Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Voi Trầm Tĩnh - Mai Quan Vinh - VOI HOẠT BÁT- RS. NGUYỄN TIẾN LỘC - HÀNH TRÌNH GIỮ LỬA NHÂN SINH…

17 Tháng Mười Hai 202212:44 SA(Xem: 7513)
Voi Trầm Tĩnh - Mai Quan Vinh - VOI HOẠT BÁT- RS. NGUYỄN TIẾN LỘC - HÀNH TRÌNH GIỮ LỬA NHÂN SINH…
               VOI HOẠT BÁT- RS. NGUYỄN TIẾN LỘC
          HÀNH TRÌNH GIỮ LỬA NHÂN SINH…
 


Trong tận cùng sâu thẳm tâm hồn, tôi hằng tin Thiên Chúa đã chọn trao sứ mệnh phục vụ cộng đồng, giúp ích tha nhân cho Voi hoạt bát – RS. Nguyễn Tiến Lộc, ngay khi anh vừa mở mắt chào đời. Đó là vinh dự vô cùng cao cả, nhưng cũng đồng thời là trọng trách lớn lao đối với một con chiên của Chúa. Sinh ra trong một gia đình Công giáo toàn tòng, cậu bé Giuse Nguyễn Văn Lộc đã sớm vào giúp lễ cho Nhà thờ lớn Hà Nội. Lên 8 tuổi Lộc tham gia sinh hoạt Hướng Đạo, hồn nhiên hòa mình vào phong trào giáo dục thanh thiếu niên nổi tiếng toàn thế giới do huân tước Baden - Powell sáng lập. Năm 12 tuổi Giuse Nguyễn Văn Lộc bắt đầu con đường tu tập tại Đệ tử viện Vũng Tàu thuộc Dòng Chúa cứu thế (DCCT), sau khi Lộc cùng gia đình di cư vào Nam và sinh sống tại thành phố biển Nha Trang. Kể từ đó đức tin Ki-Tô và tinh thần Hướng Đạo đã gắn kết xuyên suốt cuộc đời của Voi hoạt bát - RS. Nguyễn Tiến Lộc, cho đến ngày Voi hoạt bát xuôi tay nhắm mắt lìa rừng…

VOI HOAT BAT (1)




@  Nhạc sĩ Voi hoạt bát với phong trào Hướng Đạo Việt Nam…

          Anh em ta về cùng nhau ta quây quần này, một-hai-ba-bốn-năm.

          Anh em ta về cùng nhau ta quây quần này, năm-bốn-ba-hai-một.

          Một đều chân bước nhé, hai quay nhìn nhau đi,

          ba cầm tay chắc nhé, không muốn ai chia lìa.

          Bốn nhớ rằng chúng ta bốn biển anh em một nhà,

          năm giữ mãi tình này trong câu ca…

Bài hát Anh em ta về quen thuộc đến nỗi, hằng hà sa số người Việt có thể bật ra câu ca bất cứ lúc nào bất cứ nơi đâu. Ngay đến bạn bè quốc tế cũng có thể múa và hát theo giai điệu đơn giản vui tươi của bài hát. Nhưng ít người biết Anh em ta về chính là sáng tác đầu tay của Voi hoạt bát, cho dù bài hát đã trên 50 năm tuổi và thường được dùng làm “mồi lửa” cho sinh hoạt cộng đồng. Với kho tàng sáng tác – hoặc chuyển ngữ tiếng Việt – hơn 300 bài hát, anh Voi xứng đáng danh xưng nhạc sĩ. Thế nhưng Voi vẫn khăng khăng từ chối:

- Chỉ vì đi hướng đạo nên tôi sáng tác nhạc để anh em ca hát cho vui mà thôi, chứ gọi “nhạc sĩ Tiến Lộc” tôi xấu hổ lắm!...

 

Rất chân thành khi tự nhận mình là nhạc sĩ… bất đắc dĩ, bởi việc sáng tác nhạc – cùng các hoạt động đa năng khác của anh Voi hoạt bát – chỉ là phương tiện để thực hiện trọng trách truyền lửa mà Thiên Chúa đã phó thác cho anh. Với khối lượng kiến thức uyên bác tích lũy được sau bao năm tu tập và hoạt động mục vụ, anh Voi có nhiều cách chuyển hóa những giáo điều cao siêu thành những nội dung giáo dục đơn giản nhẹ nhàng, với mục đính nhằm hướng mọi người đến đời sống thiện lành an nhiên tự tại. Bằng những giai điệu trong veo, lời ca dễ nhớ dễ gần mà những ý tưởng giáo dục lồng ghép trong các sáng tác của Voi hoạt bát – RS. Nguyễn Tiến Lộc có độ lan tỏa vô cùng mạnh mẽ. Anh em Hướng Đạo thường nói vui về anh Voi, rằng:

- Chiến thuật “mưa dầm thấm đất” của anh Voi hoạt bát thiệt lợi hại (?!...) nghen. Hiệu quả rất bất ngờ, mà anh em nhà mình không thể nào cân đong đo đếm được…

 

Tôi thầm nghĩ bất cứ cựu hướng đạo sinh Biên Hòa nào đã từng dự trại họp bạn Giữ Vững tại Suối Tiên năm 1970; trại họp bạn Tự Lực tại Tam Bình năm 1974 đều không thể quên anh quản trò Voi hoạt bát, một hoạt náo viên “tầm cỡ quốc gia” sáng tạo không ngừng những tiết mục sinh hoạt sôi nổi, mang nhiều màu sắc tươi vui cho bất kỳ sinh hoạt nào của trại họp bạn. Anh Voi hoạt bát không chỉ ấn tượng với trại sinh bởi điệu múa kinh điển “Trông kìa con voi nó đứng rung rinh (?!...) mà anh còn khả năng lôi cuốn đám đông vào tất cả những bài hát anh ứng tác tức thời, những trò chơi sinh động do anh… bày binh bố trận. Bên đống lửa trại bừng cháy rực sáng xuyên đêm, anh Voi hoạt bát giống hệt thỏi nam châm thu hút hàng ngàn trại sinh đồng thanh ca hát vang lừng. Những tiếng “oa, oa…” âm vang kéo dài không ngớt, không chỉ hoan hô anh Voi hoạt bát tài tình, mà còn hoan hô nhiệt tình của tất cả trại sinh đang quây quần quanh anh Voi hoạt bát…

 
VOI HOAT BAT (2)

 

 

@ Huynh trưởng Voi hoạt bát và bản án oan khiên…

Suốt cả cuộc đời Voi hoạt bát chỉ chuyên tâm tu học, hết lòng phụng sự Thiên Chúa và luôn Giúp ích cho đời. Tưởng chừng gieo nhiều hạt tốt sẽ gặt lắm quả lành, Voi hoạt bát sẽ bền bĩ tốt đạo, đẹp đời” trên khắp nẻo đường hành thiện. Đầu năm 1978 chỉ vì sử dụng một khẩu súng phế phẩm làm vật chặn giấy trên bàn làm việc – khẩu súng rỉ sét này do một tu sinh nhặt được trong lúc cuốc đất trồng rau trong tu viện, đã mang nộp cho Giám đốc Đệ tử viện Thủ Đức lúc bấy giờ là Voi hoạt bát – mà một bản án oan khiên bất ngờ xô đẩy Voi ngã vào “đại học” Chí Hòa. Sau bốn năm ở lớp đại học bất đắc dĩ, Voi hoạt bát được trả tự do vào đầu năm 1982 nhờ sự nỗ lực can thiệp của Tổng giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình, đã liên tục gửi thư kêu gọi nhà cầm quyền trả tự do cho những linh mục bị giam giữ vô cớ hoặc đang đau yếu.

 

Trong thời gian bị tù đày, huynh trưởng Voi hoạt bát – Nguyễn Tiến Lộc vẫn giữ vững đức tin Thiên Chúa, kiên định tinh thần Sắp SẵnGiúp ích (*) của hướng đạo sinh. Anh học thêm được tiếng Nga và tiếng Trung Quốc trong tù, hun đúc niềm tin cho các bạn tù bằng những trò chơi vận động và những bài ca nho nhỏ do anh sáng tác. Không lúc nào anh Voi buông bỏ hoạt động Hướng Đạo, ngay trong tù anh đã làm lễ Lên đường cho Tráng sinh – Linh mục Micae Phạm Quang Hồng, cũng là bạn tù của Voi hoạt bát lúc bấy giờ. Trãi nghiệm bốn năm tù đày, được Voi ghi lại như sau:

- Tôi nhận ra đây là một hồng ân Chúa ban cho, nhờ bốn năm tù tội mà tôi được sáng mắt như Thánh Phao lô, và ngộ được nhiều giá trị rất hay... (**)

 

Những năm cuối đời, Voi hoạt bát lại thêm lần nữa mang nỗi oan khiên. Những cáo buộc vu khống, nghi kỵ xầm xì… (**) không đến từ phía đối kháng mà từ những “bằng hữu” một thời của mình, chính vì điều này mới khiến Voi hoạt bát quặn thắt lòng đau. Tinh thần tuy kiên định nhưng vẫn có lúc, Voi như đắm chìm trong trạng thái cô đơn đến mức ngỡ ngàng, nỗi buồn bủa vây nặng trĩu mà Voi không thể chia sẻ được cùng ai. Phúc đức cho Voi, đức tin Ki-Tô (***) và tinh thần Hướng Đạo là hai lá chắn, hai điểm tựa luôn đồng hành nâng bước chân Voi, giúp anh nhẹ nhàng vượt qua muôn trùng sóng gió trong đời.

 

Sau đại dịch toàn cầu sức khỏe của Voi dần suy giảm, anh đã xin phép được nghỉ hưu và thôi giữ các chức vụ: Giám đốc dự tập; Giám đốc Nhà cấm phòng; Bề trên một cộng đoàn (gồm 6 linh mục và 4 thầy phó tế) để Voi có thể chủ động sắp xếp lịch trình đi truyền lửa ở các quốc gia trên thế giới. Cuối cùng Chúa đã gọi và Linh mục Giesu Nguyễn Văn Lộc (Tiến Lộc) C.Ss.R - huynh trưởng Voi hoạt bát – RS.Nguyễn Tiến Lộc đã thưa, để anh thực sự trở về gặp gỡ Đức Ki-Tô đúng như mong đợi, sau khi anh đã hoàn tất sứ mệnh cao cả cho đời.


VOI HOAT BAT (3)


Vòng tròn có một cái tâm
là dấu hiệu kết thúc một trò chơi lớn, cũng là dấu nghỉ rất riêng dành cho dân Hướng Đạo lìa rừng. Anh Voi hoạt bát – RS. Nguyễn Tiến Lộc đã trở về nhà, bình yên về bên Đức Chúa Trời. Gia đình cựu hướng đạo sinh Biên Hòa chân thành tiễn biệt anh, một bậc chân tu đã hiến dâng trọn vẹn linh hồn cho Thiên Chúa - một huynh trưởng Hướng Đạo nhiệt thành giúp ích tha nhân cho đến hơi thở cuối cùng. Siết bàn tay trái anh Voi hoạt bát – RS. Nguyễn Tiến Lộc, thật chặt…

            

VOI TRẦM TĨNH – MAI QUAN VINH

                     Tháng 12/2022

 

    (*)  Châm ngôn Hướng Đạo;

  (**) https://www.youtube.com/watch?v=KVbt3w4fW5c (13:43);

          Bài giảng xoá tan những nỗi oan khiên của Linh mục Giuse Tiến Lộc.

(***) https://www.youtube.com/watch?v=kSYBSlokKVw (01:13);

          Gặp gỡ Đức Ki-Tô - Lm Tiến Lộc.

 

 

27 Tháng Ba 2009(Xem: 70664)
Tình nồng hương đượm mong manh, Dẫm chân ta bước cuộc tình lỡ duyên!
23 Tháng Ba 2009(Xem: 72840)
Vẫy tay chào hang yên chi hoa đỏ Chào khuôn sân đá cuội trắng rì rào Chào hàng sao chim tụ về làm tổ Chào tượng Ngô Quyền nắng ngủ trên cao
23 Tháng Ba 2009(Xem: 72987)
Về lại Biên Hòa thăm con đường xưa Dốc học trò vẫn mang tên Kỷ Niệm
23 Tháng Ba 2009(Xem: 72406)
Vẫn là mưa nghiêng nghiêng giăng trắng Trên hàng cây bãi cỏ sân trường Sao không giống ngày xưa sâu lắng Chiều tan trường bè bạn thân thương
23 Tháng Ba 2009(Xem: 70081)
Biên Hòa em vẫn thương hoài Ngô Quyền ngày trước, áo dài màu xanh.
23 Tháng Ba 2009(Xem: 72312)
Nếu một mai tôi chết, Xin đừng khóc cho tôi. Đường đời chia đôi ngả, Hãy chôn tình phai phôi.
23 Tháng Ba 2009(Xem: 72356)
Saigon ơi, xa rồi ta vẫn nhớ Những chiều xưa hai đứa lén hẹn hò!
23 Tháng Ba 2009(Xem: 72180)
Lưu bút ngày xưa kỷ niệm đầy, Tình thân bạn cũ hãy còn đây! Ngây ngô ghi vội đôi dòng chữ Đầy ấp yêu thương mỗi phút giây.
02 Tháng Ba 2009(Xem: 71962)
ôi, mùa hè tuổi nhỏ hóa thân giữa màu hoa ôi, mùa hè êm ả phục sinh từ đôi ta!
24 Tháng Hai 2009(Xem: 32888)
  Trong tuyển tập “Giữa Hai Miền Mưa Nắng” của nhà văn Hoàng Mai Ðạt, tác giả đã kể lại một chuyến về Việt Nam vào năm 1998, đặc biệt là ở vùng đất Biên Hòa, quê vợ của anh. Sau đây là trích đoạn tác giả về thăm một nơi chốn đã khiến anh bồi hồi với bao cảm xúc, đó là trường Ngô Quyền của vợ anh cũng như của thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên, người viết những bài thơ tình bất hủ mà anh yêu thích từ lâu.
24 Tháng Hai 2009(Xem: 80432)
  ( Kính tặng Thầy Toán Nguyễn Văn Phố)
24 Tháng Hai 2009(Xem: 73013)
  Nay đất khách quê ngưòi: Thân biệt xứ. Áo công khanh rách nát giữ trong tim. Chút hương xưa là chút lửa êm đềm, Dùng sưởi ấm niềm riêng, chờ Hội lớn.
24 Tháng Hai 2009(Xem: 35484)
  Rời Sài Gòn tháng Tư năm 75. Đến Mỹ, Thượng Châu hợp tác với nhà văn Võ Phiến, Lê Tất Điều, ký giả Nguyễn Hoàng Đoan xuất bản tờ báo Việt ngữ đầu tiên tại Hoa Kỳ tên Hồn Việt, do nữ ca sĩ Khánh Ly làm chủ nhiệm. Sau đó, hội nhập đời sống Mỹ, đi làm việc ở SanDiego đã được 28 năm và sắp về hưu. Lâu lắm, không viết lách gì, nhưng bây giờ với tiếng gọi trường cũ Ngô Quyền, Thượng Châu rất sẵn sàng và vui vẻ đóng góp
20 Tháng Hai 2009(Xem: 81630)
Ba mươi năm chờ đợi Hoa tàn, trăng tận, sông quằn mình trăn trở Ba mươi năm nhớ mong Lá héo, sao mờ, biển cồn cào dậy sóng
20 Tháng Hai 2009(Xem: 76829)
  Đứng trước biển mùa Đông thêm cô quạnh Cánh hải âu đơn lẻ chập chờn bay Hải đăng xa nhạt nhòa trong sương lạnh Đá chập chùng, mong mỏi đợi chờ ai  
20 Tháng Hai 2009(Xem: 76775)
  Nhớ sao cứ nhớ quắt quay Ngô Quyền bạn cũ giờ đây ai còn?                  
20 Tháng Hai 2009(Xem: 76299)
Một chút mây trời, để nhớ thương, Bay qua thật nhẹ, trước cổng trường.  
16 Tháng Hai 2009(Xem: 76618)
Tặng Mai Trọng Ngãi, Đinh Hoàng Vân, Tiêu Hồng Phước, Tô Anh Tuấn và Phan Kim Phẩm.
09 Tháng Hai 2009(Xem: 24452)
Sự cư xử giản dị nhưng đầy tình chân thật của em là một món quà vô giá mà không dễ gì tôi nhận được một lần thứ nhì trong đời.
09 Tháng Hai 2009(Xem: 38051)
... và như thế, Ngô Quyền hôm qua, hôm nay, mãi mãi vẫn là tổ ấm của chúng ta miên viễn, đời đời...
05 Tháng Hai 2009(Xem: 90950)
Năm mươi ngọn nến hồng đang rực sáng, hân hoan mừng phút giây hạnh ngộ, trùng phùng. Hãy cùng nhau sớt chia, gìn giữ vì ngọt bùi nào rồi cũng sẽ chóng qua…
05 Tháng Hai 2009(Xem: 39412)
  Trường Trung Học Ngô Quyền được điều hành bởi một Ban Giám Đốc, đứng đầu là Hiệu Trưởng
04 Tháng Hai 2009(Xem: 88018)
  Con xin phép được viết đôi dòng kỷ niệm trong lứa tuổi học trò của con vớI những câu nói của Thầy mà gần 50 năm qua vẫn còn in đậm trong trí con.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 35512)
  Chúng tôi trưởng thành trong một nền giáo dục “NHÂN BẢN và KHAI PHÓNG”, mà tinh thần “Tôn sư trọng đạo” thể hiện trong câu “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, với Thầy, một lòng tôn kính, với bạn, một dạ chân tình, xin mượn nơi nầy thắp nén tâm hương tri ân quí Thầy đã quá vãng, tưởng nhớ quí Bạn đã qua đời.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 75409)
  Này em còn nhớ hay quên ? Lời Thầy Cô dạy chớ nên lơ là. Vì đâu mà có thân ta, Công Cha, Nghĩa Mẹ bài ca dao này;  
04 Tháng Hai 2009(Xem: 39835)
Dĩ nhiên, đám học trò chúng tôi thích lắm, vì ý tưởng lạ đó không tìm thấy được trong Việt Nam Sử Lược của sử gia Trần Trọng Kim hay trong Việt Sử Toàn Thư của sử gia Phạm Văn Sơn.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 41009)
  Trường Trung học Ngô Quyền là một trường sinh sau đẻ muộn, so với các trường Pétrus Ký, Gia Long ở Sàigòn, và các trường Nguyễn Đình Chiểu (được gọi là Le Myre de Vilers thời thuộc Pháp) ở Mỹ Tho, và Phan Thanh Giản ở Cần Thơ.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 83688)
Nhìn em dáng nhỏ hao gầy Cho tôi nghe tiếng thở dài buồn tênh