Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Nguyễn Văn Lục - Chỗ đứng của Tự Lực Văn Đoàn trong Văn Học Việt Nam (II)

23 Tháng Ba 201810:04 CH(Xem: 8776)
GS. Nguyễn Văn Lục - Chỗ đứng của Tự Lực Văn Đoàn trong Văn Học Việt Nam (II)
Chỗ đứng của Tự Lực Văn Đoàn trong Văn Học Việt Nam (II)

Để xác định rõ vị trí của TLVĐ khi tiếp nối thế hệ Nam Phong, điều cần thiết là tìm hiểu xem sự đóng góp cho văn học của Nam Phong ra sao và sự khác biệt giữa Nam Phong và TLVĐ như thế nào?

B. Sự khác biệt hay đổi mới của Tự Lực Văn Đoàn so với Nam Phong 

1. Nam Phong Nghiêm chỉnh, khệnh khạng. Tự Lực Văn Đoàn vui tười diễu cợt. 

Sau thế hệ Đông Dương tạp chí rồi Nam Phong tạp chí, như có hiện tượng bùng nổ trong sinh hoạt báo chí. Nhiều báo trước sau lục tục ra đời như Phụ nữ Tân Văn, 1929. Phụ nữ thời đàm 1930. Lùi xa hơn nữa có Tiếng dân 1927, Hữu Thanh tạp chí 1921. Annam tạp chí 1926, Rạng Đông 1929, Nhựt Tân 1929, Khoa học tạp chí. 

Năm 1932, năm mà TLVĐ ra đời thì có một lô báo chí xuất hiện như Chớp bóng, Từ Bi âm, Văn Học tạp chí, Đông Thanh tạp chí, Đông Tây tuần báo và dĩ nhiên có Phong Hóa tuần báo. 

Đồng thời có sự xuất hiện của nhiều nhà văn, nhà thơ độc lập. Như Vũ Trọng Phụng, Trần Tiêu, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao và Nguyễn Tuân. 

Tóm lại trong bối cảnh sinh hoạt báo chí đông đảo và nhộn nhịp như thế thì Phong Hóa ra đời. Phong Hoá nổi lên như cồn đồng thời làm lu mờ các nhà văn độc lập ngoài nhóm TLVĐ khiến người ta có cảm tưởng, sự thành công của TLVĐ đã gián tiếp đẩy lui một số nhà văn tài năng vào hậu trường. Tôi nghĩ đó là một điều bất công.

Nhất là trường hợp Vũ Trọng Phụng.

Có thể nói, Phong Hoá kể từ số 11 ra đời mang bộ mặt mới cho sinh hoạt báo chí: Vui tươi, cười cợt, chế diễu, tiến bộ như lời quảng cáo:

- Một hoán cải lớn lao trong báo Phong Hóa
- Một sự lạ trong làng báo.
- Một cái mới...
- Bàn một cách vui vẻ về các vấn đề cần thiết: Xã hội, chính trị, kinh tế.
- Nói rõ về hoạt động trong nước. Có 15 tranh vẽ, nhiều chuyện vui... cần thiết... hoạt động... vui vẻ. Ai cần xem báo, ai thích đọc báo nên đọc Phong Hoá.

Ông Nguyễn Vỹ trong một bài báo có nhắc lại kỷ niệm về tờ Phong Hoá, bộ mới số 11 như sau:

Ttrẻ con ôm báo Phong Hóa số 1 đi bán rong, rao inh ỏi khắp phố phường, thiên hạ tò mò, mua xem, bán báo chạy như tôm tươi. Lý do: báo Phong Hoá đăng giày những bức vẽ, những mục khôi hài, chế giễu tập tục Phong hóa An nam. Công chúng bình dân, từ cô sen, cậu bồi đến lớp các học sinh nam nữ đến công tư chức đều rũ ra cười khi đọc những mẩu chuyện hóm hỉnh và nhìn những bức hình vẽ rất tức cười, chế nhạo nào ông Lý Đình Dù ở nhà quê ra tỉnh. Ông giáo sư Lê Công Đắc bị chế diễu là con gà ba chân.. ôÂng luật sư Lê Thăng là con đĩ đánh bồng, tiến sĩ Khoa học Nguyễn Công Tiễu chữa bênh toi gà, ông Nguyễn Văn Vĩnh, bụng bự, ông Nguyễn Văn Tố gọi là ông búi tó, ông Nguyễn Tiến Lãng gọi là con ve sầu.. Nguyễn Tường Tam đã thành công với tiếng cười kích động.. Báo Phong Hóa vượt lên một số lượng phát hành vô địch. Và ông cũng nổi tiếng từ đó

 

Báo Phong Hóa nổi bật hơn Nam Phong bắt đầu từ những tiếng cười này. Lần đầu tiên, dân chúng ham đọc báo trước tiên là để được cười. 

Phong Hóa đánh dấu một giai đoạn mới trong làng báo Việt Nam thời 1932. Cụ Huỳnh văn Thái, một sinh viên trường Cao Đẳng Công Chánh Hà Nội kể lại thời đó, người ta đua nhau đọc báo Phong Hóa và truyện dài Hồn Bướm Mơ Tiên của Khái Hưng.

Nói gì thì nói, sau này cảnh đó không bao giờ còn tái diễn.

Đó cũng là sự đổi mới thật. Đổi mới toàn diện. Trước, Nam Phong tạp chí chỉ có mình Phạm Quỳnh là tinh thần, là linh hồn tờ báo. Nay là cả một nhóm. Trước quan liêu khệnh khạng, trưởng giả, quan trường, trí thức thì nay bình dân đại chúng. Con sen đầy tớ cũng như sinh viên cũng đọc. Đó là sự cộng lại giữa báo Sài gòn Mới của bà Bút Trà với Chính Luận của Từ Chung và Đặng Văn Sung. Hay sự cộng lại giữa Mai Thảo và bà Tùng Long sau 1975. Trước nghiêm nghị nay vui cười. Trước không có tranh vẽ, nay có 15 trang vẽ mỗi kỳ.

Và tầm nhắm của Phong Hoá khi ra đời là hạ bệ cho bằng được Nam Phong và thế hệ đàn anh với những cái thủ cựu, cái nghiêm chỉnh khệnh khạng của họ.

Thủ phạm của cái thủ cựu: Chính là nho học.

Chúng tôi muốn tiêu diệt đời cũ. Then chốt của nó là cái đạo Tống nho. và vì thế, chúng tôi muốn bài bác cái đạo không hợp thời ấy.

Nhóm TLVĐ đã khẳng định như thế.

Họ đã đưa tất cả những nhà văn cũ mới lên dàn phóng.

 

 

Nạn nhân đầu tiên là Nguyễn văn Vĩnh và Phạm Quỳnh. Ra đường hai câu thơ sau đây trở thành câu vè của người đường phố:

Nước Nam có hai người tài
Thứ nhứt sừ Ĩnh, thứ hai sừ Uỳnh.


Sau đó lần lượt lên giàn phóng của Phong Hóa là Hoàng Tăng Bí, Nguyễn Khắc Hiếu, Hy Tống, Nguyễn Trọng Thuật, Nguyễn Văn Tố, Dương Bá Trạc, Lê Văn Phúc. Lãng Nhân Phùng tất Đắc.

Và những người trẻ hơn cũng không thoát khỏi như Vũ Trọng Phụng, bà nữ thi sĩ Tương Phố. Bà Tương Phố là người nữ duy nhất, trẻ nhất viết cho Nam Phong nên cũng trở thành đối tượng cười cho nhóm Phong Hóa.

Phong Hóa đã đếm ra trong bài Giọt lệ thu của nữ sĩ đăng trong Nam Phong có đến 61 chữ vừa than ôi, vừa ôi, và lệ như sau:
29 chữ than ôi
18 chữ ôi
14 chữ lệ
Một bài độ 4 trang giấy mà có 61 chữ ôi thì đáng bi thương là phải. 
(Trích trong Thế hệ 1932 của Thanh Lãng).

Ngoài những nhà văn, nhà báo bị báo Phong Hoá lôi ra chế diễu, kể như tất cả các báo chí thời đó đều bị báo Phong Hóa lôi ra đả kích. Từ những tờ báo lâu đời như Đông Dương tạp chí, Nam Phong tạp chí, Annam tạp chí đến những tờ mới ra như Văn học tạp chí, Đông Thanh tạp chí cũng bị lôi ra làm thịt.

Tôi đếm dối cho TLVĐ thì thấy cả thẩy có 41 bài đả kích. Chẳng hạn Tiểu thuyết tuần san bị Nhất Linh chế diễu là con khỉ. Báo Loa bị làm thịt liên miên đến thậm tệ với bài của Tứ Ly viết Loa hay váy, báo Đông Phương cũng bị Nhất Linh chế diễu nhiều lần: Loài nhai lại.

Tôi chỉ có thể nói, chưa bao giờ thấy sinh hoạt báo chí trước hay hiện nay có một không khí “chửi”hăng, vui, thông minh đến như thế. Ngang ngửa với những cây viết phiếm thời trước 75 như Thương Sinh, Kha Trấn Ác Chu Tử, Hiếu Chân, Hà Thượng Nhân, Vip KK, ký giả Lô Răng, Sức Mấy, Kiều Phong, Hoàng Hải Thủy, Dê Húc Càn, Hư Trúc Nguyên Sa... Nhưng sự chế diễu của TLVĐ chỉ vui mà không độc ác. Có thể nói làng báo sau 1954 là sự tiếp nối truyền thống báo trào phúng của TLVĐ còn sót lại, nhưng sống sượng, tai quái, hơn TLVĐ rất nhiều. 

Hầu hết các tác giả chính trong TLVĐ từ Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo, Thạch Lam, Tú Mở, Thế Lữ đều dùng vũ khí trào phúng để chế diễu các báo khác. Mục đích chế diễu của nhóm TLVĐ dù vui thì cũng gián tiếp nhằm hạ uy tín các nhà văn ngoài nhóm cũng như các báo khác vì chỉ nhắm vào những góc cạnh xấu, đời tư nhiều hơn là nhằm vào khía cạnh văn hóa, nghệ thuật.

Cung cách chế diễu đó cho người ta có cảm tưởng nhóm TLVĐ tỏ ra khinh thường tất cả những báo khác cũng như các tác giả khác.

Đây là một sự khác biệt rõ rệt so với giai đoạn thế hệ văn học Phạm Quỳnh. Thời kỳ ấy, cũng có một vài cuộc tranh luận nổ ra, nhưng vẫn ở trong vòng tương kính lẫn nhau như các cuộc tranh luận giữa Phạm Quỳnh và Phan Khôi, Lê Dư và Nguyễn Trọng Thuật.

Dĩ nhiên, để trả đũa TLVĐ, nhiều nhà văn đã lên tiếng như Nguyễn Công Hoan, Lê Tràng Kiều, Lãng Nhân Phùng Tất Đắc (vừa quá vãng) Vũ Trọng Phụng, Ích Hữu, Hải Triều, Hồ Xanh, Bùi Công Trừng.

Đã có những bài báo phản hồi cũng nặng lắm như: Cái tin báo Loa chết đối với Phong Hóa là một tin mừng. Cái tranh ấy cũng buồn cười thật. Nhưng hơi mất dạy một chút. Giọng hèn nhát của báo Phong Hoá. Cái thói dèm pha của báo Phong Hoá...

Lời chế diễu, đả kích ném đi thì có thể vui. Nhưng hòn đất ném lại thì nặng nề và hằn học hơn nhiều.

2. Nam Phong chú trọng vào việc dịch thuật, biên khảo. TLVĐ chuyên chú vào việc sáng tác truyện ngắn và truyện dài.

Có thể coi đây là sự khác biệt lớn nhất từ Nam Phong đến TLVĐ. Sự khác biệt này cũng có thể hiểu và cắt nghĩa được. Ở thế hệ Nam Phong 1914-1932, quốc văn chưa được thịnh hành, kiến thức còn giới hạn. Các nhà học thuật thời đó không làm điều gì khác hơn là mượn vốn người làm vốn của mình bằng dịch thuật và biên khảo. Vì vậy phần trước tác không có bao nhiêu, trừ một vài cuốn ký sự như Mười ngày ở Huế, Một tháng ở Nam Kỳ, Pháp du hành trình nhật ký.

Trên tờ Nam Phong thấy xuất hiện nhiều áng văn dịch thuật thiên về triết học như Phương pháp luận của Descartes, Sách cách ngôn của Épitète, Đời đạo lý của Paul Carton, tuồng Le Cid cũng như tuồng Hòa Lạc (Horace) của Corneille. Hoặc dịch tư tưởng chính trị của Montesquieu, hoặc văn thơ của Victor Hugo, Paul Bourget... Bên cạnh đó là những bài khảo cứu về chính trị nước Pháp, về văn minh luận, về thế giới tiến bộ sử vv… Chẳng hạn khảo cứu về các học thuyết của J.J. Rousseau, của Voltaire. Ngoài ra còn có có các bài biên khảo về Phật giáo, về người quân tử trong triết học đạo Khổng, Văn chương trong lối hát Ả Đào v.v...

Những loại biên khảo và dịch thuật này chỉ dành cho một số độc giả hạn hẹp có một trình độ kiến thức tối thiếu để có thể đọc và hiểu được.

Ngược lại, TLVĐ chủ trương báo chí phải được phổ biến tới tay người dân bình thường nên nhẹ phần khảo cứu và nhấn mạnh vào phần sáng tác, truyện ngắn, truyện dài.

Nhất Linh, người chủ xướng của TLVĐ đóng góp trên 20 tác phẩm sau 40 năm hoạt động văn học. Có những tác phẩm mà đương thời được coi là thành công nhất của TLVĐ như Đoạn Tuyệt rồi Lạnh Lùng thì sau này chính Nhất Linh thú nhận với Nguyễn Vỹ như sau: Theo Nhất Linh thì những truyện ông viết trước đây đều dở. Nhưng tồi nhất là quyển Đoạn Tuyệt và Lạnh Lùng. Chỉ trừ cuốn Bướm Trắng sau này đọc lại ông còn thấy có giá trị. Khi chính tác giả tự đánh giá tác phẩm của mình thì nhận xét này phải được tôn trọng. Mà thực vậy, những tiểu thuyết này đều là những tiểu thuyết luận đề nên từ tình tiết đến ý tưởng đều phải chạy theo tư tưởng luận đề nên có phần giả tạo? Hơn thế nữa, những luận đề chỉ thích hợp cho từng thời kỳ, khi xã hội thay đổi thì các tiểu thuyết luận đề không còn thích hợp nữa. Xin xem thêm một bài viết ngắn của Thạch Lam: Quan niệm trong tiểu thuyết có đề cập đến loại tiểu thuyết luận đề.

Về điểm này, không chỉ Nhất Linh mà chính Khái Hưng cũng nhìn nhận như vậy. Theo Khái Hưng, những Roman à thèses chỉ có mục đích cải cách một vài tập tục xã hội Việt Nam hiện nay. Một ngày sau, những tập tục đó sẽ không còn trong xã hội tiến bộ hơn thì tiểu thuyết của tôi sẽ mất giá trị của nó.

Sau này, Nguyễn Sỹ Tế và Thanh Tâm Tuyền trong buổi thảo luận: Nhìn về tiền chiến đã công kích các tiểu thuyết luận đề của Nhất Linh và Khái Hưng.

Theo Thanh Tâm Tuyền, sở dĩ độc giả ưa chuộng TLVĐ vì những tiểu thuyết ấy hợp thời trang: Những tác phẩm mà TLVĐ gọi là tiểu thuyết luận đề đã chứng tỏ sự nông cạn và hời hợt của những tác giả ấy. Chưa nói tới những luận đề mà nhóm TLVĐ chọn là những vấn đề rất thô sơ và hẹp hòi ở trong xã hội, tôi muốn công kích ngay cái loại mà người ta gọi là tiểu thuyết luận đề- kể cả những luận đề cao nhất- là một quan niệm ấu trí về tiểu thuyết. Bởi tính cách luận đề phản nghệ thuật...

Nặng quá. Bất công quá. Đi quá xa nữa. Thời ấy, xã hội ấy, làm sao có thể viết khác được?

Phần Nguyễn Sỹ Tế đặt vấn đề cần phân biệt cái sống (le vécu), cái nghĩ (le pensé) và sách vở... Tôi đã có dịp nói rằng nhiều tác giả ấy chưa sống, danh từ sống hiểu theo nghĩa sâu xa của nó. Và tôi cho rằng tác phẩm của họ chưa đạt tới cái nghĩ nữa. Cho nên mới gọi là sách vở, là hời hợt, là giả tạo.

Nhận xét trên của nhóm Sáng Tạo có phần cực đoan và lý thuyết, đòi hỏi vấn đề nguyên tắc nền tảng mà thực sự khó ai đạt được. 

Thử quay ngược lại hỏi chính các nhà văn thế hệ 54, ở thời điểm đó, họ đã có những công trình sáng tác gì? Vì thế, cũng đã có những tác giả thời đó đã không đông ý với nhóm Sáng Tạo. Nguyên Sa trong Hãy rời bỏ nền văn chương trú ẩn viết: “Có những tiếng không kỳ cục ấy, những phủ nhận phách lối như thế. Có những anh phủ nhận tất cả những người đi trước để ra cái điều ta đây mới lạ”.

Ngày hôm nay chúng ta lên đường thì người đàn anh chúng ta cũng đã lên đường. Và lên đường trước hay sau tthì cũng bắt đầu từ một lịch sử, lịch sử dòng văn học. Cho nên, người làm công tác văn nghệ hôm nay, không thể quên được những người hôm qua. Chúng ta đều phải bắt đâu lên đường từ một quá khứ. Khi nhằm phủ nhận, xóa bỏ một quá khứ thì không phải từ một phủ nhận mà chúng ta được chấp nhận. 

Trong nhóm TLVĐ, có trường hợp viết chung nhau một cuốn truyện. Thật cũng hiếm và không dễ. Có thể viết chung một tác phẩm nghiên cứu, nhưng truyện sáng tác thì không dễ. Vậy mà giữa Khái Hưng và Nhất Linh đã viết chung với nhau 3 cuốn: Anh Phải Sống, 1934, Gánh hàng Hoa, 1934 và Đời Mưa Gió, 1934. Theo sự thú nhận của Nhất Linh với nhà văn Nguyễn Vỹ, Khái Hưng đã giúp Nhất Linh trong việc sửa chữa lại tác phẩm của ông.

Khái Hưng viết ít hơn một chút, chỉ trên dưới 15 tác phẩm, nhưng đã gây được tiếng vang và truyện của ông có giá trị nghệ thuật hơn Nhất Linh. Hồn bướm mơ tiên là tác phẩm đầu tay của ông cũng như của nhóm TLVĐ. Tác phẩm này được người đương thời đón nhận nồng nhiệt cũng như tác phẩm kế tiếp của ông là Nửa chừng xuân. Từ những tác phẩm mang nặng tính chất tình cảm lãng mạn, ông chuyển dần sang khuynh hướng xã hội tình cảm như Thoát Ly, Thừa Tự, v.v…

Kể từ những sách dịch của Nguyễn văn Vĩnh đến Phạm Quỳnh, chữ quốc ngữ như được mở đường. Tuy nhiên để cho thứ chữ ấy trở thành trong sáng, trôi chảy, diễn đạt tự nhiên được hết tình, hết ý và có một chỗ đứng vững vàng trong dòng Văn Học Việt Nam thì phải chờ đến TLVĐ.

Nhóm Nam Phong chú trọng vào dịch thuật, TLVĐ vào sáng tác. Đó là cả một đọan đường đầy hứng khởi và hy vọng của dòng văn học chữ quốc ngữ. 

Sang đến thế hệ văn học 1954 trở đi, nó đã chau chuốt, bóng bảy, diễn tả về tâm lý, triết lý con người một cách ma thuật hơn nhiều. Chúng ta còn mong đợi điều gì hơn nữa?

Nhờ những nhà văn như Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam tiếng Việt mới thực sự trớ thành thứ ngôn ngữ văn chương, ngôn ngữ của nghệ thuật. 

Thứ ngôn ngữ có thể chuyên chở được, có khả năng diễn tả và truyền đạt được những tình cảm, những hoàn cảnh, tâm lý cá nhân vào trong những truyện ngắn, truyện dài, biến nhiều truyện trở thành những truyện hay và có giá trị. Một số truyện nay đọc lại cũng vẫn thấy hay.

Cho đến hơn nửa thế kỷ sau, nhiều tình tiết trong truyện của các nhà văn trên đọc lại vẫn còn gây ấn tượng và xúc động nơi người đọc. Chẳng hạn, truyện ngắn Nhặt lá bàng của Nhất Linh, dài chưa quá 6 trang nhưng thấm đẫm tình người, vẫn gây những xúc động và dư âm mỗi ghi gấp cuốn sách lại. Truyện Anh phải sống, viết chung giữa Khái Hưng và Nhất Linh cũng là một trong những truyện ngắn khó quên.

3. Ảnh hưởng của Nam Phong tạp chí và TLVĐ đối với Văn học chữ Quốc ngữ.

Ảnh hưởng của Nam Phong − Nói đến Nam Phong là nói đến Phạm Quỳnh. Hai mà một không thể tách rời. Nhìn lại những năm từ 1914 đến 1932, thế hệ Nam Phong với Phạm Quỳnh đã có những đóng góp nhất định về nhiều mặt trong sự phát triển chữ Quốc ngữ cũng như về học thuật tư tưởng. Đúng như trong lời mở đầu tạp chí Nam Phong, Phạm Quỳnh đã viết: Nam Phong là cơ hội để bồi bổ quốc văn, cho thêm nhiều thứ tiếng, cho đủ tài liệu phiên dịch và truyền bá tư tưởng Âu Tây.

Như vậy, Nam Phong ra đời với hai mục đích rõ ràng: bồi bổ quốc văn và phiên dịch và truyền bá tư tưởng Âu tây. Không phải chỉ bồi bổ quốc văn mà cao vọng của Phạm Quỳnh còn hơn thế nữa: chúng ta hết học chữ Hán, nay thì đua nhau học chữ Pháp. Quốc văn có đó, nhưng chưa có Quốc học.

Đối với trí thức trẻ thời Phạm Quỳnh, người ta coi ông là bực thầy về tư tưởng học thuật. Người ta coi Nam Phong như một thứ Hàn Lâm Viện. Quy tụ chung quanh ông là một số những cây viết cựu học cũng như tân học lừng danh thời đó như Nguyễn Bá Học, 60 tuổi, Nguyễn Hữu Tiến 43 tuổi, Phạm Duy Tốn 34 tuổi, Trần Trọng Kim, Tản Đà, 30 tuổi. Cạnh đó là giới quan trường như Hoàng Cao Khải, Thân Trọng Huề. 

Vì thế, Nam Phong dần chiếm địa vị độc tôn trên các tạp chí cùng thời như Hữu Thanh, An Nam tạp chí cũng như Đông Dương tạp chí trước đó.

Hàng ngàn trang báo Nam Phong trong số mấy trăm số báo Nam Phong đã một thời được người đọc dùng như một sách học để trau dồi kiến thức. Vũ Ngọc Phan đã viết về Nam Phong như sau:” Cái công ông Phạm Quỳnh khai thác lúc đầu cho nền quốc văn có ngày nay, thật là một công không nhỏ.” Phạm Thế Ngũ trong Việt Nam văn học sử giản ước tân biên viết: “Phạm Quỳnh là tiêu biểu cho một giai đoạn bán cựu, bán tân ở nước ta trước 1932”. 

Và trong 16 năm có mặt, tờ Nam Phong cũng như tên của Phạm Quỳnh đã xây đắp nền móng quốc văn được vững vàng.
Phần người viết bài này thấy rằng, cần đánh giá đúng mức Nam Phong ở cái thời đại của Phạm Quỳnh vào những năm 1914-1932 để thấy cái công lớn của Phạm Quỳnh đối với thế hệ văn học chữ Quốc ngữ.

Đánh giá một thế hệ văn học trước hết là đánh giá cái Thời của văn học ấy. Cái hay, cái dở có thể có, cái chưa đạt, cái chậm lụt, cái tiến bộ cũng có thể có. Hay dở vẫn là cái hay, cái dở của một thời kỳ văn học không tách rời khỏi khung cảnh xã hội, chính trị, văn hóa của thời đó. Nhưng tựu chung vẫn là biểu tượng cho cái thời mà thế hệ văn học đó đã đi qua. Và nếu nhìn lui về giai đọan thế hệ văn học của Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, ta mới thấy được bước tiến của văn học chữ Quốc ngữ xuyên qua thế hệ Nam Phong với Phạm Quỳnh.

Ông đã để lại một gia tài văn học cho thế hệ văn học mang tên ông ...

Và điều đó phải được nhìn nhận như vậy.

Người ta có thể trách Phạm Quỳnh làm việc cho Tây. Cũng không phải là sai. Nhưng thời thế nó như vậy. Phải nhìn nhận, tờ báo Nam Phong của ông do Louis Marty, giám đốc chính trị phủ toàn quyền lập ra. Nhưng đã nói thì phải nói cho đủ. Ở vào thời kỳ đó, có thể có một tờ báo nào được phép in ấn mà không phải qua tay người Pháp? Gia Định báo ở Nam Kỳ, Đại Nam Đồng Văn nhật báo của Nha kinh lược Bắc Kỳ rồi Đại Việt tân báo? Rồi Lục tỉnh tân văn Sài gòn, Đông Dương tạp chí ở Hà nội, Trung Bắc Tân văn. Nào ai nói hay làm khác được?

(Còn tiếp)

Nguyễn Văn Lục
Nguồn: DCVOnline

25 Tháng Chín 2015(Xem: 19059)
1/ Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs của Mỹ đã bất ngờ đưa ra thông báo quyết định ngưng đầu tư vào Trung Cộng. 2/ Tập đoàn Lý Gia Thành đã chuyển dần tài sản từ Trung Quốc sang Châu Âu
28 Tháng Tám 2015(Xem: 17879)
Liệu Đế quốc Trung Cộng có "may mắn" thoát được số phận tan vỡ ra từng mảnh hay không và phe nào sẽ thắng thế trong cuộc tranh chấp quyền lực đẩm máu ?
07 Tháng Ba 2015(Xem: 43287)
Và mặc dầu còn có những bất cập đủ thứ, tôi vẫn phải nhìn nhận rằng, những năm tháng còn lại, kể từ ngày ấy, mỗi giây phút năm tháng sống, học hành, lớn lên thành người thời đệ nhất Cộng Hòa Việt Nam vẫn là những năm tháng ân sủng cho tuổi trẻ của tôi và những bạn bè cùng trang lứa.
27 Tháng Hai 2015(Xem: 19664)
Luận đề của "Đoạn Trường Tân Thanh" hiển nhiên là thuyết "tài mệnh tương đố"", gọi nôm na là "hồng nhan bạc mệnh".
24 Tháng Giêng 2015(Xem: 27244)
Phần người viết nhìn bức hình cũ kỹ đã gần nửa thế kỷ với tâm trạng đầy... xúc động. Bởi vì đúng như ông bà mình thường nói rằng nghe cả hàng ngàn lời nói đọc cả hàng vạn chữ viết mô tả cũng không sao bằng...
28 Tháng Mười Một 2014(Xem: 22263)
Sức mạnh của chúng ta là phải biết họ là ai và cho họ biết chúng ta là ai? Sau đó phải biết cất lên tiếng nói. Nói thì sống, không nói thì chết.
14 Tháng Mười Một 2014(Xem: 29859)
Vào ngày chủ nhựt qua mùng 9 tháng 11 , nước Đức và Âu Châu đã ăn mừng kỷ niệm 25 năm Bức Tường Bá Linh Sụp Đỗ (1989 - 2014) .
11 Tháng Chín 2014(Xem: 38274)
Viết cho Nguyễn Xuân Hoàng - người bạn đã một thời cùng chung dưới mái trường của Platon, hiện đang ở bên bờ tử sinh.
05 Tháng Bảy 2014(Xem: 37014)
Đọc sách báo ngày nay viết về cái chết của Hai Bà Trưng tôi hay bị "tẩu hỏa nhập ma" và phân vân tự hỏi: Hai Bà Trưng chết kiểu nào?
28 Tháng Sáu 2014(Xem: 30990)
• Việt Nam trong thế kỷ 20 vừa qua có ba điều bất hạnh xảy ra trùng hợp:... Trong ba cái bất hạnh ấy, cái thứ ba là nguy hiểm và tồi tệ nhất.
23 Tháng Tư 2014(Xem: 21976)
Gabriel Garcia Marquez, 87 tuổi, văn hào người Colombia nổi danh khắp thế giới với tác phẩm “Trăm Năm Cô Đơn,” qua đời hôm Thứ Năm 17 tháng 4, 2014, tại Mexico City, nơi ông đã sống 30 năm cuối đời.
20 Tháng Ba 2014(Xem: 39172)
Với khuôn khổ một tờ Kỷ Yếu có tính cách nội bộ như tờ đặc san này, những dòng “Vẻ Vang Dân Ngô Quyền” (mượn chữ của ký giả Trọng Minh) cũng có thể được hiểu như một sự chia sẻ chút niềm hãnh diện “giống nòi” giữa chúng ta,
02 Tháng Ba 2014(Xem: 16365)
Ôn lại Lịch Sử nước ta với hơn 4000 năm từ Họ Hồng Bàng với truyền thuyết con Rồng Cháu Tiên qua chương trình "Việt Nam Quê hương tôi" vào mỗi tuần với Phương Anh
27 Tháng Hai 2014(Xem: 39965)
Mới đây đọc báo Reader’s Digest thấy người ta nói đến những ích lợi của cái CƯỜI, trong đó có nói là cười nhiều có thể làm cho người ốm bớt đi. Lý do gì mà các nhà khảo cứu lại quả quyết như vậy?
31 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 14174)
Không kể những cuộc xâm lấn nhỏ, đã có 13 lần phương Bắc xua đại quân xâm lấn phương Nam, đặc biệt Việt Nam. Nhưng trong tất cả 13 lần đó, Dân Việt đều đại thắng các đoàn quân Phương Bắc. Đã mười ba lần, Dân ta đại thắng !
21 Tháng Mười Một 2013(Xem: 50748)
Nguyễn Chí Thiện và Nguyễn Đắc Kiên. Hai nhà thơ. Hai thế hệ- Hai hoàn cảnh một từ trong cảnh tù đầy 27 năm cộng lại tại miền Bắc- một trong hoàn cảnh đất nước đã độc lập với tư cách nhà báo-.
13 Tháng Sáu 2013(Xem: 29089)
Có nhiều hình thức phản biện lại một xã hội tùy theo hoàn cảnh mỗi người và tùy hoàn cảnh xã hội và ngày nay tùy thuộc vào tình hình thế giới nói chung.
30 Tháng Tư 2013(Xem: 31641)
Chúng ta hy vọng rằng Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy và Linh mục Cao Văn Luận đã đi bước tiên phong tiết lộ những bí ẩn về biến cố 30.4.1975 và trong tương lai sẽ được giới truyền thông báo chí chú tâm nghiên cứu khai triển tích cực
19 Tháng Tư 2013(Xem: 91072)
Trong tầm mắt của tôi thì Tây Nguyên là một Amazon của Việt Nam thu nhỏ lại về mọi mặt. Về mặt lịch sử, nó là di sản của con người Tây Nguyên từ bao đời nay...
06 Tháng Tư 2013(Xem: 70613)
Đọc xong tập sách mỏng, gấp sách lại, tôi cảm thấy một cái gì nhẹ nhõm len vào tâm hồn. qua những dòng tâm bút của một cô gái trẻ..
29 Tháng Ba 2013(Xem: 96355)
Chắc chắn và không thể chối cãi được sự có mặt trong Hoàng Cung của Bà đã thay đổi bộ mặt Hoàng Cung. Nhưng điều quan trọng hơn cả, Bà trở thành biểu tượng, mẫu hình lý tưởng ...
22 Tháng Ba 2013(Xem: 103497)
Phạm Duy là một con người, như mọi người. Ông đã sống tận cùng đời sống của ông, ông đã hiến tận cùng những gì ông có trong trái tim ông và thân xác ông.
30 Tháng Giêng 2013(Xem: 139912)
Nhưng câu hỏi cuối cùng được đặt ra: từ đâu Nguyễn Tất Nhiên lại có tánh lãng mạn đa tình quá vậy để dễ dàng "phóng bút" sáng tác thơ tình cho nhiều nhân vật nữ?.
25 Tháng Giêng 2013(Xem: 154279)
Mới đây, tôi có dịp đọc cuốn ''Bên thắng cuộc'' của Huy Đức do một người bạn trẻ- giáo sư đại học ở Canada- với lời giới thiệu khá nhiệt tình- :Đọc cuốn này chưa? Rất hay, còn nóng hổi.
29 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 120986)
Hầu hết những bé gái sinh ra đều quấn trong một tấm tã... Nhưng có những bé gái ra đời được quấn trong tã bọc điều, biểu tượng của giàu sang phú quý.
08 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 159938)
Xin gởi đến quý vị lời chia sẻ của một triệu phú 40 tuổi là bác sĩ giải phẩu thẩm mỹ, bị ung thư phổi thời kỳ 4, về kinh nghiệm sống của mình vào ngày 19/1/2012. Anh qua đời vào ngày 18/10/2012.
31 Tháng Mười 2012(Xem: 149301)
Kể từ đó, miền Bắc không có văn học nữa. Đảng qua Tố Hữu, Trường Chinh đã chôn sống các nhà văn như chôn sống địa chủ.
27 Tháng Bảy 2012(Xem: 165202)
Nhưng nói chung, ngồi chuyện ăn uống cẩn thẩn, tập thể dục hàng ngày, chúng ta cần giữ được cho tinh thần thoải mái, ít lo phiền, biết nghỉ ngơi, biết đủ, là thấy mình đi trên con đường tới hạnh phúc.
16 Tháng Bảy 2012(Xem: 158053)
Bài Văn Tế sau đây do cố Kiến Trúc Sư Đỗ Hữu Nam (vừa mệnh chung ngày 13 tháng 7 năm 2012, tại Biên Hòa) viết và đọc nhân ngày Sinh Hoạt Truyền Thống của nhóm Cựu Học Sinh Phan Chu Trinh, để thành kính dâng lên các vị Thầy đã khuất.
19 Tháng Năm 2012(Xem: 160494)
Bài viết sau đây của tôi là để chỉnh sửa và bổ túc thêm thêm vào một bài viết trước đây về Phạm Duy. Đó là bài Phạm Duy còn đó hay đã chết?
04 Tháng Năm 2012(Xem: 169012)
Đây là, chẳng phải ai khác, mà là những người di tản, những rác rưởi 37 năm trước chạy trốn Cộng Sản, hoặc đã bị đi tù, đi cải tạo. Gió chướng đẩy họ ra đi, nay gió nào đẩy họ về?
03 Tháng Năm 2012(Xem: 164412)
Những ngày đầu tiên đi dạy trường trung học tráng niên Ventura, tham dự những sinh hoạt khác lạ của học trò Mỹ, tôi không khỏi so sánh với những ngày tôi còn dạy ở Việt Nam.
23 Tháng Tư 2012(Xem: 27731)
Sự bộc phát hình như là một định mệnh, không thể ngờ trước được, khi tập Thiên Tai ra đời năm 1970 lúc Nguyễn Tất Nhiên vừa 18 tuổi, bỗng nhiên tên tuổi Nguyễn Tất Nhiên bừng vỡ một cách ngoạn mục.
14 Tháng Chín 2010(Xem: 42824)
Triết lý giáo dục tìm ở đâu ra? Thưa nó nằm ngay trong bộ Sách Dân Tộc, gọi là KINH ĐIỂN tức là Lĩnh nam Trích Quái, Việt Điện U Linh, Ca dao tục ngữ, Tứ Thư Ngũ Kinh.
14 Tháng Chín 2010(Xem: 44098)
Tôi rời mái trường đại học Đà Lạt để “xuống núi” hành hiệp giang hồ vào giữa năm1963. Năm với nhiều biến động nhất thời tuổi trẻ của tôi. Vậy mà nay đã ngót nghét non nửa thế kỷ trôi qua.
15 Tháng Tám 2010(Xem: 39456)
Nguyễn Văn Lục không là sử gia, không là học giả, không là nhà văn và cũng không bao giờ là chính khách nên không thể quy cho tác phẩm của ông bất kỳ tính chất nào liên quan đến các chức danh đó.
28 Tháng Năm 2010(Xem: 30177)
Phải nói rằng thơ Nguyễn Tất Nhiên là một đóng góp hồn nhiên vào đời sống thi ca của chúng ta, mặc dù chữ nghĩa trong thơ anh - nhiều bài - vẫn còn ở thể quặng mỏ của ngôn ngữ. Nó là một thứ nham thạch ròng chưa bị tính bác học của ngoại lai xâm nhập, thẩm thấu và tác hại như một vài dòng thơ Việt Nam đã và đang chảy ra trong thi ca chúng ta.
06 Tháng Ba 2010(Xem: 43329)
Viết bài này, người viết bày tỏ ở đây một sự nuối tiếc là: Bài viết của nhà thơ Du Tử Lê về Nguyễn Tất Nhiên đã không nói lên được tính chất phối hợp đến kỳ diệu giữa thi ca và âm nhạc. Đó là điều quan trọng nhất cần được nói tới.
18 Tháng Hai 2010(Xem: 87572)
Xuân Con Cọp lại sắp đến rồi. Mà ở cái nơi "phong trần luân lạc" nầy, Tết nhất cũng chả có gì vui. Thôi thì xin mời bạn cùng tôi nhâm nhi dăm ba câu thơ cũ, để gọi là tạm "mua vui" trong khoảnh khắc chờ đợi đón giao thừa nơi xứ lạ.
25 Tháng Giêng 2010(Xem: 97790)
Tôi nhớ câu nói của một ông anh trong vùng tôi đang sống, rằng sau khi hoàn tất một công việc, bao giờ người ta cũng thấy hai túi áo chứa đầy những lời cảm tạ và những lời xin lỗi.
06 Tháng Mười Một 2009(Xem: 67362)
Chủ nhật, ngày 6 tháng 9 năm 2009 vào lúc 1 giờ trưa, Hội An Việt tại Vương Quốc Anh đã tổ chức Đại Lễ Kỷ Niệm 30 Năm Người Việt Tị Nạn Đến Anh Quốc. Buổi lễ dưới sự chủ toạ của ông Vũ Khánh Thành, cựu Giáo Sư Trung học Ngô Quyền, Biên Hòa, Giám Đốc Sáng Lập và Điều Hành Hội An Việt, Nghị Viên Thành Phố Hackney;
25 Tháng Sáu 2009(Xem: 93371)
Việc thi cử ở nước ta đã có một truyền thống lâu đời truyền lại. Miền Nam sau này việc thi cử phần nào cũng tiếp nối cái tinh thần của truyền thống ấy. Thật vậy, nước ta đã có gần 20 thế kỷ dùng chữ Hán kể từ thời Bắc thuộc. Và 10 thế kỷ chữ Nôm đánh dấu thời kỳ tự chủ. Việc thi cử tính ra cũng được ngàn năm.
23 Tháng Năm 2009(Xem: 32709)
Trong đại gia đình Ngô Quyền hầu như ít nhiều ai cũng biết đến Thầy Vũ Khánh Thành. Thật vậy, ngoài lãnh vực giáo dục, từng là Giáo sư dạy môn Triết học tại trường Ngô Quyền chúng ta năm xưa. Từ lúc định cư tại Anh Quốc đến nay, Thầy không ngừng tích cực dấn thân hoạt động trên bình diện xã hội, văn hóa và chính trị cho cộng đồng Việt Nam tại đây.
09 Tháng Hai 2009(Xem: 78228)
  Riêng dòng sông Đồng Nai, với nguồn nước thanh khiết từ trên thượng nguồn đổ xuống, đã tạo nên một môi trường sống cho người dân tỉnh Biên Hòa và các tỉnh lân cận.
09 Tháng Hai 2009(Xem: 74602)
Bài sưu tầm này được viết vào tháng 4 năm 2004, tức là 48 năm sau ngày trường Ngô Quyền được thành lập vào năm 1956, và chỉ được căn cứ vào trí nhớ của các ông Phan Thanh Hoài, Kiều Vĩnh Phúc, Lê Hồng Sanh, và cựu học sinh Đào Văn Công (khóa đầu tiên). Do đó, không khỏi thiếu sót về thành phần nhân sự giảng dạy, văn phòng v.v…
05 Tháng Hai 2009(Xem: 39398)
  Trường Trung Học Ngô Quyền được điều hành bởi một Ban Giám Đốc, đứng đầu là Hiệu Trưởng
04 Tháng Hai 2009(Xem: 39826)
Dĩ nhiên, đám học trò chúng tôi thích lắm, vì ý tưởng lạ đó không tìm thấy được trong Việt Nam Sử Lược của sử gia Trần Trọng Kim hay trong Việt Sử Toàn Thư của sử gia Phạm Văn Sơn.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 47250)
Một cuộc biển dâu, đổi đời, tang thương đã diễn ra quá nỗi bi đát. Biên Hòa còn đó, mà lòng Biên Hòa đã mất tự bao giờ. Nay tuổi đời đã cao, nghĩ đến thời son trẻ, mà ngậm ngùi tiếc nuối quá khứ. Công đã tạm thành, danh đã tạm toại, nhưng tâm hồn tôi vẫn ngậm ngùi nhớ tiếc những phút giây hạnh phúc đầu tiên, đã qua mất rồi.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 46396)
Những ngày xa quê hương, lưu lạc xứ người, bận biụ với cuộc sống, tôi luôn luôn nhớ về quê nhà, nhớ về xứ Cù Lao với dòng sông Đồng Nai yêu dấu; gần đây tôi có tìm đọc thêm về xứ Đồng Nai thuở ban sơ cùng sự nghiệp khai sáng miền Nam của Ngài Nguyễn Hữu Cảnh. Nay tôi xin ghi lại những sự kiện, kiến thức tìm học đựơc bằng tấm chân tình cuả người con đất Cù Lao Phố, Đồng Nai.
01 Tháng Mười Một 2008(Xem: 147018)
Ngô Quyền ( chữ Hán : 吳權 ; 898 – 944 ) là một vị tướng và sau này là vua Việt Nam, là người sáng lập ra nhà Ngô . Năm 938 ông cầm quân đánh tan quân xâm lược Nam Hán tại sông Bạch Đằng,
26 Tháng Năm 2008(Xem: 23437)
Nếu không tính nền giáo dục duới thời phong kiến thì Truờng tiểu học Nguyễn Du, Truờng trung học Ngô Quyền, Truờng bá nghệ Biên Hòa là những ngôi truờng đầu tiên trên vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai.