Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Châu Hà - THÁNG TÁM THĂM THẦY NGUYỄN XUÂN HOÀNG

19 Tháng Chín 20142:43 SA(Xem: 20273)
Châu Hà - THÁNG TÁM THĂM THẦY NGUYỄN XUÂN HOÀNG
Tháng tám, thăm Thầy Nguyễn Xuân Hoàng


nxh2
 
Email tâm sự: - Chị Hạnh ơi, em đi San Jose, thăm gia đình, bà con bên chồng.
 
Chị Hạnh, chị và em qua những năm, những tháng đồng nghiệp "gõ đầu trẻ"; cùng chia sẻ những miếng đường thẻ tặng nhau, nuôi chồng, nuôi chàng trong lao tù cộng sản sau 1975.  Cùng qua Mỹ theo diện HO IOM (International Organization of Migration).
 
Được chị Hạnh giới thiệu "làm quen" Nguyễn Trần Diệu Hương, người em, người bạn, chung một ngôi trường trung học xa xưa, Diệu Hương và chị Hạnh là cựu học sinh Ngô Quyền, tỉnh Biên Hòa, Việt Nam; cùng biết Thầy Nguyễn Xuân Hoàng dạy môn Triết . Châu Hà hân hạnh được Diệu Hương chở đến thăm nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng dùm chị Hạnh. 
 
Xin cùng chị Hạnh và Diệu Hương được gọi nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng là Thầy, dù Châu Hà không là học trò của Thầy.
 
Tấm check, lẵng hoa cùng thiệp chúc sức khoẻ của chị Hạnh, với nét chữ nắn nót của chị (Kính Thầy, vợ chồng em ở xa, rất muốn đi thăm Thầy nhưng không xin phép nghỉ được. Sẵn dịp, Hà là bạn dạy chung trường với em ngày xưa, Hà đến San Jose, Hà giúp em đến thăm và vấn an Thầy. Kính chúc Thầy Cô được bình an... HạnhHợi). 
 
Buổi chiều tháng tám, 2014. San Jose California còn nắng nóng, từ chợ Safeway thành phố Milpitas chờ Diệu Hương, giữ lẵng hoa trong tay, lẵng hoa có chị Hạnh hiện diện thăm Thầy, có Diệu Hương trên tay ly cà phê theo Diệu Hương nói  Thầy rất thích. Cả ba chị em (chị Hạnh nữa ) vội vã, nóng lòng, nao nao, xôn xao... đến thăm Thầy. 
 
Diệu Hương đã gọi hẹn giờ thăm. Người bạn đời của Thầy mở cửa, Cô Vy nét nhìn trẻ đẹp. Góc nhìn phía trái,  trong nhà ngay cửa chính là giải lụa vàng rất đẹp. Giải lụa được quàng trên cổ tượng Phật bằng đồng. Cảm giác xúc động khi nghe Cô tâm sự -giải lụa vàng là do anh chị Trần Dạ Từ và Nhã Ca tặng, để lỡ sau này... sẽ lo hậu sự cho Thầy...
 
Viết đến đây, giờ này... giải lụa vàng đã cùng Thầy bên nhau (hôm qua, chiều thứ bảy 13 tháng 9, nghe tin từ chị Hạnh cho biết:Thầy đã ra đi). 
 
Tháng tám, 2014 thăm Thầy hôm đó, khẽ nhẹ cùng Diệu Hương, cùng Cô Vy dẫn vào căn phòng , nơi "không gian hạn hẹp" của Thầy. Viết đến đây, thời gian nầy Thầy đã thênh thang, buông xả, (Bụi và Rác, Trên Bục Gỗ của Ngôi Trường Yêu Quý, nhiều và nhiều những tác phẩm văn chương của Thầy biết bao người hâm mộ, Thầy để lại cho đời). 
 
Được bắt tay Thầy, tự giới thiệu lý do em được hân hạnh đến thăm Thầy. Ánh mắt của Thầy và Cô như thầm cám ơn chị Hạnh (Seattle), đường xa và vì công việc không đến thăm Thầy được. ChâuHà do dự, nói gì với Thầy lúc đó điều gì được? Chúc Thầy sức khoẻ, với hy vọng cuộc sống mong manh níu kéo Thầy, cho Cô Vy dù thêm phần bận rộn nhưng an tâm Thầy còn đó bên Cô? “Thầy vẫn còn đó bên Cô”, Cô tâm sự:- Đáng lẽ Thầy là người tiễn Cô trước...". Bệnh tật của Thầy, của Cô làm cho tuổi đời mong manh như sợi chỉ . Nhưng nhìn ánh mắt của Thầy cho ChâuHà biết được Thầy đã vững vàng chịu đựng căn bệnh mà không ai muốn nó đến . 
 
Xin chia sẻ nỗi niềm cùng Cô Vy. Kính chúc Thầy luôn thanh thản, bình an. Một lần gặp Thầy Cô duy nhất, một cảm giác luôn nghĩ về cái bàn viết giữa căn phòng gia đình của Thầy, giấy bút còn đó ngả nghiêng theo căn bịnh, trên tường phía sau bàn là bức chân dung thời trẻ của Thầy, khung hình Cô Vy tươi trẻ nơi phòng khách và nơi cửa chính, giải lụa vàng, tất cả cùng Thầy cùng các bạn viết văn của Thầy và các học sinh Ngô Quyền của Thầy, gia đình người thân và nhiều độc giả quý mến những tác phẩm của Thầy, luôn nghĩ về Thầy một đời bục giảng và văn chương.   
 
Trân trọng xin được thắp nén nhang tiễn Thầy ra đi thanh thản. 
 
ChâuHà 
14/9/14
27 Tháng Hai 2015(Xem: 20254)
Đêm ở nghĩa địa. Tôi ngồi với người thanh niên tên Long, con trai bà Sáu Mượn trong một ngôi nhà mồ. Ngôi nhà, không đúng. Nó giống như một cái miếu thờ.
27 Tháng Hai 2015(Xem: 25861)
Với tôi, không ai hát “Hoa Xuân” hay bằng Hà Thanh và cũng không ai hát nhạc của Nhạc Sĩ Nguyễn Văn Đông hay bằng Hà Thang, từ những: “Khúc Tình Ca Hàng Hàng Lớp Lớp”:
21 Tháng Hai 2015(Xem: 23710)
CHÚC MỪNG NĂM MỚI Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU Thể hiện : DUY LINH Hoà âm : QUANG ĐẠT
20 Tháng Hai 2015(Xem: 26760)
Có lẽ không có ngôi trường nào có được tình thầy-trò như vậy. Người Thầy vừa là Sư vừa là Phụ. Cảm ơn ngôi trường độc nhất của Việt Nam Cộng Hòa ....
13 Tháng Hai 2015(Xem: 28433)
Dương Quân xuất thân từ Biên Hòa nên yêu Em gái Biên Hòa đây mới thật là mối tình man mác, nên tác giả “Đem theo hình ảnh cả đời tha phương”. Chỉ cần đọc thơ anh, cũng có thể hiểu được ít nhiều những gì anh muốn nói hoặc tâm sự.
13 Tháng Hai 2015(Xem: 28889)
Dê ở đây không phải là tính lăng nhăng “dê xồm” hay “dê cụ” của mấy ông, và cũng của mấy bà nữa, mà thật sự là một con dê. Nó từ đâu đến, không ai biết, chỉ biết ông Tám nhờ nuôi nó mà được thành danh là ông Tám Dê.
13 Tháng Hai 2015(Xem: 28464)
Ôi cái tâm thức như khỉ vượn suốt cả năm nay chạy đuổi theo những hình bóng phù du của cuộc mưu sinh, không bao giờ biết đến “sự dừng lại” để ngắm và quan sát nên nào có hay rằng mùa Xuân đã đến “Như Vậy”:
13 Tháng Hai 2015(Xem: 31730)
*Xin bấm vào ô vuông ở cuối khung góc phải (Full screen) để mở lớn màn ảnh và thưởng thức ĐI TÌM MÙA XUÂN - Nhạc NGÔ CÀN CHIẾU - DIỆU HIỀN trình bày
13 Tháng Hai 2015(Xem: 27106)
Tôi đã làm một video ngắn. Hiện diện trong này là những gương mặt thân quen của người Biên Hòa. Là những cựu học sinh Ngô Quyền và những cây viết quen thuộc đã góp mặt...
07 Tháng Hai 2015(Xem: 25673)
Giờ đây được sống nơi xứ người, với những xa lộ thẳng hàng với những đoàn xe nối dài những đêm không ngủ. Một thoáng chốc buồng tim chợt đau nhói, khi nhớ về những con đường với những thân quen của Biên Hòa xưa cũ.
30 Tháng Giêng 2015(Xem: 28974)
Xuân và Tết lại về một lần nữa với mọi người trên quê hương thứ hai này. Bây giờ dù ăn Tết và đón Xuân không thiếu một thứ gì nhưng sao Dung vẫn không bao giờ quên được buổi hội chợ Tết đầu tiên đơn sơ cùng miếng bánh chưng ngọt ngào.
29 Tháng Giêng 2015(Xem: 25725)
Ngày họp mặt AHBH năm nay tôi vui lắm. Quà cáp đem về là những lời khích lệ chân tình của Thầy, Cô, các anh, chị và tất cả bạn bè. Tôi không phải là nhà văn. Tôi chỉ là một bông hoa dại được hội AHBH đem vào vườn hoa văn nghệ và ươm phân, tưới nước.
29 Tháng Giêng 2015(Xem: 28310)
Một mùa Xuân nữa lại trở về trên quê hương. Không biết cây mai vàng trước nhà có nở hoa kịp vào dịp Tết để được chị cắt một cành mai đẹp nhất, trân trọng cắm vào bình hoa trên tủ thờ? Đó là nơi trang nghiêm giữa nhà, có hình của ông bà và cha mẹ, ..
29 Tháng Giêng 2015(Xem: 23057)
Tôi thèm khát biết bao nhiêu cái màu xanh trên bầu trời bên kia song sắt. Tôi sẽ nhảy cỡn lên, sẽ đi bằng những sải chân dài, sẽ chạy thật nhanh ra khỏi cánh cửa kia, sẽ bay lên những vòm cây, sẽ đậu trên mui chất đầy đồ đạc của chiếc xe đò ọc ạch chạy trên quốc lộ bốn...
24 Tháng Giêng 2015(Xem: 27195)
Phần người viết nhìn bức hình cũ kỹ đã gần nửa thế kỷ với tâm trạng đầy... xúc động. Bởi vì đúng như ông bà mình thường nói rằng nghe cả hàng ngàn lời nói đọc cả hàng vạn chữ viết mô tả cũng không sao bằng...
24 Tháng Giêng 2015(Xem: 25216)
Tôi đọc nhẩm lại đoạn thơ của Vượng. Anh tiên tri đó chăng ? Chiều nay nắng nhạt, đường phố hiu hắt buồn tênh. Thềm đất đỏ con dốc kia đã khiến tôi nhớ về anh khôn cùng. Mông mênh. Vượng ơi !
23 Tháng Giêng 2015(Xem: 33975)
Giã từ tuổi thơ để thành người lớn. Bây giờ làm người lớn lại nhớ về tuổi thơ để thêm chút niềm vui. Trò chơi "Má, con" ngày xưa tôi đã hoàn tất một cách trọn vẹn. Còn lại đây là những ngày mà các trò chơi con nít không hề thử nghiệm.
23 Tháng Giêng 2015(Xem: 21551)
Đồ đạc? Tôi có đồ đạc gì đâu. Một chiếc chiếu sẽ trả lại cho nhà giam. Chiếc màn do người tù được thả đợt trước tặng, nay tôi sẽ tặng lại cho người khác. Cái chén, đôi đũa để cho nhà bếp. Tôi không còn giày dép.
16 Tháng Giêng 2015(Xem: 19080)
Chị Thi ơi! bây giờ tôi mới biết chị cũng cùng khóa 6. Bây giờ tôi không còn có dịp đến thăm chị. Tôi chỉ có thể nguyện cầu hương linh chị thảnh thơi nơi cõi bao la không đau đớn dằn vặt.
16 Tháng Giêng 2015(Xem: 21288)
Ông Ba Trương Phi, cha Minh kể, theo kháng chiến đánh Tây rồi sau đó đi tập kết ra Bắc. Năm Sáu Hai, vượt Trường Sơn vào Nam, chiếm đấu ở miền Đông cho đến ngày Sài Gòn thất thủ.