Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Hoàng Mai Đạt - Về Thăm Trường Cũ Nhà Thơ.

24 Tháng Hai 200912:00 SA(Xem: 32806)
Hoàng Mai Đạt - Về Thăm Trường Cũ Nhà Thơ.

 

 

 

VỀ THĂM TRƯỜNG CŨ NHÀ THƠ

 

Hoàng Mai Ðạt

 

Trong tuyển tập “Giữa Hai Miền Mưa Nắng” của nhà văn Hoàng Mai Ðạt, tác giả đã kể lại một chuyến về Việt Nam vào năm 1998, đặc biệt là ở vùng đất Biên Hòa, quê vợ của anh. Sau đây là trích đoạn tác giả về thăm một nơi chốn đã khiến anh bồi hồi với bao cảm xúc, đó là trường Ngô Quyền của vợ anh cũng như của thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên, người viết những bài thơ tình bất hủ mà anh yêu thích từ lâu.

 

Bên những con đường ồn ào xe cộ và bay đầy bụi bặm, tôi cùng vợ ghé thăm những kỷ niệm thời thơ ấu của nàng trong mấy khu phố gần nhà. Hai nơi đầu tiên chúng tôi tìm đến là trường trung học Ngô Quyền và ga xe lửa. Trường Ngô Quyền cất giữ những ngày tháng mới lớn, vừa biết yêu và còn tập tành làm thơ của nàng, rực rỡ như hoa phượng mùa hè.

Chúng tôi đón xích lô từ đầu hẻm đến trước trường Ngô Quyền. Sáng hôm đó là lần đầu tiên tôi ngồi xích lô kể từ khi rời quê hương. Trong ký ức của tôi, chiếc xích lô ngày trước rộng hơn bây giờ rất nhiều. Ghế xe lúc ấy có thể chứa mẹ tôi, hai anh em tôi và dăm ba đứa bạn. Người đạp xe khi xưa hình như cũng lực lưỡng và đạp mạnh chân hơn. Ông có thể phóng phăng phăng qua những con đường tuôn gió mát dọc theo bãi biển Nha Trang. Giờ đây tôi phải nép qua một bên, để vợ có thể lọt vào bên cạnh và con gái ngồi trên lòng mẹ. Người đàn ông cháy nắng đạp chậm lại từ ngã ba Biên Hùng leo dốc lên trường Ngô Quyền. Tôi nghe tiếng hít thở kéo dài theo từng bước đạp của ông. Bước xuống xe, tôi đưa bác xích lô một số tiền cao hơn giá cả thỏa thuận chút đỉnh. Lúc đó tôi mới thấy người đàn ông đen đủi này nở một nụ cười.

Ðứng quan sát dăm ba phút bên ngoài trường Ngô Quyền, tôi rủ vợ bước vào bên trong qua một cổng nhỏ. Nàng ngần ngại vì có người ngồi trong phòng canh gác và đang nhìn chúng tôi. Thấy người phụ nữ trực cổng không nói gì, chúng tôi tiến thẳng vào trong sân trường im vắng. Trường Ngô Quyền có hai tầng lầu với khoảng vài chục lớp học. Những bức tường màu xoài vàng đậm xen kẽ giữa những cửa sổ sơn trắng và bao lơn cũng màu trắng. Cửa lớp học được sơn màu xanh dương thẫm và đang mở rộng. Các học sinh đã nghỉ hè. Chung quanh chúng tôi chỉ có dăm ba chiếc xe gắn máy đậu bên ngoài các văn phòng. Minh Thủy chỉ cho tôi xem những lớp học của nàng và gốc cây mà nàng thường tụ tập với mấy đứa bạn gái, để tán gẫu hoặc xì xào bàn cách phá mấy ông thày trẻ tuổi mới đến từ Sài Gòn. Trong vài phút sau đó, tôi chụp cho nàng một tấm hình đứng với con gái bên dưới một tàn cây xanh lá. Ðằng sau hai mẹ con là những lớp học màu xoài vàng và một gốc cây với nhiều kỷ niệm.

Cũng trong sân trường Ngô Quyền này, có lẽ thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên đã đứng thơ thẩn bên dưới gốc cây, trông đợi một “cô Bắc Kỳ nho nhỏ” với “mắt như trời bao dung” và thầm mong cô “hãy nhìn anh thật rõ, trước khi nhìn đám đông”. Ðám học sinh vào cuối thập niên 60 và đầu thập niên 70 ấy chắc thế nào cũng thấy “thật rõ” chàng học sinh si tình ở sân trường Ngô Quyền. Giữa sân yên vắng với những ánh sáng vàng trong đang rơi rớt xuống sân, tôi có thể thấy nhà thơ gầy ốm và cao lều khều đang luýnh quýnh trao thư tình trong đám học sinh huyên náo chuyện trò. Anh có thể ngóng cổ cao bên trên đám bạn, để tủm tỉm cười với một cô Bắc Kỳ nho nhỏ tóc demi-garcon, hay thì thầm lời yêu thương với một cô Oanh đang “chơi giỡn tung tăng hai vạt áo dài”, hoặc lầm bầm lời cay đắng với một cô Duyên “nhớ điêu ngoa nhưng giả bộ ngoan hiền, nhớ khiêm nhường nhưng thâm ý khoe khoang”, và rồi lại vui đời với một thục nữ đang “bước ngại bước ngùng, như sợ làm đau ngọn cỏ nhung”.

 

 

Tôi không thuộc thơ Nguyễn Tất Nhiên nhiều cho lắm, chỉ biết anh qua những bản nhạc tình được ông Phạm Duy phổ nhạc mà tôi nghe đi nghe lại cho đến đứt băng, trong một máy cassette cũ mèm nằm bên cạnh giường. Tôi không được “Ðưa em về dưới mưa, nói năng chi cũng thừa” với mấy cô học sinh Biên Hòa, như Nguyễn Tất Nhiên. Tôi chỉ được liếc mấy em Mỹ ngồi trong xe chạy sát lề đường, bị bánh xe của em tạt nước ướt chân và xót xa nhìn theo cuộn khói đen phì phụt từ ống bô (sau này tôi mới biết xe của em bị hư máy). Tôi đến Mỹ năm mười lăm tuổi và học hết trung học với mấy cô học sinh không được “hiền như Ma Soeur” của Nguyễn Tất Nhiên. Trường của tôi nằm về phía đông nam thành phố Pittsburgh và mang tên Steel Valley High School, tức là trường Thung Lũng Thép. Pittsburgh từng là trung tâm chế tạo thép của Hoa Kỳ, và thép là hơi thở của toàn vùng này trong mấy thập niên. Với cái tên cứng rắn như vậy, trường tôi có một đội banh football cản húc rất hung hăng và xuất sắc như... thép nguội. Hầu hết những cô gái mà tôi để ý đến lại là mấy cô có bồ đang chơi cho đội banh. Thể thao mang niềm hãnh diện lớn nhất đến cho trường, và các cầu thủ được nhiều “em gái” tranh nhau đến gần, như người ta tranh mua tôm hùm tươi ở chợ cá Pittsburgh. Trong đám cá ươn bị bỏ lại có tôi lẹt đẹt ở đằng sau.

“Ma Soeur thép” được tôi để ý đến đầu tiên là Arnetta, một cô gái lai da trắng với nhiều nét da đen. (..........) Trong nỗ lực hòa nhập với đám học sinh lạ, thay vì dùng lời nói mà tôi không có, tôi thường làm trò với khuôn mặt và tay chân của mình. Tôi chớp mắt, nhíu mày, cạy mũi, thò tay vào lỗ tai, nhe răng và lắc mông như người da đen nhảy disco, để làm hề chọc các “em” cười. Arnetta cười lớn nhất đám, có khi gập người tới trước cho mắt tôi được hưởng chút bờ ngực mấp mô của nàng. Arnetta thường yêu cầu tôi làm lại một trò mà tôi hay chọc nàng. Ðó là trò dùng hai tay kéo căng nhọn ngực áo của mình, như khoe bộ ngực hai lít Coca-Cola của Arnetta. Trò vui của tôi cũng xẹp xuống một ngày kia, khi anh bồ của Arnetta hiên ngang bước vào lớp học và hôn nàng một cái “chụt” thật lớn. Người bạn trai là Steven, cầu thủ ôm banh lừng lẫy nhất trường. Có lúc đi bộ ngang nhà Arnetta, tôi liều lĩnh mường tượng cách chiếm đoạt trái tim của nàng. Thế nhưng khi nghĩ đến Steven và một hàng tít lớn trên nhật báo “Thanh niên tị nạn gầy ốm, không biết tiếng Anh bị thanh niên Mỹ đen đánh bầm dập gần nghĩa trang, chắc sắp chết!” tôi chột dạ và yên lặng nhìn chiếc xe của Steven đang phun khói chở theo Arnetta.

Nhiều chiếc xe khác cũng chở theo mấy cô bé từ Thung Lũng Thép, để lại tôi những nụ cười ân huệ và một lối thoát. Tôi tập cười, để chịu đựng và sống sót trong cuộc đời có lúc tưởng chừng như quá tối tăm, ảm đạm. Trở về nhà trong những buổi chiều trống vắng, tôi hâm lại thức ăn mẹ nấu sẵn cho hai anh em trước khi đi làm. Ðến lúc em tìm niềm vui riêng, ngồi xem truyền hình dưới phòng khách, tôi lặng lẽ bước lên phòng và chìm vào những băng nhạc tình cũ mèm, tìm kiếm lời thơ của mấy ông nhạc sĩ hay thi sĩ, trong đó có Nguyễn Tất Nhiên. Hết “Ðưa em về dưới mưa, nói năng chi cũng thừa”, tôi nghe lại “Thà như giọt mưa rớt trên tượng đá, có còn hơn không, có còn hơn không.” Mỗi lần băng qua nghĩa trang trên đường đến trường học, tôi vẫn nhìn lên bức tượng Ðức Mẹ Maria đứng giữa những nấm mộ đã có trên nửa thế kỷ. Tôi tìm kiếm những giọt mưa từng rơi vỡ và khô tan trên tượng đá, như tìm trái tim đau khổ vì tình yêu của Nguyễn Tất Nhiên, và của chính tôi.

Từ cổng trường Ngô Quyền, giờ đây nhiều học sinh cùng thời với nhà thơ ấy chắc đang lận đận với cuộc đời chật vật chung quanh Biên Hòa, phiêu bạt theo những chuyến xe buôn đến khắp các miền khói bụi Việt Nam, hoặc trôi dạt mù khơi trong cuộc sống lạc loài nơi xứ người. Và một số người đã về với thiên thu, như thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên. Từ sân trường Ngô Quyền những quá khứ êm đẹp đã đi theo họ. Trong lúc vợ con đang dắt tay nhau ra ngoài cổng, tôi vẫn đứng nấn ná thêm vài phút giữa sân trường, để nhớ đến ánh nắng, bóng mát, dăm ba đứa bạn và thời gian êm đẹp nhất của tôi trong sân trường Võ Tánh. Trường tôi tại Nha Trang chắc cũng còn một gốc cây với bóng mát che chở các lớp học, ấp ủ những tâm hồn ngây thơ một mai kia lang thang đến những nơi không còn chỗ tựa nương.

 

Hoàng Mai Ðạt

(Giữa Hai Miền Mưa Nắng, 2000)

27 Tháng Ba 2009(Xem: 70595)
Tình nồng hương đượm mong manh, Dẫm chân ta bước cuộc tình lỡ duyên!
23 Tháng Ba 2009(Xem: 72758)
Vẫy tay chào hang yên chi hoa đỏ Chào khuôn sân đá cuội trắng rì rào Chào hàng sao chim tụ về làm tổ Chào tượng Ngô Quyền nắng ngủ trên cao
23 Tháng Ba 2009(Xem: 72931)
Về lại Biên Hòa thăm con đường xưa Dốc học trò vẫn mang tên Kỷ Niệm
23 Tháng Ba 2009(Xem: 72356)
Vẫn là mưa nghiêng nghiêng giăng trắng Trên hàng cây bãi cỏ sân trường Sao không giống ngày xưa sâu lắng Chiều tan trường bè bạn thân thương
23 Tháng Ba 2009(Xem: 69992)
Biên Hòa em vẫn thương hoài Ngô Quyền ngày trước, áo dài màu xanh.
23 Tháng Ba 2009(Xem: 72275)
Nếu một mai tôi chết, Xin đừng khóc cho tôi. Đường đời chia đôi ngả, Hãy chôn tình phai phôi.
23 Tháng Ba 2009(Xem: 72302)
Saigon ơi, xa rồi ta vẫn nhớ Những chiều xưa hai đứa lén hẹn hò!
23 Tháng Ba 2009(Xem: 72123)
Lưu bút ngày xưa kỷ niệm đầy, Tình thân bạn cũ hãy còn đây! Ngây ngô ghi vội đôi dòng chữ Đầy ấp yêu thương mỗi phút giây.
02 Tháng Ba 2009(Xem: 71865)
ôi, mùa hè tuổi nhỏ hóa thân giữa màu hoa ôi, mùa hè êm ả phục sinh từ đôi ta!
24 Tháng Hai 2009(Xem: 80362)
  ( Kính tặng Thầy Toán Nguyễn Văn Phố)
24 Tháng Hai 2009(Xem: 72875)
  Nay đất khách quê ngưòi: Thân biệt xứ. Áo công khanh rách nát giữ trong tim. Chút hương xưa là chút lửa êm đềm, Dùng sưởi ấm niềm riêng, chờ Hội lớn.
24 Tháng Hai 2009(Xem: 35426)
  Rời Sài Gòn tháng Tư năm 75. Đến Mỹ, Thượng Châu hợp tác với nhà văn Võ Phiến, Lê Tất Điều, ký giả Nguyễn Hoàng Đoan xuất bản tờ báo Việt ngữ đầu tiên tại Hoa Kỳ tên Hồn Việt, do nữ ca sĩ Khánh Ly làm chủ nhiệm. Sau đó, hội nhập đời sống Mỹ, đi làm việc ở SanDiego đã được 28 năm và sắp về hưu. Lâu lắm, không viết lách gì, nhưng bây giờ với tiếng gọi trường cũ Ngô Quyền, Thượng Châu rất sẵn sàng và vui vẻ đóng góp
20 Tháng Hai 2009(Xem: 81562)
Ba mươi năm chờ đợi Hoa tàn, trăng tận, sông quằn mình trăn trở Ba mươi năm nhớ mong Lá héo, sao mờ, biển cồn cào dậy sóng
20 Tháng Hai 2009(Xem: 76761)
  Đứng trước biển mùa Đông thêm cô quạnh Cánh hải âu đơn lẻ chập chờn bay Hải đăng xa nhạt nhòa trong sương lạnh Đá chập chùng, mong mỏi đợi chờ ai  
20 Tháng Hai 2009(Xem: 76720)
  Nhớ sao cứ nhớ quắt quay Ngô Quyền bạn cũ giờ đây ai còn?                  
20 Tháng Hai 2009(Xem: 76232)
Một chút mây trời, để nhớ thương, Bay qua thật nhẹ, trước cổng trường.  
16 Tháng Hai 2009(Xem: 76531)
Tặng Mai Trọng Ngãi, Đinh Hoàng Vân, Tiêu Hồng Phước, Tô Anh Tuấn và Phan Kim Phẩm.
09 Tháng Hai 2009(Xem: 24405)
Sự cư xử giản dị nhưng đầy tình chân thật của em là một món quà vô giá mà không dễ gì tôi nhận được một lần thứ nhì trong đời.
09 Tháng Hai 2009(Xem: 38023)
... và như thế, Ngô Quyền hôm qua, hôm nay, mãi mãi vẫn là tổ ấm của chúng ta miên viễn, đời đời...
05 Tháng Hai 2009(Xem: 90892)
Năm mươi ngọn nến hồng đang rực sáng, hân hoan mừng phút giây hạnh ngộ, trùng phùng. Hãy cùng nhau sớt chia, gìn giữ vì ngọt bùi nào rồi cũng sẽ chóng qua…
05 Tháng Hai 2009(Xem: 39361)
  Trường Trung Học Ngô Quyền được điều hành bởi một Ban Giám Đốc, đứng đầu là Hiệu Trưởng
04 Tháng Hai 2009(Xem: 87958)
  Con xin phép được viết đôi dòng kỷ niệm trong lứa tuổi học trò của con vớI những câu nói của Thầy mà gần 50 năm qua vẫn còn in đậm trong trí con.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 35478)
  Chúng tôi trưởng thành trong một nền giáo dục “NHÂN BẢN và KHAI PHÓNG”, mà tinh thần “Tôn sư trọng đạo” thể hiện trong câu “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, với Thầy, một lòng tôn kính, với bạn, một dạ chân tình, xin mượn nơi nầy thắp nén tâm hương tri ân quí Thầy đã quá vãng, tưởng nhớ quí Bạn đã qua đời.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 75328)
  Này em còn nhớ hay quên ? Lời Thầy Cô dạy chớ nên lơ là. Vì đâu mà có thân ta, Công Cha, Nghĩa Mẹ bài ca dao này;  
04 Tháng Hai 2009(Xem: 39776)
Dĩ nhiên, đám học trò chúng tôi thích lắm, vì ý tưởng lạ đó không tìm thấy được trong Việt Nam Sử Lược của sử gia Trần Trọng Kim hay trong Việt Sử Toàn Thư của sử gia Phạm Văn Sơn.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 40952)
  Trường Trung học Ngô Quyền là một trường sinh sau đẻ muộn, so với các trường Pétrus Ký, Gia Long ở Sàigòn, và các trường Nguyễn Đình Chiểu (được gọi là Le Myre de Vilers thời thuộc Pháp) ở Mỹ Tho, và Phan Thanh Giản ở Cần Thơ.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 83585)
Nhìn em dáng nhỏ hao gầy Cho tôi nghe tiếng thở dài buồn tênh
04 Tháng Hai 2009(Xem: 47219)
Một cuộc biển dâu, đổi đời, tang thương đã diễn ra quá nỗi bi đát. Biên Hòa còn đó, mà lòng Biên Hòa đã mất tự bao giờ. Nay tuổi đời đã cao, nghĩ đến thời son trẻ, mà ngậm ngùi tiếc nuối quá khứ. Công đã tạm thành, danh đã tạm toại, nhưng tâm hồn tôi vẫn ngậm ngùi nhớ tiếc những phút giây hạnh phúc đầu tiên, đã qua mất rồi.