Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Lê Văn Đông - TRƯỜNG CŨ TÌNH XƯA

23 Tháng Giêng 201312:00 SA(Xem: 8415)
Lê Văn Đông - TRƯỜNG CŨ TÌNH XƯA

TRƯỜNG CŨ TÌNH XƯA

 

71__truongcutinhxua-levandong-content

 Lê Văn Đông

 Trường Ngô Quyền thành lập 1956 thì tôi thi đậu vào học lớp đệ Thất (bây giờ là lớp 6) niên khóa thứ 2 (1957-1958). Lúc nầy vào học trường phải thi vì lý do học sinh quá đông, trường lớp không thỏa mãn . Trước đó, toàn Tỉnh chỉ có bậc Tiểu học, xong lớp Nhất (bây giờ là lớp 5) phài xuống Sài Gòn học tiếp, bằng không thì có thể theo học lớp Tiếp liên (là lớp chuyển tiếp giữa Tiểu và Trung học). Lớp nầy hình như tổ chức được một, hai lượt thì bãi bỏ. Công lao thành lập trường phải kể đến hai vị giáo chức nhiều uy tín, đức độ của tỉnh lúc bấy giờ là ông PHAN VĂN NGA (Thanh Tra Tiểu Học/ Ty Giáo Dục) và ông HỒ VĂN TAM (Hiệu Trưởng trường Nguyễn Du). Mới đầu trường đặt tạm tại trường Nữ Tiểu học nằm cạnh văn phòng và Đình Bình Trước, ngó xéo qua bệnh viện Phạm Hữu Chí, do ông Phan văn Nga làm Hiệu Trưởng, rồi đến ông Hồ văn Tam, Huỳnh Quốc Tuấn, Phạm Đức Bảo… Một số giáo viên của trường Nguyễn Du được cử sang dạy vào lúc đó là các Thầy Bùi Quang Huệ, Đinh văn Sái, Phạm văn Tiếng, Phạm văn Mẫn, Nguyễn văn Vinh… Các năm Trung Học Đệ Nhất Cấp (từ đệ Thất đến đệ Tứ) có mục đích khơi sâu thêm những kiến thức đã học ở bậc Tiểu học nên cũng không nặng nề chi tiết lắm, trừ phi có thêm các môn Sinh ngữ (Anh/Pháp văn) Đại số, Hình học, Hóa học.

 Các lớp Nam Nữ học riêng, chia làm hai buổi sáng, chiều. Mỗi thứ hai có buổi chào cờ đầu tuần, thầy Hiệu Trưởng hoặc Giám Học ban huấn từ chỉ thị, tuyên đọc danh sách học sinh xuất sắc trong tuần, tháng. Đồng phục nam sinh áo sơ mi trắng và quần kaki xanh, nữ sinh áo dài trắng. Riêng trong buổi chào cờ đầu tuần ngày thứ hai, nam sinh áo sơ mi trắng, quần kaki trắng và giày bốt trắng, nữ sinh áo dài xanh.

 Thầy Cô dạy bậc Trung Học Đệ Nhất Cấp lúc nầy (theo trí nhớ) gồm:

 Toán (Thầy Đinh văn Sái), Việt Văn (Thầy Bùi Quang Huệ), Anh Văn (Thầy Phan Thanh Hoài), Pháp Văn (Thầy Phạm văn Tiếng), Sử Địa (Thầy Nguyễn văn Vinh), Vẽ (Thầy Phạm văn Mẫn), Nhạc (Trần văn Tỵ).

 Bạn học cùng lớp tôi còn nhớ:

 Trần Quốc Bửu, Huỳnh văn E, Phan văn Mau, Đỗ văn Cưng, Huỳnh văn On, Lê văn Bền, Lê văn Nhóm, Trầm Hữu Tình, Nguyễn Đức Hiền, Huỳnh Quang Danh, Trần Thanh Ba, Thái Tấn Phước, Nguyễn văn Hoàng, Tô Hồng Dũng, Đào Duy Minh, Lê văn Cồn, Trần kim Đôn, Nguyễn văn Hiệp…

 Trường còn có một học sinh làm Đại Diện (với điều kiện có hạnh kiểm tốt và học giỏi) là bạn Huỳnh Quang Danh, sang Trung Học Đệ Nhị cấp là Hồ văn Bền.

 Thi đậu xong bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp, bắt đầu lên lớp đệ Tam, rồi lên đệ Nhị, đậu tiếp bằng Tú Tài 1 mới được tiếp tục lên lớp đệ Nhứt, kết thúc ban Trung Học với bằng Tú Tài 2) ngẫm lại đúng là học sinh thời ấy “bằng cấp đầy mình” !!!

 Trường bấy giờ đã chuyển lên khu đất xưa của Viện Dưỡng Lão nằm cạnh Quốc Lộ 1, gần Đài Kỷ Niệm, được xây dựng khang trang với hai dãy lầu dành cho hai bậc Đệ I và Đệ II cấp, cùng với văn phòng và một phòng thí nghiệm nằm cạnh cổng ra vào. Lúc nầy Trường đã được bổ sung đầy đủ các Giáo Sư trẻ trung, sinh động gồm các Thầy Cô:

 Toán (Thầy Trần Phiên, Thầy Nguyễn Sơn), Việt Văn (Thầy Thân Trọng Hưng, Cô Vương Chân Phương, Thầy Phạm Đức Bảo), Anh Văn ( Cô Nguyễn thị Thu, Thầy Đào Mạnh Đạt, Thầy Phan Thanh Hoải, Cô Nguyễn thị Luông), Pháp Văn (Cô Trần thị Liên Chi), Triết học (Thầy Nguyễn Thanh Tâm, Thầy Nguyễn Xuân Hoàng), Vạn Vật (Cô Tiêu Quý Huê, Thầy Lê Tiến Đạt), Sử Địa (Thầy Dương Hòa Huân, Thầy Hà Tường Cát), Công Dân (Cô Nguyễn Thị Hòa, Thầy Hoàng Phùng Võ, Thầy Phạm Gia Hưng), Nhạc (Thầy Lê Hoàng Long).

 Lúc nầy các lớp tổ chức theo ba ban A, B, C nhưng về sau không còn lớp ban C vì ít có học sinh. Nam Nữ sinh được học chung tùy theo ban mình chọn.

 Những bạn học trên Đệ II cấp tôi còn nhớ:

 Nữ : Đào Duy Dân, Dương thị Rê, Lê thị Mỹ, Phạm thị Lớn, Huỳnh Ngọc Mỹ, Liêng Nữ Dung, Lê thị Phượng, Trương thị Yến, Trần thị Oanh, Huỳnh thị Mai, Phan Phương Khanh, Lương thị Tuyết, Huỳnh Ngọc Ánh, Nguyễn thị Thanh, Nguyễn thị Liên, Bùi thị Duyên, Bùi thị Phi, Lương Mỹ Dung, Bùi thị Hảo...

 Nam: Lê Đức Việt, Tiêu Nguyên, Nguyễn Hữu Dung, Nguyễn văn Tần, Nguyễn văn Lư, Trần Công Đỉnh, Nguyễn văn Tấn, Nguyễn văn Đựng, Trần văn Phước, Lê Xuân Hàm, Nguyễn Hồng Dũng, Nguyễn thị Hợi, Nguyễn văn Linh…

 Thỉnh thoảng vào dịp cuối năm hay kết thúc một niên học, trường có tổ chức lễ phát thưởng cho các học sinh xuất sắc, dịp nầy ban văn nghệ của trường mặc tình phát huy tài đờn ca múa hát giúp vui. Các ca sĩ tài sắc một thời lúc đó là: Trang Liên, Jacque Liên, Kim Liên… Hoặc các dịp tranh tài thể dục thể thao liên trường các tỉnh Miền Đông Nam Phần cũng là dịp cho các lực sĩ trường Ngô Quyển nổi danh với chúng bạn.

 Thấm thoát thời gian qua nhanh, đã đến ngày các cựu học sinh Ngô Quyền trên các miền thế giới sẽ tập họp về đây để mừng kỷ niệm 55 ngày thành lập ngôi trường thân yêu, đồng thời kỷ niệm 10 năm thành lập Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Ngô Quyền hải ngoại. Bạn bè năm châu bốn bể sau bao năm dài tha hương viễn xứ sẽ có dịp gặp lại nhau, tay bắt mặt mừng, kể lể cho nhau những kỷ niệm thời thư sinh áo trắng. Với đôi dòng tùy bút ghi trên, ước mong với tình cảm thân thương của các bạn sẽ là chất keo kết dính toàn thể chúng ta để cùng góp sức xây dựng một tập thể Đại Gia Đình Ngô Quyền ngày càng vững mạnh.

 

Thung Lũng Hoa Vàng Đầu Xuân 2011 (San Jose)

 

10 Tháng Mười Một 2012(Xem: 24873)
vớt vầng trăng chết trên hồ cũ mai táng cùng ta-với-nỗi-buồn? Em vất vả trôi theo đời huyên náo Còn nhớ gì… thuở tháng bảy mưa ngâu.
10 Tháng Mười Một 2012(Xem: 30129)
Và như một thói quen không bỏ được, những hàng cây phượng vĩ trong ký ức luôn hiện hữu trong các câu chuyện tôi kể, vẫn rực rỡ như bao giờ.
07 Tháng Mười Một 2012(Xem: 10153)
Chuyện tình cảm thời đi học tuy lãng mạn nhưng nhẹ nhàng, có thể chấp nhận được, chứ những chuyện tình nho nhỏ thời đi lính nếu dại dột kể ra, chắc chắn không yên thân đâu.
07 Tháng Mười Một 2012(Xem: 11525)
Tôi về dẫn theo hồn tôi lạc phong phanh như thể chiếc áo nhầu tóc xưa đã trở màu - thiên lý hỏi người còn có nhận ra nhau?
07 Tháng Mười Một 2012(Xem: 8931)
Bao nhiêu nước mắt-nụ cười Bao nhiêu tiếc nuối - ngậm ngùi chưa vơi Ngô Quyền ơi… Ngô Quyền ơi... Làm sao em giữ một thời đã qua?
07 Tháng Mười Một 2012(Xem: 8042)
Điều sau cùng, tôi muốn nói là chúng ta nên cảm ơn Thượng Đế đã tạo ra quả đất tròn. Nhờ đó, chúng ta mới có dịp gặp lại nhau sau một thời gian dài xa cách để sống lại những kỷ niệm mà suốt đời chúng ta không thể nào quên.
06 Tháng Mười Một 2012(Xem: 27332)
vì Ngô Quyền nay không chỉ còn là một danh từ riêng rất trân trọng, mà đã trở thành một danh từ chung, một danh dự chung và là niềm thương nhớ đời đời của tất cả chúng ta.
06 Tháng Mười Một 2012(Xem: 114096)
Tôi xa người, buồn như tiếng ve Nỉ non vang trong gió trưa hè Tóc thôi bay, bờ vai nắng gội Nghiêng xuống đời, một bóng đơn côi!
03 Tháng Mười Một 2012(Xem: 28726)
Chung quanh tôi còn biết bao tình thương ràng buộc vây quanh mà ngẫu nhiên, người đầu tiên nhắc nhở cho tôi điều ấy khi tôi từ đường ranh sống-chết trở về chính là thầy Sái.
03 Tháng Mười Một 2012(Xem: 8041)
Ngày nay cả Thầy và trò cùng nghỉ hưu trên đất người, cách xa quê hương nửa quả địa cầu; và nhớ, viết bằng khung cảnh ngôi Trường Ngô Quyền chỉ còn trong ký ức.
03 Tháng Mười Một 2012(Xem: 8398)
Xa nhau mang nỗi nhớ mong Ngô Quyền hình ảnh phượng hồng còn vương Biên Hòa phố nhỏ giọt buồn Mái đầu trắng điểm cầu sương mây ngàn
03 Tháng Mười Một 2012(Xem: 26530)
Nghĩ về một thời tuổi trẻ băn khoăn Là thấy lại phía Tây ngôi trường cũ In dấu chân ai xanh bìa vạt cỏ Hạt cát dãi dầu đau gót guốc cao
03 Tháng Mười Một 2012(Xem: 24738)
Thầy Cô ơi! Bạn bè ơi! Xin giữ cho tôi những kỷ niệm vàng son mà tôi đang giữ dù mai nầy dòng đời tiếp tục chia xa!
03 Tháng Mười Một 2012(Xem: 25545)
Hôm nay chợt nhớ thương người Tiếng ve mùa cũ rụng rời vai anh (Trần Dạ Từ)
03 Tháng Mười Một 2012(Xem: 22958)
Tôi xa Ngô Quyền đã từ lâu Tóc xanh giờ cũng đã phai mầu Nhớ cô tôi bước đi trong nắng Thấy áo lam che mát mái đầu.