Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS Nguyễn Văn Phú - Sơ Lược Tổ Chức & Điều Hành Trường Trung Học Ngô Quyền.

05 Tháng Hai 200912:00 SA(Xem: 39356)
GS Nguyễn Văn Phú - Sơ Lược Tổ Chức & Điều Hành Trường Trung Học Ngô Quyền.

 

 

 

SƠ LƯỢC TỔ-CHỨC & ĐIỀU HÀNH

 

TRƯỜNG TRUNG HỌC NGÔ QUYỀN



18__thay_phu2-content

GS Nguyễn Văn Phú




BAN GIÁM ĐỐC.

Trường Trung Học Ngô Quyền được điều hành bởi một Ban Giám Đốc, đứng đầu là Hiệu Trưởng. Giúp việc Hiệu Trưởng có các Bộ Phận sau:

VĂN PHÒNG HIỆU TRƯỞNG. Phụ trách quản trị tài sản, quản trị hành chánh, tài chánh, kế toán, lương bổng, nhân viên…

PHÒNG GIÁM HỌC. Đứng đầu là Giám Học, có Phụ Tá Giám Học giúp việc, phụ trách các công tác học vụ, thí vụ, tuyển sinh…

PHÒNG TỔNG GIÁM THỊ. Đứng đầu là Tổng Giám Thị, có Phụ Tá TGT và các Giám thị giúp việc. Số Giám thị tùy theo sĩ số học sinh của trường. Trên nguyên tắc, một Giám thị phụ trách 5 lớp học. Phòng TGT phụ trách hồ sơ học sinh, duy trì kỷ luật học đường, phối hợp Phòng Giám Học tổ chức các kỳ thi tuyển sinh, học kỳ, cuối khóa…

TỔ CHỨC ĐOÀN THỂ.

HỘI ĐỒNG GIÁO SƯ. Hội Đồng Giáo Sư được thành lập nhằm mục đích cố vấn Ban Giám Đốc để giải quyết các vấn đề quan trọng trong hoạt động của trường. Đứng đầu HĐGS là Chủ Tịch do Hiệu Trưởng đương nhiên đảm nhiệm, có Phó Chủ Tịch và Tổng Thư ký giúp việc. Phó Chủ Tịch và Tổng Thư Ký HĐGS do Hội Đồng bầu cử vào mỗi đầu năm học. Tất cả các Giáo Sư của trường đương nhiên là thành viên của HĐGS.

BAN ĐIỀU HÀNH HIỆU ĐOÀN. Đứng đầu là Hiệu Đoàn Trưởng, do Hiệu Trưởng đương nhiên đảm nhiệm. Giúp việc HĐT có Hiệu Đoàn Phó và các Trưởng Ban chuyên môn (Văn nghệ, Báo chí, Thể thao, Xã hội…), do Hội Đồng GS bầu ra vào mỗi đầu năm học. BĐH Hiệu Đoàn phụ trách tổ chức và điều hành tất cả các sinh hoạt của học sinh trong suốt năm học. BĐH Hiệu Đoàn là cơ cấu chỉ đạo của Ban Đại Diện Học Sinh.

BAN ĐẠI DIỆN HỌC SINH. Gồm có Tổng Thư Ký, 1 hoặc 2 Phó TTK và các Trưởng Ban chuyên môn (Văn nghệ, Báo chí, Thể thao, Xã hội…), do toàn thể học sinh bầu ra vào mỗi đầu năm học. BĐD Học Sinh thay mặt toàn thể học sinh trong quan hệ với Ban Giám Đốc trường, và chịu sự chỉ đạo của BĐH Hiệu Đoàn trong mọi sinh hoạt của học sinh.

HỘI PHỤ HUYNH HỌC SINH. Là một tổ chức quần chúng ngoại vi của nhà trường, được thành lập với mục đích duy nhất là hỗ trợ nhà trường trong các hoạt động cần thiết như xây dựng, mở mang phòng ốc, sinh hoạt học đường, khen thưởng, kỷ luật học sinh…Hội PHHS có thể góp ý với Ban Giám Đốc về các vấn đề liên quan đến học tập, sinh hoạt của học sinh, nhưng không có quyền can thiệp vào mọi quyết định của Ban Giám Đốc. Hội PHHS cũng không thống thuộc BGĐ trường. Hiệu Trưởng thường được mời làm Cố Vấn của Hội PHHS.

 

02 Tháng Hai 2009(Xem: 38584)
  Một ngọn gió dịu mát của mùa Xuân đã đưa tư tưởng tôi bỗng dưng trở về nơi chốn cũ, nơi đó có bày chim con chưa ra ràng nhưng đã muốn tập tễnh bay lượn, vỗ đôi cánh non nớt như muốn tung bay ra khỏi tổ ấm êm đềm và sự che chở thương yêu của chim mẹ, muốn tìm hiểu chân trời ngoài kia bao la rực rỡ muôn màu ra sao .
02 Tháng Hai 2009(Xem: 46349)
Những ngày xa quê hương, lưu lạc xứ người, bận biụ với cuộc sống, tôi luôn luôn nhớ về quê nhà, nhớ về xứ Cù Lao với dòng sông Đồng Nai yêu dấu; gần đây tôi có tìm đọc thêm về xứ Đồng Nai thuở ban sơ cùng sự nghiệp khai sáng miền Nam của Ngài Nguyễn Hữu Cảnh. Nay tôi xin ghi lại những sự kiện, kiến thức tìm học đựơc bằng tấm chân tình cuả người con đất Cù Lao Phố, Đồng Nai.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 71705)
Ngày nay con đã là cô giáo, "Mộng" đã thành rồi!...Mẹ thấy đâu? Đầu xanh bao mái nhòa trong mắt, Vẳng nghe tiếng mẹ ở nơi nao?...
02 Tháng Hai 2009(Xem: 34517)
  Năm đó, tôi về Việt Nam ăn Tết và cũng để mừng má tôi tròn một trăm tuổi. Đó là lần thứ hai tôi về Việt Nam . Kỳ trước về với vợ con nên đi đâu chúng tôi cũng dùng xe nhà của thằng em bà con cho mượn với tài xế (Thằng em này "biết làm ăn" nên bây giờ nó khá lắm). Kỳ này về một mình, tôi định nếu có dịp sẽ dùng xe công cộng một lần cho biết.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 78449)
  "Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi, rơi trên bục gỗ, rơi trên tóc thầy...” Tiếng nhạc từ phòng con gái của tôi vọng sang, làm tôi hồi tưởng lại những bàn ghế cũ, phấn trắng, bảng đen...
30 Tháng Giêng 2009(Xem: 68750)
Cũng nhờ vậy rất nhiều cánh chim NQ lạc loài ở phương trời xa tìm về liên lạc được quý Thầy Cô và bạn học năm xưa. Điển hình chúng tôi ở Âu Châu mừng quá khi nhận và đọc được 2 quyển báo học trò đó, tưởng chừng như thấy lại thời NQ xa xưa.   Đặc biệt tìm thấy trong đó có cả một vườn thơ Tao Đàn đủ sắc hoa rực rở.
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 66840)
*   Viết kính tặng thầy Nguyễn Xuân Hoàng với lòng Yêu Thương, Kính Trọng và Cảm Thông sâu xa nhất .  
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76184)
  Hỡi cô Cựu Nữ Sinh Ngô Quyền, hỡi cô bạn hàng xóm của tôi ơi!   Tôi rất cảm phục và trân quí cô.   Nếu giữa cô và tôi không có thứ tình cảm nào khác thì trong tôi sẵn có có một thứ tình keo sơn gắn bó với cô từ lâu, từ thời thơ ấu đến tuổi trưởng thành, kéo dài cho đến tuổi…sồn sồn bây giờ và tuổi già sắp tới, đó là tình bạn.   Còn cô thì sao?
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 38716)
Thôi thì:    “Đã mang lấy Nghiệp vào thân   Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa!” (ND).  
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 81405)
(Thân tặng các em cựu học sinh Ngô Quyền, đặc biệt các em Ban Văn Nghệ Hiệu Đoàn thời 69-71 )
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76771)
Từ chia tay ở Tân Mai, tôi không hề biết Th giờ ra sao? Cuộc chiến qua đi thật xa. Bao thăng trầm trãi xuống cho quê hương, cho đời người. Thì thôi, hãy là những lời cầu nguyện bình an cho nhau. Dẫu mai đời có thế nào?
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 73090)
Khi nắng đổ trên cành hoa phượng đỏ Là lúc mặt trời đòi đùa cợt mái tóc em Tuổi ngây thơ mắt môi xinh bỏ ngỏ Cuộc vui đùa chẳng phân biệt gái hay trai!
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73825)
  “Muốn sang phải bắt cầu Kiều, Muốn con hay chữ phải yêu kính Thầy”  
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73923)
( Tựa bài được đặt theo hai câu thơ của nhà thơ Vũ Đình Liên “ Người muôn năm cũ bây giờ ở đâu?” để thành kính thắp nén hương lòng tưởng nhớ đến các Thầy Cô đã về với “hạc nội mây ngàn”, và các Cựu học sinh NQ đã vĩnh viễn “bỏ cuộc chơi”).
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72646)
    Có lẽ mọi người đang thắc mắc tại sao lại gọi là đứa con nuôi của trường Ngô Quyền? Bởi vì hầu hết các học sinh được vào học bắt đầu từ lớp 6 và trưởng thành ở lớp 12 rồi vào đại học, nên được xem như con đẻ...