Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS Trần Minh Đức - Hồi Ký Của Một Người Yêu Biên Hòa: Cuộc Đời Đi Dạy Và Đi Học, Đi Làm.

04 Tháng Hai 200912:00 SA(Xem: 47221)
GS Trần Minh Đức - Hồi Ký Của Một Người Yêu Biên Hòa: Cuộc Đời Đi Dạy Và Đi Học, Đi Làm.

 

 

HỒI KÝ CỦA MỘT NGƯỜI YÊU BIÊN HÒA:

 

CUỘC ĐỜI ĐI DẠY, VÀ ĐI HỌC, ĐI LÀM.

 

3_2thay_tranminhduc-content

L.S. Trần Minh Đức

 

Lời giới thiệu:

 

Luật sư Trần Minh Đức là một trong 4 vị Giáo Sư đầu tiên khai giảng Trung Học Ngô Quyền, Biên Hòa, vào năm 1956. Sau khi đi Pháp để soạn luận án Tiến Sĩ Văn Chương vào năm 1960, và tốt nghiệp Viện Khoa Học Chính Trị của Đại Học Paris, ông đã được mời sang Hoa Kỳ làm việc cho Cơ Quan Thông Tin Mỹ. Sau đó, ông tiếp tục học lấy bằng Tiến Sĩ Luật Khoa Hoa Kỳ (Juris Doctor) và đậu vào Luật Sư Đoàn Tòa Thượng Thẩm thủ đô Washington. Sau khi hồi hưu tại đài Tiếng nói Hoa Kỳ, ông nhận làm Cố Vấn Pháp Luật cho một công ty lớn của Hoa Kỳ là Industrial Associates International, và sau 2 năm, được đề bạt lên chức Phó Chủ Tịch của công ty. Công ty này hoạt động tại Trung Quốc và Singapore về việc xây cất các hạ tầng kiến trúc như cầu đường, xa lộ, chung cư....

Về mặt sinh hoạt Cộng Đồng, ông từng giữ các chức vụ sau đây:

- Chủ Tịch Hội Sinh Viên Quốc Gia tại Pháp (1961)

- Chủ Tịch Hội Ái Hữu Việt Kiều tại Hoa Thạnh Đốn (1968)

- Chủ Tịch Hội Luật Gia Việt Nam tại Hoa Kỳ (1980)

- Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia tại Hoa Thạnh Đốn (1982)

 

 

 

Vào năm 1956, tôi mới là một sinh viên Đại Học Văn Khoa, ban Cử Nhân Giáo Khoa Pháp Văn, đậu được 3 chứng chỉ là Propédeutique de Lettres Francaises, Grammaire et Philologie Francaises, và Littérature Francaise, thì nảy ra ý định đi dạy học vì đã đậu được 3 chứng chỉ chính của bằng Cử Nhân.

Tôi nộp đơn tại Nha Học Chánh thuộc Bộ Quốc Gia Giáo dục, và được bổ làm Giáo Sư Đệ Nhứt cấp công nhựt, dạy môn Pháp Văn tại trường Trung Học Pétrus Ký, ở Sàigòn.

 

Trong lúc đó, tôi lại được ông Hồ Văn Tam, Hiệu Trưởng trường Nguyễn Du, Biên Hòa, cho biết rằng ông đang cần một giáo sư dạy Anh Văn cho trường Ngô Quyền vừa được phép khai giảng vào năm 1956. Ông cho biết sẽ biệt phái một số giáo viên Tiểu Học dạn dày kinh nghiệm qua Trung Học Ngô Quyền để dạy cấp Trung Học. Cái khó của ông là phải tìm một Giáo Sư Anh Văn, vì vào thời 1956, có rất ít Giáo Sư dạy Anh Văn, tương đối là một ngôn ngữ mới trong chương trình giảng dạy.

 

Điều này làm tôi suy nghĩ, vì tôi có gốc gác lâu đời tại Biên Hòa, từ thời ông Cố của tôi là Tri Huyện Trần văn Tứ, sinh quán tại đây. Người con trưởng của ông Cố tôi là ông Trần Văn Thông, gốc Biên Hòa, đi Pháp du học, sau về được bổ làm Tổng Đốc tỉnh Nam Định ở Bắc kỳ, có đến 3 dòng con, mà những người nổi tiếng nhất là Luật sư Trần Văn Chương, Bộ Trưởng Ngoại Giao của Chính Phủ Việt Nam đầu tiên, là Chính Phủ Trần Ttrọng Kim. Người thứ hai là Bác Sĩ Trần Văn Đỗ từng nhiều lần tham chính, và từng là Bộ Trưởng Ngoại Giao vào lúc Hiệp định Genève năm 1954, mà ông phản đối, không ký. Người thứ 3 là Chánh Án Trần Văn Trí, Chánh Thẩm của Tòa Phá Án Việt nam.

 

Ba tôi là Bác sĩ Trần Văn Châu, làm việc tại nhà thương Chợ Rẫy, thành hôn với má tôi là cô giáo Phan Thị Nữ, người phụ nữ đầu tiên có bằng Diplôme, tại tỉnh nhà, và là bà con cô cậu với các ông Chương, Đỗ và Trí. Vì gốc gác cố cựu tại Biên Hòa, tôi lên Nha Học Chánh xin đổi sự vụ lệnh, về dạy Anh Văn tại Ngô Quyền, vì tôi có vốn liếng 6 năm học Anh Văn tại Lycée Yersin Đalat, và một năm luyện giọng Anh Văn tại tổ chức tiền thân của Hội Việt-Mỹ tại Saigòn.

 

Ba vị Giáo Viên già dặn kinh nghiệm được phái qua dạy Trung Học Ngô Quyền cũng là bậc chú bác, bậc Thầy của tôi. Thầy Đinh Văn Sái đã dạy tôi ở lớp Moyen 2 và Supérieur tại trường Tiểu Học Biên Hòa, lúc đó còn theo chương trình Pháp, học tiếng Pháp từ lớp chót (enfantin). Thầy đã thương yêu tôi, nên bỏ công trong 2 tháng nghỉ hè, luyện tôi thêm về Pháp Văn để thi tuyển vào Pétrus Ký. Tôi nhớ đã học với Thầy hàng ngày, nơi bộ ván để sau garage của ông Đỗ Cao Lụa, thân sinh ra bạn đồng học với tôi là anh Đỗ Cao Thanh.

 

Giáo Sư thứ 2 có bà con với tôi, tôi gọi là Dượng Hai. Đó là thầy Bùi Quang Huệ. Ở gần nhà Dượng Hai Huệ, trong một căn phố ở đường Hàng Dương, là thầy Phạm Văn Tiếng, thân phụ của 2 anh Sĩ quan Không quân Phạm Kim Ngôn và Phạm Kim Lân, bạn của tôi.

 

Như thế, tôi đã liên tiếp dạy 2 niên khóa tại Ngô Quyền, năm đầu tại trường Tiểu Học Nguyễn Du, năm sau dọn lại trường Nữ Công Gia Chánh. Vì đây là những ngày tôi bắt đầu cuộc đời Sư Phạm, nên cố gắng rất nhiều, dạy liên tục không hề nghỉ một phút. Tôi dùng sách Anh Văn của chương trình Pháp, (sixième et cinquième bleu) và luyện giọng Anh Văn theo đúng phương pháp mà tôi đã học được nơi tổ chức tiền thân của Hội Việt-Mỹ. Vì quá hăng hái, tôi dạy hơi nhanh, nên có lúc đã nghe thầy Sái phê bình: “ông Đức dạy cho học trò giỏi thôi, chứ học trò trung bình thì khó theo kịp.” (từ khi làm Giáo Sư, Thầy Sái đổi cách xưng hô với tôi, luôn gọi là ông Đức, chứ không phải là em Đức, như trước.) Tôi thành khẩn chấp nhận khuyết điểm, và từ đó, tôi dạy chậm lại, dành thì giờ giảng nghĩa rõ hơn, cho các học sinh trung bình theo kịp.

 

Tôi rất kính và thương yêu Thầy Sái, vì Thầy đã dạy tôi 2 năm ở lớp Nhì (cours Moyen 2) và lớp Nhất (cours Supérieur). Lúc đó, Thầy còn rất trẻ, chuyên thêm việc làm Moniteur cho chúng tôi luyện tập thể thao. Thầy có đi học khóa Moniteur ở Phan Thiết, cùng với thầy Miên. Hai Thầy chung phụ trách việc tập thể thao cho học sinh. Thầy Sái còn dạy cho chúng tôi hát một bài hát mà đến ngày nay, tôi còn nhớ mãi: ”Ngừng chèo lại đây, cô lái đò ơi, ngừng chèo lại đây giây phút ngừng bơi...” Tôi nhớ mãi đến ngày nay, khi Thầy đã ra người thiên cổ.

 

Một điều tôi còn nhớ nữa là Thầy rất tin cẩn tôi. Mỗi lần đọc Dictée Francaise, Thầy chấm điểm cho tôi trước tiên, cho biết những chỗ sai phạm, rồi Thầy cho tôi quyền chấm điểm các bạn học khác.

 

Khi còn trẻ, tôi rất ham chơi đá banh (bây giờ, họ gọi là bóng đá!) Tôi gia nhập Đội banh Tỉnh nhà, đội Biên Hùng. Thầy Sái cũng rất ham coi đá banh, tuần nào cũng có mặt tại khán đài. Tôi đá được vài lần, một bữa Thầy Sái vào trường nói với tôi: ”Ông Đức đừng đá banh nữa, làm Giáo Sư Ttrung Học rồi, mà còn đá banh, coi không được.” Tuy không đồng ý, tôi cũng theo ý kiến Thầy, đổi qua đá cho Hội Banh Cercle Sportif ở Sàigòn. Lúc còn trẻ, tôi ham vui, chơi với bạn bất kể là bình dân hay có học, và nơi nào trong tỉnh Biên Hòa cũng đều có tôi lui tới. Nhận lời khuyên bảo của Thầy Sái, tôi cũng ít đi chơi với bạn bè.

 

Dượng Hai Bùi Quang Huệ là người dễ tính, vui vẻ, hề hà, không bao giờ chỉ trích ai. Tôi nhớ Dượng Hai rất mê bài Tứ sắc, cứ lâu lâu gây sòng một lần. Bây giờ Dượng Hai, Cô Hai tôi cũng đã quá vãng, đời người coi vậy mà nhanh quá!

 

Thầy Phạm Văn Tiếng là một giáo viên mẫu mực, khoan hòa. Thầy là cha của 2 anh Phạm Kim Ngôn, đá banh chạy trung phong rất giỏi, cũng vào cỡ trung phong Trần Văn Ràng, chủ tiệm vàng của ông Sáu Kiêu, nay cũng đã mãn phần, và anh Phạm Kim Lân, bạn đồng lớp với tôi ở Pétrus Ký. Anh Lân hiện còn sống tại Việt Nam, dù có thể hưởng quy chế H.O. Lần nào về Việt Nam, tôi đều đến thăm anh, vì anh là người bạn học duy nhất còn lại ở Biên Hòa. Tôi nhớ khi tôi dời lên trường Lycée Yersin ở Đà Lạt, mỗi lần về Sàigòn, tôi và anh Lân đèo nhau chạy mobylette đến Hồ Con Rùa, đã rất khuya mà còn kể chuyện Tiêu Sơn tráng sĩ cho nhau nghe. Ôi! Thời bình sao mà êm đẹp quá!

 

Đến năm 1958, tôi đậu đủ các chứng chỉ cần thiết cho bằng Cử Nhân Giáo Khoa Pháp Văn, và được Nha Học Chánh cải ngạch làm Giáo Sư Trung Học Đệ Nhị Cấp, dạy từ lớp đệ Tam trở lên. Tôi buộc lòng từ giã các học sinh và đồng nghiệp ở Ngô Quyền, vì vào năm đó, lớp cao nhất ở Ngô Quyền chỉ là lớp Đệ Ngũ. Tôi về Sàigòn, dạy trường Pétrus Ký và dạy thêm ở các trường Les Lauriers và Âu Lạc.

 

Tôi dạy ở Sàigòn được 2 năm, đến năm 1960, tôi được Phái Bộ Văn Hóa Pháp (Mission Culturelle Francaise) cho biết bang giao Việt-Pháp được cải thiện, và Tổng thống Ngô Đình Diệm không còn cấm chỉ việc du học tại Pháp nữa. Phái Bộ Văn Hóa cũng cho biết, tôi được học bổng của Phái bộ, đi Pháp để soạn luận án Tiến Sĩ Văn Chương tại Đại Học Sorbonne, trong chương trình đào tạo Giáo Sư Đại Học cho Việt nam. Thật là một tin mừng rất lớn, vì vào thời đó, không khí chính trị ở Sàigòn đã bắt đầu ngột ngạt, và tôi cảm thấy đường học vấn bị cản trở, không được tự do. Được du học tại Sorbonne là một giấc mơ rất lớn, đến với tôi trong sự bất ngờ.

 

Tôi lên phi cơ trong niềm phấn khởi hân hoan. Trường mới, không khí tự do thoải mái, sách vở Thư Viện Quốc Gia và Thư viện Sorbonne đầy đủ, Giáo Sư nổi tiếng thế giới, cảnh sinh viên sinh hoạt cũng rộn ràng vui tươi tại Quartier Latin.

 

Trong 5 năm sống tại Paris, ngoài phần chuẩn bị Dự Án Tiến Sĩ Văn Chương Pháp, tôi còn thử thi tuyển vào một trường lớn của Pháp (Grandes Ecoles) mà tôi đã từng nghe danh tiếng lâu nay, đó là Viện Khoa Học Chính trị Paris, nơi đào tạo các công chức cao cấp và giới lãnh đạo công nghiệp doanh thương của Pháp. Tôi chú trọng về ngành Luật và Bang Giao Quốc Tế, với hy vọng sẽ làm cho Bộ Ngoại Giao sau này.

 

Với sự sung sướng tràn ngập, tôi được tuyển đậu vào Viện Khoa Học Chính Trị, và chọn ban Bang Giao và Luật Quốc Tế của Viện.

 

Sau 3 năm học tập, với những vị Giáo Sư danh tiếng đương thời như Thanh Tra Tài Chính Giscard D'Estaing (sau này làm Tổng Thống Pháp) dạy môn tài chính, Giáo Sư Raymond Barre (sau này làm Thủ Tướng Pháp) dạy môn Economie Internationale, và Le Comte Jean Jacques de Bresson (Cố Vấn Pháp Lý của Tổng Thống De Gaulle) dạy Droit Internationnal, vân vân, tôi đã tốt nghiệp Viện Chính Trị Paris vào năm 1964.

 

Tôi liền được tuyển vào làm Bộ Thông Tin dưới quyền Bộ Trưởng Alain Peyrefitte, với điều kiện là trong 2 năm, phải vào quốc tịch Pháp. Tôi rất ngần ngại, hoang mang về việc này, vì không muốn bỏ quốc tịch Việt Nam.

 

Nhân dịp tham dự một cuộc tiếp tân tại Tòa Đại Sứ Mỹ ở Paris, tôi gặp vị Tham Vụ Báo Chí của Tòa Đại Sứ là ông Schneider. Sau khi chuyện vãn, ông mới hỏi tôi là người Việt Nam, sao lại làm cho chính phủ Pháp. Tôi thật tình nói rằng nay đã học xong, nhưng tình hình chính trị bên nhà bi quan quá, cứ đảo chính này đến đảo chính khác, nên tôi ngần ngại không muốn về lúc này. Ông có ý kiến, hay là tôi thử đi làm với người Mỹ, cho quen việc ứng xử với công việc làm của người Mỹ, mai sau về Việt nam hợp tác với người Mỹ thuận lợi hơn. Tôi nhận đề nghị của ông, và bắt đầu làm việc tại Trung tâm Văn Hóa Mỹ ở Paris.

 

Vài tháng sau, có cuộc thi tuyển làm Phóng viên đặc biệt của cơ quan Thông Tin Mỹ tại Paris. Tôi dự thi và được tuyển, vì tiếng Anh, dù lúc sau này không dạy, và chỉ lo học văn chương Pháp, tôi vẫn còn nắm rất vững. Làm chỉ được 6 tháng, tôi lại được Cơ Quan Thông Tin Hoa Kỳ (USIA) tuyển dụng đưa sang Washington làm việc.

 

Đó là vào năm 1965. tôi được đưa vào Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ, đặc trách phần Bình Luận Chính trị.

 

Rồi đến năm 1975 đã đến, với nhiều bất trắc xảy ra cho Miền Nam. Tôi gần như bị cô lập, xa rời Tổ Quốc thân yêu. Tôi chỉ còn niềm an ủi là vẫn được dùng Tiếng Việt dễ nói chuyện với thính giả bên nhà hằng ngày, biết rằng thính giả rất mong tin bên ngoài cho biết về tình hình Việt Nam và thế giới. Sau này, có những tù nhân cải tạo cho biết đã nhờ gia đình theo dõi những bài tường thuật của tôi trên Đài VOA, dưới bút hiệu Trần Quân. Họ đã quen tôi, qua giọng nói, lời bình luận, qua bút hiệu Trần Quân.

 

Một đóng góp đáng kể của tôi là trong vòng 3 năm, lúc có cuộc đàm phán giữa Thứ Trưởng Ngoại giao Funseth và nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam cho phép các tù nhân cải tạo được ra đi đến Hoa Kỳ định cư, để đổi chác lấy một vài quyền lợi cho Cộng Sản, tôi đã thường xuyên hướng những bài tường thuật, phỏng vấn về quê nhà, để tù nhân cải tạo và gia đình vững tâm mong đợi. Sau cùng đã có kết quả thuận lợi, mở đường cho các cựu tù nhân ra đi làm lại cuộc đời.

 

Từ đó đến sau này, không lúc nào tôi bỏ lơi việc học thêm. Có thì giờ, tôi ghi danh vào Ban Cao Học về Ngôn Ngữ của Đại Học Georgetown, để trau dồi thêm tiếng Anh. Và sau cùng, vì thấy môn Luật là một môn khá thịnh hành ở Hoa Kỳ, nhiều ngành cần đến, và lợi tức cũng cao, nên tôi đã thi tuyển vào ban học tối, học 4 năm thay vì là 3 năm, sau khi đi làm ban ngày về.

 

Tôi đậu Tiến Sĩ Luật (Juris Doctor), và thi đậu vào Luật Sư Đoàn Tòa Thượng Thẩm Thủ Đô Washington. Tôi hành nghề Luật Sư song song với việc làm cho Đài Tiếng Nói Hoa kỳ, cho đến hết hạn kỳ 32 năm, tôi mới hồi hưu ở Đài VOA, và chỉ hành nghề Luật thôi.

 

Bắt đầu từ năm 1996, tôi bắt đầu hợp tác, Cố Vấn Pháp Lý cho một công ty tạo tác Mỹ, xây dựng cầu đường và hạ tầng kiến trúc, cao ốc cho Trung Quốc, Singapor và cũng có dự kiến muốn vào Việt Nam. Tôi có dịp đi Á Châu, mỗi lần, tôi đều để thì giờ ghé thăm Việt Nam vài tuần.

 

Năm 1996 là lần đầu tôi về Việt Nam, 36 năm sau khi đi du học và lập nghiệp nơi xứ người. Nỗi đau đớn nhất trong đời, là tôi thấy quê hương nhỏ bé của tôi, tỉnh lỵ Biên Hòa, làng Bình Trước, đã thay hình đổi dạng. Cảnh cũ không còn nữa, mà người xưa nay đã vắng bóng. Những bà dì, ông cậu của tôi, những người thân thương đã quá vãng. Số đông là những người mới ở miền Trung, miền Bắc vào cư ngụ, tạo nên một không khí hỗn độn, xô bồ. Biên Hòa nay chỉ là một vùng phụ cận của Sàigòn, xây cất nhà cửa hỗn độn, nhà giầu mới, các cán bộ, cất lầu sơn xanh, sơn đỏ chóa mắt, người nghèo thì sống chui rúc trong những con hẻm tồi tàn. Những gia đình cố cựu ở Biên Hòa nay không còn nữa, từ ông Đốc Vĩnh, Thầy Ba Hiệp, Thầy Ba Tri, ông Đốc Chức, ông Thanh Tra Nga, Thầy Hai Lụa, ông Đốc Tam, và 3 người Thầy thân thương đồng nghiệp của tôi, đã ra đi vĩnh viễn.

 

Mỗi lần về Biên Hòa, tôi chỉ còn thăm anh bạn cố cựu Phạm Kim Lân, nay cũng còn sống với nghề dạy học và tóc đã bạc trắng rồi. Mỗi lần tôi đều nhờ em Trương Minh Sang, học lớp Đệ Thất của tôi, liên lạc với các em học sinh đầu tiên của tôi ở lớp Đệ Thất, và Đệ Lục Ngô Quyền, cùng hội họp, ăn uống tại nhà tôi, hay tại nhà hàng Quyết Thắng, hay Tam Hiệp (nay đã trở thành nhà hàng quốc doanh!)

Nhìn đa số các em, nay đều đã 64, 65 tuổi (chỉ thua tôi 5, 6 tuồi, vì lúc đi dạy, tôi còn rất trẻ) đầu bạc, sún răng, da ngăm đen, thân thể gầy còm, mà lòng tôi thấy buồn vô tận. Vào năm rồi, một học sinh giỏi của tôi, em Trần Thị Đức, có cho tôi biết em bị ung thư nặng, đến giai đoạn chót. Tôi còn dịp liên lạc với em bằng điện thoại, hàng ngày, trong 4 tháng cuối cùng, trước khi em mất. Đau đớn thay!

 

Một cuộc biển dâu, đổi đời, tang thương đã diễn ra quá nỗi bi đát. Biên Hòa còn đó, mà lòng Biên Hòa đã mất tự bao giờ. Nay tuổi đời đã cao, nghĩ đến thời son trẻ, mà ngậm ngùi tiếc nuối quá khứ. Công đã tạm thành, danh đã tạm toại, nhưng tâm hồn tôi vẫn ngậm ngùi nhớ tiếc những phút giây hạnh phúc đầu tiên, đã qua mất rồi.

 

 

 

04 Tháng Tám 2020(Xem: 11153)
Nhà báo Hà Tường Cát, cựu tổng thư ký nhật báo Người Việt, qua đời lúc 7 giờ 30 phút sáng Thứ Hai, 3 Tháng Tám, tại bệnh viện Fountain Valley, California, thọ 80 tuổi, vì bệnh già.
02 Tháng Tám 2020(Xem: 13143)
Cũng như hết mùa hè mùa Thu sẽ đến. Cháu tôi không được đến trường nhưng vẫn được học online. Những đóa hoa của vườn hồng Portland cũng sẽ héo tàn, nhưng những nụ hoa mới sẽ mọc lên, thay thế và rực rỡ vào mùa Xuân tới.
02 Tháng Tám 2020(Xem: 12171)
Anh ghé lại chiều thu vàng vọt Nho cuối mùa, anh lỡ cuộc tình Chẳng thể nào hò hẹn ba sinh Thôi cứ thế, em mãi là 18.
27 Tháng Bảy 2020(Xem: 8788)
Mục đích là hướng dẫn về tai biến mạch máu não, cung cấp những tin tức về nghiên cứu và điều trị,và những chương trình sẽ làm trong cộng đồng.
27 Tháng Bảy 2020(Xem: 12758)
Ngày sinh nhật này có ý nghĩa lớn lao đối với em. Em sẽ dành cho chồng em những gì lãng mạn nhất để chuộc lỗi lầm..Đương nhiên em sẽ giấu kín như bưng chuyện ngày hôm qua, một ngày vô vị nhất trong cuộc đời em. Tất cả điều tồi tệ xảy ra vì em đã quá GHEN.
25 Tháng Bảy 2020(Xem: 14634)
Sáng nay nhìn bạn mừng sum họp Tôi bỗng thấy đời như giấc mơ Những gương mặt ấy thời con gái. Rưng rưng xúc động thuở dại khờ.
25 Tháng Bảy 2020(Xem: 14392)
Tình Ta chân chất đậm đà Dù cho xa cách lòng già nhớ thương. Mặc dù Đại dịch nhiễu nhương. Ngày xưa thân ái như đương trở về.
18 Tháng Bảy 2020(Xem: 13157)
Lucy đã từ giã chúng tôi để trở về nơi nó bắt đầu. Mạng sống của sanh linh đều đến rồi đi. Tôi rồi cũng sẽ ra đi như nó.Tôi không biết nó từ đâu đến, nhưng nó đã chấm dứt cuộc đời ở tại nơi này, trong tình thương của đại gia đình chúng tôi.
17 Tháng Sáu 2020(Xem: 15676)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: LỜI TÂM SỰ CÙNG CHA – Thơ Ngọc Quý- Phổ nhạc: Đăng Phương Hòa âm: Quang Đạt - Kim Ngân trình bày
07 Tháng Sáu 2020(Xem: 14509)
Con sẽ bay theo gió Và rơi xuống gốc cây Ủ mục theo ngày tháng Thêm đất màu nơi này Một mầm non lại nhú Những chiếc lá tái sinh Cây cội nguồn Đất Mẹ Bao thế hệ giữ gìn.
07 Tháng Sáu 2020(Xem: 13175)
Xin đừng đập phá. Xin đừng mang theo gạch đá, búa và gậy gộc để đập phá cửa kiếng. Khi một tiếng bụp vang lên. Những tấm kiếng rả ra và gục xuống rệu rạo. Có khác gì một thây người bị thương quỵ xuống.
30 Tháng Năm 2020(Xem: 15091)
Chúc mừng cháu hôm nay thành tựu Tốt nghiệp học sinh giỏi của trường Hết hè này cháu phải lên đường Sống tự lập đời sinh viên Đại học.
30 Tháng Năm 2020(Xem: 13391)
Ngày Memorial Day, tôi treo lá cờ Hoa Kỳ trước nhà để tưởng niệm và tri ân. Trong nhà, tôi mua hoa và trái cây đặt lên bàn thờ ba tôi. Tôi đốt hương khấn nguyện cho hai người cha, hai người lính.
23 Tháng Năm 2020(Xem: 13069)
Khi không thể bắt tay nhau vì sợ lây nhiễm, hãy cúi đầu trước nhau hay những ngón tay khép lại xá nhau trước khi bước vào cuộc họp. Sự khiêm cung cũng giảm đi những căng thẳng và ý nghĩ đen tối hại nhau.
22 Tháng Năm 2020(Xem: 14792)
Nếu một ngày điều này có thật Thì con ơi! chuyện đó cũng thường Hãy tin đi ở cõi vô thường. Mẹ an lạc bình yên, siêu thoát.
15 Tháng Năm 2020(Xem: 15344)
Để Mẹ ra đi lòng thanh thản. Vui cùng cây cỏ với trăng sao. Tự hào phủi sạch bao nghiệp chướng. Nhẹ nhàng hồn phách bay lên cao.
10 Tháng Năm 2020(Xem: 9301)
Chúng ta đã bước vào tháng Năm. Tháng của an vui và hạnh phúc. Hãy chúc lành cho nhau và mong rằng nắng ấm tháng năm sẽ đem đến nhiều tin tốt hơn về dịch bệnh, kinh tế và chính trị. Chào mừng tháng Năm, tháng của những hy vọng.
09 Tháng Năm 2020(Xem: 15099)
Năm nay Phật Đản chẳng đi chùa Dịch cúm hoành hành phải chịu thua Trong bếp rộn ràng nồi cháo nấm Ngoài sân tíu tít cháu chơi đùa
03 Tháng Năm 2020(Xem: 13355)
Hôm nay thứ năm ngày 30/4/2020. Tôi thức dậy sau một đêm không ngon giấc. Tối qua trên iphone một mình cô độc, tôi nằm xem những bài viết, những video nói về ngày 30/4 mà thao thức.
02 Tháng Năm 2020(Xem: 15414)
Tháng tư đói rạc nơi nơi Bo bo cho ngựa, nay người phải ăn Từ nay xuống kiếp lầm than Đọa đày dân Việt hàm oan tội gì?
02 Tháng Năm 2020(Xem: 15250)
Thư bất tận ngôn! Xin chúc bạn: Ráng mà gầy dựng chút tương lai Phần ta, còn quãng đời hiu hắt Như khói hoàng hôn muộn cuối ngày.
02 Tháng Năm 2020(Xem: 18019)
Nguyện Mẹ siêu sanh cõi vĩnh hằng Hương linh của mẹ được vinh thăng Theo chân Phật Tổ về Tịnh Độ Thoát vòng sinh tử dứt nghiệp căn.
26 Tháng Tư 2020(Xem: 13272)
Nguyện Đức Phật A Di Đà tiếp dẫn hương linh Phật Tử Lê Văn Tới Pháp danh Nhật Minh tạ thế vào 20/4/2020 nhằm ngày 28/3 năm Canh Tý tại San Jose về cõi niết bàn.
24 Tháng Tư 2020(Xem: 14182)
Thoát xa cõi tạm xô bồ Sát na hơi thở bên bờ tử sinh Con đường riêng chỉ một mình Giữa mùa dịch bệnh hành trình lẻ loi
18 Tháng Tư 2020(Xem: 15293)
Không ai muốn mình có một vết sẹo trên người cũng không ai muốn mình sống với những nỗi đau. Những ai gây ác nghiệp chắc chắn sẽ nhận hậu quả, mọi sự việc trên đời vẫn còn đang tiếp diễn. Chúng ta hãy chờ xem mọi việc sẽ phơi bày dưới ánh sáng mặt trời.
17 Tháng Tư 2020(Xem: 16242)
Đám tang chị tôi đầy nước mắt Vỏn vẹn 10 người. Chồng, con, cháu chỉ được 8 người Nhà quàn hai người Đúng như luật lệ. Tôi đứng xa xa như người viếng mộ Tham dự chui tang lễ chị mình.
14 Tháng Tư 2020(Xem: 12383)
Có lẽ hai ông Tổng thống và Thống đốc chỉ huy chiến tuyến chống dịch, trước những con số kinh khủng cũng đã tìm thấy mối đồng cảm trong cõi đời phù du này chăng?
13 Tháng Tư 2020(Xem: 9399)
Có nhiều nơi ở miền Nam mình đã đi qua, đã ở đó, đã nghe nói tới hoặc đã đọc được ở đâu đó... riết rồi những địa danh đó trở thành quen thuộc; nhưng chắc ít khi mình có dịp tìm hiểu tại sao nó có tên như vậy?