Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Xuân Hoàng - BỤI VÀ RÁC (Kỳ XIV)

14 Tháng Tám 20141:11 CH(Xem: 15001)
Nguyễn Xuân Hoàng - BỤI VÀ RÁC (Kỳ XIV)
BUI VA RAC-nxh-2-large

Kỳ XIV

Trước những câu hỏi loại đó giữa một bầu không khí ngờ vực, người ta thường phải trả lời, “đi chi, đi đâu, đất nước đã hòa bình thống nhất, ở lại xây dựng tổ quốc chớ,” hoặc “tôi xuống tàu rồi mà trở lên vì thấy dầu sao quê nhà vẫn hơn...” vân vân và vân vân.

Và trong lòng thì trời ơi, tôi muốn đi biết là chừng nào, nhưng không tìm ra lối. Những nơi đi được thì đã nghẹt người, đành quay lại. Tôi đã chờ trước tòa Đại Sứ Mỹ suốt một ngày trời. Tôi đã leo lên sân thượng của một ngôi nhà bỏ trống mà người ta đồn là sẽ có máy bay trực thăng của Đệ Thất Hạm Đội đáp xuống. Tôi đã chạy quanh chạy quẩn như con chuột chạy trong một cái hộp. Tôi đã làm mọi cách, nhưng vô ích, nơi nào tôi ghé vào tạt qua cũng gặp một rừng người chen chúc xô đẩy nhau, đạp lên nhau. Đó là lúc Quỳnh đi đứng nặng nề, chờ giây phút sanh nở.

Giá mà Quỳnh không có cái bụng bầu. Ừ, giá mà Quỳnh không có cái bụng bầu thì dễ cho tôi biết là bao nhiêu. Có lẽ chúng tôi đã xuống tàu, đã lên máy bay, đã ở một nơi nào khác không phải ở đây. Không phải ở lại đây, để thở một bầu không khí lo sợ, ngột ngạt, để chờ đợi một điều không may đổ ụp xuống bất cứ lúc nào, để như một người mua vé số hồi hộp chờ đợi cái lô độc đắc là một chỗ tại một nông trường cải tạo. “Giá mà...” không, không giá với hành gì hết. Ý nghĩ ấy dù chỉ thoáng qua óc tôi thôi, tôi cũng không đáng giá một đồng xu teng, chứ đừng nói chi một đồng bạc cắc. Sao tôi lại không nghĩ rằng giá mà không có tôi, có lẽ Quỳnh đã đi khỏi đất nước này từ lâu. Giá mà không có tôi, Quỳnh đã không xé cái tấm vé máy bay của hãng hàng không CAL ngay giữa một Saigon giới nghiêm, một Saigon chênh vênh bên bờ vực của một cuộc chiến sắp hạ màn?


Chương Tám

Chúng tôi đến nơi không kịp. Anh cả tôi đã qua đời, khi chiếc xe đò thổ tả chở chúng tôi nằm bẹp dí ở Phan Thiết. Dù sao chúng tôi cũng còn được nhìn mặt anh trước khi liệm. Ngôi nhà đó, nơi ba lần trở về tôi đã làm ba cuộc chia tay với những người thân yêu nhất đời tôi. Cha tôi chết trong cơn say. Mẹ tôi qua đời khi đứng giữa sân vươn tay hái chùm nhãn. Giờ đây ông anh cả tôi nằm chết ngay trên chiếc giường cha tôi đã nằm. Cả ba lần trở về quê, không lần nào tôi kịp nắm tay những người ruột thịt ấy nghe được một lời trối trăn.

Còn có gì thê thảm hơn nhìn một người chết. Và còn có gì đau xót hơn nhìn một người thân yêu nằm đó nhưng đã mất sự sống. Khuôn mặt ông anh tôi lúc này sao giống hệt khuôn mặt cha tôi ở cái ngày ra đi vĩnh viễn.

Tôi không khóc, không cách nào khóc được. Xung quanh tôi mọi người rì rầm sụt sùi. Ngôi nhà tràn ngập không khí lạnh lẽo. Mùi tử khí xông tận mũi tôi. Người chị dâu tôi hai con mắt đỏ hoe nhưng bình tĩnh. Hai đứa con trai lớn vẫn còn trong trại học tập chắc là chưa kịp hay tin cha các cháu đã qua đời.

Tôi ngồi xuống chiếc ghế đặt cạnh cửa sổ. Bên kia hàng rào là ngôi trường nữ tiểu học đâu lưng với ngôi trường nam tiểu học, nơi mà tôi từng cắp sách đến đó trong suốt thời thơ ấu. Sân cát sủi bụi mù trời trong những giờ ra chơi. Bọn con trai bên này, bọn con gái bên kia. Chúng tôi lớn dần lên, lớn dần lên mỗi ngày mà không biết. Một thầy giáo già chết. Một cô giáo qua đời. Một ông hiệu trưởng đổi đi. Tôi lớn lên mỗi ngày nhìn bao nhiêu biến cố tấp giật rồi tan biến, không khác nào những cơn sóng biển cứ đánh vào bờ cát dưới kia.

Đó là một ngôi nhà không mấy khang trang. Chỉ có cái sân trước là coi được nhờ mấy cây mãng cầu, hai cây nhãn lồng và những tấm gạch thẻ màu đỏ. Tôi lớn lên rồi đi xa, nhưng cây cối trong sân nhà sao vẫn cứ như vậy hoài. Những tấm gạch thẻ màu đỏ trong sân có mòn đi, bóng lưởng, nhưng ngôi nhà kia mỗi ngày một nhỏ đối với tôi. Lần trở về này, tôi thấy hình như nó còn nhỏ và chật hơn những lần trước.

Quỳnh đốt nén nhang đưa tận tay tôi ra dấu lạy trước quan tài người anh cả. Tôi thấy mắt Quỳnh ướt sũng đỏ hoe.

Đám tang ngoài tiếng khóc chỉ là sự im lặng. Chị dâu tôi chít khăn cho cả nhà, xếp đặt từ đầu đến đuôi. Còn tôi, cứ ngồi đó. Tôi thấy mình đã kiệt. Như máu không còn chảy trong cơ thể tôi. Trong nhiều năm nay, tôi coi ông anh cả tôi như là người cha. Mặc dầu anh chị còn có cả một đàn con, và mặc dầu tôi có công ăn việc làm, nhưng tôi không làm gì mà không hỏi anh. Và nếu anh có làm điều gì trái ý anh, chỉ là vì tôi. Anh rộng lượng bao dung, anh hào phóng như một công tử. Khi chưa bị bệnh, anh là một sĩ quan mà không một thuộc hạ nào ghét. Anh yêu những người lính của anh như yêu anh em ruột thịt mình. Bạn bè anh mỗi lần gặp tôi đều nói tôi là người may mắn có một ông anh khí khái. Anh phản ứng nhanh trong tình cảm, nhưng anh là người nguội lạnh nhanh trong giận dữ. Anh yêu tất cả mọi người. Đám em của anh, trong đó có tôi, chẳng đứa nào bằng gót chân anh về tính bao dung. Trong đám con cái anh, chẳng có đứa nào bằng móng tay anh về lòng quảng đại.

Đám tang anh tuy vậy mà đông người đưa ngoài sức tưởng tượng của tôi. Những bà bạn của chị dâu tôi chiếm chật sân nhà, đám bạn học nhỏ của mấy đứa con anh bu quanh dưới gốc cây nhãn. Không có một đồng đội nào của anh đến tiễn đưa. Tất cả đều nằm ở một nơi nào đó trong lao tù của chế độ mới.

Ngôi mộ anh nằm trên lưng chừng một ngọn núi đá thấp ngó ra biển xanh. Gió biển tạt vào mát lạnh. Quỳnh ôm cánh tay bà chị dâu tôi. Tôi bước sang ngôi mộ bên cạnh, ngồi lên một tảng đá ngó xuống con đường phía dưới. Tôi có cảm tưởng như thiên nhiên cũng đang chết trong sự quạnh hiu. Cả mặt biển xanh đằng xa kia cũng đứng lại như trong một bức tranh, và con đường không bóng xe như một nét vẽ vô tình của người họa sĩ bị rơi một vệt màu sáng trên nền thẫm kéo dài thành một con đường bất ngờ. Đến như ngọn gió cũng đông lại không còn thổi nữa. Tôi bứt một cọng cỏ cho vào miệng. Ngọt. Tôi có cảm giác ấy. Trời ơi! Tôi nghe tiếng kêu của chính tôi, và tôi thấy mình khóc.

“Không được! Không được!” Tôi nghe trong tôi có tiếng ai đó nói, “Đừng khóc! Đừng khóc!” Tôi khám phá ra những lời căn dặn ấy trong đầu tôi. Nhưng mà nước mắt tôi cứ ứa ra, ràn rụa, ướt đẫm mặt mũi tôi. Như một người đứng bên trong cửa kính ngó ra, cảnh vật bên ngoài dưới một trận mưa tầm tã, tôi thấy chị dâu tôi lăn lộn bên mộ chồng. Hai tay chị cào cấu đất cát như muốn đòi anh lại, đòi lại con người đã từng ăn nằm với mình bao nhiêu năm tháng, đã từng chia ngọt sẻ bùi với mình, đã từng cho mình những đứa con, đã gửi máu xương mình vào một cuộc chiến tranh không biết bao giờ mới kết thúc và lao tù của chế độ mới đang giam giữ những hòn máu của chị, kể cả đứa con rể của mình, một giới chức hành chánh của chế độ cũ, chỉ để lại cho gia đình một nhà toàn đàn bà con gái. Tôi thấy bóng Quỳnh nhòa nhạt cúi xuống ôm cánh tay chị. Bên cạnh là cháu Thùy, con gái lớn chị, cũng đang ôm chặt lấy mẹ. Cả ba người đàn bà bên một ngôi một mới đắp, dưới một bầu trời chiều chập chùng mây, trên lưng chừng một ngọn đồi ngó ra biển ngoài kia vẫn xanh như đã từng xanh... Nhưng tất cả đều như bị mềm nhũn, gẫy ra, tan thành những lượn sóng.

“Không phải! Không phải!”

(Còn tiếp)

10 Tháng Năm 2014(Xem: 15649)
Lúc trước nó thường hay chọc ghẹo là má nó hà tiện cứ ưa cất giữ đủ thứ mốc meo cũ xì nhưng giờ thì nó đã hiểu. Má không giữ đồ cũ, má cố giữ niềm vui ngày cũ. Ngày có Má có Con.
09 Tháng Năm 2014(Xem: 21669)
Những kinh nghiệm sống, những gian lao cực khổ của Mẹ đã chấp cánh cho anh em tôi bước vào đời. Mẹ truyền đạt cho tôi bằng những kinh nghiệm mà Mẹ từng trải.
05 Tháng Năm 2014(Xem: 17155)
Vâng. Tôi đã kể câu chuyện của tôi trong ngày 30 tháng 4 năm 1975. Còn anh, còn chị, còn các bạn. Ngày 30 tháng 4 năm đó đã làm gì? Ở đâu?
05 Tháng Năm 2014(Xem: 24433)
*Xin bấm vào phần audio bên dưới để thưởng thức HÌNH NHƯ LÀ TÌNH YÊU - Nhạc & Lời: Phạm Chinh Đông - Hòa Âm: Tuấn Ngọc - Ca Sĩ: Quỳnh Dao.
05 Tháng Năm 2014(Xem: 31763)
Cám ơn anh, TY ơi, vì dù đến với nhau muộn màng, em đã vô cùng hạnh phúc với tình yêu anh bóng ngời như hạt ngọc, mà anh đã mài dũa mấy mươi năm trong chén ngọc Trương Chi đó…
27 Tháng Tư 2014(Xem: 23250)
Lão từng làm phó lý, tậu được một ít ruộng vườn và trong đợt cải cách ruộng đất, lão bị qui là phú nông cường hào. Lão là người trọng nho học và những lời dạy của thánh hiền...”
25 Tháng Tư 2014(Xem: 35111)
Đến bây giờ mà vẫn chưa có một bài hát nào sáng tác cho cái thành phố Hội An nhỏ bé và êm đềm của tôi. Em Hội An buổi chiều đông về cũng má đỏ môi hồng, mắt ướt long lanh.
19 Tháng Tư 2014(Xem: 21767)
Hắn làm tôi nhớ một truyện ngắn của nhà văn Tchekov có tựa đề là Con Kỳ Nhông, con vật có khả năng đổi màu da tùy thuộc vào nơi nó ẩn nấp. Tuấn giống con kỳ nhông cách gì.
11 Tháng Tư 2014(Xem: 33564)
nhưng nhìn qua mái tóc của thầy Hà Tường Cát, tôi liên tưởng đến mái tóc bạc trắng của thầy Nguyễn Xuân Hoàng và của thầy Phan Thanh Hoài, và chợt nhận ra hoàng hôn đã ngã bóng…
05 Tháng Tư 2014(Xem: 28957)
Có những điều dù chưa bao giờ được nói ra thành lời, nhưng không có nghĩa là đã chìm vào quên lãng, đó là một trong những nỗi niềm mang theo mà chỉ có những người cùng cảnh ngộ mới đọc được từ "cửa sổ của tâm hồn".
03 Tháng Tư 2014(Xem: 28961)
''Đây là tác phẩm viết về Những Ngày Sài Gòn sau 30 tháng Tư 1975. Sách viết xong năm 1986 sau ngày tác giả đến Mỹ. Nhà xuất bản Thanh Văn, California, in năm 1992...
03 Tháng Tư 2014(Xem: 33160)
Chỉ hai năm thôi, hai năm trôi qua cho tôi thấy một lực hút cuốn mọi người xoay chóng mặt. Đứa cháu ngày nào mới biết lật giờ đã là một cậu bé dễ thương tinh nghịch, ngây thơ...Còn ông thì mòn hết mọi thứ để đi vào con số không của cuộc đời.
29 Tháng Ba 2014(Xem: 32482)
Đang tính đi đến quán cà phê Cội Nguồn để gặp hai cô em Mỹ Chơn và Sương Trầm thì có tin nhắn trong điện thoại báo là đã hết tiền tui bèn bảo ông xe ôm quen chở tui đi nạp thêm tiền.
28 Tháng Ba 2014(Xem: 24683)
Nhân kỷ niệm bốn mươi năm ngày cưới của anh chị Nguyễn Xuân Hoàng Trương Gia Vy, xin tặng anh chị những tấm hình như là “phóng sự ảnh“, ghi lại một ngày trong đời thường...
28 Tháng Ba 2014(Xem: 30497)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: "Ôi Giàn Thiên Lý Đã Xa"-Nhạc: Phạm Duy; Ái Vân Trình bày Kiều Oanh Trịnh thực hiện youtube
28 Tháng Ba 2014(Xem: 27178)
Thời gian, như nước trường giang miệt mài trôi chảy. Nhưng thời gian cũng không làm phai mờ hình ảnh bạn bè của chúng tôi.
28 Tháng Ba 2014(Xem: 28367)
Tao xin mượn lời lẽ của bài thơ này như một lời nhắn nhủ của mày cho những bạn bè còn lại trên cõi đời này Hạnh nhé. ''Còn gặp nhau thì hãy cứ vui Chuyện đời như nước chảy hoa trôi Lợi danh như bóng mây chìm nổi Chỉ có tình thương để lại đời''
27 Tháng Ba 2014(Xem: 30028)
Chúng tôi đã khóc cùng Thịnh khi nói về những kỷ niệm đã có với Hạnh nhưng cũng đồng ý là Hạnh đã thanh thản ra đi nên hãy để Hạnh vui nơi chin suối và hãy dành thời gian để săn sóc cho những người còn lại.
21 Tháng Ba 2014(Xem: 31770)
Ngoài những tình cảm quý mến dành cho nhau, chúng tôi cùng bảo ban nhau sống sao cho đáng sống, vì cuộc đời ngắn ngủi…
20 Tháng Ba 2014(Xem: 26911)
... nhắc tôi hãy sống với tình thương, lòng khoan dung, tha thứ, vì nào ai biết được mình có còn hơi thở trong giây phút sắp tới để sống như vậy với vạn vật ở chung quanh.