Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Người Xứ Bưởi - CON ĐƯỜNG ĐẸP NHẤT BIÊN HÒA XỨ BƯỞI

24 Tháng Giêng 201512:11 SA(Xem: 27164)
Người Xứ Bưởi - CON ĐƯỜNG ĐẸP NHẤT BIÊN HÒA XỨ BƯỞI

Phiếm Luận & Biên Khảo

Người Xứ Bưởi

 

Con đưng đp nht Biên Hòa x Bưi

 

Tình cờ

Thật tình cờ thấy một bài viết mang tựa đề "Con đường đã mất" của tác giả Nghiêm Hải  trên trang web trường Ngô Quyền (xem Nguồn 1 dưới bài). Vang vọng âm điệu ngồ ngộ tợ như "Thiên đường đã mất" mà nhiều tác giả đã viết dùng làm tựa đề . Ngay trong phần "nhập đề" đã làm chúng tôi vô cùng ngạc nhiên với :

"Ai cũng thế cả! Cái gì thuộc về mình thì luôn luôn đẹp nhất dù nhiều khi, nếu so sánh thật sự thì chưa chắc! Nhưng, Tôi có thể nói chắc như đinh đóng cột là: chỉ có con đường của cái xóm Bắc dốc Tòa của chúng tôi là đẹp nhất tỉnh Biên Hòa ngày đó mà thôi! Nó sống mãi trong tâm hồn ấu thơ, thời kỳ 1959-1965 và lụi tàn dần vì chặt bỏ do sợ bão lớn gây đổ chết người ... Đó là hai hàng cây Sao cổ thụ dọc hai bên đường, đã sống từ rất lâu đời, khi chúng tôi di cư vào Nam và chúng đã hiện hữu! Cứ cách khoảng nhau từ 10m đến 15m lại có một cây, xanh mát quanh năm và là nơi tuổi thơ của xóm đã gắn liền vào gốc rễ!"

Vô cùng ngạc nhiên là bởi vì chính bản thân người viết cũng đã sống và tận hưởng những năm tháng ngà ngọc thơ ấu tại con đường Dốc Tòa Xóm Bắc đó cho đến lúc xuất ngoại du học vào năm 1971. Con đường đó từng mang tên là Lê Văn Duyệt , sau năm 1975 đổi là Bùi Văn Hòa và nay có tên mới là Hoàng Minh Châu. Tác giả Nghiêm Hải viết lại những kỷ niệm tuyệt vời mà đám trẻ chúng tôi trong xóm  Bắc Kỳ Nho Nhỏ đó đã có và từng gắn bó với nhau trên một thập niên qua những môn chơi thể thao đam mê như đá banh cho đến trò chơi chọc phá các cặp tình nhân hằng đêm "lủi vào bụi cây để tâm tình". Điển hình như chuyện của anh Đoàn (một tiền đạo cánh trái nổi tiếng của Hội Tuyển Biên Hòa) và chị Bạch Hải (xinh đẹp mà lại rất sport nên mới chiếm được trái tim của anh chàng tiền đạo nổi tiếng của xứ Bưởi).

Xúc động

Quả đất quả thực... tròn . Bắt đầu từ năm 1998 chúng tôi mới có dịp lần lượt tái ngộ lại những người thân yêu để  nghe được giọng nói trìu mến năm xưa và nhìn lại được ánh mắt của "ngày xưa thân ái". Bất ngờ ngày 21/10/2014 lại nhận được eMail của cô bạn học láng giềng tên Duyên kèm theo một bức hình chụp con đường Lê Văn Duyệt của thời thơ ấu, được lấy ra từ trang web dongnai24h.com.vn  (xem Nguồn 2 dưới bài)

Duyên có ghi chú: " ... hình ảnh con đường Lê Văn Duyệt đẹp cổ kính với những cây cổ thụ to cao... cuối con đường là bờ sông Đồng Nai nhẹ nhàng uốn qua thành phố, của một thời mới lớn... "

Nhìn thấy bức hình nhắc tới kỷ niệm xa xưa, nhà thơ Tưởng Dung (dám ra tập thơ đầu tay lúc 15 tuổi mà !) vội viết hỏi liền : "Hình này chụp đầu dốc chỗ hình lá cờ là tòa án phải không? Nếu đúng thì căn thứ nhì đầu dốc bên phải là nhà Ngọc Yến, nơi em mời chị Duyên và chị Hạnh tới dự sinh nhật thứ 15".

Còn nhà văn Nguyễn Trần Diệu Hương (đã từng đoạt giải văn chương Việt bên xứ Mỹ!) tâm sự: " ... Khi em đi bộ từ cư xá Đoàn Văn Cự đi học trường Nữ Tiểu Học mỗi ngày đều đi ngang và "ngắm" đường Lê Văn Duyệt từ đầu dốc vài phút vì đó là một trong những con đường hiếm hoi ở BH có "cây dài bóng mát" khá đẹp... Quá khứ của em ở BH chỉ là kỷ niệm học trò, tuổi thơ hạnh phúc, đường đi học từ nhà đến trường Mẫu giáo, trường Nữ Tiểu học, và trường Ngô Quyền thân yêu của tất cả anh chị em mình ."


NQ-Le Van Duyet 4

Đường Lê Văn Duyệt những năm 1966/1967

Phần người viết nhìn bức hình cũ kỹ đã gần nửa thế kỷ với tâm trạng đầy... xúc động. Bởi vì đúng như ông bà mình thường nói rằng nghe cả hàng ngàn lời nói đọc cả hàng vạn chữ viết mô tả cũng không sao bằng... nhìn thấy sự thực qua một bức hình!. Ký ức trổi dậy sống lại thời thơ ấu bên con đường thân yêu tưởng chừng đã... mất. Giữ lời hứa, lúc rảnh rổi sau đó chúng tôi đã viết lời bàn "phân tích" chung quanh bức hình đặc biệt cho cả 3 "nữ độc giả" xem như sau:

Phân tích

Chụp từ đâu?

Bức hình này chụp rất nghệ thuật nên bao trùm toàn bộ con đường Lê văn Duyệt (nay là Hoàng Minh Châu) . Người chụp đứng cuối đường và ra giữa mặt đường ngang với hàng cây keo (mà bọn con nít tụi này có dịp lượm trái keo trắng mịn ăn ngon lành).

Ai chụp bức hình này?

Phải là dân nhà nghề dùng ống kính tốt nên chụp rất rõ và chắc phải là dân ngoại quốc vì năm 1966 dân VN mình không ai có phim màu và không có tiệm rửa hình màu. Lúc đó tiệm Phạm Lung chỉ trưng bày hình đen trắng. Năm 1970 "tốt nghiệp NQ" mà thương tặng cho nhau chỉ bức hình trắng đen mà thôi.

Chụp năm nào?

Ở dưới đề là năm 1966/1967.  Nhưng chắc có lẽ vào mùa nắng tháng 3 - 6/1965. Tại vì:

- cỏ bên đường đã "cháy nắng" rồi

- hàng cây cổ thụ bên đường chưa bị "đốn" (theo Nghiêm Hải còn hàng cây đến năm 1965).

- mặt đường màu bụi đỏ vì chuyên chở đất đỏ đổ vào ruộng rau muống để xây Trung Tâm Thẩm Vấn

- còn nhớ cuối năm đệ ngũ (1965) hết còn được câu cá rô, cá lóc, cá sặc, cá trê ở ruộng rau muống sau nhà.

- nếu lấy kính phóng đại thì thấy trên đầu dốc có 2 nữ sinh mặc áo dài trắng đi học về . Đó phải là Duyên và chị Hảo vì trong thời điểm 1965 xóm Bắc Kỳ nho nhỏ không có gia đình nào có 2 chị em đi học vào lứa tuổi đó. Thực vậy nếu dùng phương pháp "kiểm soát & loại trừ" lần lượt từ dốc Tòa xuống sẽ thấy rõ: gia đình ông Phán Lộ có chị Sương (không có em gái), gia đình ông Đốc Thi có chị Châu (học Dược, không có em gái), gia đình ông Hội Vẽ có chị Thành (có em gái tên Nhàn còn nhỏ), gia đình bác Giang có chị Trúc (có em gái tên Thược còn nhỏ), Bố Mẹ chúng tôi chỉ có 1 cô con gái "rượu" (chị Phấn), gia đình bác Quang có chị Bảo (có em gái tên Thủy còn nhỏ), gia đình bác Thăng có chị Phương (có em gái tên Lan còn nhỏ), gia đình bác Bằng có chị Hồng (có em gái tên Nhung còn nhỏ) và gia đình bác Hậu có chị Phúc (đi học ngoài miền Trung). Như vậy đều thấy không có ai hội đủ "điều kiện ắt có và đủ" đó!.

Ai đứng bên cột đèn?

Mới đầu tưởng là Bùi Đức Tùng, sau nhìn kỹ và xem bài viết trên trang NQ & BH thì biết đó là Nghiêm Hải đang đứng cột đèn trước nhà Cô Sáu Tuyết & Bác Thăng . Đứng để "dòm" con nhỏ Hương (em gái của Bích) như từng viết "thú tội" kể lại trên trang NQ & BH.

Con đường dài bao nhiêu mét?

Khoảng 200 mét vì có 8 cột đèn gồm: (1) cột đèn cuối đường, (2) cột đèn nhà ông Hai Sanh, (3) cột đèn nhà Cô Sáu Tuyết, (4) cột đèn nhà Duyên, (5) cột đèn nhà ông Đốc Thi, (6) cột đèn nhà ông Phán Lộ, (7) cột đèn nhà ông Quận Cơ, (8) cột đèn đầu đường . Theo luật xây cất thì khoảng cách cột đèn khoảng 30 mét và cao khoảng 9 mét mới đủ toả ánh sáng cho bọn con nít tụi này chơi giỡn không sợ ma. Từng cột đèn một để lại biết bao kỷ niệm . Chẳng hạn cột đèn nào có nhiều dế cơm bay ra, có nhiều dế đá, có nhiều giun trùn đào để câu cá...

"Hay quá"

Không ngờ lời bàn "phân tích" sơ sơ đó lại "ăn khách" quá xá.

 

Diệu Hương phê bình :

"Hôm nay, sáng chủ nhật,  Mỹ đổi giờ mùa Đông (fall back 1 hour), em theo thói quen dậy sớm đi tập thể dục và đọc được bảng phân tích rất ban B, rất "thám tử" của anh"

 

Duyên thì thích quá viết loạn xạ chêm vào phụ đề song ngữ cho lẹ và sau đó còn... ngỏ ý xin muốn phổ biến đến cho những ngưòi thân xem:  

"Hay quá! Thanks for your analysis about our street,  đường Lê Văn Duyệt. I had the feeling that the girls in this picture were chị Hảo and me on the way home after school, but the time originally indicated in this picture didn't line up to support that fact. Your suggested timing is making more sense. I think we were lucky having a  childhood in that street, cây cao bóng mát, good memory, good people and lovely river running by... "

 

Về phía Tưởng Dung đã "tận tụy nghề nghiệp" muốn có ngay một bài loại phiếm luận về hình ảnh con đường này để đăng vào Đặc San Xuân Biên Hòa cho các đồng hương xem chơi.

 

Nổi bật

Trong đời có cơ hội thuận tiện đi đến nhiều nơi và nhìn lại khách quan vẫn thấy nhiều điểm "nổi bật" (từ ngữ của Thày dạy toán NQ Nguyễn Thất Hiệp) của con đường năm xưa. Điển hình chẳng hạn:

Phong thủy

Về phương diện phong thủy thì chắc có lẽ con đường này nổi bật hơn hết. Thực vậy:

- Cuối đường có dòng sông Đồng Nai thật "nên thơ" (Thủy)

- Đầu đường có dốc lên cao thật "nổi bật" (Sơn)

- Dọc đường có hàng cây bóng mát cổ thụ thật "an lành" (Lâm)

- Bên sát cuối đường có đền thờ một trong Tứ Linh (Đình Tân Lân)

 

Hội đủ 4 điều kiện hiếm có đó khiến cho dân ở đó được phù hộ, sống thật an cư lạc nghiệp, thành công "nổi bật" trên đường học vấn và nghề nghiệp. Đây là điểm đáng quý nhất.

Nghệ thuật

 

Kiến trúc sư người Pháp đã có đầu óc rất nghệ thuật khi kiến tạo thành phố Biên Hòa. Chẳng hạn con đường Lê Văn Duyệt từ dốc Toà xuống, bên phải hoàn toàn là các công sở và bên trái hoàn toàn là nhà cửa dân chúng. Không hề lẫn lộn xen với nhau. Thật là hiếm có, nếu không muốn nói là "độc nhứt vô nhị".

Ngoài ra đặc biệt còn được trồng 3 loại cây cổ thụ khác nhau tạo sự thay đổi sống động. Đầu đường có hàng cây Sao với đặc điểm có quả nở bung ra bay lượn những cánh chong chóng cho bọn con nít tha hồ đuổi bắt . Giửa đường có hàng cây Gáo "sản xuất" quả lượm về nhà thay cho than củi nấu bếp. Cuối đường có hàng cây keo tới mùa cho trái ăn ngòn ngọt ngon lắm.

 

Bên lề

 

Một chuyện bên lề đáng nói là Ty Công Chánh Biên Hòa đã chăm sóc rất kỹ nên con đường có bộ mặt sạch sẽ. Ban đêm bọn trẻ chúng tôi ra chơi đùa và đôi khi vật lộn nằm lăn ra cả trên đường. Đến khi có một cây gáo cổ thụ bị tróc rể, Ty Công Chánh chấp thuận cho "đốn" một vài cây nguy hiểm mọc trước nhà. Hồi đó, người anh thứ 3 tên Triết - tốt nghiệp từ "" Quốc Gia Hành Chánh - cho biết Biên Hòa có một Phó Tỉnh Trưởng Hành Chánh tài giỏi (Đốc sự Nguyễn Thành Nhơn) biết lo phục vụ dân chúng trong tỉnh. Điển hình thị thực các giấy tờ cho hồ sơ cá nhân có cô thư ký Ngọc Huệ làm ngay rất lẹ (e rằng còn lẹ hơn nhiều xứ ở Âu Mỹ), không có tệ nạn "ngâm tôm" vòi tiền như bây giờ. Đó là điểm son "để đời" của Đốc sự Nguyễn Thành Nhơn.

 

Hiện tại

 

Dường như có "thần giao cách cảm" bước qua tháng 11/2014, một bạn hiền NQ "yêu dấu" đã chụp hình gửi cho xem những hình ảnh mới nhứt về con đường Lê Văn Duyệt.

 NQ-Le van Duyet 1

Bức hình trên được chụp từ cuối đường (giao điểm với đường Trần Thượng Xuyên). Nếu nhìn "phân tích" thấy hình chụp vào sau giờ đi làm khoảng 9 giờ sáng nên giao thông vắng lặng và bóng cây còn nghiêng xéo trên mặt đường. Vào tháng 11 trong mùa mưa nên lá cây màu xanh rì. Gần nửa thế kỷ trôi qua,"vật đổi sao dời" nhưng con đường vẫn giữ "bản sắc" trầm lặng hiền hòa đơn giản dễ thương như người con gái xứ Bưởi năm xưa.

NQ-Le van Duyet 2


Cuối đường ngay trước bờ sông bây giờ có công viên Nguyễn Văn Trị. Nhớ lại năm đệ tam (1967) rãnh rỗi ngày xưa cuối tuần thường cùng với đám bạn học đồng lứa như Phạm T Thừa, Nguyễn X Dũng, Trương M Tân, Nguyễn H Thoại ra đây hưởng gió sông mát rượi và nói chuyện đời... vu vơ.


NQ-Le van Duyet 3

Chính bờ sông cuối đường nơi đây, bọn chúng tôi đôi khi còn thấy chs-NQ Nguyễn Hoàng Hải (tên cúng cơm của nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên) đang "thẩn thờ" tìm thi hứng và sau này đã thành công với những dòng thơ tình nổi tiếng thật... học trò:

Nắng bờ sông như màu trang vở cũ

Thuở học trò em làm khổ ai chưa?

Anh muốn khóc trong buổi đầu niên học

Bàn tay xương cầm hờ hững văn bằng

......................................

Tình cứ đuổi theo người như chiếc bóng

Người thì không bắt bóng được bao giờ

Anh muốn khóc trong buổi đầu niên học

Bởi yêu em nên sầu khổ dịu dàng.

 

Kết

 

Trong bài biên khảo "Một cái nhìn khám phá mới về Nguyễn Tất Nhiên" (xem Nguồn 3 dưới bài) chúng tôi có đề cập chuyện nhà thơ tìm được nguồn thi hứng. Những bài thơ học trò nổi tiếng như "Bởi yêu em nên sầu khổ dịu dàng", "Trúc đào"... đều thấp thoáng hình ảnh con đường Lê Văn Duyệt mà nhà thơ học trò đó bao lần đã qua lại. Vừa qua nhà thơ Tưởng Dung cũng "tiết lộ" rằng trong thời gian học lớp 9, hàng tuần cũng đã đi lại trên con đường này để đến nhà Duyên học kèm thêm môn Toán Lý. Phải chăng vì vậy có được "hồn thơ" để xuất bản tập thơ đầu tay vào lứa tuổi mới 15?. Dám lắm đó, bởi vì cô bạn học láng giềng phát biểu đại ý rằng chỉ cần nhâm nhi cà phê nhìn quang cảnh con đường này rồi riết cũng trở thành thi sĩ. Thực vậy, chỉ nội trong xóm Bắc Kỳ nho nhỏ vỏn vẹn có 7 gia đình mà có tới 6 chs-NQ làm thơ đăng trên trang Ngô Quyền & Biên Hòa dưới bút hiệu NghiemHai, ntb 62-69, Nhung Nghiêm, Duyên, Bùi Đức Tùng và ... Phan Ngọc Phúc. Chắc con đường Lê Văn Duyệt có "hồn thơ", như vậy làm sao có chuyện "Con đường đã mất" được!

Chúng ta chỉ tạm chia tay với tên đường Lê Văn Duyệt nhưng "đừng quên" vì sẽ có ngày tái ngộ.

 

Chân bước đi lòng còn ở lại

Muốn thì thầm hai chữ đừng quên

 

Người Xứ Bưởi

1/1/2015

 

Nguồn 1:

http://www.ngo-quyen.org/a2414/nghiemhai-con-duong-da-mat

 

Nguồn 2:

http://dongnai24h.com.vn/van-hoa-du-lich/bo-anh-pho-phuong-bien-hoa-xua-phan-1.html

 

Nguồn 3:

http://www.ngo-quyen.org/p89a2616/nguoi-xu-buoi-mot-cai-nhin-kham-pha-moi-ve-nguyen-tat-nhien

 

 

27 Tháng Hai 2015(Xem: 20235)
Đêm ở nghĩa địa. Tôi ngồi với người thanh niên tên Long, con trai bà Sáu Mượn trong một ngôi nhà mồ. Ngôi nhà, không đúng. Nó giống như một cái miếu thờ.
27 Tháng Hai 2015(Xem: 25838)
Với tôi, không ai hát “Hoa Xuân” hay bằng Hà Thanh và cũng không ai hát nhạc của Nhạc Sĩ Nguyễn Văn Đông hay bằng Hà Thang, từ những: “Khúc Tình Ca Hàng Hàng Lớp Lớp”:
21 Tháng Hai 2015(Xem: 23685)
CHÚC MỪNG NĂM MỚI Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU Thể hiện : DUY LINH Hoà âm : QUANG ĐẠT
20 Tháng Hai 2015(Xem: 26723)
Có lẽ không có ngôi trường nào có được tình thầy-trò như vậy. Người Thầy vừa là Sư vừa là Phụ. Cảm ơn ngôi trường độc nhất của Việt Nam Cộng Hòa ....
13 Tháng Hai 2015(Xem: 28415)
Dương Quân xuất thân từ Biên Hòa nên yêu Em gái Biên Hòa đây mới thật là mối tình man mác, nên tác giả “Đem theo hình ảnh cả đời tha phương”. Chỉ cần đọc thơ anh, cũng có thể hiểu được ít nhiều những gì anh muốn nói hoặc tâm sự.
13 Tháng Hai 2015(Xem: 28852)
Dê ở đây không phải là tính lăng nhăng “dê xồm” hay “dê cụ” của mấy ông, và cũng của mấy bà nữa, mà thật sự là một con dê. Nó từ đâu đến, không ai biết, chỉ biết ông Tám nhờ nuôi nó mà được thành danh là ông Tám Dê.
13 Tháng Hai 2015(Xem: 28441)
Ôi cái tâm thức như khỉ vượn suốt cả năm nay chạy đuổi theo những hình bóng phù du của cuộc mưu sinh, không bao giờ biết đến “sự dừng lại” để ngắm và quan sát nên nào có hay rằng mùa Xuân đã đến “Như Vậy”:
13 Tháng Hai 2015(Xem: 31704)
*Xin bấm vào ô vuông ở cuối khung góc phải (Full screen) để mở lớn màn ảnh và thưởng thức ĐI TÌM MÙA XUÂN - Nhạc NGÔ CÀN CHIẾU - DIỆU HIỀN trình bày
13 Tháng Hai 2015(Xem: 27086)
Tôi đã làm một video ngắn. Hiện diện trong này là những gương mặt thân quen của người Biên Hòa. Là những cựu học sinh Ngô Quyền và những cây viết quen thuộc đã góp mặt...
07 Tháng Hai 2015(Xem: 25542)
Giờ đây được sống nơi xứ người, với những xa lộ thẳng hàng với những đoàn xe nối dài những đêm không ngủ. Một thoáng chốc buồng tim chợt đau nhói, khi nhớ về những con đường với những thân quen của Biên Hòa xưa cũ.
30 Tháng Giêng 2015(Xem: 28945)
Xuân và Tết lại về một lần nữa với mọi người trên quê hương thứ hai này. Bây giờ dù ăn Tết và đón Xuân không thiếu một thứ gì nhưng sao Dung vẫn không bao giờ quên được buổi hội chợ Tết đầu tiên đơn sơ cùng miếng bánh chưng ngọt ngào.
29 Tháng Giêng 2015(Xem: 25684)
Ngày họp mặt AHBH năm nay tôi vui lắm. Quà cáp đem về là những lời khích lệ chân tình của Thầy, Cô, các anh, chị và tất cả bạn bè. Tôi không phải là nhà văn. Tôi chỉ là một bông hoa dại được hội AHBH đem vào vườn hoa văn nghệ và ươm phân, tưới nước.
29 Tháng Giêng 2015(Xem: 28283)
Một mùa Xuân nữa lại trở về trên quê hương. Không biết cây mai vàng trước nhà có nở hoa kịp vào dịp Tết để được chị cắt một cành mai đẹp nhất, trân trọng cắm vào bình hoa trên tủ thờ? Đó là nơi trang nghiêm giữa nhà, có hình của ông bà và cha mẹ, ..
29 Tháng Giêng 2015(Xem: 23037)
Tôi thèm khát biết bao nhiêu cái màu xanh trên bầu trời bên kia song sắt. Tôi sẽ nhảy cỡn lên, sẽ đi bằng những sải chân dài, sẽ chạy thật nhanh ra khỏi cánh cửa kia, sẽ bay lên những vòm cây, sẽ đậu trên mui chất đầy đồ đạc của chiếc xe đò ọc ạch chạy trên quốc lộ bốn...
24 Tháng Giêng 2015(Xem: 25186)
Tôi đọc nhẩm lại đoạn thơ của Vượng. Anh tiên tri đó chăng ? Chiều nay nắng nhạt, đường phố hiu hắt buồn tênh. Thềm đất đỏ con dốc kia đã khiến tôi nhớ về anh khôn cùng. Mông mênh. Vượng ơi !
23 Tháng Giêng 2015(Xem: 33927)
Giã từ tuổi thơ để thành người lớn. Bây giờ làm người lớn lại nhớ về tuổi thơ để thêm chút niềm vui. Trò chơi "Má, con" ngày xưa tôi đã hoàn tất một cách trọn vẹn. Còn lại đây là những ngày mà các trò chơi con nít không hề thử nghiệm.
23 Tháng Giêng 2015(Xem: 21530)
Đồ đạc? Tôi có đồ đạc gì đâu. Một chiếc chiếu sẽ trả lại cho nhà giam. Chiếc màn do người tù được thả đợt trước tặng, nay tôi sẽ tặng lại cho người khác. Cái chén, đôi đũa để cho nhà bếp. Tôi không còn giày dép.
16 Tháng Giêng 2015(Xem: 19057)
Chị Thi ơi! bây giờ tôi mới biết chị cũng cùng khóa 6. Bây giờ tôi không còn có dịp đến thăm chị. Tôi chỉ có thể nguyện cầu hương linh chị thảnh thơi nơi cõi bao la không đau đớn dằn vặt.
16 Tháng Giêng 2015(Xem: 21268)
Ông Ba Trương Phi, cha Minh kể, theo kháng chiến đánh Tây rồi sau đó đi tập kết ra Bắc. Năm Sáu Hai, vượt Trường Sơn vào Nam, chiếm đấu ở miền Đông cho đến ngày Sài Gòn thất thủ.
16 Tháng Giêng 2015(Xem: 26757)
Cả một quảng đời qua tui đã bao lần vô tình hay cố ý mà đã đưa bản thân mình lâm vào hoàn cảnh silly dở khóc dở cười để rồi mếu máo gậm nhấm nỗi buồn.