Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Thị Thêm - NIỀM VUI THÁNG 9

02 Tháng Mười 20156:33 CH(Xem: 36055)
Nguyễn Thị Thêm - NIỀM VUI THÁNG 9


niem vui thang 9


Hôm nay tôi  muốn viết về đám cưới con gái của một người anh Ngô Quyền. Tôi biết đây là chuyện cá nhân, riêng tư không phải là đề tài chính. Nhưng niềm vui hội ngộ đó tôi muốn chia sẻ với mọi người.

Đối với tôi NQ rất thân thiết dù tôi chỉ học nơi ấy có hai năm. Có lẽ khi quyết định  rời xa đất nước, ta vẫn mang theo quê hương trong tâm tưởng.  Quê hương và kỷ niệm  gắn liền với tuổi mới lớn. Cái thuở mà hương tóc con gái còn thơm. Môi con gái còn trinh nguyên chưa hề có nụ hôn đầu. Cái thuở mà chỉ một cái nhìn thôi hai má đã hây hây hồng và tim đập  loạn nhịp.  Đó là thời kỳ chúng ta bước vào Trung học. Tuổi mới lớn ôm ấp bao nhiêu mơ ước và hy vọng.

Rồi chiến tranh đã đem những người con NQ vào cuộc  tử sinh. Những cánh chim NQ bay trên bầu trời trong đôi cánh sắt.  Họ lênh đênh trên những con tàu bảo vệ biển đảo, sông ngòi.  Họ rầm rập bước chân trong quân trường hay trên khắp núi rừng, làng quê VN. Người nữ sinh NQ làm vợ lính, vui buồn theo từng đợt hành quân của chồng.

Thế rồi sau biến cố 75, những chàng trai NQ thuở xưa gặp nhau tại trại tù để thấm thía nỗi buồn thua trận. Người BH lại gần gũi nhau hơn khi chia sẻ với nhau từng miếng đường, chút muối, đùm bọc với nhau vì hai chữ đồng hương. Người con gái NQ thuở nào lăn lóc giữa cuộc sống khắc nghiệp, làm một bà Tú Xương lặn lội thân cò nuôi chồng, nuôi con.

40 năm lận đận xứ người trên khắp thế giới, người Biên hòa tìm lại nhau và thân tình biết mấy. Tôi là người Biên Hòa và tôi kết với NQ vì người Biên Hòa thân thiết lắm. Ngọt như bưởi, mát như gió sông Đồng Nai lồng lộng thổi về. Người NQ và BH nói chung rất dễ gần gũi và thân tình. Chỉ cần đến với nhau đôi ba lần là biến thành thân thiết. Cho nên nơi xứ sở tạm dung chỉ cần là người Biên Hòa là tay bắt mặt mừng, hỏi thăm nhau từng góc làng quê, người quen ngỏ xóm.

Bây giờ ta lại gặp nhau.

Tóc xưa đã bạc, đổi màu thời gian.

Tuổi đà thất, lục lão làng.

Tiền hưu đã có, chẳng màng lợi danh.

 

Các bạn có thấy không, bây giờ gặp lại nhau chúng ta không hỏi chuyện làm ăn, nhà cửa hay bồ bịch mà thường hỏi chuyện về sức khỏe về gia đình con cháu.

Chúng ta, những người đã bị cái xã hội mới đá ra khỏi quê hương. Chúng ta như những cánh chim bị gãy cánh. Mình mất quê hương ngay trên chính quê hương mình. Mình bị mất quyền công dân ngay trên chính nơi mình được sinh ra và lớn lên.

Chúng ta bất kể mạng sống đem con chạy thục mạng vì muốn tìm cho thế hệ thứ hai có một nơi nương thân tốt đẹp và tự do.

Chúng ta qua nơi xứ lạ, tiếng nói khác, phong tục khác, hai bàn tay trắng, với một sức khỏe cạn kiệt vì bị áp chế, đói khát, bệnh tật. Thế nhưng vì tương lai con cái mình đã đứng lên làm lại từ đầu. Ước vọng chúng ta là con cái trưởng thành, có sự nghiệp và có một gia đình trên xứ sở tự do.

Đa số chúng ta đều có sui gia và cháu nội, cháu ngoại. Ai mà chưa có con lập gia đình thì thấp thỏm không yên.

Cha mẹ rất muốn kết thông gia với bạn xưa hay những người tử tế mà mình quen biết.  Những gia đình ấy thân thiết, con cái họ cũng đẹp trai, đẹp gái , gia đình tử tế, ăn học đàng hoàng nhưng không thể mở miệng nói chuyện ấy với con. Bởi vì con cái ta không muốn bị áp đặt, không muốn cha mẹ mai mối, không muốn cha mẹ chen vào sự chọn lựa riêng tư cả đời chúng nó.

Tuổi trẻ bây giờ quan niệm tình yêu là trên hết, bất kể Mỹ đen, Mỹ trắng, Mễ hay bất cứ chủng tộc nào. Người nào khiến nó yêu là nó chọn. Lúc nó dẫn về nhà giới thiệu thì mình mới biết mặt. Biết mặt thôi nghen, chớ nếu dài dòng tra cứu như hỏi về gia thế kiểu VN, thì sẽ bị chúng nó lộ vẻ bất bình cự nự ngay.

Cho nên làm cha làm mẹ ở cái xứ tự do này đôi lúc cũng buồn cười, nuôi con ăn học, mong nó có sự nghiệp rồi lập thành gia thất cho mình có cháu ẳm bồng. Nhưng đôi khi nó dẫn về giới thiệu một người đã có một đời dở dang, lôi theo một toa vài ba đứa bé thì mình cũng phải vui vẻ mà welcome. Đôi khi nở một nụ cười meo méo trần tình:

- "Ồ không sao! Mình tự dưng có thêm một bầy cháu càng vui nhà vui cửa"

Ở quốc gia đa chủng tộc này, không cho phép ai kỳ thị. Màu da vàng di dân của mình có gặp da màu hay tiếng nói khác thì cũng tốt thôi. Tình yêu bất chấp tuổi tác, tôn giáo, gia cảnh và nghèo giàu. Cho nên dù muốn dù không chúng ta đều hướng cái nhìn về con và thầm ước: "Mong nó chọn nơi nào  xứng đôi vừa lứa một chút để dù con cái đặt đâu cha mẹ ngồi đó, ta cũng ngồi dự lễ với một nụ cười trọn vẹn."

Tôi thì 4 đứa con đã yên bề gia thất. Chúng nó cũng đặt đâu tôi ngồi đó êm ru không dám nhúc nhích. Nhờ ơn trên chúng nó  đều hạnh phúc. Bây giờ nhìn bầy cháu xinh xắn thấy mình có phước vô cùng.

Thứ bảy vừa rồi tôi đi dự đám cưới con gái út của anh Đỗ Hữu Phương. Cháu Stephanie  tại Mariott Hotel ở Irvine. Các bạn hãy nhìn nụ cười rạng rỡ của anh chị Phương & Loan để thấy anh chị thật mãn nguyện. Như vậy cháu Tâm đã tìm cho mình một người đàn ông xứng đáng theo sự mong đợi của cha mẹ.

Chúc mừng anh chị Phương & Loan
 
thang 9-1thang 9-5



















Khi tôi tới nơi thì phần tổ chức nghi lễ đã xong rồi. Mọi người đang tham dự Cocktail hour, trước khi đi lên thang lầu vào phòng đại sảnh với tuổi tiệc trang trọng

Tôi ký tên và nhận số bàn của mình. Bước vào phòng thì nhóm Ngô Quyền mình đã có mặt gần như đầy đủ.

Wow! Vui quá là vui . Người tôi gặp đầu tiên là Hồng Nga , cô em út trong gia đình Tam C NQ. Hồng Nga báo một tin vui bằng tất cả hân hoan.

Thì ra chị Liên vợ anh Phát (Anh ruột của anh Phương)  là bạn thân từ thời con nhỏ của Nga ở Biên Hòa. Rất nhiều lần chị Liên hỏi thăm tin tức của Nga mà không được, Chị bắt anh Phát về VN phải tìm cho ra tông tích người bạn thuở xưa của mình. Thế mà đứng trước mặt Hồng Nga chị không hề biết. Nghe Nga nói người cũng ở BH chị hỏi có quen biết ai tên Hồng Nga không?.

Khi Hồng Nga nói: "Tôi chính là Hồng Nga" thì hai người mới nhìn kỹ nhau hơn để vỡ òa niềm vui 50 năm gặp lại.

Trái đất vẫn tròn, đâu có ai ngờ hai người bạn thân tình cờ gặp lại nhau đây

Đây là Hồng Nga và chị Liên, đôi bạn 50 năm mới gặp lại.

 thang 9.4


Một niềm vui nữa là anh Sinh chồng của Ngọc Dung bây giờ đã thoát hẵn lưỡi hái tử thần.

Hôm tháng 8 anh Sinh và Ngọc Dung tham dự ngày phát giải Việt Báo. Anh Sinh đi dự nhưng gương mặt rất mỏi mệt, anh gượng vui nhưng thỉnh thoảng vẫn cảm thấy khó thở. Sau hôm đó anh phải vào lại bệnh viện để theo dõi.

Bây giờ anh khỏe rất nhiều, giọng nói, giọng cười rõ ràng, sảng khoái.  Chúc mừng Ngọc Dung và nhắn riêng với anh Sinh, người đồng hương của tôi:

IMG_0499.1

"Hãy yêu quý và hết lòng với người bạn đời của mình. Có qua cơn bệnh nặng mới biết giá trị của cơm hơn phở ngàn lần. Hãy trân quý những gì ND bỏ ra vì sức khỏe của chồng, vì tình yêu và hạnh phúc gia đình.''

 Mà quên nữa! Anh Sinh luôn là người chồng gương mẫu luôn yêu thương, chìu chuộng Ngọc Dung. Cho nên khỏi cần dặn, anh Sinh sẽ không bao giờ đi ăn phở một mình.

IMG_0524.1
IMG_0514.1

Nhóm NQ mình đi đâu cũng quậy tới nơi. Trong nhà hàng có quày chụp hình tự động, thế là phe ta dù đã già cũng rũ nhau vào hóa trang để chụp. Rất tiếc không có ông phó nhòm nào chụp lúc mấy anh chị em làm tuồng.

Xin gửi các bạn vài hình ảnh trong buổi tiệc cưới.

 

Thang 9-2IMG_0490.1IMG_0492.1

Buổi tiệc thật vui, những món ăn ngon miệng do nhà hàng Furiwa nấu.

Cô dâu chú rễ thật xứng đôi, anh anh chị Phương & Loan dành cho bạn bè nhiều ưu tiên. Những chiếc máy chụp hình bấm lia lịa để ghi những hình ảnh vui vẻ này.

Cuối cùng cả nhóm NQ cùng nhau chụp một tấm hình lưu niệm chung.

 IMG_0532.1

 

Có một điều tôi muốn tâm sự cùng các bạn và BCH NQ.

Sang năm chúng ta tổ chức hội ngộ NQ 60 năm thành lập. Một cuộc hội ngộ mà tôi tin chắc tất cả những ai từng học NQ cũng đều trông đợi để tham dự.

Chúng ta tuổi cũng đã cao, nhất là những khóa đàn anh đã bước vào U80, tại sao ta không làm một kỳ họp mặt cho trang trọng  tại một khách sạn như Mariott này hay một khách sạn nào khác.

Các thầy tuổi già sức yếu, một năm còn gặp mặt là một năm vui. Tôi thấy tại đây giá phòng như anh chị Phát mướn chỉ có 100$/đêm  giá không mắc mà các thầy và các anh chị ở xa khỏi phải mướn lẻ tẻ nhiều nơi. Chúng ta tập trung ở một khách sạn, tổ chức buổi lễ cũng tại nơi này, vừa rộng rãi mà hết sức trang trọng và tiện nghi.

Đồng ý là giá có cao hơn khi ta tổ chức ở một nhà hàng tàu, nhưng nâng giá tiền đóng góp lên một chút để cùng trang trải cho cuộc họp mặt thì tôi nghĩ anh em NQ mình không ai phàn nàn. Thức ăn thay vì ăn một món theo kiểu Mỹ mình đề nghị một nhà hàng nấu đem đến, như nhà hàng Furiwa nấu ăn khá chuẩn.

60 năm cho một đời người gắn bó với nghề dạy học, thầy cô hẳn rất vui khi được mời. Các anh chị ở xa bỏ cả mấy trăm mua vé máy bay về đây, tăng lên vài chục bạc cho bữa tiệc chắc các anh chị cũng vui  lòng.

Các mạnh thường quân BH chắc sẽ không bỏ rơi NQ. Sẽ hổ trợ tối đa. Còn chúng ta nếu có điều kiện cũng góp một tay cho BTC có kinh phí trang trải mọi chi phí cao hơn mọi năm.

 

60 năm dài lắm một chặng đường,

Thầy trò phiêu bạt ở muôn phương.

Về đây gặp mặt ngày hội lớn.

Thầy tóc bạc phơ, trò điểm sương.

 

Thầy sẽ cười, nụ cười thật tươi.

Ngày mai ai biết khóc hay cười.

Tử sinh là chuyện không thể biết.

Được một ngày vui hãy cứ vui

 

 

Đây là những ý kiến thô thiển của tôi trong bài viết này. Nếu BCH và các bạn thấy hợp lý thì email về BCH, vì chúng ta phải có kế hoạch ngay từ bây giờ để giữ chỗ và book sớm.

Tháng 7 rất nhiều nơi về thăm Nam Cali cho nên các khách sạn sẽ đông khách và hết chỗ.

Mong các bạn để một chút thời gian suy nghĩ về ý kiến của tôi.

Nếu có gì không phải xin các bạn tha thứ.

Chúc các bạn có những ngày vui và hạnh phúc.

 

Nguyễn thị Thêm.

23 Tháng Ba 2009(Xem: 72719)
Vẫy tay chào hang yên chi hoa đỏ Chào khuôn sân đá cuội trắng rì rào Chào hàng sao chim tụ về làm tổ Chào tượng Ngô Quyền nắng ngủ trên cao
23 Tháng Ba 2009(Xem: 72898)
Về lại Biên Hòa thăm con đường xưa Dốc học trò vẫn mang tên Kỷ Niệm
23 Tháng Ba 2009(Xem: 72326)
Vẫn là mưa nghiêng nghiêng giăng trắng Trên hàng cây bãi cỏ sân trường Sao không giống ngày xưa sâu lắng Chiều tan trường bè bạn thân thương
23 Tháng Ba 2009(Xem: 69917)
Biên Hòa em vẫn thương hoài Ngô Quyền ngày trước, áo dài màu xanh.
23 Tháng Ba 2009(Xem: 72237)
Nếu một mai tôi chết, Xin đừng khóc cho tôi. Đường đời chia đôi ngả, Hãy chôn tình phai phôi.
23 Tháng Ba 2009(Xem: 72257)
Saigon ơi, xa rồi ta vẫn nhớ Những chiều xưa hai đứa lén hẹn hò!
23 Tháng Ba 2009(Xem: 72074)
Lưu bút ngày xưa kỷ niệm đầy, Tình thân bạn cũ hãy còn đây! Ngây ngô ghi vội đôi dòng chữ Đầy ấp yêu thương mỗi phút giây.
02 Tháng Ba 2009(Xem: 71798)
ôi, mùa hè tuổi nhỏ hóa thân giữa màu hoa ôi, mùa hè êm ả phục sinh từ đôi ta!
24 Tháng Hai 2009(Xem: 32779)
  Trong tuyển tập “Giữa Hai Miền Mưa Nắng” của nhà văn Hoàng Mai Ðạt, tác giả đã kể lại một chuyến về Việt Nam vào năm 1998, đặc biệt là ở vùng đất Biên Hòa, quê vợ của anh. Sau đây là trích đoạn tác giả về thăm một nơi chốn đã khiến anh bồi hồi với bao cảm xúc, đó là trường Ngô Quyền của vợ anh cũng như của thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên, người viết những bài thơ tình bất hủ mà anh yêu thích từ lâu.
24 Tháng Hai 2009(Xem: 80324)
  ( Kính tặng Thầy Toán Nguyễn Văn Phố)
24 Tháng Hai 2009(Xem: 72816)
  Nay đất khách quê ngưòi: Thân biệt xứ. Áo công khanh rách nát giữ trong tim. Chút hương xưa là chút lửa êm đềm, Dùng sưởi ấm niềm riêng, chờ Hội lớn.
24 Tháng Hai 2009(Xem: 35402)
  Rời Sài Gòn tháng Tư năm 75. Đến Mỹ, Thượng Châu hợp tác với nhà văn Võ Phiến, Lê Tất Điều, ký giả Nguyễn Hoàng Đoan xuất bản tờ báo Việt ngữ đầu tiên tại Hoa Kỳ tên Hồn Việt, do nữ ca sĩ Khánh Ly làm chủ nhiệm. Sau đó, hội nhập đời sống Mỹ, đi làm việc ở SanDiego đã được 28 năm và sắp về hưu. Lâu lắm, không viết lách gì, nhưng bây giờ với tiếng gọi trường cũ Ngô Quyền, Thượng Châu rất sẵn sàng và vui vẻ đóng góp
20 Tháng Hai 2009(Xem: 81540)
Ba mươi năm chờ đợi Hoa tàn, trăng tận, sông quằn mình trăn trở Ba mươi năm nhớ mong Lá héo, sao mờ, biển cồn cào dậy sóng
20 Tháng Hai 2009(Xem: 76736)
  Đứng trước biển mùa Đông thêm cô quạnh Cánh hải âu đơn lẻ chập chờn bay Hải đăng xa nhạt nhòa trong sương lạnh Đá chập chùng, mong mỏi đợi chờ ai  
20 Tháng Hai 2009(Xem: 76674)
  Nhớ sao cứ nhớ quắt quay Ngô Quyền bạn cũ giờ đây ai còn?                  
20 Tháng Hai 2009(Xem: 76197)
Một chút mây trời, để nhớ thương, Bay qua thật nhẹ, trước cổng trường.  
16 Tháng Hai 2009(Xem: 76467)
Tặng Mai Trọng Ngãi, Đinh Hoàng Vân, Tiêu Hồng Phước, Tô Anh Tuấn và Phan Kim Phẩm.
09 Tháng Hai 2009(Xem: 24381)
Sự cư xử giản dị nhưng đầy tình chân thật của em là một món quà vô giá mà không dễ gì tôi nhận được một lần thứ nhì trong đời.
09 Tháng Hai 2009(Xem: 37981)
... và như thế, Ngô Quyền hôm qua, hôm nay, mãi mãi vẫn là tổ ấm của chúng ta miên viễn, đời đời...
05 Tháng Hai 2009(Xem: 90856)
Năm mươi ngọn nến hồng đang rực sáng, hân hoan mừng phút giây hạnh ngộ, trùng phùng. Hãy cùng nhau sớt chia, gìn giữ vì ngọt bùi nào rồi cũng sẽ chóng qua…
05 Tháng Hai 2009(Xem: 39321)
  Trường Trung Học Ngô Quyền được điều hành bởi một Ban Giám Đốc, đứng đầu là Hiệu Trưởng
04 Tháng Hai 2009(Xem: 87924)
  Con xin phép được viết đôi dòng kỷ niệm trong lứa tuổi học trò của con vớI những câu nói của Thầy mà gần 50 năm qua vẫn còn in đậm trong trí con.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 35447)
  Chúng tôi trưởng thành trong một nền giáo dục “NHÂN BẢN và KHAI PHÓNG”, mà tinh thần “Tôn sư trọng đạo” thể hiện trong câu “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, với Thầy, một lòng tôn kính, với bạn, một dạ chân tình, xin mượn nơi nầy thắp nén tâm hương tri ân quí Thầy đã quá vãng, tưởng nhớ quí Bạn đã qua đời.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 75289)
  Này em còn nhớ hay quên ? Lời Thầy Cô dạy chớ nên lơ là. Vì đâu mà có thân ta, Công Cha, Nghĩa Mẹ bài ca dao này;  
04 Tháng Hai 2009(Xem: 39737)
Dĩ nhiên, đám học trò chúng tôi thích lắm, vì ý tưởng lạ đó không tìm thấy được trong Việt Nam Sử Lược của sử gia Trần Trọng Kim hay trong Việt Sử Toàn Thư của sử gia Phạm Văn Sơn.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 40921)
  Trường Trung học Ngô Quyền là một trường sinh sau đẻ muộn, so với các trường Pétrus Ký, Gia Long ở Sàigòn, và các trường Nguyễn Đình Chiểu (được gọi là Le Myre de Vilers thời thuộc Pháp) ở Mỹ Tho, và Phan Thanh Giản ở Cần Thơ.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 83553)
Nhìn em dáng nhỏ hao gầy Cho tôi nghe tiếng thở dài buồn tênh
04 Tháng Hai 2009(Xem: 47185)
Một cuộc biển dâu, đổi đời, tang thương đã diễn ra quá nỗi bi đát. Biên Hòa còn đó, mà lòng Biên Hòa đã mất tự bao giờ. Nay tuổi đời đã cao, nghĩ đến thời son trẻ, mà ngậm ngùi tiếc nuối quá khứ. Công đã tạm thành, danh đã tạm toại, nhưng tâm hồn tôi vẫn ngậm ngùi nhớ tiếc những phút giây hạnh phúc đầu tiên, đã qua mất rồi.