Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Thích Nữ Hằng Như - TÌM HIỂU Ý NGHĨA KINH “THỪA TỰ PHÁP”

24 Tháng Mười 20202:52 CH(Xem: 5798)
Thích Nữ Hằng Như - TÌM HIỂU Ý NGHĨA KINH “THỪA TỰ PHÁP”



 
TÌM HIỂU Ý NGHĨA

KINHTHỪA TỰ PHÁP”

Thích Nữ Hằng Như

kinh-thua-tu-phap

 

I. DẪN NHẬP

            “Thừa Tự”, theo quan niệm phong kiến xưa, có nghĩa là thọ hưởng của “hương hỏa” với trách nhiệm nối dõi việc thờ cúng Tổ tiên. Của hương hỏa là gia tài của ông bà cha mẹ để lại. Người “thừa kế ” được chỉ định trong cương vị này được gọi là “người thừa tự ”, mà người thừa tự phải là người con trai trưởng trong gia đình. Thông thường những gia đình giàu có sở hữu một công ty hay một xí nghiệp, khi chủ nhân nghỉ hưu, người được thừa  kế cơ nghiệp là người con trai trưởng trong gia đình. Vì người xưa có quan niệm như thế, nên nam nữ khi thành hôn với nhau đều mong muốn sớm sinh một cậu quý tử để nối dõi tông đường. Đó là điều trông đợi của ông bà, cha mẹ nhà chồng.  Nếu sau một thời gian người phụ nữ không sinh được con trai sẽ bị gia đình nhà chồng coi thường, hất hủi. Như vậy ý nghĩa của “thừa tự ” theo quan niệm thế gian là thừa hưởng gia tài của cải vật chất. Riêng trong đạo Phật, Đức Thế Tôn lại đề cao “thừa tự Pháp” hơn là “thừa tự tài vật”. Tại sao thế ? Để có câu giải đáp, chúng ta cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa “bài kinh Thừa Tự Pháp (Dhammadàyàda Sutta)”. Bài kinh này là bài kinh thứ ba, được ghi lại trong Kinh Trung Bộ (Majjhima Nikàya), do Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch từ tiếng Pãli sang tiếng Việt.

 

II. TÌM HIỂU Ý NGHĨA “KINH THỪA TỰ PHÁP”

            Đức Phật thuyết kinh “Thừa Tự Pháp” cho các tỷ-kheo, tại Kỳ Viên Tịnh Xá trong khu rừng Kỳ Đà (Jetavana), vườn ông Cấp-Cô-Độc (Anathapindika) thuộc thành Xá-Vệ (Savatthi). Ngài giảng bài kinh này, vì trong thời gian đó có một số vị Tỷ-kheo dính mắc vào tài sản vật chất. Sự dính mắc này rất tai hại bởi nó sẽ khiến cho người ta lơ là với pháp tu Giới-Định-Huệ là con đường đưa tới giác ngộ giải thoát. Vì lòng thương yêu đệ tử nên Đức Phật đã nhẹ nhàng cảnh tỉnh các Tỷ-kheo qua bài kinh “Thừa Tự Pháp”.

Bài kinh này gồm hai bài pháp khác nhau:

Bài thứ nhất do Đức Phật thuyết, nội dung sách tấn chư Tỷ-kheo hãy nên thừa tự ba mươi bảy phẩm trợ đạo như là tài sản Pháp của Như Lai trao truyền, và không nên ham thích sở hữu tài sản vật chất nhiều hơn tứ vật dụng.

Bài thứ hai do Tôn giả Sariputta (Xá-Lợi-Phất) giảng. Tôn giả Sariputta khuyên chư Tỷ-kheo nên  noi gương Đức Phật sống đời độc cư (viễn ly), tu tập bát thánh đạo đắc các tầng thiền và nỗ lực phấn đấu đoạn tận tham, sân, si… hầu được sống trong trạng thái an vui Niết-bàn.

           

A. NGUYÊN VĂN BÀI PHÁP, ĐỨC PHẬT THUYẾT GIẢNG:

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn ở Savatthi (Xá-Vệ), Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp-Cô-Độc). Khi ở tại chỗ ấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: “Này các Tỷ-kheo”, -- “Bạch Thế Tôn”, các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói:

-- Này các Tỷ-kheo, hãy là người thừa tự Pháp của Ta, đừng là những người thừa tự tài vật. Ta có lòng thương tưởng các Ngươi và Ta nghĩ: “Làm sao những đệ tử của Ta là những người thừa tự Pháp của Ta, không phải là những người thừa tự tài vật”. Và này các Tỷ-kheo, nếu các Ngươi là những người thừa tự tài vật của Ta, không phải là những người thừa tự Pháp, thì không những các Ngươi trở thành những người mà người ta nói: “Cả thầy và trò đều là những người thừa tự tài vật, không phải là những người thừa tự Pháp”, mà cả Ta cũng trở thành người mà người ta nói: “Cả thầy và trò đều là những người thừa tự tài vật, không phải  là những người thừa tự Pháp”.

Và này các Tỷ-kheo, nếu các Ngươi là những người thừa tự Pháp của Ta, không phải là những người thừa tự tài vật, thời không những các Ngươi trở thành những người mà người ta nói: “Cả Thầy và trò là những người thừa tự Pháp, không phải là những người thừa tự tài vật”, mà cả Ta cũng trở thành người mà người ta nói: “Cả Thầy và trò đều là những người thừa tự Pháp, không phải là những người thừa tự tài vật”. Do vậy, này các Tỷ-kheo, hãy là những người thừa tự Pháp của Ta, đừng là những người thừa tự tài vật. Ta có lòng thương tưởng các Ngươi và Ta nghĩ: “Làm sao những đệ tử của Ta là những người thừa tự Pháp của Ta, không phải là những người thừa tự tài vật?”

B. Ý NGHĨA CÁC THUẬT NGỮ:

            - Thừa tự: Là thừa kế hay thừa hưởng, thọ hưởng.  Thí dụ như thừa hưởng gia tài của cải từ Cha Mẹ để lại. Hay thừa hưởng sự thông minh của Cha Mẹ v.v…

            - Pháp: Pháp (Dhamma) ở đây có nghĩa là những chân lý, lời dạy của Đức Phật. Những lời dạy này nhằm củng cố đạo đức, phát huy tuệ giác giúp cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc giai cấp, nếu thực hành đúng theo Chánh pháp sẽ đưa đến kết quả thoát khổ giải thoát.

- Thừa tự Pháp (Dhammadàyàda): Là thừa tự sự giác ngộ của Đức Phật được thể hiện qua sự truyền dạy của Ngài bằng cách thực hành nghiêm túc con đường  Giới-Định-Huệ nhắm tới mục tiêu giải thoát giác ngộ. Hay nói cách khác là kế thừa gia tài Phật Pháp, mà Đức Thế Tôn đã dày công hoằng pháp giảng dạy trong suốt 45 năm sau khi thành đạo.

- Tài vật: Là của cải vật chất như tiền bạc, vòng vàng, đá quý, nhà cửa, xe cộ, ruộng vườn v.v…

- Thừa tự tài vật (Àmisadàyàda): Thừa hưởng hay kế thừa gia tài của Cha Mẹ hay bất cứ người thân nào để lại. Nói chung đó là tài sản thế gian, như vàng bạc, ngọc ngà, châu báu, nhà cửa, ruộng vườn, máy móc, công cụ sinh hoạt, sàng  tọa, y phục và thực phẩm v.v… Tài sản vật chất của người xuất gia chung quy chỉ là bốn món vật dụng cần thiết cho cuộc sống như y áo, thức ăn, thuốc men và sàng tọa. Đối với người xuất gia việc “thừa tự tài vật” theo kiểu thế gian là điều cấm kỵ, vì tài vật trói buộc con người vào sự hưởng thụ, đam mê và chấp thủ.

 

C. NỘI DUNG ĐOẠN KINH:

Đại ý đoạn kinh này, Đức Thế Tôn đã khuyên bảo các đệ tử hãy là những người “thừa tự Chánh Pháp” của Ngài, chớ nên để vật chất lôi cuốn mà “thừa tự tài vật”, rơi vào cuộc sống tham dục, khát ái, ham ăn, thích ngủ…  Người xuất gia theo đạo Phật là người từ bỏ mọi của cải vật chất, lìa xa gia đình, từ chối các thú vui trần thế chọn con đường tu tập Giới-Định-Huệ  là con đường mà Đức Phật đã đi qua để thành tựu Thánh quả. Tất cả những gì Đức Phật giảng dạy được xem là một gia tài Pháp Bảo vô cùng quý giá. Muốn đạt được mục tiêu giải thoát thì người đệ tử hãy nên “thừa tự di sản quý báu” như ba mươi bảy phẩm trợ đạo (Tứ niệm xứ, Tứ chánh cần, Tứ thần túc, Ngũ căn, Ngũ lực, Thất giác chi, Bát thánh đạo…) của Phật để lại. Còn như, phủi tóc cạo đầu, khoác áo cà-sa làm vị Tỷ-kheo mà lại “thừa tự tài vật” thì sớm muộn gì, người này cũng buông lung xa rời Chánh Pháp, bị người đời đàm tiếu chê bai. Người đời không chỉ xem thường đệ tử của Phật, mà còn phê phán chê bai luôn đến Ngài. Họ cho rằng: “Cả thầy lẫn trò đều là những người thừa tự tài vật không phải là những người thừa tự Pháp” không xứng đáng được kính trọng là các bậc tu hành chân chính.

Đức Phật khuyên các Tỷ-kheo hãy “thừa tự Pháp” bằng cách học hỏi thâm nhập những lời Phật dạy, nỗ lực hành trì và thực chứng trên thân tâm của mình. Sau đó, đem Pháp Phật quảng bá giúp cho chúng sanh thoát khỏi mê lầm đau khổ hưởng cuộc sống an lạc hạnh phúc lâu dài.

Tuy trong bài kinh, Đức Phật giảng cho các vị Tỷ-kheo nhưng bài học này cũng bao hàm cho cả hàng đệ tử tại gia có niềm tin bất thối nơi Ngài.

 

A. NGUYÊN VĂN KINH (tiếp theo):

Này các Tỷ-kheo, ở đây, một thời Ta ăn đã xong, thỏa mãn, đầy đủ, đã chấm dứt buổi ăn, tự cảm thỏa thích, vừa ý, và còn lại đồ ăn tàn thực của Ta đáng được quăng bỏ. Khi ấy có hai Tỷ-kheo đến, đói lả và kiệt sức. Ta có thể nói với hai vị ấy: “Này các Tỷ-kheo, Ta ăn đã xong, thỏa mãn, đầy đủ, đã chấm dứt buổi ăn, tự cảm thỏa thích, vừa ý, và còn lại đồ ăn tàn thực này của Ta đáng được quăng bỏ. Nếu các Ngươi muốn, hãy ăn đi. Nếu các Ngươi không muốn ăn, Ta sẽ quăng đồ ăn ấy tại chỗ không có cỏ xanh hay Ta sẽ bỏ xuống chỗ nước không có chúng sanh trong ấy”.

Rồi một Tỷ-kheo có thể nghĩ như sau: “Nay Thế Tôn đã ăn xong, thỏa mãn, đầy đủ, đã chấm dứt buổi ăn, tự cảm thỏa thích, vừa ý; và đây là đồ ăn tàn thực của Thế Tôn, đáng được quăng bỏ. Nếu chúng ta không ăn, Thế Tôn sẽ quăng đồ ăn ấy tại chỗ không có cỏ xanh, hay sẽ bỏ xuống chỗ nước không có chúng sanh trong ấy. Nhưng Thế Tôn có dạy như sau: “Này các Tỷ-kheo, hãy là người thừa tự Pháp của Ta, đừng là người thừa tự tài vật”. Đây là loại tài vật, món đồ ăn này, ta hãy không ăn loại đồ ăn này và trải qua đêm ngày hôm nay bị đói lả và kiệt sức”. Rồi vị ấy không ăn loại đồ ăn này và trải qua đêm ngày ấy, đói lả và kiệt sức. 

Tỷ-kheo thứ hai nghĩ như sau: “Thế Tôn ăn đã xong, thỏa mãn, đầy đủ, đã chấm dứt buổi ăn, tự cảm thỏa thích, vừa ý; và đây là đồ ăn tàn thực của Thế Tôn, đáng được quăng bỏ. Nếu chúng ta không ăn, Thế Tôn sẽ quăng đồ ăn ấy tại chỗ không có cỏ xanh, hay sẽ bỏ xuống chỗ nước không có chúng sanh trong ấy. Vậy ta hãy ăn loại đồ ăn này, trừ bỏ đói lả và kiệt sức, và trải qua đêm ngày hôm nay như vậy”. Rồi vị ấy ăn loại đồ ăn ấy, trừ bỏ đói lả và kiệt sức, và trải qua đêm ngày hôm ấy như vậy.

Này các Tỷ-kheo, dầu cho Tỷ-kheo này, sau khi ăn loại đồ ăn ấy, trừ bỏ đói lả và kiệt sức, và trải qua đêm ngày hôm ấy như vậy, nhưng đối với Ta, Tỷ-kheo đầu tiên đáng được kính nể hơn, và đáng được tán thán hơn. Vì sao vậy? Vì như vậy sẽ đưa đến cho Tỷ-kheo ấy, trong một thời gian lâu ngày, ít dục, biết đủ, khổ hạnh, dễ nuôi dưỡng, tinh cần, tinh tấn. Do vậy, này các Tỷ-kheo, hãy là ngươi thừa tự Pháp của Ta, đừng là người thừa tự tài vật.

 

B. NỘI DUNG ĐOẠN KINH:

            Đoạn kinh này, Đức Phật đưa ra một ví dụ về hai vị Tỷ-kheo từ xa đến viếng thăm vừa lúc Ngài hoàn tất bữa ăn. Đức Phật nói Ngài có thức ăn dư thừa phải đổ bỏ và họ có thể ăn nếu họ thích. Một trong hai vị Tỷ-kheo nhớ lời dạy của Đức Phật:  “Hãy “thừa tự Pháp” chứ không nên “thừa tự tài vật” của Ta”. Vị Tỷ-kheo này, thà chịu đói lả và kiệt sức qua ngày đêm chứ không ăn thức ăn được xem là “tài vật”còn lại của Đức Phật. Trong khi đó thì vị Tỷ-kheo thứ hai, ăn thức ăn còn lại của Đức Phật. Bữa ăn này đáp ứng được cơn đói và phục hồi được sức lực của vị ấy qua đêm.

Qua hành động của hai vị Tỷ-kheo, Đức Phật tuyên bố vị Tỷ-kheo thứ nhất từ chối thức ăn trong cơn đói lả và kiệt sức đáng được kính trọng và tán thán.

Trong câu chuyện ví dụ này, Đức Phật không hề khiển trách vị Tỷ-kheo thứ hai, bởi vì Đức Phật đã cho phép ai muốn ăn thức ăn dư thừa của Đức Phật thì ăn, nếu không thì Ngài cũng đem đổ đi. Vị Tỷ-kheo thứ hai nhờ bữa ăn thừa này, mà lấy lại được sinh lực. Có sinh lực thì việc hành pháp của vị đó được hăng hái và mạnh mẽ hơn là tình trạng đói lả kiệt sức trong hiện tại.

 Riêng vị Tỷ-kheo thứ nhất  được Đức Phật tán thán khen ngợi là vì Ngài nhận xét về mặt tinh thần. Một người biết tiết chế và kiểm soát sự tham muốn, sự đòi hỏi cồn cào của bao tử và chấp nhận chịu cơn đói hành hạ suốt cả ngày đêm như vậy, cho thấy vị này có khả năng sẽ tự thắng được những đòi hỏi ngũ dục, không dễ dàng bị lôi kéo vào những ham muốn phàm tục. Vị này sẽ nỗ lực tinh cần trau dồi pháp học, pháp hành, giữ vững tinh thần không chao đảo buông lung trước những quyến rủ của vật chất. Vị này sẽ tiếp tục trau dồi đức “thiểu dục tri túc”, để thăng hoa tinh thần của mình, đưa đến sự thành tựu quả Thánh trong tương lai.

 

            A. NGUYÊN VĂN BÀI PHÁP DO TÔN GIẢ SARIPUTTA THUYẾT GIẢNG:

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Nói xong, Thế Tôn từ chỗ ngồi đứng dậy, đi vào tịnh xá. Lúc ấy, Tôn giả Sariputta (Xá-Lợi-Phất), sau khi Thế Tôn đi chẳng bao lâu, liền gọi các Tỷ-kheo: “Này các Hiền giả Tỷ-kheo!” -- “Thưa vâng Hiền giả”, các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Sariputta. Tôn giả Sariputta nói:

“Này các Hiền giả, như thế nào là vị Đạo sư sống viễn ly mà các đệ tử không tùy học viễn ly? Và như thế nào vị Đạo sư sống viễn ly và các đệ tử tùy học viễn ly?” -- “Này Hiền giả, chúng tôi từ xa lại để được hiểu nghĩa lý câu nói này từ Tôn giả Sariputta. Lành thay, nếu Tôn giả Sariputta thuyết giảng nghĩa lý câu nói ấy. Sau khi được nghe Tôn giả Sariputta thuyết giảng, các Tỷ-kheo sẽ thọ trì”—“Chư Hiền, vậy hãy nghe và khéo tác ý, ta sẽ giảng”—“Thưa vâng, Hiền giả”, những Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Sariputta. Tôn giả Sariputta nói như sau:

--  Này chư Hiền, ở đây vị Đạo Sư sống viễn ly, các đệ tử không tùy học viễn ly. Những pháp nào vị Đạo Sư dạy nên từ bỏ, những pháp ấy họ không từ bỏ, và họ sống trong sự đầy đủ, lười biếng, dẫn đầu về đọa lạc, bỏ rơi gánh nặng sống viễn ly.

            Này chư Hiền, các Thượng Tọa Tỷ-kheo có ba trường hợp đáng bị quở trách. Vị Đạo Sư sống viễn ly các đệ tử không tùy học viễn ly. Đó là trường hợp thứ nhất, các Thượng Tọa Tỷ-kheo đáng bị quở trách. Và những pháp nào vị Đạo Sư dạy nên từ bỏ, nhưng pháp ấy họ không từ bỏ. Đó là trường hợp thứ hai, các Thượng Tọa Tỷ-kheo đáng bị quở trách. Và họ sống đầy đủ, lười biếng, dẫn đầu về đọa lạc, bỏ rơi gánh nặng sống viễn ly. Đó là trường hợp thứ ba, các Thượng Tọa Tỷ-kheo đáng bị quở trách. Này chư Hiền, các Thượng Tọa Tỷ-kheo do ba trường hợp này đáng bị quở trách.      

            Này chư Hiền, các Trung Tọa Tỷ-kheo có ba trường hợp đáng bị quở trách … (như trên)…

            Này chư Hiền, các vị mới thọ Tỷ-kheo có ba trường hợp đáng bị quở trách. Vị Đạo Sư sống viễn ly, các đệ tử không tùy học viễn ly. Đó là trường hợp thứ nhất, các vị mới thọ Tỷ-kheo đáng bị quở trách. Và những pháp nào vị Đạo Sư dạy nên từ bỏ, những pháp ấy họ không từ bỏ. Đó là trường hợp thứ hai, các vị mới thọ Tỷ-kheo đáng bị quở trách. Và họ sống đầy đủ, lười biếng, dẫn đầu về đọa lạc, bỏ rơi gánh nặng sống viễn ly. Đó là trường hợp thứ ba, các vị mới thọ Tỷ-kheo đáng bị quở trách. Này chư Hiền, các vị mới thọ Tỷ-kheo do ba trường hợp này, đáng bị quở trách.

            Này chư Hiền, như vậy là những trường hợp vị Đạo Sư sống viễn ly, các đệ tử không tùy học viễn ly.

 

            B. Ý NGHĨA CÁC THUẬT NGỮ:

            - Sống Viễn ly: Nền tảng của đời sống xuất gia giúp cho hành giả đạt giá trị về tâm linh. Về phương diện địa lý, sống viễn ly là sống ở nơi thanh vắng (thân viễn ly) thường là ở nơi rừng núi nhằm hỗ trợ cho đời sống nội tâm được thanh tịnh, trong sáng (tâm viễn ly). Về phương diện tâm sinh lý đoạn tận tất cả những ham muốn hưởng thụ phàm tục đưa đến luân hồi (sanh y viễn ly). Tóm lại sống viễn ly là sống hướng tâm về Niết-bàn.

            - Đạo Sư : Ở đây là Đức Phật, bậc Thầy hướng dẫn trên đường tâm linh.

            - Hiền giả: Bậc hiền, chỉ chung cho các vị đã dự vào dòng Thánh (Dự lưu) đang trên con đường tu tập đời sống tâm linh hướng đến giải thoát.

            - Tôn giả: Tiếng gọi có tính cách kính trọng của các Tỷ-kheo đối với chư vị giáo thọ trong Tăng đoàn, như Tôn giả Xá-Lợi-Phất; Tôn giả Mục-Kiền-Liên, Tôn giả Đại-Ca-Diếp v.v….

            - Thượng Tọa Tỷ-Kheo: Các bậc Tỷ-kheo trưởng lão lớn tuổi Hạ.

            - Trung Tọa Tỷ-kheo: Các vị Tỷ-kheo có tuổi Hạ nhỏ hơn Thượng Tọa.

            - Các vị mới thọ Tỷ-kheo: Là các vị mới xuất gia tuổi Hạ một hoặc hai năm.

- Tùy học: Noi gương học tập và thực hành theo lời dạy của vị Đạo Sư.

            - Tín thọ : Tin theo, chấp nhận tu tập, hành trì.

            - Đọa lạc: Sa xuống cõi thấp, hưởng thụ ăn chơi, sa sút đạo đức.

 

C. NỘI DUNG ĐOẠN KINH

            Đức Phật giảng đoạn kinh trên cho các Tỷ-kheo xong, Ngài từ chỗ ngồi đứng dậy đi vào tịnh xá. Sau khi Thế Tôn đi chẳng bao lâu, Tôn giả Sariputta nêu câu hỏi: “Thế nào là vị Đạo Sư sống viễn ly mà các đệ tử không tùy học viễn ly, và ngược lại thế nào vị Đạo Sư sống viễn ly mà các đệ tử của Ngài tùy học viễn ly?” Khi nghe câu hỏi của Tôn giả Sariputta, các Tỷ-kheo đã thỉnh cầu Tôn giả thuyết giảng ý nghĩa của câu hỏi ấy.

Tôn giả Sariputta đặt câu hỏi này là nhắm khai triển bài kinh “Thừa Tự Pháp” mà Đức Phật vừa mới giảng.  Sống viễn ly là cách sống của Đức Thế Tôn. Ngài sống viễn ly nên cũng đã dạy các đệ tử sống viễn ly giống như Ngài. Sống viễn ly mang ý nghĩa trên ba phương diện: Thân viễn ly, Tâm viễn ly và Sanh y viễn ly.

            - Thân viễn ly:  Tập sống một mình ở nơi vắng vẻ, cắt bớt tri kiến và nhân duyên thế gian bao nhiêu là bớt được bấy nhiêu phiền não lo âu. Thân viễn ly ở đây còn bao hàm việc rời xa cuộc sống hưởng thụ theo sự đòi hỏi của bản năng ngũ dục: tài, sắc, danh, thực, thùy là ham ăn ham ngủ, say đắm nhan sắc, tham tiền tài vật chất, mê danh vọng quyền lực. Người sống với “thân viễn ly” là người chọn lối sống đơn giản, thiểu dục tri túc, tuân thủ nếp sống có giới đức, chuyên tâm tu học và hành trì.

            - Tâm viễn ly: Sau khi đã thích ứng với đời sống thân viễn ly. Hành giả tiếp tục thực tập “tâm viễn ly” bằng cách nhiếp phục các pháp ô nhiễm dục tầm, sân tầm, hại tầm từ bên trong tâm thức. Tâm không còn lăng xăng vọng động chạy theo thế giới ngã tưởng bên ngoài, mà luôn được thanh tịnh trong sáng. Nói cách khác “tâm viễn ly” đồng nghĩa với “thực hành thiền định”, nghĩa là thực tập an trú trong một tâm thức trong sáng thanh tịnh, không dao động, không luyến ái, không hệ lụy, không dính mắc, thấy biết như thật (yatha-bhuta) khi lục căn tiếp xúc với lục trần. 

            - Sanh y viễn ly: Sanh y (upadhi) là thuật ngữ trong kinh tạng Pãli chỉ cho những nhân tố khiến con người tiếp tục trôi lăn trong vòng luân hồi sanh tử. Những nhân tố này, Đức Phật nhận dạng qua nhiều trạng thái như:

            - Tam độc: Tham, sân, si.

            - Năm triền cái: Tham, sân, hôn trầm thụy miên, trạo cử, hoài nghi.

            - Bảy tùy miên: Tham tùy miên, sân tùy miên, kiến tùy miên, nghi tùy miên, mạn tùy miên, hữu tham tùy miên, vô minh tùy miên.

            - Mười kiết sử: Thân kiến, nghi, giới cấm thủ, tham dục, sân hận, sắc ái, vô sắc ái, mạn, trạo cử, vô minh.

            - Mười hai nhân duyên: Vô minh, hành, thức, danh-sắc, lục-nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, già chết.

            Sống với “Sanh y” là sống với luân hồi sinh tử khổ đau. “Viễn ly sanh y” là thoát khỏi khổ đau sinh tử, nên “viễn ly sanh y” cũng có thể hiểu là Diệt đế (hết khổ) là Niết-bàn.

            “Đức Đạo Sư sống viễn ly các đệ tử không tùy học viễn ly” nghĩa là Đức Phật đã và đang sống theo đúng với những gì Ngài dạy, nhưng các đệ tử không học theo, không làm theo. Tôn giả Sariputta phân chia nếp sống viễn ly thành ba trường hợp dành cho tất cả các Tỷ-kheo không phân biệt những vị Tỷ-kheo nhiều tuổi hạ hay những vị mới thọ Tỷ-kheo. - Trường hợp thứ nhất là không tùy học viễn ly. -Trường hợp thứ hai là những pháp Đức Phật dạy từ bỏ mà không không từ bỏ. - Trường hợp thứ ba là nghiêng về đời sống đọa lạc hưởng thụ vật chất, lười biếng, sa sút đạo đức, tức không tuân thủ giới luật của người xuất gia. Những Tỷ-kheo nào phạm vào một trong ba trường hợp vừa nêu đều đáng bị quở trách.

 

A. NGUYÊN VĂN KINH (tiếp theo)

            Và như thế nào, vị Đạo Sư sống viễn ly, các đệ tử tùy học viễn ly? Này chư Hiền, vị Đạo Sư sống viễn ly, các đệ tử tùy học viễn ly. Những pháp nào, vị Đạo Sư dạy nên từ bỏ, những pháp ấy họ từ bỏ; và họ không sống trong sự đầy đủ, không lười biếng, họ bỏ rơi gánh nặng về đọa lạc và dẫn đầu về sống viễn ly.

            Này chư Hiền, các Thượng Tọa Tỷ-kheo có ba trường hợp đáng được tán thán. Vị Đạo Sư sống viễn ly các đệ tử tùy học viễn ly. Đó là trường hợp thứ nhất, các Thượng Tọa Tỷ-kheo đáng được tán thán. Và những pháp nào vị Đạo Sư dạy nên từ bỏ, những pháp ấy họ từ bỏ. Đó là trường hợp thứ hai, các Thượng Tọa Tỷ-kheo đáng được tán thán. Và họ không sống trong sự đầy đủ, không lười biếng, họ bỏ rơi gánh nặng về đọa lạc và dẫn đầu về sống viễn ly. Đó là trường hợp thứ ba, các Thượng Tọa Tỷ-kheo đáng được tán thán. Này chư Hiền, các Thượng Tọa Tỷ-kheo do ba trường hợp này, đáng được tán thán.

            Này chư Hiền, các Trung Tọa Tỷ-kheo có ba trường hợp đáng được tán thán… (như trên)…

            Này chư Hiền, các vị mới thọ Tỷ-kheo có ba trường hợp đáng được tán thán. Vị Đạo Sư sống viễn ly, các đệ tử tùy học viễn ly. Đó là trường hợp thứ nhất, các vị mới thọ Tỷ-kheo đáng được tán thán. Và những pháp nào vị Đạo Sư dạy nên từ bỏ, những pháp ấy họ từ bỏ. Đó là trường hợp thứ hai, các vị mới thọ Tỷ-kheo đáng được tán thán. Và họ không sống trong sự đầy đủ, không lười biếng, họ bỏ rơi gánh nặng về đọa lạc và dẫn đầu về viễn ly. Đó là trường hợp thứ ba, các vị mới thọ Tỷ-kheo đáng được tán thán. Này chư Hiền, các vị mới thọ Tỷ-kheo do ba trường hợp này, đáng được tán thán.

            Này chư Hiền, như vậy là những trường hợp vị Đạo Sư sống viễn ly, các đệ tử tùy học viễn ly.

           

B. NỘI DUNG ĐOẠN KINH:

Đoạn kinh này Tôn giả Sariputta giảng ngược lại với đoạn kinh ở trên như sau: “ Vị Đạo Sư sống viễn ly, các đệ tử tùy học viễn ly” nghĩa là các vị đệ tử nghiêm túc theo gương của Đức Phật mà tu hành. Các vị ấy thực thi nếp sống xuất gia đúng mực, tuân theo giới luật, nhiếp phục và buông bỏ các pháp trói buộc vào vòng sinh tử luân hồi (sanh y viễn ly), từ thân đến tâm, từ thô kệch đến vi tế (thân và tâm viễn ly). Thực hành các bước tu học theo Giới-Định-Huệ không để vật chất lôi cuốn vào cuộc sống sa đọa mất đạo đức (không thừa tự vật chất). Những vị Tỷ-kheo tinh tấn tu tập theo lời dạy của Đức Phật trên ba phương diện nêu trên xứng đáng được tán thán ngợi khen.

 

A. NGUYÊN VĂN KINH (tiếp theo)

            Ở đây, này chư Hiền, tham là ác pháp, và sân cũng là ác pháp, có một con đường Trung đạo diệt trừ tham và diệt trừ sân, khiến (tịnh) nhãn sanh, khiến (chân) trí sanh, hướng đến tịch tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Và này chư Hiền con đường Trung đạo ấy là gì – (con đường) khiến (tịnh) nhãn sanh, khiến (chân) trí sanh, hướng đến tịch tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn? Đó là con đường Thánh tám ngành, tức là: Chánh tri kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định. Này chư Hiền, đó là con đường Trung đạo, khiến (tịnh) nhãn sanh, khiến (chân) trí sanh, hướng đến tịch tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.

            Ở đây, này chư Hiền, phẫn nộ là ác pháp và hiềm hận cũng là ác pháp, giả dối là ác pháp và não hại cũng là ác pháp, tật đố là ác pháp và xan lẫn cũng là ác pháp, man trá là ác pháp và tăng thượng mạn cũng là ác pháp, kiêu là ác pháp và phóng dật cũng là ác pháp. Có một con đường Trung đạo diệt trừ kiêu và diệt trừ phóng dật, khiến (tịnh) nhãn sanh, khiến (chân) trí sanh, hướng đến tịch tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Và này chư Hiền, con đường Trung đạo ấy là gì – (con đường) khiến (tịnh) nhãn sanh, khiến (chân) trí sanh , hướng đến tịch tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn? Đó là con đường Thánh tám ngành, tức là: Chánh tri kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định. Này chư Hiền, đó là con đường Trung đạo khiến (tịnh) nhãn sanh, khiến (chân) trí sanh, hướng đến tịch tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.

            Tôn giả Sariputta thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời giảng của Tôn giả Sariputta.

 

            B. Ý NGHĨA CÁC THUẬT NGỮ:

            - Tịch tịnh:  Nghĩa phổ thông là yên lặng, yên tĩnh không tiếng động. Nghĩa trong nhà Phật là: Tâm cảnh vắng lặng, thoát mọi lo âu, phiền não.

            - Chân trí: Trí tuệ chân thật, thấu đạt sự lý. Tên gọi khác là chánh trí hay thánh trí.

            - Tịnh nhãn: Thấy như thật, thanh tịnh, trong sáng, không điên đảo khen chê.

            - Thắng trí: Là khả năng hiểu biết (jànana)của người tu hành trong đạo Phật. Thấy biết thù thắng vượt lên trên sự hiểu biết thông thường của thế gian (Tưởng tri, Thức tri). Thắng trí là thấy biết đưa đến ly tham nhờ tu tập Tăng thượng giới, Tăng thượng Tâm, Tăng thượng trí tuệ (Giới Định Huệ). Thấy biết vượt ra ngoài mọi vọng niệm. (Khi thắng tri phát triển mạnh thông hiểu các pháp Phật dạy như Tứ diệu đế, Nhân quả…  buông bỏ mọi tập quán tham ái và chấp thủ, trong nhà Phật gọi cái thấy biết này là Tuệ tri. Còn Liễu tri là thấy biết đầy đủ rốt ráo viên mãn về bốn chân lý, tu tập và thành tựu mười thánh đạo.)

            - Con đường Trung đạo: Bát chánh đạo là con đường trung đạo  gồm tám ngành: Chánh tri kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định, gọi chung là Đạo đế. Đạo đế là một trong bốn đế: Khổ đế, Tập đế, Diệt đế và Đạo đế trong bài kinh “Tứ Thánh Đế”, Đức Phật giảng cho năm anh em Kiều Trần Như. Qua thời gian dài sáu năm trải nghiệm pháp tu Khổ Hạnh. Đức Phật nhận thấy hai đường lối cực đoan khổ hạnh và lợi dưỡng đều không phát huy trí huệ. Ngài đưa ra con đường trung đạo. Con đường trung đạo ở đây, không phải là con đường giữa hai thái cực khổ hạnh và lợi dưỡng, mà là con đường vượt trên thái độ và lối sống cực đoan đó.

            - Chánh tri kiến: (Là hiểu đúng) -  Biết rõ thiện ác, đúng sai, không lầm lẫn. Chánh tri kiến là nhận thấy một cách khách quan ngay thẳng, thấy như thật, không ảo giác, không bị thành kiến hay tình cảm ảnh hưởng làm sai lệch sự nhận xét chân chính. Trong bài kinh này, Chánh tri kiến còn có nghĩa là hiểu biết đúng về “Tứ thánh đế ”, hiểu rõ đặc tính “vô thường, khổ, vô ngã” của con người và hiện tượng thế gian.

            - Chánh tư duy: (Suy nghĩ đúng) - Suy nghĩ đúng với lẽ phải. Ở đây, tư duy về bài học “Tứ Diệu Đế”, suy xét vô minh, tham ái là nguyên nhân gây đau khổ, là nguồn gốc của tội ác. Suy nghĩ chọn phương pháp đúng tu hành giải thoát cho mình và cho người. Tóm lại tư duy đúng là từ bỏ mọi dục vọng tham sân si.

            - Chánh ngữ: (Nói đúng) - Nói lời thành thật, không ba hoa, dối trá, không ác độc, không chia rẻ, không dèm pha hại người.

            - Chánh nghiệp: (Làm đúng)- Hành động chân chánh, đúng lẽ phải, có lợi ích chung, thân không có những hành động xấu như tà dâm, trộm cắp, tổn hại tha nhân. Trong vấn đề tu tập nên giữ gìn ba nghiệp thân, khẩu, ý thanh tịnh, bằng cách luôn thực hành các nghiệp lành, xa lìa các nghiệp dữ.

            - Chánh mạng: (Mưu sinh đúng) – Nuôi thân bằng đường lối chân chính lương thiện, không kiếm tiền bằng những nghề sát sanh hại vật như đồ tể, đi săn, buôn bán vũ khí, xì ke ma túy v.v… Tăng đoàn thời Phật nuôi thân bằng cách đi khất thực mỗi ngày. Người ta cúng dường gì thì ăn cái nấy không khen chê.

            - Chánh tinh tấn: (Nỗ lực đúng) – Chánh tinh tấn trong nhà Phật có bốn loại tu tâm: 1- Nỗ lực ngăn ngừa những trạng thái tâm bất thiện pháp chưa sanh. 2.  Nỗ lực tiêu trừ những trạng thái tâm bất thiện đã sanh. 3) Nỗ lực phát sanh tâm thiện. 4) Nỗ lực duy trì và phát triển tâm thiện đã sanh cho đến khi chứng quả A-la-hán. Ngoài ra trong đời sống hằng ngày Chánh tinh tấn có nghĩa là siêng năng làm việc thiện lành tránh việc ác. Tóm lại Chánh tinh tấn có nghĩa là vun bồi thiện nghiệp cùng lúc đoạn diệt các ác nghiệp.

            - Chánh niệm: (Chú tâm đúng) – Niệm là tưởng nhớ, suy nghĩ, biết v.v..  Chánh niệm là nhớ, nghĩ đến những điều hay lẽ phải, quán tưởng về cảnh đời đau khổ, bệnh tật, mê mờ…  của chúng sanh mà khuyến tu. Nhớ, nghĩ làm những điều lợi ích chung. Trong vấn đề tu tập, Đức Phật giải thích Chánh niệm dưới dạng Niệm Xứ. Đó là niệm Thân, niệm Thọ, niệm Tâm và niệm các Pháp (dục tham, sắc, sắc trần v.v..). Ngoài ra, Chánh niệm còn được hiểu là luôn chú ý tỉnh giác, giữ niệm Biết khi giác quan tiếp xúc với pháp trần. Nếu quên niệm Biết thì xem như bị thất niệm, tâm đi lang thang.

- Chánh định: Thành tựu bốn tầng định. Bước thứ nhất: Định có tầm có tứ, có hỷ lạc do ly dục ly bất thiện pháp sanh. Bước thứ hai Định không tầm không tứ, hỷ lạc toàn thân do Định sanh. Bước thứ ba Chánh Niệm Tỉnh Giác hay Ly Hỷ Trú Xả. Bước thứ tư ngôn hành, ý hành và thân hành hoàn toàn yên lặng, hành giả đạt được Định Bất Động, an trú trong tâm Tathà.

- Phẫn nộ: Cơn giận dữ biểu lộ ra ngoài bằng lời nói hay hành động.

            - Hiềm hận: Giận mà không biểu lộ. rằng

            - Giả dối: Không trung thực, không đúng sự thật.

            - Não hại: Tức giận, xao xuyến đưa đến não loạn thân tâm. Đạo Phật cho                            ba món phiền não chính là tham, sân, si.

            - Tật đố: ganh tỵ, ghen ghét.

            - Man trá: Mưu chước thâm độc hại người khác.

            - Phản bội: Không trung thành, lừa dối, bất trung.

            - Ngoan cố: Bướng bỉnh, cứng đầu.

            - Bồng bột: Sôi nổi, hăng hái nhưng thiếu chín chắn, dễ thay đổi không lâu bền.

            - Nông cạn: Không có phẩm chất.

            - Xan: Bỏn xẻn, keo kiệt.

            - Kiêu: Tự cho mình hơn người, có thái độ xem thường người khác.

            - Tăng thượng mạn: Cực kỳ tự cao, kiêu ngạo. Trong vấn đề tu tập tự  tuyên bố dối trá rằng: mình đã chứng được chân lý tối hậu và có thần thông hoặc tự cho mình có đức hạnh lớn trong khi mình không có.

            - Phóng dật: Giải đãi, lười biếng đồng nghĩa với buông lung, không kiểm soát được tâm.

            C. NỘI DUNG ĐOẠN KINH:

Đại ý của đoạn kinh cuối cùng này, Tôn giả Sariputta nhắc lại những ác pháp cần từ bỏ như:  tham lam, giận dữ, dối trá, ngã mạn, kiêu căng,  ganh ghét, bỏn xẻn, khoe khoang, phóng dật, nông nổi, bồng bột, lười biếng , vô ơn, tự phụ v.v… bằng cách tu tập theo con đường Thánh tám ngành, tức là: Chánh tri kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh niệm, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định. Thành tựu con đường trung đạo này, sẽ diệt trừ các ác pháp, phát huy tuệ nhãn, tuệ trí, chân trí… tâm hành giả hướng đến tịch tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.

 

III. KẾT LUẬN

            Bài kinh “Thừa Tự Pháp” phác họa cho thấy hình ảnh của người xuất gia chân chánh phải là người “thừa tự Pháp” chứ “không thừa tự tài vật”. Thật vậy, mục đích của người xuất gia vào Tăng đoàn của Đức Phật là muốn cầu tìm giá trị tâm linh, muốn có một đời sống thanh cao hướng đến giác ngộ giải thoát. Chính vì vậy, nên người đó đã không màn đến việc sở hữu tài sản vật chất thế gian. Người đó đã chấp nhận lìa xa đời sống gia đình, chấm dứt liên hệ yêu đương giữa vợ chồng con cái (ly gia cắt ái), từ bỏ cuộc sống hưởng thụ vật chất thế gian (viễn ly tài vật). Phát nguyện ban đầu dũng mãnh như thế, thì không lý gì trên con đường tu đạo lại để cho ý tưởng muốn trụ trì chùa lớn, muốn nổi danh, muốn được nhiều người cung kính cúng dường mà xao lãng việc chánh của mình là tu hành, khiến bị sa vào cuộc sống đọa lạc thế gian gây nhiều nghiệp xấu, đưa đến hậu quả nguy hiểm là hiện tại sống trong phiền não và tương lai nhiều đời nhiều kiếp chịu trầm luân trong vòng sinh tử.

            Trong kinh ngài Sariputta đã nhắc nhở các Tỷ-kheo chớ lơ là việc tuân thủ Giới luật trong Tăng chúng. Giới luật Đức Phật đưa ra nhằm áp dụng cho tất cả Tỷ-kheo bất kể tuổi tác hay địa vị tinh thần. Những ai không tuân thủ Giới luật, không nghe, không học, lười biếng không thực hành Pháp Phật dạy, hoặc có thực hành Pháp, cũng chỉ cho có lệ, để có được sự cúng dường tài sản vật chất từ các cư sĩ.  Những người đó thật đáng bị khiển trách. Ngược lại những vị nào sốt sắng tìm cầu giá trị tâm linh, người ấy noi gương theo lối sống của bậc Đạo Sư là sống viễn ly.  Người ấy tinh tấn tu hành theo con đường trung đạo tám ngành mà Đức Phật đã truyền dạy, khởi đầu bằng sự hiểu biết đúng đắn (Chánh tri kiến), tư duy đúng đắn (Chánh tư duy), tuân thủ giới luật (Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng). Tiếp theo thành tựu con đường tâm linh tám ngành bằng đời sống thiền định (Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định). Tu tập theo Chánh Pháp sẽ dần dần thanh lọc những ác pháp ô nhiễm ra khỏi thân tâm. Một người thực hành nghiêm túc Giới-Định-Huệ như thế, đưa đến kết quả là đoạn trừ được mọi phiền não để có một đời sống thanh tịnh và an lạc. Ngài Sariputta nói rằng những vị Tỷ-kheo gương mẫu này rất đáng được ngợi khen. Ngợi khen hay tán thán là lời nói khích lệ nhằm truyền thêm cảm hứng cho các vị Tỷ-kheo trên con đường tu tập, đồng thời cũng nêu lên ý của Ngài là không có gì quý bằng Chánh Pháp. Chánh Pháp là con đường giác ngộ và giải thoát. Muốn đạt được mục đích giác ngộ giải thoát thì người tu phải thực hành theo Chánh Pháp không có lựa chọn khác.

            Tuy bài kinh “thừa tự Pháp”, Đức Phật giảng cho các vị Tỷ-kheo, nhưng giá trị của bài kinh này rất phổ quát có thể áp dụng cho tất cả mọi người không chỉ riêng cho các vị xuất gia. Là Phật tử tại gia thời nay, chúng ta cũng nên thực hành lời Phật dạy để có đời sống an lạc hạnh phúc. Còn những ai không theo đạo Phật thì các bậc ông bà, cha mẹ cũng có thể áp dụng nguyên tắc “thừa tự Pháp” bằng cách dạy dỗ, khuyên bảo, trao truyền cho con cháu một gia tài học vấn, đạo đức hơn là chỉ nhắm vào việc chia gia tài, sản nghiệp cho con cháu sau này. Tại sao? Bởi vì tài sản dù có kếch sù, đối với một người sống sa đọa lười biếng chỉ biết tiêu xài hưởng thụ thì cũng có lúc phá sản trắng tay.  Ở đời có biết bao nhiêu người tuy may mắn trúng số mấy trăm triệu đô la, nhưng cuối cùng không có được căn nhà để trú ngụ phải làm thân “homeless”. Cho nên, chỉ có đạo đức và trí khôn là tài sản quý báu sẽ ở lại lâu dài với chúng ta mà thôi!

  

Nam-Mô Bổn-Sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật

THÍCH NỮ HẰNG NHƯ

(Chân Tâm Thiền Thất, 24-10-2020

13 Tháng Năm 202312:17 SA(Xem: 4080)
Còn Mẹ còn chốn đi về Mẹ không còn nữa đỏ lề nhớ thương Trần gian mưa nắng nhịn nhường Chấp mê bất ngộ chọn đường đạo nhân.
12 Tháng Năm 20232:06 CH(Xem: 4357)
Xin bấm vào link tên bài hát bên dưới hoặc youtube để thưởng thức: Ca khúc: MẸ ƠI CON NHỚ - Thơ: phamphanlang Nhạc: Mai Hoài Thu - Ca sĩ: Đông Nguyễn Hòa âm: Đông Nguyễn Music Studio.
09 Tháng Năm 20239:02 SA(Xem: 3256)
Chị chỉ mong được nhìn thấy nụ cười thương yêu của người thân, con cái, bạn bè khi nghĩ tới chị. Như vậy con sông đời chị thật thoải mái hòa nhập vào hư không để giữ lại niềm vui và một nụ cười.
09 Tháng Năm 20233:28 SA(Xem: 4490)
Chương Trình Nhạc Tình Chọn Lọc với chủ đề "Công Ơn Cha Mẹ" của Như Hương và bạn hữu tổ chức tại Herndon, Virginia ngày thứ Bảy April 29, 2023, do chị Kiều Oanh chuyển.
09 Tháng Năm 20233:01 SA(Xem: 2999)
Tọa lạc gần thành phố Atlanta, tiểu bang Georgia, tòa nhà Thư Viện một tẩng, khiêm tốn nằm giữa một khu rừng tươi xanh, mát mắt.
08 Tháng Năm 202310:34 CH(Xem: 4139)
Vĩnh biệt đau lòng con hiếu thảo Phân ly xót dạ vợ ngoan hiền Nguyện Cầu TỪ PHỤ DI ĐÀ đón Một Đóa Sen vào cõi tịnh yên
08 Tháng Năm 202310:02 CH(Xem: 3012)
Tôi vẽ lại những ước muốn cho tương lai của chúng tôi : được sống trên một đất nưóc tự do, được đi học thành tài, đi làm và sẽ có những đứa con xinh xắn . . .
08 Tháng Năm 20232:07 SA(Xem: 2889)
Trong bài bút ký này, tác giả kể lại một đoạn đời đẹp đẽ nhất sau những ngày tù đầy. Đó là chuyến đi về miền Nam để gặp lại vợ con. Đoạn văn tuyệt bút với đoạn kết rất bất ngờ nhưng đầy xúc động
08 Tháng Năm 20231:07 SA(Xem: 4304)
Chào ga Sài Gòn, chào tàu Nam Bắc, Chào lán trại tù rừng núi nơi xa, Hôm nay người tù đã trở về nhà, Dù thế nào còn chút tình vẫn đợi.
05 Tháng Năm 20235:53 CH(Xem: 4943)
Hướng về Quê Mẹ thiết tha! Mong sao đất nước đảo xa vẹn toàn! Tự do hạnh phúc huy hoàng Thoát qua nghèo khó an nhàn ấm no!
04 Tháng Năm 20239:59 CH(Xem: 4221)
Anh xin tặng em lá cờ vàng Lớp lớp anh hùng đã cưu mang Phất phới tung bay hồn dân tộc Cờ vàng – màu nắng ấm xuân sang.
04 Tháng Năm 20239:24 CH(Xem: 4633)
Vĩnh biệt Tư Lệnh Vùng 3 Duyên Hải Yên nghỉ đi anh nợ nước xong rồi Bùi Cửu Viên đại tá của chúng tôi Đã thanh thản về hưởng nhan Thánh Chúa.
30 Tháng Tư 20231:29 SA(Xem: 3468)
Ngày 21/4/2023, Ban Giám khảo “Cino-Del-Duca” công bố quyết định trao tặng giải năm nay cho bà Dương Thu Hương nhằm “tôn vinh một nhà văn lớn vì nhân cách và sự nghiệp xuất sắc,
29 Tháng Tư 20237:13 CH(Xem: 4358)
Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: "Hải Ngoại Thương Ca" NS Nguyễn Văn Đông Tiếng hát: Kim Phụng Hòa âm: Ngô Nguyên "Kiếp Tha Hương"--NS Lam Phương Đèo Văn Sách Hòa âm:Trần K. Bài
29 Tháng Tư 202312:16 SA(Xem: 4447)
Tháng Tư đen. Hỡi nước non Bao vành tang trắng quấn tròn quê hương Tháng Tư đen. Nỗi hận trường Tháng Tư từ đó tha phương xứ người
28 Tháng Tư 20239:40 CH(Xem: 3399)
Đàn bà chúng tôi luôn luôn là nạn nhân trong cuộc chiến. Người đàn ông không thế nào hiểu được sự kiên trì chịu đựng của phụ nữ khi hy sinh cho người mình yêu thương.
28 Tháng Tư 202312:02 SA(Xem: 3971)
Như đồng cảm với chúng tôi, ngày 30 tháng 4 hàng năm, giữa mùa Xuân ở Mỹ, mà trời vẫn đầy mây xám. Và nỗi đau năm xưa vẫn nhói lên ngút ngàn, chất ngất.....
27 Tháng Tư 202310:48 CH(Xem: 2992)
Câu chuyện vượt biên, đến trại tỵ nạn, qua bao nhiêu năm, tôi chưa bao giờ kể lại. Những tưởng là ký ức đa vùi sâu dưới lớp bụi mờ, bỗng trở về trong tháng 4 như chuyện mới xảy ra ngày hôm qua.
27 Tháng Tư 202310:45 CH(Xem: 4172)
Tôi vẫn hỏi tôi vì sao, vì sao như thế? Đồi núi hoang vu im tiếng muôn đời. Sẽ nói với em như một điều chia sẻ Giá như loài người đều biết lỗi-tại-tôi!
27 Tháng Tư 20239:29 CH(Xem: 3502)
. Ngày ngày anh Sáu xách cái ba lô tiền sử đó theo các chị bên công đoàn vận động các gia đình công nhân trong kế hoạch. "MỘT GIA ĐÌNH CHỈ ĐƯỢC CÓ HAI CON."
27 Tháng Tư 202312:55 SA(Xem: 4530)
Tháng tư những giọt lệ buồn Khóc cho đất nước, khóc thương quê nhà Khóc cho mẹ, khóc cho cha Khóc cho bụng đói xót xa tháng ngày
23 Tháng Tư 20233:53 CH(Xem: 4768)
Ta ở nơi đây, cũng lạc loài Vẫn còn khổ lụy cõi trần ai Tự Do với phận người Vong Quốc Rồi sẽ vào chung giấc ngủ dài !
22 Tháng Tư 20233:03 SA(Xem: 3518)
Đã 48 năm qua, nhưng mỗi lần tháng tư đến lòng tôi vẫn chùng xuống, nỗi đau đớn, xót xa lại trở về.
22 Tháng Tư 20231:34 SA(Xem: 2533)
Mỗi lần có dịp đọc các tài liệu có liên quan đến đạo và nhìn lại quá khứ là mỗi lần rút tỉa ra được một bài học về đời sống, về nếp sống đạo của một thòi
20 Tháng Tư 20232:50 SA(Xem: 4227)
Mênh Mông trời nước bao la Ta người thua cuộc chạy qua xứ người 48 năm vẫn chưa nguôi Lâu lâu nhớ lại ngậm ngùi riêng Tôi
20 Tháng Tư 20231:33 SA(Xem: 2051)
Trong khi tôi đứng trước gương nghĩ về cái lẽ được mất của cuộc sống thì con sơn ca vẫn hát. Tiếng hát càng nghe càng thấy vui. Tôi tò mò muốn biết con chim hiện ở nơi đâu?
20 Tháng Tư 20231:17 SA(Xem: 4933)
Xa lộ dài trong cơn xoáy lốc Người di tản buồn lần lượt rũ ra đi. Sáng 30, đoàn xe tiếp nối Lính lạc đàn áo bạc quần thâm Đài phát thanh vang lời trăn trối Sài Gòn ơi xương cốt đau thầm...
20 Tháng Tư 20231:04 SA(Xem: 2699)
Bài này xin điểm lại mười cái chết oan khiên của văn nghệ sĩ trong khoảng thập niên đầu sau 75 như nén hương lòng tưởng niệm những người vị quốc vong thân
18 Tháng Tư 20235:16 CH(Xem: 5000)
Từ hạ ấy, quê hương trùm tang tóc Lũ vô thần dày xéo dãy non sông Khắp thành thị, thôn quê đầy gian tặc Ta bắt đầu lạc bước kiếp lưu vong. Chuyện tháng hạ ngày xưa ta đã kể Bài học này, em có nhớ hay không?
16 Tháng Tư 20234:43 CH(Xem: 3704)
Đại tá Bùi Cửu Viên đã rời khỏi VN trên chiếc HQ 801 và đã giúp soái hạm HQ 01 an toàn tìm về bến tự do Anh trở thành vị hạm trưởng bất đắc dĩ lần cuối cùng lái con tàu ra khơi tìm tự do
16 Tháng Tư 20234:38 CH(Xem: 4209)
Hoa đào vẫn còn nở Theo gió hoa chưa rơi Mà sao anh đã vội Bỏ em lại trên đời. Chiều buồn Hoa Thịnh Đốn Nắng yếu ớt chân trời Làm sao em không khóc Em nhớ anh... lệ rơi.
12 Tháng Tư 20235:28 CH(Xem: 4964)
Nghìn sau Xuân vẫn hiền hòa Dáng Xuân em vẫn kiêu sa trang đài Ru em suốt những năm dài Trên miền Cực Lạc hương bay Vĩnh Hằng.
11 Tháng Tư 20231:31 SA(Xem: 3764)
chúng tôi luôn có trong tim: “Quảng Bình là quê hương”, là nơi quê cha đất tổ và luôn mong ước có ngày được bước những bước trên vùng đất thân yêu nầy.
11 Tháng Tư 20231:26 SA(Xem: 5293)
Con gái của người ta sau 24 giờ sinh ra đã trở thành con gái của tôi, và chỉ sinh sau con gái của tôi có 4 giờ tại Bảo Sinh Viện Quân Đội Thành Phố Nha Trang năm 1972.
11 Tháng Tư 20231:12 SA(Xem: 5062)
Ông Ta gặp Tôi sau khi Tôi mở mắt chào đời chỉ mới có một đêm; chỉ nhìn Tôi có một phút đã nghĩ xấu về Tôi là “cái môi chu chu chắc lớn lên sẽ hỗn”.
09 Tháng Tư 202310:03 CH(Xem: 3509)
Ngàn giot lệ rơi của Dung Krall không chỉ khóc cho đất nước Việt Nam mà còn khóc cho một người cha đã đi lầm đường.
09 Tháng Tư 20235:32 CH(Xem: 4399)
Hãy ngủ yên đi anh Khép lại trang chiến sử Thời liệt oanh bất tử Của những người anh hùng. Tháng tư lệ rưng rưng Đốt nén hương tưởng niệm
09 Tháng Tư 20232:30 SA(Xem: 4380)
Đặng Mai Lan đã đem một quá khứ rất xa, rất đẹp, điều. tưởng như bụi thời gian đã xóa mờ, bỗng sống lại. trân trọng. xót xa… đau đớn…
08 Tháng Tư 20232:10 SA(Xem: 2349)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: VẠN DẶM ĐƯỜNG XA Nhạc Phạm Chinh Đông. - Hòa Âm Đỗ Hải Tiếng hát: Hà Thanh
08 Tháng Tư 202312:55 SA(Xem: 2464)
Mỗi một cuộc đời, như Phan Châu Trinh, đều để lại một bài học dù chưa trọn vẹn cũng đáng để cho những người đời sau suy nghĩ.
08 Tháng Tư 202312:24 SA(Xem: 4265)
Tháng tư thành xưa tan tác Người về lạc bước chân xiêu Em tôi nụ cười héo hắt Buồn như, chim vịt kêu chiều. Tặng em một cành phượng đỏ Thẹn thùng e ấp cầm tay
07 Tháng Tư 20234:53 CH(Xem: 4755)
in bấm vào link tên bài hát bên dưới hoặc youtube để thưởng thức: ÁO TRẮNG NGÀY XƯA - Thơ & Nhạc Bảo Định - Trình bày Thứ Nữ Huyền Tôn Nữ Quý Hương
02 Tháng Tư 20232:29 SA(Xem: 3862)
Hôm nay giỗ anh, thấm thoát đã 52 năm, hơn nửa thế kỷ của đời người, sao nỗi đau về, như mới hôm qua… cơn nắng ngày nào vẫn còn nguyên trên da thịt, trên tóc, trên vai, trên những vòng khăn tang cuốn vội
02 Tháng Tư 20231:47 SA(Xem: 3917)
Phải chăng tiếng đàn tranh du dương réo rắt của bác Bảy và tiếng hát ngọt ngào mùi mẫn của các ca sĩ đường phố, đã tạo nên cái hồn văn hóa của người dân phố thị
01 Tháng Tư 202310:53 CH(Xem: 4685)
Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: HOÀNG DUNG TỰ TÌNH - Lời Thy Lệ Trang - Nhạc Lê Hữu Nghĩa Tiếng hát Lê Thu Hà - Nhóm bè Cadillac Bản phối & video : Sonar Production
01 Tháng Tư 20232:23 SA(Xem: 4638)
Anh dặn hoài phải cất kỹ mùi hương Để nhớ Má khi em vào trong bếp Mùi quen xưa không bao giờ quên được Dù anh xa quê hai mấy năm rồi
31 Tháng Ba 20231:28 SA(Xem: 4713)
Này những Cô Gái Việt Nam ơi Trung trinh tiết liệt ở trên đời Ta muốn kết hoa thành vương miện Tặng em người phụ nữ sáng ngời. Tặng em người dâu thảo hiền ngoan Thay chồng gánh vác những lo toan
31 Tháng Ba 202312:37 SA(Xem: 2519)
Thật hiếm có nhà văn quân đội miền Nam nào viết với một thái độ thanh thản, không hận thù, biết quý trọng con người như Nguyễn Bửu Thoại.
31 Tháng Ba 202312:19 SA(Xem: 3756)
Anh An đã mất đi hơn 49 ngày rồi nhưng hình ảnh của anh vẫn ở trong tâm trí của gia đình và bạn bè. Chúc anh An an nghĩ nơi cõi Phật, You will be missed!
30 Tháng Ba 20232:50 SA(Xem: 4307)
Cho nhau lời cuối đăng trình Mai này dứt lửa chiến chinh ngạo cuồng Thôi đành tay bỏ tay buông Tháng Tư Tắt Nắng trên đường chinh nhân...
30 Tháng Ba 20231:08 SA(Xem: 1928)
Bên cạnh thứ tài sản không bền vững đó, đức Phật cũng dạy có một thứ tài sản không bao giờ mất, đó là Tín tài, Giới tài, Tàm tài, Quý tài, Văn tài, Thí tài và Trí tài.
29 Tháng Ba 20231:21 SA(Xem: 4391)
Bên ni là em Mắt cận tóc dài răng khểnh Cùng vạt hoa thạch thảo nhuộm thắm nắng vàng Bên nớ là anh Thả những giọt đàn lên tàng sa kê lộng gió
24 Tháng Ba 20238:28 CH(Xem: 3801)
Tôi cám ơn nước Mỹ đã cưu mang gia đình tôi. Hệ thống chăm sóc y tế giúp tôi tuổi đời vui vẻ ít bệnh tật. Đời sống văn minh khiến tôi lạc quan có nhiều bạn bè, tận hưởng tuổi vàng an vui yêu đời
24 Tháng Ba 20231:38 SA(Xem: 4857)
Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: LỜI NGUYỆN CẦU CHO QUÊ HƯƠNG - Sáng tác: Linh Mục Văn Chi Tiếng hát Kim Phụng
23 Tháng Ba 20239:35 CH(Xem: 5218)
Bốn mươi tám năm giấc mơ chưa tỉnh Tháng tư về vẫn ray rứt khôn nguôi Người đã đi xa bóng xế chiều rồi Mặt trời lặn bên đây trời nhung nhớ.
21 Tháng Ba 202311:38 CH(Xem: 3923)
Úc là một quốc gia quân chủ lập hiến, là một liên bang phân chia quyền lực. Quốc gia này có chính phủ theo thể chế đại nghị, Quốc vương Charles III là nguyên thủ của Úc.
21 Tháng Ba 20231:08 SA(Xem: 2516)
Tiếng Quê Hương hoạt động mạnh là nhờ vào hai người. Người đọc và edited lại là anh Uyên Thao. Và người thứ hai là anh Trần Phong Vũ,
20 Tháng Ba 202311:13 CH(Xem: 6398)
Nước Mỹ là miền đất hứa đã luôn mở rộng vòng tay chào đón và tạo cơ hội tốt cho bất kỳ ai, miễn là họ có khát vọng vươn lên và phải nỗ lực thực hiện bằng được khát vọng ấy.
20 Tháng Ba 202310:48 CH(Xem: 7307)
Trao tặng đàn anh Nguyễn Đức Hiền Kỷ yếu SBTT của gia đình, trái tim thương tật của Voi Trầm Tĩnh bất chợt rưng rưng vì hạnh phúc.
20 Tháng Ba 202312:43 SA(Xem: 4772)
Về lại đây, uống hết mấy giọt tình Tình bằng hữu, tình đất nước quê hương son sắt Trên đất lạ phảng phất mang theo Đến phút cuối, Ta còn mang trên vai nặng trĩu.
19 Tháng Ba 202311:14 CH(Xem: 2071)
Nếu chúng ta không quyết tâm giữ chặt khoang thuyền tức không giữ chặt Giới pháp, thì làm sao tránh được những trận bảo to, những cơn sóng lớn...
19 Tháng Ba 20231:24 SA(Xem: 5632)
Ta thức giấc nặng nề say gối mộng Mưa tạnh rồi, mây gió đã về đâu? Vầng thái dương còn đi xa, chưa đến Hồn ơi! mau tắm vội bến U Sầu.
13 Tháng Ba 20233:21 SA(Xem: 4287)
Trưa Chủ Nhật, ngày 5 tháng 3, 2023 đồng hương Biên Hòa và một số thân hữu đã đến nhà hàng Paracel Seafood, Westminster tham dự buổi Tân Niên Hội Ngộ do Ban Chấp Hành Hội Ái Hữu Biên Hòa tổ chức.
13 Tháng Ba 20231:38 SA(Xem: 4400)
Không dễ mấy ai có thể chối từ một số tiền lớn lao như vậy vào thời đó. Sự từ chối này làm nên nhân cách Uyên Thao và làm cho Sóng Thần có uy tín với độc giả, đông nhất là trong giới quân nhân.
13 Tháng Ba 20231:06 SA(Xem: 2260)
Việc chọn “ngày lành tháng tốt” để tiến hành những công việc hệ trọng trong đời sống của người Việt, được biết bắt nguồn từ thói quen do ảnh hưởng văn hóa, tập tục cổ xưa
12 Tháng Ba 20239:48 CH(Xem: 3476)
Một trong những phát minh đó là chiếc máy STORMS Radar phát hiện tín hiệu sự sống từ nhịp đập của trái tim, của hơi thở và xác định được vị trí
12 Tháng Ba 20233:37 CH(Xem: 5787)
Trong mưa ta thấy mình song bước Tình yêu đầu ghi khắc trong lòng. Tình yêu ta gửi người muôn dặm Mấy chục năm rồi ta lặng căm Tháng ba sinh nhật ta chợt nhớ Ta nhớ người, người nhớ ta không?
12 Tháng Ba 20233:11 CH(Xem: 3657)
Nhân ngày 8 tháng ba tôi muốn gửi đến họ lòng kính mến và cảm phục. Bởi vì họ đang vùng lên không phải chỉ cho phụ nữ mà vì sự tự do và công bình cho đất nước họ trên thế giới này.
11 Tháng Ba 202310:43 CH(Xem: 2145)
Xin bấm vào link tên bài hát bên dưới hoặc youtube để thưởng thức: BUỒN - Thơ Nhạc Chương Hà Tiếng Hát Đông Nguyễn Thu & Hoà Âm Đông Nguyễn Studio PPS Nhật Thụy Vi
11 Tháng Ba 20232:50 SA(Xem: 3546)
Đêm nay hoa Quỳnh nở sớm, hình như những búp hoa đang nhẹ nhàng chuyển mình để rồi từ từ hé mở vào lúc nửa đêm. Trong tôi hình như cũng đang có ngàn nụ hoa Quỳnh nở sớm trước canh khuya.
10 Tháng Ba 202311:45 CH(Xem: 3869)
Người đàn ông khôn ngoan, tinh tế, thông minh, có thể biến vợ thành người tình và người Hồng nhan tri kỷ một cách thật dễ dàng.
10 Tháng Ba 202311:00 CH(Xem: 5491)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: BÊN NỚ BÊN NI - Thơ Hà Thu Thủy Nhạc Phạm Chinh Đông. - Hòa Âm Đỗ Hải
04 Tháng Ba 202312:14 SA(Xem: 6433)
Sau khi trải nghiệm tàu ra vào kênh tôi không ngạc nhiên khi Hiệp hội Kỹ sư Xây dựng Hoa Kỳ đã xếp kênh đào Panama là một trong bảy kỳ quan của thế giới hiện đại.
03 Tháng Ba 202311:28 CH(Xem: 2502)
Xin bấm vào link tên bài hát bên dưới hoặc youtube để thưởng thức: SỢI NHỚ - Nhạc Nguyên Phan - Trình bày Thanh Hiếu
03 Tháng Ba 202311:20 CH(Xem: 2665)
Uyên Thao là một con người đặc biệt, khác mọi người trong cách ứng xử, cách sống, nhất là thái độ chọn lựa hành động.
03 Tháng Ba 20239:07 CH(Xem: 6146)
Con biết không? Vòng tròn bất biến Một ngày kia Con cũng sẽ già Sẽ ngồi buồn Nhớ lại ngày qua Và sẽ thấy Người già tội lắm.
03 Tháng Ba 202312:32 SA(Xem: 5580)
Cuối cùng của lửa là những tro tàn âm ỉ. Cuối cùng của tôi là những ngậm ngùi câm
03 Tháng Ba 202312:28 SA(Xem: 8504)
“Nếu có thương ai (?!...) thì hãy thương ngay bây giờ. Đừng đợi ngày mai, đến lúc ai xa đời…” Bỗng dưng tôi thương thương quá, thầy cô giáo cũ của mái trường xưa…
02 Tháng Ba 202310:47 CH(Xem: 6615)
Nắng lên sáng nửa vòng cầu Em đem tóc rối lên lầu ngồi hóng Ô hay ! Tóc đẹp vô cùng Trải ra phổ nhạc tao phùng mười năm
02 Tháng Ba 202312:25 SA(Xem: 5519)
Uống chung nước một dòng sông Quê em lúa trổ cánh đồng bờ xa Anh về Gọi Nắng Tháng Ba Năm mươi năm có đủ là nhớ thương...
01 Tháng Ba 202311:58 CH(Xem: 2311)
Sống ở đời ai cũng mong cầu được hạnh phúc. Hạnh phúc là gì? Các nhà tâm lý học ngày nay mô tả hạnh phúc là một trạng thái tâm lý tích cực của con người ...
22 Tháng Hai 202311:23 CH(Xem: 3612)
Với tôi, tháng Hai là tháng mùa đông tàn phai, chuẩn bị tâm hồn phơi phới cho những ngày sắp tới. Các bạn tôi giãy nảy lên, xúm vào bảo tôi “nói thách” sớm quá,
20 Tháng Hai 202310:44 CH(Xem: 5021)
Nói chung, văn nghiệp của ông tạo ra một dòng chảy văn học miền Nam rất cá tính; nó tiếp lửa truyền thừa từ những nhà văn tiền bối và ngọn đuốc soi đường cho những người đến sau ông.
19 Tháng Hai 202310:58 CH(Xem: 8976)
thầy Nguyễn Kim Linh nguyên là giáo sư môn Vạn Vật trường trung học Gia Long. Năm 1965 thầy được Bộ giáo dục điều động về làm Giám học trường trung học Ngô Quyền
19 Tháng Hai 20239:56 CH(Xem: 4785)
Cả hai con chim bằng đã gãy cánh trên vòm trời lửa đạn miền Đông khi tuổi đời chưa đến 25. Thương cho những kiếp sống ngắn ngủi trong thời chinh chiến.
19 Tháng Hai 20238:43 CH(Xem: 6811)
Trong lúc Kansas City Chiefs vui mừng trong rừng confetti thì đội Philadelphia buồn vì vừa đánh mất chức vô địch trong tầm tay khi chỉ còn 8 giây nữa là kết thúc trận đấu.
19 Tháng Hai 20237:32 CH(Xem: 5685)
Hình như nắng vẫy tay chào Áo em thấp thoáng ngõ vào tương tư Mùa đông em bắt ta chờ Sang xuân ta lại làm thơ đợi người. Hình như nắng đến đây rồi Để em thôi khóc sụt sùi đêm mưa
19 Tháng Hai 202312:39 SA(Xem: 5139)
Đến với tiệm Nam Tạo, dân ghiền đọc sách có thể tìm được bất kỳ thể loại sách nào, thậm chí khan hiếm ở các nhà sách lớn.
19 Tháng Hai 202312:36 SA(Xem: 5833)
Làm sao dám thắp đèn... Dù đã tối Sợ thấy bóng mình hiu hắt liêu xiêu Anh là kiếp chim rừng bay lạc lối Đường thiên di quên mất chốn quay về.
19 Tháng Hai 202312:22 SA(Xem: 3983)
Nàng đọc thầm những câu thơ Nam vừa gửi vào email: “Những rung động trong ngực thầm chan chứa/ Xin trao em làm tặng vật mùa xuân”.
16 Tháng Hai 202311:42 CH(Xem: 3914)
Ở một nơi không phải đất nước tôi, tôi chứng kiến được nhiều bài học đạo nghĩa của chính dân tộc Ukraine, thay vì đào tẩu khỏi chiến tranh, trốn ở một đất nước yên bình khác,
14 Tháng Hai 202310:00 CH(Xem: 2684)
Tôi xin ghi lại như một lời tri ân như một niềm an ủi cho ông ở bên kia thế giới và một niềm an ủi của người còn lại, như kẻ viết bài này.
13 Tháng Hai 202312:16 SA(Xem: 7113)
Những dòng chữ này tôi xin tiễn biệt thầy xưa Trần Văn Lộc, vị giáo sư đầu tiên – cũng là cây đại thụ cuối cùng –
12 Tháng Hai 202311:47 CH(Xem: 4407)
Xin được thắp một nén hương lòng để tưởng nhớ về một đàn anh NQ hiền hòa, điềm đạm và có hoài bão chung sức xây dựng hội ái hữu cựu HS của trường xưa
12 Tháng Hai 202310:48 CH(Xem: 5326)
Em đợi chờ anh mang đến bó hoa, Ngày lễ Tình Yêu cho đời thêm đẹp, Hoa mới nở trong vườn nhà buổi sáng, Hay hoa bày trong chợ đợi người mua.
11 Tháng Hai 20236:13 CH(Xem: 5330)
Tháng giêng mỏi cánh hoa tàn Cành trơ cuống lá đài trang ngậm ngùi Mai đây XUÂN đã qua rồi Ta nghiêng mình xuống, tuổi đời lên cao.
11 Tháng Hai 20235:26 CH(Xem: 5483)
Và em cứ đi bên lề kể lể Mà tôi sẽ không năn nỉ tiếng ru vờ Có lẽ mùa d8o6ng rồi cũng buồn như thế Buộc lại tà dương chờ mãi những bâng quơ
10 Tháng Hai 202311:53 CH(Xem: 4415)
Chẳng biết từ lúc nào tôi đã thương mến thầm anh Phượng hàng xóm, anh hơn tôi chừng 7-8 tuổi, hát hay đàn giỏi, thỉnh thoảng buổi tối anh ngồi trước cửa nhà đàn hát,
10 Tháng Hai 202311:22 CH(Xem: 2841)
Vì thế, việc giới thiệu tập san Trình Bầy, xin khép lại và chỉ xin giới thiệu phần mở đầu và phần giã biệt của chủ nhiệm Thế Nguyên.
10 Tháng Hai 202311:14 CH(Xem: 5361)
Tình Nhân Lễ Hội xuân nhường Em ra đầu ngõ chở buồn dạo chơi Nằm mơ anh hái sao trời Sao em đi vắng tim tôi phập phồng.