tháng Giêng 202111:22 CH(Xem: 9553)
Tháng giêng Trời phủ khăn tang Tuyết rơi trên những điêu tàn ngày đông Tháng giêng Đất khách chạnh lòng Tách trà bếp lửa khơi dòng nhớ/quên
09 Tháng Giêng 202112:15 SA(Xem: 9543)
Muốn thật nhiều kể ra cũng hao hơi , mệt trí. Không khéo lại hóa thành tên… Kịch sĩ dỏm-dở-dai. Thôi biết phận hèn tài cán chẳng bằng ai, Về rửa chén, nấu cơm sống cuộc đời… Ẩn sĩ.!
04 Tháng Giêng 20211:22 SA(Xem: 11877)
... chợt ngưng vẽ môi điểm nụ cười mắt long lanh. sáng dường như V đang có điều bí mật thì ra “điều bí mật” luôn ẩn nấp trong tim đợi tiếng. thầm thì...
04 Tháng Giêng 202112:59 SA(Xem: 7386)
Đại dịch COVID-19 không lấy đi người thân của Bella, nhưng đã cướp đi tuổi trẻ, tương lai của cô nữ sinh 19 tuổi, và đẩy cô vào cuộc đời nghèo khó, cơ cực giống như con đường mẹ cô đang đi...
31 Tháng Mười Hai 202011:45 CH(Xem: 13786)
Lời tôi chỉ gió thoảng hư không Nghĩ đến tương lai cũng chạnh lòng Đàn con cháu Việt trên đất Mỹ Có còn hạnh phúc như ước mong?
31 Tháng Mười Hai 202011:28 CH(Xem: 12539)
Hân hoan chào đón năm mới sang Pháo mừng Xuân đến nổ rền vang 2021 nhiều hy vọng. An Bình, Hạnh Phúc tiếng cười vang.
31 Tháng Mười Hai 202010:52 CH(Xem: 4285)
Ngày sẽ cạn dần. Đêm nay giao thừa, Người ta rộn ràng đón chờ năm mới, Đếm từng thời gian những giây phút cuối, Happy New Year. Năm cũ đâu rồi
31 Tháng Mười Hai 202010:37 CH(Xem: 10778)
Chỉ còn vài tiếng đồng hồ nữa là năm 2021 đến với chúng ta. Xin hãy mang đến niềm vui, an lành, hạnh phúc và thịnh vượng đến với thế giới này. CHÚC MỪNG NĂM MỚI
31 Tháng Mười Hai 20209:12 CH(Xem: 13928)
Năm nay với những ngày ‘cấm cung’ vì dịch Covid-19, tôi mới nghĩ đến việc ngồi xuống viết về “Tỉa Thủy Tiên” để chia sẻ với bạn bè thân hữu ở xa những kinh nghiệm và hiểu biết (có thể chỉ là căn bản) về thủy tiên.
31 Tháng Mười Hai 20209:08 CH(Xem: 10111)
Xinh tươi áo đỏ xanh hồng Ngày Đầu Năm Mới tươi trong nắng mùa. Bảy mươi năm có đủ chưa!! Mỗi ngày vui khỏe nhặt thưa chuyện đời Cảm ơn thiên địa đất trời Ta bao nhiêu tuổi phố thời vẫn hơn...
31 Tháng Mười Hai 20209:01 CH(Xem: 4208)
Happy New Year đến Thầy Cô, Qúy Vị đồng hương cùng toàn thể Cựu Học Sinh Ngô Quyền... Mong 2021 sẽ là một năm an lành, mọi điều tốt đẹp sẽ đến với đại gia đình Ngô Quyền và Đồng Hương ...
30 Tháng Mười Hai 202010:12 CH(Xem: 9912)
Đá không buồn và không biết giận Luôn an nhiên tư thế một mình. Khi nào buồn ra ngồi bên đá Nhìn cây lay theo gió xạc xào Đá và cây tưởng như xa lạ Ở bên nhau lại rất hài hòa.
28 Tháng Mười Hai 202010:57 CH(Xem: 12319)
Xin bấm vào link tên bài hát bên dưới hoặc youtube để thưởng thức NHỎ ƠI - Nhạc sĩ Quang Nhật Thanh Lam trình bày
28 Tháng Mười Hai 202010:44 CH(Xem: 7689)
Ngay cả trong đường hầm tối đen của đại dịch, vẫn có màu hồng trong mắt trẻ thơ từ tấm lòng của người lớn.
22 Tháng Mười Hai 202012:06 SA(Xem: 9934)
Năm nay Covid quấy dương trần Kẻ chết buồn đau, sống bất an Lũ lụt thiên tai hành đất mẹ Ôn hoàng dịch bệnh hại người dân Năm châu đóng cửa nơi hoàn vũ
21 Tháng Mười Hai 20202:07 SA(Xem: 3635)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2020 Kiều Oanh thực hiện youtube
21 Tháng Mười Hai 20201:57 SA(Xem: 10687)
Hai ngàn năm đã qua mau Hài đồng giáng thế hang sâu ẩn mình Kính Mừng Thiên Chúa Giáng Sinh Con chiên đồng vọng ân tình chúa tôi.
21 Tháng Mười Hai 20201:46 SA(Xem: 12047)
Xin bấm vào link hoặc yutube để thưởng thức BÀI THÁNH CA BUỒN - Nhạc sĩ Nguyên Vũ Thanh Lam trình bày
21 Tháng Mười Hai 202012:42 SA(Xem: 8617)
Mời quý vị thưởng thức Liên Khúc nhạc Giáng Sinh “Bài Thánh Ca Buồn" và “Hai Mùa Noel" Nhạc sĩ Nguyên Vũ sáng tác Qua hai tiếng hát: Đèo Văn Sách và Kim Phụng
19 Tháng Mười Hai 20206:43 CH(Xem: 11020)
. Mùa Giáng Sinh đã về thực sự trong căn nhà bấy lâu đã mất nụ cười. Ngày mai họ sẽ trang trí cây thông. Ánh đèn rực rỡ, thiên thần và những quả bóng nhỏ sẽ lấp lánh niềm vui hạnh phúc gia đình .
19 Tháng Mười Hai 20206:29 CH(Xem: 12510)
Những bông tuyết trắng nhẹ buông Là lòng của mẹ yêu thương gửi về Chúc con người lính xa quê Sống vui khỏe mạnh ngày về bình an.
19 Tháng Mười Hai 20202:31 SA(Xem: 7788)
Xin ghi lại chuyện này để chia xẻ món quà Giáng sinh tinh thần đến sớm với tất cả những ai đọc đến những dòng này, để thấy cuộc đời vẫn đẹp trong muôn vàn khó khăn do đại dịch cúm Tàu gây ra.
17 Tháng Mười Hai 20209:31 CH(Xem: 11886)
Em như loài hoa dại Mọc trên đá khô cằn Vẫn vươn mình lớn dậy Thơm ngát cùng gian nan.
17 Tháng Mười Hai 20209:27 CH(Xem: 12430)
Thương người, nhớ nước nhớ non. Nay nơi đất mới, tuyết còn đang rơi... Đông,Tây xa cách đôi nơi Đôi dòng gửi Bạn người ơi thấu tình?
15 Tháng Mười Hai 202011:28 CH(Xem: 7085)
Hôm nay, ngày 12/14/2020 là một ngày lịch sử trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 khi những mũi vaccine đầu tiên đã được tiêm cho các nhân viên y tế khắp nước Mỹ.
14 Tháng Mười Hai 202012:09 SA(Xem: 9156)
đêm qua có điều gì không ổn nên cơn buồn ngủ. chập chùng kéo đến lạ lùng khi chiều. mới muộn đêm. chưa tới... giấc mơ tôi. có bóng bạn bè không rõ mặt nói cười trong đôi mắt mỗi người hiện ra trên màn trí nhớ không tên
13 Tháng Mười Hai 202011:48 CH(Xem: 8219)
Xin thắp ngọn nến hồng trong Thánh Lễ đêm nay, ngọn nến ấm áp tình người, tưởng nhớ và nguyện cầu cho những Thiên Thần thương yêu luôn bình an nơi Nước Chúa.
13 Tháng Mười Hai 202010:31 CH(Xem: 10689)
Bài hát Giáng Sinh thật hay đó không phải được phát lên ở Mỹ hay Âu Châu lạnh lẽo giữa mùa đông tuyết giá. Mà được phát ra tại quê hương tôi giữa nhiệt độ nóng nực 112 độ F Sài Gòn.
13 Tháng Mười Hai 20201:16 SA(Xem: 9601)
Anh ra đi, để lại đau buồn cho những người thân ở lại, nhưng với riêng anh, tôi biết là một ước muốn khôn nguôi. Anh đã đến được nơi anh hằng mong đợi, xum họp với nàng ALICE, người yêu muôn thuở của anh.
12 Tháng Mười Hai 202011:49 CH(Xem: 7560)
Có những điều nhỏ nhoi, bình thường, sau 9 tháng đại dịch hoành hành, đã trở thành mơ ước lớn của rất nhiều người.
12 Tháng Mười Hai 202012:55 SA(Xem: 7997)
Nhà văn Lê Lạc Giao, với tinh thần tận tụy cống hiến cho nền triết văn, cho sự sáng tạo bền bỉ, đã tự mình lựa chọn cho chính mình.
12 Tháng Mười Hai 202012:00 SA(Xem: 11487)
Và cuối cùng tôi yêu Trái tim nhỏ mỹ miều Xin em đừng ngừng đập. Để tôi hoài được yêu.
10 Tháng Mười Hai 20202:14 SA(Xem: 8966)
Tôi đã đi du lịch nhiều chuyến và mỗi chuyến đều được sắp đặt trước rất kỹ càng. Như chuyến đi Âu Châu vào cuối tháng sáu và đầu tháng bảy năm 2019 đã được bắt đầu chuẩn bị từ hơn sáu tháng trước.
08 Tháng Mười Hai 202012:39 SA(Xem: 11188)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: HẠNH PHÚC BUỒN – Nhạc & Lời: Phạm Chinh Đông Hòa Âm: Đỗ Hải Ca sĩ: Thúy An, Hồng Nhiên
01 Tháng Mười Hai 202012:27 SA(Xem: 8004)
Vào lúc mà cứ mỗi phút là có hơn một người Mỹ bị Coronavirus lấy mất cuộc đời thì bất cứ một nghĩa cử nào cũng có thể là một điểm sáng rạng ngời giữa đêm đen.
29 Tháng Mười Một 202011:16 CH(Xem: 11232)
Đã hơn nửa thế kỷ trôi qua, nhưng tôi không thể nào quên được những năm tháng vàng son ấy của Việt Nam nước tôi.
29 Tháng Mười Một 202011:02 CH(Xem: 9189)
năm nay.có biết bao gia đình đón Thanksgiving. buồn lắm! tôi thương người mẹ trẻ gặp ngoài bưu điện dẫn theo ba con nhỏ, đi gửi quà cho chồng có lẽ: lính ở xa... mẹ con nheo nhóc quá tôi muốn được ôm các em vào lòng rồi, không dám…
29 Tháng Mười Một 202010:39 CH(Xem: 5156)
Trong giấc ngủ bình an, Đại đức không còn nhớ gì ngoại trừ câu nói ấm áp của Đức Phật: "Thời gian không chờ đợi ai, hãy tinh tấn lên thầy Ananda.".
29 Tháng Mười Một 20201:50 SA(Xem: 8657)
Xin mời thưởng thức tiếp 1 tác phẩm độc đáo và mới nhất của Duyên
28 Tháng Mười Một 202011:15 CH(Xem: 12451)
Xin cúi đầu tri ân Tiên Tổ Những Anh Hùng Liệt Nữ Việt Nam Mũi Cà Mau đến Ải Nam Quan Xương máu thành phù sa bồi đắp.
28 Tháng Mười Một 202011:06 CH(Xem: 11707)
Cám ơn với tất cả lòng trân trọng cuộc đời này, hạnh phúc này. Kính chúc những người tôi yêu thương thật nhiều sức khỏe, an lành và hạnh phúc.
27 Tháng Mười Một 20206:56 CH(Xem: 13758)
Mưa rơi trên lá vàng thu Tiếng mưa như tiếng mẹ ru thuở nào Giọt thánh thót, giọt nghẹn ngào Tràn dâng nỗi nhớ, lời ca dao buồn
27 Tháng Mười Một 20203:09 SA(Xem: 10262)
MÙA LỄ TẠ ƠN đến nữa rồi Dù còn Covid cố nương vui Gà Tây ế ẩm chưng vàng kệ Bánh bí dư thừa chất đỏ cơi Bởi nhớ thịnh tình người thuở trước Nên thương nghĩa cử kẻ cùng thời
27 Tháng Mười Một 202012:11 SA(Xem: 7847)
Xin cùng kiên nhẫn, nghĩ đến người khác và nghĩ đến chính bạn. Đừng coi thường Coronavirus cho đến lúc nào tất cả người Mỹ được chích đủ cả hai liều thuốc chủng ngừa COVID-19 .
26 Tháng Mười Một 20202:38 SA(Xem: 8938)
Mùa Thanksgiving về với người dân Mỹ từ đầu tháng 11 với những thức ăn truyền thống ở các ngôi chợ. Trong đó có những bao khoai lang đỏ tươi tốt mời gọi người mua luôn mang tâm tưởng chúng tôi về rất gần với cả hai quê hương.
26 Tháng Mười Một 20201:52 SA(Xem: 8207)
Trong ánh nến lung linh của buổi tiệc Thanksgiving khác thường trong thời đại dịch vào tối thứ năm 26 tháng 11 năm nay, xin cùng góp phần cầu nguyện cho nhân loại sớm khống chế được Coronavirus,
26 Tháng Mười Một 20201:24 SA(Xem: 8602)
Xin hãy cho, xin hãy vui đón nhận Những yêu thương, những thương mến ngọt ngào Vì ngày mai nào ai biết ra sao? Thì hiện tại, hãy yêu thương, vui sống
25 Tháng Mười Một 20201:50 CH(Xem: 8330)
Không gì quí giá bằng bữa cơm gia đình nhân lễ Tạ Ơn mọi người cầm tay nhau cảm tạ Trời Phật trước khi bắt đầu bữa cơm hội họp đông đủ bà con thân quyến.
24 Tháng Mười Một 202012:52 SA(Xem: 9357)
Tạ ơn nòi giống Lạc Hồng Bốn ngàn năm máu Tiên Long quật cường Đánh tan lũ giặc bắc phương Ngàn năm bờ cõi biên cương vững vàng. Mang dòng máu đỏ hiên ngang Tạ ơn vương đế Nam bang mạnh hùng
21 Tháng Mười Một 20208:45 CH(Xem: 10437)
Mong rằng nhà giáo sẽ được tôn vinh thật sự, chứ không phải tạo ra để tặng hoa và liên hoan. Hãy tôn trọng những Thầy Cô đứng đắn đứng trên bục giảng và cũng nên thẳng thắn nhìn vào nền giáo dục để xây dựng, củng cố văn hóa Việt Nam..
21 Tháng Mười Một 20208:41 CH(Xem: 13017)
Nguyện cầu Trời, Phật, ơn trên...? Làm cho thế giới trở nên An Lành.. Cản ngăn kẻ ác tung hoành. Giúp người yêu nước hoàn thành ước mơ.