Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Anh Tuấn - DƯ ÂM NGÀY CŨ

13 Tháng Bảy 201012:00 SA(Xem: 97599)
Nguyễn Anh Tuấn - DƯ ÂM NGÀY CŨ

Dư Âm Ngày Cũ

 

Ra khỏi nhà, trời mù sương. Vùng Bay Area lúc nào cũng vậy, mùa hè, nóng khoảng một tháng, rồi trời mát trở lại. Có lẽ vì lý do đó mà thành phố San Francisco đầy du khách khi trời vào hạ. Lái xe trong sương mù ban sáng có những cái thú của nó. Nhìn cây cỏ còn chìm đắm trong sương mai, tôi nhớ đến bài tập đọc năm xưa Anatole France tả cảnh thơ mộng của vườn Luxembourg trong cuốn "Cours de Langue et de Civilisation Françaises" của Mauger. Không biết mấy bạn học ban Pháp Văn còn nhớ không? Mà tưởng mình là Anatole France, nhưng tôi không lạc vào vườn Luxembourg, mà đang đi vào những con đường mù sương buổi sáng mùa hạ của đất trời Cali.

blank

Toản ơi, mầy có nói "tiếng Pháp khó học hơn tiếng Anh, mà tại sao mình chọn Pháp Văn làm sinh ngữ chính". Có lẽ mình bị ảnh hưởng văn hóa chung quanh mình. Pháp đô hộ mình 80 năm nên dù muốn dù không nền văn hóa mình cũng bị ảnh hưởng ít nhiều văn hóa của Pháp, mà tiếng Tây là tiếng được dùng nhiều nhất sau tiếng Việt trong đại học, các cơ quan hành chánh trước khi quân đội Hoa Kỳ đổ bộ vào Việt Nam. Đàn anh mình hay thế hệ mình ai cũng mơ mộng đi học bên Tây, được ngồi bên dòng sông Sein thơ mộng, nhìn mặt trời lặn qua La tour Eiffel của Paris, kinh thành ánh sáng. Bạn có nhớ không, trong cuốn "Đời Phi Công ", mà Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh ghi lại trong những ngày đầu ông đến Pháp đi học làm phi công:

"Anh viết thơ nầy cho em trong một quán rượu giữa khu Latin, một buổi chiều thu buồn về chầm chậm. Có qua Ba Lê và lạc vào khu sinh viên nầy em mới có thể hiểu được rằng tại sao người ta có thể ngồi viết thơ trong một quán rươu. Dọc theo hai bên đại lộ St. Michel từ đầu song Sein tới vườn Luxembourg người ta chỉ thấy quán rượu, hiệu sách và sạp bán báo. Nói là quán cà phê thì đúng hơn vì thường thì ai cũng chỉ gọi cà phê hơn là gọi rượu. Vào trong quán tìm một bàn trong một góc kín đáo nhất, gọi một tách cà phê rồi trầm ngâm nhìn thiên hạ là một trong những cái thú của người sinh viên ở Ba Lê."

Hoặc Thanh Tâm Tuyền trong "Dạ Khúc":

"Đi đi anh đưa em vào quán rượu
Có một chút Paris
Để anh được làm thi sĩ"


Có lẽ lãng mạn nhất và ảnh hưởng nhất đến tôi là bài thơ "Chưa bao giờ buồn thế" của nhà thơ Không Quân Cung Trầm Tưởng, bài thơ được Phạm Duy phổ nhạc thành "Tiễn Em". Ông làm bài thơ nầy khi ông đi học trường Không Quân bên Pháp khoảng thập niên 1950.

“Lên xe tiễn em đi
Chưa bao giờ buồn thế
Trời mùa đông Paris
Suốt đời làm chia ly

Tiễn em về xứ mẹ
Anh nói bằng tiếng hôn
Không còn gì lâu hơn
Một trăm ngày xa cách

Ga Lyon đèn vàng
Tuyết rơi buồn mênh mang
Cầm tay em muốn khóc
Nói chi cũng muộn màng

Hôn nhau phút này rồi
Chia tay nhau tức khắc
Khóc đi em. khóc đi em
Hỡi người yêu xóm học
Để sương thấm bờ đêm
Đường anh đi tràn ngập lệ buồn em...

Ôi đêm nay
Chưa bao giờ buồn thế
Trời mùa đông Paris
Suốt đời làm chia ly

Tàu em đi tuyết phủ
Toa anh lạnh gió đầy
Làm sao anh không rét
Cho ấm mộng đêm nay
Và mơ ngon trên khắp nẻo đường rầy!

Trời em mơ có sao
Mình anh đêm ở lại
Trời mùa đông Paris
Không bao giờ có sao

Trời mùa đông Paris
Chưa bao giờ buồn thế!

(http://www.youtube.com/watch?v=RJn4iRethEo)

Lãng mạn như thế, tình tự như thế thì làm sao "Ga Lyon đèn vàng", làm sao "Trời mùa đông Paris" không có trong chúng ta được. Và vì thế tôi đã chọn học Pháp Văn như là một defaul.

blank

Nói chuyện với Toản đến gần nữa đêm. Toản đã gọi cho tôi vào buổi chiều thứ tư. Hai ngày gặp nhau ở miền nam Cali chưa đủ để hàn huyên sau 42 năm trời xa cách. Nói chuyện với Toản để thấy cả một trời kỷ niệm dồn dập trở về trong tôi. Khung trời Salt Lake City nơi Toản ở, có lẽ hôm nay trời thật xanh với những mây trắng lững lờ như đời sống thanh thản của Utah, và nơi tôi ở, trời đang mù sương của miền Bắc Cali đầy lãng mạn. Dù không gian bàng bạc có khác nhau, nhưng hình ảnh ngày xưa của sân trường cũ, của Biên Hùng, của Trịnh Hoài Đức, của Nguyễn Hữu Cảnh vẫn còn trong mỗi chúng ta.

Toản cũng nhắc đến những hoa khôi của lớp 1A2 lúc đó như Nguyễn Thị Sang, Phụng, Trần Thị Kim Ngân, Lan Phương, Nga, Lương Thị Nuôi . Dễ thương đến nỗi có người học ở lớp khác như 1A1 chạy qua làm quen (làm bộ mượn tập mặc dù học khác thầy, khác lớp). Toản có hỏi tại sao dạo đó tôi được nhiều cô trong lớp nói chuyện. Tôi thành thật trả lời vì tao không có tịch nên ai cũng tự nhiên đến nói chuyện mà không có gì để ngại ngùng. Còn tụi bây thì mặc dù bề ngoài rất hiền lành, nhưng trong bụng thả dê, các cô cảm thấy như thế nào đó. Kết quả "Địch rút lui , ta bỏ chạy".

blank


Trước cảnh đời đa đoan, xuôi ngược trong cuộc sống mà quên bẳng lứa tuổi thần tiên của 42 năm trước. Ai lớn lên mà không một lần xao xuyến trước một tà áo trắng, trước một mái tóc thề, một chiếc nón lá nghiêng nghiêng bên làn tóc xõa. Một thời mới lớn và ngu ngơ trong sân trường ngày đó. Xin được thương tặng các bạn vài câu thơ mà tôi cảm xúc làm sáng hôm nay cho những ngày xa xôi đó.

Em áo trắng, trong sân trường ngày ấy
Tôi học trò, chỉ biết trộm nhìn em.
Áo trắng quá,
... mà tôi thì khờ khạo
Áo trắng đi rồi
.. tôi ngơ ngẫn nhìn theo.


Một tuần đã đi qua, nhưng dư âm ngày cũ của Ngày Họp Mặt Ngô Quyền, của cà ri dê ở nhà Hóa vẫn còn đâu đây.

À Bientôt.

Thung Lũng Hoa Vàng
Ngày Tháng Hạ
July 10, 2010

Nguyễn Anh Tuấn

30 Tháng Tư 2024(Xem: 499)
Những ngày trống vắng ở trại tỵ nạn Mã lai chờ đi định cư, tôi suy nghĩ nhiều về nửa thế kỷ trầm luân của đất nước, và nhận ra một điều đơn giản rằng: trong xã hội Việt Nam người đàn bà mới chính là ...
30 Tháng Tư 2024(Xem: 242)
Đó là món nợ vật chất, còn cái nợ tình thân, Đức dìu tôi vào bờ biển Thái năm nào, và những kỷ niệm chia ngọt sẻ bùi của nhóm tàu 41 người, làm sao trả cho hết!
28 Tháng Tư 2024(Xem: 381)
Được tham dự buổi họp mặt cuối tuần thật vui và ý nghĩa, tôi xin cảm ơn các anh chị em trong ban tổ chức (Anh Liệu, Kim Hường, Quỳnh Thư, Chị Tâm, chị Hảo …)
23 Tháng Tư 2024(Xem: 455)
Thế là gia đình tôi đã tham gia vượt biên đủ cả đường biển và đường bộ, ngoài ra còn đi chính thức bằng đường bay.
22 Tháng Tư 2024(Xem: 343)
Vào tháng ba và đầu tháng tư năm nay, tôi đã đi du lịch 28 ngày bằng đường thủy và đường bộ. Chuyến đi kỳ này gồm hai giai đoạn:
22 Tháng Tư 2024(Xem: 421)
Về đến nhà với nỗi lo âu tột cùng, suốt ngày hôm đó, 30 tháng tư hình như tôi không có một hạt cơm trong bụng, tôi như người thất thần,
22 Tháng Tư 2024(Xem: 700)
Mong sao tiếng dạ lời thưa sẽ tiếp tục được duy trì và sẽ không trở thành một thứ “Cổ Ngữ” hoặc là hàng hiếm trong tương lai.
22 Tháng Tư 2024(Xem: 412)
Tôi không khóc trong những ngày 30/4 sao được khi biết mình và mọi người sẽ không bao giờ tìm lại được những ngày tháng hạnh phúc như trước ngày 30/4/75
12 Tháng Tư 2024(Xem: 766)
lúc ấy tôi còn trẻ lắm so với phần lớn các đồng nghiệp của tôi ở trường Ngô Quyền. Do đó tôi kết bạn với hai người bạn đồng lứa với tôi là anh Trần Văn Phúc dạy sử địa và Nguyễn Phi Long dạy toán.
11 Tháng Tư 2024(Xem: 578)
Tôi thích hai chữ “Xóm Đạo” từ thuở biết yêu “thơ” vào những năm đầu bậc trung học. Bài thơ có hai chữ “Xóm Đạo” tôi đọc dầu tiên là bài “Tha La Xóm Đạo” của tác giả Vũ Anh Khanh
10 Tháng Tư 2024(Xem: 661)
Tháng Tư lại về, nỗi buồn len lén con tim. Thương lắm người vì ngày này mà chịu nhiều khổ nạn tai ương, tủi nhục ngút ngàn, biết bao gia đình ly tán chia lìa, ngậm ngùi chua xót.
10 Tháng Tư 2024(Xem: 870)
Từ tháng 4/1975 đến nay, đã gần nửa thế kỷ rồi, nhưng mỗi lần đến tháng tư, tôi cứ hay trăn trở và hồi tưởng lại những sự kiện xảy ra sau thời khắc lịch sử ấy.
31 Tháng Ba 2024(Xem: 1569)
Mỗi khi nghĩ về quê hương xứ sở, tôi lại luôn có nhiều cảm xúc và hoài niệm đẹp về những bữa cơm gia đình thơm ngon và đậm vị yêu thương như vậy.
31 Tháng Ba 2024(Xem: 1022)
Hoàn cảnh của Ukraine hiện nay gần giống như VNCH ngày xưa khi mối bận tâm của Mỹ đặt vào cuộc chiến ở Trung Đông. Nhưng may mắn thay tên đao phủ thủ
31 Tháng Ba 2024(Xem: 951)
Bây giờ, tuổi đã nhiều, cuộc sống đã ổn định, tôi có thể tìm cho mình những bộ áo quần vừa ý, hợp thời, may cắt khéo léo. Tôi có điều kiện tìm hiểu trang phục thích hợp.
31 Tháng Ba 2024(Xem: 919)
Năm nào cũng vậy, người Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài, dù đang ở trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng đều nhớ đến ngày tết âm lịch thường được gọi là tết Ta để phân biệt với tết Tây.
20 Tháng Ba 2024(Xem: 1757)
Cuộc vui kéo dài mãi cho đến bốn giờ chiều mọi người mới lưu luyến chia tay ra về mang theo hình ảnh của buổi họp mặt ấm cúng trong tình đồng hương Biên Hòa, đồng môn Ngô Quyền
19 Tháng Ba 2024(Xem: 1240)
Cuộc vui nào cũng tàn, điều thú vị là đã ghi lại kỷ niệm để tạo mong ước cho người tham dự sẽ có cuộc hội ngộ vui vẻ như vừa qua.
18 Tháng Ba 2024(Xem: 1439)
Với nền giáo dục nhân bản và khai phóng, trong gần 20 năm tồn tại cùng Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa, Trường NQ sản sinh biết bao nhân tài cho đất nước.
18 Tháng Ba 2024(Xem: 1406)
Như vậy, ngay tại khuôn viên của trường, Đạo làm Thầy, Đạo làm trò và Tinh thần Tôn Sự Trong Đạo đã được đề cao và xem trọng, như là một tiêu chí căn bản mang đậm ý nghĩa giáo dục của trường THCT.