Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Nguyễn Văn Lục - In Memoriam Lê Phụng (1933-2017)

24 Tháng Mười Một 201710:02 CH(Xem: 8794)
GS. Nguyễn Văn Lục - In Memoriam Lê Phụng (1933-2017)

In Memoriam Lê Phụng (1933-2017)


blankLê Phụng vừa nằm xuống ngày 11 tháng 11, 2017. Tin đến gây bàng hoàng cho vài bạn bè. Cái chết của riêng ông có thể đã xong. Ông đã chuẩn bị chờ nó và ngay cả sắp xếp cho chuyến ra đi một cách rất “Lê Phụng”.

blank

Đối với người đời. Có thể là một hoàn tất, một kiếp người, một giải thoát, một trở về, một thân phận người. Hiểu theo tôn giáo thì nghĩ rằng cát bụi trở về cát bụi. Hoặc một chuyển nghiệp.

Thôi thì tùy theo mỗi cá nhân đặt để.

Nhưng cái phần còn của công trình viết của Lê Phụng là một gia tài đồ sộ, “vươt mọi khuôn khổ” nhận thức đời thường ít được ai biết tới hoặc chia xẻ nhìn nhận thì quả thực là chưa xong. Và có lẽ đó là điều mà Lê Phụng ra đi chưa cảm thấy yên tâm. Cho đến phút chót. Ông vẫn mong muốn, đến hối hả, để thấy những công trình nghiên cứu của ông có bảng tra cuối sách và được phổ biến. Chuyện ấy đã không diễn ra hay chưa diễn ra như lòng mong đợi của ông.

Phải chăng đó là những điều ông cảm thấy chưa trọn vẹn.

Cả đời ông, không có chuyện gì quan trọng hơn việc đọc và viết. Tôi thấy thật hiếm người có thể mê say chuyện sách đèn đến như thế, và mọi chuyện khác đều không được ông quan tâm. Từ những chuyện đời thường, chuyện bạn bè, chuyện giao tế, chuyện gia đình đến chuyện cá nhân như chuyện ăn ngủ, sinh lý tình dục, tất cả ông đều “coi nhẹ”. Mãi cho đến cuối đời, trong lúc tâm sự vụn với bạn bè, ông mới chợt tỉnh và thấy rằng ông đã bỏ quên “chuyện ấy” và để tuổi thanh xuân qua đi lúc nào không hay.

Quả đúng là cái nghiệp cầm bút.

Bạn bè của ông đếm không quá 10 ngón tay. Dù ông có muốn cũng không được. Ông có thể nói gì với họ đây?

Cái nghiệp ấy không đem lại cho ông chút hào quang nào mà chính ra nó đáng được trân trọng.

Cây bút của ông thật quá khó cho bất cứ ai muốn đọc ông. Anh em trong DCVOnline.net đã hẳn phải đánh vật với chữ nghĩa của Lê Phụng mỗi khi đăng bài của ông.

Đây là một tỉ dụ dẫn chứng. Khi viết về Nguyễn Du, phần đông các tác giả đều căn cứ trên chính truyện Kiều để bình luận khen chê. Mười bài viết thì hết 9 bài viết gần giống nhau vì đi cùng một lối mòn. Ở miền Nam, năm 1965, Lê Ngọc Trụ, Bửu Cầm có thiết lập một “Thư mục về Nguyễn Du”, nằm trong tủ sách của Viện Khảo cổ, Bộ Giáo dục Sài gòn gồm danh sách các bài viết về Nguyễn Du. Trong đó có 128 bài về tiểu sử, gia phả, 67 bài bàn về lai lịch truyện Kiều, 13 bài về giai thoại, 68 bài về vịnh truyện Kiều, 29 bài về khảo cứu. Chỉ có 9 bài bàn văn chương, nghệ thuật truyện Kiều

Trong phần mở đầu trong cuộc họp ngày 24 tháng 3 năm 1965 có ghi:

“biên soạn một cuốn thư mục về Nguyễn Du với sự bảo trợ của trường Đại Học Văn Khoa, Sài Gòn, Viện Khảo cổ, Nha Văn Khố và thư viện Quốc Gia. Công việc biên soạn được giao phó cho ông Lê Ngọc Trụ, Trưởng ban Thư Mục tại thư viện Quốc Gia và ông Bửu Cầm, Trưởng ban sưu tầm tại Viện Khảo Cổ.”
(Trích Thư Mục Lời tựa, trang 67)


Hà Nội sau 1975, khi Lê Xuân Lít đã sưu tầm 185 bài viết vể truyện Kiều trong tác phẩm tựa đề: 200 năm nghiên cứu bàn luận truyện Kiều năm 2005, do Nhà xuất bản Giáo dục in. Câc bài ấy nói chung, nội dung không khác gì trong Nam, ví cũng trích dẫn hầu hết các tác giả trong miền Nam trước 1975. Trong đó có chương bàn về: Những tranh luận về Truyện Kiều, Địa vị và ảnh hưởng của Truyện Kiều Văn Bản truyện Kiều, Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện Kiều. Triết lý truyện Kiều và giá trị Nhân Văn, Nhân vật trong truyện Kiều, Kết cấu, hình thức nghệ thuật và ngôn ngữ truyện Kiều. (Phan Văn Lít, “200 năm Nghiên cứu bàn luận truyện Kiều”, nxb Giáo dục, 2005, 1989 trang, in trên giấy mỏng đặc biệt)

2011 Lê Phụng và Trần Ngọc Ninh đã viết chung trong số Truyền Thông năm 2011 về Nguyễn Du, dày 312. Sau này, Lê Xuân Lít, nếu tái bản “200 năm Nghiên cứu bàn luận truyện Kiều”, liệu ông có liệt kê công trình tuyệt sắc của Lê Phụng và Trần Ngọc Ninh chăng?

Lê Phụng viết khác mọi người. Viết về Nguyễn Du, ông lại tập trung vào các tài liệu, thơ văn bằng chữ Hán qua các bài thơ trong các tập sách như Thanh Hiên thi tập, Nam Trung tập ngâm và và Bắc Hành tạp lục.

Phải chăng chính qua những bài thơ ấy, người ta mới tìm thấy cái tâm tư thực của Nguyễn Du? Cái tâm sự sâu kín suốt hơn 20 năm làm thơ như một thứ nhật ký cuộc đời Nguyễn Du? Còn truyện Kiều, dù là một tác phẩm lớn, nhưng Kiều có thể chỉ là nơi Nguyễn Du dùng để gửi gắm tâm sự của mình? Vì thế, mọi suy đoán về Nguyễn Du đều có tính cách giả định, như tâm sự Hoài Lê, như nỗi buồn của Nguyễn Du, v.v..

Và nhờ đọc các bài thơ này, Lê Phụng mới có thể khẳng định, không có chỗ nào cho thấy Nguyễn Du có tâm trạng hoài Lê như thói quen suy diễn? Cũng chính vì thế, Lê Phụng đã dành hẳn một chương nói về Nỗi buồn của Nguyễn Du. Đọc nỗi buồn Nguyễn Du của Lê Phụng hẳn là khác với các tác giả viết suy diễn nỗi buồn của Tố Như qua các câu thơ trong truyện Kiều.

Sự sâu sắc của Lê Phụng nằm ở chỗ đó và khác người cũng ở chỗ đó. Trong việc nghiên cứu, ông đi tìm những cái mới cái lạ, cái “ không ai nói tới”, những tác giả “mồ côi” chữ nghĩa từ xa xưa, từ cổ chí kim rồi ráp nối lại theo lối phân tích thông thời, lịch đại (diachronique/diachrony)

Nhiều người có nghe tiếng Lê Phụng thì cùng lắm cũng chỉ khen ông là người uyên bác. Nhưng uyên bác thế nào thì quả thực không dễ để biết. Có thể nói, số phận chữ nghĩa của ông mang lại sự bạc bẽo nhất. Cũng vì thế, ông là người vừa cô độc, vừa cô đơn trong suốt cuộc hành trình chữ nghĩa này. Phải chăng ông chọn sự cô đơn như lý lẽ đời ông trong khi cầm bút cũng như trong đời sống thường. Trong căn nhà rông có tầng, mình ông một cõi chìm sâu trong những dòng suy tưởng mà chỉ trong cái khung cảnh như thế, chữ nghĩa mới bò ra, mới xuất hiện!

Người hiểu và chia xẻ các công trình sáng tác “độc nhất vô nhị” của ông họa chăng chỉ có vài người như Phạm Hữu Trác. Và Nguyễn Văn Trung?

Phạm Hữu Trác là người đã đưa tư tưởng của Lê Phụng ra cõi người qua một số báo Truyền Thông từ 2001 đến 2011 như: Truyện trò với đầu lâu ( số 1, 2001). Tư Duy trong thơ Nguyễn Khuyến (số 19-20, Xuân-Hè 2006). Đối đãi trong thơ Nguyễn Công Trứ ( số 25, 2007) Ngũ Phúc, số 30-31, 2009). Nhất là Nguyễn Du (số 30-40, Đông-Xuân 2011)

blank

Một trong nhiều tác phẩm của Lê Phụng. Nguồn: DCVOnline.net (mục Tài liệu)

Tuy nhiên, theo tôi, đó chỉ là một phần trong gia tài biên khảo của Lê Phụng.

Năm 2004 Lê Phụng và Nguyễn Văn Trung đã hợp tác, chia xẻ, gợi ý cho nhau về chủ đề văn học Việt Nam. Và Nguyễn Văn Trung có thể cung cấp cho Lê Phụng một số tư liệu “nhà đạo” để sau này Lê Phụng có thể viết hẳn một chuyên đề đồ sộ, sâu săc mang tên: Dòng Văn Học mang dấu Chúa. Đây có thể nói, Lê Phụng là người duy nhất “ngoài đạo” hiểu sấu săc về đạo, viết về đạo như người trong cuộc.

Kết quả hợp tác giữa Lê Phụng và Nguyễn Văn Trung là một tập tư liệu dày khoảng 600 trang trong đó đượm sắc đạo, mầu thiền, Lề Nho. “Đưa tư tưởng văn học Việt Nam truyền thống vào diễn đàn tư tưởng văn học thế giới” là tựa đề của tập tư liệu của Nguyễn Văn Trung và Lê Phụng được phổ biến rất giới hạn dưới hình thức photocopy. Vào tháng 4, 2004.

Và chắc hẳn, con nhiều tập tài liệu khác dưới dạng bản thảo còn nằm trong kệ sách ở nhà ông?

Về số Truyền Thông đầu tiên do Phạm Hữu Trác phụ trách, số tháng 11-2001, Lê Phụng với chuyên đề: Truyện trò với đầu lâu. “Truyện trò với đầu lâu” là một phần bộ cũng nằm trong dòng văn học mang dấu Chúa.

Tôi đã kinh ngạc khi đọc bài này. Đó là những kiến thức “ngoại hạng” rút ruột từ kinh thánh ở cái chỗ uyên nguyên của đạo giáo. Như khi ông biện giải câu nói sau đây của Chúa nói với Moi sen, “Dieu dit à Moise: Je suis qui je suis.” Theo Lê Phụng,

“Kinh Thánh trọn bộ, TP Hồ Chí Minh 1988 đã dịch ra tiếng Việt là: “Thiên Chúa phán với ông Mô- Sê: Ta là Đấng Hiện Hữu.”” (Nguyễn Văn Trung và Lê Phụng, “Đưa tư tưởng Văn Học Việt Nam truyền thống vào diễn đàn tư tưởng văn học thế giới”, tư liệu photpcopy, trang 114-115).

Có nghĩa là Đấng tự tạo, tự hữu. Theo tôi khi dịch là Đấng Hiện Hữu không sát nghĩa bằng chữ “Tự Hữu”.

Người thường không thể dễ dàng hiểu về vấn đề Thượng đế tự hữu. Sau đó ông so sánh với Phật, Lão, Bà La Môn, Khổng giáo, v.v.

Rồi khởi đi từ Kinh Thánh, ông dõi cái nhìn của một thức giả nhìn ra được những mối liên hệ liên thuộc giữa các dòng tư tưởng lớn như từ Nho Giáo, từ Lão Tử Đạo Đức Kinh rồi từ các tác giả như Hàn Mặc Tử, Tản Đà. Từ tài liệu các sách chữ Nho, chữ Pháp, chữ Anh.

Và để cho cuộc đối thoại với đầu lâu (tức là sự chết) trở nên linh động, ông dùng lối viết mà ông gọi là “bút thuật đa thoại”, tiếng Pháp là polyphonie. Có nghĩa là, ông dùng thuật ngữ trong âm nhạc, coi các cuộc đối thoại như những “tiết khúc” gồm nhiều tiết khúc, trong một bản nhạc. Từ tiêt khúc dạo, mở đầu đến các tiết khúc trung tâm, cái thì như khúc dạo, cái thì như điểm trung tâm mà tất cả tạo thành một hòa điệu.

Theo cách tôi hiểu thông thường thì đây là lối viết Liên văn bản (intertexte) kết hợp nhiều nguồn tư tưởng từ tôn giáo, từ triết học Đông Tây cho đến các giả Việt Nam như Hàn Mặc Tử, Tản Đà.

Thật ra chuyên đề Truyện trò với đầu lâu như nói ở trên chỉ nằm trong một tổng thể mà Lê Phụng gọi là: Văn Học mang dấu Chúa..

Tôi cũng thật thích thú với sự so sánh giữa Kinh Cầu Hồn (Kinh của địa phận Phát Diệm do Giám mục Joannes Baptista cho in Imprimature ngày 20-11-1938). Kinh này, để tiếp cận với Kinh Vu Lan Bồn bên Đạo Phật, dài gần 100 câu theo thể thơ 4 chữ như:

“Lạy Chúa tôi ôi!
Chúa đã phán lời:
Tao là Chúa cả…”


Kinh Vu Lan Bồn tiềng Việt ở dạng thơ song thất lục bát, chuyển dịch từ bản Hán văn (佛說報恩奉盆經, Phật thuyết báo ân phụng bồn kinh).

“Một thuở nọ Thế Tôn an trụ
Xá Vệ thành Kỳ Thụ viên trung
Mục Liên mới đặng lục thông
Muốn cho cha mẹ khỏi vòng trầm luân…”

Người ta tin rằng nguyên bản Kinh Vu Lan Bồn viết tiếng Phạn. Bản Ullambana Sutra (© Buddhist Text Translation Society) tiếng Anh cũng làn bản dịch từ Hán văn.


Cả hai thể thơ bốn chữ và song thất lục bát này dễ đọc truyền miệng và dễ nhớ. Và không biết do sự tiếp cận ra sao mà cả hai kinh đều dùng thể thơ. Chắc hẳn Kinh Vu Lan Bồn thì đã có trước và Kinh Cầu Hồn chỉ là biết khôn khéo xử dụng hình thức thơ  cho bổn đạo đọc thuộc lòng.

Kinh nghiệm cá nhân của tôi khi còn nhỏ là khi đọc Kinh Cầu Hồn mà nhịp điệu mỗi lúc tăng vận tốc như thúc dục, như van nài, các câu đuổi nhau mà như thể không kịp thở. Nó tạo nên một ảnh hưởng tâm sinh lý như ngất ngây; về bề ngoài càng đọc, âm thanh càng vang dội; về thể xác, cả đám đông đầu lắc lư chao đảo ngoài sự kiểm soát của trí năng đến độ tạo một sự cảm xúc tập thể như thể những người đang lên đồng. Sự sốt sắng ngất ngây, niềm hưng phấn như tràn dâng do cả một khối người, cùng một cung điệu cất lên, và điểm đỉnh của nó, theo cách nói nhà đạo là lúc đó trở thành những kẻ “nói tiếng la”.

Đây là một kinh nghiệm tôn giáo hiếm hoi độc nhất vô nhị.

Cũng vậy, khi người ta tụng niệm A Di Đà Phật với tiếng mõ cầm chịch mới đầu còn chậm sau tiếng mõ càng dồn dập hối hả cũng tạo ra một sự phấn khích tương tự.


Đối chiếu hai bài kinh thì nội dung đều muốn bày tỏ lòng con cái muốn đáp lại ơn sinh thành của cha mẹ, đồng thời cầu bầu cho vong hồn còn mắc trong lửa hỏa ngục.

“Như cha mẹ bảy đời quá-vãng
Sẽ hóa-sanh về cõi thiên-cung
Người thời tuấn-tú hình-dung
Hào-quang chiếu sáng khắp cùng châu-thân”


Kinh Vu Lan Bồn thì mong cha mẹ sớm thoát hoả ngục đưa về cõi thiên cung. Nghi thức Kinh Lan Bồn như một diễn tả chu kỳ từ cõi sống đến cõi chết và đi tới sự tái đầu thai. Nó như nối kết sự sống và sự chết ở kiếp sau. Nó như một nghi thức của sự bước qua. Nó có khác chi quan niệm tái sinh của người công giáo?

(Về nghi thức Vu Lan Bồn cũng được một tác giả khác là giáo sư Trần Thái Đỉnh viết trong sách: Kinh nguyện quanh năm Địa phận Bùi Chu, Kinh Phục Rĩ, trang 281-284 và Kinh Cầu Hồn (diễn ca), trang 285-288)


Lê Phụng đặt ra câu hỏi:

“Suy rộng hơn, điều cầu xin của người theo đạo Chúa, đọc kinh lần hạt mong được bình an trong tâm hồn “Khi nay và trong giờ lâm tử” hỏi có khác nào điều ước mong của người con Phật tụng Nam vô A Di Đà Phật hay giải công án để tìm thấy tâm thân an lạc trong kiếp này và sang kiếp sau trong cõi Siêu sinh? Phải chăng đó cũng là “cách khéo léo cái sống để khéo lo cái chết” của người đọc sách Trang Tử?”
(Nguyễn Văn Trung và Lê Phụng, ibid., trang 24-25)

Tôi cho đây là những so sánh rất lý thú và sâu sắc của Lê Phụng.

Đi xa hơn nữa, ông còn đề cập đến vấn đề phái tính nữ trong các tôn giáo. Như truyện Quan Âm Thị Kính hay các truyện Theodora, Marina, Margaret Pelagia của Tây Phương.

Cùng một dòng suy nghĩ như Lê Phụng, Thanh Lãng đã viết tập “Thử thiết lập”, hồ sơ 2 người con gái: 1, con của Phật; 1, con của Chúa vào ngày 27 tháng 11, 1987 trước khi ông qua đời vào ngày 12-1988. Đây là một đề tài phức tạp.

Còn biết bao nhiêu công trinh khảo cứu của tác giả Lê Phụng như: Niềm tin Nữ thần linh trong văn học truyền thống. Nứ tính trong thi và họa. Phật Bà Quan Âm Thị Kính. (Môt người sống cô độc mà lại vịn vai nữ tính, đề cao sự có mặt của họ trong nhiều công trình sưu khảo của mình). Văn Học mang dấu Chúa với tác phẩm của Lữ Y Đoàn, v.v.. Hàn Mạc Tử và siêu thực. Thơ Thiền Nguyễn Du và Nguyễn Khuyến. Kim Vân Kiều. Hoa Việt Nhật, tác giả Hoàng Trung Mân Lang (Hatakesnata Toshio), dịch giả Lê Phụng. Dòng thơ Trúc Lâm. Lê Phụng và Trần Đức Cương. Dòng thơ Lão Chài. Nền Nho tục nhà.

Tôi chỉ xin tạm thời nêu một số các biên khảo của một bậc đàn anh mà sức tôi không đủ để chuyên chở hết và không đủ điều kiện cũng như trang bị để giải mã tất cả. Xin hẹn dịp khác.

Vĩnh biệt anh Lê Phụng, một con người trên muôn người. Và nay cả Thiên đàng và Niết Bàn đều có giấy mời anh vào.

Nguyễn Văn Lục
Nguồn: DCVOnline

Thiep moi

11 Tháng Ba 20227:05 CH(Xem: 6176)
Từ bé thơ ngây đến thành thiếu nữ Mình học cùng nhau chung một mái trường Dù yên bình hay gian truân trắc trở Vẫn đong đầy tình bằng hữu thân thương.
11 Tháng Ba 202212:20 SA(Xem: 5327)
tiệc Tân Niên 2022 của Hội Ái Hữu Biên Hòa vẫn ngọt lịm tình người đồng hương xứ bưởi, với sự tham dự của nhiều thầy cô, cựu học sinh Trung Học Ngô Quyền cùng gia đình và thân hữu.
04 Tháng Ba 202211:59 CH(Xem: 5301)
Bạn phải nhớ, để sau này kể lại cho con cháu biết rằng thế hệ cha ông của chúng đã từng trải qua một thời kỳ vất vả gian truân như thế nào trước khi đến được bến bờ tự do.
04 Tháng Ba 202210:35 CH(Xem: 5387)
Con đường Tự Do kéo dài từ nhà thờ Đức Bà uy nghi đến khách sạn Majestic lộng lẫy đối diện bờ sông Sài Gòn, xưa là đường Catinat...
04 Tháng Ba 20224:05 CH(Xem: 6018)
Hòa bình đó, quý trân sáng giá Triệu trái tim đang gắng đi tìm Bao quốc gia ủng hộ đất nước em Cố gắng nhé, bình minh rạng rỡ...
04 Tháng Ba 20228:58 SA(Xem: 5671)
Sonia, em hãy bồng con Theo đoàn người Vượt qua biên giới Ba Lan Anh ở lại Bầu trời xanh mát Ukraina của chúng ta Hôm nay không còn mây trắng Không còn chim bay Mà chỉ còn lửa khói
04 Tháng Ba 20228:51 SA(Xem: 5756)
Và từ đó trong hoàng hôn tắt nắng Diệu vợi buồn mong ngóng cõi xa xăm Vết thương đau hoài rỉ máu âm thầm Trời Ukraine đầm đầm mưa sắc máu
04 Tháng Ba 20225:24 SA(Xem: 11970)
Xin mời thưởng thức video " HƯƠNG BƯỞI GỌI NGƯỜI VỀ" Lấy ý tưởng từ 2 bài thơ "Dỗ Dành Hương Bưởi" và "Những Chiếc Ghế Còn Bỏ Trống" của Trần Kiêu Bạc.
04 Tháng Ba 20222:36 SA(Xem: 6439)
Tôi viết cho em người con gái Ukraine Dù chữ nghĩa. Chưa đủ niềm khâm phục Hãy chiến đấu! Cớ sao ta chịu nhục Làm kẻ loại hai ... trên đất nước liệt oanh .
04 Tháng Ba 202212:56 SA(Xem: 5748)
Này em bé Ukraine thương quý Hãy khóc đi cho vơi bớt nỗi đau Gào to lên cho tận mãi Trời cao Ngài có thấu cho nước Ukraine thống khổ?
02 Tháng Ba 202211:29 CH(Xem: 6897)
Ánh sáng của trái tim này là một dạng của “Vàng tâm linh.” Cho nên, có thể nói, Anh Túc California thật xứng danh là Hoa Vương của “Vùng Đất Vàng” miền Tây nước Mỹ.
02 Tháng Ba 202211:09 CH(Xem: 5798)
Chúng ta vượt biển băng rừng Qua bao khốn khổ chưa từng thoái lui Xuân Nhâm Dần sẽ chung vui Đừng quên nhau nhé Bạn, Tui hẹn chờ!
26 Tháng Hai 20223:11 CH(Xem: 5241)
Đọc hồi ức "Tháng Ngày Qua" để biết được một bậc nữ lưu, đã thực sự gian truân từ tuổi thiếu niên, qua thực trạng khốn khó sau thế chiến thứ hai, khi người cha đã mất, nhà văn THẠCH LAM.
26 Tháng Hai 20229:12 SA(Xem: 5439)
Ba tôi đã có một người tri kỷ để cùng chia ngọt, sẻ bùi. Ông đã sống rất hạnh phúc và chung thủy suốt đời với một mối tình đẹp duy nhất của đời mình.
25 Tháng Hai 20222:32 CH(Xem: 6430)
Dạy lũ em một bài học cũ Ucraina khóc, nước Nga cười Hai ta một thời anh em bằng hữu Giờ căng buồm lướt sóng vươn khơi.
24 Tháng Hai 202211:51 CH(Xem: 3771)
Giả như bây giờ tôi có nhắm mằt xuôi tay mà về chầu ông bà đi chăng nữa thì cái câu “Tứ Hành Xung” của quý vị thày bói cũng là sai rồi!…
24 Tháng Hai 202210:29 CH(Xem: 5438)
vậy là đúng như mẹ em nói tuổi nào cũng có số mệnh của nó, nhiều khi chỉ ngẫu nhiên mà hoạn nạn rơi vào tuổi Dần rồi gây ra ấn tượng và mang tiếng thêm cho người mang tuổi Dần mà thôi
24 Tháng Hai 202212:24 SA(Xem: 5899)
Half Moon Bay Con nắng buồn trải trên biển vắng Những bước chân Dấu nặng nề trên cát im nằm Đôi gót chân Nỗi muộn phiền phơi trên bờ đá Nhìn nơi đây Còn lại gì? Tình đã xa bờ …
23 Tháng Hai 202211:51 CH(Xem: 5707)
Lớn lên ở thủ đô Sài Gòn, tôi có rất nhiều kỷ niệm với thành phố này. Những con đường mang tên Lê Lợi, Lê Thánh Tôn, Tự Do, Nguyễn Huệ… của quận 1, trung tâm Sài Gòn đã ghi đậm những bước chân tôi.
18 Tháng Hai 20223:33 CH(Xem: 6176)
Nâng ly tiếp rước Nhâm Dần đến Rót chén chia tay Tân Sửu rời Rực rỡ cờ vàng bay phất phới Biên Hòa Xứ Bưởi đón Xuân vui.
18 Tháng Hai 20221:15 SA(Xem: 5004)
Bây giờ, sống cách xa dì hơn nửa vòng trái đất nhưng mỗi khi nghe nói đến tuổi Dần và những hệ lụy của tuổi này là tôi nhớ ngay đến dì và những kinh nghiệm với dì lúc còn ở quê nhà.
17 Tháng Hai 20228:41 CH(Xem: 7290)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: Ở ĐÓ, MÙA XUÂN Nhạc Phạm Chinh Đông. - Trình bày: Cẩm Bình
17 Tháng Hai 202212:15 SA(Xem: 6066)
Phải chi … Đã bao lần em tự nói với mình… phải chi …! Chúng ta đừng gặp lại trong sự rủi, may Để tình xưa được chìm trong giấc ngủ cuối ngày
17 Tháng Hai 202212:08 SA(Xem: 2827)
Nam bây giờ chẳng còn ai nữa, anh đã mất tất cả: Mất một nàng Xuân xinh đẹp đã vì anh mà ngậm ngùi, xót xa. Mất luôn người em gái dễ thương--một cành Lan ẻo lả...
16 Tháng Hai 202210:44 CH(Xem: 6350)
Đò qua bến đợi ới đò Cho tôi sang với để chờ người xưa Sông còn đang lạnh vì mưa Phú Phong họp chợ hơi trưa vắng người
16 Tháng Hai 20229:45 CH(Xem: 6354)
Nhớ ngày đầu mới tới đây? Nhìn hoa Tuyết trắng trên cây đẹp ngời Giờ đây quá nửa cuộc đời Mỗi lần Tết đến nhớ thời tuổi thơ
16 Tháng Hai 202212:40 SA(Xem: 4929)
Gửi đến Biên Hòa quê hương lời Chúc Mừng Năm Mới. Chúc các bà chị dâu vượt bao bệnh tật để vui cùng con cháu. Nguyện ơn trên gia hộ cho toàn gia tộc được bình an và hạnh phúc.
16 Tháng Hai 202212:22 SA(Xem: 6552)
Chị Thêm viết Biên Hòa Trong Nỗi Nhớ Về những người dâu hiền, thảo cùng ngoan Bà xã tôi tính nết cũng vẹn toàn Giống các chị lo toan đầy mọi thứ
15 Tháng Hai 20229:26 CH(Xem: 5017)
Nụ cười của Bồ tát Di Lạc tuy là được chạm trổ trên gỗ, nhưng có sức truyền cảm với người đang đứng dưới chân Ngài. Khiến tôi nhớ lại hai câu cảm đề:
12 Tháng Hai 20224:22 CH(Xem: 3446)
Cho người xa đỡ bâng khuâng Dẫu thương còn nhớ đôi phần chuyện xưa Hoa lay nhẹ gió đong đưa Tin yêu xin giữ cho vừa ngày xuân...
07 Tháng Hai 202212:49 SA(Xem: 7262)
Xin ghi lại lần ăn Tết, họp mặt gần nhất của chs NQ ở Mỹ để thấy màu của Tết và tình nghĩa Ngô Quyền vẫn đậm đà, dù thời gian vẫn vô tình lấy đi nhiều Thầy Cô, đàn anh, đàn chị của chúng tôi.
06 Tháng Hai 202211:53 CH(Xem: 5106)
Tử tế chính là hạt mầm nhỏ nhắn mà bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể gieo vào cuộc sống này, mọi lúc mọi nơi, để làm đẹp cho đời bằng những hành động thiết thực và đầy yêu thương.
06 Tháng Hai 202210:43 CH(Xem: 6705)
Tết năm nay Nhâm Dần vào đến ngõ Con gái mình 48 tuổi cọp Quế Sơn Rước anh về mâm cơm cúng buồn hơn Trước di ảnh nhớ ngày nơi chiến tuyến.
06 Tháng Hai 20229:16 CH(Xem: 6802)
Chúc hồn thơ mãi ngập tràn Tiếng cười rộn rã, chứa chan tình người Xuân về phủ khắp đất trời Đón chào ngày mới, đắc thời vẻ vang ...
06 Tháng Hai 20222:00 SA(Xem: 6535)
Tháng Hai ngoan bởi vòm hoa Nguyệt Quế Trắng tình khôi thơm ngan ngát đêm về Hoa bé bỏng lấy hương từ đâu thế? Mà ngạt ngào neo gió lại chào Xuân.
06 Tháng Hai 20221:54 SA(Xem: 3160)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: AI LÊN XỨ HOA ĐÀO - Nhạc Hoàng Nguyên Tiếng há: Kim Phụng Hòa âm: Ngô Nguyên Kiều Oanh thực hiện youtube
06 Tháng Hai 202212:19 SA(Xem: 5604)
Ngày tết đối với người Việt Nam là ngày sum họp gia đình. Dù đi làm xa hay đi lính người ta cũng tìm cách về đón tết cùng với gia đình.
05 Tháng Hai 20229:00 CH(Xem: 6916)
Tháng giêng qua hoa đong đưa hờ hững Gió chao lòng hụt hẫng lối về trưa Thả con dốc này tay em đưa với Giọt rơi rơi, trôi về phía xa rồi…
03 Tháng Hai 202212:50 SA(Xem: 6312)
Ba ngày xuân thắm qua mau Thổi hồn dân tộc theo vào gió xuân Ngại ngần chi tuổi thất tuần Mỗi năm tết đến tinh thần mạnh khang...
02 Tháng Hai 202211:40 CH(Xem: 5615)
Tết đến thân dù biệt cố hương DẦN sang tiễn SỬU ước hưng cường Đầu năm chúc thọ chư bằng hữu Khai bút cầu an khách thập phương
01 Tháng Hai 20221:16 SA(Xem: 6077)
Xuân sang oanh hót, hoa cười, Mười phương hương sắc chúc người bình an, Mãn đường phúc lộc chứa chan, Thân tâm an lạc, xuân tràn tháng năm...
31 Tháng Giêng 20225:40 CH(Xem: 4765)
Nhà nhà hết sợ con vi rút Chốn chốn mừng vui cảnh thái bình Cuộc sống thanh nhàn ta tận hưởng Nhâm Dần dịch bệnh cũng lui binh
31 Tháng Giêng 20225:35 CH(Xem: 6618)
Mùa Xuân êm ấm trong mơ Xuân xưa trường cũ tuổi thơ ngọt ngào Niềm vui tái ngộ dạt dào Thấy Thầy Cô khỏe Xuân nào vui hơn ??
31 Tháng Giêng 20224:16 CH(Xem: 6459)
Biên Hòa hai tiếng nói ngọt ngào lắm, người xa Biên Hòa không thể đánh mất con tim nhớ về Biên Hòa được. Hãy đến với nhau đển còn có những niềm vui
30 Tháng Giêng 202211:51 CH(Xem: 6458)
những người năm cũ bây giờ đã theo con nước mịt mờ mù khơi xuân xưa giờ đã xa rồi… hoa đào năm ngoái còn cười gió đông.*
28 Tháng Giêng 20221:41 SA(Xem: 8518)
Nhưng các loại hoa quả chưng ngày Tết và dịp Tết Trung Thu người ta không thể thiếu bưởi. Bài này tôi chỉ xin bàn về quả bưởi thôi.
28 Tháng Giêng 202212:10 SA(Xem: 7748)
có lẽ chúng ta nên chúc nhau một cách đảo ngược lại, tức là “Ý Như Vạn Sự”. Bây giờ chúng ta thử tìm hiểu sự khác biệt giữa hai lời chúc này: “Vạn Sự Như Ý” và “Ý Như Vạn Sự”.
27 Tháng Giêng 20222:25 SA(Xem: 8015)
Hai năm nay chỉ ưu tư vì Covid nên làm gì có xuân thủy tiên. Gửi cho em vài hình thủy tiên cũ, với tựa đề "Xuân này em không về.." Chúc mừng năm mới các em.
26 Tháng Giêng 202211:56 CH(Xem: 5932)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: CÁNH THIỆP ĐẦU XUÂN - Lê Dinh - Minh Kỳ Song ca: Kim Phụng - Đèo văn Sách Hòa âm: Vũ thế Hiệp Kiều Oanh thực hiện youtube
26 Tháng Giêng 202210:52 CH(Xem: 5837)
Có những bài thơ khi đọc xong, ta phải đọc đi đọc lại nhiều lần cho đến khi nó nội tại trong tâm trí của chúng ta. Những bài thơ như vậy có tác dụng đẩy tư duy và sự chiêm nghiệm của chúng ta đến một chân trời mới,
25 Tháng Giêng 20229:47 CH(Xem: 6490)
Hôm nay 23 tháng chạp , theo tục lệ là ngày đưa ông Táo về trời. Tôi xin viết một bài sớ vui, lấy hình vui trong google để gửi đến Thầy Cô và các bạn. Trước thềm năm mới kính chúc Ngô Quyền ta vui vẻ, sức khỏe, an lành.
22 Tháng Giêng 202211:20 CH(Xem: 6191)
Tôi ra về lòng vui biết bao Thầy Cô vẫn khỏe như độ nào Ước gì dẹp sạch con Covid Lột khẩu trang tháng bảy gặp nhau.
22 Tháng Giêng 202211:04 CH(Xem: 5039)
Thoạt đọc nhóm bốn chữ trên người ta nghỉ đến một địa danh nào đó trên thế giới nơi tiếp giáp của bốn quốc gia hay một địa điểm nổi tiếng nào đó mà người ta có thể đi bằng đường bộ, ...
22 Tháng Giêng 202210:57 CH(Xem: 5041)
hạnh phúc như những hạt đường ngọt ngào, thất vọng như ly tràn mà không có ai cùng cạn… buồn như những giọt đen đắng ngắt vì thế mà không có người nào uống mãi một ly cà phê không đường...
19 Tháng Giêng 20225:03 CH(Xem: 7232)
Những nhà cổ dọc sông Đồng lộng gió Giờ đã thành hàng quán... Mất hồn xưa Đường im mơ... Giờ ồn ào xe cộ Theo thời gian... Thơ dại đã hoàng hôn.
18 Tháng Giêng 20226:18 CH(Xem: 5965)
Cầu mong năm mới an nhàn Toàn dân thế giới ngập tràn vui tươi! Dù cho tám chục chín mươi? Hãy vui, khoẻ, trẻ nụ cười trên môi.
17 Tháng Giêng 202211:09 CH(Xem: 6561)
"Nhà cỏ" ở ven bờ sông. Cây cao, gió mát, trăng trong ngập tràn. Nơi đây "cô" ấy đâu màng. Nắng trời, thoáng gió thời "nàng" tránh xa! Cho nên ta một mình ta. Nơi ngôi "nhà cỏ" mà xa… "nàng"... cô-vi… !!!
15 Tháng Giêng 20225:11 CH(Xem: 6739)
Cô giáo ngồi trong lớp Lá rơi đầy ngoài sân Phấn hồng nhòe nước mắt Ai nhớ ai vô ngần.
15 Tháng Giêng 20224:59 CH(Xem: 6248)
Có lời tình ta níu tháng năm qua Và con tim xót xa bao hao gầy Bóng đêm về tìm thấy trong giấc mơ Còn thời gian níu lần cuối tiếng cười?
15 Tháng Giêng 202211:18 SA(Xem: 3075)
Mời thưởng thức video do Kiều Oanh thực hiện "Winter 2022"--Washington, DC--Maryand-=Virginia
15 Tháng Giêng 202211:06 SA(Xem: 6618)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: TÌNH KHÚC MÙA ĐÔNG ( TIẾC THU) Sáng tác: Thanh Trang - Tiếng hát: Quang Tuấn Kiều Oanh thực hiện youtube
09 Tháng Giêng 202212:16 SA(Xem: 5766)
Thế hệ chúng tôi thời ấy, đa phần kiến thức thu thập được đến từ hai nguồn: từ phương tiện truyền thông ngoài xã hội (TV, Radio, sách báo) và chủ yếu là từ môi trường học tập ở trường.
08 Tháng Giêng 20226:31 CH(Xem: 4742)
Mong rằng con Covid 19, Bà Cô Vi mắc dịch tàn ác kia lìa xa tôi. Xa ra, xa ra hãy xa tôi ra và đừng bao giờ hẹn ngày tái ngộ.
08 Tháng Giêng 20226:22 CH(Xem: 6801)
Chuyện tình yêu muôn đời không đổi Giận, nhớ, thương, xin lỗi, làm hòa "Chín bỏ làm mười" phải biết thứ tha 50 năm sau nhìn nhau hạnh phúc.
08 Tháng Giêng 20226:12 CH(Xem: 7387)
Rực rỡ bên thềm Mai báo Xuân Rồi người biền biệt bỏ người thân Lên đường chấp cánh cùng sương gió Bịn rịn... Người đi chẳng ngại ngần...!
05 Tháng Giêng 202210:59 CH(Xem: 6709)
Nhìn con nắng mong manh Thấy một cõi thinh không Nhìn cơn sóng xô bờ Thấy biển quá mênh mông Nhìn bãi cát trắng êm Thấy gót chân đau mềm Nhìn em đứng lặng im Thấy nỗi nhớ buồn tênh
05 Tháng Giêng 202212:10 SA(Xem: 5703)
Trong thời gian chiến tranh, tôi không có dịp đến 3 tỉnh đó thường được xem như nằm trên “nóc nhà Đông Dương” vì vị trí trên cao và gần chỗ giáp giới của ba nước Đông Dương: Việt, Miên Lào.
01 Tháng Giêng 202211:08 CH(Xem: 7148)
Đầu năm xin chúc mọi người Luôn vui, khoẻ, trẻ nụ cười thắm tươi Mừng người tám chục chín mươi Đón chào năm mới vui tươi "tuổi vàng"
01 Tháng Giêng 202210:42 CH(Xem: 8121)
Vững tin rằng ở quanh mình Biết bao người biết chân tình chi ly Cứ ĐƯỜNG CHÂN CHÍNH ta đi Đón mừng “Năm Mới” còn chi vui bằng?
01 Tháng Giêng 202210:28 CH(Xem: 7003)
Chuông ngân đồng vọng nhịp tuần Tiễn đưa năm cũ đón xuân mới về Chào nhau phố chợ đến quê Đầu Năm Chấp Bút hội thề niên lai.
01 Tháng Giêng 202210:08 CH(Xem: 7311)
Từ rau... Con khôn lớn Một thời làm sinh viên Mỗi ngày ăn rau muống Chan nỗi nhớ triền miên. Giờ... Mẹ đã đi xa Ngồi bên đồng rau muống Con nhớ mẹ... Mẹ ơi!
24 Tháng Mười Hai 20211:26 SA(Xem: 7280)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: Bài Thánh Ca Buồn & Hai Mùa Noel Sáng tác Nguyên Vũ - Tiếng hát: Đèo V. Sách-Kim Phụng - Hòa âm: Đỗ thị Thu Hằng
24 Tháng Mười Hai 202112:58 SA(Xem: 5353)
Tôi tin rằng tôi đã trả xong món nợ cho bà Nancy và cây Giáng sinh trong phòng khách này là của riêng bà, của đứa con gái yêu quý Sandra đã tặng cho bà khi mùa Giáng Sinh đến.
24 Tháng Mười Hai 202112:16 SA(Xem: 5367)
Giáng Sinh năm đó, tôi nhận được một giỏ quà với đủ loại trái cây tươi, được cắt sẵn theo những hình ngôi sao, trái tim, chim, cá... rồi nhúng vào sô cô la,
24 Tháng Mười Hai 202112:12 SA(Xem: 6697)
Giáng sinh cũng đã cận kề Năm mới sẽ lượt lần về thế gian Niềm vui sung sướng hân hoan Trào dâng khoé mắt rộn ràng muôn nơi. Đêm đông Chúa sinh ra đời Trong hang đá lạnh rạng ngời đức tin
23 Tháng Mười Hai 20219:05 CH(Xem: 6517)
Hôm nay ngày sinh nhật Chúa Thương giúp những kẻ nghèo nàn Chuông giáo đường vang vang Bài hát thánh ca mừng Chúa
23 Tháng Mười Hai 20211:18 SA(Xem: 5455)
Nhân mùa Giáng Sinh và Năm Mới sắp đến, người viết xin chúc tất cả quý bạn có những phút vui và hạnh phúc với người thân trong buổi tiệc sum họp gia đình của quý bạn. Bạn nhé!
23 Tháng Mười Hai 202112:30 SA(Xem: 5469)
Mấy chục năm đã trôi qua, cứ mỗi khi Tháng Mười Hai trở về, trời Canada tuyết phủ trắng xoá không gian, thỉnh thoảng tôi lại nhớ về đêm Reveillon tuổi mười chín,
22 Tháng Mười Hai 202111:54 CH(Xem: 6580)
Rằng... Con không có Đạo Nhưng lòng con chan chứa Tràn đầy niềm Tôn Vinh Từ Hồng Ân Thiên Chúa Từ Đức Mẹ bao dung
21 Tháng Mười Hai 20211:00 SA(Xem: 2957)
Và rồi bao mùa đông trôi qua Ký ức thời gian chẳng phôi pha Mỗi mùa Noel tôi đi lễ Gửi ánh sao đêm về quê nhà Nơi ấy có những ngày tươi trẻ Reveillon tuổi 19 nhiệm màu
19 Tháng Mười Hai 202111:34 CH(Xem: 2915)
Kính mừng Thiên Chúa Giáng Sinh Cầu cho trần thế an bình muôn nơi Sáng soi ân đức rạng ngời Ngàn năm tình nghĩa chúa tôi vọng mùa...
12 Tháng Mười Hai 202111:43 CH(Xem: 6575)
Đúng là niềm tin về tín ngưỡng tôn giáo là một sự kiện không thể giải thích bằng lý trí. Hơn một giờ sau tôi lên xe buýt quay về Lisbon và từ đây có thể tự hào là mình đã bước chân đến Fatima.
12 Tháng Mười Hai 202110:59 CH(Xem: 6188)
Hãy chín bỏ làm mười tha thứ những gì tha thứ được. Cho đi là nhận thêm một niềm vui mới. Mọi việc tốt đẹp sẽ nằm ở phía trước nếu ta bước tới trong tâm trạng vui vẻ và đầy niềm tin.
12 Tháng Mười Hai 202110:49 CH(Xem: 8658)
Hầu như ai cũng nghĩ là “Ngậm Ngùi” được thi sĩ Huy Cận viết về mối tình yêu đương đôi lứa thông thường.
12 Tháng Mười Hai 20217:38 CH(Xem: 7514)
Gió đưa Ba Má về trời Đủng đỉnh ở lại vời vời nhớ thương Bước đi từng bước ra vườn Nhìn cây Đủng Đỉnh vấn vương nỗi niềm
12 Tháng Mười Hai 202112:26 SA(Xem: 7419)
Ơ.... ơ... Huế ơi! Sâu lắng lòng yêu Tôi đi bên Huế chân xiêu liễu hờn Buổi chiều như níu hoàng hôn Áo ai vạt bướm, trăng cong đôi mày.
12 Tháng Mười Hai 202112:11 SA(Xem: 6816)
Tháng mười hai lại về Trong gió lạnh lê thê Anh ơi anh có nghe Tim thiết tha Mùa Vọng? Tình yêu Chúa mênh mông Như tuyết bên trời rộng Ngài đã xuống gian trần Cho cõi đời hy vọng
11 Tháng Mười Hai 202111:37 CH(Xem: 7582)
Đêm Giáng Sinh đêm ngọt ngào ân sũng Của trời cao thương xót phận con người. Nhưng cũng là đêm đất sinh thêm loài rắn Đôi mắt vô hồn và ngọn lưỡi chẻ đôi.
09 Tháng Mười Hai 202112:53 SA(Xem: 5913)
Cuối cùng, cũng sẽ đến lượt tôi. Rồi tất cả sẽ gặp lại nhau ở một thế giới khác, bình yên, không còn chiến tranh, hận thù, khổ đau, chia lìa mà chỉ còn có tình yêu thương miên viễn.
06 Tháng Mười Hai 202111:53 CH(Xem: 5463)
Người Bộ tộc Tesuque KHÔNG có dự tiệc Thanksgiving, vì họ không phải cảm ơn ai cả, chính người Mỹ phải cảm ơn Tổ Tiên của họ, và những người Việt nam chúng ta cũng… cảm ơn họ,
06 Tháng Mười Hai 202112:49 SA(Xem: 6738)
Đêm nay trống vắng ngàn sao Em ngồi nhỏ lệ nghẹn ngào nhớ nhau Thôi thì hẹn lại kiếp sau Cho ta nối lại tình sầu dở dang.
05 Tháng Mười Hai 20218:45 CH(Xem: 10363)
Ta trở về với xác thân cằn cỗi Nhưng mãi luôn yêu mến cuộc đời này Có ai không? cho ta bàn tay với Trong vũng buồn, vẫn gắng gượng. Ta bơi
05 Tháng Mười Hai 20218:41 CH(Xem: 7800)
Biển ơi! ta yêu bờ cát trắng Không khổ đau sân hận lẫn âu lo. Có gì đâu ngày vào cõi hư vô Hòa theo sóng ta chơi đùa với cát .
04 Tháng Mười Hai 20218:49 CH(Xem: 5577)
Chúa sẽ không mở cửa Thiên Đàng cho tôi vào nước Chúa cùng người, nhưng Chúa sẽ mỉm cười chỉ cho tôi con đường đi vào Cực Lạc. ..
04 Tháng Mười Hai 20212:24 SA(Xem: 5072)
Thanksgiving là mở đầu cho mùa lễ hội, mùa của tình yêu thương và sự chia sẻ. Xin mọi người hãy dừng lại, hãy nhìn vào bản thiện và lòng nhân trong mỗi chúng ta để khép lại những hỉ nộ ái ố của năm, tháng vừa qua.
04 Tháng Mười Hai 20211:20 SA(Xem: 6933)
Chiếc lá nối hai mùa bâng khuâng, Cuối mùa thu và đầu mùa đông, Lá rực rỡ trên trời dưới đất, Thu sắp đi mà tình mênh mông.
02 Tháng Mười Hai 20217:58 CH(Xem: 7983)
Thu trở lạnh thu tàn vương vấn Trời mây kia dong ruỗi dặm trường Thân như lá chao mình theo gió Níu lấy thời gian nhớ cội đời
02 Tháng Mười Hai 20217:54 CH(Xem: 7102)
Nhớ tháng Mười Hai trời buông hơi lạnh Bờ lưng người ấm áp nắng mùa xưa Chút nắng chiều nồng hương ngang qua ngõ Quay lưng rồi... Không hiểu... Nói yêu chưa.
02 Tháng Mười Hai 202112:57 SA(Xem: 6039)
Tạ ơn thời có lắm điều Sách dày ghi được bao nhiêu cho vừa; Bao niềm vui mới nên thơ Theo lòng cảm tạ bất ngờ hiện ra Khi ta nhìn khắp gần xa Thấy chân hạnh phúc thăng hoa dạt dào!
02 Tháng Mười Hai 202112:42 SA(Xem: 7398)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: "Bạn Lòng" Sáng tác: Cố NS Hoàng Trọng Song Ca: Kim Phụng & Đèo Văn Sách Kiều Oanh thực hiện youtube