Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Phan Phú Hiệp - CHUYỆN TỬ TẾ

06 Tháng Hai 202211:53 CH(Xem: 5578)
Phan Phú Hiệp - CHUYỆN TỬ TẾ
CHUYỆN TỬ TẾ

Chuyen Tu Te


Trong cuộc sống hàng ngày, đôi khi chúng ta rất cần sự quan tâm từ người khác như: một cử chỉ thân thiện, một lời nói lịch sự, một hành động giúp đỡ, một cử chỉ chia sẻ, một lời động viên khuyến khích, một lời an ủi khích lệ, một lời xin lỗi chân thành... gọi chung đó là sự tử tế,  mà mọi người ai cũng cảm thấy rất hạnh phúc khi đón nhận thiện tâm từ người khác lan tỏa đến mình.

Thật ra, tử tế không phải là điều xa xôi, khó thực hiện, mà bất kỳ ai cũng có thể làm được. Chỉ cần có những suy nghĩ và thái độ sống tốt đẹp, chân thành, quan tâm đến những người xung quanh để có cách ứng xử tinh tế phù hợp, và như vậy, những hành động tử tế , dù là bé nhỏ nhất, vẫn có thể lan tỏa đi khắp nơi.

 Sau đây là những câu chuyện tử tế mà đôi lúc, chúng ta cũng có thể chợt bắt gặp ở đâu đó trong thực tế đời thường:

1) Xe bị hư trên Freeway 101

Một buổi xế chiều mùa đông tại San Jose năm 2000, một người đàn ông trung niên VN trên đường đi làm về bị hư xe trên xa lộ 101. Trời sụp tối rất nhanh và trở lạnh. Anh lúng túng không biết phải xoay xở ra sao? Mới sang Mỹ định cư vài tháng, giao tiếp tiếng Anh còn giới hạn, lại không có sẵn Cell phone hoặc Pager để nhắn tin nhờ người trợ giúp.

 Hơn một giờ loay hoay trong tuyệt vọng, không biết phải làm sao thì đàng xa có ánh đèn của một chiếc xe chạy trờ đến. Đó là một chiếc xe Honda Civic màu trắng, trên xe có hai bạn trẻ một nam một nữ người Mỹ độ 24-25 tuổi. Hai bạn ấy hỏi anh có cần trợ giúp gì không? Anh trình bày sự việc. Hai bạn đưa anh phone của họ để anh gọi về nhà.

 Các người lớn đều đi làm, các cháu nhỏ thấy số phone lạ nên không tiếp phone. Không liên lạc được với người thân, hai bạn ấy đề nghị anh cho xem bảo hiểm xe. May mắn là bảo hiểm xe của anh có cover phần Road Assistance (Trợ giúp trên đường).

 Hai bạn trẻ giúp anh liên lạc với hãng bảo hiểm. Họ kiên nhẫn chờ đợi cho đến khi xe trợ giúp của bảo hiểm đến, họ mới tiếp tục cuộc hành trình.

Điều đáng ngạc nhiên và cảm động là họ giúp anh xem như đó là việc của chính họ, dù là hành trình của họ đã vì anh mà bị gián đoạn.

Không có gì có thể ngăn cản lòng tốt của người có tâm tử tế và sẵn sàng giúp đỡ người gặp hoạn nạn vô điều kiện, không toan tính.

Sự trợ giúp của hai bạn trẻ đã để lại cho người trung niên một ấn tượng sâu đậm và anh tự hứa sẽ áp dụng tấm gương sáng ấy để sẵn sàng giúp đỡ tha nhân khi họ gặp hoạn nạn, xem như là cách để trả món nợ ân tình năm xưa.

2) Vết trầy bên cửa xe.

 Một buổi chiều mùa đông năm 2007 tại một trường Đại học thuộc hệ thống U.C của California. Hai vị phụ huynh sau khi thăm con ở Dorm (Ký túc xá), họ trở ra parking lot để lấy xe về nhà.  

Hai vị thấy một bạn sinh viên Việt Nam trẻ trạc tuổi con họ đang ngồi co ro bên cạnh xe mình. Thấy chủ xe đến, bạn sinh viên trẻ đứng dậy chào lễ phép và nói với họ "Cháu đã chờ hai bác hơn 2 giờ. Số là trưa nay cháu đậu xe sát cạnh xe hai bác, vì vội vàng vào thư viện nên cháu vô tình mở cửa xe nhanh và va chạm mạnh vào cửa xe của hai bác. Lỗi do cháu bất cẩn. Cháu xin lỗi hai bác và xin cho biết cháu phải bồi hoàn thế nào để sửa chữa vết trầy?

Quan sát, hai vị phụ huynh thấy quả thực xe của họ có một vết trầy xướt phía bên ngoài cửa passenger.

Nhưng thái độ thành khẩn và trách nhiệm của bạn sinh viên đã làm họ cảm động.

Sau khi bàn với vợ, người đàn ông chủ xe bắt tay bạn sinh viên và ôn tồn nói: "Cảm ơn cháu đã cho chúng tôi niềm tin là ý thức trách nhiệm và sự trung thực vẫn còn hiện hữu, mà có lúc, chúng tôi tưởng như khó tìm được qua những sự việc như vậy. Sự kiên nhẫn chờ đợi chúng tôi hơn 2 giờ chỉ để nhận lỗi của cháu cũng đủ để làm cho vết trầy trên xe chúng tôi mờ nhạt đi. Bằng tinh thần trách nhiệm và sự lương thiện, cháu đã bồi hoàn cho chúng tôi rồi đó …"

Sự tử tế ở đây là lối sống ngay thẳng, thật thà, dám chịu trách nhiệm, biết quan tâm đến mọi người, tử tế từ trong suy nghĩ, lời nói cho đến chững chạc trong hành vi của bạn sinh viên trẻ.

Trên đường về nhà, hai vị phụ huynh cảm thấy buổi xế chiều mùa đông Cali hôm nay dường như sáng đẹp và ấm áp hơn mọi khi.

3) Thăm người vô gia cư

Một sáng Chủ Nhật đẹp trời, có một phụ nữ trẻ cùng với con trai từ nhà  ở vùng Solano lái xe hơn một giờ để đi công việc tại San Jose, CA. Xong việc, trên đường ra Parking lot lấy xe về nhà, họ trông thấy một người homeless lớn tuổi đang ngồi co ro mệt mỏi tại một góc của khu shopping. Họ đến hỏi thăm và nhận thấy ông ấy đang run rẩy vì lạnh và đói. Họ mua cho ông một phần Hamburger và một ly cà phê nóng từ tiệm Mc Donald gần đó, và hẹn có dịp sẽ thăm lại ông.

 Một tháng sau, hai mẹ con lại về SJ, không phải đi công việc mà chỉ một mục đích duy nhất là thăm lại người homeless như đã hứa. Lần này họ chuẩn bị quần áo, chăn màn và thức ăn cho ông, kể cả những người vô gia cư gần đó.

Người mẹ cẩn thận dặn con rằng khi đưa thức ăn và quà cho ai,  phải đưa hai tay để tỏ lòng tôn trọng phẩm giá của họ và tuyệt nhiên không được hỏi về thông tin cá nhân của họ, nhất là nơi họ đến .Vì người sa cơ thất thế rất dễ bị tổn thương và tủi buồn khi có ai đó hỏi về lai lịch và quê hương gốc gác của họ.

 Người mẹ giàu lòng nhân ái đã khéo léo trao truyền cho con bài học thực tiễn về lòng từ bi và sự tinh tế trong cách ứng xử với những người có hoàn cảnh khó khăn.  

Sự tử tế và lòng yêu thương, đôi khi thật giản dị nhưng đầy ý nghĩa nhân văn như vậy đó.

 Tử tế chính là hạt mầm nhỏ nhắn mà bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể gieo vào cuộc sống này, mọi lúc mọi nơi, để làm đẹp cho đời bằng những hành động thiết thực và đầy yêu thương.

 

Hiệp Phan - SJ  Feb. -2022

29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76190)
  Hỡi cô Cựu Nữ Sinh Ngô Quyền, hỡi cô bạn hàng xóm của tôi ơi!   Tôi rất cảm phục và trân quí cô.   Nếu giữa cô và tôi không có thứ tình cảm nào khác thì trong tôi sẵn có có một thứ tình keo sơn gắn bó với cô từ lâu, từ thời thơ ấu đến tuổi trưởng thành, kéo dài cho đến tuổi…sồn sồn bây giờ và tuổi già sắp tới, đó là tình bạn.   Còn cô thì sao?
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76780)
Từ chia tay ở Tân Mai, tôi không hề biết Th giờ ra sao? Cuộc chiến qua đi thật xa. Bao thăng trầm trãi xuống cho quê hương, cho đời người. Thì thôi, hãy là những lời cầu nguyện bình an cho nhau. Dẫu mai đời có thế nào?
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73830)
  “Muốn sang phải bắt cầu Kiều, Muốn con hay chữ phải yêu kính Thầy”  
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73927)
( Tựa bài được đặt theo hai câu thơ của nhà thơ Vũ Đình Liên “ Người muôn năm cũ bây giờ ở đâu?” để thành kính thắp nén hương lòng tưởng nhớ đến các Thầy Cô đã về với “hạc nội mây ngàn”, và các Cựu học sinh NQ đã vĩnh viễn “bỏ cuộc chơi”).
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72669)
    Có lẽ mọi người đang thắc mắc tại sao lại gọi là đứa con nuôi của trường Ngô Quyền? Bởi vì hầu hết các học sinh được vào học bắt đầu từ lớp 6 và trưởng thành ở lớp 12 rồi vào đại học, nên được xem như con đẻ...
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72009)
    * Bài viết cho linh hồn thầy Nguyễn Phong Cảnh, một tinh thần đáng học hỏi cho toàn thể hội viên Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Ngô Quyền Biên Hòa.      
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 75530)
  Qua những hình ảnh, các bài viết của thầy cô bạn bè, chúng ta đang thấy lại từng khuôn mặt, dáng hình, tính cách của các ân sư, đưa chúng ta trở về con đường phát triển của mái trường xưa. Qua đó, câu nói “Cơm Cha-Áo Mẹ-Công Thầy” càng mang ý nghĩa sâu đậm hơn!
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 74207)
Dẫu cho ngày tháng có phôi pha, buồn vui dù ít hay nhiều đều là những kỷ niệm đẹp của một thời áo trắng…Hy vọng những cuộc tương ngộ, trùng phùng của ngày hôm nay sẽ nhắc nhở chúng ta một quá khứ ươm bằng mật ngọt, và mãi cầu mong một tương lai đến cho vừa đẹp lòng người.
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 80496)
  Có những sự việc tình cờ suy gẫm lại hình như được sắp xếp sẵn. Y và tôi ngồi cạnh nhau, từ ngày học Thất 2 cho đến khi ra trường. Ban đầu tôi rất ghét cái tính thật thà   thẳng tánh của Y, vì nó dám nói rằng trường tiểu học Trần Quốc Tuấn ở Tam Hiệp, nơi tôi đi học, chưa hề nghe nói đến. Trái lại Y là học sinh giỏi của trường Nữ Tiểu Học Biên Hòa .
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 74075)
Học sinh Ngô Quyền ngày xưa, lưu lạc bốn biển năm châu, với đời sống rất riêng của mỗi người, nhưng hình như chúng tôi vẫn có một tập hợp giao, giống nhau ở chỗ chúng tôi vẫn kính trọng và biết ơn tất cả các thầy cô như từ thuở nào, chúng tôi còn nhỏ dại, ngồi ở ghế học trò của trung học Ngô Quyền.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 75834)
Thật ra, nói bạn tôi là bà mai không đúng mà cũng không sai. Không đúng vì làm gì có chuyện Ngọc Dung giới thiệu tôi với anh Nhiên. Nhưng không sai vì nếu không chơi thân với Dung thì không chắc tôi vướng lụy lưới tình...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69094)
  Những thằng bạn ấy bây giờ ra sao rồi nhỉ? Mới chỉ có hơn ba mươi năm, lớp Tứ Bốn giờ đây có bạn sắp sữa hồi hưu, có bạn đã làm ông nội, ông ngoại, có bạn đã vĩnh viễn ra đi, nhìn lại mình, mái tóc muối đã có phần nhiều hơn tiêu.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 73729)
         Ngày vui sao qua mau!   Cuộc vui rồi cũng đến lúc chia tay. Những ngày qua, bọn chúng tôi như sống lại thuở học trò vui vẻ, vô tư không chút gì vướng bận. Có lẻ không ai phủ nhận thiên đường học sinh trong mỗi chúng ta ai cũng có...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69337)
  Đến rồi đi, đó là lẽ vô thường sống động nhất của tạo hoá không dành một biệt lệ cho ai.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 66510)
  “Hãy đến với nhau một lần vì sợ rằng sẽ không còn được thấy nhau nữa” .  
19 Tháng Giêng 2009(Xem: 73069)
Hãy cho Tôi lại ngày xưa ấy Tôi sẽ là Tôi của dạo nào, Để nhìn Em khuất sau khung cửa, Để làm lưu bút, mỗi Em ghi .  
19 Tháng Giêng 2009(Xem: 65423)
Thắm thoát mà thời gian qua nhanh thật. Tôi tưởng như mới ngày nào đây thôi, bọn chúng tôi còn vô tư vui vẻ với những niềm vui bất tận của tuổi học trò ngây thơ...
17 Tháng Mười Hai 2008(Xem: 76740)
Những kỷ niệm đời xin mãi như ngọn nến hồng của ngày sinh nhật cứ thắp sáng lên để làm tươi thắm thêm tuổi đời chẳng còn được là bao!