Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Nguyễn Văn Lục - In Memoriam Lê Phụng (1933-2017)

24 Tháng Mười Một 201710:02 CH(Xem: 9002)
GS. Nguyễn Văn Lục - In Memoriam Lê Phụng (1933-2017)

In Memoriam Lê Phụng (1933-2017)


blankLê Phụng vừa nằm xuống ngày 11 tháng 11, 2017. Tin đến gây bàng hoàng cho vài bạn bè. Cái chết của riêng ông có thể đã xong. Ông đã chuẩn bị chờ nó và ngay cả sắp xếp cho chuyến ra đi một cách rất “Lê Phụng”.

blank

Đối với người đời. Có thể là một hoàn tất, một kiếp người, một giải thoát, một trở về, một thân phận người. Hiểu theo tôn giáo thì nghĩ rằng cát bụi trở về cát bụi. Hoặc một chuyển nghiệp.

Thôi thì tùy theo mỗi cá nhân đặt để.

Nhưng cái phần còn của công trình viết của Lê Phụng là một gia tài đồ sộ, “vươt mọi khuôn khổ” nhận thức đời thường ít được ai biết tới hoặc chia xẻ nhìn nhận thì quả thực là chưa xong. Và có lẽ đó là điều mà Lê Phụng ra đi chưa cảm thấy yên tâm. Cho đến phút chót. Ông vẫn mong muốn, đến hối hả, để thấy những công trình nghiên cứu của ông có bảng tra cuối sách và được phổ biến. Chuyện ấy đã không diễn ra hay chưa diễn ra như lòng mong đợi của ông.

Phải chăng đó là những điều ông cảm thấy chưa trọn vẹn.

Cả đời ông, không có chuyện gì quan trọng hơn việc đọc và viết. Tôi thấy thật hiếm người có thể mê say chuyện sách đèn đến như thế, và mọi chuyện khác đều không được ông quan tâm. Từ những chuyện đời thường, chuyện bạn bè, chuyện giao tế, chuyện gia đình đến chuyện cá nhân như chuyện ăn ngủ, sinh lý tình dục, tất cả ông đều “coi nhẹ”. Mãi cho đến cuối đời, trong lúc tâm sự vụn với bạn bè, ông mới chợt tỉnh và thấy rằng ông đã bỏ quên “chuyện ấy” và để tuổi thanh xuân qua đi lúc nào không hay.

Quả đúng là cái nghiệp cầm bút.

Bạn bè của ông đếm không quá 10 ngón tay. Dù ông có muốn cũng không được. Ông có thể nói gì với họ đây?

Cái nghiệp ấy không đem lại cho ông chút hào quang nào mà chính ra nó đáng được trân trọng.

Cây bút của ông thật quá khó cho bất cứ ai muốn đọc ông. Anh em trong DCVOnline.net đã hẳn phải đánh vật với chữ nghĩa của Lê Phụng mỗi khi đăng bài của ông.

Đây là một tỉ dụ dẫn chứng. Khi viết về Nguyễn Du, phần đông các tác giả đều căn cứ trên chính truyện Kiều để bình luận khen chê. Mười bài viết thì hết 9 bài viết gần giống nhau vì đi cùng một lối mòn. Ở miền Nam, năm 1965, Lê Ngọc Trụ, Bửu Cầm có thiết lập một “Thư mục về Nguyễn Du”, nằm trong tủ sách của Viện Khảo cổ, Bộ Giáo dục Sài gòn gồm danh sách các bài viết về Nguyễn Du. Trong đó có 128 bài về tiểu sử, gia phả, 67 bài bàn về lai lịch truyện Kiều, 13 bài về giai thoại, 68 bài về vịnh truyện Kiều, 29 bài về khảo cứu. Chỉ có 9 bài bàn văn chương, nghệ thuật truyện Kiều

Trong phần mở đầu trong cuộc họp ngày 24 tháng 3 năm 1965 có ghi:

“biên soạn một cuốn thư mục về Nguyễn Du với sự bảo trợ của trường Đại Học Văn Khoa, Sài Gòn, Viện Khảo cổ, Nha Văn Khố và thư viện Quốc Gia. Công việc biên soạn được giao phó cho ông Lê Ngọc Trụ, Trưởng ban Thư Mục tại thư viện Quốc Gia và ông Bửu Cầm, Trưởng ban sưu tầm tại Viện Khảo Cổ.”
(Trích Thư Mục Lời tựa, trang 67)


Hà Nội sau 1975, khi Lê Xuân Lít đã sưu tầm 185 bài viết vể truyện Kiều trong tác phẩm tựa đề: 200 năm nghiên cứu bàn luận truyện Kiều năm 2005, do Nhà xuất bản Giáo dục in. Câc bài ấy nói chung, nội dung không khác gì trong Nam, ví cũng trích dẫn hầu hết các tác giả trong miền Nam trước 1975. Trong đó có chương bàn về: Những tranh luận về Truyện Kiều, Địa vị và ảnh hưởng của Truyện Kiều Văn Bản truyện Kiều, Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện Kiều. Triết lý truyện Kiều và giá trị Nhân Văn, Nhân vật trong truyện Kiều, Kết cấu, hình thức nghệ thuật và ngôn ngữ truyện Kiều. (Phan Văn Lít, “200 năm Nghiên cứu bàn luận truyện Kiều”, nxb Giáo dục, 2005, 1989 trang, in trên giấy mỏng đặc biệt)

2011 Lê Phụng và Trần Ngọc Ninh đã viết chung trong số Truyền Thông năm 2011 về Nguyễn Du, dày 312. Sau này, Lê Xuân Lít, nếu tái bản “200 năm Nghiên cứu bàn luận truyện Kiều”, liệu ông có liệt kê công trình tuyệt sắc của Lê Phụng và Trần Ngọc Ninh chăng?

Lê Phụng viết khác mọi người. Viết về Nguyễn Du, ông lại tập trung vào các tài liệu, thơ văn bằng chữ Hán qua các bài thơ trong các tập sách như Thanh Hiên thi tập, Nam Trung tập ngâm và và Bắc Hành tạp lục.

Phải chăng chính qua những bài thơ ấy, người ta mới tìm thấy cái tâm tư thực của Nguyễn Du? Cái tâm sự sâu kín suốt hơn 20 năm làm thơ như một thứ nhật ký cuộc đời Nguyễn Du? Còn truyện Kiều, dù là một tác phẩm lớn, nhưng Kiều có thể chỉ là nơi Nguyễn Du dùng để gửi gắm tâm sự của mình? Vì thế, mọi suy đoán về Nguyễn Du đều có tính cách giả định, như tâm sự Hoài Lê, như nỗi buồn của Nguyễn Du, v.v..

Và nhờ đọc các bài thơ này, Lê Phụng mới có thể khẳng định, không có chỗ nào cho thấy Nguyễn Du có tâm trạng hoài Lê như thói quen suy diễn? Cũng chính vì thế, Lê Phụng đã dành hẳn một chương nói về Nỗi buồn của Nguyễn Du. Đọc nỗi buồn Nguyễn Du của Lê Phụng hẳn là khác với các tác giả viết suy diễn nỗi buồn của Tố Như qua các câu thơ trong truyện Kiều.

Sự sâu sắc của Lê Phụng nằm ở chỗ đó và khác người cũng ở chỗ đó. Trong việc nghiên cứu, ông đi tìm những cái mới cái lạ, cái “ không ai nói tới”, những tác giả “mồ côi” chữ nghĩa từ xa xưa, từ cổ chí kim rồi ráp nối lại theo lối phân tích thông thời, lịch đại (diachronique/diachrony)

Nhiều người có nghe tiếng Lê Phụng thì cùng lắm cũng chỉ khen ông là người uyên bác. Nhưng uyên bác thế nào thì quả thực không dễ để biết. Có thể nói, số phận chữ nghĩa của ông mang lại sự bạc bẽo nhất. Cũng vì thế, ông là người vừa cô độc, vừa cô đơn trong suốt cuộc hành trình chữ nghĩa này. Phải chăng ông chọn sự cô đơn như lý lẽ đời ông trong khi cầm bút cũng như trong đời sống thường. Trong căn nhà rông có tầng, mình ông một cõi chìm sâu trong những dòng suy tưởng mà chỉ trong cái khung cảnh như thế, chữ nghĩa mới bò ra, mới xuất hiện!

Người hiểu và chia xẻ các công trình sáng tác “độc nhất vô nhị” của ông họa chăng chỉ có vài người như Phạm Hữu Trác. Và Nguyễn Văn Trung?

Phạm Hữu Trác là người đã đưa tư tưởng của Lê Phụng ra cõi người qua một số báo Truyền Thông từ 2001 đến 2011 như: Truyện trò với đầu lâu ( số 1, 2001). Tư Duy trong thơ Nguyễn Khuyến (số 19-20, Xuân-Hè 2006). Đối đãi trong thơ Nguyễn Công Trứ ( số 25, 2007) Ngũ Phúc, số 30-31, 2009). Nhất là Nguyễn Du (số 30-40, Đông-Xuân 2011)

blank

Một trong nhiều tác phẩm của Lê Phụng. Nguồn: DCVOnline.net (mục Tài liệu)

Tuy nhiên, theo tôi, đó chỉ là một phần trong gia tài biên khảo của Lê Phụng.

Năm 2004 Lê Phụng và Nguyễn Văn Trung đã hợp tác, chia xẻ, gợi ý cho nhau về chủ đề văn học Việt Nam. Và Nguyễn Văn Trung có thể cung cấp cho Lê Phụng một số tư liệu “nhà đạo” để sau này Lê Phụng có thể viết hẳn một chuyên đề đồ sộ, sâu săc mang tên: Dòng Văn Học mang dấu Chúa. Đây có thể nói, Lê Phụng là người duy nhất “ngoài đạo” hiểu sấu săc về đạo, viết về đạo như người trong cuộc.

Kết quả hợp tác giữa Lê Phụng và Nguyễn Văn Trung là một tập tư liệu dày khoảng 600 trang trong đó đượm sắc đạo, mầu thiền, Lề Nho. “Đưa tư tưởng văn học Việt Nam truyền thống vào diễn đàn tư tưởng văn học thế giới” là tựa đề của tập tư liệu của Nguyễn Văn Trung và Lê Phụng được phổ biến rất giới hạn dưới hình thức photocopy. Vào tháng 4, 2004.

Và chắc hẳn, con nhiều tập tài liệu khác dưới dạng bản thảo còn nằm trong kệ sách ở nhà ông?

Về số Truyền Thông đầu tiên do Phạm Hữu Trác phụ trách, số tháng 11-2001, Lê Phụng với chuyên đề: Truyện trò với đầu lâu. “Truyện trò với đầu lâu” là một phần bộ cũng nằm trong dòng văn học mang dấu Chúa.

Tôi đã kinh ngạc khi đọc bài này. Đó là những kiến thức “ngoại hạng” rút ruột từ kinh thánh ở cái chỗ uyên nguyên của đạo giáo. Như khi ông biện giải câu nói sau đây của Chúa nói với Moi sen, “Dieu dit à Moise: Je suis qui je suis.” Theo Lê Phụng,

“Kinh Thánh trọn bộ, TP Hồ Chí Minh 1988 đã dịch ra tiếng Việt là: “Thiên Chúa phán với ông Mô- Sê: Ta là Đấng Hiện Hữu.”” (Nguyễn Văn Trung và Lê Phụng, “Đưa tư tưởng Văn Học Việt Nam truyền thống vào diễn đàn tư tưởng văn học thế giới”, tư liệu photpcopy, trang 114-115).

Có nghĩa là Đấng tự tạo, tự hữu. Theo tôi khi dịch là Đấng Hiện Hữu không sát nghĩa bằng chữ “Tự Hữu”.

Người thường không thể dễ dàng hiểu về vấn đề Thượng đế tự hữu. Sau đó ông so sánh với Phật, Lão, Bà La Môn, Khổng giáo, v.v.

Rồi khởi đi từ Kinh Thánh, ông dõi cái nhìn của một thức giả nhìn ra được những mối liên hệ liên thuộc giữa các dòng tư tưởng lớn như từ Nho Giáo, từ Lão Tử Đạo Đức Kinh rồi từ các tác giả như Hàn Mặc Tử, Tản Đà. Từ tài liệu các sách chữ Nho, chữ Pháp, chữ Anh.

Và để cho cuộc đối thoại với đầu lâu (tức là sự chết) trở nên linh động, ông dùng lối viết mà ông gọi là “bút thuật đa thoại”, tiếng Pháp là polyphonie. Có nghĩa là, ông dùng thuật ngữ trong âm nhạc, coi các cuộc đối thoại như những “tiết khúc” gồm nhiều tiết khúc, trong một bản nhạc. Từ tiêt khúc dạo, mở đầu đến các tiết khúc trung tâm, cái thì như khúc dạo, cái thì như điểm trung tâm mà tất cả tạo thành một hòa điệu.

Theo cách tôi hiểu thông thường thì đây là lối viết Liên văn bản (intertexte) kết hợp nhiều nguồn tư tưởng từ tôn giáo, từ triết học Đông Tây cho đến các giả Việt Nam như Hàn Mặc Tử, Tản Đà.

Thật ra chuyên đề Truyện trò với đầu lâu như nói ở trên chỉ nằm trong một tổng thể mà Lê Phụng gọi là: Văn Học mang dấu Chúa..

Tôi cũng thật thích thú với sự so sánh giữa Kinh Cầu Hồn (Kinh của địa phận Phát Diệm do Giám mục Joannes Baptista cho in Imprimature ngày 20-11-1938). Kinh này, để tiếp cận với Kinh Vu Lan Bồn bên Đạo Phật, dài gần 100 câu theo thể thơ 4 chữ như:

“Lạy Chúa tôi ôi!
Chúa đã phán lời:
Tao là Chúa cả…”


Kinh Vu Lan Bồn tiềng Việt ở dạng thơ song thất lục bát, chuyển dịch từ bản Hán văn (佛說報恩奉盆經, Phật thuyết báo ân phụng bồn kinh).

“Một thuở nọ Thế Tôn an trụ
Xá Vệ thành Kỳ Thụ viên trung
Mục Liên mới đặng lục thông
Muốn cho cha mẹ khỏi vòng trầm luân…”

Người ta tin rằng nguyên bản Kinh Vu Lan Bồn viết tiếng Phạn. Bản Ullambana Sutra (© Buddhist Text Translation Society) tiếng Anh cũng làn bản dịch từ Hán văn.


Cả hai thể thơ bốn chữ và song thất lục bát này dễ đọc truyền miệng và dễ nhớ. Và không biết do sự tiếp cận ra sao mà cả hai kinh đều dùng thể thơ. Chắc hẳn Kinh Vu Lan Bồn thì đã có trước và Kinh Cầu Hồn chỉ là biết khôn khéo xử dụng hình thức thơ  cho bổn đạo đọc thuộc lòng.

Kinh nghiệm cá nhân của tôi khi còn nhỏ là khi đọc Kinh Cầu Hồn mà nhịp điệu mỗi lúc tăng vận tốc như thúc dục, như van nài, các câu đuổi nhau mà như thể không kịp thở. Nó tạo nên một ảnh hưởng tâm sinh lý như ngất ngây; về bề ngoài càng đọc, âm thanh càng vang dội; về thể xác, cả đám đông đầu lắc lư chao đảo ngoài sự kiểm soát của trí năng đến độ tạo một sự cảm xúc tập thể như thể những người đang lên đồng. Sự sốt sắng ngất ngây, niềm hưng phấn như tràn dâng do cả một khối người, cùng một cung điệu cất lên, và điểm đỉnh của nó, theo cách nói nhà đạo là lúc đó trở thành những kẻ “nói tiếng la”.

Đây là một kinh nghiệm tôn giáo hiếm hoi độc nhất vô nhị.

Cũng vậy, khi người ta tụng niệm A Di Đà Phật với tiếng mõ cầm chịch mới đầu còn chậm sau tiếng mõ càng dồn dập hối hả cũng tạo ra một sự phấn khích tương tự.


Đối chiếu hai bài kinh thì nội dung đều muốn bày tỏ lòng con cái muốn đáp lại ơn sinh thành của cha mẹ, đồng thời cầu bầu cho vong hồn còn mắc trong lửa hỏa ngục.

“Như cha mẹ bảy đời quá-vãng
Sẽ hóa-sanh về cõi thiên-cung
Người thời tuấn-tú hình-dung
Hào-quang chiếu sáng khắp cùng châu-thân”


Kinh Vu Lan Bồn thì mong cha mẹ sớm thoát hoả ngục đưa về cõi thiên cung. Nghi thức Kinh Lan Bồn như một diễn tả chu kỳ từ cõi sống đến cõi chết và đi tới sự tái đầu thai. Nó như nối kết sự sống và sự chết ở kiếp sau. Nó như một nghi thức của sự bước qua. Nó có khác chi quan niệm tái sinh của người công giáo?

(Về nghi thức Vu Lan Bồn cũng được một tác giả khác là giáo sư Trần Thái Đỉnh viết trong sách: Kinh nguyện quanh năm Địa phận Bùi Chu, Kinh Phục Rĩ, trang 281-284 và Kinh Cầu Hồn (diễn ca), trang 285-288)


Lê Phụng đặt ra câu hỏi:

“Suy rộng hơn, điều cầu xin của người theo đạo Chúa, đọc kinh lần hạt mong được bình an trong tâm hồn “Khi nay và trong giờ lâm tử” hỏi có khác nào điều ước mong của người con Phật tụng Nam vô A Di Đà Phật hay giải công án để tìm thấy tâm thân an lạc trong kiếp này và sang kiếp sau trong cõi Siêu sinh? Phải chăng đó cũng là “cách khéo léo cái sống để khéo lo cái chết” của người đọc sách Trang Tử?”
(Nguyễn Văn Trung và Lê Phụng, ibid., trang 24-25)

Tôi cho đây là những so sánh rất lý thú và sâu sắc của Lê Phụng.

Đi xa hơn nữa, ông còn đề cập đến vấn đề phái tính nữ trong các tôn giáo. Như truyện Quan Âm Thị Kính hay các truyện Theodora, Marina, Margaret Pelagia của Tây Phương.

Cùng một dòng suy nghĩ như Lê Phụng, Thanh Lãng đã viết tập “Thử thiết lập”, hồ sơ 2 người con gái: 1, con của Phật; 1, con của Chúa vào ngày 27 tháng 11, 1987 trước khi ông qua đời vào ngày 12-1988. Đây là một đề tài phức tạp.

Còn biết bao nhiêu công trinh khảo cứu của tác giả Lê Phụng như: Niềm tin Nữ thần linh trong văn học truyền thống. Nứ tính trong thi và họa. Phật Bà Quan Âm Thị Kính. (Môt người sống cô độc mà lại vịn vai nữ tính, đề cao sự có mặt của họ trong nhiều công trình sưu khảo của mình). Văn Học mang dấu Chúa với tác phẩm của Lữ Y Đoàn, v.v.. Hàn Mạc Tử và siêu thực. Thơ Thiền Nguyễn Du và Nguyễn Khuyến. Kim Vân Kiều. Hoa Việt Nhật, tác giả Hoàng Trung Mân Lang (Hatakesnata Toshio), dịch giả Lê Phụng. Dòng thơ Trúc Lâm. Lê Phụng và Trần Đức Cương. Dòng thơ Lão Chài. Nền Nho tục nhà.

Tôi chỉ xin tạm thời nêu một số các biên khảo của một bậc đàn anh mà sức tôi không đủ để chuyên chở hết và không đủ điều kiện cũng như trang bị để giải mã tất cả. Xin hẹn dịp khác.

Vĩnh biệt anh Lê Phụng, một con người trên muôn người. Và nay cả Thiên đàng và Niết Bàn đều có giấy mời anh vào.

Nguyễn Văn Lục
Nguồn: DCVOnline

Thiep moi

11 Tháng Sáu 20212:25 SA(Xem: 6657)
Nhưng Tí vẫn là đứa con bé bỏng trong vòng tay của chị. Đứa con ước ao một món quà thuở nhỏ, mà mãi đến giờ, và sẽ không bao giờ, chị có thể tặng cho con.
11 Tháng Sáu 20211:57 SA(Xem: 7102)
Ngày mai tôi sẽ lái xe ra biển và ném thỏi son này thật xa để nó theo dòng nước trôi ra đại dương. Không còn lý do gì để giữ kỷ niệm này nữa.Một gút mắc của cuộc đời vừa được tháo gỡ. Chưa ra biển mà nghe lòng mênh mông.
11 Tháng Sáu 20211:08 SA(Xem: 8100)
Cù lao chín chữ vai mang Đại dương sâu thẳm ngút ngàn vọng chân Thái sơn chở nặng nghĩa ân Vầng dương chiếu rọi Sáng Ngần Tình Cha.
10 Tháng Sáu 202110:34 CH(Xem: 11746)
Có gì đó ở Sài Gòn nhớ mãi Đi thật xa vẫn quay quắt hướng về Sài Gòn bây giờ tháng sáu nhiêu khê Sài Gòn đắp mền ủ mình trốn dịch.
07 Tháng Sáu 20211:14 SA(Xem: 5234)
dù quý vị là người sẽ xuất gia theo dạng "Thân xuất gia, Tâm xuất gia" hay quý vị tự xếp mình vào dạng "Thân không xuất gia, mà Tâm xuất gia" thì bài pháp này sẽ giúp cho quý vị mạnh dạn chọn cho mình một con đường đi,
06 Tháng Sáu 20211:14 CH(Xem: 14427)
Sài Gòn cơn bệnh rồi sẽ qua Hòn Ngọc Viễn Đông lại điệu đà " Sài Gòn tốt bụng " câu cửa miệng Để thương để nhớ kẻ phương xa.
06 Tháng Sáu 202112:13 CH(Xem: 9997)
Florida với trái cây miền nhiệt đới như ở VN. Tôi là dân miệt vườn nên mơ ước được đi đến đó, tận tay hái những cây trái sai oằn như ở vườn nhà ngày xưa. Tôi nôn nao lắm Florida ơi!
01 Tháng Sáu 202110:40 CH(Xem: 7546)
Chuyến đi Á Châu vào cuối tháng 11 và đầu tháng 12 năm 2019 có thể là chuyến đi qua nhiều nước cuối cùng của tôi.
01 Tháng Sáu 202110:29 CH(Xem: 4164)
(Viết thay, là nén hương lòng tưởng nhớ CHS Ngô Quyền K8 Trần Hữu Phúc)
01 Tháng Sáu 20211:49 SA(Xem: 8860)
Cảm ơn câu hát tiếng đàn Để tình thơ dại luôn mang nặng lòng Cảm ơn ngày tháng thong dong Cảm ơn cả những long đong phận người
01 Tháng Sáu 20211:43 SA(Xem: 10013)
Nghe trong câu hát lời kinh Vạn lời xin lỗi tình em còn chờ Tào khang không trọn dòng thơ Phút giây hạnh ngộ cũng là thiên thu
01 Tháng Sáu 20211:29 SA(Xem: 6059)
Ông người Nhật Inoue đã phát minh ra chiếc máy khiến điếc tai hàng xóm thì cũng một ông người Nhật khác, ông Seiji Nakazawa, sáng chế ra một dụng cụ cứu tai hàng xóm.
01 Tháng Sáu 202112:06 SA(Xem: 9304)
Hơn 70 năm đã trôi qua kể từ khi tôi mài đủng quần ở các trường Cao Văn, Nguyễn Văn Khuê và Chu Văn An, tôi vẫn không quên công lao những người thầy đã truyền cho tôi những kiến thức
31 Tháng Năm 202111:44 CH(Xem: 9505)
Nắng bồi hồi tiễn anh ngang đường cũ Có hàng cây lay lắt gió đợi chờ Có em ngồi bên sân chiều lá rụng Gom lá vàng, đong kỷ niệm ngày thơ.
23 Tháng Năm 202111:59 CH(Xem: 7696)
Mẹ đã thanh thản đi về cõi vĩnh hằng trong một giấc ngủ muộn vào chiều ngày lễ Memorial Day năm 2018, để lại cho con cháu niềm tiếc thương vô hạn cùng tấm gương rực sáng ...
23 Tháng Năm 20212:34 SA(Xem: 8072)
Bộ mặt Sài Gòn đã thay đổi...Tôi không tìm thấy lại một Sài Gòn thân yêu, duyên dáng, lịch sự và văn minh của ngày xưa.
23 Tháng Năm 20212:34 SA(Xem: 8604)
Cựu học sinh Ngô Quyền Houston hôm Sunday 5/20/21 tổ chức một buổi họp mặt chào đón cô Ma Thị Ngọc Huệ cùng phái đoàn đến từ California.
23 Tháng Năm 20212:33 SA(Xem: 7539)
Là người dân của Mỹ cũng may mắn như được làm con nhà giàu. Nếu được làm con nhà giàu thì phải biết mở lòng để giúp những người kém may mắn.
23 Tháng Năm 20211:42 SA(Xem: 3079)
Chương trình phòng chống bệnh ung thư của văn phòng BPSOS-Houston Xin quý vị đón xem chương trình của chúng tôi được phát sóng 2 tháng một lần
21 Tháng Năm 20211:41 SA(Xem: 7161)
Như đã thông báo trước, chúng tôi tổ chức viếng tang vào lúc 14 giờ ngày 19.05.2021. Tôi và Trần Văn Thông đến nơi tổ chức tang lễ đúng hẹn.
21 Tháng Năm 20211:16 SA(Xem: 6293)
bài thơ MINH KHÚC 3 của thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên và lấy tên là THẤT TÌNH. .Xin gửi đến ban chấp hành Ngô Quyền có thể share link này như món quà tinh thần để nhớ đế anh Thi sĩ NGUYỄN TẤT NHIÊN
21 Tháng Năm 202112:45 SA(Xem: 4649)
Bài tập quan trọng nhất của bộ môn khiêu vũ Xin mời thưởng thức: Kỹ thuật đôi chân của vũ điệu International Latin Biên tập: Vũ sư Thanh Lam
17 Tháng Năm 20212:38 SA(Xem: 12866)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: ĐÃ LỠ DUYÊN RỒI - Nhạc: Phạm Chinh Đông - Trình bày: Văn Vĩnh
17 Tháng Năm 20211:34 SA(Xem: 9929)
Tìm nhau năm mươi năm Năm mươi mùa Đông lạnh Đường hun hút xa xăm Chim Thiên Đường mỏi cánh.
17 Tháng Năm 20211:30 SA(Xem: 7808)
Sau năm 1975, trong thời gian khó khăn, nhà không có TV mỗi lần có tranh cúp Mondial, tôi phải sang nhà người học trò bên cạnh xem ké trận đấu.
17 Tháng Năm 20211:23 SA(Xem: 4528)
Trong bài chia sẻ này chúng ta cùng nhau tìm hiểu khái quát về ảnh hưởng của nghiệp tác động vào cái chết của mỗi người,
17 Tháng Năm 20211:23 SA(Xem: 3377)
Chườm lạnh trên các vết thương đau cấp tính viêm sưng. Chườm nóng trên các cơ bắp đau kinh niên, cứng cơ. Trên lớp vải mỏng khoảng15-20 minutes.
17 Tháng Năm 20211:15 SA(Xem: 10089)
Những dấu chân mòn mỏi Mẹ đi qua. Nhiều khi Mẹ không ngoái đầu nhìn lại Sương Tấm trên vai ướt mềm áo vải Nắng nhuộm đen đôi gót nhỏ chai sần
17 Tháng Năm 20211:03 SA(Xem: 10219)
Anh nói với em chỉ một điều Hai ta giữ mãi một tình yêu Cho nhau nồng ấm như ngọn lửa Dù cả hai ta đã xế chiều.
16 Tháng Năm 202110:42 CH(Xem: 8913)
Mẹ ơi! Ơn nghĩa sinh thành biết chừng nào con đền đáp được. Con nguyện cầu cho mẹ khỏe mạnh, an lạc để sống đời với con.
16 Tháng Năm 20212:03 SA(Xem: 8631)
Tháng năm phượng đỏ sân trường Ve sầu rền rĩ điệu buồn âm vang Xuân trôi nắng hạ về ngang Đốt hồn cây cỏ hong vàng tóc ai.
16 Tháng Năm 202112:46 SA(Xem: 8458)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: ĐÔNG NGÂM - Thơ Thy Lệ Trang - Nhạc Bằng Giang Hòa âm Vũ Thế Dũng - Trình bày Tâm Thư
11 Tháng Năm 202110:53 CH(Xem: 11182)
Nắng đã lên bầu trời đẹp lạ Ôm vào lòng bao nỗi ước mơ Bây giờ ta đếm từng giờ. Chờ cả thế giới hoàn toàn mở cửa.
09 Tháng Năm 202112:18 SA(Xem: 11603)
Ngày Mother's Day đừng bỏ lỡ Một cú phone và một món quà Hay em lái xe qua. Ôm lấy mẹ hôn trên đôi má
08 Tháng Năm 202111:34 CH(Xem: 9326)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: TIẾNG GỌI MẸ - Thơ Trần Kiêu Bạc LÁ THƯ GỬI MẸ - Nhạc Nguyễn Hiền - Ca sĩ: LệThanh Video clip: Kiều Oanh
08 Tháng Năm 202110:56 CH(Xem: 8808)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: MẸ TÔI - Nhị Hà: sáng tác - Hòa Âm: Ngô Nguyên Ca sĩ: Như Hương - Video clip: Kiều Oanh
08 Tháng Năm 202112:08 SA(Xem: 8461)
Hạt tốt ươm mầm... tâm tĩnh lặng Hoa lành nẩy giống... trí an ngơi Công ơn từ mẫu con chưa vẹn Mẹ đã lìa xa cõi thế rồi!
04 Tháng Năm 20214:12 CH(Xem: 9274)
Thời gian che lấp thương đau Vãng sanh lạc quốc Mẹ vào thiên thai Xong rồi ân trả nợ vay Tám tám mùa nắng mưa phai cuộc đời Tháng Năm Buồn Nhớ Mẹ Ơi...
04 Tháng Năm 20212:25 CH(Xem: 7678)
Năm 1969, tôi được đổi về dạy ở trường Ngô Quyền, Biên Hòa chỉ cách Sài Gòn có 30 km....Tôi chỉ ở lại Biên Hòa đêm thứ hai, những ngày còn lại tôi ở Sài Gòn.
04 Tháng Năm 20212:12 CH(Xem: 11270)
Mẹ ơi, ngày ấy đã khắc sâu Lời mẹ dặn dò nhớ từng câu Phải chi nào có ngày xưa ấy Con mãi trong tay mẹ nhiệm màu.
02 Tháng Năm 20218:07 CH(Xem: 10754)
Tháng năm xin gửi đến các bà mẹ trẻ, mẹ già lời cầu chúc sức khỏe bình an hạnh phúc. Chúc các bà Mẹ nhận được thật nhiều lời chúc lành từ con cái.
30 Tháng Tư 20219:24 CH(Xem: 7643)
Trong nỗi buồn sâu lắng mỗi cuối tháng 4. chúng tôi vẫn tin sẽ có một ngày quê hương sẽ có tự do, dân chủ, để không còn một em bé Việt Nam nào bị cướp mất thời mới lớn như chúng tôi
30 Tháng Tư 20218:11 CH(Xem: 11634)
Thương con chưa phút nghĩ ngơi Vì con nào có một lời thở than Mẹ ơi! Lòng mẹ chứa chan Giờ đây xa vắng muôn ngàn xa khơi Con đây chưa nói một lời Tạ ơn cha mẹ một đời vì con
30 Tháng Tư 20214:57 CH(Xem: 11856)
Anh giấu thêm chiều rơi trăn trở Giấu hoàng hôn cổ tích lặng lờ Giấu mịt mờ vào đêm hoang hoải Giấu tình mình vào mãi thiên thu.
30 Tháng Tư 20212:16 CH(Xem: 10302)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: "VIỄN XỨ CA" - Nhạc: Nguyễn Văn Đông Tiếng hát: Elvid Phương - Kiều Oanh thực hiện youtube
29 Tháng Tư 20219:29 CH(Xem: 12942)
Bốn phương thơ nối thành gần Bạn thơ nhớ đến Trầm Vân nghẹn lời Chút lòng tưởng niệm bồi hồi. Nguyện hương linh được thảnh thơi cõi trời.
24 Tháng Tư 202111:30 CH(Xem: 9411)
Tuy tôi sinh ra ở tỉnh Bình Dương nhưng tôi sống phần lớn cuộc đời ở thành phố Sài Gòn, ngoài một thời gian ngắn đi dạy học ở Trà Vinh. Ngay trong 6 năm dạy học ở Biên Hòa, mỗi tuần tôi chỉ ở lại đó có một đêm.
24 Tháng Tư 202111:04 CH(Xem: 9105)
Ngô Quyền trang web đậm đầy Biên Hòa Ái Hữu vòng tay gọi mời Thơ Thầy đều khắp mọi nơi Tình thơ lắng đọng dẫu thời gian trôi.
20 Tháng Tư 20216:03 CH(Xem: 13653)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: TÌNH TỴ NẠN - Thơ Kim Loan Nhạc: Mai Đằng Hòa Âm: Đỗ Hải Cao Thế Huy trình bày
19 Tháng Tư 20211:27 SA(Xem: 9261)
Chán thật! Nhưng Mất cell phone bây giờ là mất đời em, đời anh, đời chúng ta, đời mọi người phải không?
18 Tháng Tư 202111:34 CH(Xem: 9876)
Mẹ đi xa hay sắp về rồi? Con còn chờ Mẹ ngóng xa xôi Lá rụng bao nhiêu tàng lá rụng Là bao dấu lệ nhớ thương Người!
18 Tháng Tư 202111:33 CH(Xem: 10421)
Có ai biết không lệ tôi rơi Giọt lệ mừng vui lẫn rối bời Mẹ già con dại đời tị nạn Sao đoạn đành đất nước tôi ơi!
18 Tháng Tư 202111:15 CH(Xem: 10188)
"NHỮNG NGƯỜI LÍNH NĂM XƯA" Thơ: Nguyễn T. Thanh Dương Văn Sơn Trường phổ nhạc; Tiếng hát: Hiếu Trang Video clip: Kiều Oanh
18 Tháng Tư 202110:38 CH(Xem: 12054)
Thơ tôi viết giản đơn thế đó Bạn thì sao hãy bắt tay nào. Bằng niềm vui hít thở thật sâu. Nhiều sức khỏe tươi màu hạnh phúc.
18 Tháng Tư 20211:01 SA(Xem: 10283)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: ĐÔI BỜ - Nhạc: Phạm Chinh Đông - Trình bày: Hà Thanh
13 Tháng Tư 20219:21 CH(Xem: 11989)
Bên nớ sông Không còn tiếng đàn ghi ta tha thiết Trôi theo gió sông Đồng Vọng sang bên ni Lời yêu thương đầu đời vụng dại Không còn... Không còn... Không còn. Bên ni... Bên nớ... Giòng sông hiu hắt buồn.
11 Tháng Tư 20218:04 CH(Xem: 9223)
Nén nhang được đốt lên, khói quyện xoay tròn tỏa mùi thơm nhẹ. Bà có cảm giác ông đang đứng đâu đó nhìn bà âu yếm, thương yêu.
11 Tháng Tư 20213:25 CH(Xem: 11324)
Em đi dang dở cuộc tình Quên đi ngày tháng chúng mình bên nhau Để anh ôm giấc mộng sâu Trái tim tan vỡ, đớn đau cõi lòng
10 Tháng Tư 20217:13 CH(Xem: 10486)
Tôi lại được dịp quen biết một số người bạn Cam rất hiền hoà và dễ thương. Cuộc đời có những niềm vui nỗi buồn mang tên Định Mệnh!
09 Tháng Tư 20217:24 CH(Xem: 12349)
Nếu mình còn sống còn thương nhớ Còn cúng cầu siêu mỗi tháng tư Hương linh tử sĩ, người chết biển. Một nén hương thơm lạy giã từ.
08 Tháng Tư 20216:27 CH(Xem: 8644)
Thơ thẩn cuộc đời nhiều gió bụi Xuân về hoa nở cánh đơn côl Thoảng trong hương gió mùi xuân mới Lòng kẻ tha phương dạ bồi hồi.
06 Tháng Tư 202111:10 CH(Xem: 9308)
Ông thề trước bàn thờ tổ tiên rằng nếu ông chết đi mà không trả được mối thù này thì con cái ông phải trả cho ông, đứa nào không trả được thì coi như là con bất hiếu, không xứng đáng được hưởng gia tài ông để lại,
06 Tháng Tư 202110:03 CH(Xem: 10102)
Nếu không có bài thơ này thì ít ai biết đến một thành phố xa xôi “quanh năm mùa đông” và những người yêu thơ không thuộc nằm lòng câu: May mà có em đời còn dễ thương.
06 Tháng Tư 20216:04 CH(Xem: 11907)
Hằng đêm trên đảo Quyên chỉ biết nhìn lên cao khấn nguyện Trời Phật, Tổ Tiên, Ông Bà Nội Ngoại phù hộ cho gia đình nàng đi được và có ngày đoàn tụ đại gia đình.
05 Tháng Tư 20213:25 CH(Xem: 11554)
những người của bên thua cuộc hay bên thắng cuộc đã là một xã hội nhỏ, một cảnh chợ đời 1975, sau những tháng, những năm đầu của miền Nam Việt Nam sụp đổ,
04 Tháng Tư 20213:18 CH(Xem: 10937)
... lâng lâng cảm giác hạnh phúc yêu đời, yêu người, yêu cuộc sống vừa được hồi sinh. Có phải vì màu nắng đẹp hay tôi nhìn mọi thứ đều đẹp từ khi được chích hai mũi thuốc Moderna
04 Tháng Tư 20213:11 CH(Xem: 11860)
Tiếng yêu chưa nói một lần Chia tay tạm biệt tấn ngần tiễn đưa.. Dù cho trời nắng hay mưa? Còn duyên gặp lại người xưa do Trời.
04 Tháng Tư 20213:07 CH(Xem: 11801)
Đường xưa, phố cũ, làng quê Chiều nghiêng nắng nhẹ, ghe về bên sông Dừng chân, mỏi gối, nhẹ lòng Nằm nghe gió hát bên giòng sông xưa.
03 Tháng Tư 202111:33 CH(Xem: 11131)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: MÙA HÈ TÔI VÀ EM - Nhạc: Phạm Chinh Đông Hòa Âm: YCH Văn Vĩnh trình bày
03 Tháng Tư 20215:37 CH(Xem: 9100)
Facebook chỉ là phương tiện để kết nối. Không có Facebook tôi vẫn còn họ và sống hết lòng với họ. Họ mới là những người bạn thủy chung.
03 Tháng Tư 20215:32 CH(Xem: 11346)
Bài thơ chiều nay viết Ý lời là tấm lòng Gửi theo nắng mai hồng. Cali mùa Xuân đến.
02 Tháng Tư 202111:00 CH(Xem: 8750)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: "TÌNH TỰ MÙA XUÂN" -- Nhạc Sĩ: Từ Công Phụng - Song ca: Đèo Văn Sách & Kim Phụng
02 Tháng Tư 20211:21 SA(Xem: 11943)
bụi. đất. cát. (B. Đ. C.), tên anh. cuối tháng Ba, một ngày rũ rượi, buồn… tuổi ba mươi, cát bụi, với cuồng phong. tiễn đưa anh, nước mắt. một dòng sông…
02 Tháng Tư 20211:18 SA(Xem: 8534)
Tao còn đoạ kiếp trần gian Tử qui sinh ký đeo mang ấn phù Đêm nằm Bên Khúc Niệm Ru Tuổi đôi mươi khóc gật gù ghé thăm...
31 Tháng Ba 20216:31 CH(Xem: 12931)
Áo chinh nhân đã bạc nhầu Như từng sợi tóc nhượm màu phân ly Ngựa về khuất bóng tà huy Ngựa về mỏi gối lưng quỳ dưới trăng…
27 Tháng Ba 202111:40 CH(Xem: 8978)
Quê nhà: nên trở về thăm chứ? … Sầu hận dâng lên ngút tận trời! Bạn ta - có kẻ ngồi giữa chợ, Gõ bồn mà gọi Việt nam ơi! Mời thưởng thúc bài thơ "Hành phương Bắc" của Sao Khuê - Hồng Vân diễn ngâm :
27 Tháng Ba 20211:22 SA(Xem: 5349)
Họ càng tôn thờ ta thì cái cục danh dự mà họ phong cho ta càng lớn. Ta dồn quá nhiều năng lượng trông coi cái cục danh dự ấy, luôn luôn sợ nó mất sáng mất đẹp mà quên đi mất việc chính của mình là phải tu tâm
24 Tháng Ba 202110:49 CH(Xem: 7592)
Người Việt mình, khi đặt tên cho con cái, thường chọn tên có ý nghĩa hoặc gửi gắm theo tình yêu thương với niềm mơ ước, nhưng cũng lắm khi…. “đời không như là tên”.
20 Tháng Ba 202110:11 CH(Xem: 12298)
Sông xưa, bến cũ, đò ngang Nằm nghe gió nhẹ mênh mang cuộc đời Chiều về nắng tắt rong chơi Quên đi ngày tháng, một thời xa quê.
20 Tháng Ba 20219:34 CH(Xem: 7865)
Ở tuổi lên 9, Clara đủ khôn để biết đại dịch đã ảnh hưởng đến các em như thế nào, và những giọt nước mắt hạnh phúc được trở lại trường, sẽ theo em suốt quãng đời còn lại.
20 Tháng Ba 20217:38 CH(Xem: 9878)
Phụ nữ Việt Nam luôn luôn tự hào là hậu duệ con cháu của nhị nữ Trưng Vương, làm tốt mọi vai trò được giao phó.
20 Tháng Ba 20217:25 CH(Xem: 14260)
Tị nạn xứ người Công dân hạng hai thấy thượng đẳng da trắng Bắn giết đánh đập da vàng Tưởng chuyện của ai Không phải của mình Không lòng xót thương Sao gọi là Người.
20 Tháng Ba 20217:20 CH(Xem: 14517)
Mỗi năm ngày kỵ giỗ Trưng Vương Con cháu hai Bà quyết noi gương Dựng lại uy danh nòi giống Việt Thành kính tri ân đốt trầm hương.
18 Tháng Ba 202110:16 CH(Xem: 11804)
Nền độc lập hoàn toàn tự chủ Sau gần hai thế kỷ gông xiềng Vẻ vang chiến thắng đầu tiên Nữ anh hùng kiệt lưu truyền ngàn sau
15 Tháng Ba 20218:11 CH(Xem: 9208)
Kiều Oanh cảm tác qua nhạc phẩm “Đừng Bao Giờ Hứa” Sáng tác: Lê Tín Hương Mời Quý Vị thưởng thức qua tiếng hát Kim Phụng
15 Tháng Ba 20211:27 SA(Xem: 11462)
Xin bấm vào link tên bài hát bên dưới hoặc youtube để thưởng thức THU VỀ ĐÂU - Thơ: Tưởng Dung - Nhạc: Phạm Trung Trình bày: KaNa Ngọc Thúy
14 Tháng Ba 202112:43 SA(Xem: 5345)
Bốn mươi năm thủa đầu Công Nguyên Tô Định nhà Đông Hán tập quyền Áp bức Giao Châu, trăm họ Việt Hai bà Trưng Trắc, Nhị vùng lên
13 Tháng Ba 202110:56 CH(Xem: 7934)
Nhưng cuối cùng Cậu Mợ lại có nhau, cùng nằm bên nhau, cùng hàn huyên với nhau, và cùng nhau phù hộ cho con cháu. Mợ ra đi rạng sáng ngày 13 tháng 3 năm 2020, 4 ngày sau lệnh đóng cửa, cách ly các nhà dưỡng lão.
13 Tháng Ba 20219:35 CH(Xem: 7002)
“Ai thấy Pháp người ấy thấy Ta, ai thấy Ta người ấy thấy Pháp”. Đây là lời dạy của đức Phật dành cho tỷ-kheo Vakkali.
13 Tháng Ba 20214:11 CH(Xem: 15897)
Tháng ba nắng ấm Xuân bâng khuâng Nàng Tiên dáng ngọc bước xuống trần Căn nhà ấm cúng hình dáng mẹ. Là nàng tiên nữ lạc bước chân.
13 Tháng Ba 20211:01 SA(Xem: 11443)
Xin bấm vào link tên bài hát bên dưới để xem youtube: MÙA THU VÀ CÔ GÁI MIỀN NAM - Thơ: Võ Đình Tuyết - Nhạc: Nguyễn Thiện Lý - Hòa âm: Quang Đạt - ca sỹ: Diệu Hiền
12 Tháng Ba 202110:21 CH(Xem: 7691)
Xin đừng "ngủ quên trên chiến thắng" của thuốc chủng ngừa. Vì trong đại dịch, ngoài vaccine, khẩu trang, và khoảng cách xã hội vẫn là đồng minh hữu hiệu nhất của mỗi người.
12 Tháng Ba 20213:43 CH(Xem: 11965)
Hãy nhìn đối phương suốt một quá trình chung sống để yêu thương và thông cảm. Bất cứ khi nào có thể, hãy nắm lấy bàn tay "Năm ngón em hết kiêu sa" mà chân thành tuyên bố: " Cám ơn em! bà xã của anh."
09 Tháng Ba 20219:27 CH(Xem: 9721)
Vinh Danh Phụ Nữ Việt Nam Cháu con Trưng Triệu sẵn sàng đứng lên Tam ty pháp, trống vang rền Khả Gia Liệt Phụ xứng tên Chợ Đồn
05 Tháng Ba 202110:49 CH(Xem: 11098)
Tinh thần chung của nền học vấn miền nam lúc bấy giờ là phải học lễ trước rồi mới học văn, tức coi việc rèn luyện đức – trí là quan trọng như nhau, nhưng đức phải ưu tiên đi trước một bước.
05 Tháng Ba 20215:24 CH(Xem: 14771)
Xuân qua én lượn qua mau Phương hồng hè đến nhuốm màu thời gian Thu sang rồi đến đông tàn Nhớ ngày xưa ấy mênh mang sợi buồn.
04 Tháng Ba 202111:56 CH(Xem: 7786)
Bất cứ lúc nào, hễ nghe ai nhắc Thái Thanh và Ngày Xưa Hoàng Thị thì trong tôi lại xốn xang những đoạn đời dấu yêu của “Ngày Xưa Nguyễn Thị… Tôi”,
03 Tháng Ba 202111:02 CH(Xem: 9094)
Dù đã được chích ngừa hay không, tất cả mọi người đều nên mang khẩu trang ở nơi công cộng. Đó là cách tự bảo vệ mình tốt nhất, và cũng là bổn phận với của mỗi cá nhân với xã hội.
03 Tháng Ba 202110:42 CH(Xem: 12390)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: CHỈ LÀ – Thơ: Hà Thu Thủy - Nhạc: Phạm Chinh Đông Hòa Âm: Tuấn Ngọc Ca sĩ: Hương Giang
02 Tháng Ba 20219:49 CH(Xem: 9549)
Những dòng cuối của bài này tôi xin gửi lời cám ơn đến tất cả bạn bè, thân hữu và người thân đã gọi điện thoại hoặc gửi email để thăm hỏi trong những ngày tuyết rơi và giá lạnh.