Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Nguyễn Văn Lục - In Memoriam Lê Phụng (1933-2017)

24 Tháng Mười Một 201710:02 CH(Xem: 9001)
GS. Nguyễn Văn Lục - In Memoriam Lê Phụng (1933-2017)

In Memoriam Lê Phụng (1933-2017)


blankLê Phụng vừa nằm xuống ngày 11 tháng 11, 2017. Tin đến gây bàng hoàng cho vài bạn bè. Cái chết của riêng ông có thể đã xong. Ông đã chuẩn bị chờ nó và ngay cả sắp xếp cho chuyến ra đi một cách rất “Lê Phụng”.

blank

Đối với người đời. Có thể là một hoàn tất, một kiếp người, một giải thoát, một trở về, một thân phận người. Hiểu theo tôn giáo thì nghĩ rằng cát bụi trở về cát bụi. Hoặc một chuyển nghiệp.

Thôi thì tùy theo mỗi cá nhân đặt để.

Nhưng cái phần còn của công trình viết của Lê Phụng là một gia tài đồ sộ, “vươt mọi khuôn khổ” nhận thức đời thường ít được ai biết tới hoặc chia xẻ nhìn nhận thì quả thực là chưa xong. Và có lẽ đó là điều mà Lê Phụng ra đi chưa cảm thấy yên tâm. Cho đến phút chót. Ông vẫn mong muốn, đến hối hả, để thấy những công trình nghiên cứu của ông có bảng tra cuối sách và được phổ biến. Chuyện ấy đã không diễn ra hay chưa diễn ra như lòng mong đợi của ông.

Phải chăng đó là những điều ông cảm thấy chưa trọn vẹn.

Cả đời ông, không có chuyện gì quan trọng hơn việc đọc và viết. Tôi thấy thật hiếm người có thể mê say chuyện sách đèn đến như thế, và mọi chuyện khác đều không được ông quan tâm. Từ những chuyện đời thường, chuyện bạn bè, chuyện giao tế, chuyện gia đình đến chuyện cá nhân như chuyện ăn ngủ, sinh lý tình dục, tất cả ông đều “coi nhẹ”. Mãi cho đến cuối đời, trong lúc tâm sự vụn với bạn bè, ông mới chợt tỉnh và thấy rằng ông đã bỏ quên “chuyện ấy” và để tuổi thanh xuân qua đi lúc nào không hay.

Quả đúng là cái nghiệp cầm bút.

Bạn bè của ông đếm không quá 10 ngón tay. Dù ông có muốn cũng không được. Ông có thể nói gì với họ đây?

Cái nghiệp ấy không đem lại cho ông chút hào quang nào mà chính ra nó đáng được trân trọng.

Cây bút của ông thật quá khó cho bất cứ ai muốn đọc ông. Anh em trong DCVOnline.net đã hẳn phải đánh vật với chữ nghĩa của Lê Phụng mỗi khi đăng bài của ông.

Đây là một tỉ dụ dẫn chứng. Khi viết về Nguyễn Du, phần đông các tác giả đều căn cứ trên chính truyện Kiều để bình luận khen chê. Mười bài viết thì hết 9 bài viết gần giống nhau vì đi cùng một lối mòn. Ở miền Nam, năm 1965, Lê Ngọc Trụ, Bửu Cầm có thiết lập một “Thư mục về Nguyễn Du”, nằm trong tủ sách của Viện Khảo cổ, Bộ Giáo dục Sài gòn gồm danh sách các bài viết về Nguyễn Du. Trong đó có 128 bài về tiểu sử, gia phả, 67 bài bàn về lai lịch truyện Kiều, 13 bài về giai thoại, 68 bài về vịnh truyện Kiều, 29 bài về khảo cứu. Chỉ có 9 bài bàn văn chương, nghệ thuật truyện Kiều

Trong phần mở đầu trong cuộc họp ngày 24 tháng 3 năm 1965 có ghi:

“biên soạn một cuốn thư mục về Nguyễn Du với sự bảo trợ của trường Đại Học Văn Khoa, Sài Gòn, Viện Khảo cổ, Nha Văn Khố và thư viện Quốc Gia. Công việc biên soạn được giao phó cho ông Lê Ngọc Trụ, Trưởng ban Thư Mục tại thư viện Quốc Gia và ông Bửu Cầm, Trưởng ban sưu tầm tại Viện Khảo Cổ.”
(Trích Thư Mục Lời tựa, trang 67)


Hà Nội sau 1975, khi Lê Xuân Lít đã sưu tầm 185 bài viết vể truyện Kiều trong tác phẩm tựa đề: 200 năm nghiên cứu bàn luận truyện Kiều năm 2005, do Nhà xuất bản Giáo dục in. Câc bài ấy nói chung, nội dung không khác gì trong Nam, ví cũng trích dẫn hầu hết các tác giả trong miền Nam trước 1975. Trong đó có chương bàn về: Những tranh luận về Truyện Kiều, Địa vị và ảnh hưởng của Truyện Kiều Văn Bản truyện Kiều, Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện Kiều. Triết lý truyện Kiều và giá trị Nhân Văn, Nhân vật trong truyện Kiều, Kết cấu, hình thức nghệ thuật và ngôn ngữ truyện Kiều. (Phan Văn Lít, “200 năm Nghiên cứu bàn luận truyện Kiều”, nxb Giáo dục, 2005, 1989 trang, in trên giấy mỏng đặc biệt)

2011 Lê Phụng và Trần Ngọc Ninh đã viết chung trong số Truyền Thông năm 2011 về Nguyễn Du, dày 312. Sau này, Lê Xuân Lít, nếu tái bản “200 năm Nghiên cứu bàn luận truyện Kiều”, liệu ông có liệt kê công trình tuyệt sắc của Lê Phụng và Trần Ngọc Ninh chăng?

Lê Phụng viết khác mọi người. Viết về Nguyễn Du, ông lại tập trung vào các tài liệu, thơ văn bằng chữ Hán qua các bài thơ trong các tập sách như Thanh Hiên thi tập, Nam Trung tập ngâm và và Bắc Hành tạp lục.

Phải chăng chính qua những bài thơ ấy, người ta mới tìm thấy cái tâm tư thực của Nguyễn Du? Cái tâm sự sâu kín suốt hơn 20 năm làm thơ như một thứ nhật ký cuộc đời Nguyễn Du? Còn truyện Kiều, dù là một tác phẩm lớn, nhưng Kiều có thể chỉ là nơi Nguyễn Du dùng để gửi gắm tâm sự của mình? Vì thế, mọi suy đoán về Nguyễn Du đều có tính cách giả định, như tâm sự Hoài Lê, như nỗi buồn của Nguyễn Du, v.v..

Và nhờ đọc các bài thơ này, Lê Phụng mới có thể khẳng định, không có chỗ nào cho thấy Nguyễn Du có tâm trạng hoài Lê như thói quen suy diễn? Cũng chính vì thế, Lê Phụng đã dành hẳn một chương nói về Nỗi buồn của Nguyễn Du. Đọc nỗi buồn Nguyễn Du của Lê Phụng hẳn là khác với các tác giả viết suy diễn nỗi buồn của Tố Như qua các câu thơ trong truyện Kiều.

Sự sâu sắc của Lê Phụng nằm ở chỗ đó và khác người cũng ở chỗ đó. Trong việc nghiên cứu, ông đi tìm những cái mới cái lạ, cái “ không ai nói tới”, những tác giả “mồ côi” chữ nghĩa từ xa xưa, từ cổ chí kim rồi ráp nối lại theo lối phân tích thông thời, lịch đại (diachronique/diachrony)

Nhiều người có nghe tiếng Lê Phụng thì cùng lắm cũng chỉ khen ông là người uyên bác. Nhưng uyên bác thế nào thì quả thực không dễ để biết. Có thể nói, số phận chữ nghĩa của ông mang lại sự bạc bẽo nhất. Cũng vì thế, ông là người vừa cô độc, vừa cô đơn trong suốt cuộc hành trình chữ nghĩa này. Phải chăng ông chọn sự cô đơn như lý lẽ đời ông trong khi cầm bút cũng như trong đời sống thường. Trong căn nhà rông có tầng, mình ông một cõi chìm sâu trong những dòng suy tưởng mà chỉ trong cái khung cảnh như thế, chữ nghĩa mới bò ra, mới xuất hiện!

Người hiểu và chia xẻ các công trình sáng tác “độc nhất vô nhị” của ông họa chăng chỉ có vài người như Phạm Hữu Trác. Và Nguyễn Văn Trung?

Phạm Hữu Trác là người đã đưa tư tưởng của Lê Phụng ra cõi người qua một số báo Truyền Thông từ 2001 đến 2011 như: Truyện trò với đầu lâu ( số 1, 2001). Tư Duy trong thơ Nguyễn Khuyến (số 19-20, Xuân-Hè 2006). Đối đãi trong thơ Nguyễn Công Trứ ( số 25, 2007) Ngũ Phúc, số 30-31, 2009). Nhất là Nguyễn Du (số 30-40, Đông-Xuân 2011)

blank

Một trong nhiều tác phẩm của Lê Phụng. Nguồn: DCVOnline.net (mục Tài liệu)

Tuy nhiên, theo tôi, đó chỉ là một phần trong gia tài biên khảo của Lê Phụng.

Năm 2004 Lê Phụng và Nguyễn Văn Trung đã hợp tác, chia xẻ, gợi ý cho nhau về chủ đề văn học Việt Nam. Và Nguyễn Văn Trung có thể cung cấp cho Lê Phụng một số tư liệu “nhà đạo” để sau này Lê Phụng có thể viết hẳn một chuyên đề đồ sộ, sâu săc mang tên: Dòng Văn Học mang dấu Chúa. Đây có thể nói, Lê Phụng là người duy nhất “ngoài đạo” hiểu sấu săc về đạo, viết về đạo như người trong cuộc.

Kết quả hợp tác giữa Lê Phụng và Nguyễn Văn Trung là một tập tư liệu dày khoảng 600 trang trong đó đượm sắc đạo, mầu thiền, Lề Nho. “Đưa tư tưởng văn học Việt Nam truyền thống vào diễn đàn tư tưởng văn học thế giới” là tựa đề của tập tư liệu của Nguyễn Văn Trung và Lê Phụng được phổ biến rất giới hạn dưới hình thức photocopy. Vào tháng 4, 2004.

Và chắc hẳn, con nhiều tập tài liệu khác dưới dạng bản thảo còn nằm trong kệ sách ở nhà ông?

Về số Truyền Thông đầu tiên do Phạm Hữu Trác phụ trách, số tháng 11-2001, Lê Phụng với chuyên đề: Truyện trò với đầu lâu. “Truyện trò với đầu lâu” là một phần bộ cũng nằm trong dòng văn học mang dấu Chúa.

Tôi đã kinh ngạc khi đọc bài này. Đó là những kiến thức “ngoại hạng” rút ruột từ kinh thánh ở cái chỗ uyên nguyên của đạo giáo. Như khi ông biện giải câu nói sau đây của Chúa nói với Moi sen, “Dieu dit à Moise: Je suis qui je suis.” Theo Lê Phụng,

“Kinh Thánh trọn bộ, TP Hồ Chí Minh 1988 đã dịch ra tiếng Việt là: “Thiên Chúa phán với ông Mô- Sê: Ta là Đấng Hiện Hữu.”” (Nguyễn Văn Trung và Lê Phụng, “Đưa tư tưởng Văn Học Việt Nam truyền thống vào diễn đàn tư tưởng văn học thế giới”, tư liệu photpcopy, trang 114-115).

Có nghĩa là Đấng tự tạo, tự hữu. Theo tôi khi dịch là Đấng Hiện Hữu không sát nghĩa bằng chữ “Tự Hữu”.

Người thường không thể dễ dàng hiểu về vấn đề Thượng đế tự hữu. Sau đó ông so sánh với Phật, Lão, Bà La Môn, Khổng giáo, v.v.

Rồi khởi đi từ Kinh Thánh, ông dõi cái nhìn của một thức giả nhìn ra được những mối liên hệ liên thuộc giữa các dòng tư tưởng lớn như từ Nho Giáo, từ Lão Tử Đạo Đức Kinh rồi từ các tác giả như Hàn Mặc Tử, Tản Đà. Từ tài liệu các sách chữ Nho, chữ Pháp, chữ Anh.

Và để cho cuộc đối thoại với đầu lâu (tức là sự chết) trở nên linh động, ông dùng lối viết mà ông gọi là “bút thuật đa thoại”, tiếng Pháp là polyphonie. Có nghĩa là, ông dùng thuật ngữ trong âm nhạc, coi các cuộc đối thoại như những “tiết khúc” gồm nhiều tiết khúc, trong một bản nhạc. Từ tiêt khúc dạo, mở đầu đến các tiết khúc trung tâm, cái thì như khúc dạo, cái thì như điểm trung tâm mà tất cả tạo thành một hòa điệu.

Theo cách tôi hiểu thông thường thì đây là lối viết Liên văn bản (intertexte) kết hợp nhiều nguồn tư tưởng từ tôn giáo, từ triết học Đông Tây cho đến các giả Việt Nam như Hàn Mặc Tử, Tản Đà.

Thật ra chuyên đề Truyện trò với đầu lâu như nói ở trên chỉ nằm trong một tổng thể mà Lê Phụng gọi là: Văn Học mang dấu Chúa..

Tôi cũng thật thích thú với sự so sánh giữa Kinh Cầu Hồn (Kinh của địa phận Phát Diệm do Giám mục Joannes Baptista cho in Imprimature ngày 20-11-1938). Kinh này, để tiếp cận với Kinh Vu Lan Bồn bên Đạo Phật, dài gần 100 câu theo thể thơ 4 chữ như:

“Lạy Chúa tôi ôi!
Chúa đã phán lời:
Tao là Chúa cả…”


Kinh Vu Lan Bồn tiềng Việt ở dạng thơ song thất lục bát, chuyển dịch từ bản Hán văn (佛說報恩奉盆經, Phật thuyết báo ân phụng bồn kinh).

“Một thuở nọ Thế Tôn an trụ
Xá Vệ thành Kỳ Thụ viên trung
Mục Liên mới đặng lục thông
Muốn cho cha mẹ khỏi vòng trầm luân…”

Người ta tin rằng nguyên bản Kinh Vu Lan Bồn viết tiếng Phạn. Bản Ullambana Sutra (© Buddhist Text Translation Society) tiếng Anh cũng làn bản dịch từ Hán văn.


Cả hai thể thơ bốn chữ và song thất lục bát này dễ đọc truyền miệng và dễ nhớ. Và không biết do sự tiếp cận ra sao mà cả hai kinh đều dùng thể thơ. Chắc hẳn Kinh Vu Lan Bồn thì đã có trước và Kinh Cầu Hồn chỉ là biết khôn khéo xử dụng hình thức thơ  cho bổn đạo đọc thuộc lòng.

Kinh nghiệm cá nhân của tôi khi còn nhỏ là khi đọc Kinh Cầu Hồn mà nhịp điệu mỗi lúc tăng vận tốc như thúc dục, như van nài, các câu đuổi nhau mà như thể không kịp thở. Nó tạo nên một ảnh hưởng tâm sinh lý như ngất ngây; về bề ngoài càng đọc, âm thanh càng vang dội; về thể xác, cả đám đông đầu lắc lư chao đảo ngoài sự kiểm soát của trí năng đến độ tạo một sự cảm xúc tập thể như thể những người đang lên đồng. Sự sốt sắng ngất ngây, niềm hưng phấn như tràn dâng do cả một khối người, cùng một cung điệu cất lên, và điểm đỉnh của nó, theo cách nói nhà đạo là lúc đó trở thành những kẻ “nói tiếng la”.

Đây là một kinh nghiệm tôn giáo hiếm hoi độc nhất vô nhị.

Cũng vậy, khi người ta tụng niệm A Di Đà Phật với tiếng mõ cầm chịch mới đầu còn chậm sau tiếng mõ càng dồn dập hối hả cũng tạo ra một sự phấn khích tương tự.


Đối chiếu hai bài kinh thì nội dung đều muốn bày tỏ lòng con cái muốn đáp lại ơn sinh thành của cha mẹ, đồng thời cầu bầu cho vong hồn còn mắc trong lửa hỏa ngục.

“Như cha mẹ bảy đời quá-vãng
Sẽ hóa-sanh về cõi thiên-cung
Người thời tuấn-tú hình-dung
Hào-quang chiếu sáng khắp cùng châu-thân”


Kinh Vu Lan Bồn thì mong cha mẹ sớm thoát hoả ngục đưa về cõi thiên cung. Nghi thức Kinh Lan Bồn như một diễn tả chu kỳ từ cõi sống đến cõi chết và đi tới sự tái đầu thai. Nó như nối kết sự sống và sự chết ở kiếp sau. Nó như một nghi thức của sự bước qua. Nó có khác chi quan niệm tái sinh của người công giáo?

(Về nghi thức Vu Lan Bồn cũng được một tác giả khác là giáo sư Trần Thái Đỉnh viết trong sách: Kinh nguyện quanh năm Địa phận Bùi Chu, Kinh Phục Rĩ, trang 281-284 và Kinh Cầu Hồn (diễn ca), trang 285-288)


Lê Phụng đặt ra câu hỏi:

“Suy rộng hơn, điều cầu xin của người theo đạo Chúa, đọc kinh lần hạt mong được bình an trong tâm hồn “Khi nay và trong giờ lâm tử” hỏi có khác nào điều ước mong của người con Phật tụng Nam vô A Di Đà Phật hay giải công án để tìm thấy tâm thân an lạc trong kiếp này và sang kiếp sau trong cõi Siêu sinh? Phải chăng đó cũng là “cách khéo léo cái sống để khéo lo cái chết” của người đọc sách Trang Tử?”
(Nguyễn Văn Trung và Lê Phụng, ibid., trang 24-25)

Tôi cho đây là những so sánh rất lý thú và sâu sắc của Lê Phụng.

Đi xa hơn nữa, ông còn đề cập đến vấn đề phái tính nữ trong các tôn giáo. Như truyện Quan Âm Thị Kính hay các truyện Theodora, Marina, Margaret Pelagia của Tây Phương.

Cùng một dòng suy nghĩ như Lê Phụng, Thanh Lãng đã viết tập “Thử thiết lập”, hồ sơ 2 người con gái: 1, con của Phật; 1, con của Chúa vào ngày 27 tháng 11, 1987 trước khi ông qua đời vào ngày 12-1988. Đây là một đề tài phức tạp.

Còn biết bao nhiêu công trinh khảo cứu của tác giả Lê Phụng như: Niềm tin Nữ thần linh trong văn học truyền thống. Nứ tính trong thi và họa. Phật Bà Quan Âm Thị Kính. (Môt người sống cô độc mà lại vịn vai nữ tính, đề cao sự có mặt của họ trong nhiều công trình sưu khảo của mình). Văn Học mang dấu Chúa với tác phẩm của Lữ Y Đoàn, v.v.. Hàn Mạc Tử và siêu thực. Thơ Thiền Nguyễn Du và Nguyễn Khuyến. Kim Vân Kiều. Hoa Việt Nhật, tác giả Hoàng Trung Mân Lang (Hatakesnata Toshio), dịch giả Lê Phụng. Dòng thơ Trúc Lâm. Lê Phụng và Trần Đức Cương. Dòng thơ Lão Chài. Nền Nho tục nhà.

Tôi chỉ xin tạm thời nêu một số các biên khảo của một bậc đàn anh mà sức tôi không đủ để chuyên chở hết và không đủ điều kiện cũng như trang bị để giải mã tất cả. Xin hẹn dịp khác.

Vĩnh biệt anh Lê Phụng, một con người trên muôn người. Và nay cả Thiên đàng và Niết Bàn đều có giấy mời anh vào.

Nguyễn Văn Lục
Nguồn: DCVOnline

Thiep moi

24 Tháng Tư 20242:01 SA(Xem: 954)
Cho đến trung tuần tháng tư năm hai không hai bốn, Sáo đại diện gia đình cựu hđs.BH lần cuối “siết bàn tay trái” cựu hđs.BH thầy giáo Lâm Xuân Dương,
23 Tháng Tư 202412:26 SA(Xem: 180)
Thế là gia đình tôi đã tham gia vượt biên đủ cả đường biển và đường bộ, ngoài ra còn đi chính thức bằng đường bay.
22 Tháng Tư 202411:01 CH(Xem: 201)
Tôi viết lại bài này như một hồi ức đau buồn đã qua. Nó cũng giống như ngày nào “ Miền Nam sau ngày giải phỏng”. Bởi vì Đảng vĩ đại ngay cả trong những sai lầm của họ.
22 Tháng Tư 20242:22 SA(Xem: 112)
Vào tháng ba và đầu tháng tư năm nay, tôi đã đi du lịch 28 ngày bằng đường thủy và đường bộ. Chuyến đi kỳ này gồm hai giai đoạn:
22 Tháng Tư 20242:21 SA(Xem: 175)
Làm sao để trở về ngày xưa ấy Ngồi trên cỏ xanh đón giọt nắng vàng Hạnh phúc thay thời tuổi hồng thơ dại Có thiên đường quanh gót nhỏ thênh thang.
22 Tháng Tư 20241:46 SA(Xem: 161)
Về đến nhà với nỗi lo âu tột cùng, suốt ngày hôm đó, 30 tháng tư hình như tôi không có một hạt cơm trong bụng, tôi như người thất thần,
22 Tháng Tư 20241:37 SA(Xem: 228)
Mong sao tiếng dạ lời thưa sẽ tiếp tục được duy trì và sẽ không trở thành một thứ “Cổ Ngữ” hoặc là hàng hiếm trong tương lai.
22 Tháng Tư 20241:31 SA(Xem: 93)
Ngày xưa “cởi áo từ quan” Ngày nay “cởi áo từ trần” bạn ơi! Bây giờ còn sống hết chơi Tùy theo sức khỏe ráng bơi qua ngày Hết rồi liệng chén lăn quay “Đầy ly cạn, cạn ly đầy” giữa mày với tao!
22 Tháng Tư 20241:20 SA(Xem: 173)
Tôi không khóc trong những ngày 30/4 sao được khi biết mình và mọi người sẽ không bao giờ tìm lại được những ngày tháng hạnh phúc như trước ngày 30/4/75
22 Tháng Tư 20241:03 SA(Xem: 165)
Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: NIỆM KHÚC THÁNG TƯ Nhạc Phạm Chinh Đông, trình bày Mạnh Đạt
22 Tháng Tư 202412:55 SA(Xem: 477)
Một ngày giáo gãy cờ buông Tuổi tên gửi lại con đường nắng mưa Bốn vòng kẽm thép rào thưa Ta ngồi đối mặt sao vừa đổi ngôi...
12 Tháng Tư 20241:08 SA(Xem: 604)
lúc ấy tôi còn trẻ lắm so với phần lớn các đồng nghiệp của tôi ở trường Ngô Quyền. Do đó tôi kết bạn với hai người bạn đồng lứa với tôi là anh Trần Văn Phúc dạy sử địa và Nguyễn Phi Long dạy toán.
11 Tháng Tư 20244:44 SA(Xem: 437)
Tôi thích hai chữ “Xóm Đạo” từ thuở biết yêu “thơ” vào những năm đầu bậc trung học. Bài thơ có hai chữ “Xóm Đạo” tôi đọc dầu tiên là bài “Tha La Xóm Đạo” của tác giả Vũ Anh Khanh
11 Tháng Tư 20242:48 SA(Xem: 382)
Trong bài này tác giả xin nói về sự đóng góp của hai người phụ nữ Việt Nam từng là hai bé gái khi đặt chân đến Canada, bây giờ là hai nhà văn đem lại một luồng gió mới...
10 Tháng Tư 20244:28 SA(Xem: 851)
Tưởng như mộng mị đêm qua Thời giờ quá lẹ Tôi già thật nhanh 76 năm kể từ sinh Còn bao lâu nữa? Đời mình cáo-chung! Lắm khi nghĩ ngợi mông lung Phù du thân mạng mịt mùng tâm tư
10 Tháng Tư 20243:03 SA(Xem: 502)
Tháng Tư lại về, nỗi buồn len lén con tim. Thương lắm người vì ngày này mà chịu nhiều khổ nạn tai ương, tủi nhục ngút ngàn, biết bao gia đình ly tán chia lìa, ngậm ngùi chua xót.
10 Tháng Tư 20241:41 SA(Xem: 710)
Từ tháng 4/1975 đến nay, đã gần nửa thế kỷ rồi, nhưng mỗi lần đến tháng tư, tôi cứ hay trăn trở và hồi tưởng lại những sự kiện xảy ra sau thời khắc lịch sử ấy.
10 Tháng Tư 20241:32 SA(Xem: 485)
Tu tập theo đạo Phật không phải để sở hữu được điều gì, mà thực ra là để buông xả không bám víu với bất kỳ những gì ở trên đời... mà chỉ nhận biết rõ ràng những gì đến rồi đi,
10 Tháng Tư 20241:12 SA(Xem: 934)
Đưa em mọi nẻo đường Cho đến ngày nhắm mắt Cầm tay nhau siết chặt Nguyện son sắt cả đời
07 Tháng Tư 20242:26 SA(Xem: 948)
Ba mươi tháng tư. Quê hương một mảng Cây cỏ cúi đầu. Dân tộc để tang Tổ quốc thương đau. Lộn ngược thiên đàng Và một mình tôi. Khô dòng lệ chảy...
07 Tháng Tư 20241:54 SA(Xem: 932)
Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: CÒN ĐÓ HÀNG LAN Nhạc Phạm Chinh Đông, trình bày Mạnh Đạt
01 Tháng Tư 20242:35 SA(Xem: 883)
Di tản sang Hoa Kỳ năm 1975, tên tuổi ông một lần nữa bừng sáng của đỉnh cao văn học. Một lần nữa như thể được tái sinh. Sách của ông được bày bán khắp các tiệm sách.
01 Tháng Tư 20241:21 SA(Xem: 6059)
Dẫu biết cuộc sống không bán vé khứ hồi, hành trình vươn tới ước mơ cũng chưa chắc tạo nên điều kỳ diệu…
31 Tháng Ba 20245:44 SA(Xem: 1200)
Mỗi khi nghĩ về quê hương xứ sở, tôi lại luôn có nhiều cảm xúc và hoài niệm đẹp về những bữa cơm gia đình thơm ngon và đậm vị yêu thương như vậy.
31 Tháng Ba 20245:22 SA(Xem: 856)
Hoàn cảnh của Ukraine hiện nay gần giống như VNCH ngày xưa khi mối bận tâm của Mỹ đặt vào cuộc chiến ở Trung Đông. Nhưng may mắn thay tên đao phủ thủ
31 Tháng Ba 20243:06 SA(Xem: 798)
Bây giờ, tuổi đã nhiều, cuộc sống đã ổn định, tôi có thể tìm cho mình những bộ áo quần vừa ý, hợp thời, may cắt khéo léo. Tôi có điều kiện tìm hiểu trang phục thích hợp.
31 Tháng Ba 20242:27 SA(Xem: 1683)
Mưa rơi réo rắt cung đàn Giọt buồn rớt xuống lang thang khắp cùng Tháng Tư Tình Đọng bao dung Đôi bờ nỗi nhớ có cùng niềm vui...
31 Tháng Ba 20242:15 SA(Xem: 1132)
"có những vô tình như gió đẩy xa mây..."1 . để lại đây chiều khô Núi Sọ2 tả tơi treo -- -- giọt nắng cuối . đây thống khổ loài người dù lỗi đã được xóa dù tội đã được quên dù qua đêm thống hối .
31 Tháng Ba 20241:37 SA(Xem: 768)
Năm nào cũng vậy, người Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài, dù đang ở trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng đều nhớ đến ngày tết âm lịch thường được gọi là tết Ta để phân biệt với tết Tây.
30 Tháng Ba 20246:00 SA(Xem: 2101)
Nếu tiễn Tôi, hãy vỗ tay Đừng rơi nước mắt khóc vay thường tình!Luật tạo hoá có sinh có tử Tứ đại tàn lữ thứ thiêu thân! Đến khi dứt tức đứt căn Cầu kinh siêu thoát miễn phần lễ tang!
20 Tháng Ba 202412:32 SA(Xem: 1528)
Cuộc vui kéo dài mãi cho đến bốn giờ chiều mọi người mới lưu luyến chia tay ra về mang theo hình ảnh của buổi họp mặt ấm cúng trong tình đồng hương Biên Hòa, đồng môn Ngô Quyền
19 Tháng Ba 20241:45 SA(Xem: 1134)
Cuộc vui nào cũng tàn, điều thú vị là đã ghi lại kỷ niệm để tạo mong ước cho người tham dự sẽ có cuộc hội ngộ vui vẻ như vừa qua.
18 Tháng Ba 202411:34 CH(Xem: 2010)
Cầu còn ba nhịp phân hai Bộ hành qua lại tàu dài chợ khuya Tám năm hồn đá dựng bia Sông quê nước vẫn đầm đìa ngược xuôi Cầu Gành Biểu Tượng Quê Tôi...
18 Tháng Ba 20242:42 SA(Xem: 1241)
Với nền giáo dục nhân bản và khai phóng, trong gần 20 năm tồn tại cùng Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa, Trường NQ sản sinh biết bao nhân tài cho đất nước.
18 Tháng Ba 20242:31 SA(Xem: 1195)
Như vậy, ngay tại khuôn viên của trường, Đạo làm Thầy, Đạo làm trò và Tinh thần Tôn Sự Trong Đạo đã được đề cao và xem trọng, như là một tiêu chí căn bản mang đậm ý nghĩa giáo dục của trường THCT.
18 Tháng Ba 202412:59 SA(Xem: 1076)
Từng đám mây xanh lợn lờ trôi dưới cánh của chiếc westjet, cuộc sống vốn dĩ phải ganh đua; rồi… tiền bạc, danh tiếng, hạnh phúc có mãi mãi theo ta xuống mồ chăng?
18 Tháng Ba 202412:59 SA(Xem: 814)
Hát Rong được gọi là Troubadour, tên của một nhà soạn nhạc và nghệ sĩ biểu diễn vào thời kỳ trung cổ ở Âu Châu. Người phụ nữ hát rong được gọi là Troubairitz.
18 Tháng Ba 202412:35 SA(Xem: 1140)
Hôm nay là Ngày Giỗ của Nhị Vị Trưng Nữ Vương, bé Phú có làm mấy bài thơ để Vọng Tưởng đến Hai Bà. Xin kính mời Quý Thầy Cô cùng Quý vị thưởng lãm.
18 Tháng Ba 202412:28 SA(Xem: 1826)
Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: Ở ĐÓ, MÙA XUÂN Nhạc Phạm Chinh Đông, trình bày Kim Oanh
16 Tháng Ba 20242:00 SA(Xem: 1102)
Trong những đêm cuối tháng 4 năm 1975, tôi thường trực đêm trong trung tâm giáo dục Hồng Bàng với các ban đồng nghiệp. Chúng tôi uống bia và đánh xập xám chướng để quên đi những lo âu
13 Tháng Ba 20244:39 SA(Xem: 6961)
Chuyến đi thăm Thầy Xưa ngày đầu năm mới 2024 của chị em mình lần này thấm đẫm ân tình, vô cùng ấm áp đúng không chị?
12 Tháng Ba 20243:54 CH(Xem: 2227)
Sống thêm hơn chục năm thôi Để xem sự thế đỏ đời thăng hoa Chúc Mừng Sinh Nhật chị ba Niềm vui bất tận tuổi già an nhiên...
10 Tháng Ba 20244:38 SA(Xem: 2097)
Gần nửa thế kỷ biền biệt xa cách Ngô Quyền. Cứ tưởng tượng một buổi chiều nào đó có người học trò trở về thăm trường cũ để rồi cảm thấy cõi lòng xa xót bơ vơ, ngậm ngùi thương nhớ cảnh cũ người xưa.
09 Tháng Ba 202411:58 CH(Xem: 1384)
Năm nay xuân Giáp Thìn cây anh đào tật nguyền lại nở rộ từ những ngày chớm tết cho đến giờ này. Ông dự định sẽ mời vài người bạn thân ghé nhà để uống trà thưởng hoa như dạo nào…
09 Tháng Ba 202411:21 CH(Xem: 691)
Bài viết này dựa trên kinh Nikãya nhằm cung ứng một vài khía cạnh cần biết trên đường tu học của thiền sinh Phật tử muốn tìm hiểu lộ trình tu tập trong đạo Phật như thế nào.
09 Tháng Ba 20243:32 SA(Xem: 1710)
Xuân về ! tuyết giá ngậm ngùi Nhớ em, còn tận phương trời nào...xa Xuân là Xuân của mọi nhà Chỉ mình anh vẫn thiết tha đợi người Mai đây, Xuân lại qua rồi Người đi biền biệt ngàn khơi, không về.
09 Tháng Ba 20242:23 SA(Xem: 2415)
Nắng sớm theo em lên đồi thông Quấn quýt chân em vạt nắng hồng Hoa cỏ xôn xao mừng em đến Anh một mình đứng giữa trời không… Mây trắng theo em lên đồi thông Chân chim mắt biếc tóc bềnh bồng
09 Tháng Ba 20241:44 SA(Xem: 592)
Tuy nhiên, vẫn phải nhìn nhận những nhà văn trẻ vừa và thật trẻ vẫn là niềm hy vọng của sinh hoạt Văn Học Di Dân Việt Nam như những đóm lửa của hy vọng còn chờ đợi
09 Tháng Ba 202412:51 SA(Xem: 2372)
Vượt qua sóng gió ba đào Cám ơn em giữ trọn màu thủy chung Qua rồi tuổi Lễ Tình Nhân Ngày Ba Tháng Tám có phần bậu đây
09 Tháng Ba 202412:40 SA(Xem: 2462)
Dù cho đi ngược về ngang Tháng Ba Ngày Tám tặng nàng bó hoa Thương nhau ân nghĩa đậm đà Nghĩa tình sâu lắng bài ca hạnh tồn...
08 Tháng Ba 202411:34 CH(Xem: 2623)
Xuân từ “Lục bát “bước ra? Ngắm Anh Đào nở sắc Hoa trắng ngần! Xuân đi Xuân đến bao lần? Mời tới Lễ Hội ân cần thiết tha!
01 Tháng Ba 20245:28 CH(Xem: 581)
Nếu “nhận thức về vô thường” được tu tập như vậy ngay trên tự thân, được làm cho sung mãn như vậy ngay trên tự thân ngũ uẩn, thì “tất cả dục tham được chấm dứt, tất cả các sắc tham được chấm dứt
01 Tháng Ba 20244:54 CH(Xem: 748)
Chỉ tồn tại có 21 năm, từ di sản của nền giáo dục thuộc địa của Pháp chế độ Việt Nam Cộng Hoà đã khai sinh một nền giáo dục Dân tộc, Nhân bản và Khai phóng mà giá trị đến ngày nay không ai có thể phủ nhận được.
01 Tháng Ba 20243:09 CH(Xem: 1141)
Anh hùng chỉ là người của một thời, một giai đoạn. Nhưng người tử tế đòi hỏi sự hy sinh thiệt thòi cả một đời! Miền Nam Việt Nam có thể không có nhiều anh hùng, nhưng những người có một tấm lòng và người tử tế thì không thiếu.
01 Tháng Ba 202411:40 SA(Xem: 1240)
Cũng đã khá lâu tôi có nghe vài người bạn kể rằng họ có xem một bộ phim Đại Hàn có tựa đề là “Bản Tình Ca Mùa Đông”. Tôi nghe rồi cũng bỏ qua chứ không quan tâm gì
01 Tháng Ba 202411:31 SA(Xem: 842)
Tôi cám ơn bác sĩ rồi theo con ra khỏi phòng mạch. Mọi sự vật trong toà nhà như sáng hẳn lên và rõ ràng, khi ra ngoài, tôi nắm lấy tay con gái, reo lên -Mẹ đã thấy được chiếc lá cây rung rinh trong gió… từng chiếc lá, không phải một khối xanh lay động như trước nữa.
01 Tháng Ba 202411:14 SA(Xem: 1060)
Trong tiếng Việt giàu đi với sang. Nhưng thời nay, giàu tiền thì nhiều nhưng mà sang thì không có mấy, đốt đuốc cũng khó tìm ra.Bởi sang nằm trong cốt cách, trong cách ứng xử, trong ngôn ngữ thể hiện,
01 Tháng Ba 202410:24 SA(Xem: 1135)
Cây ngọc lan nhân chứng cuối cùng của nhà xứ Tâng đã chứng kiến bao nhiêu cảnh vật đổi sao rời không còn nữa. Cảnh vật và con người trăm năm cũ nay chỉ còn là chuyện kể khúc còn, khúc mất mà thôi.
01 Tháng Ba 20249:30 SA(Xem: 474)
Tháng ba này, bác sĩ Quang lại lên đường sang Ukraine trong ba tháng.. Tháng bảy mới trở về. Tôi gợi ý anh nên viết hồi ký ghi lại những sụ việc, biến cố của từng ngày,
01 Tháng Ba 20248:53 SA(Xem: 2061)
những tánh người đồng nghĩa với địa danh Tân Mai, Tân Uyên, Dĩ An, Phước Hải, ... ánh mắt ở đây đẹp hơn từ ánh mắt tình chưa ai mà đã nhớ thương ai
24 Tháng Hai 20245:33 CH(Xem: 2166)
Kính chia sẻ đến quý anh chị CHƯƠNG TRÌNH CÙNG NHAU TU HỌC lớp Tìm Hiểu và Ứng Dung kinh NGUYÊN THỦY do Tuệ Huy- Tô Đăng Khoa phụ trách
24 Tháng Hai 20243:40 CH(Xem: 1371)
Người già tức là người lớn tuổi, còn gọi là người nhiều tuổi hay người cao niên… Thế thì bao nhiêu tuổi mới được gọi là người già, người lớn tuổi hoặc người cao niên?
24 Tháng Hai 20243:30 CH(Xem: 3642)
Mùa trăng đầu năm tháng giêng Trông như ánh mắt mẹ hiền yêu thương Dù cho xa cách hai phương Sáng soi vằng vặc độ lường nguyên tiêu.
23 Tháng Hai 202411:26 SA(Xem: 1293)
Tình yêu thật sự đã hiếm; tình bạn thật sự còn hiếm hơn”. Tình bạn giữa tôi và Cát Đằng quả là hiếm có. Cát Đằng, tên một loài hoa leo có màu xanh pha tím, mỏng mảnh. Bạn tôi cũng dịu dàng, mềm mại, quý phái như hoa.
23 Tháng Hai 202410:49 SA(Xem: 609)
Chính qua sự chú ý, chúng ta không chỉ tương tác với thế giới mà còn duy trì, quyết định phẩm chất của sự tồn tại của mình một cách chân thực nhất.
23 Tháng Hai 202410:16 SA(Xem: 1185)
Hãy viết thêm lời nguyền trên là - Lá vẫn xanh xanh mùa thủy chung - Cho trăm năm chỉ là chút tình - Hãy nâng niu giọt nắng mong mamh
23 Tháng Hai 20248:35 SA(Xem: 1785)
Khi hay tin một người bạn đồng nghiệp mới qua đời làm tôi hồi tưởng lại những kỷ niệm khi tôi mới bước chân vào nghề. Những kỷ niệm có vui có buồn đã theo tôi suốt cả cuộc đời dù muốn quên cũng không quên được.
17 Tháng Hai 20245:25 CH(Xem: 1629)
Lại một năm nữa sắp trôi qua, dù trí thông minh nhân tạo ngày nay đã có thể viết văn, sáng tác thơ, làm phim ảnh một cách dễ dàng, nhưng tôi vẫn thích theo lối cũ, ngồi mò mẫm để viết chút tản mạn chuẩn bị chào đón năm Giáp Thìn 2024.
17 Tháng Hai 20244:34 CH(Xem: 1625)
Làm sao quên được cái thời hoang sơ của thành phố Đà Lạt. Phong cảnh hữu tình và người thì dễ thương…
16 Tháng Hai 20246:07 CH(Xem: 1494)
Ý Như Vạn Sự là sự bùng vỡ của Trí Tuệ và Từ Bi cùng lúc. Trí Tuệ vì nhận chân bản tánh Như của vạn sự. Từ Bi vì sự bùng vỡ của tình thương yêu bình đẳng đối với vạn sự, cho phép vạn sự là chính nó, tự vận hành theo chu kỳ tuần hoàn sinh-trụ-hoại-diệt của chính nó.
16 Tháng Hai 20248:23 SA(Xem: 1563)
Hà ô Lôi là ai nhỉ? Chỉ được biết Hà Ô Lôi là một tiếng hát tuyệt vời, ảo diệu có thể làm mê hoặc lòng người. Nhưng vì cách đây đã năm thế kỷ nên không có cách gì ghi lại được tiếng hát đó. Người đời sau muốn nghe lại được nó, chỉ còn mỗi một con đường : nghe câu truyện kể về Hà ô Lôi
16 Tháng Hai 20248:03 SA(Xem: 1251)
Bởi vậy, nếu có chàng nào ngơ ngác lạc vào xóm tui, hỏi nhà cô Loan, thì phần nhiều sẽ nhận được câu trả lời rất... chảnh, rất lạnh lùng rằng: - Xóm này hổng có ai tên Loan hết á! Ủa, đang yên đang lành, Tết đến mần chi, để tôi bỗng nhớ da diết xóm cũ thương yêu của tôi thế này! Thôi, tui đi khóc đây.
16 Tháng Hai 20247:45 SA(Xem: 2581)
Mùa Xuân đó, tôi với anh gặp gỡ Ngày Ba Mươi nơi mảnh đất tạm dung Kẻ lưu vong nghe thương nhớ bâng khuâng Hình bóng quê nhà mới vừa bỏ lại
16 Tháng Hai 20247:26 SA(Xem: 2110)
Bây giờ Mẹ đã xa xôi 50 năm niềm nhớ bồi hồi vọng ngân Con ngồi đón gió mùa xuân Tìm đâu ánh mắt thiên thần Mẹ yêu...
16 Tháng Hai 20247:17 SA(Xem: 1377)
Hôm qua lội bộ Sài Gòn Ngang Dinh Độc Lập thấy còn nguy nga Tối nay có mặt ở nhà Cali về lại như là giấc mơ!
13 Tháng Hai 202410:11 SA(Xem: 1784)
Kim Phú viết một số bài thơ về Xuân, kính mời quý vị nhàn lãm. Trân trọng. KimPhú Nguyễn
08 Tháng Hai 20242:02 SA(Xem: 7131)
Tôi cảm thấy điều may mắn nhất cuộc đời tôi có được, đó là tình thương yêu của thầy cô giáo trường xưa - cho dù thầy cô đã từng trao tôi con chữ hoặc không -
07 Tháng Hai 20243:39 SA(Xem: 2304)
Giáp Thìn… Tân Xuân chúc Ông-Bà Cùng lời thân kính chúc Mẹ-Cha Bách Niên, sức khỏe cao như núi Vui vẻ đoàn viên vui cửa nhà Kính chúc Thầy Cô, chúc bạn bè Đón Xuân họp mặt tay nâng ly
07 Tháng Hai 20243:21 SA(Xem: 2321)
Trong cuộc sống của chúng ta đôi khi có những cuộc gặp gỡ thật tinh cờ … dù ngắn ngủi nhưng cũng để trong lòng nhau những tình cảm quý mến chân tinh và trân trọng
07 Tháng Hai 20243:14 SA(Xem: 2164)
CHÀO xuân đáo tuế niên lai ĐÓN năm mới với bạc tài đầy rương GIÁP che cờ xí mở đường THÌN uy trấn vũ vô cương cưỡng cầu.
06 Tháng Hai 20243:48 SA(Xem: 1210)
Phải chăng Tiếu ngạo giang hồ thể hiện được tính lãng mạn cao độ, khát vọng tự do của con người? Phải chăng đó cũng là tâm thức và nỗi khát vọng của chính tác giả Kim Dung?
05 Tháng Hai 20245:48 CH(Xem: 1221)
Các cựu học sinh nổi tiếng của trường này là hoàng đế Bảo Đại, quốc vương Sihanouk, tổng trưởng dân vận chiêu hồi Hoàng Đức Nhã, chuẩn tướng Dương Mộng Bảo…
05 Tháng Hai 20243:58 CH(Xem: 2435)
Anh chị em chúng tôi đã có một buổi chiều cuối năm âm lịch đáng nhớ, Tết Giáp Thìn đang về rất gần, chúng tôi vui vì mình đã cùng nhau "mời người lên xe tìm về quá khứ"
05 Tháng Hai 20243:47 CH(Xem: 805)
Đó là mùa Xuân không sinh không diệt. Chất Xuân vượt ra ngoài cảm xúc của con người, nó vượt ra khỏi thời gian, không gian. Nó không bị ảnh hưởng bởi quy luật vô thường
03 Tháng Hai 20241:59 SA(Xem: 1602)
Xin bấm vào link tên bài hát bên dưới hoặc youtube để thưởng thức: NHỚ MỘT CHIỀU XUÂN - Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông Tiếng hát Kim Phụng - Hòa âm Hoàng Cung Fa
03 Tháng Hai 20241:32 SA(Xem: 2832)
Có thể nói đọc báo Xuân trong những ngày Tết là thú tiêu khiển tao nhã, là món ăn tinh thần lành mạnh, là nét đẹp văn hóa của cha ông đã có từ xa xưa,
29 Tháng Giêng 202410:26 CH(Xem: 3531)
Nhưng së sang sông Đồng Nai về thăm lại trường cũ, gặp lại Thầy xưa, để biết mình từ đâu và biết chốn để quay về. Ngô Quyền như tiếng gọi trường xưa
29 Tháng Giêng 20243:43 CH(Xem: 1486)
Tết con rồng thứ ba của thế kỷ 21 sẽ bắt đầu từ ngày 10 tháng 2 – 2024. Mong rằng suốt năm con rồng đừng có thêm biến cố chết người để khỏi nghe các lời bàn của các nhà mê tiên tri
29 Tháng Giêng 20242:00 SA(Xem: 1128)
Chương trình Nhạc Tình Chọn Lọc với chủ đề “ CHÚC XUÂN" do Như Hương và bạn hữu tổ chức ngày thứ bảy Jan 13rd - 2024. Do chị Kiều Oanh chuyển
28 Tháng Giêng 202411:27 CH(Xem: 2346)
Mưa thắm non xanh, hồng cỏ biếc, Nhớ mờ dâu biển, lạc vân hài. Em ơi, Xuân khóc, mười phương lệ, Tình đắm phương nào, có nhạt phai?
28 Tháng Giêng 20241:03 SA(Xem: 2808)
Tết Tây xong, tới Tết Ta Cả hai cái Tết chả tha cái nào! Tết Việt không có countdown Cúng giao thừa lạy đón chào tổ tiên Nhan đèn, ngũ quả Bàn-Thiên Bao lì xì đựng sẵn tiền mới tinh
28 Tháng Giêng 202412:30 SA(Xem: 1459)
Trong phạm vi bài này xin chỉ nhắc đến một số trường trung học tiêu biểu ở các đô thị lớn như Sài Gòn, Huế , Cần Thơ...
27 Tháng Giêng 202411:05 CH(Xem: 1574)
Không biết mấy chục năm sau những lứa tuổi học trò ngày nay tại Việt Nam họ cũng sẽ họp mặt trường lớp cũ, họ cũng có những kỷ niệm đẹp dưới mái trường xưa với thày cô, bạn bè,
27 Tháng Giêng 20241:50 SA(Xem: 2815)
Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: CHÚC THƯ MÙA ĐÔNG Nhạc Phạm Chinh Đông, trình bày Cẩm Bình.
27 Tháng Giêng 202412:13 SA(Xem: 1464)
Tôi chỉ kể chuyện cá nhân chứng kiến (bên đây), và xem video ( bún chửi Hà Nội), chớ không vơ đũa cả nắm cho bất cứ nơi chốn nào.
26 Tháng Giêng 20244:08 CH(Xem: 1781)
Thưa đó là những thành phần có ăn học, được các chính phủ thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa cho học bổng đi học tại Pháp, tại Mỹ,
15 Tháng Giêng 20242:50 SA(Xem: 3584)
Họp mặt mini của Thầy trò Ngô Quyền ở thủ phủ Austin ở một tiểu bang được mệnh danh là "Everything's big here" vào cuối tháng 11 năm 2023 được chúng tôi gọi là "Tạ ơn ở Austin".
15 Tháng Giêng 20242:47 SA(Xem: 2787)
nhưng thành phố của tôi có những góc nhỏ duyên dáng và dễ thương khiến người dân bản địa sẽ nhớ hoài như: con đường đẹp dốc tòa, con đường Nguyễn văn Trị (NVT) dọc theo bờ sông
14 Tháng Giêng 20243:49 SA(Xem: 994)
Đã có nhiều tác giả viết hoặc bình luận khen chê trực tiếp hay gián tiếp về cuốn tiểu thuyết Vòng tay học trò của nhà văn Nguyễn Thị Hoàng.