Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS Nguyễn Văn Phú - Sơ Lược Tổ Chức & Điều Hành Trường Trung Học Ngô Quyền.

05 Tháng Hai 200912:00 SA(Xem: 39215)
GS Nguyễn Văn Phú - Sơ Lược Tổ Chức & Điều Hành Trường Trung Học Ngô Quyền.

 

 

 

SƠ LƯỢC TỔ-CHỨC & ĐIỀU HÀNH

 

TRƯỜNG TRUNG HỌC NGÔ QUYỀN



18__thay_phu2-content

GS Nguyễn Văn Phú




BAN GIÁM ĐỐC.

Trường Trung Học Ngô Quyền được điều hành bởi một Ban Giám Đốc, đứng đầu là Hiệu Trưởng. Giúp việc Hiệu Trưởng có các Bộ Phận sau:

VĂN PHÒNG HIỆU TRƯỞNG. Phụ trách quản trị tài sản, quản trị hành chánh, tài chánh, kế toán, lương bổng, nhân viên…

PHÒNG GIÁM HỌC. Đứng đầu là Giám Học, có Phụ Tá Giám Học giúp việc, phụ trách các công tác học vụ, thí vụ, tuyển sinh…

PHÒNG TỔNG GIÁM THỊ. Đứng đầu là Tổng Giám Thị, có Phụ Tá TGT và các Giám thị giúp việc. Số Giám thị tùy theo sĩ số học sinh của trường. Trên nguyên tắc, một Giám thị phụ trách 5 lớp học. Phòng TGT phụ trách hồ sơ học sinh, duy trì kỷ luật học đường, phối hợp Phòng Giám Học tổ chức các kỳ thi tuyển sinh, học kỳ, cuối khóa…

TỔ CHỨC ĐOÀN THỂ.

HỘI ĐỒNG GIÁO SƯ. Hội Đồng Giáo Sư được thành lập nhằm mục đích cố vấn Ban Giám Đốc để giải quyết các vấn đề quan trọng trong hoạt động của trường. Đứng đầu HĐGS là Chủ Tịch do Hiệu Trưởng đương nhiên đảm nhiệm, có Phó Chủ Tịch và Tổng Thư ký giúp việc. Phó Chủ Tịch và Tổng Thư Ký HĐGS do Hội Đồng bầu cử vào mỗi đầu năm học. Tất cả các Giáo Sư của trường đương nhiên là thành viên của HĐGS.

BAN ĐIỀU HÀNH HIỆU ĐOÀN. Đứng đầu là Hiệu Đoàn Trưởng, do Hiệu Trưởng đương nhiên đảm nhiệm. Giúp việc HĐT có Hiệu Đoàn Phó và các Trưởng Ban chuyên môn (Văn nghệ, Báo chí, Thể thao, Xã hội…), do Hội Đồng GS bầu ra vào mỗi đầu năm học. BĐH Hiệu Đoàn phụ trách tổ chức và điều hành tất cả các sinh hoạt của học sinh trong suốt năm học. BĐH Hiệu Đoàn là cơ cấu chỉ đạo của Ban Đại Diện Học Sinh.

BAN ĐẠI DIỆN HỌC SINH. Gồm có Tổng Thư Ký, 1 hoặc 2 Phó TTK và các Trưởng Ban chuyên môn (Văn nghệ, Báo chí, Thể thao, Xã hội…), do toàn thể học sinh bầu ra vào mỗi đầu năm học. BĐD Học Sinh thay mặt toàn thể học sinh trong quan hệ với Ban Giám Đốc trường, và chịu sự chỉ đạo của BĐH Hiệu Đoàn trong mọi sinh hoạt của học sinh.

HỘI PHỤ HUYNH HỌC SINH. Là một tổ chức quần chúng ngoại vi của nhà trường, được thành lập với mục đích duy nhất là hỗ trợ nhà trường trong các hoạt động cần thiết như xây dựng, mở mang phòng ốc, sinh hoạt học đường, khen thưởng, kỷ luật học sinh…Hội PHHS có thể góp ý với Ban Giám Đốc về các vấn đề liên quan đến học tập, sinh hoạt của học sinh, nhưng không có quyền can thiệp vào mọi quyết định của Ban Giám Đốc. Hội PHHS cũng không thống thuộc BGĐ trường. Hiệu Trưởng thường được mời làm Cố Vấn của Hội PHHS.

 

04 Tháng Hai 2009(Xem: 73457)
  Bốn mươi năm lẻ: nửa bóng câu. Em biết đến ta bạc mái đầu. Lầu chiều Hoàng Hạc còn đứng đợi. Mang hết niềm riêng tới muôn sao.    
04 Tháng Hai 2009(Xem: 77311)
Mưa rơi trên phố vắng, Mưa rơi trên đường xưa Ta, nỗi buồn sâu lắng, Ngồi quạnh hiu, nghe mưa!
04 Tháng Hai 2009(Xem: 36011)
  Dù biết rằng viết những lời tán tụng nhan sắc của cô, tôi đã làm một việc quá thừa, nhưng tôi vẫn muốn cô biết những ý nghĩ của tôi và biết đâu của nhiều bạn khác cùng lứa đã “say mê” cô như tôi vậy!    
03 Tháng Hai 2009(Xem: 40280)
Tôi có nhiều kỷ niệm đẹp không nói ra lời. Đối với bạn bè là những điều trân quý và đối với học trò là những kỷ niệm. Đời tôi sinh ra là như thế với nhiều mảnh vụn làm nên cuộc sống hiện sinh. Hiện sinh trong cuộc đời và hiện sinh trong đời người.
03 Tháng Hai 2009(Xem: 75260)
  Gặp nhau truyện cũ vui như tết, Nhắc lại ngày xưa, đẹp tựa hoa.  
03 Tháng Hai 2009(Xem: 39046)
  Cho đến nay 50 năm trôi qua với bao nhiêu biến động khủng khiếp của lịch sử, được diễm phúc là một học sinh lớp B3 của trường Ngô Quyền thuở sơ khai tôi xin ghi lại đây bằng ký ức của mình và vài bạn trong ba lớp Ngô Quyền I hình ảnh Trường Ngô Quyền chúng ta được khai sanh giữa thời đất nước chuyển tiếp từ chế độ thuộc địa Pháp sang nền Đệ Nhất Cộng Hòa
03 Tháng Hai 2009(Xem: 33909)
  Tất cả kỷ niệm về trường Ngô Quyền là nỗi ngậm ngùi của những cựu học sinh, vì trường cũ còn đâu!
03 Tháng Hai 2009(Xem: 36731)
  Thế hệ chúng tôi ăn sinh nhật tuổi 18 của mình ngay năm 1975, bài viết này xin dành cho những bạn học, từ lớp 6 đến lớp 12 của trường Ngô Quyền năm 1975. Bao nhiêu người đã như một đàn chim tung cánh, bước ra khỏi cổng trường và bay đi tứ phương. Có những người hạnh phúc và thành đạt, có những người lầm than và khắc khoãi.
03 Tháng Hai 2009(Xem: 68915)
  Ta vẫn là ta tự thủa nào Môi hồng, mắt sáng, mộng trăng sao… Trùng Phùng mở hội, mười phương nhạc , Xuân ngát một trời, tình vời cao !                                
03 Tháng Hai 2009(Xem: 39167)
  . Mười ba năm đi dạy, là mười ba năm tôi sống hạnh phúc nhất đời tôi. Người thầy là con đò chở các em sang bờ khác. Cuộc hành trình không nhàm chán, rất thú vị và “tích lũy” kỷ niệm.
03 Tháng Hai 2009(Xem: 80278)
  Trong những giây phút thiêng liêng ấy, tôi sực nhớ lại hình bóng người Ông khả kính: ông ngoại PHAN VĂN NGA, nguyên Trưởng Ty Tiểu Học tỉnh Đồng Nai (trong chế độ cũ).
03 Tháng Hai 2009(Xem: 73779)
  Tôi bắt đầu lên tỉnh học từ 1960. Ba mất sớm, nhà quá nghèo, anh chị em lại đông. Trong suốt thời gian đi học, tôi đã làm rất nhiều nghề để có tiền sinh sống, nổi bật nhất là nghề dạy kèm.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 65485)
  Tôi chỉ viết về những năm đầu tiên mà ký ức của tôi còn lưu giữ. Sau này, khi tập hợp được các anh em ở những niên khóa sau, lần lượt chúng ta sẽ đúc kết thành một bản danh sách hoàn chỉnh.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 33744)
  Phải chi dòng sông Đồng Nai chảy ngược, có thể tôi đã thấy lại mình trong sân trường ngày trước, thuở học trò vô tư
02 Tháng Hai 2009(Xem: 42776)
Trong đời làm việc của tôi, từ dân tới lính, ông là vị chỉ huy duy nhất mà tôi còn nhớ tới, với lòng kính trọng.