Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Gs Nguyễn Thị Hoa - Ấm Áp Một Ngôi Trường.

24 Tháng Hai 200912:00 SA(Xem: 72837)
Gs Nguyễn Thị Hoa - Ấm Áp Một Ngôi Trường.

 

ẤM ÁP MỘT NGÔI TRƯỜNG

 

Gs Nguyễn Thị Hoa

 

Tôi tưởng chừng sẽ không tìm thấy những kỷ niệm của trường khi sống ở Mỹ, nhưng sau hai lần gặp lại bạn bè, thân hữu và các học sinh cũ, tôi thấy ấm áp quá với những gì cựu học sinh Ngô Quyền đã mang đến cho nhau

 

- Thầy Tâm nè!

- Gì đó cô Hoa?

- Thầy có thấy qua khung cửa nhìn những chiếc lá phượng nhè nhẹ rơi dễ thương quá phải không?

- Wow! Hôm nay sao cô Hoa lãng mạn thế! Có tâm sự gì phải không?

- Ừ! Có chút chút.

Rời phòng làm việc, lần bước qua các dãy hành lang, tôi thường dừng lại vài ba phút ở mỗi lớp học. Âm thanh vẫn là giọng giảng bài của thầy cô, vẫn những gương mặt đang chăm chú lắng nghe, vài cái nhìn len lén của các cô cậu trao cho nhau, những cái gật đầu thích thú khi chúng nó hiểu ý nhau bằng những dấu hiệu riêng trong giờ học .Nét mặt u buồn của vài đứa học trò cho tôi biết chúng vừa bị thầy cô khiển trách, và cũng có những lúc lớp học ồn lên vì tiếng cười của thầy trò, thầy cô giáo chúng tôi thường tạo không khí thoải mái cho học sinh sau những giây phút tập trung học tập.

Bước nhẹ trong sân trường, ánh nắng thật dịu dưới những tàng cây to lớn, nhìn cánh hoa sao phất phơ rơi trước cơn gió, từng chiếc lá vàng bay bay, dơ hai cánh tay tôi đón bắt những tia nắng và rồi từng cánh hoa sao nhỏ nhắn xinh xinh nhẹ nhàng rơi vào lòng bàn tay, đưa lên mũi tôi ngửi được mùi thơm thoang thoảng của hoa. Ôi! Đẹp làm sao! Và bất chợt cho tôi biết thời tiết đang vào Thu.

Thế là đã qua rồi mùa Hè oi ả, qua rồi những giọt nước mắt khi các em học sinh lớp mười hai quyến luyến chia tay thầy cô, bạn bè, nắng sân trường. Hành trang của các em mang theo khi rời mái trường thân yêu là những lời dặn dò của thầy cô, những kỷ niệm vui buồn của tuổi học trò và những tình cảm dễ thương của tuổi vừa biết yêu. Còn tôi, khi không còn đứng trên bục giảng nữa, hành trang có lẽ nhiều lắm, liệu tôi có mang theo hết không?

Những lúc nhìn thấy tôi đăm chiêu và biết tôi đang nhớ về Việt Nam, chồng tôi thường hát bài Phượng Hồng, nhắm mắt lại tôi vẫn thấy được hình ảnh của các cô cậu học trò chở nhau trên chiếc xe đạp chạy lòng vòng trong sân trường, trên xe chất đầy những nhánh phượng đỏ thắm sắc hoa mà chúng len lén hái ở trước cổng trường. Cuối góc dãy hành lang những mái đầu chụm vào nhau thầm thì tâm sự. Khi những chiếc giày được ném lên cây phượng, rồi thì hàng loạt chiếc lá, cánh hoa đỏ rực và những búp hoa chưa kịp khoe sắc thi nhau rơi xuống sân trường, các em giành nhau nhặt, đứa thì ép hoa vào sách, đứa cài hoa lên tóc, bọn con trai thường lấy búp hoa chơi đá gà. Ngày cuối cùng của năm học, màu trắng của áo được điểm thêm bởi màu mực, hơn năm mươi ch ký màu tím, màu xanh các em để lại cho nhau, với thời gian có thể phai nhòa nhưng không bao giờ nhạt phai trong ký ức của các em. Riêng tôi, có lần sau mùa Hè nhận tấm thiệp trong đó có ép một con bướm thật đẹp và dễ thương được làm từ hoa phượng, không biết của ai đã gửi qua đường bưu điện.

 

 

Giờ đây trước cổng, hai cây phượng vỹ vẫn còn đó, nhưng sân trường đã vắng bóng mát của các cây sao, dầu. Nếu ai đã từng dạy và từng học ở đây sẽ ngậm ngùi luyến tiếc cho hình ảnh thân yêu của mái trường Ngô Quyền với các dãy hành lang quen thuộc, với tàn cây rộng lớn của các cây sao, dầu. Ngô Quyền vẫn còn là tên của trường nhưng hình ảnh cũ không còn nữa. Một chút gì xót xa trong tôi khi quay trở lại thăm trường sau chỉ mới một năm xa Quê Hương, ngỡ ngàng và xa lạ quá, may mà vẫn còn hai cây phượng trước cổng trường, nếu không tôi không nghĩ đó là ngôi trường mà tôi từng giảng dạy hơn hai mươi năm.

Rời Việt Nam, từ giã người thân, bạn bè, đồng nghiệp, các học sinh thân yêu của tôi, tôi tưởng chừng sẽ không tìm thấy những kỷ niệm của trường khi sống ở Mỹ, nhưng sau hai lần gặp lại bạn bè, thân hữu và các học sinh cũ, tôi thấy ấm áp quá với những gì cựu học sinh Ngô Quyền đã mang đến cho nhau dù đã sống xa quê hương, trường Ngô Quyền vẫn vĩnh viễn có trong lòng mọi người dù có đi đến đâu và ở nơi đâu.

 

 hoa nguyen

11 Tháng Năm 2025(Xem: 736)
Tóm lại nếu ta dựa trên chỉ số GDP thì Lào là một quốc gia nghèo nhất trong vùng nhưng có lẽ dân Lào không biết GDP là gì nên họ sống một cách vô tư...
11 Tháng Năm 2025(Xem: 555)
Ngày 6/5/2025, một tin buồn đến với người dân và cựu quân nhân miền Nam: điêu khắc gia, đại uý Nguyễn Thanh Thu, tác giả pho tượng Thương Tiếc ở nghĩa trang quân đội từ trần.
11 Tháng Năm 2025(Xem: 585)
Bá gật đầu cười nhưng trong đầu cứ nghĩ Quỳnh Hà nói cho vui vậy thôi...Con trăng sau ngày rằm càng lúc càng sáng giữa bầu trời trong vắt không một gợn mây khiến dưới mặt hồ cũng có một vầng trăng đang lung linh trên mặt nước
09 Tháng Năm 2025(Xem: 1474)
Giải phóng đất nước xong, mọi người dân cũng giống như đàn cá trên sông bị lùa vào một chỗ và họ tung lưới tóm gọn hết thảy. Khổ biết bao nhiêu.
29 Tháng Tư 2025(Xem: 3266)
Nửa thế kỷ trôi qua, chúng tôi đã tha thứ cho những người đã chia cách gia đình chúng tôi, đã đẩy chúng tôi ra biển lớn, sống đời lưu vong. Tha thứ từ rất lâu, nhưng quên thì chắc chẳng bao giờ quên những ngày u ám năm xưa
28 Tháng Tư 2025(Xem: 1136)
50 năm quê nhà quê người, quá khứ và hiện tại, mất mát đau buồn và thành quả nhận được. Em yêu hiện tại tốt đẹp này và ước mong tương lai tươi sáng tốt đẹp nhiều hơn nữa,
28 Tháng Tư 2025(Xem: 892)
Là những người miền Nam hiện đang ở hải ngoại, sống cuộc đời tự do, sung túc nhưng lúc nào cũng đau đáu nhớ về quê hương với hồi ức về những năm tháng sống hạnh phúc dưới một chế độ dân chủ,
28 Tháng Tư 2025(Xem: 1037)
Quá nửa đêm, mệt lã vì tắm gội liên tục Tôi lịm người đi. Qua hôm sau, Tôi giận đời giận mình tức tốc rời Subic Bay bằng C130 tới Guam để làm thủ tục I94 đi định cư Mỹ.
27 Tháng Tư 2025(Xem: 1500)
Rất may vài ngày sau tháng 5 năm 1975, Tổng Thống Phi cho phép đổ Việt tị nạn cộng sản vào quân cảng Subic Bay Philippine do quân đội Mỹ trú đóng. Đời Tôi từ nay bắt đầu chuỗi ngày lưu vong, mang nặng nỗi sầu ly hương...
27 Tháng Tư 2025(Xem: 1009)
Tại căn chòi này vào đêm hôm đó Lê Văn Té được đổi tên thành Trần Văn Thế với biệt danh là Ba Thế – cậu Ba Thế. Lê Văn Té cảm thấy vô cùng hãnh diện khi được ba cán bộ lần lượt thay phiên nhau ca tụng cái tên “Ba Thế”
20 Tháng Tư 2025(Xem: 1054)
Xin mời thưởng lãm tác phẩm mới nhất của Duyên
18 Tháng Tư 2025(Xem: 1936)
Tâm thần bà bắt đầu hỗn loạn, bà không biết chuyện gì đã xảy ra với con của mình. Liên tục các câu hỏi hiện ra trong đầu bà “Con mình đã biết nói? Tại sao nó không nói mà chỉ hát?...”.
18 Tháng Tư 2025(Xem: 1968)
Tôi vẫn tiếc một điêu khắc gia khác của Việt Nam, đại uý Nguyễn Thanh Thu tác giả bức tượng Thương Tiếc ở Nghĩa trang Quân Đội Biên Hoà với cuộc đời như một bi kịch lại không được đưa lên màn ảnh nhỏ.
18 Tháng Tư 2025(Xem: 3822)
Thoát hiểm “phá đài TV Qui Nhơn” về Saigon, tối hôm đó Tôi ngủ luôn trong đài vì trúng phiên làm sĩ quan trực Nhân Dân Tự Vệ cấm trại 50%, chia phiên cho anh em canh gác lo về an ninh
18 Tháng Tư 2025(Xem: 3600)
Hôm nay, tôi và bạn bè tam B3, lớp Pháp Văn, có cuộc hẹn gặp gỡ với bạn Đỗ Quang Nam và phu nhân, từ Houston về BH.
17 Tháng Tư 2025(Xem: 4980)
Nỗi thắc mắc nghĩ ngợi của Tôi nhớ về bạn Đồng Môn cùng lớp Nguyễn Văn Lê tới nay vẫn chưa có tin tức còn sống hay chết!
06 Tháng Tư 2025(Xem: 1987)
Ở miền tây, chiến trường không ác liệt như miền đông và miền trung nhưng đi hành quân vất vả hơn nhiều vì phải lội sình, có nơi sình lầy cao lên khỏi đầu gối.
05 Tháng Tư 2025(Xem: 4927)
Tôi viết những gì ghi lại đây là cho chính bản thân mình, với vài người bạn đồng hành là nhân chứng sống chuyến công tác đặc biệt coi như chết hụt tại Qui Nhơn đầu tháng 4-1975.
05 Tháng Tư 2025(Xem: 2529)
Mấy chục năm qua mỗi khi ngồi nhớ lại đời mình tôi lúc nào cũng nhớ tới Lực. Cậu trai trẻ chân đi cà thọt tật nguyền nhưng luôn dễ thương, yêu đời và tốt bụng.
04 Tháng Tư 2025(Xem: 3061)
Người già tức là người lớn tuổi, còn gọi là người nhiều tuổi hay người cao niên… Thế thì bao nhiêu tuổi mới được gọi là người già, người lớn tuổi hoặc người cao niên?