Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Kiều Oanh Trịnh - NGÀY GIỖ MẸ

29 Tháng Mười 20157:01 CH(Xem: 26095)
Kiều Oanh Trịnh - NGÀY GIỖ MẸ

gio me

 

Tháng mười năm nay, khí hậu thay đổi bất thường, ban ngày thì nóng, đêm đến nhiệt độ lại xuống thấp có hôm phải bật lò sưởi lên mới đủ ấm. Lá trên cành thi nhau chuyển màu, chỉ một cơn gió nhẹ thoảng qua cũng đủ làm rơi rụng hàng loạt lá vàng đầy sân cỏ ... Mùa Thu đến rồi…

Trong chu kỳ 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông, Thu có thể nói là mùa đẹp nhất trong năm. Thu thơ mộng, trữ tình, Thu là nguồn cảm hứng cho thi, nhạc sĩ, Thu đem tình yêu đến cho muôn loài, mùa của cây trái chín mùi, và là mùa gặt hái của nhà nông, vv...  Nhưng Thu lại là mùa buồn nhất của tôi -- Mùa Thu tôi mất Mẹ.

Cách đây 5 năm, Thu đã cướp mất đi người Mẹ thương yêu nhất của chúng tôi. Mẹ tôi đã ra đi vào một ngày giữa Thu ảm đạm.  Hôm nay là ngày giỗ Mẹ. Buổi sáng tôi đây thật sớm để sửa soạn mâm cơm cúng Mẹ, cố moi trí ức để nhớ xem ngày xưa Mẹ thích ăn những món gì? Và chợt nhớ rằng Mẹ tôi thích nhất là món gà luộc rắc lá chanh thái chỉ, chấm muối tiêu chanh. Ngày hôm qua tôi đã lặn lội tìm mua được một con gà đi bộ vàng ánh về luộc. Tôi theo cách luộc gà Mẹ dạy ngày xưa. Món gà luộc tuy rất đơn giản, nhưng nếu luộc không đúng cách thì sẽ bở, và mất ngon, nên Mẹ tôi luộc gà rất tỉ mỉ.

Trước tiên là phải chọn mua 1 con gà ta nếu mua gà còn sống về luộc thì nên chọn gà trống thiến, khỏe mạnh, có bộ lông bóng mượt. Với gà đã làm sẵn, thì chọn con có da màu vàng mơ tự nhiên và mỏng đều toàn thân, thịt săn chắc, không nhiều mỡ. Gà công nghiệp luộc thịt sẽ bị mềm bở, không giòn và ngon, nên mua gà ta hoặc gà thả vườn. 

Cách luộc gà của Mẹ tôi rất ngon nhưng hơi cầu kỳ một tí. Bỏ gà vào nồi nước lạnh, như vậy thịt sẽ chín dần từ ngoài vào trong. Nếu để nước sôi mới cho vào, gà khó chín đều, da sẽ nứt. Nếu là gà đông lạnh, phải để tan hết đá rồi mới luộc. Khi luộc để bụng gà năm sấp và đổ nước cho ngập cả con gà, đập dập 1 miếng gừng và 1 củ hành tây lột vỏ bỏ chung vào nồi nước luộc gà thêm 1 muỗng café muối cho đậm đà. Không dùng nồi quá to vì sẽ tốn thời gian lâu hơn, mà nồi quá nhỏ cũng khó trở gà cho chín đều.

Khi nước đã sôi hớt bọt thật kỹ, vặn nhỏ lửa, luộc gà khoảng 5 phút rồi tắt bếp và đậy vung kín chừng 20 phút, dùng cây xiên thịt xâm vào chổ đùi gà, nếu xâm dễ dàng, nước tuôn ra không có màu đỏ là gà đã chín. Tính ra luộc một con gà thì khoảng 20-30 phút. Nếu muốn gà luộc có màu da bóng mọng thì sau khi vớt gà ra, nên nhúng ngay vào nồi nước đá lạnh, đợi gà nguội hẳn mới lấy ra. Nếu không, da gà sẽ bị khô và đậm màu. Muốn gà có màu vàng đẹp và thơm thì để thịt ráo nước một chút, dùng 1 củ nghệ, giã nhỏ vắt lấy nước trộn với 1 muỗng café dầu mè quét một lớp lên da, gà sẽ có màu vàng bóng và căng mượt, trông rất hấp dẫn.

Luộc gà tưởng là  đơn giản nhưng là cả 1 công trình, tỉ mỉ, chỉ quên một tí là con gà luộc sẽ không ngon. Quan trọng nhất khi luộc gà phải canh chừng, đừng để cho nồi gà luộc tự sôi rồi bỏ đi làm việc khác thì thịt gà rất dễ bị mềm nhão!

KOTThế là món gà luộc cúng Mẹ đã thành công. Phần sắp gà lên đĩa cũng cầu kỳ không kém. Tôi cũng theo cách mẹ dạy chặt từng miếng gà vuông vuông hình quân cờ, xếp từng miếng thit vào 1 cái đĩa nhỏ lựa những miếng thịt gà vuông vắn có đầy đủ da gà, sắp mặt có da xuống trước cho thật vung đĩa, những miếng gà vụn không có da thì sắp ở phía giữa đĩa, xong lấy 1 cái đĩa khác to hơn đĩa xếp thịt gà, úp 2 đĩa vào nhau rồi lật ngược đĩa gà vừa sắp lên cái đĩa trống, lúc này thì những miếng thịt gà luộc vàng tươi được nằm gọn gàng trong cái đĩa to vàng óng ánh, trên mặt tôi rắc 1 ít lá chanh cắt nhuyễn. Tôi đã có được một đĩa thịt gà luôc màu sắc vàng tươi, xen những cọng lá xanh thơm phức bên cạnh 1 đĩa muối tiêu với vài lát ớt cắt nhỏ thêm mấy múi chanh tươi.

Phần nước luộc gà, tôi nấu canh miến thả một ít măng khô, 1 đĩa chả giò, vài khoanh giò lụa, và một đĩa xôi, thêm 1 bình hoa và khay trái cây bày lên bàn thờ cúng Mẹ. Mâm cơm giỗ Mẹ tôi chỉ giản dị như thế, nhưng tôi biết Mẹ sẽ thích vì toàn những món Mẹ tôi hay dùng ngày xưa. Mâm cỗ tuy không cao lương gì mấy, nhưng không thiếu màu sắc mà lại toàn những món ăn Mẹ tôi ưa chuộng.

Lòng tôi ấm lại, dù biết, cúng giỗ chỉ là một hình thức để tưởng niệm Mẹ hiền, Người Me kính yêu của chúng tôi, chứ chả biết Mẹ có về ăn được không? Nhiều khi tôi tự nghĩ, thế giới vô hình thật khó hiểu, không làm sao mình có thể biết được những người đã khuất có thực sự hiện diện ở cõi niết bàn hay ở một nơi nào đó xa xăm và có nhìn thấy mình không? Hay là cát bụi sẽ trở về với cát bụi? Nhưng lòng tôi thật sự yên tâm hơn mỗi khi làm cơm canh cúng ba mẹ tôi vào những ngày giỗ Tết. Đó là lòng tưởng niệm đến tổ tiên, ông bà, cha mẹ, sau là để cho các con cháu, lũ trẻ lớn lên nơi xứ lạ quê người nhớ đến gia tộc và còn giữ được những truyền thống gia đình, nhân ngày cúng giỗ…Cả nhà cùng về tưởng niệm đến các bậc tiền bối và quây quần bên mâm cơm cúng các Cụ.

Mẹ kính yêu

Hôm nay là năm giỗ thứ năm kể từ ngày Mẹ lìa xa chúng con. Con làm mâm cơm nho nhỏ để cúng Mẹ. Thấm thoát mà mẹ đã ra đi 5 năm rồi. Mau qua. Mới ngày nào con còn được Mẹ chỉ dẫn những đường kim mũi chỉ, đan từng chiếc bí tất, cái nón xinh xinh cho các cháu ngoại của con mà nay Mẹ đã thênh thang ở một cõi xa xăm nào đó, và con thì chắc không bao giờ có thể gặp lại Mẹ nữa. Có nhiều đêm con mơ thấy Mẹ về, lần nào Mẹ cũng cho con món này, món kia như ngày con còn bé. Con nhớ ngày gia đình mình mới di cư vào Nam, cả nhà chỉ trông vào lương hướng của Ba, nên không dư giả gì, Mẹ phải vén khéo lo toan nhận lãnh may quần áo… nhờ khéo tay thêu đan mà Me nhận được nhiều hàng đặt, rồi Mẹ còn nấu cơm tháng cho các chú độc thân để kiếm thêm chút tiền còm phụ với Ba nuôi đàn con nhỏ xíu chưa giúp được gì cho cha mẹ cả. Mẹ thức khuya, dậy sớm thật vất vả. Nhìn Me cực khổ con thật xót xa, nhưng lúc đó con còn bé, lại lo học hành nên tuy thương Mẹ nhọc nhằn mà chẳng biết làm sao hơn, chỉ biết cố gắng học giỏi để ba mẹ vui lòng.

Rồi Ba đột ngột ra đi, để lại cho Mẹ 1 đàn con 5 đứa còn nhỏ dại, cũng chính Mẹ đã tần tảo lo toan cho các con ăn học nên người, Lòng Mẹ bao la, một đời hy sinh cho chồng con. Từ một cô Út con quan, được nuông chiều như trứng mỏng, thế mà khi về với Ba, một tay Me quán xuyến cả một gia đình nhà chồng, Me tháo vát trông coi cửa hàng buôn bán của gia đình Ba một cách thông thạo Mẹ thật tuyệt vời, hình ảnh Mẹ hiền sẽ mãi mãi hiện diện trong tim con.

Mẹ kính yêu!

Hôm nay nhân ngày giỗ Mẹ, chúng con kính dâng lên Mẹ mâm cơm cúng giỗ, tuy giản dị nhưng toàn những món hợp khẩu vị của Mẹ ngày xưa và một tấm lòng tưởng nhớ của các con cháu hướng về Mẹ. Nhớ về Mẹ hiền, con xin tụng chân kinh, kính mong nơi phương nào đó Mẹ vui hưởng an nhàn, thâm tâm thanh tịnh, Mẹ sẽ mỉm cươi nhìn xuống các con, cháu của Mẹ nơi đây đang tưởng nhớ về Mẹ với tất cả lòng thành kính thương yêu, gửi đến Mẹ hiền từ của chúng con.... Kính mong Mẹ phù hộ cho gia đình các con, cháu của mẹ luôn yên bình, hạnh phúc.

 

Kiều Oanh, Virginia, October 2015

(Giỗ Mẹ năm thứ Năm)

 

thu ve con nho me


 

 

*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới
và bấm vào ô vuông ở cuối khung góc phải (Full screen) để mở lớn màn ảnh
Nhạc phẩm "Một Cõi Đi Về"; Trịnh Công Sơn sáng tác, guitar Vô Thường. 
Kiều Oanh thực hiện youtube

 

 

23 Tháng Ba 2009(Xem: 72755)
Vẫy tay chào hang yên chi hoa đỏ Chào khuôn sân đá cuội trắng rì rào Chào hàng sao chim tụ về làm tổ Chào tượng Ngô Quyền nắng ngủ trên cao
23 Tháng Ba 2009(Xem: 72927)
Về lại Biên Hòa thăm con đường xưa Dốc học trò vẫn mang tên Kỷ Niệm
23 Tháng Ba 2009(Xem: 72352)
Vẫn là mưa nghiêng nghiêng giăng trắng Trên hàng cây bãi cỏ sân trường Sao không giống ngày xưa sâu lắng Chiều tan trường bè bạn thân thương
23 Tháng Ba 2009(Xem: 69985)
Biên Hòa em vẫn thương hoài Ngô Quyền ngày trước, áo dài màu xanh.
23 Tháng Ba 2009(Xem: 72266)
Nếu một mai tôi chết, Xin đừng khóc cho tôi. Đường đời chia đôi ngả, Hãy chôn tình phai phôi.
23 Tháng Ba 2009(Xem: 72296)
Saigon ơi, xa rồi ta vẫn nhớ Những chiều xưa hai đứa lén hẹn hò!
23 Tháng Ba 2009(Xem: 72117)
Lưu bút ngày xưa kỷ niệm đầy, Tình thân bạn cũ hãy còn đây! Ngây ngô ghi vội đôi dòng chữ Đầy ấp yêu thương mỗi phút giây.
02 Tháng Ba 2009(Xem: 71858)
ôi, mùa hè tuổi nhỏ hóa thân giữa màu hoa ôi, mùa hè êm ả phục sinh từ đôi ta!
24 Tháng Hai 2009(Xem: 32804)
  Trong tuyển tập “Giữa Hai Miền Mưa Nắng” của nhà văn Hoàng Mai Ðạt, tác giả đã kể lại một chuyến về Việt Nam vào năm 1998, đặc biệt là ở vùng đất Biên Hòa, quê vợ của anh. Sau đây là trích đoạn tác giả về thăm một nơi chốn đã khiến anh bồi hồi với bao cảm xúc, đó là trường Ngô Quyền của vợ anh cũng như của thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên, người viết những bài thơ tình bất hủ mà anh yêu thích từ lâu.
24 Tháng Hai 2009(Xem: 80357)
  ( Kính tặng Thầy Toán Nguyễn Văn Phố)
24 Tháng Hai 2009(Xem: 72870)
  Nay đất khách quê ngưòi: Thân biệt xứ. Áo công khanh rách nát giữ trong tim. Chút hương xưa là chút lửa êm đềm, Dùng sưởi ấm niềm riêng, chờ Hội lớn.
24 Tháng Hai 2009(Xem: 35424)
  Rời Sài Gòn tháng Tư năm 75. Đến Mỹ, Thượng Châu hợp tác với nhà văn Võ Phiến, Lê Tất Điều, ký giả Nguyễn Hoàng Đoan xuất bản tờ báo Việt ngữ đầu tiên tại Hoa Kỳ tên Hồn Việt, do nữ ca sĩ Khánh Ly làm chủ nhiệm. Sau đó, hội nhập đời sống Mỹ, đi làm việc ở SanDiego đã được 28 năm và sắp về hưu. Lâu lắm, không viết lách gì, nhưng bây giờ với tiếng gọi trường cũ Ngô Quyền, Thượng Châu rất sẵn sàng và vui vẻ đóng góp
20 Tháng Hai 2009(Xem: 81557)
Ba mươi năm chờ đợi Hoa tàn, trăng tận, sông quằn mình trăn trở Ba mươi năm nhớ mong Lá héo, sao mờ, biển cồn cào dậy sóng
20 Tháng Hai 2009(Xem: 76757)
  Đứng trước biển mùa Đông thêm cô quạnh Cánh hải âu đơn lẻ chập chờn bay Hải đăng xa nhạt nhòa trong sương lạnh Đá chập chùng, mong mỏi đợi chờ ai  
20 Tháng Hai 2009(Xem: 76716)
  Nhớ sao cứ nhớ quắt quay Ngô Quyền bạn cũ giờ đây ai còn?                  
20 Tháng Hai 2009(Xem: 76230)
Một chút mây trời, để nhớ thương, Bay qua thật nhẹ, trước cổng trường.  
16 Tháng Hai 2009(Xem: 76525)
Tặng Mai Trọng Ngãi, Đinh Hoàng Vân, Tiêu Hồng Phước, Tô Anh Tuấn và Phan Kim Phẩm.
09 Tháng Hai 2009(Xem: 24398)
Sự cư xử giản dị nhưng đầy tình chân thật của em là một món quà vô giá mà không dễ gì tôi nhận được một lần thứ nhì trong đời.
09 Tháng Hai 2009(Xem: 38020)
... và như thế, Ngô Quyền hôm qua, hôm nay, mãi mãi vẫn là tổ ấm của chúng ta miên viễn, đời đời...
05 Tháng Hai 2009(Xem: 90886)
Năm mươi ngọn nến hồng đang rực sáng, hân hoan mừng phút giây hạnh ngộ, trùng phùng. Hãy cùng nhau sớt chia, gìn giữ vì ngọt bùi nào rồi cũng sẽ chóng qua…
05 Tháng Hai 2009(Xem: 39356)
  Trường Trung Học Ngô Quyền được điều hành bởi một Ban Giám Đốc, đứng đầu là Hiệu Trưởng
04 Tháng Hai 2009(Xem: 87952)
  Con xin phép được viết đôi dòng kỷ niệm trong lứa tuổi học trò của con vớI những câu nói của Thầy mà gần 50 năm qua vẫn còn in đậm trong trí con.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 35475)
  Chúng tôi trưởng thành trong một nền giáo dục “NHÂN BẢN và KHAI PHÓNG”, mà tinh thần “Tôn sư trọng đạo” thể hiện trong câu “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, với Thầy, một lòng tôn kính, với bạn, một dạ chân tình, xin mượn nơi nầy thắp nén tâm hương tri ân quí Thầy đã quá vãng, tưởng nhớ quí Bạn đã qua đời.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 75325)
  Này em còn nhớ hay quên ? Lời Thầy Cô dạy chớ nên lơ là. Vì đâu mà có thân ta, Công Cha, Nghĩa Mẹ bài ca dao này;  
04 Tháng Hai 2009(Xem: 39771)
Dĩ nhiên, đám học trò chúng tôi thích lắm, vì ý tưởng lạ đó không tìm thấy được trong Việt Nam Sử Lược của sử gia Trần Trọng Kim hay trong Việt Sử Toàn Thư của sử gia Phạm Văn Sơn.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 40948)
  Trường Trung học Ngô Quyền là một trường sinh sau đẻ muộn, so với các trường Pétrus Ký, Gia Long ở Sàigòn, và các trường Nguyễn Đình Chiểu (được gọi là Le Myre de Vilers thời thuộc Pháp) ở Mỹ Tho, và Phan Thanh Giản ở Cần Thơ.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 83578)
Nhìn em dáng nhỏ hao gầy Cho tôi nghe tiếng thở dài buồn tênh
04 Tháng Hai 2009(Xem: 47210)
Một cuộc biển dâu, đổi đời, tang thương đã diễn ra quá nỗi bi đát. Biên Hòa còn đó, mà lòng Biên Hòa đã mất tự bao giờ. Nay tuổi đời đã cao, nghĩ đến thời son trẻ, mà ngậm ngùi tiếc nuối quá khứ. Công đã tạm thành, danh đã tạm toại, nhưng tâm hồn tôi vẫn ngậm ngùi nhớ tiếc những phút giây hạnh phúc đầu tiên, đã qua mất rồi.