Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Nguyễn Văn Lục - Ngô Đình Cẩn. Ông là ai? (p7)

02 Tháng Bảy 201711:30 SA(Xem: 19406)
GS. Nguyễn Văn Lục - Ngô Đình Cẩn. Ông là ai? (p7)

Ngô Đình Cẩn. Ông là ai? (p7)

 NDCẩn

Số phận của Phan Quang Đông và Ngô Đình Cẩn đã định xong với mức án tử hình. Ấy là chưa kể trường hợp Đặng Sỹ đã thoát án tử hình trong gang tấc! Một bài viết khác sẽ cho thấy lý do nào đã giúp Đặng Sỹ thoát án tử hình?

Những lãnh đạo mật vụ ra tòa. Công hay tội?

NDCan 1 

Ông Phan Quang Đông (1929-9/5/1964) và thơ gởi vợ trước giờ bị xử tử.

Những tay chân còn lại của ông Ngô Đình Cẩn như Dương Văn Hiếu, Thái Đen, Nguyễn Thiện Dzai. Hay những người ở bên ngành cảnh sát cũng chịu chung số phận như Nguyễn Văn Y, Khưu Văn Hai, Nguyễn Văn Hai, Trần Bửu Liêm, v.v. với những bản án nặng nề: Khổ sai chung thân xử theo luật “cách mạng”.

Chỉ cần nhìn lại thực chất cuộc chiến đã qua và nhờ đó để hiểu vai trò của họ là gì? Và họ thực sự có đáng chịu những hình phạt nặng nề đó hay không?

Cuộc chiến tranh vừa qua là một cuộc chiến tranh toàn diện chẳng những về mặt ý thức hệ, chiến tranh giữa hai khối cộng sản và tư bản, chiến tranh giữa thành thị và nông thôn, giữa quân sự và chính trị.

Theo ông Đặng Văn Sung, chủ báo Chính Luận thì chiến tranh Việt Nam chỉ có 25% là về mặt quân sự, còn 75 % kia là mặt chính trị.

Nhưng cái 25% kia dưới mắt người Mỹ cũng như giới quân sự Việt Nam lại cho là yếu tố quyết định. Đối với người Mỹ, nhất là Bộ trưởng Quốc Phòng McNamra, với sự cao ngạo và tin tưởng đến lố bịch cho rắng họ biết làm thế nào để chiến thắng trận chiến này với những bộ óc chuyên viên biết nhìn vào con số, các bảng thống kê, phương pháp tính toán xác chết và hệ thống điện tử tinh vi về nhu cầu súng đạn, vũ khí và số bom đạn.

Các tính toán của McNamara chỉ có giá trị lý thuyết. Bởi vì thế khi ông ta hỏi ý kiến Ed. Lansdale về việc này. Lansdale đã trả lời là các tính toán ấy đã thiếu một “x factor”. Đó là yếu tố con người, chính trị của cuộc chiến. Đó cũng là cái 75% còn lại.

(Rufus Philipps, “Why Vietnam Matters: An Eyewitness Account of Lessons Not Learned” (2008), trang Preface)

Trong 75% còn lại đó có việc giữa người Mỹ và Việt Nam không hiểu nhau, không đồng quan điểm về chiến thuật, chiến lược, về văn hóa, về lịch sử con người. Chính ví sự kém hiểu biết ấy mà những người Mỹ chỉ nhìn thấy những ưu thế về người, về trang bị và về tiền bạc, về số bom đạn bỏ xuống bắc Việt và ở miền Nam...

Họ đã thất bại và thua cuộc.

Thất bại đó vẫn còn thấy được trong các trận chiến ở Iraq và A Phú Hãn kéo dài cho đến tận bây giờ. Một trận chiến có tên gọi là War of Terror.

Người Mỹ sau 1964 đã không còn mấy tha thiết với việc bình định và phát triển nông thôn (Rural Affairs) như ở thời kỳ đầu 1954-1955. Thời kỳ mà với chỉ trên dưới 5000- 10000 ngàn người Mỹ có mặt đã đem lại một hình ảnh tốt đẹp về nước Mỹ.

Số tổn thất sinh mạng người Mỹ lúc bấy giờ chỉ là một con số rất nhỏ, tượng trưng: 50 người so với con số tổn thất sau này 58.000 người là một sự cách biệt quá lớn lao!

Nếu người Mỹ không đổ quân ồ ạt vào Việt Nam với tổn phi rất cao về sinh mạng và tiền bạc, liệu người Mỹ có bỏ cuộc và bỏ rơi Việt Nam hay không?

Những người như đám mật vụ miền Trung của ông Cẩn nằm trong cuộc chiến mà sự thách thức đặt ra cho người cán binh cộng sản tự nhận thức rằng họ đã lầm đường. Họ không có đất sống, không có chỗ để thở trong một nông thôn ổn định, một nông thôn đem lại sự an bình, no ấm cho nông dân.

Những người như Edward Lansdale và đám phụ tá sau này như Rufus Philipps mà phần vụ còn lại của họ là lo làm thế nào phát triển nông thôn, xây dựng cầu đường, bệnh xá, trường học.

Đó là cuộc chiến hai mặt: mặt bình định nông thôn và mặt phát triển nông thôn. Nếu hiểu cuộc chiến tranh như thế thì vai trò của mật vụ Ngô Đình Cẩn phải được đánh giá lại. Và cũng cần lượng định cuộc chiến tranh leo dốc có cần thiết hay không? Còn đối với ông Nhu thì có chính sách Ấp Chiến Lược bắt chước lại của Mã Lai .


NDCan2Tem Ấp Chiến Lược. Nguồn: OntheNet

(Tôi cho là Ấp chiến lược quá chú trọng đến vấn đề an ninh và chưa quan tâm cho đủ đến đời sống an sinh xã hội của người dân nên không được dân chúng hưởng ứng. Sự xây dựng đồng loạt quá vội vã và áp đặt cốt đạt thành tích mà không nghĩ tới đồi sống ấm no, có trường học, có trạm y tế, có đời sống kinh tế ổn định. Thất bại là ở chỗ đó. Nhất là ở các tỉnh Phía Nam, dân chúng sống rải rác, thưa thớt không giống miền Trung và trên cao nguyên.)

Sự thiệt thòi và kém may mắn của những cán bộ mật vụ

Khi một người lính ra mặt trận nếu giết được kẻ thù thì được thưởng công cho chiến thắng đó nhờ đó có thể lên lon, có nhiều huân chương, bằng khen. Đó là lẽ thường bởi vì họ đã đem thân mình, sự sống của họ để bảo vệ quê hương đất nước.

Thượng sĩ Nguyễn Hữu Hoàng, trưởng đồn Chắc Cà Đao trong một dịp kiểm soát ghe thuyền may mắn bắt được Ba Cụt. Ông được thưởng công đặc cách từ Thượng sĩ lên Trung úy. Điều ấy cũng rất là bình thường. Nhiều sĩ quan cấp úy, cấp tá đã được cách lên lon ngay tại mặt trận để thưởng những chiến công của họ.

Nhưng khi một người cán bộ Mật vụ nhận lãnh trách nhiệm nặng nề hoạt động bí mật như mật vụ, phản gián, biệt kích thì bại không nói làm gì, thành công cũng không có một quy chế thăng thưởng rõ rệt, trừ những người ở trong quân ngũ. Còn có gì nguy hiểm hơn là các chiến sĩ thám báo, các Biệt kích được gửi ra Bắc?

Một Thượng sĩ bắt được Ba Cụt được đặc cách như thế thì Dương Văn Hiếu và đồng bọn khi bắt được Mười Hương, Cục trưởng cục tình báo cộng sản phải được tưởng thưởng như thế nào cho xứng đáng? Chẳng hạn thay thế Bùi Văn Lương, làm Bộ trưởng Bộ nội vụ?
Vì là tin tức tình báo bí mật nên báo chí không hề đăng tin, dân chúng hoàn toàn mù tịt!

Cho đến hơn 40 năm sau, một trăm người tự nhận là chống cộng khét tiếng, có mặt hò hét trong bất cứ cuộc biểu tình nào thì đến 99/100 người trên không hề biết Mười Hương là ai? Dương Văn Hiếu là người thế nào? Có ai biết thành tích của Dương Văn Hiếu? Và tôi biết được một phần là do năm tập tài liệu của cộng sản viết.

(Năm cuốn sách là: Đoàn Mật vụ Ngô Đình Cẩn của Văn Phan. Đường Thời đại của Đặng Đình Loan. Cuộc chiến tranh đặc biệt, Hồi ký của Đinh Thị Vân. Và hai cuốn: “Bội phản hay chân chính” của Dư Văn Chất và  “Trần Quốc Hương, Người chỉ huy tình báo” của Nguyễn Thị Ngọc Hải.)

NDCan3

Nguồn: Nhà xuất bản: NXB Hồng Bàng


Giả dụ hồi đó, báo chí được đăng tải tin tức khắp nơi, họp báo, rồi đưa Mười Hương và đồng bọn không chịu chuyển hướng ra cho dân chúng coi, thử hỏi kết quả sẽ ra sao?

Tôi vẫn chưa tìm ra lời giải thích, tại sao ta lại phải giữ bí mật về những thành tích như vậy? Cộng sản Bắc Việt khi bắt được phi công Mỹ bị bắn rơi trên bầu trời Bắc Việt thì chúng mang người phi công bị trói tay ra sau lưng đi khắp phố phường cho dân chúng phỉ nhổ.

Thiệt thòi ấy không phải chỉ dành cho cá nhân Dương Văn Hiếu mà cho cả miền Nam.

Và sau này, Cách mạng nào dám đưa Dương Văn Hiếu ra xử tội và kết tù chung thân khổ sai vì trước đó Dương Văn Hiếu đã được vinh danh là chiến sĩ ngay cả là anh hùng diệt cộng?

Kẻ thù của chúng ta đã viết năm cuốn sách ca tụng, vinh danh Ngô Đình Cẩn và bọn Dương Văn Hiếu, còn người Quốc gia kết tội họ, nhục mạ họ, phỉ báng họ? Giữa Ngô Đình Cẩn và Thích Trí Quang, ai là người có công và người có tội đối với miền Nam? Ai đáng xử chém? Và ai chém ai?

Đã có một cuốn sách nào viết về họ không? Không. Hoàn toàn không. Ngoại trừ các cuộc phỏng vấn của ls Lâm Lễ Trinh trong Thức Tỉnh, 2007


Sau đây, người viết xin được trích dẫn một đoạn tâm trạng của một cán bộ cộng sản đã chuyển hướng cho thấy sự thành công của Đoàn Mật vụ Dương Văn Hiếu như thế nào:

“Tới khi khoanh vùng, cơ sở bị đánh tan tành xí quách, bám trụ trong dân không nổi nữa, phải bật lên núi. Bám núi, anh cán bộ vẫn chỉ đạo phong trào ở đồng bằng. Đối phương leo núi, cắt đường liên lạc, tiếp tế.. Lương thực cạn dần, liên lạc tắc nghẽn. Cuộc sống ngày một trờ thành vô nghĩa nếu cứ bám trụ trên núi cao, trong rừng sâu, quanh quẩn với cây rừng và khỉ đột. Hãy khoan nói tới những gì cao xa, cái bao tử này trước đã. (Chân vỗ đồm độp vào bụng mình mấy cái) Nó đòi hỏi phải được ưu tiên giải quyết trước hết. Hết gạo, hết lương khô, hết mọi thứ. Đói quá không tính thì chết đói. Không lẽ chết đói để giữ vững khí tiết người vô sản? (…) Đó, tình hình miền Trung như vậy, bối cảnh như thế-phần nào anh đã hình dung được những nét đặc trưng của phong trào, đặc ính của địa phương, đặc thù của tình hình. Tôi cùng một số đồng chí cũ, cũng là những cán bộ có trách nhiệm với đồng bào địa phương mình, cùng ở trong một cảnh ngộ: đầu hàng. (… )

Với thảm trạng não nề, ê chề như vậy, tới độ nào đó tự nhiên chất người biến đổi đưa tới phản ứng tâm lý dây chuyền không sao cưỡng lại được nữa, là dân oán ghét cán bộ, cán bộ oán trách |Đảng. Người ta cảm thấy mình bị phản bội. Thực tế sau đó là nhân dân có kết luận rằng: “cán bộ đi tới đâu gieo tang tóc tới đó” nên đồng bào dứt khoát “thò anh cán bộ nào ra, túm đầu anh đó, giao nộp cho nhà chức trách.”

(Trích Văn Tiến Mạnh “Nhà Văn bất đắc dĩ”, ngày 20/4/1995, dài 26 trang)


Xét về mặt quân sự, chúng ta phải cần bao nhiêu tiểu đoàn để vây và phá tan một cơ sở hậu cần của một quận? Và nếu vị sĩ quan VNCH nào đánh trận này phá trắng được một cớ sở của địch thì vị sĩ quan đó có được đề nghị để được thăng cấp ngay tại mặt trận không? Vấn đề thu phục lòng dân để dân tỉnh ngộ nghe theo cần bao nhiều thời gian làm công tác dân vận?

Vậy mà Đoàn công tác Mật vụ miền Trung đã khoanh vùng, rồi xóa trắng các vùng xôi đậu do cộng sản bám trụ suốt dọc miền Trung, nắm vững từ trước và sau Hiệp Định Genève đến nay. Tôi đã từng sống và quen thuộc các tỉnh miền Trung. Vậy mà sau 63, nhất là từ 66 trở đi, đi công tác từ Nha Trang ra Phan Thiết, phải dùng máy bay quân sự.

Họ đã được thưởng công gì|? Như thế nào? Bằng văn thư, Nghị định nào của Bộ Nội Vụ? Hay họ đã không nhận được bất cứ một lời khen thưởng trực tiếp nào của ông Ngô Đình Cẩn?

Chẳng hạn Mật vụ của Dương Văn Hiếu sau này được thưởng gì để khuyến khích họ là nhờ quỹ đen của TT Ngô Đình Diệm. Nhưng các nhân viên của ông Hiếu, trong suốt 9 năm trời phục vụ tận tâm cho guồng máy Mật vụ đem lại an ninh cho toàn khu 5 và các tỉnh lân cận thì họ được thăng thưởng chức vụ gì? Được hưởng tiền bạc ra sao? Chính bản thân Dương Văn Hiếu, chức vụ có thể ngang hàng giám đốc công an, nhưng không được cấp phát nhà chính phủ.

Đáng lẽ, phải cho họ đảm nhận các chức vụ quận trưởng hoặc phó quận trưởng các vùng đó thì mới xứng đáng công trạng của họ và gìn giữ an ninh vùng được lâu bền. Sự thiệt thòi ấy dù sao vẫn có thể chấp nhận được.

Nhưng khi chính quyền sụp đổ, như thời Đệ Nhất Cộng Hòa, họ bi coi là người của chế độ và bị trừng phạt nặng nề nhất.

Trong khi đó cả một guồng máy chính phủ, các lãnh đạo hàng Bộ trưởng thường phục vụ đắc lực cho chế độ thì lại được miễn trừ mọi trách nhiệm hình sự? Chẳng hạn, ông Phó Tổng Thống Nguyễn Ngọc Thơ có phải chịu trách nhiệm gì về cái chết của Ba Cụt không?

Sau đây, tôi xin tóm tắt danh sách các nhân viên Mật vụ bị ra tòa và bị Toà án cách Mạng xử phạt tù chung thân khổ sai.

Vụ xử Bọn Mật vụ Dương Văn Hiếu với 42 nhân chứng (có chỗ ghi 44).

Theo bài báo của ký giả Nam Đình, đăng trên nhật báo Thần Chung .

“Vụ xử là ngày thứ tư 26-6-1964 với Công Tố viên quen thuộc là Nguyễn Văn Đức. Vụ xử dựa trên sắc luật 4/64. Các nhân chứng là 42 người gồm bác sĩ, luật sư, giáo sư, nhân sĩ, nhà báo, thương gia bị bắt cóc, bị tra tấn cực hình, không khác nào tra tấn những tên tướng cướp, giết người. Tra tấn để rồi khảo của, xét nhà rồi lấy tiền, lấy vàng. Chúng bắt người đoạt xe hơi: chúng tước đoạt từ cái bốp phơi đựng tiền, đồng hồ … cho đến cặp mắt kiếng, chúng cũng lấy nốt. Không một báu vật nào trong nhà mà chúng chịu bỏ lại cho vợ con nạn nhân.


Sắc luật thiết lập tòa án Cách Mạng có dự bị những tội trạng “các việc tịch thu bất hợp pháp” “tra tấn và phạm trọng tội” “bắt giam trái phép”… mà hình phạt tối đa “không quyền giảm khinh” là án tử hình.”


Thật rất tiếc, nhà báo Nam Đình cũng không nêu tên hoặc danh sách 42 nhân chứng, nhưng chỉ nêu tên có một người là: Ông Phan Khắc Sửu. Sau này, tôi cũng không có cơ hội đọc các hồi ký của 42 nhân sĩ, nạn nhân của Ngô Đình Cẩn?

Sau đây, xin trích dẫn tiếp theo nội dung câu hỏi của Công Tố Viện hỏi bị can Dương Văn Hiếu:

“Ô. Nguyễn Văn Đức thay mặt Công tố viện, hỏi bị can Dương Văn Hiếu suốt 10 mười phút về danh từ ‘Công tác đặc biệt’:

— Tại sao không gọi, ví dụ ‘công tác chống Cộng’ hay công tác gì đó, chớ sao lại đặt ra danh từ “công tác đặc biệt”. Đặc biệt là nghĩa gì?
Hiếu lúng túng không biết đâu trả lời. Ông Chưởng lý hỏi tới nữa, Hiếu đáp: ‘Danh từ công tác đặc biệt đã có từ lâu rồi…’

Ông chưởng lý như nói một mình: ‘Thảo nào! Những công tác đặc biệt thật là đặc biệt!’
Mỗi lần nhân chứng khai rồi, Ô. chánh thẩm day qua hỏi bị can:
— Bị can có nhìn nhận… không?

Và mỗi lần hỏi vậy, các bị can đều trả lời: ‘hoàn toàn không có’.”

(Trích Nam Đình, ibid., nhật báo Thần Chung)

(Còn tiếp)


Nguyễn Văn Lục
Nguồn: DCVOnline

 

25 Tháng Chín 2015(Xem: 19019)
1/ Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs của Mỹ đã bất ngờ đưa ra thông báo quyết định ngưng đầu tư vào Trung Cộng. 2/ Tập đoàn Lý Gia Thành đã chuyển dần tài sản từ Trung Quốc sang Châu Âu
28 Tháng Tám 2015(Xem: 17868)
Liệu Đế quốc Trung Cộng có "may mắn" thoát được số phận tan vỡ ra từng mảnh hay không và phe nào sẽ thắng thế trong cuộc tranh chấp quyền lực đẩm máu ?
07 Tháng Ba 2015(Xem: 43253)
Và mặc dầu còn có những bất cập đủ thứ, tôi vẫn phải nhìn nhận rằng, những năm tháng còn lại, kể từ ngày ấy, mỗi giây phút năm tháng sống, học hành, lớn lên thành người thời đệ nhất Cộng Hòa Việt Nam vẫn là những năm tháng ân sủng cho tuổi trẻ của tôi và những bạn bè cùng trang lứa.
27 Tháng Hai 2015(Xem: 19646)
Luận đề của "Đoạn Trường Tân Thanh" hiển nhiên là thuyết "tài mệnh tương đố"", gọi nôm na là "hồng nhan bạc mệnh".
24 Tháng Giêng 2015(Xem: 27216)
Phần người viết nhìn bức hình cũ kỹ đã gần nửa thế kỷ với tâm trạng đầy... xúc động. Bởi vì đúng như ông bà mình thường nói rằng nghe cả hàng ngàn lời nói đọc cả hàng vạn chữ viết mô tả cũng không sao bằng...
28 Tháng Mười Một 2014(Xem: 22243)
Sức mạnh của chúng ta là phải biết họ là ai và cho họ biết chúng ta là ai? Sau đó phải biết cất lên tiếng nói. Nói thì sống, không nói thì chết.
14 Tháng Mười Một 2014(Xem: 29833)
Vào ngày chủ nhựt qua mùng 9 tháng 11 , nước Đức và Âu Châu đã ăn mừng kỷ niệm 25 năm Bức Tường Bá Linh Sụp Đỗ (1989 - 2014) .
11 Tháng Chín 2014(Xem: 38249)
Viết cho Nguyễn Xuân Hoàng - người bạn đã một thời cùng chung dưới mái trường của Platon, hiện đang ở bên bờ tử sinh.
05 Tháng Bảy 2014(Xem: 36973)
Đọc sách báo ngày nay viết về cái chết của Hai Bà Trưng tôi hay bị "tẩu hỏa nhập ma" và phân vân tự hỏi: Hai Bà Trưng chết kiểu nào?
28 Tháng Sáu 2014(Xem: 30966)
• Việt Nam trong thế kỷ 20 vừa qua có ba điều bất hạnh xảy ra trùng hợp:... Trong ba cái bất hạnh ấy, cái thứ ba là nguy hiểm và tồi tệ nhất.
23 Tháng Tư 2014(Xem: 21952)
Gabriel Garcia Marquez, 87 tuổi, văn hào người Colombia nổi danh khắp thế giới với tác phẩm “Trăm Năm Cô Đơn,” qua đời hôm Thứ Năm 17 tháng 4, 2014, tại Mexico City, nơi ông đã sống 30 năm cuối đời.
20 Tháng Ba 2014(Xem: 39146)
Với khuôn khổ một tờ Kỷ Yếu có tính cách nội bộ như tờ đặc san này, những dòng “Vẻ Vang Dân Ngô Quyền” (mượn chữ của ký giả Trọng Minh) cũng có thể được hiểu như một sự chia sẻ chút niềm hãnh diện “giống nòi” giữa chúng ta,
02 Tháng Ba 2014(Xem: 16351)
Ôn lại Lịch Sử nước ta với hơn 4000 năm từ Họ Hồng Bàng với truyền thuyết con Rồng Cháu Tiên qua chương trình "Việt Nam Quê hương tôi" vào mỗi tuần với Phương Anh
27 Tháng Hai 2014(Xem: 39940)
Mới đây đọc báo Reader’s Digest thấy người ta nói đến những ích lợi của cái CƯỜI, trong đó có nói là cười nhiều có thể làm cho người ốm bớt đi. Lý do gì mà các nhà khảo cứu lại quả quyết như vậy?
31 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 14162)
Không kể những cuộc xâm lấn nhỏ, đã có 13 lần phương Bắc xua đại quân xâm lấn phương Nam, đặc biệt Việt Nam. Nhưng trong tất cả 13 lần đó, Dân Việt đều đại thắng các đoàn quân Phương Bắc. Đã mười ba lần, Dân ta đại thắng !
21 Tháng Mười Một 2013(Xem: 50721)
Nguyễn Chí Thiện và Nguyễn Đắc Kiên. Hai nhà thơ. Hai thế hệ- Hai hoàn cảnh một từ trong cảnh tù đầy 27 năm cộng lại tại miền Bắc- một trong hoàn cảnh đất nước đã độc lập với tư cách nhà báo-.
13 Tháng Sáu 2013(Xem: 29072)
Có nhiều hình thức phản biện lại một xã hội tùy theo hoàn cảnh mỗi người và tùy hoàn cảnh xã hội và ngày nay tùy thuộc vào tình hình thế giới nói chung.
30 Tháng Tư 2013(Xem: 31577)
Chúng ta hy vọng rằng Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy và Linh mục Cao Văn Luận đã đi bước tiên phong tiết lộ những bí ẩn về biến cố 30.4.1975 và trong tương lai sẽ được giới truyền thông báo chí chú tâm nghiên cứu khai triển tích cực
19 Tháng Tư 2013(Xem: 91040)
Trong tầm mắt của tôi thì Tây Nguyên là một Amazon của Việt Nam thu nhỏ lại về mọi mặt. Về mặt lịch sử, nó là di sản của con người Tây Nguyên từ bao đời nay...
06 Tháng Tư 2013(Xem: 70575)
Đọc xong tập sách mỏng, gấp sách lại, tôi cảm thấy một cái gì nhẹ nhõm len vào tâm hồn. qua những dòng tâm bút của một cô gái trẻ..
29 Tháng Ba 2013(Xem: 96308)
Chắc chắn và không thể chối cãi được sự có mặt trong Hoàng Cung của Bà đã thay đổi bộ mặt Hoàng Cung. Nhưng điều quan trọng hơn cả, Bà trở thành biểu tượng, mẫu hình lý tưởng ...
22 Tháng Ba 2013(Xem: 103480)
Phạm Duy là một con người, như mọi người. Ông đã sống tận cùng đời sống của ông, ông đã hiến tận cùng những gì ông có trong trái tim ông và thân xác ông.
30 Tháng Giêng 2013(Xem: 139880)
Nhưng câu hỏi cuối cùng được đặt ra: từ đâu Nguyễn Tất Nhiên lại có tánh lãng mạn đa tình quá vậy để dễ dàng "phóng bút" sáng tác thơ tình cho nhiều nhân vật nữ?.
25 Tháng Giêng 2013(Xem: 154261)
Mới đây, tôi có dịp đọc cuốn ''Bên thắng cuộc'' của Huy Đức do một người bạn trẻ- giáo sư đại học ở Canada- với lời giới thiệu khá nhiệt tình- :Đọc cuốn này chưa? Rất hay, còn nóng hổi.
29 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 120933)
Hầu hết những bé gái sinh ra đều quấn trong một tấm tã... Nhưng có những bé gái ra đời được quấn trong tã bọc điều, biểu tượng của giàu sang phú quý.
08 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 159901)
Xin gởi đến quý vị lời chia sẻ của một triệu phú 40 tuổi là bác sĩ giải phẩu thẩm mỹ, bị ung thư phổi thời kỳ 4, về kinh nghiệm sống của mình vào ngày 19/1/2012. Anh qua đời vào ngày 18/10/2012.
31 Tháng Mười 2012(Xem: 149173)
Kể từ đó, miền Bắc không có văn học nữa. Đảng qua Tố Hữu, Trường Chinh đã chôn sống các nhà văn như chôn sống địa chủ.
27 Tháng Bảy 2012(Xem: 165174)
Nhưng nói chung, ngồi chuyện ăn uống cẩn thẩn, tập thể dục hàng ngày, chúng ta cần giữ được cho tinh thần thoải mái, ít lo phiền, biết nghỉ ngơi, biết đủ, là thấy mình đi trên con đường tới hạnh phúc.
16 Tháng Bảy 2012(Xem: 158014)
Bài Văn Tế sau đây do cố Kiến Trúc Sư Đỗ Hữu Nam (vừa mệnh chung ngày 13 tháng 7 năm 2012, tại Biên Hòa) viết và đọc nhân ngày Sinh Hoạt Truyền Thống của nhóm Cựu Học Sinh Phan Chu Trinh, để thành kính dâng lên các vị Thầy đã khuất.
19 Tháng Năm 2012(Xem: 160444)
Bài viết sau đây của tôi là để chỉnh sửa và bổ túc thêm thêm vào một bài viết trước đây về Phạm Duy. Đó là bài Phạm Duy còn đó hay đã chết?
04 Tháng Năm 2012(Xem: 168976)
Đây là, chẳng phải ai khác, mà là những người di tản, những rác rưởi 37 năm trước chạy trốn Cộng Sản, hoặc đã bị đi tù, đi cải tạo. Gió chướng đẩy họ ra đi, nay gió nào đẩy họ về?
03 Tháng Năm 2012(Xem: 164374)
Những ngày đầu tiên đi dạy trường trung học tráng niên Ventura, tham dự những sinh hoạt khác lạ của học trò Mỹ, tôi không khỏi so sánh với những ngày tôi còn dạy ở Việt Nam.
23 Tháng Tư 2012(Xem: 27725)
Sự bộc phát hình như là một định mệnh, không thể ngờ trước được, khi tập Thiên Tai ra đời năm 1970 lúc Nguyễn Tất Nhiên vừa 18 tuổi, bỗng nhiên tên tuổi Nguyễn Tất Nhiên bừng vỡ một cách ngoạn mục.
14 Tháng Chín 2010(Xem: 42807)
Triết lý giáo dục tìm ở đâu ra? Thưa nó nằm ngay trong bộ Sách Dân Tộc, gọi là KINH ĐIỂN tức là Lĩnh nam Trích Quái, Việt Điện U Linh, Ca dao tục ngữ, Tứ Thư Ngũ Kinh.
14 Tháng Chín 2010(Xem: 44071)
Tôi rời mái trường đại học Đà Lạt để “xuống núi” hành hiệp giang hồ vào giữa năm1963. Năm với nhiều biến động nhất thời tuổi trẻ của tôi. Vậy mà nay đã ngót nghét non nửa thế kỷ trôi qua.
15 Tháng Tám 2010(Xem: 39443)
Nguyễn Văn Lục không là sử gia, không là học giả, không là nhà văn và cũng không bao giờ là chính khách nên không thể quy cho tác phẩm của ông bất kỳ tính chất nào liên quan đến các chức danh đó.
28 Tháng Năm 2010(Xem: 30149)
Phải nói rằng thơ Nguyễn Tất Nhiên là một đóng góp hồn nhiên vào đời sống thi ca của chúng ta, mặc dù chữ nghĩa trong thơ anh - nhiều bài - vẫn còn ở thể quặng mỏ của ngôn ngữ. Nó là một thứ nham thạch ròng chưa bị tính bác học của ngoại lai xâm nhập, thẩm thấu và tác hại như một vài dòng thơ Việt Nam đã và đang chảy ra trong thi ca chúng ta.
06 Tháng Ba 2010(Xem: 43311)
Viết bài này, người viết bày tỏ ở đây một sự nuối tiếc là: Bài viết của nhà thơ Du Tử Lê về Nguyễn Tất Nhiên đã không nói lên được tính chất phối hợp đến kỳ diệu giữa thi ca và âm nhạc. Đó là điều quan trọng nhất cần được nói tới.
18 Tháng Hai 2010(Xem: 87457)
Xuân Con Cọp lại sắp đến rồi. Mà ở cái nơi "phong trần luân lạc" nầy, Tết nhất cũng chả có gì vui. Thôi thì xin mời bạn cùng tôi nhâm nhi dăm ba câu thơ cũ, để gọi là tạm "mua vui" trong khoảnh khắc chờ đợi đón giao thừa nơi xứ lạ.
25 Tháng Giêng 2010(Xem: 97655)
Tôi nhớ câu nói của một ông anh trong vùng tôi đang sống, rằng sau khi hoàn tất một công việc, bao giờ người ta cũng thấy hai túi áo chứa đầy những lời cảm tạ và những lời xin lỗi.
06 Tháng Mười Một 2009(Xem: 67343)
Chủ nhật, ngày 6 tháng 9 năm 2009 vào lúc 1 giờ trưa, Hội An Việt tại Vương Quốc Anh đã tổ chức Đại Lễ Kỷ Niệm 30 Năm Người Việt Tị Nạn Đến Anh Quốc. Buổi lễ dưới sự chủ toạ của ông Vũ Khánh Thành, cựu Giáo Sư Trung học Ngô Quyền, Biên Hòa, Giám Đốc Sáng Lập và Điều Hành Hội An Việt, Nghị Viên Thành Phố Hackney;
25 Tháng Sáu 2009(Xem: 93344)
Việc thi cử ở nước ta đã có một truyền thống lâu đời truyền lại. Miền Nam sau này việc thi cử phần nào cũng tiếp nối cái tinh thần của truyền thống ấy. Thật vậy, nước ta đã có gần 20 thế kỷ dùng chữ Hán kể từ thời Bắc thuộc. Và 10 thế kỷ chữ Nôm đánh dấu thời kỳ tự chủ. Việc thi cử tính ra cũng được ngàn năm.
23 Tháng Năm 2009(Xem: 32678)
Trong đại gia đình Ngô Quyền hầu như ít nhiều ai cũng biết đến Thầy Vũ Khánh Thành. Thật vậy, ngoài lãnh vực giáo dục, từng là Giáo sư dạy môn Triết học tại trường Ngô Quyền chúng ta năm xưa. Từ lúc định cư tại Anh Quốc đến nay, Thầy không ngừng tích cực dấn thân hoạt động trên bình diện xã hội, văn hóa và chính trị cho cộng đồng Việt Nam tại đây.
09 Tháng Hai 2009(Xem: 78102)
  Riêng dòng sông Đồng Nai, với nguồn nước thanh khiết từ trên thượng nguồn đổ xuống, đã tạo nên một môi trường sống cho người dân tỉnh Biên Hòa và các tỉnh lân cận.
09 Tháng Hai 2009(Xem: 74576)
Bài sưu tầm này được viết vào tháng 4 năm 2004, tức là 48 năm sau ngày trường Ngô Quyền được thành lập vào năm 1956, và chỉ được căn cứ vào trí nhớ của các ông Phan Thanh Hoài, Kiều Vĩnh Phúc, Lê Hồng Sanh, và cựu học sinh Đào Văn Công (khóa đầu tiên). Do đó, không khỏi thiếu sót về thành phần nhân sự giảng dạy, văn phòng v.v…
05 Tháng Hai 2009(Xem: 39377)
  Trường Trung Học Ngô Quyền được điều hành bởi một Ban Giám Đốc, đứng đầu là Hiệu Trưởng
04 Tháng Hai 2009(Xem: 39797)
Dĩ nhiên, đám học trò chúng tôi thích lắm, vì ý tưởng lạ đó không tìm thấy được trong Việt Nam Sử Lược của sử gia Trần Trọng Kim hay trong Việt Sử Toàn Thư của sử gia Phạm Văn Sơn.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 47229)
Một cuộc biển dâu, đổi đời, tang thương đã diễn ra quá nỗi bi đát. Biên Hòa còn đó, mà lòng Biên Hòa đã mất tự bao giờ. Nay tuổi đời đã cao, nghĩ đến thời son trẻ, mà ngậm ngùi tiếc nuối quá khứ. Công đã tạm thành, danh đã tạm toại, nhưng tâm hồn tôi vẫn ngậm ngùi nhớ tiếc những phút giây hạnh phúc đầu tiên, đã qua mất rồi.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 46359)
Những ngày xa quê hương, lưu lạc xứ người, bận biụ với cuộc sống, tôi luôn luôn nhớ về quê nhà, nhớ về xứ Cù Lao với dòng sông Đồng Nai yêu dấu; gần đây tôi có tìm đọc thêm về xứ Đồng Nai thuở ban sơ cùng sự nghiệp khai sáng miền Nam của Ngài Nguyễn Hữu Cảnh. Nay tôi xin ghi lại những sự kiện, kiến thức tìm học đựơc bằng tấm chân tình cuả người con đất Cù Lao Phố, Đồng Nai.
01 Tháng Mười Một 2008(Xem: 147003)
Ngô Quyền ( chữ Hán : 吳權 ; 898 – 944 ) là một vị tướng và sau này là vua Việt Nam, là người sáng lập ra nhà Ngô . Năm 938 ông cầm quân đánh tan quân xâm lược Nam Hán tại sông Bạch Đằng,
26 Tháng Năm 2008(Xem: 23427)
Nếu không tính nền giáo dục duới thời phong kiến thì Truờng tiểu học Nguyễn Du, Truờng trung học Ngô Quyền, Truờng bá nghệ Biên Hòa là những ngôi truờng đầu tiên trên vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai.