Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Phan Phú Hiệp - TIÊN HỌC LỄ, HẬU HỌC VĂN

05 Tháng Ba 202110:49 CH(Xem: 11325)
Phan Phú Hiệp - TIÊN HỌC LỄ, HẬU HỌC VĂN


TIÊN H
C L, HU HC VĂN

 

Gần đây tôi nhận được email từ một người bạn thân ở VN có mấy đứa cháu ngoại trong độ tuổi đi học tâm sự với tôi rằng các cháu học sinh bây giờ thông minh và năng động lắm, các cháu dễ dàng bắt nhịp với kiến thức mới, nhưng bạn lại canh cánh nỗi lo về một vấn nạn phổ biến hiện nay là tình trạng bạo lực học đường đang gia tăng mọi lúc, mọi nơi. Đó là những hành vi thô bạo, dùng bạo lực để giải quyết vấn đề giữa các học sinh, xâm phạm đến thân thể, xúc phạm danh dự và làm tổn thương tinh thần của bạn. Bạo lực học đường ngày nay càng gia tăng, hình thức biểu hiện ngày càng phức tạp (đánh đấm, bêu rếu, dọa nạt, chửi bới, thậm chí xé quần áo tung clip hành hung bạn lên các trạng mạng xã hội...).


bao hanh hoc duong

Bạo lực không chỉ xảy ra giữa học sinh với nhau mà còn diễn ra trong mối quan hệ thầy trò: thầy cô bạo hành học sinh, còn học sinh thì lăng mạ sỉ nhục thầy cô. Đỉnh điểm của sự băng hoại về đạo đức là gần đây có trường hợp một học sinh lớp 8 đã hỗn xược, buông lời thô tục chửi rủa và vung tay tát vào mặt cô giáo do bị tịch thu điện thoại trước sự chứng kiến của bạn học cùng lớp.

Rồi bạn tôi so sánh: "... bằng độ tuổi học sinh như các cháu, ngày xưa tụi mình hiền lành và ngoan ngoãn hơn nhiều..."  Về điểm này, tôi hoàn toàn đồng ý với bạn.

Theo tôi, bạo lực học đường xảy ra do nhiều nguyên nhân: do học sinh bị ảnh hưởng bởi tệ nạn, thói xấu trong xã hội, cha mẹ thiếu quan tâm đến con cái, nhà trường còn thiếu sót trong việc giáo dục nhân cách học sinh.... Trong đó, yếu tố giáo dục từ học đường là quan trọng nhất. Nếu một hệ thống giáo dục xây dựng trên nền tảng bạo lực qua các câu chuyện cổ tích, trong các mẫu chuyện truyền thống, trong các giai thoại văn học, cả trong toán học... Thường xuyên bị tiêm nhiễm vào đầu những thái độ thù nghịch, hận thù, bạo lực qua trang sách như vậy, thêm vào đó là ảnh hưởng bởi các game bạo lực, gia đình xung đột bất hòa... thì một đứa trẻ sẽ khó phát triển một cách bình thường. Nó sẽ dễ dàng là một đứa học sinh hung hăng thích hành xử bạo lực khi lớn lên.  

Thế hệ chúng tôi may mắn là được hấp thụ nền giáo dục miền nam VN trước 1975, tuy ngắn ngủi nhưng nó thật sự là nền giáo dục nhân bản và khai phóng, trung thực và hiền lương.

Tinh thần chung của nền học vấn miền nam lúc bấy giờ là phải học lễ trước rồi mới học văn, tức coi việc rèn luyện đức – trí là quan trọng như nhau, nhưng đức phải ưu tiên đi trước một bước. Vì vậy thời đó, trường nào cũng có câu “tiên học lễ, hậu học văn” treo ở những vị trí quan trọng nhất trong mỗi phòng học. Nhờ vậy, tinh thần trọng lễ không chỉ luôn ở trong nhận thức của thầy cô, của học sinh mà còn lan tỏa rộng khắp mọi giai tầng xã hội, tạo thành xu thế học hành chú trọng cả đức lẫn tài để trang bị đầy đủ cho học sinh trở thành những người hữu dụng với bản thân, gia đình, xã hội sau này. Qua đó, chương trình môn đức dục bậc tiểu học ngày ấy là xây dựng nội dung các bài học về đạo đức qua các bộ sách "Quốc Văn Giáo Khoa Thư" hoặc bộ sách "Em tập tính tốt" từ lớp 2 đến lớp 5, trước khi học môn công dân giáo dục tại các lớp cao hơn ở bậc trung học, nhằm dạy cho học sinh phải biết lễ, nghĩa, liêm sỉ, phải biết thờ mẹ, kính cha, nhường nhịn anh, chị em trong nhà trước khi dấn thân phục vụ xã hội.

Tien hoc le 2 (1)

Ngày đó, tôn ti, trật tự xã hội được tôn trọng, dân chúng miền nam VN hiền hòa ai cũng biết lễ nghĩa, liêm sỉ, học trò thì kính thầy, mến bạn, hầu như không xảy ra tình trạng bạo lực học đường. Còn việc bất kính với thầy cô thì gần như không có. Hiếm hoi nếu có xảy ra thì sẽ bị dư luận xã hội lên án rất nặng nề. Ngày ấy, là học sinh, chúng tôi sợ nhất là những câu bình phẩm "học trò học dè gì mà hư đốn quá ". Đó là câu xúc phạm nhân phẩm không hề nhẹ đối với học sinh giàu lòng tự trọng như chúng tôi. Do đó, học sinh chúng tôi luôn chú tâm đến việc rèn luyện nhân cách để luôn kiểm soát hành vi của mình cho đúng mực trong đời sống hàng ngày.

Nền giáo dục tiên học lễ hậu học văn ấy đã dạy cho học sinh chúng tôi biết ganh đua để tiến bộ nhưng không ghen ghét đố kỵ để triệt hạ lẫn nhau. Biết phẫn nộ trước cái xấu ác nhưng không quá tàn ác để đáp trả mà sẵn lòng tha thứ bao dung. Đặc biệt nền giáo dục đó giúp cho thế hệ học sinh chúng tôi ngày xưa luôn biết dừng lại đúng lúc trước cái sai với nỗi hổ thẹn và lòng tự trọng - tựa như trang bị cho chúng tôi một "lằn ranh giới hạn đỏ" của nhân cách để tự mình kiểm soát kịp thời hành vi, ngăn chúng tôi không đi quá giới hạn.

Tien hoc le 2 (2)

Các cháu học sinh ngày nay dường như không được giáo dục đầy đủ để tự dựng "lằn ranh đỏ" của nhân cách cho bản thân mình, nhằm phân định rạch ròi ranh giới giữa cái thiện và cái ác. Các cháu không hoặc chưa hiểu đầy đủ tầm quan trọng của nhân cách khi mà sự nhạy cảm, tế nhị, tinh tế có nguồn gốc từ đó. Sự đoan chính, lịch sự, bắt nguồn từ đó. Phẩm giá, tư cách con người cũng hình thành từ đó. Học sinh nếu được giáo dục đầy đủ và rèn nhân cách qua các môn học đức dục và giáo dục công dân ngay từ nhỏ thì khi lớn lên sẽ trở thành người lịch sự, có lòng tự trọng, tế nhị và đĩnh đạc đàng hoàng.

Qua mấy chục năm, khi mà bạo lực học đường, bạo lực ngoài xã hội gia tăng, đạo lý luân thường bị đảo lộn, mọi người mới nghiệm ra là trong lĩnh vực giáo dục mình đã mất mát quá nhiều, hư hoại quá nhiều. Các nhà quản lý giáo dục đã dần dần thức tỉnh ra và tiếc nuối, tìm cách sửa, cải cách. Theo tôi, cách cải cách giáo dục tốt nhất là chỉ cần đi tìm học và áp dụng lại những cái hay cái đẹp của nền giáo dục nhân bản và khai phóng của ngày xưa là đủ. Không cần tìm tòi đâu xa.

Thật vậy, nền giáo dục thời chúng tôi trước đây, đã sản sinh ra những món đồ cổ rất giá trị, thậm chí vô giá, đó là các bài học đức dục, bài học giáo dục công dân thực tiễn nhằm mục tiêu rèn luyện nhân cách cho học sinh mà ngày nay khó mà tìm lại được. Thật tiếc thay!

Phan Phú Hiệp - K15

19 Tháng Tư 2013(Xem: 91072)
Trong tầm mắt của tôi thì Tây Nguyên là một Amazon của Việt Nam thu nhỏ lại về mọi mặt. Về mặt lịch sử, nó là di sản của con người Tây Nguyên từ bao đời nay...
19 Tháng Tư 2013(Xem: 77762)
Rồi hôm nay sau bao ngày xa cách Đám con xa tưởng nhớ quay về đây Tình thương yêu tràn đầy trong ánh mắt Hướng tương lai ta quyết không hề quên
19 Tháng Tư 2013(Xem: 74607)
Trái tim má như hoa sen ấm áp, hương sen tỏa ra thơm ngát, dịu dàng. Người mẹ nhà quê xấu xí nghèo nàn của con là một bến bờ yên bình cho những con tim thiếu thốn tình thương trú ngụ.
12 Tháng Tư 2013(Xem: 77286)
Đến với các “cụ” học trò Bê Bốn lần này có cô Đinh Thị Hòa, cô Khương Thị Bàn và các Thầy: Lâm Tấn Văn, Đinh Hữu Quyến, Nguyễn Văn Có.
12 Tháng Tư 2013(Xem: 86416)
Tựa Đề: DƯỚI BÓNG ĐIÊU LINH Nhạc & Lời : Phạm Chinh Đông. Hòa Âm : Tuấn Ngọc. Ca Sĩ : Hương Giang
06 Tháng Tư 2013(Xem: 70614)
Đọc xong tập sách mỏng, gấp sách lại, tôi cảm thấy một cái gì nhẹ nhõm len vào tâm hồn. qua những dòng tâm bút của một cô gái trẻ..
06 Tháng Tư 2013(Xem: 72011)
Quãng đường đó có lẽ là con đường đạo nhiệm mầu mà chúng tôi đang lần đi giữa đêm hoang vu không bờ bến của kiếp nhân sinh.
06 Tháng Tư 2013(Xem: 73648)
Như Hát bình Phương đã nói với tôi, diễm phúc thay cho những ai đã tuổi hoàng hôn mà còn mẹ để chăm sóc và phụng dưỡng.
05 Tháng Tư 2013(Xem: 70895)
Cô Minh Nguyệt và chị Sĩ Cư ân cần tiển chân chúng tôi tận nơi đậu xe. Tình thương mến thương luôn tràn đầy, làm sao chúng tôi hững hờ được, để không đến với nhau.
30 Tháng Ba 2013(Xem: 84740)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: MÂY XƯA- Nhạc và Lời: Phạm Chinh Đông – Hòa âm: Đỗ Hải – Ca sĩ Quỳnh Dao
29 Tháng Ba 2013(Xem: 96355)
Chắc chắn và không thể chối cãi được sự có mặt trong Hoàng Cung của Bà đã thay đổi bộ mặt Hoàng Cung. Nhưng điều quan trọng hơn cả, Bà trở thành biểu tượng, mẫu hình lý tưởng ...
28 Tháng Ba 2013(Xem: 71974)
Tôi giơ tay hứng lấy chiếc lá vàng nhỏ bé, chao đảo lượn lờ rớt vào lòng bàn tay tôi, ôi mong manh, ôi tội nghiệp, ôi tàn tạ như cuộc đời mẹ yêu dấu của tôi.
28 Tháng Ba 2013(Xem: 65989)
Một vinh dự nhớ đời cho ba đứa chúng tôi và cho cả lớp năm đó. Đó cũng là kỷ niệm vinh dự riêng tư nhất trong suốt 6 năm theo học ngôi trường thân thương Ngô Quyền.
23 Tháng Ba 2013(Xem: 82527)
Nhạc và Lời: Phạm Chinh Đông – Hòa âm: Đỗ Hải – Ca sĩ Minh Trí ( Việt Khang) - Ngày đó em đi vào đời ngất ngây cho tháng ngày là những tha thiết êm đềm cơn say
22 Tháng Ba 2013(Xem: 103497)
Phạm Duy là một con người, như mọi người. Ông đã sống tận cùng đời sống của ông, ông đã hiến tận cùng những gì ông có trong trái tim ông và thân xác ông.
22 Tháng Ba 2013(Xem: 109831)
Hẹn gặp ngày họp mặt truyền thống Ngô Quyền ngày 4/7/2013, nhất là các bạn trẻ các khóa đàn em cùng về tham dự, cùng góp bàn tay để nhận ra mình không hờ hững với trường xưa.
21 Tháng Ba 2013(Xem: 101110)
Cầm chắc lá thư trong tay tui đứng đợi mà sao hai cái chưn có cảm giác run lên từng chập. Chỉ còn độ mươi gốc cây nữa là em sẽ ngang qua. Tui dựa vô gốc cây đứng thở dốc mà chờ.
18 Tháng Ba 2013(Xem: 148351)
Tác phẩm Ngô Quyền Một Thời Để Thương Để Nhớ, không chỉ là một bộ sưu tập của những kỷ niệm đã theo chân những lữ khách Ngô Quyền khắp chân trời góc bể...
17 Tháng Ba 2013(Xem: 99538)
Dù rằng bây giờ con dốc Kỷ niệm trên đường đến trường Ngô Quyền hoặc dốc Cây Chàm đã bị bào mòn, không còn cao như xưa, nhưng trong từng ngăn ký ức đời mình thì “những kỷ niệm một thời học sinh Ngô Quyền” đã để lại trong tôi những ấn tượng sâu sắc nhất
17 Tháng Ba 2013(Xem: 81394)
Bạn bè tôi, người còn, người mất, kẻ ở lại, kẻ tha phương. Tôi vẫn ở đây, vẫn đi qua ngôi trường Ngô Quyền xưa cũ, giờ đã đổi mới hoàn toàn,