Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Xuân Hoàng - BỤI VÀ RÁC (Kỳ XIV)

14 Tháng Tám 20141:11 CH(Xem: 15009)
Nguyễn Xuân Hoàng - BỤI VÀ RÁC (Kỳ XIV)
BUI VA RAC-nxh-2-large

Kỳ XIV

Trước những câu hỏi loại đó giữa một bầu không khí ngờ vực, người ta thường phải trả lời, “đi chi, đi đâu, đất nước đã hòa bình thống nhất, ở lại xây dựng tổ quốc chớ,” hoặc “tôi xuống tàu rồi mà trở lên vì thấy dầu sao quê nhà vẫn hơn...” vân vân và vân vân.

Và trong lòng thì trời ơi, tôi muốn đi biết là chừng nào, nhưng không tìm ra lối. Những nơi đi được thì đã nghẹt người, đành quay lại. Tôi đã chờ trước tòa Đại Sứ Mỹ suốt một ngày trời. Tôi đã leo lên sân thượng của một ngôi nhà bỏ trống mà người ta đồn là sẽ có máy bay trực thăng của Đệ Thất Hạm Đội đáp xuống. Tôi đã chạy quanh chạy quẩn như con chuột chạy trong một cái hộp. Tôi đã làm mọi cách, nhưng vô ích, nơi nào tôi ghé vào tạt qua cũng gặp một rừng người chen chúc xô đẩy nhau, đạp lên nhau. Đó là lúc Quỳnh đi đứng nặng nề, chờ giây phút sanh nở.

Giá mà Quỳnh không có cái bụng bầu. Ừ, giá mà Quỳnh không có cái bụng bầu thì dễ cho tôi biết là bao nhiêu. Có lẽ chúng tôi đã xuống tàu, đã lên máy bay, đã ở một nơi nào khác không phải ở đây. Không phải ở lại đây, để thở một bầu không khí lo sợ, ngột ngạt, để chờ đợi một điều không may đổ ụp xuống bất cứ lúc nào, để như một người mua vé số hồi hộp chờ đợi cái lô độc đắc là một chỗ tại một nông trường cải tạo. “Giá mà...” không, không giá với hành gì hết. Ý nghĩ ấy dù chỉ thoáng qua óc tôi thôi, tôi cũng không đáng giá một đồng xu teng, chứ đừng nói chi một đồng bạc cắc. Sao tôi lại không nghĩ rằng giá mà không có tôi, có lẽ Quỳnh đã đi khỏi đất nước này từ lâu. Giá mà không có tôi, Quỳnh đã không xé cái tấm vé máy bay của hãng hàng không CAL ngay giữa một Saigon giới nghiêm, một Saigon chênh vênh bên bờ vực của một cuộc chiến sắp hạ màn?


Chương Tám

Chúng tôi đến nơi không kịp. Anh cả tôi đã qua đời, khi chiếc xe đò thổ tả chở chúng tôi nằm bẹp dí ở Phan Thiết. Dù sao chúng tôi cũng còn được nhìn mặt anh trước khi liệm. Ngôi nhà đó, nơi ba lần trở về tôi đã làm ba cuộc chia tay với những người thân yêu nhất đời tôi. Cha tôi chết trong cơn say. Mẹ tôi qua đời khi đứng giữa sân vươn tay hái chùm nhãn. Giờ đây ông anh cả tôi nằm chết ngay trên chiếc giường cha tôi đã nằm. Cả ba lần trở về quê, không lần nào tôi kịp nắm tay những người ruột thịt ấy nghe được một lời trối trăn.

Còn có gì thê thảm hơn nhìn một người chết. Và còn có gì đau xót hơn nhìn một người thân yêu nằm đó nhưng đã mất sự sống. Khuôn mặt ông anh tôi lúc này sao giống hệt khuôn mặt cha tôi ở cái ngày ra đi vĩnh viễn.

Tôi không khóc, không cách nào khóc được. Xung quanh tôi mọi người rì rầm sụt sùi. Ngôi nhà tràn ngập không khí lạnh lẽo. Mùi tử khí xông tận mũi tôi. Người chị dâu tôi hai con mắt đỏ hoe nhưng bình tĩnh. Hai đứa con trai lớn vẫn còn trong trại học tập chắc là chưa kịp hay tin cha các cháu đã qua đời.

Tôi ngồi xuống chiếc ghế đặt cạnh cửa sổ. Bên kia hàng rào là ngôi trường nữ tiểu học đâu lưng với ngôi trường nam tiểu học, nơi mà tôi từng cắp sách đến đó trong suốt thời thơ ấu. Sân cát sủi bụi mù trời trong những giờ ra chơi. Bọn con trai bên này, bọn con gái bên kia. Chúng tôi lớn dần lên, lớn dần lên mỗi ngày mà không biết. Một thầy giáo già chết. Một cô giáo qua đời. Một ông hiệu trưởng đổi đi. Tôi lớn lên mỗi ngày nhìn bao nhiêu biến cố tấp giật rồi tan biến, không khác nào những cơn sóng biển cứ đánh vào bờ cát dưới kia.

Đó là một ngôi nhà không mấy khang trang. Chỉ có cái sân trước là coi được nhờ mấy cây mãng cầu, hai cây nhãn lồng và những tấm gạch thẻ màu đỏ. Tôi lớn lên rồi đi xa, nhưng cây cối trong sân nhà sao vẫn cứ như vậy hoài. Những tấm gạch thẻ màu đỏ trong sân có mòn đi, bóng lưởng, nhưng ngôi nhà kia mỗi ngày một nhỏ đối với tôi. Lần trở về này, tôi thấy hình như nó còn nhỏ và chật hơn những lần trước.

Quỳnh đốt nén nhang đưa tận tay tôi ra dấu lạy trước quan tài người anh cả. Tôi thấy mắt Quỳnh ướt sũng đỏ hoe.

Đám tang ngoài tiếng khóc chỉ là sự im lặng. Chị dâu tôi chít khăn cho cả nhà, xếp đặt từ đầu đến đuôi. Còn tôi, cứ ngồi đó. Tôi thấy mình đã kiệt. Như máu không còn chảy trong cơ thể tôi. Trong nhiều năm nay, tôi coi ông anh cả tôi như là người cha. Mặc dầu anh chị còn có cả một đàn con, và mặc dầu tôi có công ăn việc làm, nhưng tôi không làm gì mà không hỏi anh. Và nếu anh có làm điều gì trái ý anh, chỉ là vì tôi. Anh rộng lượng bao dung, anh hào phóng như một công tử. Khi chưa bị bệnh, anh là một sĩ quan mà không một thuộc hạ nào ghét. Anh yêu những người lính của anh như yêu anh em ruột thịt mình. Bạn bè anh mỗi lần gặp tôi đều nói tôi là người may mắn có một ông anh khí khái. Anh phản ứng nhanh trong tình cảm, nhưng anh là người nguội lạnh nhanh trong giận dữ. Anh yêu tất cả mọi người. Đám em của anh, trong đó có tôi, chẳng đứa nào bằng gót chân anh về tính bao dung. Trong đám con cái anh, chẳng có đứa nào bằng móng tay anh về lòng quảng đại.

Đám tang anh tuy vậy mà đông người đưa ngoài sức tưởng tượng của tôi. Những bà bạn của chị dâu tôi chiếm chật sân nhà, đám bạn học nhỏ của mấy đứa con anh bu quanh dưới gốc cây nhãn. Không có một đồng đội nào của anh đến tiễn đưa. Tất cả đều nằm ở một nơi nào đó trong lao tù của chế độ mới.

Ngôi mộ anh nằm trên lưng chừng một ngọn núi đá thấp ngó ra biển xanh. Gió biển tạt vào mát lạnh. Quỳnh ôm cánh tay bà chị dâu tôi. Tôi bước sang ngôi mộ bên cạnh, ngồi lên một tảng đá ngó xuống con đường phía dưới. Tôi có cảm tưởng như thiên nhiên cũng đang chết trong sự quạnh hiu. Cả mặt biển xanh đằng xa kia cũng đứng lại như trong một bức tranh, và con đường không bóng xe như một nét vẽ vô tình của người họa sĩ bị rơi một vệt màu sáng trên nền thẫm kéo dài thành một con đường bất ngờ. Đến như ngọn gió cũng đông lại không còn thổi nữa. Tôi bứt một cọng cỏ cho vào miệng. Ngọt. Tôi có cảm giác ấy. Trời ơi! Tôi nghe tiếng kêu của chính tôi, và tôi thấy mình khóc.

“Không được! Không được!” Tôi nghe trong tôi có tiếng ai đó nói, “Đừng khóc! Đừng khóc!” Tôi khám phá ra những lời căn dặn ấy trong đầu tôi. Nhưng mà nước mắt tôi cứ ứa ra, ràn rụa, ướt đẫm mặt mũi tôi. Như một người đứng bên trong cửa kính ngó ra, cảnh vật bên ngoài dưới một trận mưa tầm tã, tôi thấy chị dâu tôi lăn lộn bên mộ chồng. Hai tay chị cào cấu đất cát như muốn đòi anh lại, đòi lại con người đã từng ăn nằm với mình bao nhiêu năm tháng, đã từng chia ngọt sẻ bùi với mình, đã từng cho mình những đứa con, đã gửi máu xương mình vào một cuộc chiến tranh không biết bao giờ mới kết thúc và lao tù của chế độ mới đang giam giữ những hòn máu của chị, kể cả đứa con rể của mình, một giới chức hành chánh của chế độ cũ, chỉ để lại cho gia đình một nhà toàn đàn bà con gái. Tôi thấy bóng Quỳnh nhòa nhạt cúi xuống ôm cánh tay chị. Bên cạnh là cháu Thùy, con gái lớn chị, cũng đang ôm chặt lấy mẹ. Cả ba người đàn bà bên một ngôi một mới đắp, dưới một bầu trời chiều chập chùng mây, trên lưng chừng một ngọn đồi ngó ra biển ngoài kia vẫn xanh như đã từng xanh... Nhưng tất cả đều như bị mềm nhũn, gẫy ra, tan thành những lượn sóng.

“Không phải! Không phải!”

(Còn tiếp)

29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76192)
  Hỡi cô Cựu Nữ Sinh Ngô Quyền, hỡi cô bạn hàng xóm của tôi ơi!   Tôi rất cảm phục và trân quí cô.   Nếu giữa cô và tôi không có thứ tình cảm nào khác thì trong tôi sẵn có có một thứ tình keo sơn gắn bó với cô từ lâu, từ thời thơ ấu đến tuổi trưởng thành, kéo dài cho đến tuổi…sồn sồn bây giờ và tuổi già sắp tới, đó là tình bạn.   Còn cô thì sao?
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76783)
Từ chia tay ở Tân Mai, tôi không hề biết Th giờ ra sao? Cuộc chiến qua đi thật xa. Bao thăng trầm trãi xuống cho quê hương, cho đời người. Thì thôi, hãy là những lời cầu nguyện bình an cho nhau. Dẫu mai đời có thế nào?
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73832)
  “Muốn sang phải bắt cầu Kiều, Muốn con hay chữ phải yêu kính Thầy”  
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73931)
( Tựa bài được đặt theo hai câu thơ của nhà thơ Vũ Đình Liên “ Người muôn năm cũ bây giờ ở đâu?” để thành kính thắp nén hương lòng tưởng nhớ đến các Thầy Cô đã về với “hạc nội mây ngàn”, và các Cựu học sinh NQ đã vĩnh viễn “bỏ cuộc chơi”).
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72672)
    Có lẽ mọi người đang thắc mắc tại sao lại gọi là đứa con nuôi của trường Ngô Quyền? Bởi vì hầu hết các học sinh được vào học bắt đầu từ lớp 6 và trưởng thành ở lớp 12 rồi vào đại học, nên được xem như con đẻ...
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72015)
    * Bài viết cho linh hồn thầy Nguyễn Phong Cảnh, một tinh thần đáng học hỏi cho toàn thể hội viên Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Ngô Quyền Biên Hòa.      
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 75543)
  Qua những hình ảnh, các bài viết của thầy cô bạn bè, chúng ta đang thấy lại từng khuôn mặt, dáng hình, tính cách của các ân sư, đưa chúng ta trở về con đường phát triển của mái trường xưa. Qua đó, câu nói “Cơm Cha-Áo Mẹ-Công Thầy” càng mang ý nghĩa sâu đậm hơn!
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 74214)
Dẫu cho ngày tháng có phôi pha, buồn vui dù ít hay nhiều đều là những kỷ niệm đẹp của một thời áo trắng…Hy vọng những cuộc tương ngộ, trùng phùng của ngày hôm nay sẽ nhắc nhở chúng ta một quá khứ ươm bằng mật ngọt, và mãi cầu mong một tương lai đến cho vừa đẹp lòng người.
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 80497)
  Có những sự việc tình cờ suy gẫm lại hình như được sắp xếp sẵn. Y và tôi ngồi cạnh nhau, từ ngày học Thất 2 cho đến khi ra trường. Ban đầu tôi rất ghét cái tính thật thà   thẳng tánh của Y, vì nó dám nói rằng trường tiểu học Trần Quốc Tuấn ở Tam Hiệp, nơi tôi đi học, chưa hề nghe nói đến. Trái lại Y là học sinh giỏi của trường Nữ Tiểu Học Biên Hòa .
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 74080)
Học sinh Ngô Quyền ngày xưa, lưu lạc bốn biển năm châu, với đời sống rất riêng của mỗi người, nhưng hình như chúng tôi vẫn có một tập hợp giao, giống nhau ở chỗ chúng tôi vẫn kính trọng và biết ơn tất cả các thầy cô như từ thuở nào, chúng tôi còn nhỏ dại, ngồi ở ghế học trò của trung học Ngô Quyền.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 75838)
Thật ra, nói bạn tôi là bà mai không đúng mà cũng không sai. Không đúng vì làm gì có chuyện Ngọc Dung giới thiệu tôi với anh Nhiên. Nhưng không sai vì nếu không chơi thân với Dung thì không chắc tôi vướng lụy lưới tình...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69095)
  Những thằng bạn ấy bây giờ ra sao rồi nhỉ? Mới chỉ có hơn ba mươi năm, lớp Tứ Bốn giờ đây có bạn sắp sữa hồi hưu, có bạn đã làm ông nội, ông ngoại, có bạn đã vĩnh viễn ra đi, nhìn lại mình, mái tóc muối đã có phần nhiều hơn tiêu.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 73736)
         Ngày vui sao qua mau!   Cuộc vui rồi cũng đến lúc chia tay. Những ngày qua, bọn chúng tôi như sống lại thuở học trò vui vẻ, vô tư không chút gì vướng bận. Có lẻ không ai phủ nhận thiên đường học sinh trong mỗi chúng ta ai cũng có...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69341)
  Đến rồi đi, đó là lẽ vô thường sống động nhất của tạo hoá không dành một biệt lệ cho ai.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 66516)
  “Hãy đến với nhau một lần vì sợ rằng sẽ không còn được thấy nhau nữa” .  
19 Tháng Giêng 2009(Xem: 73070)
Hãy cho Tôi lại ngày xưa ấy Tôi sẽ là Tôi của dạo nào, Để nhìn Em khuất sau khung cửa, Để làm lưu bút, mỗi Em ghi .  
19 Tháng Giêng 2009(Xem: 65424)
Thắm thoát mà thời gian qua nhanh thật. Tôi tưởng như mới ngày nào đây thôi, bọn chúng tôi còn vô tư vui vẻ với những niềm vui bất tận của tuổi học trò ngây thơ...
17 Tháng Mười Hai 2008(Xem: 76742)
Những kỷ niệm đời xin mãi như ngọn nến hồng của ngày sinh nhật cứ thắp sáng lên để làm tươi thắm thêm tuổi đời chẳng còn được là bao!