Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS Nguyễn Văn Phú - Sơ Lược Tổ Chức & Điều Hành Trường Trung Học Ngô Quyền.

05 Tháng Hai 200912:00 SA(Xem: 38911)
GS Nguyễn Văn Phú - Sơ Lược Tổ Chức & Điều Hành Trường Trung Học Ngô Quyền.

 

 

 

SƠ LƯỢC TỔ-CHỨC & ĐIỀU HÀNH

 

TRƯỜNG TRUNG HỌC NGÔ QUYỀN



18__thay_phu2-content

GS Nguyễn Văn Phú




BAN GIÁM ĐỐC.

Trường Trung Học Ngô Quyền được điều hành bởi một Ban Giám Đốc, đứng đầu là Hiệu Trưởng. Giúp việc Hiệu Trưởng có các Bộ Phận sau:

VĂN PHÒNG HIỆU TRƯỞNG. Phụ trách quản trị tài sản, quản trị hành chánh, tài chánh, kế toán, lương bổng, nhân viên…

PHÒNG GIÁM HỌC. Đứng đầu là Giám Học, có Phụ Tá Giám Học giúp việc, phụ trách các công tác học vụ, thí vụ, tuyển sinh…

PHÒNG TỔNG GIÁM THỊ. Đứng đầu là Tổng Giám Thị, có Phụ Tá TGT và các Giám thị giúp việc. Số Giám thị tùy theo sĩ số học sinh của trường. Trên nguyên tắc, một Giám thị phụ trách 5 lớp học. Phòng TGT phụ trách hồ sơ học sinh, duy trì kỷ luật học đường, phối hợp Phòng Giám Học tổ chức các kỳ thi tuyển sinh, học kỳ, cuối khóa…

TỔ CHỨC ĐOÀN THỂ.

HỘI ĐỒNG GIÁO SƯ. Hội Đồng Giáo Sư được thành lập nhằm mục đích cố vấn Ban Giám Đốc để giải quyết các vấn đề quan trọng trong hoạt động của trường. Đứng đầu HĐGS là Chủ Tịch do Hiệu Trưởng đương nhiên đảm nhiệm, có Phó Chủ Tịch và Tổng Thư ký giúp việc. Phó Chủ Tịch và Tổng Thư Ký HĐGS do Hội Đồng bầu cử vào mỗi đầu năm học. Tất cả các Giáo Sư của trường đương nhiên là thành viên của HĐGS.

BAN ĐIỀU HÀNH HIỆU ĐOÀN. Đứng đầu là Hiệu Đoàn Trưởng, do Hiệu Trưởng đương nhiên đảm nhiệm. Giúp việc HĐT có Hiệu Đoàn Phó và các Trưởng Ban chuyên môn (Văn nghệ, Báo chí, Thể thao, Xã hội…), do Hội Đồng GS bầu ra vào mỗi đầu năm học. BĐH Hiệu Đoàn phụ trách tổ chức và điều hành tất cả các sinh hoạt của học sinh trong suốt năm học. BĐH Hiệu Đoàn là cơ cấu chỉ đạo của Ban Đại Diện Học Sinh.

BAN ĐẠI DIỆN HỌC SINH. Gồm có Tổng Thư Ký, 1 hoặc 2 Phó TTK và các Trưởng Ban chuyên môn (Văn nghệ, Báo chí, Thể thao, Xã hội…), do toàn thể học sinh bầu ra vào mỗi đầu năm học. BĐD Học Sinh thay mặt toàn thể học sinh trong quan hệ với Ban Giám Đốc trường, và chịu sự chỉ đạo của BĐH Hiệu Đoàn trong mọi sinh hoạt của học sinh.

HỘI PHỤ HUYNH HỌC SINH. Là một tổ chức quần chúng ngoại vi của nhà trường, được thành lập với mục đích duy nhất là hỗ trợ nhà trường trong các hoạt động cần thiết như xây dựng, mở mang phòng ốc, sinh hoạt học đường, khen thưởng, kỷ luật học sinh…Hội PHHS có thể góp ý với Ban Giám Đốc về các vấn đề liên quan đến học tập, sinh hoạt của học sinh, nhưng không có quyền can thiệp vào mọi quyết định của Ban Giám Đốc. Hội PHHS cũng không thống thuộc BGĐ trường. Hiệu Trưởng thường được mời làm Cố Vấn của Hội PHHS.

 

07 Tháng Mười Một 2014(Xem: 68812)
Thầy giáo cũng là con người, nhiệm vụ là truyền thụ kiến thức, nếu có những khuyết điểm xin mọi người thông cảm bỏ qua. Ở hoàng hôn của cuộc đời, sống lại với kỷ niệm cũ là những giây phút hạnh phúc nhất còn lại .
07 Tháng Mười Một 2014(Xem: 48323)
Kỷ niệm tuổi học trò là một trong những điều yêu dấu đó. Mong rằng các bằng hữu của tôi, dù bây giờ đang sống ở đâu, dù bây giờ vẫn còn mang những niềm tin khác biệt, sẽ còn một vài giây phút nào đó, chợt nhớ ra rằng “Ngày xưa, ta cùng học ở Ngô Quyền…”
04 Tháng Tư 2014(Xem: 75616)
  Năm mươi năm sau, chúng tôi tụ họp về đây, không phải ở trong nước mà ở hải ngoại để tìm lại những kỷ niệm, thật bồi hồi, xúc động, dù ở cương vị Thầy hay trò ở một trường Ngô Quyền ngày nào.
27 Tháng Năm 2009(Xem: 86117)
  Trong dịp kỷ niệm 50 năm thành lập trường, chúng ta quả thực rỏ ràng thấy được: Gốc cây trường trung học Ngô Quyền đã có nhiều cành ngọn và Nguồn trường xưa đã tỏa rộng khắp nơi.
06 Tháng Hai 2009(Xem: 23631)
Đây cũng là một công trình kết hợp tuyệt vời của quí Thầy Cô và bè bạn khắp năm châu nhằm làm sống lại thật nguyên vẹn hình ảnh của trường Trung Học Ngô Quyền từ giai đoạn khởi đầu cho đến lúc phát triển.
05 Tháng Hai 2009(Xem: 90084)
Năm mươi ngọn nến hồng đang rực sáng, hân hoan mừng phút giây hạnh ngộ, trùng phùng. Hãy cùng nhau sớt chia, gìn giữ vì ngọt bùi nào rồi cũng sẽ chóng qua…
04 Tháng Hai 2009(Xem: 87211)
  Con xin phép được viết đôi dòng kỷ niệm trong lứa tuổi học trò của con vớI những câu nói của Thầy mà gần 50 năm qua vẫn còn in đậm trong trí con.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 34880)
  Chúng tôi trưởng thành trong một nền giáo dục “NHÂN BẢN và KHAI PHÓNG”, mà tinh thần “Tôn sư trọng đạo” thể hiện trong câu “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, với Thầy, một lòng tôn kính, với bạn, một dạ chân tình, xin mượn nơi nầy thắp nén tâm hương tri ân quí Thầy đã quá vãng, tưởng nhớ quí Bạn đã qua đời.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 74559)
  Này em còn nhớ hay quên ? Lời Thầy Cô dạy chớ nên lơ là. Vì đâu mà có thân ta, Công Cha, Nghĩa Mẹ bài ca dao này;  
04 Tháng Hai 2009(Xem: 39183)
Dĩ nhiên, đám học trò chúng tôi thích lắm, vì ý tưởng lạ đó không tìm thấy được trong Việt Nam Sử Lược của sử gia Trần Trọng Kim hay trong Việt Sử Toàn Thư của sử gia Phạm Văn Sơn.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 40518)
  Trường Trung học Ngô Quyền là một trường sinh sau đẻ muộn, so với các trường Pétrus Ký, Gia Long ở Sàigòn, và các trường Nguyễn Đình Chiểu (được gọi là Le Myre de Vilers thời thuộc Pháp) ở Mỹ Tho, và Phan Thanh Giản ở Cần Thơ.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 82513)
Nhìn em dáng nhỏ hao gầy Cho tôi nghe tiếng thở dài buồn tênh
04 Tháng Hai 2009(Xem: 46755)
Một cuộc biển dâu, đổi đời, tang thương đã diễn ra quá nỗi bi đát. Biên Hòa còn đó, mà lòng Biên Hòa đã mất tự bao giờ. Nay tuổi đời đã cao, nghĩ đến thời son trẻ, mà ngậm ngùi tiếc nuối quá khứ. Công đã tạm thành, danh đã tạm toại, nhưng tâm hồn tôi vẫn ngậm ngùi nhớ tiếc những phút giây hạnh phúc đầu tiên, đã qua mất rồi.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 81268)
  Như mây xuống phố chiều nay , Nhớ về trường cũ những ngày xa xưa. Môt mình lê bước trong mưa, Mang theo kỷ niêm trường xưa Ngô Quyền .  
04 Tháng Hai 2009(Xem: 37286)
  Một ngày cuối tháng 5 năm 2004, nhóm CHS/NQ/NCA tề tựu lại làm một cuộc viễn du lên miền Bắc Cali. Trước mắt là để xả hơi sau những ngày vật lộn với miếng cơm manh áo, sau là họp mặt với nhóm CHS/NQ/BCA để cùng ra mắt cuốn Kỷ Yếu CHS/NQ 2004.