Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Thị Thêm - NGÀY VUI HỘI NGỘ

27 Tháng Sáu 20151:34 SA(Xem: 27175)
Nguyễn Thị Thêm - NGÀY VUI HỘI NGỘ
vui nay hoi ngo

NGÀY  VUI  HỘI  NGỘ

 

Như trẻ con.

Ừ! mình như trẻ con thật.

Lòng nôn nao gặp lại bạn bè.

Tháng 7 về sao thấy vui ghê.

Mừng hội ngộ, lòng  rộn ràng từ lâu lắm.

Có người dặn:

Nhớ nghe, đi thật sớm.

Mình ngồi chung, tui sẽ kể chuyện vui.

Hứa trên phone. "Tui đã nghe rồi."

Và nôn nóng. Ôi ! Ngô Quyền một thuở.

Ngày họp mặt mừng vui không xiết kể.

Gặp thầy, cô, bạn hữu khắp năm châu.

Tuổi thần tiên dù tóc đã ngã màu.

Vẫn vui lắm. yêu một thời áo trắng.

 

Hôm nay chỉ còn hơn một tuần là ngày họp mặt Ngô Quyền hàng năm.

Tôi ngồi bên bàn  máy, bên cạnh ông chồng già nằm ngáy pho pho. Tôi lại nhớ đến bạn bè xưa một thời áo trắng.

 

Thuở ấy tôi là con gái nhà quê lên tỉnh lỵ trọ học. Ngồi trong lớp tôi vẫn giống như mọi người, nhưng về nhà tui vẫn là một người ở trọ. Ba tôi dặn dò, má tôi dặn dò và tự bản thân tôi cũng dặn dò mình " Phải lo học, đừng nghĩ gì hết." 

Được đi học tiếp lên Ngô Quyền là điều tôi không không dám ước mơ. Nhưng ước mơ đó đã thành sự thật.

 

Nhà tôi trọ là nhà bạn của ba tôi. Bác Sáu ở Biên Hòa nhưng làm việc ở Sở cao su Bình Sơn. Bác gái cũng về ở Bình Sơn với bác trai, nhà chỉ có bà nội già, và 3 người cháu. Người cháu lớn tên Tuyết là bạn tôi hồi còn nhỏ lúc bác Sáu còn ở Bình Sơn.( Tuyết học ở trường Trần Thượng Xuyên). Em gái kế tên Thu và một người em trai còn nhỏ tôi nhớ không lầm em tên là Trung. Chị hai tuyết tên Ánh đã lấy chồng và về ở bên nhà chồng.

 

Bác trai là một người đàn ông rất giỏi và tháo vác. Cứ độ 2 tuần là bác về nhà một lần. Mỗi khi về bác đem những gì cần thiết bác gái đã chuẩn bị sẳn. Bác đi mua những món cần cho 2 tuần vắng mặt. Bác kiểm tra mọi thứ và để tiền ăn lại cho Tuyết để chợ mỗi ngày rồi bác lại đi.

Bác hiền lắm nhưng chúng tôi đứa nào cũng sợ và kính nễ bác.

Bà nội của Tuyết . Mà không ! Bà nội của chúng tôi thiệt là dễ thương. Bà giống như một bà tiên già trong chuyện cổ tích. Bà thật đẹp, răng rụng sạch, miếng móm xọm. Mỗi khi ăn trầu ngoáy , nước bã trầu rịn ra bên mép theo mấy lằn nhăn thành những vệt chỉ đỏ trông vui vui. Bà luôn có cái ống nhổ bên mình. Mỗi khi nói gì thì phải nhổ nước trầu vào ống nhỗ đó mới nói được.  Không thôi nước bã trầu sẽ tràn ra miệng, tém mệt nghỉ , Nội chúm miệng lại, lấy khăn lau quanh miệng một cái rồi mới nói. Cử chỉ nhẹ nhàng, từ từ và rất đẹp.

 

Tôi trọ học nhà bác Sáu nhưng coi như người một nhà, tôi thương nội, kính hai bác, mến bạn và coi hai em Tuyết như em mình. Nhưng dù sao đó cũng không phải nhà mình nên ngoài nhớ gia đình tôi cũng phải giữ kẻ và biết cách sống sao cho đúng phép tắc.

 

Thú thật trong khi các bạn cùng trường Long Thành chuyển lên Ngô Quyền để học, được thoải mái đi chỗ này, chỗ kia cho biết thành phố Biên Hòa với người ta. Được đi xem phim tại rạp Biên Hùng, đi các club nhảy đầm hoặc dẫn bồ đi Cù lao Phố ngắm sông nước hữu tình thì tôi chỉ ru rú ở nhà.

Ra đi Ba có dặn dò,

"Chuyên tâm ăn, học, không cho đua đòi"

Má tôi rên rỉ :' Con ôi!

Khôn ba năm, dại một phút là đời đi tong.

Nhà mình nghèo lắm nghe không,

Tiêu xài dè xẻn, đừng hòng xin thêm"

Thế là tôi  ngoài giờ học ở trường, tôi phải kiếm thêm tiền để tiêu vặt và học thêm Pháp văn ở nhà thầy Thạc. Tôi ké với mấy cô bác trong xóm nhận đồ Mỹ về giặt. Công nhận đồ lính Mỹ nó to lắm. Tôi ỳ ạch chà giặt rồi nhúng hồ xong đem phơi.  nặng quá giơ lên sào muốn không nỗi. Qua một thời gian thấy tay chân học trò "chà đồ Mỹ" hoài chịu không thấu, tôi đổi qua chỉ nhận ủi thôi. Tưởng là nhẹ mà cũng không phải dễ. Bởi vì đồ đã nhúng hồ, nó dầy lắm. Phải xịt nước cho nó mềm lại rồi ủi mới thẳng. Phải bỏ tiền mua than , ủi bằng bàn ủi có hình con gà khóa lại. Quạt quạt, xịt xịt, tay đè thiệt mạnh đồ mới thẳng . Xong xếp lại, bỏ bịt đàng hoàng mới xong. Sau một buổi lao động miệt mài hai tay nhấc lên không muốn nỗi.

Ngày giặt đồ Mỹ thỉnh thoảng còn nhặt được vài đồng đô xanh còn sót trong túi áo, túi quần. Qua tới mục ủi đồ thì chả có gì hết, tiền công cũng ít mà nóng ơi là nóng. Thế là sau khi hết khóa học thêm của thầy Thạc, tôi giả từ cái giếng nước, bàn chải và cái bàn ủi hiệu con gà.

Đến nay 50 năm đã trôi qua, tôi vẫn còn nhớ hình ảnh mình trong cái xóm nhỏ với những tình cảm thân thương mà các cô bác đã dành cho tôi. Nhớ con bé Tư ( con của dì Tư) dễ thương luôn miệng tíu tít. Nhớ dì Hai với một bầy con đông quá cỡ. Nhớ anh chàng Hai, anh chàng Đông khá đẹp trai hay nhìn tôi cười cười với con mắt có đuôi. Có một dạo hè năm đệ Tam cả hai anh dám dẫn nhau lên thăm tại nhà ba má tôi. Ông bà bô hiểu lầm chửi tôi một trận tắt bếp luôn. Thiệt là oan thị Kính cho tôi quá.

Rời trường Ngô Quyền tôi vào đời như  dề lục bình trên sông Đồng Nai. Có lúc thênh thang thả êm đềm trên dòng nước. Có lúc bị tấp vào bờ với biết bao rác rến vây quanh. Có lúc dập vùi theo dòng nước xoáy. Con sông Đồng Nai vẫn là quê mẹ thương yêu. Ngôi trường Ngô Quyền dù chỉ hai năm vẫn cho tôi một tình mến thương lưu luyến.

 Những người bạn một thời Trung học Đệ nhị cấp cũng tan tác rã hàng. Để rồi cũng như tôi, trôi theo dòng đời nghiệt ngã của một dân tộc bị làm bia đở đạn cho cuộc chiến tranh ý thức hệ. Thân phận người dân trong một nước nhược tiểu,  bị lợi dụng, bị trao đổi trên bàn cờ chính trị thật quá thảm thương. Bao nhiêu người bạn của chúng tôi  nằm xuống trong cuộc chiến. Bao nhiêu người bị đày đọa trong trại tù CS với thân tàn ma dại. Bao nhiêu người di tản, bao nhiêu người vượt biên và bao nhiêu người đi theo dạng HO. Tôi mù mịt tin tức về họ, về những gì còn nằm trong nỗi nhớ.

50 năm  sau, một sự tình cờ tôi đã tìm lại được hai người bạn thời Tam C đã một thời  bên trời lận đận. Mừng quá một thuở ngây thơ được mấy bà già lôi ra tâm sự.

Nhớ con nhỏ Mai rất tomboy, quần Jean áo thun rất hợp thời trang trong những lẫn dã ngoại. Mái tóc ngắn, gương mặt đầy kiêu hãnh và tự tin Nó một thời là cây đinh của những nam sinh trường tôi. Một bông hoa sáng giá của mái trường NQ thời đó.

Bây giờ nó ra sao? Con bạn già của tôi đã khép càng về làm vợ làm mẹ, làm bà. Nó hiền hơn tôi bây giờ không bạn bè ảo tùm lum trên Web, không thả hồn lang thang theo hoa, theo bướm. Nó chỉ có cái Ipad để làm quen với thế giới hiện đại bên ngoài. Sau cơn bão 75 dìu vập, nó lao vào đời để tìm kế sinh nhai cho gia đình và lo cho ông chồng đi tù CS. Nó thấm vị đắng cay cuộc đời và ngộ ra nhiều thứ.

Hình như nó tu rồi, tu thật rồi dù nó không theo đạo Phật. Nó đạo Tin Lành.

Một con bạn khác của tôi là nhỏ Đông. Nhớ ngày nào nhỏ Đông gương mặt tròn tròn, má hồng, môi thắm. Mái tóc dài buông lơi che một bên mặt . Nụ cười thẹn thùng e ấp của cô gái miền Trung mộng mơ. Có ai ngờ khi tôi rời trường Ngô Quyền và bước ra đời. Nó lại được về làm phu nhân của một người khá nỗi tiếng thời bấy giờ. Người hùng, chủ bút của tờ báo Lý Tưởng  Không Quân thời đó. Nhỏ Mai nói với tôi:

- Nếu ngày xưa ông xã tui với ông xã bà gặp ông xã nhỏ Đông phải rập chận đưa tay chào nghiêm chỉnh.

Thì ra vậy, hèn chi Đông Phương của tui làm thơ hay quá xá.

Gặp nhau trên Web biết bao điều để nói, để kể cho nhau nghe. Và nhất là kể về một người bạn rất thân của ba đứa.

 Bạn tôi đã nằm xuống vĩnh viễn trong một bi kịch gia đình. Nước mắt chúng tôi rơi mỗi lần nhắc đến nó. Gương mặt thật đẹp, đôi môi lúc nào cũng ướt át như báo hiệu trước số phận hồng nhan. Người con gái trong một gia đình nhiều vấn đề, người chị cả trong gia đình 7 đứa em còn nhỏ. Bạn tôi mặt sáng như gương mà hai bàn tay thô ráp, khô cằn, xấu xí vì mỗi ngày phải giặt cả thau quần áo đầy ngập.

Cuộc đời nó có lẽ đàng sau nụ cười là bi kịch. Đàng sau sắc đẹp là số phận hẩm hiu. Nó đã nằm xuống gần nữa thế kỷ mà chúng tôi mỗi lần nhắc đến vẫn nhớ gương mặt và nụ cười để rồi rưng rưng lệ.

Đừng nói nữa, tôi nhủ thầm đừng nhắc, vì tôi muốn cho bạn mình thật sự bình yên an nghĩ. Đừng nhắc đến tên vì sẽ kêu gọi sự trở về của một câu chuyện thương tâm cứ nung nấu mãi trong lòng tôi. Thương quá. Ngô Quyền là vậy, nhiều điều  để nhớ. nhiệc việc để vui.

Lần họp mặt NQ năm nay chúng tôi có những người anh, người chị khóa 1, khóa 2 rũ nhau về hội ngộ. Nhìn danh sách mở đầu dài những tên các anh khóa một. Lòng đàn em vui quá là vui. Các anh là những con chim đầu đàn đã bay ra khắp phương trời. Bây giờ cánh chim đã mõi một dịp bay về chốn cũ, đáp xuống ngôi trường xưa để nhớ thuở quần xanh áo trắng học trò. Hoan nghênh các anh, đón mừng các anh. Những người anh cả trong đại gia đình NQ. Mong rằng, đại diện các anh sẽ lên sân khấu kể cho chúng em nghe thuở mới lập trường. Thuở những con chim đầu đàn mới ra ràng trong tổ ấm Chờ thầy cô mớm cho đầy những kiến thức và văn hóa để chim đủ lông, đủ cánh ra đời. Chúng em, những khóa đàn em chào mừng các anh.

Riêng tôi, chị Tuyết, em Hồng, những người bạn của nhóm Dễ Thương cũng hân hoan đón mừng các anh chị từ Canada về thăm các em và tham dự hội ngộ Ngô Quyền. Các anh có người một thời biết về Biên Hòa, có người chỉ nghe trên Web. nhưng muốn cùng tham dự và chia sẻ niềm vui với những người em gái từng là học sinh Ngô Quyền. Giá có chị Oanh , anh Hùng  cùng về được thì vui biết mấy.

Khi tôi viết tới đây thì dưới lầu thằng rễ đang mở TV. Trận banh đầu tiên hôm nay lúc 1:00Pm là Pháp đá với Đức.

Mùa Women's World cup đang diễn ra ác liệt, Đội Hoa kỳ đã vào giải tứ kết và hứa hẹn nhiều triển vọng. Chiều nay 4:30 pm đội banh nữ của Mỹ sẽ giao tranh với đội Trung quốc. Tôi không phải là nhà bình luận bóng đá , tôi chỉ biết coi nhưng cũng ao ước đội Mỹ sẽ thắng oanh liệt.

Tôi lại ngồi vào máy khi trận đấu giữa Đức và Pháp kết thúc. Máu mê đá banh khiến tôi không thể bỏ rơi màn hình khi trận đấu diễn ra quá tuyệt vời. Ai nói phụ nữ không thể đá banh. Những đường banh tuyệt vời, những cú lừa ngoạn mục và những cú shoot thần tốc. Trận đấu vừa qua cho tôi nhiều cảm tình với đội nữ Pháp. Đá đẹp, ăn rơ, tấn công liên tiếp và làm bàn thật đẹp. Nếu đội Đức không có được cú phạt trực tiếp vào khuôn thành đội Pháp thì không hề có trận extra time và những cú đá Penaltries nhớ đời. Phải nói đá banh diễn biến từng phút giây và hên xui trông thấy. Cho nên con gà lôi Pháp đành thảm bại dưới cổ xe tăng của Đức một cách đau thương. Nhìn người nữ vận động viên cắn áo đồng đội để ngăn chận sự hối hận thất bại của mình mà thương quá. Sự chiến thắng nào cũng phải trả giá cho một quá trình luyện tập và rèn luyện. Nhìn những nữ vận động viên bị thương rồi cố gắng đứng dậy đá tiếp tôi vô cùng cảm phục họ.

Những người con gái mái tóc vàng cột cao phất phơ đong đưa trên sân cỏ. Những gương mặt thanh tú , trẻ trung, hấp dẫn. Cũng có những gương mặt nám nắng vì tập luyện ngoài trời. Những nụ cười mừng vui thắng trận khiến họ đẹp hẳn ra. Rực rỡ như những  đóa hoa hồng dưới ánh nắng gay gắt của mùa hè.

Tôi lại bỏ bàn máy và theo dõi trấn đấu của đội Mỹ và đội Trung Quốc.  Kết quả như mong đợi là đội Mỹ đã thắng một cách vinh quang. Thật lòng tôi thích đội nữ của Mỹ hơn đội Nam. Các nữ cầu thủ Mỹ cô nào cũng đẹp và đá thật hay. Nhìn phong cách đá và cách biểu hiện, đội Mỹ tỏ ra trên cơ đội Trung Quốc rất nhiều. Họ đá chững chạc, bình tỉnh và lịch sự. Họ tấn công liên tiếp và cú làm bàn thật ngoan mục không thể nào chê. (Nữ đội trưởng Carli Lloyd với một pha đội đầu quá đẹp và bất ngờ đã đâm thủng lưới đội tuyển Trung quốc vào phút thứ 51).

Đội Trung quốc chuyền banh đẹp, giữ banh chắc nhưng kỹ thuật đá và thể lực thua đội Mỹ. Họ phòng thủ khá đẹp và phá vỡ nhiều màn tấn công vũ bão của đội tuyển Hoa Kỳ.

Nhưng! Nói thật tôi không thích cái văn hóa đá banh của đội Trung Quốc. Những tiếng chí chóe, la hét, kêu gọi nhau vang lên trên làn sóng . Người thủ môn mỗi lần chụp được một trái banh thì lại la hét, nhăn nhăn như bực bội đồng đội. Trái với nữ thủ môn Hoa Kỳ, cô nàng Solo cao lớn xinh đẹp, gương mặt bình tỉnh, điềm đạm  chụp banh tài tình và lúc nào gương mặt cũng xinh xắn, tự tin.

Tôi cũng đã thấy sự khác biệt giữa hai huấn luyện viên Hoa Kỳ và Trung Quốc. Bà Jill Ellis của đội tuyển Hoa Kỳ gương mặt dù căng thẳng nhưng không tỏ vẽ gì quá đáng và lúc nào cũng ân cần hòa nhã với vận động viên. Còn người nam huấn luyện viên của đội Trung Quốc đầy kích thích, mặt nhăn nhăn, cau có, tôi thấy ông ta la hét và có lần nhìn một cầu thủ đá ông la to rồi đưa ngón tay chỉ xuống đất chê bai. Khi tan trận đấu, ông ra bắt tay cầu thủ gương mặt khó đăm đăm trông khó có cảm tình.

Nghe đâu được vào vòng tứ kết này, mỗi vận động viên Trung Quốc được thưởng 1 triệu nhân dân tệ.(160.000$ US) Một phần thưởng lớn nhất từ trước tới giờ. Mà cũng đúng và xứng đáng vì các nữ cầu thủ Trung Quốc đã đá hết sức mình và làm rất đẹp.

Tôi xin lỗi vì ngòi bút tôi lại chạy lan man theo trái banh trên sân cỏ, theo những người con gái xinh đẹp có đôi chân vàng.

Trường ta tổ chức hội ngộ vào mùa tranh giải túc cầu và đúng vào ngày Lễ Độc Lập Hoa Kỳ. Chúng ta những người công dân Hoa kỳ cũng rộn ràng mừng vui. Ngày Independent Day của Hoa Kỳ còn đánh dấu một kỷ nguyên mới của thế giới. Đã thổi vào mỗi quốc gia  một làn gió tự do, bình đẳng. Làn gió đó bay qua, gieo vào mọi người một ý tưởng mới về quyền làm người và khao khát tự do.

Cám ơn đất nước Hoa Kỳ. Cám ơn những người ân nhân đã đưa những người VN lưu vong đến nơi này. Một chân trời mới có tự do, tình người và xinh đẹp.

Cám ơn ngôi trường Ngô Quyền yêu dấu. Cám ơn các thầy, cô, cám ơn những người ăn cơm nhà, vác ngà voi đã tạo cơ hội cho chúng tôi gặp nhau, hội họp, ăn uống, tâm sự buồn vui.

Cám ơn nhiều lắm với một tấm lòng.

Mong gặp tất cả các bạn trong  "Ngày vui hội ngộ"

 

Nguyễn thị Thêm.

26/6/15.

 

 

 

04 Tháng Hai 2009(Xem: 82018)
  Như mây xuống phố chiều nay , Nhớ về trường cũ những ngày xa xưa. Môt mình lê bước trong mưa, Mang theo kỷ niêm trường xưa Ngô Quyền .  
04 Tháng Hai 2009(Xem: 37850)
  Một ngày cuối tháng 5 năm 2004, nhóm CHS/NQ/NCA tề tựu lại làm một cuộc viễn du lên miền Bắc Cali. Trước mắt là để xả hơi sau những ngày vật lộn với miếng cơm manh áo, sau là họp mặt với nhóm CHS/NQ/BCA để cùng ra mắt cuốn Kỷ Yếu CHS/NQ 2004.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 73690)
  Bốn mươi năm lẻ: nửa bóng câu. Em biết đến ta bạc mái đầu. Lầu chiều Hoàng Hạc còn đứng đợi. Mang hết niềm riêng tới muôn sao.    
04 Tháng Hai 2009(Xem: 77494)
Mưa rơi trên phố vắng, Mưa rơi trên đường xưa Ta, nỗi buồn sâu lắng, Ngồi quạnh hiu, nghe mưa!
04 Tháng Hai 2009(Xem: 36135)
  Dù biết rằng viết những lời tán tụng nhan sắc của cô, tôi đã làm một việc quá thừa, nhưng tôi vẫn muốn cô biết những ý nghĩ của tôi và biết đâu của nhiều bạn khác cùng lứa đã “say mê” cô như tôi vậy!    
03 Tháng Hai 2009(Xem: 40388)
Tôi có nhiều kỷ niệm đẹp không nói ra lời. Đối với bạn bè là những điều trân quý và đối với học trò là những kỷ niệm. Đời tôi sinh ra là như thế với nhiều mảnh vụn làm nên cuộc sống hiện sinh. Hiện sinh trong cuộc đời và hiện sinh trong đời người.
03 Tháng Hai 2009(Xem: 75489)
  Gặp nhau truyện cũ vui như tết, Nhắc lại ngày xưa, đẹp tựa hoa.  
03 Tháng Hai 2009(Xem: 39185)
  Cho đến nay 50 năm trôi qua với bao nhiêu biến động khủng khiếp của lịch sử, được diễm phúc là một học sinh lớp B3 của trường Ngô Quyền thuở sơ khai tôi xin ghi lại đây bằng ký ức của mình và vài bạn trong ba lớp Ngô Quyền I hình ảnh Trường Ngô Quyền chúng ta được khai sanh giữa thời đất nước chuyển tiếp từ chế độ thuộc địa Pháp sang nền Đệ Nhất Cộng Hòa
03 Tháng Hai 2009(Xem: 34060)
  Tất cả kỷ niệm về trường Ngô Quyền là nỗi ngậm ngùi của những cựu học sinh, vì trường cũ còn đâu!
03 Tháng Hai 2009(Xem: 36880)
  Thế hệ chúng tôi ăn sinh nhật tuổi 18 của mình ngay năm 1975, bài viết này xin dành cho những bạn học, từ lớp 6 đến lớp 12 của trường Ngô Quyền năm 1975. Bao nhiêu người đã như một đàn chim tung cánh, bước ra khỏi cổng trường và bay đi tứ phương. Có những người hạnh phúc và thành đạt, có những người lầm than và khắc khoãi.
03 Tháng Hai 2009(Xem: 69135)
  Ta vẫn là ta tự thủa nào Môi hồng, mắt sáng, mộng trăng sao… Trùng Phùng mở hội, mười phương nhạc , Xuân ngát một trời, tình vời cao !                                
03 Tháng Hai 2009(Xem: 39305)
  . Mười ba năm đi dạy, là mười ba năm tôi sống hạnh phúc nhất đời tôi. Người thầy là con đò chở các em sang bờ khác. Cuộc hành trình không nhàm chán, rất thú vị và “tích lũy” kỷ niệm.
03 Tháng Hai 2009(Xem: 80532)
  Trong những giây phút thiêng liêng ấy, tôi sực nhớ lại hình bóng người Ông khả kính: ông ngoại PHAN VĂN NGA, nguyên Trưởng Ty Tiểu Học tỉnh Đồng Nai (trong chế độ cũ).
03 Tháng Hai 2009(Xem: 74007)
  Tôi bắt đầu lên tỉnh học từ 1960. Ba mất sớm, nhà quá nghèo, anh chị em lại đông. Trong suốt thời gian đi học, tôi đã làm rất nhiều nghề để có tiền sinh sống, nổi bật nhất là nghề dạy kèm.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 65684)
  Tôi chỉ viết về những năm đầu tiên mà ký ức của tôi còn lưu giữ. Sau này, khi tập hợp được các anh em ở những niên khóa sau, lần lượt chúng ta sẽ đúc kết thành một bản danh sách hoàn chỉnh.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 33834)
  Phải chi dòng sông Đồng Nai chảy ngược, có thể tôi đã thấy lại mình trong sân trường ngày trước, thuở học trò vô tư
02 Tháng Hai 2009(Xem: 42881)
Trong đời làm việc của tôi, từ dân tới lính, ông là vị chỉ huy duy nhất mà tôi còn nhớ tới, với lòng kính trọng.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 38584)
  Một ngọn gió dịu mát của mùa Xuân đã đưa tư tưởng tôi bỗng dưng trở về nơi chốn cũ, nơi đó có bày chim con chưa ra ràng nhưng đã muốn tập tễnh bay lượn, vỗ đôi cánh non nớt như muốn tung bay ra khỏi tổ ấm êm đềm và sự che chở thương yêu của chim mẹ, muốn tìm hiểu chân trời ngoài kia bao la rực rỡ muôn màu ra sao .
02 Tháng Hai 2009(Xem: 46349)
Những ngày xa quê hương, lưu lạc xứ người, bận biụ với cuộc sống, tôi luôn luôn nhớ về quê nhà, nhớ về xứ Cù Lao với dòng sông Đồng Nai yêu dấu; gần đây tôi có tìm đọc thêm về xứ Đồng Nai thuở ban sơ cùng sự nghiệp khai sáng miền Nam của Ngài Nguyễn Hữu Cảnh. Nay tôi xin ghi lại những sự kiện, kiến thức tìm học đựơc bằng tấm chân tình cuả người con đất Cù Lao Phố, Đồng Nai.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 71705)
Ngày nay con đã là cô giáo, "Mộng" đã thành rồi!...Mẹ thấy đâu? Đầu xanh bao mái nhòa trong mắt, Vẳng nghe tiếng mẹ ở nơi nao?...
02 Tháng Hai 2009(Xem: 34516)
  Năm đó, tôi về Việt Nam ăn Tết và cũng để mừng má tôi tròn một trăm tuổi. Đó là lần thứ hai tôi về Việt Nam . Kỳ trước về với vợ con nên đi đâu chúng tôi cũng dùng xe nhà của thằng em bà con cho mượn với tài xế (Thằng em này "biết làm ăn" nên bây giờ nó khá lắm). Kỳ này về một mình, tôi định nếu có dịp sẽ dùng xe công cộng một lần cho biết.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 78449)
  "Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi, rơi trên bục gỗ, rơi trên tóc thầy...” Tiếng nhạc từ phòng con gái của tôi vọng sang, làm tôi hồi tưởng lại những bàn ghế cũ, phấn trắng, bảng đen...
30 Tháng Giêng 2009(Xem: 68750)
Cũng nhờ vậy rất nhiều cánh chim NQ lạc loài ở phương trời xa tìm về liên lạc được quý Thầy Cô và bạn học năm xưa. Điển hình chúng tôi ở Âu Châu mừng quá khi nhận và đọc được 2 quyển báo học trò đó, tưởng chừng như thấy lại thời NQ xa xưa.   Đặc biệt tìm thấy trong đó có cả một vườn thơ Tao Đàn đủ sắc hoa rực rở.
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 66840)
*   Viết kính tặng thầy Nguyễn Xuân Hoàng với lòng Yêu Thương, Kính Trọng và Cảm Thông sâu xa nhất .  
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76184)
  Hỡi cô Cựu Nữ Sinh Ngô Quyền, hỡi cô bạn hàng xóm của tôi ơi!   Tôi rất cảm phục và trân quí cô.   Nếu giữa cô và tôi không có thứ tình cảm nào khác thì trong tôi sẵn có có một thứ tình keo sơn gắn bó với cô từ lâu, từ thời thơ ấu đến tuổi trưởng thành, kéo dài cho đến tuổi…sồn sồn bây giờ và tuổi già sắp tới, đó là tình bạn.   Còn cô thì sao?
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 38716)
Thôi thì:    “Đã mang lấy Nghiệp vào thân   Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa!” (ND).  
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 81405)
(Thân tặng các em cựu học sinh Ngô Quyền, đặc biệt các em Ban Văn Nghệ Hiệu Đoàn thời 69-71 )
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76771)
Từ chia tay ở Tân Mai, tôi không hề biết Th giờ ra sao? Cuộc chiến qua đi thật xa. Bao thăng trầm trãi xuống cho quê hương, cho đời người. Thì thôi, hãy là những lời cầu nguyện bình an cho nhau. Dẫu mai đời có thế nào?