Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Uyên Thao - Một lần Nhìn Lại (Giới Thiệu Sách tác giả Nguyễn Văn Lục)

15 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 39433)
Uyên Thao - Một lần Nhìn Lại (Giới Thiệu Sách tác giả Nguyễn Văn Lục)

Giới thiệu tác phẩm mới nhất từ ĐGĐ Ngô Quyền:

HAI MƯƠI NĂM MIỀN NAM 1955-1975 (Nguyễn Văn Lục)

 

Tin giờ chót:

 Thầy Nguyễn Văn Lục của Ngô Quyền chúng ta cho biết sẽ bay từ Canada về tham dự Họp Mặt Truyền Thống vào ngày thứ bảy 3 tháng 7 sắp tới. Toàn thể Đại Gia Đình Ngô Quyền rất vui mừng đón nhận tin tức nóng hổi này và mong có sự gặp gỡ rộng lớn, vui vẻ giữa quý Thầy Cô cùng các cựu học sinh NQ.

Đây là lần Họp Mặt NQ lần thứ 9 đánh dấu một truyền thống tốt đẹp hàng năm xảy ra vào dịp nghĩ Lễ Độc Lập Hoa Kỳ để tất cả mọi người trong Đại Gia Đình Ngô Quyền có cơ hội tái ngộ, hàn huyên với nhau. Ban Tổ Chức tiết lộ kỳ này chương trình rất đặc biệt và kéo dài hơn thường lệ.

Ngoài ra, Thầy Nguyễn Văn Lục còn cho biết sẽ ở lại Cali để đến ngày chủ nhật 1 tháng 8, 2010 tại Tòa Soạn Báo Người Việt sẽ ra mắt, trình làng tác phẩm mới nhất của Thầy "HAI MƯƠI NĂM MIỀN NAM 1955-1975 ". Phần lớn chúng ta đã từng đọc các bài viết của Thầy Lục đăng trong Tuyển Tập NQ, trang web Ngô Quyền hoặc trên báo chí VN & internet và đều thấy ẩn hiện trong đó tấm lòng tha thiết đối với trường xưa, kèm theo nỗi thao thức, ưu tư không ngừng về quê hương Việt Nam đã nghìn trùng xa cách.

Quả đúng như nhà văn Uyên Thao đã đưa ra nhận xét sau đây trong bài viết MỘT LẦN NHÌN LẠI” về tác giả và tác phẩm này:

"Những bài viết tập họp thành nội dung tác phẩm HAI MƯƠI NĂM MIỀN NAM 1955-1975, vì thế, không chỉ là tập họp những bức chân dung thời thế của một đoạn đường lịch sử mà còn là tiếng gào bức thiết của những thân phận bị giam hãm giữa trăm ngàn đoạ đày vò xé để khơi lên mọi hướng suy tư cần thiết nơi mỗi người đọc".

Ngô Quyền chúng ta lại thêm một lần nữa hãnh diện có một người Thầy - một thành viên trong đại gia đình - tận tụy sáng tác những tác phẩm "để đời" cho hậu thế. Cụ thể hơn hết, chúng ta bỏ chút thì giờ đến đông đảo, ủng hộ buổi ra mắt tác phẩm mới nhất của Thầy Nguyễn Văn Lục. Một tác phẩm giá trị rất xứng đáng hiện hữu trong tủ sách mọi gia đình. (thp)

BBT trang web NQ



bia_sachnvl-content

 

 


Phụ đính:


MỘT LẦN NHÌN LẠI

 


Nguyễn Văn Lục không là sử gia, không là học giả, không là nhà văn và cũng không bao giờ là chính khách nên không thể quy cho tác phẩm của ông bất kỳ tính chất nào liên quan đến các chức danh đó.

Tác phẩm của ông có thể gọi là ký sự, là sưu tập, là nhận định, là tạp luận…, nhưng quan trọng hơn hết không phải tên gọi mà chính là tác động gợi nhắc từ những con người, những sự kiện đã ghi dấu một thời oan nghiệt của nhiều thế hệ con dân Việt Nam, trong đó có Nguyễn Văn Lục đã hiện diện như một chứng nhân và cũng là một nạn nhân.

Những bài viết tập họp thành nội dung tác phẩm HAI MƯƠI NĂM MIỀN NAM 1955-1975, vì thế, không chỉ là tập họp những bức chân dung thời thế của một đoạn đường lịch sử mà còn là tiếng gào bức thiết của những thân phận bị giam hãm giữa trăm ngàn đoạ đày vò xé để khơi lên mọi hướng suy tư cần thiết nơi mỗi người đọc.

*

Với tôi, gợi nhắc từ những dòng chữ của Nguyễn Văn Lục là tâm cảnh của nhiều cựu binh Mỹ trong cuộc chiến Việt Nam, và cái tên đầu tiên hiện đến là Robert F. Turner với nỗi ước mong tuyệt vọng đã đeo bám không rời suốt hơn 30 năm kể từ 1975 tới nay.

Robert F.Turner có mặt tại Việt Nam từ 1968 tới 1975, là sĩ quan bộ binh, tòng sự tại cơ quan JUSPAO bên cạnh toà đại sứ Mỹ. Do đó, Turner đã có dịp gần gũi đại sứ Graham Martin và một ngày cuối tháng 4/1975, đại sứ Martin đã kéo Turner vào phòng làm việc, đóng cửa lại, trút cơn phẫn nộ bằng những lời la hét kết án các nhân vật lãnh đạo tại Washington về cách hành xử của họ trước thực tế cuộc sống Việt Nam.

Nửa giờ ngắn ngủi chứng kiến sự giận dữ của một người phải bó tay bất lực trước viễn tượng tai ương của đồng loại khiến Turner luôn coi đại sứ Graham Martin là một vị anh hùng hiếm hoi của nước Mỹ. Vì qua các tác phẩm viết về Việt Nam cũng như nhiều buổi thuyết trình, chính Turner đã hơn một lần bày tỏ ước mong có thể quên nổi những hình ảnh từng chứng kiến tại Việt Nam vào tháng 4/1975 –– cảnh những bậc cha mẹ hốt hoảng quỳ lạy bất kỳ ai có thể giúp đưa được con mình rời khỏi Việt Nam trước khi Cộng Sản tràn tới, cảnh những đứa trẻ mồ côi ngơ ngác vì bị vứt lại giữa cơn hỗn loạn mịt mù, cảnh hàng triệu người bỏ hết gia cư tài sản tháo chạy giữa trăm ngàn hung hiểm nhưng cuối cùng vẫn không thoát khỏi vòng vây tai hoạ.

Những hình ảnh đó luôn hiện ra trong ký ức Turner khiến mỗi khi chỉ nhìn thấy một sinh viên Việt Nam, thậm chí một sinh viên Á Châu, ông cũng không kìm nổi nước mắt vì nhớ lại những gương mặt, những ánh mắt tê dại thất thần mà ông từng đối diện.

Turner đã rời xa quân ngũ trở thành một giảng sư tiến sĩ Luật tại Đại Học Virginia, là người đồng sáng lập Trung Tâm Luật An Ninh Quốc Gia, là tác giả nhiều cuốn sách nổi tiếng và qua nhiều vai trò tại Bộ Quốc Phòng, tại Uỷ Ban Ngoại Giao Thượng Viện, tại Toà Bạch Ốc…

Ông cầu mong thời gian sẽ giúp xoá nhoà tất cả, nhưng tới nay, 2010, ông phải thú nhận: “Chuyện ấy không xảy ra và tôi biết là tôi sẽ đem những hình ảnh đó theo xuống đáy mồ”.

Trong nỗi đau tuyệt vọng đó, ông không thể quên lời lẽ và hành vi của những kẻ đã thúc đẩy phong trào mệnh danh là vãn hồi hòa bình cùng nhiều tiếng nói quyết định trong Quốc Hội Mỹ vào thời điểm 1975 để phải thú thực một mong cầu trái ngược hẳn với tâm nguyện của đời ông là: “Nếu còn một chút công lý thì những kẻ như John Kerry, Ted Kennedy, Franck Church, Clifford Case, J. William Fulbright và một lũ khác nữa, phải mục nát dưới Địa Ngục.”

Dưới mắt Turner, những kẻ đó không bao giờ chối bỏ nổi trách nhiệm tiếp tay tàn sát hàng triệu sinh linh vô tội, góp phần xô cả một dân tộc vào địa ngục và làm tủi hổ vong linh của 58.196 người Mỹ đã hy sinh mạng sống cho một lý tưởng cao đẹp.

*

Cùng hướng suy tư đó, cựu binh James Webb không ngừng thắc mắc: “Biết giải thích ra sao với các con tôi rằng khi tôi ở tuổi mười tám, đôi mươi, tiếng nói ồn ào nhất của nhiều người cùng thời lại nhằm phá nát nền tảng xã hội Mỹ để tạo dựng một xã hội theo quan điểm đầy tự mãn của họ. Lúc này nhìn lại, chính chúng ta từng trải qua thời kỳ ấy vẫn không hiểu nổi tại sao những kẻ có trình độ học vấn cao, phần đông sinh ra từ giới thượng lưu, lại gieo rắc các tư tưởng phá hoại đầu độc bầu không khí từ thập niên 1960 tới đầu thập niên 1970. Ngay chính Quốc Hội cũng bị nhiễm vi khuẩn.”

Thắc mắc càng lớn hơn khi trước mắt James Webb là một thực tế xác minh bằng những con số hiển nhiên cho biết đa số người dân Mỹ không hề tán đồng lời hô hoán của các đám đông gây ồn ào thuở đó.

“Kết quả thăm dò Gallup từ 1966 đến khi Mỹ chấm dứt tham chiến cho thấy lớp trẻ Mỹ kiên trì ủng hộ cuộc chiến Việt Nam hơn mọi lớp tuổi khác. Tháng 1/1973, khi 68 phần trăm dân chúng trên 50 tuổi tin rằng gửi quân qua Việt Nam là một sai lầm, chỉ có 49 phần trăm thuộc lớp tuổi từ 25 đến 29 đồng ý. Phát hiện này biểu thị rõ lớp trẻ nói chung không theo chủ trương cấp tiến và điều này được củng cố bởi kết quả cuộc bầu phiếu năm 1972, qua đó lớp tuổi 18 đến 29 ưa thích Richard Nixon hơn George McGovern với tỷ lệ 52 so với 46 phần trăm.”

Đồng thời, “theo kết quả thăm dò dư luận của Harris thì 6 phần 10 dân chúng Mỹ cho rằng việc đưa quân vào Cam Bốt là hợp lý. Đa số được thăm dò ý kiến vào tháng 5/1970 đều ủng hộ và còn ủng hộ tái oanh tạc miền Bắc Việt Nam.”

Bên cạnh những con số đó là hàng loạt những con số hàm ẩn nhiều ý nghĩa đáng kể. Qua cuộc thăm dò toàn diện của Harris năm 1980, các chiến binh tham chiến tại Việt Nam dù bị bôi bẩn thường xuyên trên phim ảnh, qua các bản tin, trong các lớp học… bằng hình ảnh chiến binh miễn cưỡng và thất bại vẫn được đa số người dân Mỹ tôn trọng. 73 phần trăm dân chúng tán thành câu phát biểu “Vấn đề rắc rối ở Việt Nam là quân đội bị đòi hỏi chiến đấu trong cuộc chiến mà giới lãnh đạo chính trị ở Washington không cho phép họ chiến thắng.”

Cuộc thăm dò còn nêu một “nhiệt kế cảm giác” ghi sự đánh giá của dân chúng về các thành phần với thang điểm từ 1 đến 10. Kết quả là các chiến binh phục vụ ở Việt Nam đạt 9.8 điểm, giới y sĩ đạt 7.9 điểm, phóng viên truyền hình đạt 6.1 điểm, trong khi các chính khách chỉ đạt 5.2 điểm, thành phần biểu tình chống chiến tranh đạt 5 điểm, và những kẻ trốn quân dịch chạy sang Canada được vỏn vẹn 3.3 điểm.

Phần ghi nhận ý kiến còn cho thấy 91 phần trăm người từng qua Việt Nam đều tự hào đã phục vụ đất nước, và 74 phần trăm cảm thấy thoải mái với thời gian trong quân đội. Thêm nữa, 71 phần trăm cho biết họ sẵn sàng trở qua Việt Nam chiến đấu một lần nữa, ngay cả khi biết kết quả cuối cùng vẫn như thế và sự mỉa mai sẽ đổ lên đầu họ khi họ trở về.

Trước thực tế này, Jams Webb cho rằng không thể viện lý do nào để bào chữa cho nỗ lực đánh gục nền dân chủ còn phôi thai tại miền Nam Việt Nam, nhất là những hành động diễn ra sau khi quân đội Mỹ đã triệt thoái.

Vậy mà “Liên Minh Hoà Bình Đông Dương do David Dellinger điều động, được Jane Fonda và Tom Hayden cổ võ truyền bá, phối hợp chặt chẽ với Hà Nội

suốt thời gian 1973-1974, đã có thể tới mọi khuôn viên đại học Mỹ, tập hợp sinh viên hô hào chống lại điều họ gọi là những con ác quỷ trong chính quyền miền Nam Việt Nam. Các đồng minh của họ tại Quốc Hội thì liên tục thêm các tu chính án cắt viện trợ cho người Việt Nam chống cộng, cấm cả việc dùng không lực tiếp cứu chiến binh miền Nam đang bị tấn công bởi các đơn vị Bắc Việt do khối Xô Viết viện trợ.”

Tán trợ cho hành động đó là giới truyền thông đã tạo ra các sự việc ngược với thực tế trong khi nhiều đại diện dân cử liên tục có những lời lẽ ngây thơ đến mức ngu xuẩn như kiểu dân biểu Christopher Dodd: “Gọi chế độ Lon Nol bằng từ đồng minh là sỉ nhục chữ nghĩa… Tặng phẩm lớn nhất mà đất nước chúng ta có thể tặng cho nhân dân Cam Bốt là hòa bình chứ không phải súng đạn. Cách tốt nhất để đạt mục đích này là chấm dứt tức khắc việc viện trợ quân sự.”

Mức ngu xuẩn còn vượt khỏi giới hạn cuối cùng với Tom Downey khi vị đại diện dân cử 26 tuổi này công khai ca ngợi Cộng Sản và chế giễu các cảnh báo về tội ác diệt chủng sẽ xảy ra ở Cam Bốt: “Chính phủ cảnh báo rằng chúng ta rời bỏ các quốc gia ấy thì sẽ có tắm máu. Nhưng cảnh báo cho việc tắm máu trong tương lai không thể biện minh cho việc kéo dài tắm máu hiện nay.”

Giữa cơn mê sảng tìm kiếm lời lẽ diễn tả những chân lý ở trên chín tầng mây, những người này đã quên hẳn cục diện phân tranh quốc tế trong đó nước Mỹ

đang bị Cộng Sản coi là kẻ thù không đội trời chung. Nhưng không chỉ bằng lời nói mà bằng cả hành động, những người này đã đặt miền Nam Việt Nam vào tình thế được James Webb ghi lại bằng những dòng nghẹn uất: “Sau này, tôi hỏi chuyện các người lính miền Nam Việt Nam còn sống sót từ các cuộc giao tranh, trong đó có nhiều người phải qua hàng chục năm trong các trại tù cộng sản. Những điệp khúc sau như không bao giờ dứt: “Tôi hết sạch đạn.” –– “Tôi chỉ có 3 trái pháo cho mỗi khẩu pháo một ngày.” –– “Tôi không còn thứ gì để phát cho lính.” –– “Tôi phải tắt máy truyền tin, vì không chịu đựng nổi những lời kêu xin tiếp viện…”

Kết quả cuộc chiến đã rõ và hình ảnh phơi bày trước mắt là “những thân hình xoay giữa không trung như những bông tuyết, rơi xuống chết thảm khốc sau khi đeo bám tuyệt vọng vào thân trực thăng hay máy bay …”

Tất nhiên không chỉ có hình ảnh này mà đã có vô vàn cảnh kinh hoàng tiếp nối nhiều năm do “hàng trăm ngàn người dân Việt Nam phải chạy trốn “ngọn lửa cách mạng tinh khôi” trên những con tàu ọp ẹp, cuộc chạy trốn được báo trước có thể vùi thây ngoài biển, hoặc là hình ảnh hàng ngàn chiếc sọ người Cam Bốt lăn lóc trên đồng hoang, một phần nhỏ trong số hàng triệu người bị tàn sát bởi các “giải phóng quân” Cộng Sản.”

Nhưng, nỗi sửng sốt thực sự của James Webb không khởi từ các hình ảnh bi thương đó mà khởi từ các hình ảnh khác.

“Tại trung tâm Luật Khoa đại học Georgetown, việc miền Bắc Việt Nam ngang nhiên xé bỏ các điều khoản cam kết trong hiệp định Paris 1973, và tiếng xe tăng Bắc quân lăn trên đường phố Sài Gòn được coi như lý do để thực sự reo mừng.”

Trước đó ba tuần, ngày 8/4/1975 trao giải Oscar 1975 cho bộ phim Hearts and Minds và cho diễn viên Bert Schneider tại Hollywood đã biến thành ngày chào

mừng Cộng Sản Việt Nam.

Bộ phim Hearts and Minds có nội dung tấn công các tiêu chuẩn giá trị văn hóa Mỹ cùng cố gắng hỗ trợ cuộc chiến đấu cho nền dân chủ của miền Nam Việt Nam, còn Bert Schneider là người tích cực hỗ trợ Cộng Sản. Đó là những thứ đã được trao tặng giải điện ảnh Oscar 1975. James Webb kể lại cảnh tượng Hollywood hôm đó: “Schneider công khai xác định sự ủng hộ Cộng Sản. Đứng trước máy vi âm, ông ta phát biểu “Thật kỳ quái khi chúng ta ở đây vào thời điểm mà Việt Nam sắp được giải phóng.” Và khoảnh khắc kinh ngạc nhất của Hollywood diễn ra. Vào lúc đất nước Việt Nam mà nhiều người Mỹ đã đổ máu và nước mắt để bảo vệ, đang tan rã dưới vòng xích xe tăng Cộng Sản, Schneider lôi ra một điện tín của đoàn đại biểu Cộng Sản Việt Nam ở Paris, và cao giọng đọc lời kẻ thù của chúng ta chúc mừng cuốn phim. Lập tức, những kẻ quyền uy nhất Hollywood đứng bật dậy hoan nghênh việc Schneider đọc bức điện tín này.”

Đó là hai sự kiện thực sự khiến James Webb sửng sốt vì không thể không tự hỏi về những người kia:

“Họ là ai mà cuồng nhiệt đầu độc cái nhìn của thế giới về chúng ta như thế? Vì sao họ có thể chống lại chính đồng bào của mình dữ dội như thế? Vì sao họ có

thể đứng bật dậy hoan nghênh chiến thắng của Cộng Sản, kẻ thù đã cướp mạng 58000 người Mỹ và sắp đè bẹp một đồng minh bảo vệ dân chủ? Cách nào để nói được rằng chúng ta và họ đang sống trong cùng một đất nước?”

James Webb xác định không bao giờ có thể nguôi ngoai bức xúc về việc đã có những con người như thế trên đất Mỹ, nơi tự do được coi là quyền sống thiêng liêng của con người và đã có truyền thống coi việc bảo vệ quyền sống thiêng liêng đó cho mọi người trên trái đất là một nghĩa vụ.

Tuy nhiên khác với Turner cầu mong những kẻ đó sẽ mục nát dưới địa ngục, James Webb cố nhìn về những động cơ sâu thẳm nào đó thúc đẩy họ hành xử như thế và còn tự hỏi lúc này họ đang mang tâm tưởng ra sao?

James Webb rời Việt Nam trước Robert F. Turner, trở về Mỹ từ 1972, đã tham gia nhiều lãnh vực sinh hoạt từ viết sách, sản xuất phim ảnh, hoạt động truyền thông, làm việc tại Quốc Hội, là Phụ tá Bộ Trưởng Quốc Phòng, rồi Bộ Trưởng Hải Quân thời tổng thống Reagan và hiện nay đang có mặt tại Thượng Viện Mỹ với tư cách đại biểu cho tiểu bang Virginia.

Vùng vẫy trong một không gian rộng lớn với nhiều khung trời khác biệt và đã qua một thời gian khá dài, James Webb vẫn chưa tìm nổi câu trả lời mong đợi.

Chỉ một lần vào năm 1995, ông được nghe một người trả lời và đó là câu trả lời duy nhất cho nỗi bức xúc của ông. Người trả lời là cựu ứng cử viên tổng thống Mỹ năm 1972, George McGovern từng nổi tiếng với hình ảnh kẻ tình nguyện đi bằng đầu gối tới Hà Nội.

Trả lời câu hỏi của James Webb về lý do hành xử như vậy khi vẫn có thể xoay chiều cuộc chiến ngay năm 1975, George McGovern nói: “Anh không hiểu là tôi không muốn chúng ta chiến thắng cuộc chiến đó sao?”

Câu trả lời lại đặt thêm một dấu hỏi là tại sao có thể có ý muốn đó và tại sao chỉ một nhóm nhỏ, thậm chí chỉ một số cá nhân lại có thể đưa đất nước tới điều họ muốn trong khi đại đa số trông chờ điều ngược lại thì đành bó tay?

Nhưng James Webb cũng tìm được câu trả lời tương đối về tâm tưởng của những kẻ đó. Sự câm nín gần như né tránh của Hollywood tới mức hơn 30 năm qua, không có nổi một cuốn phim đủ tầm vóc về các chiến binh Mỹ ở Việt Nam với đầy đủ danh dự và trong khung cảnh chính xác cùng số phận con người Việt Nam trong và sau cuộc chiến, từ các trại tập trung, giữa cuộc sống bị bóp nghẹt dưới chế độ công an trị hiện nay…có thể coi là bằng chứng của một vết thương đang bị giấu kín. James Webb cho rằng “cảm giác kinh hoàng đã phải đến với những kẻ từng đem cuộc hành trình của tuổi trẻ ra đánh cá cho cái ý nghĩ đất nước mình là một lực lượng ác quỷ, khi họ thức tỉnh về sự ngây thơ vào những năm tháng sau năm 1975.”

Sự câm nín đó có vẻ được kể như dấu hiệu sám hối hoặc ít nhất cũng là một cách tự thú lỗi lầm của những kẻ thiếu can đảm công khai nhìn nhận các sai trái đã

phạm. Họ cố ẩn mình thật kín để được chìm trong lãng quên. Tuy đây không phải là cách phù hợp với các tiêu chuẩn đạo đức tối thiểu nhưng có thể thông cảm cho tâm tưởng kinh hoàng của loại người hèn yếu và trong chọn lựa này chắc chắn họ sẽ không còn tác hại cho đời.

Cho nên, dù chưa nắm rõ nguồn cỗi dẫn đến những ý nghĩ như ý nghĩ của McGovern, James Webb vẫn quay về tỏ bày tâm sự với đám đông mang tâm nguyện tốt lành nhưng đã bó tay mặc cho các mưu đồ ma quái vẫy vùng:

“Chúng ta hãy thực tình ngay thẳng. Thật vô cùng tủi nhục khi nhìn gương mặt một thương binh, hay nghe diễn từ tốt nghiệp của một học sinh thủ khoa người Mỹ gốc Việt Nam, mà người cha quá cố của em từng chiến đấu bên cạnh người Mỹ cho một lý tưởng từng bị mỉa mai, chế giễu, khinh rẻ. Và thật vô cùng xấu hổ khi hệ thống chính quyền của chúng ta đã cho phép học sinh đó sớm thành đạt như thế ở đây chứ không phải ở quê hương của em.”

Dù không thể dằn cơn uất hận trước những kẻ u tối nhẫn tâm, những cựu binh từng là nạn nhân của các hành vi ngược đãi vẫn nghĩ trước hết tới nghĩa vụ công dân đối với đất nước và bổn phận con người đối với đồng loại ở các phương trời xa. Họ đã gánh nhận mọi hậu quả tệ hại do hành vi của những kẻ u tối nhưng lại coi đó là điều tủi nhục xấu hổ của chính bản thân với lời tự nhủ cố vươn lên để ngăn tái diễn những nỗi đau tương tự ở bất kỳ nơi đâu. 35 đã qua nhưng nỗi đau của những nạn nhân trên mảnh đất Việt Nam xa thẳm vẫn nặng trĩu trong tim họ, dù họ không hề gây ra những nỗi đau đó mà chỉ là những người như đại sứ Graham Martin từng phẫn uất vì bị buộc phải bó tay không cho ngăn chặn những nỗi đau đó.

Quả tình khó tránh thắc mắc là vào giờ này có bao nhiêu người Việt Nam, nhất là những người đang tự hào vì nước vì dân, còn nghĩ đến “cảnh những bậc cha mẹ hốt hoảng quỳ lạy bất kỳ ai có thể giúp đưa được con mình rời khỏi Việt Nam, cảnh những đứa trẻ mồ côi ngơ ngác trong vòng hỗn loạn mịt mù giữa tai hoạ trùng điệp” hay “những thân hình xoay giữa không trung như những bông tuyết, rơi xuống chết thảm khốc sau khi đeo bám tuyệt vọng vào thân trực thăng, những lớp lớp nạn nhân bị vùi lấp tức tưởi giữa biển sâu”… như Robert F. Turner, như James Webb không thể rời xa suốt nhiều năm qua? Vào giờ này, những kẻ đã và đang trực tiếp gánh vác trách nhiệm về cuộc sống Việt Nam có ai còn nhỏ những dòng nước mắt như Turner, như James Webb trước những cảnh đã kể?

*

Tâm tưởng của những cựu binh Mỹ lại dẫn tôi tới với câu chuyện “làm rơi nước mắt” do người bạn trẻ –– Đào Vũ Anh Hùng –– ghi lại và gửi cho tôi. Tôi gặp người bạn này 47 năm trước, khi đang bó gối trong nhà tù còn anh là một sinh viên trẻ cũng vừa trở thành tù nhân. Từ đó chúng tôi trở thành bạn và anh đã là người bạn trẻ của tôi gần trọn nửa thế kỷ qua. Nhân vật chính trong câu chuyện do Đào Vũ Anh Hùng ghi lại và gửi cho tôi cũng là một cựu chiến binh Mỹ tham chiến tại Việt Nam có tên Rich Luttrell.

Năm 1967, Rich tròn 17 tuổi, sống trong một gia đình nghèo tại tiểu bang Illinois. Rich tình nguyện gia nhập quân đội và qua Việt Nam năm 1968, trong Chiến Đoàn 101 Nhảy Dù. Câu chuyện mở đầu vào một ngày nóng bức khi Rich có mặt trong một cuộc hành quân. Rich không hề biết mình và quân địch đang ở tình thế cách nhau chỉ vài thước giữa một khu rừng già.

Rich kể lại “từ khóe mắt, bỗng thấy một động đậy và nhận ra một binh sĩ Cộng Sản ngồi tựa vào khẩu AK 47.” Rich đã lọt vào tầm đạn của địch và cái chết chỉ còn cách một nhịp tim. Rich thấy toàn thân như đóng băng khi nhìn thẳng vào mắt người lính Cộng Sản và cho biết “Dường như chúng tôi đã chăm chú nhìn nhau.” Đó là lúc ngón tay Rich tự nhiên kéo cò súng, và kẻ địch gục xuống.

Liền ngay đó là cả khu rừng rung chuyển giữa cơn mưa đạn và Rich đã được một đồng đội nhiều kinh nghiệm xô nằm xấp xuống. Một ý nghĩ hiện đến với Rich là kẻ địch có thể nổ súng trước và chắc chắn Rich đã chết trước khi nhìn thấy anh ta. Ý nghĩ này khiến Rich không ngừng thắc mắc “Tại sao hắn không bắn?” Nhưng thắc mắc này không dày vò Rich mà là một thứ khác –– một tấm hình.

Khi trận đánh chấm dứt, những người lính toả ra đi tìm kỷ vật trên xác địch quân. Một người rút ví của tên địch vừa bị Rich bắn hạ và một mẩu giấy rơi ra. Rich cúi xuống lượm, nhận ra một tấm hình chỉ lớn bằng con tem chụp người lính và một cô gái nhỏ.

“Họ là ai”?

Rich không thể biết. Rich đã ngồi xuống nhìn mặt kẻ chết để coi có phải hình anh ta không nhưng vẫn không biết chắc. Tuy nhiên hai người trong hình chắc chắn là hai cha con. Hai người trong hình quá trang nghiêm, quá buồn. Phải chăng họ chụp tấm hình này ngay trước khi từ giã nhau?

Rich cảm thấy đau đớn và quyết định giữ tấm hình. Đã hơn một lần Rich được hỏi về lý do quyết định như thế và chỉ có thể trả lời:

“Tôi không biết. Tôi đã suy nghĩ cả triệu lần rồi. Cái phần đầu tiên tôi trông thấy trong tấm hình là cô gái, và cô ta có một cái gì buồn bã lắm.”

Sau trận đánh đầu tiên ấy, Rich mau chóng thành chiến binh thiện chiến.Tuy nhiên, Rich vẫn không tránh khỏi tai hoạ chiến trường khi chỉ còn 20 ngày nữa sẽ hết hạn phục vụ để hồi hương.

Ngày đó, đơn vị của Rich bị phục kích và trong lúc lao lên cứu một đồng đội, Rich bị trúng đạn vào lưng. Lúc được trực thăng tải thương bốc đi, Rich cảm thấy như có lỗi vì đã bỏ rơi đồng đội.

Nhưng rồi Rich cũng quen với nhịp sống êm ả tại quê nhà, nhất là sau khi lập gia đình và có hai đứa con gái. Những người thân của Rich không hề nghe Rich kể về cuộc chiến nhưng đều biết Rich có một tấm hình trong ví và có một ràng buộc đặc biệt với tấm hình.

Tấm hình không nặng tới một gam nhưng luôn đè nặng trái tim Rich cho tới khi Rich đã qua tuổi tứ tuần và ý nghĩ luôn nổi lên trong đầu Rich là “tội nghiệp con bé không còn cha nữa.”

Năm 1989, khi đi thăm đài kỷ niệm tử sĩ trận vong Việt Nam tại Washington D.C, Rich quyết định tự giải thoát bằng cách bỏ tấm hình dưới chân Bức Tường. Rich ngồi đối diện với tấm hình, ngắm kẻ đã bị mình bắn hạ hơn 20 năm trước, viết một lá thư ngắn:

"Thưa ông,

Suốt 22 năm nay, tôi giữ hình ông trong ví. Hôm ấy tôi mới 18 tuổi, khi chúng ta trông thấy nhau trên con đường mòn gần Chu Lai, Việt Nam. Xin tha thứ cho tôi đã giết ông. Ðã nhiều lần trong những năm qua, tôi nhìn hình ông và người con gái tôi đoán là con ông. Mỗi lần tim tôi bừng cháy với nỗi đau tội lỗi.

Xin ông tha thứ cho tôi."

Rich đặt tấm hình và lá thư tại chân Bức Tường ghi tên 58 ngàn binh sĩ Mỹ tử trận tại Việt Nam và cho biết "hành động ấy tương tự sự đứng nghiêm chào lần cuối cùng. Người lính ấy chết vì chiến đấu cho niềm tin của anh ta. Và đây là một cách vinh danh và bày tỏ lòng tôn kính anh ta."

Rich cho biết cảm giác lúc ấy:"Anh ta không còn là kẻ thù nữa, mà là một người bạn. Giống như chào vĩnh biệt một người bạn. Lúc đó, tôi như vừa chấm dứt một trận đánh, buông ba lô xuống để nghỉ ngơi. Cái gánh nặng tôi mang nay không còn nữa."

Nhưng thực tế không hoàn toàn như thế.

Bảy năm sau, năm 1996, khi Rich gần như quên tấm hình thì một người quen là dân biểu Ron Stephensđột ngột tìm gặp. Stephens đặt lên bàn của Rich một

cuốn sách và nhắc: “Mở trang số 53.” Trên trang sách đó là tấm hình kèm theo nguyên văn lá thư ngắn mà Rich đã viết.

Tấm hình do Rich bỏ dưới chân tường đã lọt vào mắt một cựu chiến binh khác là Duery Felton.

Duery là người quản lý phòng sưu tập tại đài kỷ niệm lập tức bị thu hút bởi tấm hình cùng bức thư và đã quyết định giữ lại. Duery không thể nói rõ tại sao lại có quyết định đó mà chỉ diễn tả như một hành động vừa tự nhiên vừa kỳ bí không thể hiểu nổi.

Cô gái bé bỏng rời khỏi Rich lại ám ảnh Duery cho tới khi một nhà xuất bản yêu cầu Duery giúp hoàn thành một cuốn sách về Bức Tường Tưởng Niệm.

Duery đưa tấm hình và lá thư vào cuốn sách với lời ghi: "Tấm ảnh này ám ảnh tôi nhiều năm, dù tôi không biết cô bé là ai."

Cuốn sách tình cờ tới tay người bạn của Rich.

Do đó, 7 năm sau, tấm hình lại trở về với Rich khi ông theo lời nhắc của bạn mở trang sách số 53.

Nỗi ám ảnh cũ thành mạnh mẽ hơn khiến Rich liên lạc với Duery xin lại tấm hình. Duery bay từ Hoa Thịnh Ðốn tới Illinois gặp Rich. Hai người đàn ông không hề quen, chưa từng gặp nhau đã ôm nhau khóc vì tấm hình một cô bé mà cả hai cũng đều không biết là ai.

Sau đó, Rich thấy cần công khai cho mọi người biết rằng ông đang tìm cô gái kia. Vì thế Rich trả lời một cuộc phỏng vấn của tờ báo St. Louis Post Dispatch, và câu chuyện được đăng lên trang nhất tờ báo.

Rich cắt bài báo, nhét vào một bao thư cùng với một lá thư gửi cho đại sứ Hà Nội tại Hoa Thịnh Ðốn, cho biết cần được giúp đỡ để tìm người con gái và gia đình người lính trong tấm hình. Đương nhiên người nhận thư phải chuyển về Hà Nội, nhưng chuyện vẫn như mò kim đáy biển khi sự giúp đỡ chỉ là một tờ báo tại Hà Nội in lại tấm hình và câu chuyện như một bài báo bình thường. Bài báo không thu hút người đọc và câu chuyện cũng không được một cơ quan công quyền nào của Hà Nội lưu tâm.

Nhưng tờ báo may mắn được dùng làm vật gói đồ và bay về một làng quê do một người con ở Hà Nội gửi đồ về quê biếu mẹ.

Khi mở gói đồ của con, bà mẹ lưu ý tới tờ báo nhàu nát in hình một người bộ đội. Thật kỳ lạ là bà nhận ra ngay người trong hình và lập tức cầm tờ báo đi tới một xóm nhỏ, báo cho chị em một gia đình ở đó biết tấm hình là cha của họ.

Thế là từ Mỹ quốc cách xa ba ngàn dặm, ba tuần sau Rich nhận được một lá thư từ toà đại sứ cho biết:

“Có một người tên là Nguyễn Văn Huệ viết thư cho biết ông ta tin rằng tấm hình chính là hình của cha ông ta, và người con gái nhỏ ấy là chị ông ta.”

Rồi Rich nhận được lá thư thứ hai mà ông phải đi kiếm người thông dịch để biết đó là thư của cô bé trong hình, viết như sau:

“Kính gửi ông Richard,

Đứa nhỏ mà ông đã chăm sóc qua tấm hình hơn 30 năm bây giờ đã trưởng thành rồi. Đứa nhỏ ấy đã trải qua nhiều đau khổ trong tuổi thơ ấu vì mất bố và nhớ thương bố. Tôi hy vọng ông sẽ đem lại niềm vui và hạnh phúc cho gia đình tôi.”

Thế là ba mươi năm sau khi thấy tấm hình lần đầu, Rich biết đứa bé trong hình còn sống tên là Lan, đã 40 tuổi và đã có con cái.

Nhưng tin vui vừa nhận được lại như rơi vào tuyệt vọng, khi cơ quan điều tra nội bộ của chính quyền Hà Nội cho rằng cha của Nguyễn Thị Lan không thể là

người trong hình, vì hồ sơ quân đội chứng minh ông ta tử trận tại nơi khác so với địa điểm Rich nói. Tình hình rối ren hơn khi có 3 gia đình khác lên tiếng nhận tấm

hình là hình cha của họ.

Rich không còn biết tin ai, nhưng rồi một đồng đội của người chết là bạn cùng đơn vị xác nhận đây là bạn đồng đội của ông ta và là cha của Nguyễn Thị Lan.

Kết quả cuối cùng đã có và Rich quyết định bay qua Việt Nam, đích thân đặt tấm hình vào tay cô bé.

Lúc này đã là mùa Xuân năm 2000 và là năm thứ 33 kể từ khi Rich nhìn thấy tấm hình.

Ðó là một ngày Thứ Tư u ám tại Hà Nội.

Trời có vẻ sắp mưa trong lúc Rich bước lên chiếc xe Van để làm một chuyến đi hai giờ rưỡi tới làng của Lan. Chiếc xe chạy qua một vùng xa lạ, qua những khu

chợ đầy các khuôn mặt ngạc nhiên khi thấy một đám du khách và một người Mỹ tóc bạc.

Rồi Rich hoang mang, bước qua một bức tường đá và trông thấy người phụ nữ. Hai người đối diện và Rich lập lại câu tiếng Việt mà ông đã học thuộc lòng: “Hôm nay tôi trả lại tấm hình của cô và cha cô mà tôi đã giữ 33 năm.”

Cuối cùng tất cả tuôn ra như một sự giải thoát đau đớn kinh hoàng, Lan ôm lấy Rich và khóc.

Lan ôm Rich như thể Rich chính là người cha đã trở về từ cuộc chiến. Người em trai cho biết cả hai chị em dị đoan tin rằng linh hồn cha sống qua Rich. Ðối với

họ, ngày hôm nay linh hồn cha của họ đã trở về.

Cả làng dồn tới xem tấm hình trả lại và tấm hình đã gây xúc động cho mọi người. Rich đã nghĩ tới một nghi thức trang trọng, nhưng cuối cùng chỉ là một câu

nói đơn giản với người thông dịch: “Nói cho cô ấy biết đây là tấm hình tôi lấy từ ví của cha cô ấy cái ngày tôi bắn chết ông ta, và hôm nay tôi mang trả lại.”

Cô bé đã 40 tuổi, lần đầu cầm được hình mình và hình cha trong tay. Cô vùi mặt vào hình cha. Ðây là lúc cô có thể nhìn cha gần nhất kể từ khi cô lên 6 tuổi và

cha ra đi. Ðây cũng là tấm hình duy nhất và đầu tiên của người lính Nguyễn Trọng Ngoạn.

Lan và người em trai tên Huệ đặt tấm hình lên bàn thờ cha mẹ. Rich cùng tham dự nghi lễ cầu nguyện trước bàn thờ. Rich nói, “Cha của họ là một người can

đảm, và ông chết như một chiến sĩ can trường. Ông ta không bị đau đớn. Tôi rất tiếc.”

Những giờ sau đó, Rich gần như trở thành một người trong gia đình, có dịp gặp lại bạn đồng đội của người đã chết, và những kẻ thù xưa trao đổi các kỷ niệm

chiến tranh như thể họ chính là đồng đội cùng chiến đấu bên nhau.

Đã quá khó cho Rich tìm được tới nơi đây, và cũng quá khó cho Rich từ giã nơi đây. Rich và Lan ôm nhau từ biệt và Rich đã bật khóc khi bước lên xe.

Ba mươi ba năm trước, Rich tới quốc gia này để tham chiến. Hôm nay ông trở lại để đem niềm vui tới cho một cô bé tội nghiệp, một niềm vui luôn gợi nhắc nỗi buồn. Ông đã không thể rũ bỏ nỗi tội nghiệp của cô bé suốt hơn ba mươi năm và có thể không bao giờ rũ bỏ nổi –– như Turner, như James Webb… Rich biết ông sẽ còn tiếp tục liên hệ với Lan và những người thân của cô.

Khi về tới Mỹ, ông nhận được thư của người em trai, Huệ, nhắc lại ngày gặp gỡ vừa qua: “Trong thời gian ông viếng thăm gia đình tôi, mọi người trong làng

nhận thấy ông là người rất tốt và tử tế. Khi ông rời Việt Nam, tôi cảm thấy như cha tôi đã trở về.”

Rich đã trở thành niềm an ủi cho một nỗi đau giữa hằng hà sa số nỗi đau đang bị vùi lấp giữa lãng quên trên khắp đất nước Việt Nam. Cùng với thời gian chắc chắn sẽ còn không ít câu hỏi trỗi lên từ những nỗi đau như thế để hiểu rõ về nguyên do thực sự đã dẫn đến những nỗi đau cũng như những tấm lòng chia xẻ.

*

Nhớ tới những người Mỹ với những cái tên xa lạ Turner, Webb, Luttrell, Felton… khi rời những trang sách của Nguyễn Văn Lục, tôi lại thấy mình đối diện với tấm bia tưởng niệm các nạn nhân bỏ mình trên biển cả bị đục phá tan nát tại Galang.

Sách đã gấp lại, nhưng những dòng chữ của Nguyễn Văn Lục gợi nhắc nhiều cảnh sống miền Nam hai mươi năm cũ bỗng biến thành những tiếng gào…


Virginia, May 15, 2010

UYÊN THAO

ong_uyen_thao-thumbnail

25 Tháng Chín 2015(Xem: 19004)
1/ Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs của Mỹ đã bất ngờ đưa ra thông báo quyết định ngưng đầu tư vào Trung Cộng. 2/ Tập đoàn Lý Gia Thành đã chuyển dần tài sản từ Trung Quốc sang Châu Âu
28 Tháng Tám 2015(Xem: 17855)
Liệu Đế quốc Trung Cộng có "may mắn" thoát được số phận tan vỡ ra từng mảnh hay không và phe nào sẽ thắng thế trong cuộc tranh chấp quyền lực đẩm máu ?
07 Tháng Ba 2015(Xem: 43235)
Và mặc dầu còn có những bất cập đủ thứ, tôi vẫn phải nhìn nhận rằng, những năm tháng còn lại, kể từ ngày ấy, mỗi giây phút năm tháng sống, học hành, lớn lên thành người thời đệ nhất Cộng Hòa Việt Nam vẫn là những năm tháng ân sủng cho tuổi trẻ của tôi và những bạn bè cùng trang lứa.
27 Tháng Hai 2015(Xem: 19636)
Luận đề của "Đoạn Trường Tân Thanh" hiển nhiên là thuyết "tài mệnh tương đố"", gọi nôm na là "hồng nhan bạc mệnh".
24 Tháng Giêng 2015(Xem: 27198)
Phần người viết nhìn bức hình cũ kỹ đã gần nửa thế kỷ với tâm trạng đầy... xúc động. Bởi vì đúng như ông bà mình thường nói rằng nghe cả hàng ngàn lời nói đọc cả hàng vạn chữ viết mô tả cũng không sao bằng...
28 Tháng Mười Một 2014(Xem: 22234)
Sức mạnh của chúng ta là phải biết họ là ai và cho họ biết chúng ta là ai? Sau đó phải biết cất lên tiếng nói. Nói thì sống, không nói thì chết.
14 Tháng Mười Một 2014(Xem: 29803)
Vào ngày chủ nhựt qua mùng 9 tháng 11 , nước Đức và Âu Châu đã ăn mừng kỷ niệm 25 năm Bức Tường Bá Linh Sụp Đỗ (1989 - 2014) .
11 Tháng Chín 2014(Xem: 38235)
Viết cho Nguyễn Xuân Hoàng - người bạn đã một thời cùng chung dưới mái trường của Platon, hiện đang ở bên bờ tử sinh.
05 Tháng Bảy 2014(Xem: 36938)
Đọc sách báo ngày nay viết về cái chết của Hai Bà Trưng tôi hay bị "tẩu hỏa nhập ma" và phân vân tự hỏi: Hai Bà Trưng chết kiểu nào?
28 Tháng Sáu 2014(Xem: 30947)
• Việt Nam trong thế kỷ 20 vừa qua có ba điều bất hạnh xảy ra trùng hợp:... Trong ba cái bất hạnh ấy, cái thứ ba là nguy hiểm và tồi tệ nhất.
23 Tháng Tư 2014(Xem: 21938)
Gabriel Garcia Marquez, 87 tuổi, văn hào người Colombia nổi danh khắp thế giới với tác phẩm “Trăm Năm Cô Đơn,” qua đời hôm Thứ Năm 17 tháng 4, 2014, tại Mexico City, nơi ông đã sống 30 năm cuối đời.
20 Tháng Ba 2014(Xem: 39134)
Với khuôn khổ một tờ Kỷ Yếu có tính cách nội bộ như tờ đặc san này, những dòng “Vẻ Vang Dân Ngô Quyền” (mượn chữ của ký giả Trọng Minh) cũng có thể được hiểu như một sự chia sẻ chút niềm hãnh diện “giống nòi” giữa chúng ta,
02 Tháng Ba 2014(Xem: 16342)
Ôn lại Lịch Sử nước ta với hơn 4000 năm từ Họ Hồng Bàng với truyền thuyết con Rồng Cháu Tiên qua chương trình "Việt Nam Quê hương tôi" vào mỗi tuần với Phương Anh
27 Tháng Hai 2014(Xem: 39922)
Mới đây đọc báo Reader’s Digest thấy người ta nói đến những ích lợi của cái CƯỜI, trong đó có nói là cười nhiều có thể làm cho người ốm bớt đi. Lý do gì mà các nhà khảo cứu lại quả quyết như vậy?
31 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 14158)
Không kể những cuộc xâm lấn nhỏ, đã có 13 lần phương Bắc xua đại quân xâm lấn phương Nam, đặc biệt Việt Nam. Nhưng trong tất cả 13 lần đó, Dân Việt đều đại thắng các đoàn quân Phương Bắc. Đã mười ba lần, Dân ta đại thắng !
21 Tháng Mười Một 2013(Xem: 50711)
Nguyễn Chí Thiện và Nguyễn Đắc Kiên. Hai nhà thơ. Hai thế hệ- Hai hoàn cảnh một từ trong cảnh tù đầy 27 năm cộng lại tại miền Bắc- một trong hoàn cảnh đất nước đã độc lập với tư cách nhà báo-.
13 Tháng Sáu 2013(Xem: 29067)
Có nhiều hình thức phản biện lại một xã hội tùy theo hoàn cảnh mỗi người và tùy hoàn cảnh xã hội và ngày nay tùy thuộc vào tình hình thế giới nói chung.
30 Tháng Tư 2013(Xem: 31560)
Chúng ta hy vọng rằng Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy và Linh mục Cao Văn Luận đã đi bước tiên phong tiết lộ những bí ẩn về biến cố 30.4.1975 và trong tương lai sẽ được giới truyền thông báo chí chú tâm nghiên cứu khai triển tích cực
19 Tháng Tư 2013(Xem: 91029)
Trong tầm mắt của tôi thì Tây Nguyên là một Amazon của Việt Nam thu nhỏ lại về mọi mặt. Về mặt lịch sử, nó là di sản của con người Tây Nguyên từ bao đời nay...
06 Tháng Tư 2013(Xem: 70544)
Đọc xong tập sách mỏng, gấp sách lại, tôi cảm thấy một cái gì nhẹ nhõm len vào tâm hồn. qua những dòng tâm bút của một cô gái trẻ..
29 Tháng Ba 2013(Xem: 96282)
Chắc chắn và không thể chối cãi được sự có mặt trong Hoàng Cung của Bà đã thay đổi bộ mặt Hoàng Cung. Nhưng điều quan trọng hơn cả, Bà trở thành biểu tượng, mẫu hình lý tưởng ...
22 Tháng Ba 2013(Xem: 103462)
Phạm Duy là một con người, như mọi người. Ông đã sống tận cùng đời sống của ông, ông đã hiến tận cùng những gì ông có trong trái tim ông và thân xác ông.
30 Tháng Giêng 2013(Xem: 139857)
Nhưng câu hỏi cuối cùng được đặt ra: từ đâu Nguyễn Tất Nhiên lại có tánh lãng mạn đa tình quá vậy để dễ dàng "phóng bút" sáng tác thơ tình cho nhiều nhân vật nữ?.
25 Tháng Giêng 2013(Xem: 154249)
Mới đây, tôi có dịp đọc cuốn ''Bên thắng cuộc'' của Huy Đức do một người bạn trẻ- giáo sư đại học ở Canada- với lời giới thiệu khá nhiệt tình- :Đọc cuốn này chưa? Rất hay, còn nóng hổi.
29 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 120922)
Hầu hết những bé gái sinh ra đều quấn trong một tấm tã... Nhưng có những bé gái ra đời được quấn trong tã bọc điều, biểu tượng của giàu sang phú quý.
08 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 159893)
Xin gởi đến quý vị lời chia sẻ của một triệu phú 40 tuổi là bác sĩ giải phẩu thẩm mỹ, bị ung thư phổi thời kỳ 4, về kinh nghiệm sống của mình vào ngày 19/1/2012. Anh qua đời vào ngày 18/10/2012.
31 Tháng Mười 2012(Xem: 149163)
Kể từ đó, miền Bắc không có văn học nữa. Đảng qua Tố Hữu, Trường Chinh đã chôn sống các nhà văn như chôn sống địa chủ.
27 Tháng Bảy 2012(Xem: 165163)
Nhưng nói chung, ngồi chuyện ăn uống cẩn thẩn, tập thể dục hàng ngày, chúng ta cần giữ được cho tinh thần thoải mái, ít lo phiền, biết nghỉ ngơi, biết đủ, là thấy mình đi trên con đường tới hạnh phúc.
16 Tháng Bảy 2012(Xem: 158005)
Bài Văn Tế sau đây do cố Kiến Trúc Sư Đỗ Hữu Nam (vừa mệnh chung ngày 13 tháng 7 năm 2012, tại Biên Hòa) viết và đọc nhân ngày Sinh Hoạt Truyền Thống của nhóm Cựu Học Sinh Phan Chu Trinh, để thành kính dâng lên các vị Thầy đã khuất.
19 Tháng Năm 2012(Xem: 160420)
Bài viết sau đây của tôi là để chỉnh sửa và bổ túc thêm thêm vào một bài viết trước đây về Phạm Duy. Đó là bài Phạm Duy còn đó hay đã chết?
04 Tháng Năm 2012(Xem: 168958)
Đây là, chẳng phải ai khác, mà là những người di tản, những rác rưởi 37 năm trước chạy trốn Cộng Sản, hoặc đã bị đi tù, đi cải tạo. Gió chướng đẩy họ ra đi, nay gió nào đẩy họ về?
03 Tháng Năm 2012(Xem: 164363)
Những ngày đầu tiên đi dạy trường trung học tráng niên Ventura, tham dự những sinh hoạt khác lạ của học trò Mỹ, tôi không khỏi so sánh với những ngày tôi còn dạy ở Việt Nam.
23 Tháng Tư 2012(Xem: 27711)
Sự bộc phát hình như là một định mệnh, không thể ngờ trước được, khi tập Thiên Tai ra đời năm 1970 lúc Nguyễn Tất Nhiên vừa 18 tuổi, bỗng nhiên tên tuổi Nguyễn Tất Nhiên bừng vỡ một cách ngoạn mục.
14 Tháng Chín 2010(Xem: 42798)
Triết lý giáo dục tìm ở đâu ra? Thưa nó nằm ngay trong bộ Sách Dân Tộc, gọi là KINH ĐIỂN tức là Lĩnh nam Trích Quái, Việt Điện U Linh, Ca dao tục ngữ, Tứ Thư Ngũ Kinh.
14 Tháng Chín 2010(Xem: 44061)
Tôi rời mái trường đại học Đà Lạt để “xuống núi” hành hiệp giang hồ vào giữa năm1963. Năm với nhiều biến động nhất thời tuổi trẻ của tôi. Vậy mà nay đã ngót nghét non nửa thế kỷ trôi qua.
28 Tháng Năm 2010(Xem: 30131)
Phải nói rằng thơ Nguyễn Tất Nhiên là một đóng góp hồn nhiên vào đời sống thi ca của chúng ta, mặc dù chữ nghĩa trong thơ anh - nhiều bài - vẫn còn ở thể quặng mỏ của ngôn ngữ. Nó là một thứ nham thạch ròng chưa bị tính bác học của ngoại lai xâm nhập, thẩm thấu và tác hại như một vài dòng thơ Việt Nam đã và đang chảy ra trong thi ca chúng ta.
06 Tháng Ba 2010(Xem: 43299)
Viết bài này, người viết bày tỏ ở đây một sự nuối tiếc là: Bài viết của nhà thơ Du Tử Lê về Nguyễn Tất Nhiên đã không nói lên được tính chất phối hợp đến kỳ diệu giữa thi ca và âm nhạc. Đó là điều quan trọng nhất cần được nói tới.
18 Tháng Hai 2010(Xem: 87359)
Xuân Con Cọp lại sắp đến rồi. Mà ở cái nơi "phong trần luân lạc" nầy, Tết nhất cũng chả có gì vui. Thôi thì xin mời bạn cùng tôi nhâm nhi dăm ba câu thơ cũ, để gọi là tạm "mua vui" trong khoảnh khắc chờ đợi đón giao thừa nơi xứ lạ.
25 Tháng Giêng 2010(Xem: 97553)
Tôi nhớ câu nói của một ông anh trong vùng tôi đang sống, rằng sau khi hoàn tất một công việc, bao giờ người ta cũng thấy hai túi áo chứa đầy những lời cảm tạ và những lời xin lỗi.
06 Tháng Mười Một 2009(Xem: 67334)
Chủ nhật, ngày 6 tháng 9 năm 2009 vào lúc 1 giờ trưa, Hội An Việt tại Vương Quốc Anh đã tổ chức Đại Lễ Kỷ Niệm 30 Năm Người Việt Tị Nạn Đến Anh Quốc. Buổi lễ dưới sự chủ toạ của ông Vũ Khánh Thành, cựu Giáo Sư Trung học Ngô Quyền, Biên Hòa, Giám Đốc Sáng Lập và Điều Hành Hội An Việt, Nghị Viên Thành Phố Hackney;
25 Tháng Sáu 2009(Xem: 93332)
Việc thi cử ở nước ta đã có một truyền thống lâu đời truyền lại. Miền Nam sau này việc thi cử phần nào cũng tiếp nối cái tinh thần của truyền thống ấy. Thật vậy, nước ta đã có gần 20 thế kỷ dùng chữ Hán kể từ thời Bắc thuộc. Và 10 thế kỷ chữ Nôm đánh dấu thời kỳ tự chủ. Việc thi cử tính ra cũng được ngàn năm.
23 Tháng Năm 2009(Xem: 32663)
Trong đại gia đình Ngô Quyền hầu như ít nhiều ai cũng biết đến Thầy Vũ Khánh Thành. Thật vậy, ngoài lãnh vực giáo dục, từng là Giáo sư dạy môn Triết học tại trường Ngô Quyền chúng ta năm xưa. Từ lúc định cư tại Anh Quốc đến nay, Thầy không ngừng tích cực dấn thân hoạt động trên bình diện xã hội, văn hóa và chính trị cho cộng đồng Việt Nam tại đây.
09 Tháng Hai 2009(Xem: 78093)
  Riêng dòng sông Đồng Nai, với nguồn nước thanh khiết từ trên thượng nguồn đổ xuống, đã tạo nên một môi trường sống cho người dân tỉnh Biên Hòa và các tỉnh lân cận.
09 Tháng Hai 2009(Xem: 74569)
Bài sưu tầm này được viết vào tháng 4 năm 2004, tức là 48 năm sau ngày trường Ngô Quyền được thành lập vào năm 1956, và chỉ được căn cứ vào trí nhớ của các ông Phan Thanh Hoài, Kiều Vĩnh Phúc, Lê Hồng Sanh, và cựu học sinh Đào Văn Công (khóa đầu tiên). Do đó, không khỏi thiếu sót về thành phần nhân sự giảng dạy, văn phòng v.v…
05 Tháng Hai 2009(Xem: 39358)
  Trường Trung Học Ngô Quyền được điều hành bởi một Ban Giám Đốc, đứng đầu là Hiệu Trưởng
04 Tháng Hai 2009(Xem: 39771)
Dĩ nhiên, đám học trò chúng tôi thích lắm, vì ý tưởng lạ đó không tìm thấy được trong Việt Nam Sử Lược của sử gia Trần Trọng Kim hay trong Việt Sử Toàn Thư của sử gia Phạm Văn Sơn.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 47213)
Một cuộc biển dâu, đổi đời, tang thương đã diễn ra quá nỗi bi đát. Biên Hòa còn đó, mà lòng Biên Hòa đã mất tự bao giờ. Nay tuổi đời đã cao, nghĩ đến thời son trẻ, mà ngậm ngùi tiếc nuối quá khứ. Công đã tạm thành, danh đã tạm toại, nhưng tâm hồn tôi vẫn ngậm ngùi nhớ tiếc những phút giây hạnh phúc đầu tiên, đã qua mất rồi.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 46350)
Những ngày xa quê hương, lưu lạc xứ người, bận biụ với cuộc sống, tôi luôn luôn nhớ về quê nhà, nhớ về xứ Cù Lao với dòng sông Đồng Nai yêu dấu; gần đây tôi có tìm đọc thêm về xứ Đồng Nai thuở ban sơ cùng sự nghiệp khai sáng miền Nam của Ngài Nguyễn Hữu Cảnh. Nay tôi xin ghi lại những sự kiện, kiến thức tìm học đựơc bằng tấm chân tình cuả người con đất Cù Lao Phố, Đồng Nai.
01 Tháng Mười Một 2008(Xem: 146993)
Ngô Quyền ( chữ Hán : 吳權 ; 898 – 944 ) là một vị tướng và sau này là vua Việt Nam, là người sáng lập ra nhà Ngô . Năm 938 ông cầm quân đánh tan quân xâm lược Nam Hán tại sông Bạch Đằng,
26 Tháng Năm 2008(Xem: 23423)
Nếu không tính nền giáo dục duới thời phong kiến thì Truờng tiểu học Nguyễn Du, Truờng trung học Ngô Quyền, Truờng bá nghệ Biên Hòa là những ngôi truờng đầu tiên trên vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai.