Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Ngô Nguyên Nghiễm - NGUYỄN TẤT NHIÊN, thà như giọt mưa rớt trên tượng đá.

23 Tháng Tư 201212:00 SA(Xem: 27686)
Ngô Nguyên Nghiễm - NGUYỄN TẤT NHIÊN, thà như giọt mưa rớt trên tượng đá.

Nguyễn Tất Nhiên, thà như giọt mưa rớt trên tượng đá

nguyen_tat_nhien-ta_ty

Thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên (1952-1992) qua nét vẽ Tạ Tỵ

 

Cách đây hơn 40 năm, những năm đầu thập niên 70, trong giai đoạn đất nước dầu sôi lửa bỏng, những tác phẩm phản chiến được phát triển rầm rộ. Một phần, trước cuộc chiến càng ngày càng leo thang một cách cùng cực, sinh mệnh người dân như tấm bia thử nghiệm cho những thể chế, không biết ngày nào hy vọng bình yên trở lại quê hương. Một phần sự loạn ly làm đình trệ tư tưởng, đời sống và văn minh văn hóa khoa học, đem lợi ích phát triển hơn là sự tàn phá nghiệt ngã vô ích. Thơ văn là tiếng nói của người làm văn nghệ, được bày tỏ bằng những bức xúc, chứa đầy cảm năng đối thoại với chiến tranh đang phủ chụp khắp xóm làng. Thật vậy, nghệ sĩ với lửa con tim đều biểu lộ bằng những sáng tác trên hội họa, văn chương, âm nhạc,…Trịnh Công Sơn là một hình ảnh tượng trưng về nét phản chiến thực tiễn trong những thập niên 60-70. Chuỗi tác phẩm của Trịnh Công Sơn đã ghi lại những dấu ấn siêu việt ảnh hưởng từ trong và ngoài nước, mà bất cứ hàng quán nào kể cả tư gia của người thôn dã đều chất đống âm vang những ca khúc giữa đời sống hằng ngày…

Nghệ sĩ miền Nam có một tư thức sáng tạo và bày tỏ riêng mình, tất cả những khuynh hướng sáng tác đều không quy cũ trong một phương hướng chủ đạo, rập khuôn như nhau. Chính vậy, sự đa năng được bộc phát một cách kỳ diệu, dù trong những thời khắc đầy khói lửa, nhưng bước tiến của nghệ thuật miền Nam lại đa dạng. Mỗi khuynh hướng lại là một sự tinh khôi bù đắp làm phong phú cho văn chương phía Nam. Dù trong thời buổi chiến tranh, cũng rộ nở đầy những vườn hoa khoe muôn màu sắc, đậm nét bác học không thua sút văn hóa văn chương thế giới.

Trong môi trường thi ca, bên cạnh thơ lửa, chất đầy ngôn ngữ bày tỏ trước thời cuộc, mà sự sống thì còn cần chứa chan thêm một hạnh phúc tinh yêu và trong lành ở viễn cảnh xô bồ hằng ngày. Tuổi trẻ phần đông cũng biết chọn cho thế hệ mình phần hồn, để bộc lộ những khoảnh khắc của con tim. Nét lãng bạt vẫn là yếu tố phong lưu trong hàng trăm nét sống tư thức dấu yêu. Sự phơi phới hồn nhiên trong tình yêu giúp bảo tồn được nét thuần khiết chân thành trong bản năng con người. Vì vậy, nếu những thi phẩm chan đầy nét kỳ diệu long lanh sinh khí từ trái tim yêu thương, thì được đón nhận như cơn mưa rào thấm đất. Đầu thập niên 60, Nhất Tuấn xuất bản thi phẩm Chuyện Chúng Mình, ba thi tập nối tiếp trong một thời gian ngắn, đã tạo cho thơ tình một sức hút dữ dội. Tập thơ Hoa Trắng Thôi Cài Trên Áo Tím của nhà thơ Kiên Giang tức khắc được đọc giả đón nhận nồng nhiệt, cho đến bây giờ thỉnh thoảng vẫn còn tái bản với 2000 đến 3000 bản. Thơ Nguyên Sa cũng là một dòng thơ tình quý phái, trí thức và lãng mạn.

Tất cả những thi nhân kể trên, đều ít nhiều kỷ niệm và có kinh nghiệm tình trường, nên sự chiêu niệm của đọc giả chỉ hướng về nét sáng tạo tích cực trong văn chương. Ngôn ngữ tích lũy trong thi phẩm đều nhiều ẩn dụ gần như giả định, dù rằng thi hóa một cách tuyệt vời. Năm 1969, lúc nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên xuất bản tự lực với những tập thơ còn mang nặng nét học trò, tôi và Lưu Nhữ Thụy nhiều phen bay về Biên Hòa tìm thăm, để trả lễ những dịp Nhiên về Sài Gòn thăm tôi. Sự bộc phát hình như là một định mệnh, không thể ngờ trước được, khi tập Thiên Tai ra đời năm 1970 lúc Nguyễn Tất Nhiên vừa 18 tuổi, bỗng nhiên tên tuổi Nguyễn Tất Nhiên bừng vỡ một cách ngoạn mục. Nhac sĩ Phạm Duy bằng sự lão luyện tài hoa cùng cực, đã làm say mê những dòng thơ tình đầy ngây thơ, ngộ nghĩnh, ông đem hết tâm huyết phổ nhạc cho nhà thơ nhiều bài, và thành công một cách kỳ diệu, đặc thù. Thời đó, nhạc Trịnh Công Sơn chiếm lĩnh hầu hết thị trường, đi đâu cũng chất đầy ngôn ngữ Trịnh Công Sơn, làm quánh đặc cả không gian bão táp giữa lòng người điên đảo. Thì sự thanh thoát tươi trẻ của hơn mươi bài nhạc phổ thơ Nguyễn Tất Nhiên, được quảng bá rộng rãi không thua kém, bằng cách giới thiệu xen kẽ thay thế dòng nhạc Trịnh Công Sơn, một dòng nhạc cô đọng âm hưởng monotone bấy lâu vưởng vất quanh đời sống… Sự giải tỏa uẩn ức của cuộc sống, bằng sự huyền diệu thanh khiết và ngây thơ cực điểm của dòng thơ Nguyễn Tất Nhiên, và âm thanh phù thủy Phạm Duy, thì không gian như trôi chảy giữa bốn bề âm vọng tình yêu, mà những ví von so sánh lạ lùng, ngây dại trong ngôn ngữ chứa đầy biểu tượng sáng hóa: người từ trăm năm/về ngang sông rộng/ ta ngoắc mòn tay…, hoặc nào hay đời cạn vì người từ trăm năm/ về khơi tình động/ ta chạy vòng vòng/ ta chạy mòn chân. (Khúc Buồn Tình). Thơ Nguyễn Tất Nhiên có không khí bừng nở đầy trí tuệ liên tưởng tự nhiên, đưa đẩy sự phá cách của tưởng tượng, mà tha nhân không thể dõi bước kịp ý tưởng của dòng thơ vừa băng mình chưa hết lộ trình thơ mộng, bỗng nhiên đóng khung ở một lý luận ví von như những giải đáp lạ thường ngộ nghĩnh: đời chia muôn nhánh khổ/ anh tận gốc gian nan/ cửa chùa tuy rộng mở/ tà đạo khó nương thân/ anh đành xưng quỷ sứ/ lãnh đủ ngọn dao trần/ qua giáo đường kiếm Chúa/ xin được làm chiên ngoan/Chúa cười run thánh giá/ bảo: đầu ngươi có sừng!( Đám Đông).

Ngoại trừ những năm 60-70, với một khí thế hực lửa của những biến động thời cuộc, sự say mê nhạc Trịnh làm bừng cháy ý thức phản kháng một cách quy mô. Thì ta không ngạc nhiên, để hiểu rằng sự hòa đồng nhiều lúc cũng xu hướng, mà lịch sử còn phải xâm soi định vị cả một khoảng thời gian sau, mới khẳng định được đúng sai trong quá trình vừa trôi qua. Ảnh hưởng của nhạc Trịnh đã bước vào tâm thức của tầng lớp thanh niên, giục giã cái nhìn nhân chứng, sáng hóa hòa quyện giữa thi ca và âm nhạc, nhưng không biết có tác động được để vượt thời gian, đó là điều nan giải! Thanh lịch của thi ca cũng như những bộ môn nghệ thuật khác, là sự tinh túy, tạo lập chân tướng bằng tất cả phương pháp sáng tạo tùy tài năng và chân tâm của nghệ sĩ. Bởi cái giả không là thật, mà cái thật không được là giả, người ta thường khoác lên vai nghệ sĩ bằng y phục lòe loẹt, còn trái tim thì treo trên cành cây trước gió. Chính vậy, sáng tác có thể dùng hết lửa để thai sinh, nhưng cũng có lúc lửa cũng hủy diệt sáng tác. Cái tâm không của nghệ sĩ thật cần thiết. Tôi cảm nhận thơ Nguyễn Tất Nhiên có những ý hướng vô ngã, chỉ cần đạt đến một điều là hóa hiện bản ngã, bằng những hình tượng lập dựng để dánh dấu cho một ý niệm bừng rõ nét tình yêu. Chính vậy, nhiều lúc tôi so sánh giũa hai ý thức sáng tác thơ tình của Nguyễn Tất Nhiên và Trịnh Bửu Hoài, một đàng chân thật xem tình yêu như một thánh tượng, lãng đãng giữa không gian đầy hoa cỏ, gió và mây. Một đàng xé nát vật thể, kể cả bản thân để phát minh cho thơ một sự khắc nhập, hoá hiện lại cùng cực bản thể tình yêu và tình người. Nhiều lúc, có người đọc thơ Nguyễn Tất Nhiên, những ví dụ ngây thơ, phù thủy làm đánh động sự phân tâm, bởi những ngôn ngữ tân lập cho hình ảnh lạ lùng Thơ. Giống như một hình ảnh tân lập thật bình dân của Bùi Chí Vinh, khiến thơ Vinh có một nét ngông linh động và hoạt bác, mà có lúc tôi đùa với Vinh, như hai mặt đồng tiền, mặt phải là Bùi Giáng, mặt trái là Bùi Chí Vinh. Còn thơ Nguyễn Tất Nhiên hẳn nhiên có nét sáng tạo thật lạ, cung cách so sánh làm câu thơ bừng lên một nét kỳ diệu, nhưng thật đau thương. Khác với cung cách hoa dạng trong thơ tình Nguyên Sa, với cuộc đời và trái tim, Nguyễn Tất Nhiên đã xé nát hết tư tưởng và bản thân, để tung rải cạn láng chân khí đem đối chiếu tình yêu so sánh những dị thường: dĩ vãng là địa ngục/ giam hãm đời muôn năm/ tôi-người yêu dĩ vãng/ nên sống gần Satan/ ngày kia nghe lời quỷ/ giáng thế thêm một lần/ trong kiếp người linh mục/ xao gầy cơn điên trăng………………..vì tôi là linh mục/ giảng lời tình nhân gian/ nên không có thánh kinh/ nên không có bổn đạo/ nên không có giáo đường/( một tín đồ duy nhất/ vừa thiêu hủy lầu chuông!) (Linh Mục).

Sự hóa thân cho chính nhà thơ đã vỗ về cho thơ xuất hiện trong một lớp áo biến đổi bản ngã, sự nhị trùng thật ra chỉ là chiếc bóng của một hiện thân duy nhất. Mà chính tác giả độc thoại trong sự phân vai giữa bản fthân cô độc, lạnh lẽo ở một không gian tưởng tượng trù dập tận cùng cái si mê ngây dại, bởi ru ta suốt cuộc đời/ (cuộc đời tên vô đạo/ vết thương hành liệt tim). (Ma Soeur)

Tài hoa một cách kỳ diệu trên sáng tác, một cách ngông nghênh của thi sĩ, và cái nhìn tình yêu bằng đôi mắt chăm chọc, đập vỡ cả não cân xé tung cả thân xác… để so sánh bản thể si mê ngập ngụa điêu tàn. Trong khối tình mà Nguyễn Tất Nhiên bắt phải dại khờ vì ngày ta buồn thần thánh cũng thôi linh.

Năm 1979, buổi sáng còn vang vọng tiếng loa tuyên truyền nhức óc của Ban Thông tin Văn xã Phường, thì thà như giọt mưa vỡ trên tượng đá, bỗng dưng xuất hiện trước cửa Thư trang. Nguyễn Tất Nhiên với y trang đơn giản hơn ngày xưa, sơ mi bỏ ngoài loáng thoáng theo cơn gió nhẹ, chờ tôi trước cửa còn khép hờ. Tôi khoác vai Nhiên bước vội về một quán cà phê, cách nhà chừng 100m, với sự chào đón im lìm và cuộc thăm viếng cũng như một cuộc dấu diếm với thế gian. Bản thân Nguyễn Tất Nhiên thư sinh ốm yếu cao nghệu, nhưng hiện tại càng thu liễm hơn, với vẻ mặt xanh xao giữa mái tóc lòa xòa bất cần nhân thế. Tuy vậy Nguyễn Tất Nhiên cũng giữ lại được nét liếng thoắng, và nụ cười nở đầy trên môi. Nhiên bắt xe từ Biên Hòa lúc 4 giờ sáng, tâm sự ghé thăm tôi, sau gần 4-5 năm không gặp mặt: “kỳ này em chắc ít có dịp về thăm anh”. Nguyễn Tất Nhiên vẫn cười nói thản nhiên, suốt buổi tri ngộ thâm tình giữa huynh đệ tin yêu. Tôi lại cứ ngỡ Nguyễn Tất Nhiên và gia đình về khu kinh tế mới, như bao nhiêu gia đình khác được vận động di dân lập nghiệp, nên trả lời: “Nhiên muốn về thành phố thì xin một giấy giới thiệu, đóng mọc đỏ của một hợp tác xã nơi ở, sẽ đăng ký được giấy xe, lo gì. Tôi phục vụ bên y tế nên cũng cấp cho nhân viên như vậy”. Nghe tôi phân trần, Nguyễn Tất Nhiên vẫn cười cười nói nói, không bộc lộ một ý hướng gì hơn nữa. Thời gian khoảnh khắc lại là một cách biệt ngàn trùng, đằng đẳng đến ngày hay tin Nguyễn Tất Nhiên cư trú tại Pháp qua đài BBC, tôi không có dịp thư tín trò chuyện với nhau. Sự cật lực sống trong một xã hội xa lạ, Nguyễn Tất Nhiên không hội nhập được, bởi bản chất nghệ sĩ chan đầy ý tưởng huyễn hoặc, không có thời gian thực tiễn, khiến nhà thơ chìm ngấm trong cơn lốc trầm cảm cách biệt đời thường…Thỉnh thoảng cũng được truyền thông Nguyễn Tất Nhiên còn hoạt động văn nghệ, xuất bản được vài tác phẩm, tôi đón nhận như tin vui chia sẻ với cố nhân…

Tất cả đều trong nghiệp chướng vô thường, không ai thoát khỏi thành trụ hoại diệt, nhưng sao tôi vẫn thảng thốt khi nghe đài VOA báo tin, Nguyễn Tất Nhiên vừa giã biệt cõi đời lúc 14 giờ 30 ngày 03 tháng 08 năm 1992, bằng thuốc ngủ trong một chiếc xe hơi Toyota cũ kỹ đầy hoa, và một bài thơ mới sáng tác có chữ ký còn giữ kỹ trong túi áo. Ngày giã từ cõi đọa đày suốt một đời thơ, Nguyễn Tất Nhiên gởi lại nhân thân giữa thơ và hoa, tại sân Chùa Việt Nam, do Thượng Tọa Thích Pháp Châu trụ trì, ở thành phố Garden Grove, Nam California như trở lại chính bản thể và đạo pháp: đường không gian- đã phân ly/ đường thời gian- đã một đi không về…

Ngô Nguyên Nghiễm
Viết tại Thư trang Quang Hạnh
(Mùa đông, 1992, nhuận sắc tháng 7/2011)
Nguồn: Th
ư viện Sáng Tạo: sangtao.org

 

25 Tháng Chín 2015(Xem: 18840)
1/ Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs của Mỹ đã bất ngờ đưa ra thông báo quyết định ngưng đầu tư vào Trung Cộng. 2/ Tập đoàn Lý Gia Thành đã chuyển dần tài sản từ Trung Quốc sang Châu Âu
28 Tháng Tám 2015(Xem: 17821)
Liệu Đế quốc Trung Cộng có "may mắn" thoát được số phận tan vỡ ra từng mảnh hay không và phe nào sẽ thắng thế trong cuộc tranh chấp quyền lực đẩm máu ?
07 Tháng Ba 2015(Xem: 43113)
Và mặc dầu còn có những bất cập đủ thứ, tôi vẫn phải nhìn nhận rằng, những năm tháng còn lại, kể từ ngày ấy, mỗi giây phút năm tháng sống, học hành, lớn lên thành người thời đệ nhất Cộng Hòa Việt Nam vẫn là những năm tháng ân sủng cho tuổi trẻ của tôi và những bạn bè cùng trang lứa.
27 Tháng Hai 2015(Xem: 19575)
Luận đề của "Đoạn Trường Tân Thanh" hiển nhiên là thuyết "tài mệnh tương đố"", gọi nôm na là "hồng nhan bạc mệnh".
24 Tháng Giêng 2015(Xem: 27130)
Phần người viết nhìn bức hình cũ kỹ đã gần nửa thế kỷ với tâm trạng đầy... xúc động. Bởi vì đúng như ông bà mình thường nói rằng nghe cả hàng ngàn lời nói đọc cả hàng vạn chữ viết mô tả cũng không sao bằng...
28 Tháng Mười Một 2014(Xem: 22152)
Sức mạnh của chúng ta là phải biết họ là ai và cho họ biết chúng ta là ai? Sau đó phải biết cất lên tiếng nói. Nói thì sống, không nói thì chết.
14 Tháng Mười Một 2014(Xem: 29696)
Vào ngày chủ nhựt qua mùng 9 tháng 11 , nước Đức và Âu Châu đã ăn mừng kỷ niệm 25 năm Bức Tường Bá Linh Sụp Đỗ (1989 - 2014) .
11 Tháng Chín 2014(Xem: 38144)
Viết cho Nguyễn Xuân Hoàng - người bạn đã một thời cùng chung dưới mái trường của Platon, hiện đang ở bên bờ tử sinh.
05 Tháng Bảy 2014(Xem: 36598)
Đọc sách báo ngày nay viết về cái chết của Hai Bà Trưng tôi hay bị "tẩu hỏa nhập ma" và phân vân tự hỏi: Hai Bà Trưng chết kiểu nào?
28 Tháng Sáu 2014(Xem: 30713)
• Việt Nam trong thế kỷ 20 vừa qua có ba điều bất hạnh xảy ra trùng hợp:... Trong ba cái bất hạnh ấy, cái thứ ba là nguy hiểm và tồi tệ nhất.
23 Tháng Tư 2014(Xem: 21891)
Gabriel Garcia Marquez, 87 tuổi, văn hào người Colombia nổi danh khắp thế giới với tác phẩm “Trăm Năm Cô Đơn,” qua đời hôm Thứ Năm 17 tháng 4, 2014, tại Mexico City, nơi ông đã sống 30 năm cuối đời.
20 Tháng Ba 2014(Xem: 39038)
Với khuôn khổ một tờ Kỷ Yếu có tính cách nội bộ như tờ đặc san này, những dòng “Vẻ Vang Dân Ngô Quyền” (mượn chữ của ký giả Trọng Minh) cũng có thể được hiểu như một sự chia sẻ chút niềm hãnh diện “giống nòi” giữa chúng ta,
02 Tháng Ba 2014(Xem: 16311)
Ôn lại Lịch Sử nước ta với hơn 4000 năm từ Họ Hồng Bàng với truyền thuyết con Rồng Cháu Tiên qua chương trình "Việt Nam Quê hương tôi" vào mỗi tuần với Phương Anh
27 Tháng Hai 2014(Xem: 39776)
Mới đây đọc báo Reader’s Digest thấy người ta nói đến những ích lợi của cái CƯỜI, trong đó có nói là cười nhiều có thể làm cho người ốm bớt đi. Lý do gì mà các nhà khảo cứu lại quả quyết như vậy?
31 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 14119)
Không kể những cuộc xâm lấn nhỏ, đã có 13 lần phương Bắc xua đại quân xâm lấn phương Nam, đặc biệt Việt Nam. Nhưng trong tất cả 13 lần đó, Dân Việt đều đại thắng các đoàn quân Phương Bắc. Đã mười ba lần, Dân ta đại thắng !
21 Tháng Mười Một 2013(Xem: 50622)
Nguyễn Chí Thiện và Nguyễn Đắc Kiên. Hai nhà thơ. Hai thế hệ- Hai hoàn cảnh một từ trong cảnh tù đầy 27 năm cộng lại tại miền Bắc- một trong hoàn cảnh đất nước đã độc lập với tư cách nhà báo-.
13 Tháng Sáu 2013(Xem: 28997)
Có nhiều hình thức phản biện lại một xã hội tùy theo hoàn cảnh mỗi người và tùy hoàn cảnh xã hội và ngày nay tùy thuộc vào tình hình thế giới nói chung.
30 Tháng Tư 2013(Xem: 31483)
Chúng ta hy vọng rằng Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy và Linh mục Cao Văn Luận đã đi bước tiên phong tiết lộ những bí ẩn về biến cố 30.4.1975 và trong tương lai sẽ được giới truyền thông báo chí chú tâm nghiên cứu khai triển tích cực
19 Tháng Tư 2013(Xem: 90865)
Trong tầm mắt của tôi thì Tây Nguyên là một Amazon của Việt Nam thu nhỏ lại về mọi mặt. Về mặt lịch sử, nó là di sản của con người Tây Nguyên từ bao đời nay...
06 Tháng Tư 2013(Xem: 70242)
Đọc xong tập sách mỏng, gấp sách lại, tôi cảm thấy một cái gì nhẹ nhõm len vào tâm hồn. qua những dòng tâm bút của một cô gái trẻ..
29 Tháng Ba 2013(Xem: 96061)
Chắc chắn và không thể chối cãi được sự có mặt trong Hoàng Cung của Bà đã thay đổi bộ mặt Hoàng Cung. Nhưng điều quan trọng hơn cả, Bà trở thành biểu tượng, mẫu hình lý tưởng ...
22 Tháng Ba 2013(Xem: 103175)
Phạm Duy là một con người, như mọi người. Ông đã sống tận cùng đời sống của ông, ông đã hiến tận cùng những gì ông có trong trái tim ông và thân xác ông.
30 Tháng Giêng 2013(Xem: 139646)
Nhưng câu hỏi cuối cùng được đặt ra: từ đâu Nguyễn Tất Nhiên lại có tánh lãng mạn đa tình quá vậy để dễ dàng "phóng bút" sáng tác thơ tình cho nhiều nhân vật nữ?.
25 Tháng Giêng 2013(Xem: 154157)
Mới đây, tôi có dịp đọc cuốn ''Bên thắng cuộc'' của Huy Đức do một người bạn trẻ- giáo sư đại học ở Canada- với lời giới thiệu khá nhiệt tình- :Đọc cuốn này chưa? Rất hay, còn nóng hổi.
29 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 120690)
Hầu hết những bé gái sinh ra đều quấn trong một tấm tã... Nhưng có những bé gái ra đời được quấn trong tã bọc điều, biểu tượng của giàu sang phú quý.
08 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 159818)
Xin gởi đến quý vị lời chia sẻ của một triệu phú 40 tuổi là bác sĩ giải phẩu thẩm mỹ, bị ung thư phổi thời kỳ 4, về kinh nghiệm sống của mình vào ngày 19/1/2012. Anh qua đời vào ngày 18/10/2012.
31 Tháng Mười 2012(Xem: 148980)
Kể từ đó, miền Bắc không có văn học nữa. Đảng qua Tố Hữu, Trường Chinh đã chôn sống các nhà văn như chôn sống địa chủ.
27 Tháng Bảy 2012(Xem: 164966)
Nhưng nói chung, ngồi chuyện ăn uống cẩn thẩn, tập thể dục hàng ngày, chúng ta cần giữ được cho tinh thần thoải mái, ít lo phiền, biết nghỉ ngơi, biết đủ, là thấy mình đi trên con đường tới hạnh phúc.
16 Tháng Bảy 2012(Xem: 157855)
Bài Văn Tế sau đây do cố Kiến Trúc Sư Đỗ Hữu Nam (vừa mệnh chung ngày 13 tháng 7 năm 2012, tại Biên Hòa) viết và đọc nhân ngày Sinh Hoạt Truyền Thống của nhóm Cựu Học Sinh Phan Chu Trinh, để thành kính dâng lên các vị Thầy đã khuất.
19 Tháng Năm 2012(Xem: 160172)
Bài viết sau đây của tôi là để chỉnh sửa và bổ túc thêm thêm vào một bài viết trước đây về Phạm Duy. Đó là bài Phạm Duy còn đó hay đã chết?
04 Tháng Năm 2012(Xem: 168759)
Đây là, chẳng phải ai khác, mà là những người di tản, những rác rưởi 37 năm trước chạy trốn Cộng Sản, hoặc đã bị đi tù, đi cải tạo. Gió chướng đẩy họ ra đi, nay gió nào đẩy họ về?
03 Tháng Năm 2012(Xem: 164168)
Những ngày đầu tiên đi dạy trường trung học tráng niên Ventura, tham dự những sinh hoạt khác lạ của học trò Mỹ, tôi không khỏi so sánh với những ngày tôi còn dạy ở Việt Nam.
14 Tháng Chín 2010(Xem: 42730)
Triết lý giáo dục tìm ở đâu ra? Thưa nó nằm ngay trong bộ Sách Dân Tộc, gọi là KINH ĐIỂN tức là Lĩnh nam Trích Quái, Việt Điện U Linh, Ca dao tục ngữ, Tứ Thư Ngũ Kinh.
14 Tháng Chín 2010(Xem: 43978)
Tôi rời mái trường đại học Đà Lạt để “xuống núi” hành hiệp giang hồ vào giữa năm1963. Năm với nhiều biến động nhất thời tuổi trẻ của tôi. Vậy mà nay đã ngót nghét non nửa thế kỷ trôi qua.
15 Tháng Tám 2010(Xem: 39357)
Nguyễn Văn Lục không là sử gia, không là học giả, không là nhà văn và cũng không bao giờ là chính khách nên không thể quy cho tác phẩm của ông bất kỳ tính chất nào liên quan đến các chức danh đó.
28 Tháng Năm 2010(Xem: 30102)
Phải nói rằng thơ Nguyễn Tất Nhiên là một đóng góp hồn nhiên vào đời sống thi ca của chúng ta, mặc dù chữ nghĩa trong thơ anh - nhiều bài - vẫn còn ở thể quặng mỏ của ngôn ngữ. Nó là một thứ nham thạch ròng chưa bị tính bác học của ngoại lai xâm nhập, thẩm thấu và tác hại như một vài dòng thơ Việt Nam đã và đang chảy ra trong thi ca chúng ta.
06 Tháng Ba 2010(Xem: 43174)
Viết bài này, người viết bày tỏ ở đây một sự nuối tiếc là: Bài viết của nhà thơ Du Tử Lê về Nguyễn Tất Nhiên đã không nói lên được tính chất phối hợp đến kỳ diệu giữa thi ca và âm nhạc. Đó là điều quan trọng nhất cần được nói tới.
18 Tháng Hai 2010(Xem: 87101)
Xuân Con Cọp lại sắp đến rồi. Mà ở cái nơi "phong trần luân lạc" nầy, Tết nhất cũng chả có gì vui. Thôi thì xin mời bạn cùng tôi nhâm nhi dăm ba câu thơ cũ, để gọi là tạm "mua vui" trong khoảnh khắc chờ đợi đón giao thừa nơi xứ lạ.
25 Tháng Giêng 2010(Xem: 97408)
Tôi nhớ câu nói của một ông anh trong vùng tôi đang sống, rằng sau khi hoàn tất một công việc, bao giờ người ta cũng thấy hai túi áo chứa đầy những lời cảm tạ và những lời xin lỗi.
06 Tháng Mười Một 2009(Xem: 67264)
Chủ nhật, ngày 6 tháng 9 năm 2009 vào lúc 1 giờ trưa, Hội An Việt tại Vương Quốc Anh đã tổ chức Đại Lễ Kỷ Niệm 30 Năm Người Việt Tị Nạn Đến Anh Quốc. Buổi lễ dưới sự chủ toạ của ông Vũ Khánh Thành, cựu Giáo Sư Trung học Ngô Quyền, Biên Hòa, Giám Đốc Sáng Lập và Điều Hành Hội An Việt, Nghị Viên Thành Phố Hackney;
25 Tháng Sáu 2009(Xem: 93226)
Việc thi cử ở nước ta đã có một truyền thống lâu đời truyền lại. Miền Nam sau này việc thi cử phần nào cũng tiếp nối cái tinh thần của truyền thống ấy. Thật vậy, nước ta đã có gần 20 thế kỷ dùng chữ Hán kể từ thời Bắc thuộc. Và 10 thế kỷ chữ Nôm đánh dấu thời kỳ tự chủ. Việc thi cử tính ra cũng được ngàn năm.
23 Tháng Năm 2009(Xem: 32530)
Trong đại gia đình Ngô Quyền hầu như ít nhiều ai cũng biết đến Thầy Vũ Khánh Thành. Thật vậy, ngoài lãnh vực giáo dục, từng là Giáo sư dạy môn Triết học tại trường Ngô Quyền chúng ta năm xưa. Từ lúc định cư tại Anh Quốc đến nay, Thầy không ngừng tích cực dấn thân hoạt động trên bình diện xã hội, văn hóa và chính trị cho cộng đồng Việt Nam tại đây.
09 Tháng Hai 2009(Xem: 78011)
  Riêng dòng sông Đồng Nai, với nguồn nước thanh khiết từ trên thượng nguồn đổ xuống, đã tạo nên một môi trường sống cho người dân tỉnh Biên Hòa và các tỉnh lân cận.
09 Tháng Hai 2009(Xem: 74495)
Bài sưu tầm này được viết vào tháng 4 năm 2004, tức là 48 năm sau ngày trường Ngô Quyền được thành lập vào năm 1956, và chỉ được căn cứ vào trí nhớ của các ông Phan Thanh Hoài, Kiều Vĩnh Phúc, Lê Hồng Sanh, và cựu học sinh Đào Văn Công (khóa đầu tiên). Do đó, không khỏi thiếu sót về thành phần nhân sự giảng dạy, văn phòng v.v…
05 Tháng Hai 2009(Xem: 39210)
  Trường Trung Học Ngô Quyền được điều hành bởi một Ban Giám Đốc, đứng đầu là Hiệu Trưởng
04 Tháng Hai 2009(Xem: 39610)
Dĩ nhiên, đám học trò chúng tôi thích lắm, vì ý tưởng lạ đó không tìm thấy được trong Việt Nam Sử Lược của sử gia Trần Trọng Kim hay trong Việt Sử Toàn Thư của sử gia Phạm Văn Sơn.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 47054)
Một cuộc biển dâu, đổi đời, tang thương đã diễn ra quá nỗi bi đát. Biên Hòa còn đó, mà lòng Biên Hòa đã mất tự bao giờ. Nay tuổi đời đã cao, nghĩ đến thời son trẻ, mà ngậm ngùi tiếc nuối quá khứ. Công đã tạm thành, danh đã tạm toại, nhưng tâm hồn tôi vẫn ngậm ngùi nhớ tiếc những phút giây hạnh phúc đầu tiên, đã qua mất rồi.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 46242)
Những ngày xa quê hương, lưu lạc xứ người, bận biụ với cuộc sống, tôi luôn luôn nhớ về quê nhà, nhớ về xứ Cù Lao với dòng sông Đồng Nai yêu dấu; gần đây tôi có tìm đọc thêm về xứ Đồng Nai thuở ban sơ cùng sự nghiệp khai sáng miền Nam của Ngài Nguyễn Hữu Cảnh. Nay tôi xin ghi lại những sự kiện, kiến thức tìm học đựơc bằng tấm chân tình cuả người con đất Cù Lao Phố, Đồng Nai.
01 Tháng Mười Một 2008(Xem: 146929)
Ngô Quyền ( chữ Hán : 吳權 ; 898 – 944 ) là một vị tướng và sau này là vua Việt Nam, là người sáng lập ra nhà Ngô . Năm 938 ông cầm quân đánh tan quân xâm lược Nam Hán tại sông Bạch Đằng,
26 Tháng Năm 2008(Xem: 23390)
Nếu không tính nền giáo dục duới thời phong kiến thì Truờng tiểu học Nguyễn Du, Truờng trung học Ngô Quyền, Truờng bá nghệ Biên Hòa là những ngôi truờng đầu tiên trên vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai.