Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Huỳnh Văn Huê - NƯỚC MẮT ĐÀN ÔNG

18 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 115254)
Huỳnh Văn Huê - NƯỚC MẮT ĐÀN ÔNG

 NƯỚC MẮT ĐÀN ÔNG

  (Nhân ngày 8 tháng 3, có một câu chuyện…)

cha_toi-content

 

 Rất nhiều người không biết nơi nội ô của một thành phố nhỏ lại có cảnh chùa đẹp đến như vậy! Nghe đâu cách đây hơn hai thế kỷ, một công nương quyền quý đã tìm đến nguyện thí phát quy y và xây dựng nên chùa này. Qua thời gian, với biết bao tang thương dâu bể, vật đổi sao dời… Ngôi cổ tự tuy đã qua nhiều lần trùng tu nhưng nét cổ kính vẫn còn như phảng phất, vương vấn đâu đây.

 Đứng dưới con đường liên tỉnh tráng nhựa khá rộng, khách có thể ngước nhìn lên một ngọn đồi cao, cách đường khoảng vài trăm mét, thấp thoáng dưới những tàng cổ thụ là mái ngói, tường vôi phủ rêu phong của một ngôi chùa đã nhuốm màu thời gian.

 Hơn hai mươi năm nay, cư dân ven đường – cũng là ven đồi – không lạ gì một ni cô đẹp lão, hiền hậu, trú ngụ trong ngôi chùa trên đồi. Sở dĩ gọi là trú ngụ vì sư cô chỉ đến xin nương vào cửa Phật vì một lý do… trần thế nào đó thôi! Còn việc trụ trì là trách nhiệm của một sư cô khác, cùng vài sư cô nữa, tuy họ hãy còn trẻ hơn nhiều nhưng vì đã được Giáo hội phân công Phật sự.

 Ngôi chùa nhỏ, trên đồi cao, phải leo cả trăm bậc thang mới đến nơi. Những phật tử về chùa phần đông lớn tuổi, ai cũng ngại nếu phải lên xuống như thế này. Chính vì vậy, ngoài những ngày rằm, hoặc lễ lớn vào tháng giêng, tháng bảy, tháng mười âm lịch, thời gian còn lại thì cảnh chùa thường êm đềm, cô tịch… Nhưng như thế đây có lẽ mới là chốn tu hành đúng nghĩa!? Sau bữa cơm chiều,lúc hoàng hôn buông xuống, tiếng chuông công phu ngân vang từ đỉnh đồi, chắc lọc, len lỏi qua những chòm cây, kẽ lá, tạo nên một âm thanh diệu kỳ, nao nao, như thức tĩnh lòng nhân thế…

 Hàng ngày, cứ vào mỗi buổi sáng sớm, nếu tinh ý, sẽ thấy thấp thoáng bóng áo lam, khi ẩn khi hiện sau bóng cây vốn hầu như xanh thẩm quanh năm. Lúc đó, mọi người ai cũng biết là sư cô đang quét sân chùa. Lá cây được ủ mục để làm phân hữu cơ bón cho mấy chậu cây cảnh, riêng hoa sứ - có mấy gốc sứ rất to - đươc giữ riêng sạch sẽ, phơi khô để dành cho một cơ sở từ thiện làm một vị thuốc đông y. Khi nắng lên khá cao, bóng áo lam biến mất. Người ta lại biết ngay rằng sư cô đang đi ra phía hậu liêu, tiếp tục lo việc trai tịnh cho cả chùa. Xong rồi lại đến dọn dẹp, buỗi tối mới là việc kinh kệ, tụng niệm. Công việc cứ như thế lặng lẽ trôi qua, ngày này sang ngày khác, kéo dài mấy chục năm nay…

 Thân thế của sư cô hầu như không ai biết rõ, vì vị sư bà nhận sư cô vào chùa lúc ban đầu nay đã viên tịch, các sư cô trẻ lại mới về thì làm sao biết được tận tường?! Mỗi năm một đến hai lần, chắc chắn nhất là vào dịp Tết nguyên đán có một người nghe đâu là đứa cháu trai ở thành phố, có dáng vẻ một doanh nhân thành đạt, đi xe du lịch đến, gởi nhờ xe dưới xóm, một mình lên chùa thăm bà dù cậu ta có vẻ đã qua độ tuổi lập gia đình hơi lâu rồi.

 Cuộc sống tu hành đạm bạc như thế nhưng có lẽ nhờ người cháu giúp, sư cô không phải là không có tiền đâu. Tháng trước, một gia đình quá nghèo ở xóm dưới làm nghề đập đá, người chồng gặp tai nạn chết! Người vợ và đám con nhỏ không tiền chôn cất, hàng xóm chung quanh, bà con xa gần cũng không giàu có gì. Khi biết được sự tình, sư cô đích thân đến nhà giúp đỡ tiền bạc cho gia đình nọ làm đám tang.

 Rồi mấy đứa nhỏ con em gia đình nghèo dưới đồi, được tiếp tục đến trường cũng là nhờ sư cô giúp, khi thì đóng học phí, sách vở, khi thì quần áo, tiền học thêm…

 Ngoài ra, trước một trong những… mặt trái của thời đại công nghệ thông tin phát triển, thấy có vài đứa nhỏ bắt đầu lân la đến tiệm net với các trò chơi trực tuyến – game online – mà trên đó đầy rẫy những cảnh bắn giết, đâm chém nhau đến… rợn người! Khi được sự đồng ý của vị trụ trì, sư cô đã xin đứa cháu một máy vi tính xách tay cũ để trên chùa… Bọn trẻ được khuyến khích lên chùa học chút ít về vi tính, thậm chí vẫn được giải trí với vài trò chơi đơn giản, lành mạnh được cài đặt sẵn…

 Nhưng đến một ngày…, một sư kiện có thể nói làm rung động cái xóm nhỏ nghèo dưới chân đồi. Có một bà gốc gác mua bán dạo ve chai, nhờ làm ăn khấm khá, đến xóm này mở tiệm tạp hóa nhỏ kiêm luôn vựa thu mua phế liệu .

 Bà ta cho biết, trước kia bà ở cùng xóm với sư cô và tiết lộ một chuyện… động trời!

Vị sư cô hiền hậu, nhân từ, đáng kính kia đã từng làm một chuyện trái với luân thường đạo lý! Khi chồng gặp tai nạn chết, bà ta đã… dụ dỗ rồi quan hệ bất chánh với người… em chồng (vốn là trai chưa vợ), rồi có thai, sinh được đứa con trai. Trước sự dè bĩu của gia đình hai bên và sự khinh thường(!?) của hàng xóm láng giềng, bà không chịu đựng được, khi đứa con trai mới được mấy tuổi đã giao con cho bên nội nuôi nấng và ra đi biệt tăm. Người cháu lâu lâu đến chùa thăm bà chính là đứa con trai nói trên!

 Sự thật đến như thế nào không biết, còn bà ve chai nói cứ như… quan tòa! Và lời lẽ của bà như là đang đọc… bản án! Nhưng thế nào đi nữa, dù lâu nay dân xóm này quý mến, kính trọng sư cô biết bao nhiêu, bây giờ trong mắt họ sư cô không còn thánh thiện, mẫu mực như xưa nữa!! Nghĩ thật đáng buồn.

 Có lần sư cô xuống xóm thăm và giúp đỡ một đứa học trò nghèo bị bệnh năng. Lúc sư cô vừa quay bước trở lên chùa chưa được bao xa, giọng nói the thé của bà ve chai đã oang oang, cố tình cho sư cô nghe: “….coi vậy chớ không… có đàng hoàng đâu. Tưởng ai không biết, chớ đây… biết hết!”

 Sư cô làm sao không nghe, không biết, bà còn cảm nhận được những thay đổi dù nhỏ của cư dân xóm này đối với bà. Nhưng, làm như không có chuyện gì xảy ra, bà bình thản về chùa, vẫn với gương mặt trắng xanh thanh tao, đôi mắt đượm buồn… muôn thuở (!) và bây giờ có phải thêm một trái tim… băng giá nữa hay không!?

 Khuya hôm đó, khi cả chùa tĩnh lặng, bên ngoài chỉ còn đám côn trùng đang tấu lên khúc nhạc rền rĩ, bi thương! Sư cô đã ngồi khấn nguyện trên chánh điện tự lúc nào. Đèn trong chùa sau khi cúng công phu xong, đã được tắt bớt từ đầu hôm, chỉ còn một chút ánh sáng vàng vọt, lung linh mờ ảo. Không có tiếng nức nở, không có tiếng nấc nghẹn ngào, nhưng chỉ có hai hàng nước mắt chảy dài trên gương mặt tuy héo hắt nhưng vẫn còn hiện rõ nét thanh tú. Tiếng sư cô lâm râm khấn nhỏ:

 - Cuối xin Bồ Tát độ trì, giúp con lần nữa vượt qua… cay nghiệt đời thường. Thời gian của con có lẽ cũng… không còn nhiều!

 Dạo gần đây, khi có việc cần sư cô vẫn xuống cái xóm nhỏ dưới chân đồi, nhưng trước kia tuy đã ít nói rồi, bây giờ sư cô lại càng ít nói hơn…!

 Rồi chừng một tháng sau, sư cô viên tịch ở độ tuổi chỉ ngoài năm mươi! Nghe đâu chứng cao huyết áp trở nặng thình lình, một đêm, trong giấc ngủ, một mạch máu li ti tại một trung khu quan yếu nào đó trong não bị vỡ (?), thế là…

 Người tu hành, đám tang được tổ chức đơn giản, thân xác là của cõi tạm, được đem đi hỏa táng, đem trở lại chùa là chiếc hũ cốt giống như một… món đồ lưu niệm!

 Cũng nghe đâu đứa… cháu không về được vì sau khi cưới vợ, cả hai đi du lịch Thái lan hay Singapore gì đó! Còn người thân mức độ ruột thịt về dự đám tang chỉ vẻn vẹn ở con số hai, ba gì đó thôi… !

 Sau đám tang sư cô đúng một ngày, bà ve chai - cũng lại là người đàn bà này! - tuyên bố với cả xóm rằng cái đêm sư cô viên tịch, chính mắt bà ta trông thấy có một ngôi sao băng xẹt ngang bầu trời trên đỉnh đồi. Bà ta còn chỉ cho mọi người thấy dưới gốc cây trâm trước sân có ba chân nhang do chính bà đốt lên khấn vái… Phật, Trời, cho bà được may mắn, bình yên (!?)

 Nhưng nói gì thì nói, may mắn, bình yên đã không hề đến với người đàn bà này. Không lâu sau, xóm nhỏ lại có thêm một nhà khác mở ra buôn bán tạp hóa giống như bà ta. Không biết cách thức buôn bán cạnh tranh của cửa hàng này như thế nào, hay do tánh tình hiền hòa dễ chịu của người chủ mới mà bà ve chai bán hàng càng lúc càng ế ẩm, đến mức phải… dọn nhà đi nơi khác sinh sống.

 

 * * *

 Không gian là quán cà phê box trên con đường không lớn lắm vào một giờ vắng khách. Tại một thành phố lớn vào bậc nhất của cả nước: đông dân nhất và cũng năng động giàu có nhất. Ngoài đường tuy trời đang mưa khá lớn, nhưng cái náo nhiệt, ồn ào chỉ giảm được phần nào thôi, trong quán chỉ có vài người khách. Và trong góc vắng có hai người đàn ông, người trẻ ước chừng ở độ tuổi gần ba mươi và người kia tuổi khoảng gấp đôi người trẻ. Cả hai đều giống nhau ở chỗ gương mặt họ đều đượm nét buồn bã, ưu sầu. Người trẻ hơn cất thấp giọng:

 - Chú cũng biết rồi đó.Lúc má cháu mất, vợ chồng cháu đang… ở Thái lan! Về đến nơi cháu lập tức lên chùa ngay (lại chỉ đi một mình!). Gặp sư cô trụ trì – đến đây, dù cố đè nén nhưng giọng người con trai bắt đầu nghèn nghẹn và nói chậm từng lời. – Sư cô nói… mẹ cháu có… để lại một số tiền… và phát tâm cúng dường tất cả cho chùa sau khi trừ các khoản chi lo hậu sự. Ngoài ra còn có…quyển nhật ký gói rất kỹ, bên ngoài có viết mấy dòng dặn dò chỉ con và… chú xem thôi!

 Bàn tay run run mở nhiều lớp giấy gói, quyển nhật ký đã nhuốm màu thời gian hiện ra, người đàn ông đứng tuổi không dấu được nỗi xúc động…

 *(…).giai đoạn con chưa sinh ra cuộc sống còn nhiều khó khăn lắm, nhiều gia đình phải sống chung đụng cho đỡ tốn kém!(…..). Tai nạn ập đến bất ngờ, ba con mất trong lúc con mới tượng hình trong mẹ (……)… ông nội cũng đã mất sớm, bà nội con già yếu, nay ốm mai đau…(……) không ngờ oan nghiệt xảy ra, chú con chưa vợ chưa con, vì lo cuộc sống cho cả nhà, phải lên vùng rừng sâu nước độc làm ăn, vướng vào căn bệnh sốt rét ác tính (……)Tình cảnh này mẹ biết phải làm sao!?(……) suốt mấy ngày mê man, mọi việc vệ sinh của chú con tại bệnh viện mẹ phải làm, đến mức nhiều người tưởng lầm mẹ là ……(…) ở bệnh viện về lại phải chăm sóc miếng ăn, miếng uống cho chú con, có lúc mẹ phải bớt phần ăn của chính mình!(……) chung quanh người ta bắt đầu tiếng này, tiếng nọ, nhưng họ chỉ nói xấu sau lưng!!(……) mẹ và có lẽ chú con nữa, đau buồn lắm, vì về sau đến những người trong ruột thịt cũng cho rằng có chuyện… như vậy!(……) rồi con sinh ra, chú con hết lòng chăm sóc giúp đỡ mẹ con mình, theo mẹ nghĩ, có thể do chỉ muốn đền đáp lại công lao chăm sóc lúc chú con bị bệnh nặng mà thôi!(……) cuộc sống dần dần khá hơn, nhưng mọi người xung quanh lại càng cay nghiệt hơn! Lúc con lên năm tuổi, đi chơi hàng xóm về, không biết ai mớm lời (hoặc nói năng gì đó!) mà con đã rất sung sướng( !?) nói với mẹ là ba con đâu có chết, chú là ba của con!(……)…(……) con ơi! Ngàn vạn mũi kim đâm vào tim mẹ! Đến nước này mẹ đành phải gởi con lại cho bà nội và… chú, sau này khi lớn lên con sẽ hiểu, vì mẹ nghĩ: Mẹ ra đi để chú con còn cưới vợ,vì ai dám làm vợ chú khi cả hai mang tiếng, mang tai quá năng nề, nếu mẹ vẫn chung với chú một mái nhà!? Mẹ biết, là người đàn ông tốt (ngay cả khi có vợ) chú vẫn sẽ hết lòng lo cho tương lai con đến lúc trưởng thành. Riêng với con, cái tâm trạng có “ba” bên cạnh sẽ nâng đỡ con nhiều trên đường đời, giúp con nên người. Còn mẹ là người đang mang tiếng xấu xa - nhưng được người đời cho là có… thật! - là dụ dỗ em chồng! Liệu trong từng bước trưởng thành con có chịu đựng nổi không!? Đến những trang viết gần đây, màu mực có vẻ còn hơi mới, vài nơi bị …nhòe! Có phải chăng là do những giọt nước mắt oan tình, uất nghẹn của người phụ nữ đáng thương!?

 Mẹ biết có lẽ cũng gần đến lúc mẹ sắp phải… xa con, xa cõi trần gian ô trọc này (……) trước đây, qua mai mối, mẹ với ba con chỉ có tình nghĩa vợ chồng, đến khi ba con mất…, người đàn ông mà mẹ yêu chính là… chú của con! Giờ con đã lớn khôn, mẹ hiểu vì con biết sai về mẹ nên từ trước đến giờ đã có một khoảng cách giữa hai mẹ con mình. Khi ba con mất, mẹ vẫn còn trẻ! Mẹ vẫn có những nhung nhớ, khát khao hình bóng, hơi ấm vòng tay của một người đàn ông… Nhưng mẹ đã cắn răng vượt qua tất cả! Không hề vi phạm vào cái mà người đời gọi là … đạo lý luân thường! Vẫn giữ được trọn vẹn phẩm hạnh của mình. Chính vì vậy khi đọc xong nhật ký này, con phải biết và tin một sự thật là ba con đã mất! Người chú mà lâu nay trong lòng con vẫn nghĩ là ba chỉ là… chú của con. Mẹ đề nghị cả hai hãy đi xét nghiệm ADN và công bố kết quả để gia đình chú con được trọn vẹn… hạnh phúc!( ……)

 Mưa dứt lúc nào không biết, cà phê đã tan nước đá, trắng hết nửa ly phần trên, nhưng không ai buồn uống. Hai người cùng trầm ngâm, tình cờ và trớ trêu bên kia đường lại là một… khách sạn mini, nam nữ ra vào vội vội, vàng vàng, mang kính đen và khẩu trang cẩn thận, ngay cả khi đi bằng … taxi! Chuyện trước mắt, nhưng cả hai như nhìn vào khoảng không, và cũng không ai nhìn ai. Lần này cũng không có tiếng nức nở, lại càng không có tiếng nấc nghẹn ngào, nhưng trên gương mặt rắn rỏi của hai người đàn ông, có những… giọt nước mắt lăn dài …

 

 Huỳnh văn Huê (chs Ngô Quyền)

 *Ghi chú: (… …) là những đoạn trong nhật ký không viết ra.

 

30 Tháng Tư 2024(Xem: 384)
Những ngày trống vắng ở trại tỵ nạn Mã lai chờ đi định cư, tôi suy nghĩ nhiều về nửa thế kỷ trầm luân của đất nước, và nhận ra một điều đơn giản rằng: trong xã hội Việt Nam người đàn bà mới chính là ...
30 Tháng Tư 2024(Xem: 221)
Đó là món nợ vật chất, còn cái nợ tình thân, Đức dìu tôi vào bờ biển Thái năm nào, và những kỷ niệm chia ngọt sẻ bùi của nhóm tàu 41 người, làm sao trả cho hết!
28 Tháng Tư 2024(Xem: 369)
Được tham dự buổi họp mặt cuối tuần thật vui và ý nghĩa, tôi xin cảm ơn các anh chị em trong ban tổ chức (Anh Liệu, Kim Hường, Quỳnh Thư, Chị Tâm, chị Hảo …)
23 Tháng Tư 2024(Xem: 451)
Thế là gia đình tôi đã tham gia vượt biên đủ cả đường biển và đường bộ, ngoài ra còn đi chính thức bằng đường bay.
22 Tháng Tư 2024(Xem: 331)
Vào tháng ba và đầu tháng tư năm nay, tôi đã đi du lịch 28 ngày bằng đường thủy và đường bộ. Chuyến đi kỳ này gồm hai giai đoạn:
22 Tháng Tư 2024(Xem: 417)
Về đến nhà với nỗi lo âu tột cùng, suốt ngày hôm đó, 30 tháng tư hình như tôi không có một hạt cơm trong bụng, tôi như người thất thần,
22 Tháng Tư 2024(Xem: 691)
Mong sao tiếng dạ lời thưa sẽ tiếp tục được duy trì và sẽ không trở thành một thứ “Cổ Ngữ” hoặc là hàng hiếm trong tương lai.
22 Tháng Tư 2024(Xem: 408)
Tôi không khóc trong những ngày 30/4 sao được khi biết mình và mọi người sẽ không bao giờ tìm lại được những ngày tháng hạnh phúc như trước ngày 30/4/75
12 Tháng Tư 2024(Xem: 761)
lúc ấy tôi còn trẻ lắm so với phần lớn các đồng nghiệp của tôi ở trường Ngô Quyền. Do đó tôi kết bạn với hai người bạn đồng lứa với tôi là anh Trần Văn Phúc dạy sử địa và Nguyễn Phi Long dạy toán.
11 Tháng Tư 2024(Xem: 574)
Tôi thích hai chữ “Xóm Đạo” từ thuở biết yêu “thơ” vào những năm đầu bậc trung học. Bài thơ có hai chữ “Xóm Đạo” tôi đọc dầu tiên là bài “Tha La Xóm Đạo” của tác giả Vũ Anh Khanh
10 Tháng Tư 2024(Xem: 657)
Tháng Tư lại về, nỗi buồn len lén con tim. Thương lắm người vì ngày này mà chịu nhiều khổ nạn tai ương, tủi nhục ngút ngàn, biết bao gia đình ly tán chia lìa, ngậm ngùi chua xót.
10 Tháng Tư 2024(Xem: 868)
Từ tháng 4/1975 đến nay, đã gần nửa thế kỷ rồi, nhưng mỗi lần đến tháng tư, tôi cứ hay trăn trở và hồi tưởng lại những sự kiện xảy ra sau thời khắc lịch sử ấy.
31 Tháng Ba 2024(Xem: 1466)
Mỗi khi nghĩ về quê hương xứ sở, tôi lại luôn có nhiều cảm xúc và hoài niệm đẹp về những bữa cơm gia đình thơm ngon và đậm vị yêu thương như vậy.
31 Tháng Ba 2024(Xem: 1021)
Hoàn cảnh của Ukraine hiện nay gần giống như VNCH ngày xưa khi mối bận tâm của Mỹ đặt vào cuộc chiến ở Trung Đông. Nhưng may mắn thay tên đao phủ thủ
31 Tháng Ba 2024(Xem: 948)
Bây giờ, tuổi đã nhiều, cuộc sống đã ổn định, tôi có thể tìm cho mình những bộ áo quần vừa ý, hợp thời, may cắt khéo léo. Tôi có điều kiện tìm hiểu trang phục thích hợp.
31 Tháng Ba 2024(Xem: 910)
Năm nào cũng vậy, người Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài, dù đang ở trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng đều nhớ đến ngày tết âm lịch thường được gọi là tết Ta để phân biệt với tết Tây.
20 Tháng Ba 2024(Xem: 1750)
Cuộc vui kéo dài mãi cho đến bốn giờ chiều mọi người mới lưu luyến chia tay ra về mang theo hình ảnh của buổi họp mặt ấm cúng trong tình đồng hương Biên Hòa, đồng môn Ngô Quyền
19 Tháng Ba 2024(Xem: 1235)
Cuộc vui nào cũng tàn, điều thú vị là đã ghi lại kỷ niệm để tạo mong ước cho người tham dự sẽ có cuộc hội ngộ vui vẻ như vừa qua.
18 Tháng Ba 2024(Xem: 1437)
Với nền giáo dục nhân bản và khai phóng, trong gần 20 năm tồn tại cùng Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa, Trường NQ sản sinh biết bao nhân tài cho đất nước.
18 Tháng Ba 2024(Xem: 1399)
Như vậy, ngay tại khuôn viên của trường, Đạo làm Thầy, Đạo làm trò và Tinh thần Tôn Sự Trong Đạo đã được đề cao và xem trọng, như là một tiêu chí căn bản mang đậm ý nghĩa giáo dục của trường THCT.