Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Trần Diệu Hương - HẠNH NGỘ CUỐI ĐỜI

03 Tháng Mười 201512:32 SA(Xem: 23556)
Nguyễn Trần Diệu Hương - HẠNH NGỘ CUỐI ĐỜI

Hạnh Ngộ Cuối Đời

 
nxh2

Mở Đầu: Vào thăm Thầy Nguyễn Xuân Hoàng những tháng cuối đời ở bệnh viện, ở nhà dưỡng lão, chúng tôi được Thầy kể lại hạnh ngộ tình cờ trong đời sống của Thầy với một ông bác sĩ của bệnh viện Stanford từng là một người lính Mỹ trẻ đồn trú ở Nha Trang trong những năm chiến tranh, Thầy dự định sẽ viết lại chuyện này khi khoẻ hơn. Không may, dự định đó chẳng bao giờ thành sự thật.  Xin được thay Thầy kể lại chuyện này như một nén tâm hương tưởng nhớ nhân giỗ đầu của Thầy.  – NTDH

 

 

Tôi trở lại bệnh viện Stanford lần này là là lần thứ bao nhiêu, tôi không còn nhớ được. Những viên thuốc giảm đau nhỏ xíu đủ màu, những lần hóa trị (chemo therapy), xạ trị (radiation therapy) có thể giúp tôi kéo dài đời sống thêm một chút, đỡ đau đớn hơn, nhưng làm cho đầu óc tôi mờ mịt, trắng xóa.

 

Những lần gần đây, tôi không còn tự đi được nữa, dù là đi với 3 chân (2 chân của tôi, 1 chân của baton) hay 6 chân (2 chân của tôi cộng 4 chân của cái walker). Lúc đầu, buồn kinh khủng, hụt hẫng vì thấy "lực bất tòng tâm", nhưng những cơn đau thốn từ trong xương đau ra làm mọi suy nghĩ vụn vỡ, đầu óc trống trơn, nhiều lúc không nhận ra được cả người đến thăm đứng ở cạnh giường.

 

Mỗi lần đến Stanford, dù là chỉ "tạm trú” vài tiếng cho một lần chemotherapy, hay "thường trú" ở đó một tuần, nửa tháng, tôi đều được đỡ từ xe nhà qua chiếc xe lăn của bệnh viện ngay ở cửa chính. Đây là một ưu tiên rất đáng buồn cho bất cứ ai được nhận.

 

Thường thì nhà tôi đẩy tôi qua các lối đi rộng, sạch bóng của bệnh viện. Có lần nhân viên bệnh viện đẩy tôi đi. Đôi lúc, bệnh viện quá bận rộn, tôi phải ngồi lơ ngơ, lọt thỏm trong xe lăn ở lobby chờ người có trách nhiệm đưa mình về phòng hoá trị. Sau hơn nửa năm chiến đấu không cân sức với căn bệnh sarcomas quái ác, tôi chỉ còn khoảng 110lbs (so với trọng lượng 165lbs lúc tôi còn khỏe) .

 

Để quên bớt nỗi đau, để có một điều gì đó yên bình trong đầu óc khi nằm trên giường trong suốt vài tiếng chemo, cho một số thuốc vào người, "dĩ độc trị độc" để các tế bào ung thư quái ác ngừng phát triển, tôi thường đem theo đọc sách dễ đọc khi vẫn còn tỉnh táo. Thường thì tôi chỉ tính táo được khoảng nửa tiếng đầu, sau đó, đầu óc tôi trắng xóa, nửa tỉnh nửa mê, cuốn sách rời khỏi tay, rơi xuống nền nhà .

 

Lần đó, người lượm quyển sách đặt lai ngay ngắn trên cái bàn nhỏ ở đầu giường là một ông bác sĩ chắc cũng đã bước vào độ tuổi sáu mươi. Thấy tôi mở mắt, ông cười mỉm và hỏi:

 

-  Ông cũng thích đọc sách về Nha Trang?

 

(chắc là dù không đọc được tiếng Việt nhưng bìa sách có hai chữ Nha Trang và hình con đường Duy Tân chạy dọc theo ven biển làm ông nhận ra nội dung sách có liên quan đến thành phố thùy dương cát trắng này).

 

Nghe một người bản xứ nhắc về quê hương biển xanh của mình, tự dưng bao nhiêu mỏi mệt sau khi chemo tan biến, tôi nhìn ông với cái nhìn “tha hương ngộ cố tri”:

 

- Tôi là người Nha Trang mà. Ông đã từng đến Nha Trang?

 

- Không những đến mà còn ở đó gần một năm .

 

- Ông ở đường nào?

 

- Đường Khổng Tử, sau trường nữ tiểu học Âu Cơ .

 

- Ông đã từng làm việc ở Nha Trang?

 

- Vâng, và rất yêu thành phố ven biển đẹp, hiền hòa này.

 

 

Như được đưa về một thời trai trẻ với những kỷ niệm đẹp, ông bác sĩ người Mỹ kể cho tôi nghe về đoạn đường Duy Tân chạy dọc bờ biển đẹp nhất Nha Trang. Ông say sưa kể về những bậc thang bằng đá ong dẫn lên Tháp Bà với nhiều huyền thoại ở ngoại ô Nha Trang, về món chè nổi tiếng ở cây cầu đôi ở phía Bắc của Thành phố đã đi vào lịch sử, đã chở che danh tướng Trịnh Phong trong phong trào Cần vương kháng chiến chống Pháp của vua Hàm Nghi.

 

Lúc đó trong mắt của chúng tôi, không phải là khung cảnh bệnh viện Stanford với mùi ethanol bay thoang thoảng mà là Nha Trang thân yêu với gió biển có mang vị mặn của muối,  với tiếng sóng biển đập vào bờ cát trắng nhẹ nhàng, đều đều trong mùa hè, mạnh bạo, giận dữ trong mùa đông.

 

Sau đó chúng tôi còn có dịp nói chuyện với nhau vài lần nữa trong những lần đi chemo của tôi ở bệnh viện. Ông Johnson là BS trưởng khoa, công việc thường ngày của ông thiên về nghiên cứu nhiều hơn, nhưng có một vài lần khi không bị trùng thời khoá biểu, ông đến bên giường bệnh của tôi vừa theo dõi bệnh tình, vừa giúp cho bệnh nhân quên đi mọi nỗi đau thể xác khi ông kể về những ngày tuổi trẻ của ông ở Nha Trang yêu dấu của cả hai chúng tôi. Lời kể của ông đã cuốn hút, đôi mắt màu xanh xám sau tròng kính trắng cũng mang tôi về thời “làm học trò nhưng không sách cầm tay” ở sân trường Võ Tánh, ở con đường Bá Đa Lộc cây dài bóng mặt đẹp nổi tiếng ở quê tôi. Như thế đó, cả người kể lẫn người nghe đều thấy lòng mình về lại với thời tuổi trẻ mắt sáng môi tươi.

 

Những ngày điều trị dù nội trú, hay ngoại trú của tôi ở bệnh viện Stanford nhờ vậy mà trở nên êm đềm hơn. Những con đau thể xác trong giai đoạn cuối cùng của bệnh ung thư sarcomas vẫn kéo về gián đoạn, hay liên tục nhưng không còn làm tôi đau đớn như lúc chưa được nghe ông Johnson ôn lại thời tuổi trẻ của ông, của cả hai chúng tôi ở Nha Trang vào cuối thập niên 50 của thế kỷ trước.

 

Thế mới biết có những thứ thuốc tinh thần có hiệu quả cao như thế . Một lúc nào đó khoẻ hơn, tôi sẽ cố gắng viết về thứ hạnh phúc cận kề nỗi chết đặc biệt này, sẽ tả lại thật sống động nỗi đau thẩm thấu tìm gan của bệnh ung thư ở giai đoạn cuối . Không ai biết giai đoạn này với tôi nhẹ nhàng hơn nhờ một ông bác sĩ có tuổi ở bệnh viện Stanford , một người lính trẻ Mỹ đã chiến đấu, lưu trú cả năm ở quê hương tôi, và yêu quê hương tôi giống như tôi, như bao người Nha Trang đang sống đời lưu lạc …

 

Nếu có kiếp sau, nếu vẫn còn phải trở lại làm người với "sinh, lão, bệnh, tử", vẫn xin được làm một người Việt Nam, một người Nha Trang dù sống bất cứ nơi đâu vẫn mang theo mùi vị của sóng biển quê nhà.

(Xin được viết thay cho Thầy Nguyễn Xuân Hoàng)

Nguyễn Trần Diệu Hương

 

27 Tháng Ba 2009(Xem: 70643)
Tình nồng hương đượm mong manh, Dẫm chân ta bước cuộc tình lỡ duyên!
23 Tháng Ba 2009(Xem: 72807)
Vẫy tay chào hang yên chi hoa đỏ Chào khuôn sân đá cuội trắng rì rào Chào hàng sao chim tụ về làm tổ Chào tượng Ngô Quyền nắng ngủ trên cao
23 Tháng Ba 2009(Xem: 72977)
Về lại Biên Hòa thăm con đường xưa Dốc học trò vẫn mang tên Kỷ Niệm
23 Tháng Ba 2009(Xem: 72395)
Vẫn là mưa nghiêng nghiêng giăng trắng Trên hàng cây bãi cỏ sân trường Sao không giống ngày xưa sâu lắng Chiều tan trường bè bạn thân thương
23 Tháng Ba 2009(Xem: 70069)
Biên Hòa em vẫn thương hoài Ngô Quyền ngày trước, áo dài màu xanh.
23 Tháng Ba 2009(Xem: 72309)
Nếu một mai tôi chết, Xin đừng khóc cho tôi. Đường đời chia đôi ngả, Hãy chôn tình phai phôi.
23 Tháng Ba 2009(Xem: 72343)
Saigon ơi, xa rồi ta vẫn nhớ Những chiều xưa hai đứa lén hẹn hò!
23 Tháng Ba 2009(Xem: 72157)
Lưu bút ngày xưa kỷ niệm đầy, Tình thân bạn cũ hãy còn đây! Ngây ngô ghi vội đôi dòng chữ Đầy ấp yêu thương mỗi phút giây.
02 Tháng Ba 2009(Xem: 71924)
ôi, mùa hè tuổi nhỏ hóa thân giữa màu hoa ôi, mùa hè êm ả phục sinh từ đôi ta!
24 Tháng Hai 2009(Xem: 32829)
  Trong tuyển tập “Giữa Hai Miền Mưa Nắng” của nhà văn Hoàng Mai Ðạt, tác giả đã kể lại một chuyến về Việt Nam vào năm 1998, đặc biệt là ở vùng đất Biên Hòa, quê vợ của anh. Sau đây là trích đoạn tác giả về thăm một nơi chốn đã khiến anh bồi hồi với bao cảm xúc, đó là trường Ngô Quyền của vợ anh cũng như của thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên, người viết những bài thơ tình bất hủ mà anh yêu thích từ lâu.
24 Tháng Hai 2009(Xem: 80406)
  ( Kính tặng Thầy Toán Nguyễn Văn Phố)
24 Tháng Hai 2009(Xem: 72926)
  Nay đất khách quê ngưòi: Thân biệt xứ. Áo công khanh rách nát giữ trong tim. Chút hương xưa là chút lửa êm đềm, Dùng sưởi ấm niềm riêng, chờ Hội lớn.
24 Tháng Hai 2009(Xem: 35442)
  Rời Sài Gòn tháng Tư năm 75. Đến Mỹ, Thượng Châu hợp tác với nhà văn Võ Phiến, Lê Tất Điều, ký giả Nguyễn Hoàng Đoan xuất bản tờ báo Việt ngữ đầu tiên tại Hoa Kỳ tên Hồn Việt, do nữ ca sĩ Khánh Ly làm chủ nhiệm. Sau đó, hội nhập đời sống Mỹ, đi làm việc ở SanDiego đã được 28 năm và sắp về hưu. Lâu lắm, không viết lách gì, nhưng bây giờ với tiếng gọi trường cũ Ngô Quyền, Thượng Châu rất sẵn sàng và vui vẻ đóng góp
20 Tháng Hai 2009(Xem: 81602)
Ba mươi năm chờ đợi Hoa tàn, trăng tận, sông quằn mình trăn trở Ba mươi năm nhớ mong Lá héo, sao mờ, biển cồn cào dậy sóng
20 Tháng Hai 2009(Xem: 76791)
  Đứng trước biển mùa Đông thêm cô quạnh Cánh hải âu đơn lẻ chập chờn bay Hải đăng xa nhạt nhòa trong sương lạnh Đá chập chùng, mong mỏi đợi chờ ai  
20 Tháng Hai 2009(Xem: 76752)
  Nhớ sao cứ nhớ quắt quay Ngô Quyền bạn cũ giờ đây ai còn?                  
20 Tháng Hai 2009(Xem: 76269)
Một chút mây trời, để nhớ thương, Bay qua thật nhẹ, trước cổng trường.  
16 Tháng Hai 2009(Xem: 76595)
Tặng Mai Trọng Ngãi, Đinh Hoàng Vân, Tiêu Hồng Phước, Tô Anh Tuấn và Phan Kim Phẩm.
09 Tháng Hai 2009(Xem: 24445)
Sự cư xử giản dị nhưng đầy tình chân thật của em là một món quà vô giá mà không dễ gì tôi nhận được một lần thứ nhì trong đời.
09 Tháng Hai 2009(Xem: 38040)
... và như thế, Ngô Quyền hôm qua, hôm nay, mãi mãi vẫn là tổ ấm của chúng ta miên viễn, đời đời...
05 Tháng Hai 2009(Xem: 90931)
Năm mươi ngọn nến hồng đang rực sáng, hân hoan mừng phút giây hạnh ngộ, trùng phùng. Hãy cùng nhau sớt chia, gìn giữ vì ngọt bùi nào rồi cũng sẽ chóng qua…
05 Tháng Hai 2009(Xem: 39398)
  Trường Trung Học Ngô Quyền được điều hành bởi một Ban Giám Đốc, đứng đầu là Hiệu Trưởng
04 Tháng Hai 2009(Xem: 87998)
  Con xin phép được viết đôi dòng kỷ niệm trong lứa tuổi học trò của con vớI những câu nói của Thầy mà gần 50 năm qua vẫn còn in đậm trong trí con.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 35494)
  Chúng tôi trưởng thành trong một nền giáo dục “NHÂN BẢN và KHAI PHÓNG”, mà tinh thần “Tôn sư trọng đạo” thể hiện trong câu “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, với Thầy, một lòng tôn kính, với bạn, một dạ chân tình, xin mượn nơi nầy thắp nén tâm hương tri ân quí Thầy đã quá vãng, tưởng nhớ quí Bạn đã qua đời.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 75371)
  Này em còn nhớ hay quên ? Lời Thầy Cô dạy chớ nên lơ là. Vì đâu mà có thân ta, Công Cha, Nghĩa Mẹ bài ca dao này;  
04 Tháng Hai 2009(Xem: 39825)
Dĩ nhiên, đám học trò chúng tôi thích lắm, vì ý tưởng lạ đó không tìm thấy được trong Việt Nam Sử Lược của sử gia Trần Trọng Kim hay trong Việt Sử Toàn Thư của sử gia Phạm Văn Sơn.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 40996)
  Trường Trung học Ngô Quyền là một trường sinh sau đẻ muộn, so với các trường Pétrus Ký, Gia Long ở Sàigòn, và các trường Nguyễn Đình Chiểu (được gọi là Le Myre de Vilers thời thuộc Pháp) ở Mỹ Tho, và Phan Thanh Giản ở Cần Thơ.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 83642)
Nhìn em dáng nhỏ hao gầy Cho tôi nghe tiếng thở dài buồn tênh