Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Phan Phú Hiệp - TIÊN HỌC LỄ, HẬU HỌC VĂN

05 Tháng Ba 202110:49 CH(Xem: 11073)
Phan Phú Hiệp - TIÊN HỌC LỄ, HẬU HỌC VĂN


TIÊN H
C L, HU HC VĂN

 

Gần đây tôi nhận được email từ một người bạn thân ở VN có mấy đứa cháu ngoại trong độ tuổi đi học tâm sự với tôi rằng các cháu học sinh bây giờ thông minh và năng động lắm, các cháu dễ dàng bắt nhịp với kiến thức mới, nhưng bạn lại canh cánh nỗi lo về một vấn nạn phổ biến hiện nay là tình trạng bạo lực học đường đang gia tăng mọi lúc, mọi nơi. Đó là những hành vi thô bạo, dùng bạo lực để giải quyết vấn đề giữa các học sinh, xâm phạm đến thân thể, xúc phạm danh dự và làm tổn thương tinh thần của bạn. Bạo lực học đường ngày nay càng gia tăng, hình thức biểu hiện ngày càng phức tạp (đánh đấm, bêu rếu, dọa nạt, chửi bới, thậm chí xé quần áo tung clip hành hung bạn lên các trạng mạng xã hội...).


bao hanh hoc duong

Bạo lực không chỉ xảy ra giữa học sinh với nhau mà còn diễn ra trong mối quan hệ thầy trò: thầy cô bạo hành học sinh, còn học sinh thì lăng mạ sỉ nhục thầy cô. Đỉnh điểm của sự băng hoại về đạo đức là gần đây có trường hợp một học sinh lớp 8 đã hỗn xược, buông lời thô tục chửi rủa và vung tay tát vào mặt cô giáo do bị tịch thu điện thoại trước sự chứng kiến của bạn học cùng lớp.

Rồi bạn tôi so sánh: "... bằng độ tuổi học sinh như các cháu, ngày xưa tụi mình hiền lành và ngoan ngoãn hơn nhiều..."  Về điểm này, tôi hoàn toàn đồng ý với bạn.

Theo tôi, bạo lực học đường xảy ra do nhiều nguyên nhân: do học sinh bị ảnh hưởng bởi tệ nạn, thói xấu trong xã hội, cha mẹ thiếu quan tâm đến con cái, nhà trường còn thiếu sót trong việc giáo dục nhân cách học sinh.... Trong đó, yếu tố giáo dục từ học đường là quan trọng nhất. Nếu một hệ thống giáo dục xây dựng trên nền tảng bạo lực qua các câu chuyện cổ tích, trong các mẫu chuyện truyền thống, trong các giai thoại văn học, cả trong toán học... Thường xuyên bị tiêm nhiễm vào đầu những thái độ thù nghịch, hận thù, bạo lực qua trang sách như vậy, thêm vào đó là ảnh hưởng bởi các game bạo lực, gia đình xung đột bất hòa... thì một đứa trẻ sẽ khó phát triển một cách bình thường. Nó sẽ dễ dàng là một đứa học sinh hung hăng thích hành xử bạo lực khi lớn lên.  

Thế hệ chúng tôi may mắn là được hấp thụ nền giáo dục miền nam VN trước 1975, tuy ngắn ngủi nhưng nó thật sự là nền giáo dục nhân bản và khai phóng, trung thực và hiền lương.

Tinh thần chung của nền học vấn miền nam lúc bấy giờ là phải học lễ trước rồi mới học văn, tức coi việc rèn luyện đức – trí là quan trọng như nhau, nhưng đức phải ưu tiên đi trước một bước. Vì vậy thời đó, trường nào cũng có câu “tiên học lễ, hậu học văn” treo ở những vị trí quan trọng nhất trong mỗi phòng học. Nhờ vậy, tinh thần trọng lễ không chỉ luôn ở trong nhận thức của thầy cô, của học sinh mà còn lan tỏa rộng khắp mọi giai tầng xã hội, tạo thành xu thế học hành chú trọng cả đức lẫn tài để trang bị đầy đủ cho học sinh trở thành những người hữu dụng với bản thân, gia đình, xã hội sau này. Qua đó, chương trình môn đức dục bậc tiểu học ngày ấy là xây dựng nội dung các bài học về đạo đức qua các bộ sách "Quốc Văn Giáo Khoa Thư" hoặc bộ sách "Em tập tính tốt" từ lớp 2 đến lớp 5, trước khi học môn công dân giáo dục tại các lớp cao hơn ở bậc trung học, nhằm dạy cho học sinh phải biết lễ, nghĩa, liêm sỉ, phải biết thờ mẹ, kính cha, nhường nhịn anh, chị em trong nhà trước khi dấn thân phục vụ xã hội.

Tien hoc le 2 (1)

Ngày đó, tôn ti, trật tự xã hội được tôn trọng, dân chúng miền nam VN hiền hòa ai cũng biết lễ nghĩa, liêm sỉ, học trò thì kính thầy, mến bạn, hầu như không xảy ra tình trạng bạo lực học đường. Còn việc bất kính với thầy cô thì gần như không có. Hiếm hoi nếu có xảy ra thì sẽ bị dư luận xã hội lên án rất nặng nề. Ngày ấy, là học sinh, chúng tôi sợ nhất là những câu bình phẩm "học trò học dè gì mà hư đốn quá ". Đó là câu xúc phạm nhân phẩm không hề nhẹ đối với học sinh giàu lòng tự trọng như chúng tôi. Do đó, học sinh chúng tôi luôn chú tâm đến việc rèn luyện nhân cách để luôn kiểm soát hành vi của mình cho đúng mực trong đời sống hàng ngày.

Nền giáo dục tiên học lễ hậu học văn ấy đã dạy cho học sinh chúng tôi biết ganh đua để tiến bộ nhưng không ghen ghét đố kỵ để triệt hạ lẫn nhau. Biết phẫn nộ trước cái xấu ác nhưng không quá tàn ác để đáp trả mà sẵn lòng tha thứ bao dung. Đặc biệt nền giáo dục đó giúp cho thế hệ học sinh chúng tôi ngày xưa luôn biết dừng lại đúng lúc trước cái sai với nỗi hổ thẹn và lòng tự trọng - tựa như trang bị cho chúng tôi một "lằn ranh giới hạn đỏ" của nhân cách để tự mình kiểm soát kịp thời hành vi, ngăn chúng tôi không đi quá giới hạn.

Tien hoc le 2 (2)

Các cháu học sinh ngày nay dường như không được giáo dục đầy đủ để tự dựng "lằn ranh đỏ" của nhân cách cho bản thân mình, nhằm phân định rạch ròi ranh giới giữa cái thiện và cái ác. Các cháu không hoặc chưa hiểu đầy đủ tầm quan trọng của nhân cách khi mà sự nhạy cảm, tế nhị, tinh tế có nguồn gốc từ đó. Sự đoan chính, lịch sự, bắt nguồn từ đó. Phẩm giá, tư cách con người cũng hình thành từ đó. Học sinh nếu được giáo dục đầy đủ và rèn nhân cách qua các môn học đức dục và giáo dục công dân ngay từ nhỏ thì khi lớn lên sẽ trở thành người lịch sự, có lòng tự trọng, tế nhị và đĩnh đạc đàng hoàng.

Qua mấy chục năm, khi mà bạo lực học đường, bạo lực ngoài xã hội gia tăng, đạo lý luân thường bị đảo lộn, mọi người mới nghiệm ra là trong lĩnh vực giáo dục mình đã mất mát quá nhiều, hư hoại quá nhiều. Các nhà quản lý giáo dục đã dần dần thức tỉnh ra và tiếc nuối, tìm cách sửa, cải cách. Theo tôi, cách cải cách giáo dục tốt nhất là chỉ cần đi tìm học và áp dụng lại những cái hay cái đẹp của nền giáo dục nhân bản và khai phóng của ngày xưa là đủ. Không cần tìm tòi đâu xa.

Thật vậy, nền giáo dục thời chúng tôi trước đây, đã sản sinh ra những món đồ cổ rất giá trị, thậm chí vô giá, đó là các bài học đức dục, bài học giáo dục công dân thực tiễn nhằm mục tiêu rèn luyện nhân cách cho học sinh mà ngày nay khó mà tìm lại được. Thật tiếc thay!

Phan Phú Hiệp - K15

09 Tháng Ba 2013(Xem: 74298)
Sinh nhật năm nay không như năm ngoái vì bắt đầu từ hôm nay, tôi đã là một người già thật sự ở đất nước này.
09 Tháng Ba 2013(Xem: 102818)
Nghe con hỏi một lần nữa rằng bố muốn biến đi đâu với máy thời gian, tôi càng trầm tư, không ngờ câu trả lời khó hơn tôi tưởng. Ði đâu bây giờ?
08 Tháng Ba 2013(Xem: 97635)
Thời Thơ Dại cũng đến, qua đi, để lại những kỷ niệm hay dấu khắc khó phai mờ, và nhiều khi nó trở thành những vết sẹo mà thời gian hay thuốc men không thể xóa!
08 Tháng Ba 2013(Xem: 90082)
Bên nầy, bên kia vòng trái đất vẫn nhớ về nhau. Dù thời gian có phôi pha, nhưng kỷ niệm không thể phai nhòa. Hơn ba mươi mái đầu bạc nhắc nhở nhau về kỷ niệm.
07 Tháng Ba 2013(Xem: 85240)
Mưa Thu tí tách ngoài hiên, trời mùa Thu San Jose vun trọn nỗi nhớ. Mùa Thu nơi đó có em dõi mắt ra ngoài khung cửa sổ trông ngóng tin anh?
02 Tháng Ba 2013(Xem: 102549)
Gặp lại Đức Ông sau chuyến "công tác" nóng bỏng, các thuộc hạ đều vui mừng hớn hở vì biết nơi trái đất này vừa thoát khỏi một tai họa kinh hoàng!!!
02 Tháng Ba 2013(Xem: 86136)
Cám ơn Diệp Hoàng Mai đã làm cầu nối trong gia đình Hướng Đạo. Cám ơn những ngày sinh hoạt Hướng Đạo thật tuyệt vời.
22 Tháng Hai 2013(Xem: 110414)
Ngày 22 tháng 02 hằng năm, được chọn là ngày “BP’ Day” để kỷ niệm ngày sinh hai vợ chồng cụ Baden Powell. Vào ngày này, các đơn vị Hướng Đạo thường tổ chức lễ tưởng niệm người sáng lập phong trào Hướng Đạo thế giới,
22 Tháng Hai 2013(Xem: 98069)
Những ngày đầu năm Quí Tỵ 2013, tôi cầu mong vòng tay thân ái của những cựu hđs. NQBH sẽ tiếp tục mở rộng, và mãi vững bền theo tinh thần điều luật thứ tư của hướng đạo sinh...
21 Tháng Hai 2013(Xem: 99349)
Lại thêm một bạn bè khóa 8 NQ đi xa, xa thật xa. Sau Nguyễn Văn Hiền, Đinh Đoài Chính. Lại thêm một chiếc ghế trống vắng nữa.
21 Tháng Hai 2013(Xem: 103710)
Cám ơn người bạn già đã cho tôi một cái tên thật nhiều kỷ niệm. Cám ơn cuộc đời đã cho tôi một thời để yêu và để nhớ.
19 Tháng Hai 2013(Xem: 89806)
ĐÀ NẲNG NGÀY VỀ - Nhạc và Lời Võ Đình Tuyết - Ca sĩ Bảo Châu
18 Tháng Hai 2013(Xem: 92425)
Giấc mơ dang dở quặn lòng, bởi tôi cũng không biết giề lục bình biếc xanh quê cũ, vẫn được trôi thênh thang cùng dòng sông quê nhà hay mắc cạn đầm lầy ở một khúc quanh ...
16 Tháng Hai 2013(Xem: 101185)
Tặng các em học sinh trung học Ngô Quyền, Biên Hòa và các chiến hữu ĐĐ 3/463 ĐPQ, tiểu khu Biên Hòa
15 Tháng Hai 2013(Xem: 82606)
Tình anh em, tình đồng môn luôn được gìn giữ và bồi đắp “Thật Lòng Với Trường Xưa”. Cũng cần có những tấm lòng để giữ mãi nụ cười đầu xuân.
14 Tháng Hai 2013(Xem: 88310)
Nhạc: Đào Lê Văn - Ca sĩ: Tâm Thư - Văn Dương thực hiện Youtube
08 Tháng Hai 2013(Xem: 93378)
Mời thưởng thức hai bức tranh Mùa Xuân của Hạnh Phạm
07 Tháng Hai 2013(Xem: 77294)
Tôi biết nói gì đây để cảm ơn H cho thiên đường hạnh phúc bất chợt và tràn đầy này. Tôi mong rằng nó sẽ bền vững mãi cho đến suốt cuộc đời.
04 Tháng Hai 2013(Xem: 104217)
Một năm nữa sắp qua, thêm một mùa Xuân tha hương. Lại thêm một tuổi…“Xuân bất tái lai”–
04 Tháng Hai 2013(Xem: 93468)
Nhạc và lời: Đào Lê Văn – Ca sĩ: Tâm Thư - Thực hiện youtube: Bảo Phạm