Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Thích Nữ Hằng Như - TÌM HIỂU Ý NGHĨA KINH “THỪA TỰ PHÁP”

24 Tháng Mười 20202:52 CH(Xem: 5805)
Thích Nữ Hằng Như - TÌM HIỂU Ý NGHĨA KINH “THỪA TỰ PHÁP”



 
TÌM HIỂU Ý NGHĨA

KINHTHỪA TỰ PHÁP”

Thích Nữ Hằng Như

kinh-thua-tu-phap

 

I. DẪN NHẬP

            “Thừa Tự”, theo quan niệm phong kiến xưa, có nghĩa là thọ hưởng của “hương hỏa” với trách nhiệm nối dõi việc thờ cúng Tổ tiên. Của hương hỏa là gia tài của ông bà cha mẹ để lại. Người “thừa kế ” được chỉ định trong cương vị này được gọi là “người thừa tự ”, mà người thừa tự phải là người con trai trưởng trong gia đình. Thông thường những gia đình giàu có sở hữu một công ty hay một xí nghiệp, khi chủ nhân nghỉ hưu, người được thừa  kế cơ nghiệp là người con trai trưởng trong gia đình. Vì người xưa có quan niệm như thế, nên nam nữ khi thành hôn với nhau đều mong muốn sớm sinh một cậu quý tử để nối dõi tông đường. Đó là điều trông đợi của ông bà, cha mẹ nhà chồng.  Nếu sau một thời gian người phụ nữ không sinh được con trai sẽ bị gia đình nhà chồng coi thường, hất hủi. Như vậy ý nghĩa của “thừa tự ” theo quan niệm thế gian là thừa hưởng gia tài của cải vật chất. Riêng trong đạo Phật, Đức Thế Tôn lại đề cao “thừa tự Pháp” hơn là “thừa tự tài vật”. Tại sao thế ? Để có câu giải đáp, chúng ta cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa “bài kinh Thừa Tự Pháp (Dhammadàyàda Sutta)”. Bài kinh này là bài kinh thứ ba, được ghi lại trong Kinh Trung Bộ (Majjhima Nikàya), do Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch từ tiếng Pãli sang tiếng Việt.

 

II. TÌM HIỂU Ý NGHĨA “KINH THỪA TỰ PHÁP”

            Đức Phật thuyết kinh “Thừa Tự Pháp” cho các tỷ-kheo, tại Kỳ Viên Tịnh Xá trong khu rừng Kỳ Đà (Jetavana), vườn ông Cấp-Cô-Độc (Anathapindika) thuộc thành Xá-Vệ (Savatthi). Ngài giảng bài kinh này, vì trong thời gian đó có một số vị Tỷ-kheo dính mắc vào tài sản vật chất. Sự dính mắc này rất tai hại bởi nó sẽ khiến cho người ta lơ là với pháp tu Giới-Định-Huệ là con đường đưa tới giác ngộ giải thoát. Vì lòng thương yêu đệ tử nên Đức Phật đã nhẹ nhàng cảnh tỉnh các Tỷ-kheo qua bài kinh “Thừa Tự Pháp”.

Bài kinh này gồm hai bài pháp khác nhau:

Bài thứ nhất do Đức Phật thuyết, nội dung sách tấn chư Tỷ-kheo hãy nên thừa tự ba mươi bảy phẩm trợ đạo như là tài sản Pháp của Như Lai trao truyền, và không nên ham thích sở hữu tài sản vật chất nhiều hơn tứ vật dụng.

Bài thứ hai do Tôn giả Sariputta (Xá-Lợi-Phất) giảng. Tôn giả Sariputta khuyên chư Tỷ-kheo nên  noi gương Đức Phật sống đời độc cư (viễn ly), tu tập bát thánh đạo đắc các tầng thiền và nỗ lực phấn đấu đoạn tận tham, sân, si… hầu được sống trong trạng thái an vui Niết-bàn.

           

A. NGUYÊN VĂN BÀI PHÁP, ĐỨC PHẬT THUYẾT GIẢNG:

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn ở Savatthi (Xá-Vệ), Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp-Cô-Độc). Khi ở tại chỗ ấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: “Này các Tỷ-kheo”, -- “Bạch Thế Tôn”, các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói:

-- Này các Tỷ-kheo, hãy là người thừa tự Pháp của Ta, đừng là những người thừa tự tài vật. Ta có lòng thương tưởng các Ngươi và Ta nghĩ: “Làm sao những đệ tử của Ta là những người thừa tự Pháp của Ta, không phải là những người thừa tự tài vật”. Và này các Tỷ-kheo, nếu các Ngươi là những người thừa tự tài vật của Ta, không phải là những người thừa tự Pháp, thì không những các Ngươi trở thành những người mà người ta nói: “Cả thầy và trò đều là những người thừa tự tài vật, không phải là những người thừa tự Pháp”, mà cả Ta cũng trở thành người mà người ta nói: “Cả thầy và trò đều là những người thừa tự tài vật, không phải  là những người thừa tự Pháp”.

Và này các Tỷ-kheo, nếu các Ngươi là những người thừa tự Pháp của Ta, không phải là những người thừa tự tài vật, thời không những các Ngươi trở thành những người mà người ta nói: “Cả Thầy và trò là những người thừa tự Pháp, không phải là những người thừa tự tài vật”, mà cả Ta cũng trở thành người mà người ta nói: “Cả Thầy và trò đều là những người thừa tự Pháp, không phải là những người thừa tự tài vật”. Do vậy, này các Tỷ-kheo, hãy là những người thừa tự Pháp của Ta, đừng là những người thừa tự tài vật. Ta có lòng thương tưởng các Ngươi và Ta nghĩ: “Làm sao những đệ tử của Ta là những người thừa tự Pháp của Ta, không phải là những người thừa tự tài vật?”

B. Ý NGHĨA CÁC THUẬT NGỮ:

            - Thừa tự: Là thừa kế hay thừa hưởng, thọ hưởng.  Thí dụ như thừa hưởng gia tài của cải từ Cha Mẹ để lại. Hay thừa hưởng sự thông minh của Cha Mẹ v.v…

            - Pháp: Pháp (Dhamma) ở đây có nghĩa là những chân lý, lời dạy của Đức Phật. Những lời dạy này nhằm củng cố đạo đức, phát huy tuệ giác giúp cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc giai cấp, nếu thực hành đúng theo Chánh pháp sẽ đưa đến kết quả thoát khổ giải thoát.

- Thừa tự Pháp (Dhammadàyàda): Là thừa tự sự giác ngộ của Đức Phật được thể hiện qua sự truyền dạy của Ngài bằng cách thực hành nghiêm túc con đường  Giới-Định-Huệ nhắm tới mục tiêu giải thoát giác ngộ. Hay nói cách khác là kế thừa gia tài Phật Pháp, mà Đức Thế Tôn đã dày công hoằng pháp giảng dạy trong suốt 45 năm sau khi thành đạo.

- Tài vật: Là của cải vật chất như tiền bạc, vòng vàng, đá quý, nhà cửa, xe cộ, ruộng vườn v.v…

- Thừa tự tài vật (Àmisadàyàda): Thừa hưởng hay kế thừa gia tài của Cha Mẹ hay bất cứ người thân nào để lại. Nói chung đó là tài sản thế gian, như vàng bạc, ngọc ngà, châu báu, nhà cửa, ruộng vườn, máy móc, công cụ sinh hoạt, sàng  tọa, y phục và thực phẩm v.v… Tài sản vật chất của người xuất gia chung quy chỉ là bốn món vật dụng cần thiết cho cuộc sống như y áo, thức ăn, thuốc men và sàng tọa. Đối với người xuất gia việc “thừa tự tài vật” theo kiểu thế gian là điều cấm kỵ, vì tài vật trói buộc con người vào sự hưởng thụ, đam mê và chấp thủ.

 

C. NỘI DUNG ĐOẠN KINH:

Đại ý đoạn kinh này, Đức Thế Tôn đã khuyên bảo các đệ tử hãy là những người “thừa tự Chánh Pháp” của Ngài, chớ nên để vật chất lôi cuốn mà “thừa tự tài vật”, rơi vào cuộc sống tham dục, khát ái, ham ăn, thích ngủ…  Người xuất gia theo đạo Phật là người từ bỏ mọi của cải vật chất, lìa xa gia đình, từ chối các thú vui trần thế chọn con đường tu tập Giới-Định-Huệ  là con đường mà Đức Phật đã đi qua để thành tựu Thánh quả. Tất cả những gì Đức Phật giảng dạy được xem là một gia tài Pháp Bảo vô cùng quý giá. Muốn đạt được mục tiêu giải thoát thì người đệ tử hãy nên “thừa tự di sản quý báu” như ba mươi bảy phẩm trợ đạo (Tứ niệm xứ, Tứ chánh cần, Tứ thần túc, Ngũ căn, Ngũ lực, Thất giác chi, Bát thánh đạo…) của Phật để lại. Còn như, phủi tóc cạo đầu, khoác áo cà-sa làm vị Tỷ-kheo mà lại “thừa tự tài vật” thì sớm muộn gì, người này cũng buông lung xa rời Chánh Pháp, bị người đời đàm tiếu chê bai. Người đời không chỉ xem thường đệ tử của Phật, mà còn phê phán chê bai luôn đến Ngài. Họ cho rằng: “Cả thầy lẫn trò đều là những người thừa tự tài vật không phải là những người thừa tự Pháp” không xứng đáng được kính trọng là các bậc tu hành chân chính.

Đức Phật khuyên các Tỷ-kheo hãy “thừa tự Pháp” bằng cách học hỏi thâm nhập những lời Phật dạy, nỗ lực hành trì và thực chứng trên thân tâm của mình. Sau đó, đem Pháp Phật quảng bá giúp cho chúng sanh thoát khỏi mê lầm đau khổ hưởng cuộc sống an lạc hạnh phúc lâu dài.

Tuy trong bài kinh, Đức Phật giảng cho các vị Tỷ-kheo nhưng bài học này cũng bao hàm cho cả hàng đệ tử tại gia có niềm tin bất thối nơi Ngài.

 

A. NGUYÊN VĂN KINH (tiếp theo):

Này các Tỷ-kheo, ở đây, một thời Ta ăn đã xong, thỏa mãn, đầy đủ, đã chấm dứt buổi ăn, tự cảm thỏa thích, vừa ý, và còn lại đồ ăn tàn thực của Ta đáng được quăng bỏ. Khi ấy có hai Tỷ-kheo đến, đói lả và kiệt sức. Ta có thể nói với hai vị ấy: “Này các Tỷ-kheo, Ta ăn đã xong, thỏa mãn, đầy đủ, đã chấm dứt buổi ăn, tự cảm thỏa thích, vừa ý, và còn lại đồ ăn tàn thực này của Ta đáng được quăng bỏ. Nếu các Ngươi muốn, hãy ăn đi. Nếu các Ngươi không muốn ăn, Ta sẽ quăng đồ ăn ấy tại chỗ không có cỏ xanh hay Ta sẽ bỏ xuống chỗ nước không có chúng sanh trong ấy”.

Rồi một Tỷ-kheo có thể nghĩ như sau: “Nay Thế Tôn đã ăn xong, thỏa mãn, đầy đủ, đã chấm dứt buổi ăn, tự cảm thỏa thích, vừa ý; và đây là đồ ăn tàn thực của Thế Tôn, đáng được quăng bỏ. Nếu chúng ta không ăn, Thế Tôn sẽ quăng đồ ăn ấy tại chỗ không có cỏ xanh, hay sẽ bỏ xuống chỗ nước không có chúng sanh trong ấy. Nhưng Thế Tôn có dạy như sau: “Này các Tỷ-kheo, hãy là người thừa tự Pháp của Ta, đừng là người thừa tự tài vật”. Đây là loại tài vật, món đồ ăn này, ta hãy không ăn loại đồ ăn này và trải qua đêm ngày hôm nay bị đói lả và kiệt sức”. Rồi vị ấy không ăn loại đồ ăn này và trải qua đêm ngày ấy, đói lả và kiệt sức. 

Tỷ-kheo thứ hai nghĩ như sau: “Thế Tôn ăn đã xong, thỏa mãn, đầy đủ, đã chấm dứt buổi ăn, tự cảm thỏa thích, vừa ý; và đây là đồ ăn tàn thực của Thế Tôn, đáng được quăng bỏ. Nếu chúng ta không ăn, Thế Tôn sẽ quăng đồ ăn ấy tại chỗ không có cỏ xanh, hay sẽ bỏ xuống chỗ nước không có chúng sanh trong ấy. Vậy ta hãy ăn loại đồ ăn này, trừ bỏ đói lả và kiệt sức, và trải qua đêm ngày hôm nay như vậy”. Rồi vị ấy ăn loại đồ ăn ấy, trừ bỏ đói lả và kiệt sức, và trải qua đêm ngày hôm ấy như vậy.

Này các Tỷ-kheo, dầu cho Tỷ-kheo này, sau khi ăn loại đồ ăn ấy, trừ bỏ đói lả và kiệt sức, và trải qua đêm ngày hôm ấy như vậy, nhưng đối với Ta, Tỷ-kheo đầu tiên đáng được kính nể hơn, và đáng được tán thán hơn. Vì sao vậy? Vì như vậy sẽ đưa đến cho Tỷ-kheo ấy, trong một thời gian lâu ngày, ít dục, biết đủ, khổ hạnh, dễ nuôi dưỡng, tinh cần, tinh tấn. Do vậy, này các Tỷ-kheo, hãy là ngươi thừa tự Pháp của Ta, đừng là người thừa tự tài vật.

 

B. NỘI DUNG ĐOẠN KINH:

            Đoạn kinh này, Đức Phật đưa ra một ví dụ về hai vị Tỷ-kheo từ xa đến viếng thăm vừa lúc Ngài hoàn tất bữa ăn. Đức Phật nói Ngài có thức ăn dư thừa phải đổ bỏ và họ có thể ăn nếu họ thích. Một trong hai vị Tỷ-kheo nhớ lời dạy của Đức Phật:  “Hãy “thừa tự Pháp” chứ không nên “thừa tự tài vật” của Ta”. Vị Tỷ-kheo này, thà chịu đói lả và kiệt sức qua ngày đêm chứ không ăn thức ăn được xem là “tài vật”còn lại của Đức Phật. Trong khi đó thì vị Tỷ-kheo thứ hai, ăn thức ăn còn lại của Đức Phật. Bữa ăn này đáp ứng được cơn đói và phục hồi được sức lực của vị ấy qua đêm.

Qua hành động của hai vị Tỷ-kheo, Đức Phật tuyên bố vị Tỷ-kheo thứ nhất từ chối thức ăn trong cơn đói lả và kiệt sức đáng được kính trọng và tán thán.

Trong câu chuyện ví dụ này, Đức Phật không hề khiển trách vị Tỷ-kheo thứ hai, bởi vì Đức Phật đã cho phép ai muốn ăn thức ăn dư thừa của Đức Phật thì ăn, nếu không thì Ngài cũng đem đổ đi. Vị Tỷ-kheo thứ hai nhờ bữa ăn thừa này, mà lấy lại được sinh lực. Có sinh lực thì việc hành pháp của vị đó được hăng hái và mạnh mẽ hơn là tình trạng đói lả kiệt sức trong hiện tại.

 Riêng vị Tỷ-kheo thứ nhất  được Đức Phật tán thán khen ngợi là vì Ngài nhận xét về mặt tinh thần. Một người biết tiết chế và kiểm soát sự tham muốn, sự đòi hỏi cồn cào của bao tử và chấp nhận chịu cơn đói hành hạ suốt cả ngày đêm như vậy, cho thấy vị này có khả năng sẽ tự thắng được những đòi hỏi ngũ dục, không dễ dàng bị lôi kéo vào những ham muốn phàm tục. Vị này sẽ nỗ lực tinh cần trau dồi pháp học, pháp hành, giữ vững tinh thần không chao đảo buông lung trước những quyến rủ của vật chất. Vị này sẽ tiếp tục trau dồi đức “thiểu dục tri túc”, để thăng hoa tinh thần của mình, đưa đến sự thành tựu quả Thánh trong tương lai.

 

            A. NGUYÊN VĂN BÀI PHÁP DO TÔN GIẢ SARIPUTTA THUYẾT GIẢNG:

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Nói xong, Thế Tôn từ chỗ ngồi đứng dậy, đi vào tịnh xá. Lúc ấy, Tôn giả Sariputta (Xá-Lợi-Phất), sau khi Thế Tôn đi chẳng bao lâu, liền gọi các Tỷ-kheo: “Này các Hiền giả Tỷ-kheo!” -- “Thưa vâng Hiền giả”, các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Sariputta. Tôn giả Sariputta nói:

“Này các Hiền giả, như thế nào là vị Đạo sư sống viễn ly mà các đệ tử không tùy học viễn ly? Và như thế nào vị Đạo sư sống viễn ly và các đệ tử tùy học viễn ly?” -- “Này Hiền giả, chúng tôi từ xa lại để được hiểu nghĩa lý câu nói này từ Tôn giả Sariputta. Lành thay, nếu Tôn giả Sariputta thuyết giảng nghĩa lý câu nói ấy. Sau khi được nghe Tôn giả Sariputta thuyết giảng, các Tỷ-kheo sẽ thọ trì”—“Chư Hiền, vậy hãy nghe và khéo tác ý, ta sẽ giảng”—“Thưa vâng, Hiền giả”, những Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Sariputta. Tôn giả Sariputta nói như sau:

--  Này chư Hiền, ở đây vị Đạo Sư sống viễn ly, các đệ tử không tùy học viễn ly. Những pháp nào vị Đạo Sư dạy nên từ bỏ, những pháp ấy họ không từ bỏ, và họ sống trong sự đầy đủ, lười biếng, dẫn đầu về đọa lạc, bỏ rơi gánh nặng sống viễn ly.

            Này chư Hiền, các Thượng Tọa Tỷ-kheo có ba trường hợp đáng bị quở trách. Vị Đạo Sư sống viễn ly các đệ tử không tùy học viễn ly. Đó là trường hợp thứ nhất, các Thượng Tọa Tỷ-kheo đáng bị quở trách. Và những pháp nào vị Đạo Sư dạy nên từ bỏ, nhưng pháp ấy họ không từ bỏ. Đó là trường hợp thứ hai, các Thượng Tọa Tỷ-kheo đáng bị quở trách. Và họ sống đầy đủ, lười biếng, dẫn đầu về đọa lạc, bỏ rơi gánh nặng sống viễn ly. Đó là trường hợp thứ ba, các Thượng Tọa Tỷ-kheo đáng bị quở trách. Này chư Hiền, các Thượng Tọa Tỷ-kheo do ba trường hợp này đáng bị quở trách.      

            Này chư Hiền, các Trung Tọa Tỷ-kheo có ba trường hợp đáng bị quở trách … (như trên)…

            Này chư Hiền, các vị mới thọ Tỷ-kheo có ba trường hợp đáng bị quở trách. Vị Đạo Sư sống viễn ly, các đệ tử không tùy học viễn ly. Đó là trường hợp thứ nhất, các vị mới thọ Tỷ-kheo đáng bị quở trách. Và những pháp nào vị Đạo Sư dạy nên từ bỏ, những pháp ấy họ không từ bỏ. Đó là trường hợp thứ hai, các vị mới thọ Tỷ-kheo đáng bị quở trách. Và họ sống đầy đủ, lười biếng, dẫn đầu về đọa lạc, bỏ rơi gánh nặng sống viễn ly. Đó là trường hợp thứ ba, các vị mới thọ Tỷ-kheo đáng bị quở trách. Này chư Hiền, các vị mới thọ Tỷ-kheo do ba trường hợp này, đáng bị quở trách.

            Này chư Hiền, như vậy là những trường hợp vị Đạo Sư sống viễn ly, các đệ tử không tùy học viễn ly.

 

            B. Ý NGHĨA CÁC THUẬT NGỮ:

            - Sống Viễn ly: Nền tảng của đời sống xuất gia giúp cho hành giả đạt giá trị về tâm linh. Về phương diện địa lý, sống viễn ly là sống ở nơi thanh vắng (thân viễn ly) thường là ở nơi rừng núi nhằm hỗ trợ cho đời sống nội tâm được thanh tịnh, trong sáng (tâm viễn ly). Về phương diện tâm sinh lý đoạn tận tất cả những ham muốn hưởng thụ phàm tục đưa đến luân hồi (sanh y viễn ly). Tóm lại sống viễn ly là sống hướng tâm về Niết-bàn.

            - Đạo Sư : Ở đây là Đức Phật, bậc Thầy hướng dẫn trên đường tâm linh.

            - Hiền giả: Bậc hiền, chỉ chung cho các vị đã dự vào dòng Thánh (Dự lưu) đang trên con đường tu tập đời sống tâm linh hướng đến giải thoát.

            - Tôn giả: Tiếng gọi có tính cách kính trọng của các Tỷ-kheo đối với chư vị giáo thọ trong Tăng đoàn, như Tôn giả Xá-Lợi-Phất; Tôn giả Mục-Kiền-Liên, Tôn giả Đại-Ca-Diếp v.v….

            - Thượng Tọa Tỷ-Kheo: Các bậc Tỷ-kheo trưởng lão lớn tuổi Hạ.

            - Trung Tọa Tỷ-kheo: Các vị Tỷ-kheo có tuổi Hạ nhỏ hơn Thượng Tọa.

            - Các vị mới thọ Tỷ-kheo: Là các vị mới xuất gia tuổi Hạ một hoặc hai năm.

- Tùy học: Noi gương học tập và thực hành theo lời dạy của vị Đạo Sư.

            - Tín thọ : Tin theo, chấp nhận tu tập, hành trì.

            - Đọa lạc: Sa xuống cõi thấp, hưởng thụ ăn chơi, sa sút đạo đức.

 

C. NỘI DUNG ĐOẠN KINH

            Đức Phật giảng đoạn kinh trên cho các Tỷ-kheo xong, Ngài từ chỗ ngồi đứng dậy đi vào tịnh xá. Sau khi Thế Tôn đi chẳng bao lâu, Tôn giả Sariputta nêu câu hỏi: “Thế nào là vị Đạo Sư sống viễn ly mà các đệ tử không tùy học viễn ly, và ngược lại thế nào vị Đạo Sư sống viễn ly mà các đệ tử của Ngài tùy học viễn ly?” Khi nghe câu hỏi của Tôn giả Sariputta, các Tỷ-kheo đã thỉnh cầu Tôn giả thuyết giảng ý nghĩa của câu hỏi ấy.

Tôn giả Sariputta đặt câu hỏi này là nhắm khai triển bài kinh “Thừa Tự Pháp” mà Đức Phật vừa mới giảng.  Sống viễn ly là cách sống của Đức Thế Tôn. Ngài sống viễn ly nên cũng đã dạy các đệ tử sống viễn ly giống như Ngài. Sống viễn ly mang ý nghĩa trên ba phương diện: Thân viễn ly, Tâm viễn ly và Sanh y viễn ly.

            - Thân viễn ly:  Tập sống một mình ở nơi vắng vẻ, cắt bớt tri kiến và nhân duyên thế gian bao nhiêu là bớt được bấy nhiêu phiền não lo âu. Thân viễn ly ở đây còn bao hàm việc rời xa cuộc sống hưởng thụ theo sự đòi hỏi của bản năng ngũ dục: tài, sắc, danh, thực, thùy là ham ăn ham ngủ, say đắm nhan sắc, tham tiền tài vật chất, mê danh vọng quyền lực. Người sống với “thân viễn ly” là người chọn lối sống đơn giản, thiểu dục tri túc, tuân thủ nếp sống có giới đức, chuyên tâm tu học và hành trì.

            - Tâm viễn ly: Sau khi đã thích ứng với đời sống thân viễn ly. Hành giả tiếp tục thực tập “tâm viễn ly” bằng cách nhiếp phục các pháp ô nhiễm dục tầm, sân tầm, hại tầm từ bên trong tâm thức. Tâm không còn lăng xăng vọng động chạy theo thế giới ngã tưởng bên ngoài, mà luôn được thanh tịnh trong sáng. Nói cách khác “tâm viễn ly” đồng nghĩa với “thực hành thiền định”, nghĩa là thực tập an trú trong một tâm thức trong sáng thanh tịnh, không dao động, không luyến ái, không hệ lụy, không dính mắc, thấy biết như thật (yatha-bhuta) khi lục căn tiếp xúc với lục trần. 

            - Sanh y viễn ly: Sanh y (upadhi) là thuật ngữ trong kinh tạng Pãli chỉ cho những nhân tố khiến con người tiếp tục trôi lăn trong vòng luân hồi sanh tử. Những nhân tố này, Đức Phật nhận dạng qua nhiều trạng thái như:

            - Tam độc: Tham, sân, si.

            - Năm triền cái: Tham, sân, hôn trầm thụy miên, trạo cử, hoài nghi.

            - Bảy tùy miên: Tham tùy miên, sân tùy miên, kiến tùy miên, nghi tùy miên, mạn tùy miên, hữu tham tùy miên, vô minh tùy miên.

            - Mười kiết sử: Thân kiến, nghi, giới cấm thủ, tham dục, sân hận, sắc ái, vô sắc ái, mạn, trạo cử, vô minh.

            - Mười hai nhân duyên: Vô minh, hành, thức, danh-sắc, lục-nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, già chết.

            Sống với “Sanh y” là sống với luân hồi sinh tử khổ đau. “Viễn ly sanh y” là thoát khỏi khổ đau sinh tử, nên “viễn ly sanh y” cũng có thể hiểu là Diệt đế (hết khổ) là Niết-bàn.

            “Đức Đạo Sư sống viễn ly các đệ tử không tùy học viễn ly” nghĩa là Đức Phật đã và đang sống theo đúng với những gì Ngài dạy, nhưng các đệ tử không học theo, không làm theo. Tôn giả Sariputta phân chia nếp sống viễn ly thành ba trường hợp dành cho tất cả các Tỷ-kheo không phân biệt những vị Tỷ-kheo nhiều tuổi hạ hay những vị mới thọ Tỷ-kheo. - Trường hợp thứ nhất là không tùy học viễn ly. -Trường hợp thứ hai là những pháp Đức Phật dạy từ bỏ mà không không từ bỏ. - Trường hợp thứ ba là nghiêng về đời sống đọa lạc hưởng thụ vật chất, lười biếng, sa sút đạo đức, tức không tuân thủ giới luật của người xuất gia. Những Tỷ-kheo nào phạm vào một trong ba trường hợp vừa nêu đều đáng bị quở trách.

 

A. NGUYÊN VĂN KINH (tiếp theo)

            Và như thế nào, vị Đạo Sư sống viễn ly, các đệ tử tùy học viễn ly? Này chư Hiền, vị Đạo Sư sống viễn ly, các đệ tử tùy học viễn ly. Những pháp nào, vị Đạo Sư dạy nên từ bỏ, những pháp ấy họ từ bỏ; và họ không sống trong sự đầy đủ, không lười biếng, họ bỏ rơi gánh nặng về đọa lạc và dẫn đầu về sống viễn ly.

            Này chư Hiền, các Thượng Tọa Tỷ-kheo có ba trường hợp đáng được tán thán. Vị Đạo Sư sống viễn ly các đệ tử tùy học viễn ly. Đó là trường hợp thứ nhất, các Thượng Tọa Tỷ-kheo đáng được tán thán. Và những pháp nào vị Đạo Sư dạy nên từ bỏ, những pháp ấy họ từ bỏ. Đó là trường hợp thứ hai, các Thượng Tọa Tỷ-kheo đáng được tán thán. Và họ không sống trong sự đầy đủ, không lười biếng, họ bỏ rơi gánh nặng về đọa lạc và dẫn đầu về sống viễn ly. Đó là trường hợp thứ ba, các Thượng Tọa Tỷ-kheo đáng được tán thán. Này chư Hiền, các Thượng Tọa Tỷ-kheo do ba trường hợp này, đáng được tán thán.

            Này chư Hiền, các Trung Tọa Tỷ-kheo có ba trường hợp đáng được tán thán… (như trên)…

            Này chư Hiền, các vị mới thọ Tỷ-kheo có ba trường hợp đáng được tán thán. Vị Đạo Sư sống viễn ly, các đệ tử tùy học viễn ly. Đó là trường hợp thứ nhất, các vị mới thọ Tỷ-kheo đáng được tán thán. Và những pháp nào vị Đạo Sư dạy nên từ bỏ, những pháp ấy họ từ bỏ. Đó là trường hợp thứ hai, các vị mới thọ Tỷ-kheo đáng được tán thán. Và họ không sống trong sự đầy đủ, không lười biếng, họ bỏ rơi gánh nặng về đọa lạc và dẫn đầu về viễn ly. Đó là trường hợp thứ ba, các vị mới thọ Tỷ-kheo đáng được tán thán. Này chư Hiền, các vị mới thọ Tỷ-kheo do ba trường hợp này, đáng được tán thán.

            Này chư Hiền, như vậy là những trường hợp vị Đạo Sư sống viễn ly, các đệ tử tùy học viễn ly.

           

B. NỘI DUNG ĐOẠN KINH:

Đoạn kinh này Tôn giả Sariputta giảng ngược lại với đoạn kinh ở trên như sau: “ Vị Đạo Sư sống viễn ly, các đệ tử tùy học viễn ly” nghĩa là các vị đệ tử nghiêm túc theo gương của Đức Phật mà tu hành. Các vị ấy thực thi nếp sống xuất gia đúng mực, tuân theo giới luật, nhiếp phục và buông bỏ các pháp trói buộc vào vòng sinh tử luân hồi (sanh y viễn ly), từ thân đến tâm, từ thô kệch đến vi tế (thân và tâm viễn ly). Thực hành các bước tu học theo Giới-Định-Huệ không để vật chất lôi cuốn vào cuộc sống sa đọa mất đạo đức (không thừa tự vật chất). Những vị Tỷ-kheo tinh tấn tu tập theo lời dạy của Đức Phật trên ba phương diện nêu trên xứng đáng được tán thán ngợi khen.

 

A. NGUYÊN VĂN KINH (tiếp theo)

            Ở đây, này chư Hiền, tham là ác pháp, và sân cũng là ác pháp, có một con đường Trung đạo diệt trừ tham và diệt trừ sân, khiến (tịnh) nhãn sanh, khiến (chân) trí sanh, hướng đến tịch tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Và này chư Hiền con đường Trung đạo ấy là gì – (con đường) khiến (tịnh) nhãn sanh, khiến (chân) trí sanh, hướng đến tịch tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn? Đó là con đường Thánh tám ngành, tức là: Chánh tri kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định. Này chư Hiền, đó là con đường Trung đạo, khiến (tịnh) nhãn sanh, khiến (chân) trí sanh, hướng đến tịch tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.

            Ở đây, này chư Hiền, phẫn nộ là ác pháp và hiềm hận cũng là ác pháp, giả dối là ác pháp và não hại cũng là ác pháp, tật đố là ác pháp và xan lẫn cũng là ác pháp, man trá là ác pháp và tăng thượng mạn cũng là ác pháp, kiêu là ác pháp và phóng dật cũng là ác pháp. Có một con đường Trung đạo diệt trừ kiêu và diệt trừ phóng dật, khiến (tịnh) nhãn sanh, khiến (chân) trí sanh, hướng đến tịch tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Và này chư Hiền, con đường Trung đạo ấy là gì – (con đường) khiến (tịnh) nhãn sanh, khiến (chân) trí sanh , hướng đến tịch tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn? Đó là con đường Thánh tám ngành, tức là: Chánh tri kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định. Này chư Hiền, đó là con đường Trung đạo khiến (tịnh) nhãn sanh, khiến (chân) trí sanh, hướng đến tịch tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.

            Tôn giả Sariputta thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời giảng của Tôn giả Sariputta.

 

            B. Ý NGHĨA CÁC THUẬT NGỮ:

            - Tịch tịnh:  Nghĩa phổ thông là yên lặng, yên tĩnh không tiếng động. Nghĩa trong nhà Phật là: Tâm cảnh vắng lặng, thoát mọi lo âu, phiền não.

            - Chân trí: Trí tuệ chân thật, thấu đạt sự lý. Tên gọi khác là chánh trí hay thánh trí.

            - Tịnh nhãn: Thấy như thật, thanh tịnh, trong sáng, không điên đảo khen chê.

            - Thắng trí: Là khả năng hiểu biết (jànana)của người tu hành trong đạo Phật. Thấy biết thù thắng vượt lên trên sự hiểu biết thông thường của thế gian (Tưởng tri, Thức tri). Thắng trí là thấy biết đưa đến ly tham nhờ tu tập Tăng thượng giới, Tăng thượng Tâm, Tăng thượng trí tuệ (Giới Định Huệ). Thấy biết vượt ra ngoài mọi vọng niệm. (Khi thắng tri phát triển mạnh thông hiểu các pháp Phật dạy như Tứ diệu đế, Nhân quả…  buông bỏ mọi tập quán tham ái và chấp thủ, trong nhà Phật gọi cái thấy biết này là Tuệ tri. Còn Liễu tri là thấy biết đầy đủ rốt ráo viên mãn về bốn chân lý, tu tập và thành tựu mười thánh đạo.)

            - Con đường Trung đạo: Bát chánh đạo là con đường trung đạo  gồm tám ngành: Chánh tri kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định, gọi chung là Đạo đế. Đạo đế là một trong bốn đế: Khổ đế, Tập đế, Diệt đế và Đạo đế trong bài kinh “Tứ Thánh Đế”, Đức Phật giảng cho năm anh em Kiều Trần Như. Qua thời gian dài sáu năm trải nghiệm pháp tu Khổ Hạnh. Đức Phật nhận thấy hai đường lối cực đoan khổ hạnh và lợi dưỡng đều không phát huy trí huệ. Ngài đưa ra con đường trung đạo. Con đường trung đạo ở đây, không phải là con đường giữa hai thái cực khổ hạnh và lợi dưỡng, mà là con đường vượt trên thái độ và lối sống cực đoan đó.

            - Chánh tri kiến: (Là hiểu đúng) -  Biết rõ thiện ác, đúng sai, không lầm lẫn. Chánh tri kiến là nhận thấy một cách khách quan ngay thẳng, thấy như thật, không ảo giác, không bị thành kiến hay tình cảm ảnh hưởng làm sai lệch sự nhận xét chân chính. Trong bài kinh này, Chánh tri kiến còn có nghĩa là hiểu biết đúng về “Tứ thánh đế ”, hiểu rõ đặc tính “vô thường, khổ, vô ngã” của con người và hiện tượng thế gian.

            - Chánh tư duy: (Suy nghĩ đúng) - Suy nghĩ đúng với lẽ phải. Ở đây, tư duy về bài học “Tứ Diệu Đế”, suy xét vô minh, tham ái là nguyên nhân gây đau khổ, là nguồn gốc của tội ác. Suy nghĩ chọn phương pháp đúng tu hành giải thoát cho mình và cho người. Tóm lại tư duy đúng là từ bỏ mọi dục vọng tham sân si.

            - Chánh ngữ: (Nói đúng) - Nói lời thành thật, không ba hoa, dối trá, không ác độc, không chia rẻ, không dèm pha hại người.

            - Chánh nghiệp: (Làm đúng)- Hành động chân chánh, đúng lẽ phải, có lợi ích chung, thân không có những hành động xấu như tà dâm, trộm cắp, tổn hại tha nhân. Trong vấn đề tu tập nên giữ gìn ba nghiệp thân, khẩu, ý thanh tịnh, bằng cách luôn thực hành các nghiệp lành, xa lìa các nghiệp dữ.

            - Chánh mạng: (Mưu sinh đúng) – Nuôi thân bằng đường lối chân chính lương thiện, không kiếm tiền bằng những nghề sát sanh hại vật như đồ tể, đi săn, buôn bán vũ khí, xì ke ma túy v.v… Tăng đoàn thời Phật nuôi thân bằng cách đi khất thực mỗi ngày. Người ta cúng dường gì thì ăn cái nấy không khen chê.

            - Chánh tinh tấn: (Nỗ lực đúng) – Chánh tinh tấn trong nhà Phật có bốn loại tu tâm: 1- Nỗ lực ngăn ngừa những trạng thái tâm bất thiện pháp chưa sanh. 2.  Nỗ lực tiêu trừ những trạng thái tâm bất thiện đã sanh. 3) Nỗ lực phát sanh tâm thiện. 4) Nỗ lực duy trì và phát triển tâm thiện đã sanh cho đến khi chứng quả A-la-hán. Ngoài ra trong đời sống hằng ngày Chánh tinh tấn có nghĩa là siêng năng làm việc thiện lành tránh việc ác. Tóm lại Chánh tinh tấn có nghĩa là vun bồi thiện nghiệp cùng lúc đoạn diệt các ác nghiệp.

            - Chánh niệm: (Chú tâm đúng) – Niệm là tưởng nhớ, suy nghĩ, biết v.v..  Chánh niệm là nhớ, nghĩ đến những điều hay lẽ phải, quán tưởng về cảnh đời đau khổ, bệnh tật, mê mờ…  của chúng sanh mà khuyến tu. Nhớ, nghĩ làm những điều lợi ích chung. Trong vấn đề tu tập, Đức Phật giải thích Chánh niệm dưới dạng Niệm Xứ. Đó là niệm Thân, niệm Thọ, niệm Tâm và niệm các Pháp (dục tham, sắc, sắc trần v.v..). Ngoài ra, Chánh niệm còn được hiểu là luôn chú ý tỉnh giác, giữ niệm Biết khi giác quan tiếp xúc với pháp trần. Nếu quên niệm Biết thì xem như bị thất niệm, tâm đi lang thang.

- Chánh định: Thành tựu bốn tầng định. Bước thứ nhất: Định có tầm có tứ, có hỷ lạc do ly dục ly bất thiện pháp sanh. Bước thứ hai Định không tầm không tứ, hỷ lạc toàn thân do Định sanh. Bước thứ ba Chánh Niệm Tỉnh Giác hay Ly Hỷ Trú Xả. Bước thứ tư ngôn hành, ý hành và thân hành hoàn toàn yên lặng, hành giả đạt được Định Bất Động, an trú trong tâm Tathà.

- Phẫn nộ: Cơn giận dữ biểu lộ ra ngoài bằng lời nói hay hành động.

            - Hiềm hận: Giận mà không biểu lộ. rằng

            - Giả dối: Không trung thực, không đúng sự thật.

            - Não hại: Tức giận, xao xuyến đưa đến não loạn thân tâm. Đạo Phật cho                            ba món phiền não chính là tham, sân, si.

            - Tật đố: ganh tỵ, ghen ghét.

            - Man trá: Mưu chước thâm độc hại người khác.

            - Phản bội: Không trung thành, lừa dối, bất trung.

            - Ngoan cố: Bướng bỉnh, cứng đầu.

            - Bồng bột: Sôi nổi, hăng hái nhưng thiếu chín chắn, dễ thay đổi không lâu bền.

            - Nông cạn: Không có phẩm chất.

            - Xan: Bỏn xẻn, keo kiệt.

            - Kiêu: Tự cho mình hơn người, có thái độ xem thường người khác.

            - Tăng thượng mạn: Cực kỳ tự cao, kiêu ngạo. Trong vấn đề tu tập tự  tuyên bố dối trá rằng: mình đã chứng được chân lý tối hậu và có thần thông hoặc tự cho mình có đức hạnh lớn trong khi mình không có.

            - Phóng dật: Giải đãi, lười biếng đồng nghĩa với buông lung, không kiểm soát được tâm.

            C. NỘI DUNG ĐOẠN KINH:

Đại ý của đoạn kinh cuối cùng này, Tôn giả Sariputta nhắc lại những ác pháp cần từ bỏ như:  tham lam, giận dữ, dối trá, ngã mạn, kiêu căng,  ganh ghét, bỏn xẻn, khoe khoang, phóng dật, nông nổi, bồng bột, lười biếng , vô ơn, tự phụ v.v… bằng cách tu tập theo con đường Thánh tám ngành, tức là: Chánh tri kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh niệm, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định. Thành tựu con đường trung đạo này, sẽ diệt trừ các ác pháp, phát huy tuệ nhãn, tuệ trí, chân trí… tâm hành giả hướng đến tịch tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.

 

III. KẾT LUẬN

            Bài kinh “Thừa Tự Pháp” phác họa cho thấy hình ảnh của người xuất gia chân chánh phải là người “thừa tự Pháp” chứ “không thừa tự tài vật”. Thật vậy, mục đích của người xuất gia vào Tăng đoàn của Đức Phật là muốn cầu tìm giá trị tâm linh, muốn có một đời sống thanh cao hướng đến giác ngộ giải thoát. Chính vì vậy, nên người đó đã không màn đến việc sở hữu tài sản vật chất thế gian. Người đó đã chấp nhận lìa xa đời sống gia đình, chấm dứt liên hệ yêu đương giữa vợ chồng con cái (ly gia cắt ái), từ bỏ cuộc sống hưởng thụ vật chất thế gian (viễn ly tài vật). Phát nguyện ban đầu dũng mãnh như thế, thì không lý gì trên con đường tu đạo lại để cho ý tưởng muốn trụ trì chùa lớn, muốn nổi danh, muốn được nhiều người cung kính cúng dường mà xao lãng việc chánh của mình là tu hành, khiến bị sa vào cuộc sống đọa lạc thế gian gây nhiều nghiệp xấu, đưa đến hậu quả nguy hiểm là hiện tại sống trong phiền não và tương lai nhiều đời nhiều kiếp chịu trầm luân trong vòng sinh tử.

            Trong kinh ngài Sariputta đã nhắc nhở các Tỷ-kheo chớ lơ là việc tuân thủ Giới luật trong Tăng chúng. Giới luật Đức Phật đưa ra nhằm áp dụng cho tất cả Tỷ-kheo bất kể tuổi tác hay địa vị tinh thần. Những ai không tuân thủ Giới luật, không nghe, không học, lười biếng không thực hành Pháp Phật dạy, hoặc có thực hành Pháp, cũng chỉ cho có lệ, để có được sự cúng dường tài sản vật chất từ các cư sĩ.  Những người đó thật đáng bị khiển trách. Ngược lại những vị nào sốt sắng tìm cầu giá trị tâm linh, người ấy noi gương theo lối sống của bậc Đạo Sư là sống viễn ly.  Người ấy tinh tấn tu hành theo con đường trung đạo tám ngành mà Đức Phật đã truyền dạy, khởi đầu bằng sự hiểu biết đúng đắn (Chánh tri kiến), tư duy đúng đắn (Chánh tư duy), tuân thủ giới luật (Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng). Tiếp theo thành tựu con đường tâm linh tám ngành bằng đời sống thiền định (Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định). Tu tập theo Chánh Pháp sẽ dần dần thanh lọc những ác pháp ô nhiễm ra khỏi thân tâm. Một người thực hành nghiêm túc Giới-Định-Huệ như thế, đưa đến kết quả là đoạn trừ được mọi phiền não để có một đời sống thanh tịnh và an lạc. Ngài Sariputta nói rằng những vị Tỷ-kheo gương mẫu này rất đáng được ngợi khen. Ngợi khen hay tán thán là lời nói khích lệ nhằm truyền thêm cảm hứng cho các vị Tỷ-kheo trên con đường tu tập, đồng thời cũng nêu lên ý của Ngài là không có gì quý bằng Chánh Pháp. Chánh Pháp là con đường giác ngộ và giải thoát. Muốn đạt được mục đích giác ngộ giải thoát thì người tu phải thực hành theo Chánh Pháp không có lựa chọn khác.

            Tuy bài kinh “thừa tự Pháp”, Đức Phật giảng cho các vị Tỷ-kheo, nhưng giá trị của bài kinh này rất phổ quát có thể áp dụng cho tất cả mọi người không chỉ riêng cho các vị xuất gia. Là Phật tử tại gia thời nay, chúng ta cũng nên thực hành lời Phật dạy để có đời sống an lạc hạnh phúc. Còn những ai không theo đạo Phật thì các bậc ông bà, cha mẹ cũng có thể áp dụng nguyên tắc “thừa tự Pháp” bằng cách dạy dỗ, khuyên bảo, trao truyền cho con cháu một gia tài học vấn, đạo đức hơn là chỉ nhắm vào việc chia gia tài, sản nghiệp cho con cháu sau này. Tại sao? Bởi vì tài sản dù có kếch sù, đối với một người sống sa đọa lười biếng chỉ biết tiêu xài hưởng thụ thì cũng có lúc phá sản trắng tay.  Ở đời có biết bao nhiêu người tuy may mắn trúng số mấy trăm triệu đô la, nhưng cuối cùng không có được căn nhà để trú ngụ phải làm thân “homeless”. Cho nên, chỉ có đạo đức và trí khôn là tài sản quý báu sẽ ở lại lâu dài với chúng ta mà thôi!

  

Nam-Mô Bổn-Sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật

THÍCH NỮ HẰNG NHƯ

(Chân Tâm Thiền Thất, 24-10-2020

15 Tháng Mười 20221:15 SA(Xem: 4533)
Hai người là hai sự khác biệt, chị lãng mạn, mộng mơ bao nhiêu thì anh thực tế đời thường bấy nhiêu, nên hai vợ chồng đã nhiều phen bất đồng ý kiến, cãi nhau như ngày hôm nay.
15 Tháng Mười 202212:21 SA(Xem: 6496)
Ta mê công chúa tiền triều Thuở trăng chưa khuyết, thuở chiều chưa phai Phụ hoàng còn ngự trên ngai Bá quan kim mão, gấm hài muôn tâu.
14 Tháng Mười 202212:35 SA(Xem: 7094)
Những điều em nói đó Hai đường thẳng song song Chẳng phải ta chung phòng Hai đường chỉ còn một.
13 Tháng Mười 202211:27 CH(Xem: 4527)
Rồi thì lá sẽ vàng, sẽ khô và sẽ rụng. Đó là sự tuần hoàn của sự sống, là vô thường. Chấp nhận vô thường, chấp nhận cái chết sẽ đến với tất cả mọi người mọi vật thì ta sẽ bớt phiền muộn...
10 Tháng Mười 20221:52 SA(Xem: 5137)
Tôi và ông Sung bỗng trở thành hai bạn già tâm sự kể lể chuyện thời tiết trở trời, chuyện ốm đau và dặn dò nhau kinh nghiệm thuốc men cho đến khi không còn gì để than thở thêm
10 Tháng Mười 20221:43 SA(Xem: 4471)
Có lẽ Canada (và các nước Mỹ, Úc, Châu Âu) mắc nợ người Việt tỵ nạn từ… kiếp trước, nên kiếp này họ phải rước chúng ta qua, đón tiếp nồng hậu đám người chân ướt chân ráo mới đến
09 Tháng Mười 20224:53 CH(Xem: 7305)
Cuộn tròn nỗi nhớ trong chăn Gởi em thơ viết mấy hàng trong mưa Ví dầu mưa tạnh hay chưa Cội tình cũng đã xác xơ nhánh buồn.
08 Tháng Mười 20222:32 SA(Xem: 6842)
Ta ngồi ôm lấy chợ quê Bao năm gìn giữ vẹn thề trong tim Giữa đời bảy nổi ba chìm Phố reo tiếng hát gợi mềm giấc mơ.
08 Tháng Mười 20222:21 SA(Xem: 6212)
Bạn đã thấy Thu về rồi đấy nhỉ Trên sườn đồi, bên khe núi, vườn sau Lá trên cây nay đã đổi sang màu Đỏ tím thẩm hay úa vàng ảm đạm Khắp mọi nẻo sương lam giăng màu xám
03 Tháng Mười 202211:06 CH(Xem: 5364)
Khuê ơi, cho dù bây giờ tóc đã thôi bay như trong những ngày đứng gió, nhưng chẳng bao giờ tôi quên được cảm giác những sợi tóc dài của Khuê nương theo gió, đùa giỡn mơn man trên mặt tôi.
02 Tháng Mười 202211:18 CH(Xem: 5284)
Lịch sử nhân loại đã ghi lại những cuộc vượt thoát bi hùng của những dân tộc để trốn bỏ sự cai trị tàn bạo của một chế độ.
01 Tháng Mười 202211:39 CH(Xem: 20154)
Ngày ba tôi giã biệt trần gian, phố Biên mưa gió trắng trời. Mưa u hoài, như điệu nhạc buồn ru ba giấc ngủ thiên thu. Vậy là sau hơn chín mươi năm dung thân cõi tạm, ba tôi giờ đã an lành cưỡi hạc qui tiên…
01 Tháng Mười 202212:30 SA(Xem: 4592)
Nó đâu biết rằng trong tiềm thức di truyền của các con trâu còn lại trong đàn kia cũng được nhắc nhở như thế, và chính vì vậy nên bọn đó mới e sợ nó mà tránh xa... .
01 Tháng Mười 202212:06 SA(Xem: 6554)
Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: THU KHÓC TRÊN NGÀN - Nhạc Ngô Thụy Miên Lê Dung trình bày
25 Tháng Chín 202210:18 CH(Xem: 6320)
Năm năm ta với người chia cách Rằm trung thu đốt nén hương trầm Hương linh người chứng giám lòng thành Mâm cơm cúng vái người siêu thoát.
25 Tháng Chín 20221:25 SA(Xem: 6356)
Nhớ đêm gió mát trăng vàng Lang thang bãi biển rộn ràng khách du Mối tình Huyền thoại Thiên thu Hằng Nga cung Quảng viễn du lên Trời
24 Tháng Chín 20221:10 SA(Xem: 5406)
Nếu trước 1954 thành phố Hà Nội được mệnh danh là nơi “ngàn năm văn vật” thì trong khoảng thời gian 1954-1975 Sài Gòn xứng đáng với danh hiệu “Hòn Ngọc Viễn Đông”.
23 Tháng Chín 20222:06 SA(Xem: 5396)
Tháng 8 năm nay, khi chúng tôi đến Munich thì thành phố đang tưng bừng tổ chức giải tranh tài Âu châu để kỷ niệm 50 năm Thế Vận Hội Munich 1972.
22 Tháng Chín 202211:34 CH(Xem: 5599)
Đây là con sông Nhỏ của tuổi thơ sao?... Đâu là con thuyền của ba tôi?... Tôi chỉ thấy một cồn cát trơ trọi nằm giữa một lòng sông gần như khô cạn.
22 Tháng Chín 202211:03 CH(Xem: 5977)
Vậy mà hôm nay, duyên cớ gì bỗng dưng tôi đi bộ ngang qua cái tủ sách, tò mò mở xem và tìm thấy cuốn sách của ông đang nằm bơ vơ!
22 Tháng Chín 202210:48 CH(Xem: 2993)
Tóm lại con người có hai phần thân và tâm. Cả thân và tâm đều quan trọng như nhau. Tâm gá vào thân để hiện hữu. Thân nhờ tâm chủ trì hướng dẫn để xử sự và hành động.
22 Tháng Chín 202210:30 CH(Xem: 5197)
Một lần nữa với nét mặt suy tư, ông nhắc với đám thanh niên rằng nhớ canh gác cẩn thận, ông sẽ suy nghĩ thêm và sáng mai sẽ có ý kiến.
20 Tháng Chín 202210:41 CH(Xem: 5988)
Bao giờ thôi hết hoang mang, Sống trong tỉnh thức - đang là nơi đây ! Khi nào mới hết lây quây, Cho ta ngắm lại khuôn đầy vóc xưa!
20 Tháng Chín 202210:27 CH(Xem: 6588)
Xin bấm vào link tên bài hát bên dưới hoặc youtube để thưởng thức: LỆ ĐÁ - Nhạc Trần Trịnh - Quý Hương trình bày
12 Tháng Chín 202212:40 SA(Xem: 4754)
Thì đó. Còn có ai, và có gì thích hợp hơn, là Phong trào giáo dục Hướng Đạo, để làm công việc cần thiết này. Tạo cho xã hội những công dân, với những đức tính trên.
12 Tháng Chín 202212:20 SA(Xem: 5389)
Như vậy, trong đầu tháng 9 năm nay hai ngôi sáng chói trong một thời gian dài, một tượng trưng cho một giòng họ quý tộc nước Anh và một trong phạm vi nhỏ hẹp hơn ở nước Việt Nam: điện ảnh...
11 Tháng Chín 202212:52 CH(Xem: 5833)
Buổi sáng… mưa buồn lặng lẽ rơi Nghe tin Ngọc mất dạ sầu tơi! Ninh Kiều một tối… tay nâng nhẹ Du lịch năm cô*… mắt rạng ngời Điệu nhạc Rumba còn khắc khoải Bài ca Tân cổ vẫn chơi vơi
11 Tháng Chín 202212:42 SA(Xem: 5242)
Tấm gương trong sáng, hiền đức uy nghi, và tấm lòng từ bi thương yêu chúng sanh của Sư Ông mãi mãi hằng hữu trong lòng mọi người.
11 Tháng Chín 202212:22 SA(Xem: 5183)
Năm năm lỗi hẹn đá vàng Trăng rằm vẫn sáng khăn tang cất rồi Tro người rải giữa biển khơi Sóng dâng từng đợt, lệ rơi từng dòng
11 Tháng Chín 202212:01 SA(Xem: 6830)
Vui chung cùng với bạn bè. Thầy xưa Trò cũ đâu dè gặp nhau Tuổi vàng dần sẽ qua mau! Hãy vui hiện tại mai đau xa vời?
10 Tháng Chín 20227:35 CH(Xem: 7091)
Từ em bỏ đất về trời Bỏ thân tứ đại, bỏ người trần gian Cuộc trăm năm, bỗng lỡ làng Nghìn thu tắt lịm tiếng đàn tri âm Em về cõi ảo cao thâm Dãi dầu sương tuyết, gió trăng chập chùng
10 Tháng Chín 202212:58 CH(Xem: 6121)
Sân ngập lá vàng trăng nhớ thu Dáng mờ xa khuất đỉnh sương mù Vân du mộng huyễn tình cay đắng Điện vỡ đêm tàn Nguyệt nhạt lu
10 Tháng Chín 20222:33 SA(Xem: 5954)
Ngày 11/9 tang thương Ba ngàn sinh mạng đổi nhường gian manh Khơi mào cho cuộc chiến tranh Đôi tòa tháp bỗng tan tành bể dâu.
10 Tháng Chín 202212:52 SA(Xem: 6493)
Tôi yêu cuộc đời Bằng tiếng hát reo vui. Còn ông! Hỡi nhà thơ nhiều tuổi Hãy hát như tôi bằng trái tim nóng hổi Đan ý thơ bằng những nụ cười tươi.
01 Tháng Chín 202212:50 SA(Xem: 16928)
Viết những dòng tâm can này vào ngày Nguyễn Văn Kỷ Ngọc Thuyền - bé Bi con tôi tròn 46 tuổi, trái tim thương tật của người cha Mai Quan Vinh chỉ khát khao duy nhất một điều
31 Tháng Tám 202211:04 SA(Xem: 8029)
Tôi phải thú thật một điều là chưa có tiệc sinh nhật nào tôi đi dự mà vui vẻ và thật tình như vậy. Người giới thiệu chương trình, ca sĩ lên hát và quan khách đều đến tham dự với sự mến thương và yêu quý Hạnh
31 Tháng Tám 20223:17 SA(Xem: 5206)
Xin cám ơn sự cống hiến và sức sáng tạo bền bỉ của nhà văn Lê Lạc Giao và trân trọng giới thiệu tác phẩm “Mùa Địa Ngục” với các bạn đọc gần xa.
31 Tháng Tám 202212:38 SA(Xem: 6258)
Áo bay... Em có nhớ hôm nào ? Trăng sáng bên thềm gợi ước ao... Hương cốm vào thu tràn nắng mới Đầu xuân xác pháo nhuộm hoa đào.
30 Tháng Tám 202212:52 SA(Xem: 6595)
Không làm sao con kể Hết những điều mẹ làm Cả một đời gian nan Mẹ vì con tất cả. Chiều nay con nhớ mẹ Nhớ mùi mẹ ngày xưa Nhớ không bến không bờ Giá con còn có mẹ.
29 Tháng Tám 20221:48 SA(Xem: 6886)
Trước đó, ngày thứ bảy 13/8/2022, cũng đã có buổi họp mặt liên khóa CHS NQ BH, trong khuôn viên Nhã Viên quán,
27 Tháng Tám 20222:21 SA(Xem: 7006)
Hạ đi nắng đỏ bơ vơ Thu về lá chết ngẩn ngơ đứng chào Nửa Vòng Trái Đất Gặp Nhau Đâu gì ngăn cách cản rào dậu thưa.
27 Tháng Tám 20222:15 SA(Xem: 8031)
Gặp nhau đây - giữa đời thường Cũng xao xuyến cũng vấn vương nặng lòng Những chiều nắng xế vòm song Bút son ý thắm ngập giòng suối thơ
27 Tháng Tám 20222:00 SA(Xem: 7833)
Gặp em ở ngã ba đường Một phương về đất, một phương về trời Một phương ở lại làm người Để yêu thương - để khóc cười với nhau
27 Tháng Tám 202212:34 SA(Xem: 6937)
Xin bấm vào link tên bài hát bên dưới hoặc youtube để thưởng thức: BÂY GIỜ THÁNG MẤY - Nhạc Từ Công Phụng - Quý Hương trình bày
22 Tháng Tám 20229:31 CH(Xem: 2536)
Trên đây là tựa bài đăng trên trang 6 tờ nhật báo Công Luận, số ra ngày 23 tháng 4 năm 1936 được phát hành tại Sài Gòn, của tác giả TÂM THẬP LỤC Biênhòa
20 Tháng Tám 202212:26 SA(Xem: 5480)
Nhà tôi có một quán nước ở mặt đường, và căn nhà trong hẻm, nằm giữa Xóm Chùa và Xóm Đạo, gần chợ Đồng Tâm. Thực ra, trước khi tiểu Vinh có mặt, thì ngôi Chùa không phải lúc nào cũng êm ả như dòng sông
19 Tháng Tám 202211:54 CH(Xem: 5596)
Mong sao truyền thống Tôn Sư Trọng Đạo sẽ mãi mãi trường tồn mọi lúc mọi nơi, để trở thành một trong những thước đo cho sự văn minh và phát triển của xã hội.
19 Tháng Tám 202211:26 CH(Xem: 4875)
Tình thầy trò sau hơn một nửa thế kỷ đã trôi qua vẫn đầm ấm dù đôi bên ngày nay đều tóc bạc như nhau.
19 Tháng Tám 20223:00 SA(Xem: 5375)
Chốc nữa ra mắt cố nhân sau 50 năm bặt tin xa vắng anh có nhận ra cô gái xinh xinh tuổi hai mươi ngày xưa anh từng tương tư và thề nguyền sẽ cưới làm vợ không nhỉ?
18 Tháng Tám 202210:27 CH(Xem: 7154)
Mãi là nỗi nhớ dễ chi nguôi Dâng nén tâm hương lạy Phật Trời Linh hiển Thế Tôn Ngài tế độ An lành Cực Lạc, kiếp luân hồi.
18 Tháng Tám 202210:23 CH(Xem: 6482)
Mẹ ơi! Con biết mình bất hiếu Trăm ngàn cái lạy cũng bằng không Cúi đầu tạ tội con quỳ xuống Trăm nhớ nghìn thương chảy một dòng
18 Tháng Tám 20229:39 CH(Xem: 7882)
Nhà cũ đã vào tay chủ lạ Vườn xưa còn đọng bóng trăng lơi Bốn mươi năm lẻ, đời dâu bể Chạnh nghĩ tình quê luống ngậm ngùi.
17 Tháng Tám 202211:46 CH(Xem: 8266)
Chuyến du ngoạn Las Vegas lần này cũng là dịp để các thi nhân trường Ngô Quyền thỏa chí đam mê, sáng tác
17 Tháng Tám 202211:12 CH(Xem: 7380)
Xin bấm vào link tên bài hát bên dưới hoặc youtube để thưởng thức: NỖI ĐAU MUỘN MÀNG - Nhạc Ngô Thụy Miên - Quý Hương trình bày
17 Tháng Tám 202210:50 CH(Xem: 2912)
Tóm lại tu pháp mười hai nhân duyên, hành giả chỉ cần cắt đứt một mắt xích là phá vỡ được toàn bộ mười hai mắt xích. Hành giả thoát khỏi vòng sinh tử.
12 Tháng Tám 202211:31 CH(Xem: 6215)
Ngày tôi hát những câu ru con chết người đó má tôi đã cắt tóc, cạo đầu như dứt bỏ những thường tình mà một người phụ nữ phải có, để vượt lên thành một người phụ nữ tuyệt vời cao thượng nhất.
12 Tháng Tám 20229:45 CH(Xem: 6385)
Cành hoa trắng con cài lên ngực áo “Nhớ Mẹ Hiền”… vào Đại “Lễ Vu Lan” Mười Hai năm, Mẹ giã biệt trần gian Mà con tưởng Mẹ vẫn còn đâu đó…
12 Tháng Tám 20221:29 CH(Xem: 7216)
Biển xanh mây trắng tuyệt vời! Tro Anh theo nước tới Trời thênh thang! Tiễn biệt Anh lệ chứa chan! Cám ơn Thầy Bạn sẻ san tình sầu.
12 Tháng Tám 202212:59 SA(Xem: 6993)
Vĩnh biệt em mái tóc dài lưu luyến Đã theo anh xuyên suốt một quãng đời Vẫn giữ trong tim mái tóc buông lơi Của riêng anh thôi, chẳng ai thay thế.
10 Tháng Tám 20223:39 CH(Xem: 5623)
Qua thời gian nước Ý đã để lại cho tôi nhiều kỷ niệm, tôi đã đến nước Ý hai lần nhưng nếu có cơ hội tôi muốn quay lại thăm nước Ý một lần nữa.
10 Tháng Tám 20221:32 SA(Xem: 11175)
Cùng với Hoàng Mai, em kính lời tri ân đến cô Nguyễn Khoa Diệu Dung và cô Hoàng Minh Nguyệt.
09 Tháng Tám 202210:56 CH(Xem: 4715)
8 năm kể từ lần sang Cali năm 2014, nay tôi mới trở lại thủ đô của người tị nạn Việt Nam. Sau 4 lần đến đây, lần thứ năm này tôi không còn bỡ ngỡ với thành phố này
08 Tháng Tám 202210:26 CH(Xem: 4798)
Viết như một nén hương gửi Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, nhân ngày 28 tháng 7 thay cho một người đồng môn nay đà quá vãng
08 Tháng Tám 20221:17 SA(Xem: 2921)
Xin bấm vào link tên bài hát bên dưới hoặc youtube để thưởng thức: BẢY NGÀY ĐỢI MONG - Nhạc Trần Thiện Thanh - Quý Hương trình bày
07 Tháng Tám 202212:26 CH(Xem: 7585)
em về ảo mộng chơi vơi nguyệt tà lẩn khuất bên trời sương tan em về dỗ giấc mơ tàn lung linh bóng khói bàng hoàng cung mê
31 Tháng Bảy 20223:11 CH(Xem: 6876)
Đến với Thầy Cô để được nhìn lại những ánh mắt khoan dung và độ lượng, đồng thời được nhắc nhở đến quý Thầy Cô kính mến không còn cũng như không đến được
31 Tháng Bảy 202212:37 SA(Xem: 10447)
Tôi thật sự quá xúc động với chuyến phiêu lưu đến North Carolina - Miền Đông nước Mỹ cùng Sáo lý luận Diệp Hoàng Mai…
30 Tháng Bảy 20229:25 CH(Xem: 5325)
Tạm biệt cô thầy, tạm biệt bạn bè Hai ngày vui quá ở trên xe Kính chúc mọi người đầy sức khỏe Hẹn gặp sang năm cũng dịp hè
30 Tháng Bảy 20224:07 CH(Xem: 7460)
Xin bấm vào link tên bài hát bên dưới hoặc youtube để thưởng thức: MÙA THU CHO EM - Nhạc Ngô Thụy Miên - Quý Hương trình bày
30 Tháng Bảy 20224:02 CH(Xem: 7835)
Đã biết chắc con đường còn rất ngắn Đừng bất an đừng buồn khổ phân vân Hãy đi tới bằng bước chân tự tại Bởi đời người sinh tử chỉ một lần.
30 Tháng Bảy 202212:26 CH(Xem: 7312)
Rồi một ngày ta ung dung nằm xuống Bên bìa rừng hiu quạnh bóng trăng soi Hiểu cho ta có đôi vầng nhựt nguyệt Bao yêu thương còn gởi lại trên đời
30 Tháng Bảy 202212:21 CH(Xem: 6779)
(Thương tiếc người bạn Phạm Trọng Lệ cùng trường Chu Văn An, cùng nghề dạy học trước đây và cùng họ Phạm)
29 Tháng Bảy 202212:59 SA(Xem: 8094)
Anh là một hòn đá cương nghị, anh được đặt đúng chỗ và đúng thời điểm nên đã chuyển hướng cả một dòng âm nhạc mang bản sắc Việt Nam.
27 Tháng Bảy 20221:09 SA(Xem: 6804)
Không thể đắm chìm trong khối lãng quên Tự nhủ lòng mình sẽ không cô độc Trong nụ cười dường có ngàn tiếng khóc Ngô Quyền mãi đầy trong nỗi nhớ tròn vo.
26 Tháng Bảy 20221:17 SA(Xem: 6132)
Như vậy Vô Lậu Học là môn học giúp hành giả được tự do tự tại, đoạn tận mọi phiền não khổ đau, không còn rơi rớt trong luân hồi sanh tử.
23 Tháng Bảy 20223:36 SA(Xem: 11443)
Một lần nữa, Sáo chân thành cảm tạ quý thầy cô, các anh chị, các bạn và các em… về tất cả những yêu thương trường cũ trò xưa. Xin tạm biệt…
23 Tháng Bảy 20221:01 SA(Xem: 5644)
Xin cám ơn các CHS Ngô Quyền, cám ơn mọi người đã cho tôi cơ hội nhìn thấy "Tình Nghĩa Giáo Khoa Thư" hôm nay qua Tiền Hội Ngộ và Đại Hội Ngô Quyền
22 Tháng Bảy 20221:50 CH(Xem: 6370)
Trời vô tình xui khiến Nàng gặp người nhẫn tâm Nàng chết trong âm thầm Đời nàng sao phận bạc. Tối nay lần tràng hạt Nguyện ơn trên từ bi Rước hương linh nàng đi Được về nơi cõi tịnh.
21 Tháng Bảy 202212:31 CH(Xem: 3282)
Một ngày đã qua, một ngày hạnh phúc. Ta cám ơn đời hôm nay có được Ngôi trường xưa, thầy cũ, bạn bè thân Dẫu đường đời còn lại rất gần Ta chấp nhận và mỉm cười an lạc.
19 Tháng Bảy 202211:25 CH(Xem: 5798)
Cám ơn các anh chị: Mai Bùi, Đạt Nguyễn, Kỷ Trần, Thêm Nguyễn, Tâm Lê, Ngọc Dung và Kim Dung Võ đã cung cấp những hình ảnh để thực hiện được trang hình ảnh này.
19 Tháng Bảy 20229:57 CH(Xem: 5344)
Ban Tổ Chức chân thành cám ơn các anh chị: Mai Bùi, Đạt Nguyễn, Kỷ Trần, Thêm Nguyễn, Ngọc Dung và Kim Dung Võ đã cung cấp ...
18 Tháng Bảy 20221:42 SA(Xem: 5333)
Xin chuyển đến Quý Thầy cô, đến những bạn hữu và nhất là gởi đến Chị Huệ, tay BẾP thượng thặng của trường chúng mình. Chị Huệ, tài nghệ của ...người này có đáng để ý không!
17 Tháng Bảy 20222:19 CH(Xem: 4014)
Nam Cali nắng ấm rạng rời Mừng thầy, đón bạn tiếng cười đoàn viên Biên Hòa trường cũ Ngô Quyền Đồng Nai tiếng gọi nối liền bờ vui.
17 Tháng Bảy 202212:02 SA(Xem: 5560)
TIỆC TIỀN HỘI NGỘ (Ngày 02/07/2022) Hình ảnh & Thực hiện Youtube: Nguyễn Thị Thêm
16 Tháng Bảy 20226:58 CH(Xem: 7872)
Xin tất cả nợ trần gian xóa sạch Buổi trở về thanh thản chẳng tơ vương Cõi Vô Ưu trên đỉnh trời chất ngất Dẫu thiên thu hay một thoáng vô thường.
15 Tháng Bảy 20226:57 CH(Xem: 5445)
Trưa nào em đến thăm Như loài hoa trinh trắng Bài tình ca anh tặng “ Hoa soan bên thềm cũ “ Mình thương nhau từ đó Mình thương nhau muôn đời.
13 Tháng Bảy 20224:44 CH(Xem: 4369)
Hãy mỉm cười hạnh phúc Dù bệnh đau nhọc nhằn Có anh luôn bên cạnh Gánh vác mọi khó khăn. Trân trọng cuộc tình này Yêu quá tình đắm say Đôi chân dìu chân bước Mắt tôi chợt cay cay.
13 Tháng Bảy 20222:52 SA(Xem: 7206)
Mắc mớ gì sao "LẠI CHÁN ĐỜI " Tội gì phải thế, cứ vui tươi Tình đời sau trước, không như ý Cuộc thế xưa nay cứ đổi dời
13 Tháng Bảy 20221:16 SA(Xem: 5176)
Trang thơ cháy thành tro tàn mà thương nhớ con không thể phai tàn . Ba sẽ thì thầm gọi tên con: Dương Thị An Xuyên Mãi mãi ba sẽ gọi tên con. Và không bao giờ ba muốn nói hai tiếng vĩnh biệt đâu con.
12 Tháng Bảy 202211:59 CH(Xem: 3287)
Trong bài viết này chúng ta cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa của phước hữu lậu và phước vô lậu hay là phước đức và công đức khác nhau như thế nào?
11 Tháng Bảy 202212:05 SA(Xem: 5745)
Bài viết này tôi viết lại những gì tôi đã sống, đã trải nghiệm. Nó là một phần đời tôi cùng với nhiều người miền Nam khác cùng thế hệ- trong đó có nhạc sĩ họ Trịnh
10 Tháng Bảy 202210:47 CH(Xem: 2685)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: TÁC PHẨM "QUÊ CŨ TÌNH XƯA" - NHÀ THƠ THÁI HƯNG Nhạc nền: SUỐI MƠ - Văn Cao Tiếng hát: Ngọc Hạ
09 Tháng Bảy 20224:49 CH(Xem: 6590)
Thế giới tiếc thương người chính trực Toàn cầu ca tụng đấng tu mi Nara thành phố rền lởi nguyện Đất nước Anh Đào Dũng-Trí-Bi
09 Tháng Bảy 20224:37 CH(Xem: 7063)
Rằng: Về gom chữ ca dao Đốt rừng Nho, Lão tìm vào hư không Tự nhiên rất mực tâm đồng Như câu lục bát, vợ chồng đủ đôi. Ta đi về phía chân trời Hỏi vầng dương có ai ngồi ngâm thơ?
30 Tháng Sáu 20222:09 CH(Xem: 5251)
Ai kể chuyện mình? Ai xót thương? Nỗi đau. Của ai người đó biết, và người đó đau. Người khác khó lòng cảm cái đau không phải của mình. Làm sao so sánh.
28 Tháng Sáu 20221:13 SA(Xem: 10537)
Người bỗng về theo mùa nhuốm heo may Chút hương thầm xin là gió cứ bay Theo áng mây về cuối trời xa thẳm Đừng cho lòng rung lại những tàn phai…!
27 Tháng Sáu 202211:27 CH(Xem: 7931)
Mùng ba tháng bảy năm nay Mừng vui hội ngộ Cô Thầy trò xưa Nắng mưa dầu dãi bao mùa Không quên mái ấm ân thưa tình hồng.
26 Tháng Sáu 20224:25 CH(Xem: 5442)
Ôi tình yêu người lính chiến miền Nam sao thơ mộng, lãng mạn nhưng cũng đầy đau thương, bi hận ...
25 Tháng Sáu 20221:32 CH(Xem: 2612)
Ta mê nghe hát Ả Đào, Hội Xuân vừa mở lễ nào vui hơn? Tuổi U chín chục nhớ ơn Trời cho khỏe mạnh keo sơn chúng mình! (1)
25 Tháng Sáu 20221:09 SA(Xem: 5264)
Tôi lan man nghĩ đến mình. Cả đời không nghiện gì nhưng về già hình như tôi nghiện Iphone. Phải công bằng một chút là tôi nghiện internet.