Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

H. N-R. - Thầy Tôi, “NGƯỜI ĐI TRÊN MÂY” (NXH)

24 Tháng Mười 201411:09 CH(Xem: 18534)
H. N-R. - Thầy Tôi, “NGƯỜI ĐI TRÊN MÂY” (NXH)


Thay Toi



Thầy Tôi,
“NGƯỜI ĐI TRÊN MÂY”
(NXH)
H. N-R.

                  

   Thành Kính Chia Buồn Cùng Cô Trương Gia Vy.

                Lá thư  viết vội vàng để gởi Thầy, cố gắng bắt kịp, sợ không còn kịp nữa, sợ phải hối hận, cố chạy đuổi theo thời gian hụt hơi. Thầy ơi, thời  gian vô tình quá. Vẫn biết việc gì đến phải đến, nhưng em cũng vẫn ngỡ ngàng, xúc động và bây giờ đang tự trách mình sao quá chậm chạp. Thế gian vẫn là thế phải không Thầy ạ? Đủ mọi thứ để lo toan, rồi cũng chẳng đi về đâu. Thầy đã phải “bị cưỡng bức” vất bỏ tất cả những đớn đau, dằng xéo thân xác cả tinh thần Thầy chỉ vì sự hụt hẫng kiến thức của y khoa, của sự chiến đấu không thể thành công của những vị “lương y như từ mẫu” và vì “kẻ thù không đội Trời chung” của nhân loại vẫn còn quá hung hăng không chịu nhường bước, cho dù, trước sự đau thương, mất mát, cả lời cầu nguyện van xin vô cùng tha thiết và vô vọng của gia đình, thân nhân và con người. Đành cúi mặt, tìm an ủi trong những giọt nước mắt chảy dài “chấp nhận” và trong đôi hàm răng cắn chặt, nuốt nghẹn ngào những thương đau không sao tránh được. Giờ thì Thầy em  đang “... Đi Trên Mây”, đi vào cõi mộng của Thầy, em chúc Thầy lên đường bình an và Thầy sẽ tìm được “thiên đường lý tưởng của Thầy” trên đó. Vất hết tất cả mọi khổ hạnh lại cho trần gian và cõi vô thường....

         

Lá Thư gởi muộn màng.

 

          Kính Thầy,                                                                                              
Thầy ơi! Thầy còn nhớ nhóm “TNHCN-TS” năm xưa không?           
Nhóm “Tinh Nghịch Hết Chổ Nói-Trường Sơn”-  đám “học trò nữ cưng” của Thầy đó? 
 “Thủy, Nga, Hồng, Chúc, Ninh”.  Em, H. là đứa mà Thầy bảo hiền nhất trong đám.
Mấy đứa nó tản mạn, em H. cũng tản mạn sau tụi nó. Em đang đi tìm tụi nó , nhưng chưa có tin Thầy ơi!
Gặp lại chắc sẽ tìm cách đến thăm Thầy. Lại “quậy” nữa cho đời vẫn như xưa?!?! …..

... Em vẫn chưa quên được nét mặt Thầy, giọng nói Thầy, cái nhìn của Thầy - trong lớp học - khi Thầy thao thao bất tuyệt giảng những quan niệm và triết lý sâu sắc … em say sưa lắng nghe lời giảng của Thầy em đến quên mất hẳn đi là “em đã dám cả gan” mà ghi danh “lớp Triết”. Ai cũng bảo là lớp Triết “khó giàn mây”, tư tưởng phải cao siêu mới đi học được lớp nầy. Triết khó lắm, không hiểu gì đâu, chán lắm, nuốt không vô đâu, ... Thầy ơi! Thầy có biết không, nhờ Thầy mà em đã tương đối khá tiếng Việt. Ngày đó vốn em không rành tiếng Việt lắm. Vừa đậu bằng Tú Tài đôi Pháp là em phải đi tìm Đại Học để tiếp tục việc học vấn mình cho đến nơi hết chốn. Em giật mình bẵng đi vì sau chương trình lớp Trung Học Pháp, chưa có Đại Học Pháp ở Sài Gòn (VN) để tiếp nối. Em từ chối những học bổng đi ra nước ngoài để học tiếp (vì sợ xa Mẹ em), do đó chỉ còn lại những Đại Học Văn Khoa, Luật Khoa, Khoa Học … (tất cả đều thì là Tiếng Việt hết - chương trình Việt) do đó em “được bày” đi học một năm trướng Việt, thi Tú Tài II ban Văn Chương, rồi lên học Đại Học Văn Khoa …. Em cả tin, lững thững bước vào Trường Trường Sơn (gần nhà), học môn Triết học với Thầy, quên những lời khuyên ban đầu còn ngơ ngác, bỡ ngỡ.  Cơ duyên được gặp Thầy.  Chắc Thầy có lẽ còn nhớ mang máng nhóm học sinh nữ nghịch ngợm (TNHCN-TS) nhưng “được Thầy cưng” của tụi em - cách đây rất nhiều năm về trước.  Có ai ngờ, sau những giờ giảng dạy say sưa, nghiêm nghị trong lớp của Thầy, sau giờ học đến nhà Thầy phá phách Thầy của tụi em?. Thầy “hiền như Ông Bụt”, Thầy vui đùa với tụi em thân mật như Anh Cả trong nhà (không có lằn ranh của Thầy và Trò ở lớp – hay ? tại tụi em quên mất?). Rồi vì “Quỷ quái” quá đôi lúc, Thầy bảo: “đứa nào phá quá, Thầy không ký tên tặng sách cho”. Thế là cả bọn ngồi im re xếp bằng chờ Thầy ký tên tặng sách để được sách của Thầy đem về nhà làm “báu vật” quí hơn mọi thứ trên đời lúc bấy giờ và dấu dưới gối để đêm đêm nằm đọc nghĩ đến Thầy. Thầy dạy Triết (được biết khô cằn như sỏi đá). Cớ sao mà học trò Thầy lại lãng mạn thế?

          … Xa quê hương cũng khá lâu, mọi liên lạc bạn bè người thân đều biến tan như sương khói. Tình cờ được biết Thầy đang ở California, qua cô em Thầy - Chị Đoàn Hải Yến - trong mỗi lần đi sinh hoạt. Em mừng vô kể. Được biết Thầy đang bịnh nhưng đang khá dần (lúc bấy giờ). Em vẫn hỏi thăm và nhận được tin tức về sức khoẻ của Thầy. Dự định viết vài dòng thăm gởi Thầy, nhắc lại phút “vô tư, ngây thơ ngày xưa ấy có Thầy với 1 trong những nhóm “học trò cưng, tinh nghịch của Thầy của một thời”. Có thể Thầy cũng chưa hẵn quên, nhưng còn chút mang máng nhớ nào đó. Có dịp em sẽ thu xếp sang California thăm Thầy. Em đang cách xa Thầy khoảng bề ngang của nước Mỹ. Thầy đang ở bên Tây, em đang ở bên Đông. Nhưng hy vọng còn được gặp lại Thầy, chắc chắn sẽ không còn tinh nghịch “quái quắt” như khi xưa còn bé - bảo đảm Thầy. Vì em là H., chứ không phải nhỏ T., … & Ninh đâu. Vã lại đã qua hết thời thơ bé rồi còn gì?! Và Thầy đã không từng là người bảo chỉ có H. là đứa hiền nhất trong đám?

          … Hôm nay, nếu còn cơ hội được, Em muốn nói với Thầy rằng điều em cảm kích và luôn phấn chấn mỗi lần em viết được một bài văn bằng Việt Ngữ, phần là do những ngày dài học Triết trong lớp 12C với Thầy, những lời giảng dạy say sưa của Thầy, những tình cảm thân tình Thầy dành cho học trò của Thầy thấm dần vào trong tim óc em làm nhòa đi mặc cảm “Em không rành tiếng Việt”, em sẽ không học được Triết học, em không thể thi Tú Tài II tiếng Việt để vào Đại Học Việt được,… Em đã vào Đại Học Việt, em đã tốt nghiệp Đại Học Việt và em viết được tiếng Việt, dù vẫn còn luộm thuộm ?!?!, nhưng em đã làm được như và những gì Thầy đã từng luôn nhắc nhở em: “Không có gì khó. Cố gắng sẽ được”. Em cảm ơn Thầy và vẫn luôn nhớ lời Thầy. Em nghĩ Thầy sẽ mừng vui khi Thầy khám phá ra được những điều em tỏ bày hôm nay ….

          ……………………………………….                                                  

 

          “Cố gắng là sẽ được”.

          Em sẽ không thể quên được Thầy,

          Thầy Nguyễn Xuân Hoàng và khả năng tiếng Việt của Em.

                              

                                                                 Ngậm ngùi, Maryland, 13 Tháng 9 Năm 2014

                                                                                                       H. Nguyễn.

 

                                     Kính tặng Cô Trương Gia Vy

                  & Chị Đoàn Hải Yến – em gái Thầy Nguyễn Xuân Hoàng.

27 Tháng Ba 2009(Xem: 70680)
Tình nồng hương đượm mong manh, Dẫm chân ta bước cuộc tình lỡ duyên!
23 Tháng Ba 2009(Xem: 73021)
Vẫy tay chào hang yên chi hoa đỏ Chào khuôn sân đá cuội trắng rì rào Chào hàng sao chim tụ về làm tổ Chào tượng Ngô Quyền nắng ngủ trên cao
23 Tháng Ba 2009(Xem: 73177)
Về lại Biên Hòa thăm con đường xưa Dốc học trò vẫn mang tên Kỷ Niệm
23 Tháng Ba 2009(Xem: 72484)
Vẫn là mưa nghiêng nghiêng giăng trắng Trên hàng cây bãi cỏ sân trường Sao không giống ngày xưa sâu lắng Chiều tan trường bè bạn thân thương
23 Tháng Ba 2009(Xem: 70255)
Biên Hòa em vẫn thương hoài Ngô Quyền ngày trước, áo dài màu xanh.
23 Tháng Ba 2009(Xem: 72486)
Nếu một mai tôi chết, Xin đừng khóc cho tôi. Đường đời chia đôi ngả, Hãy chôn tình phai phôi.
23 Tháng Ba 2009(Xem: 72543)
Saigon ơi, xa rồi ta vẫn nhớ Những chiều xưa hai đứa lén hẹn hò!
23 Tháng Ba 2009(Xem: 72373)
Lưu bút ngày xưa kỷ niệm đầy, Tình thân bạn cũ hãy còn đây! Ngây ngô ghi vội đôi dòng chữ Đầy ấp yêu thương mỗi phút giây.
02 Tháng Ba 2009(Xem: 71994)
ôi, mùa hè tuổi nhỏ hóa thân giữa màu hoa ôi, mùa hè êm ả phục sinh từ đôi ta!
24 Tháng Hai 2009(Xem: 32907)
  Trong tuyển tập “Giữa Hai Miền Mưa Nắng” của nhà văn Hoàng Mai Ðạt, tác giả đã kể lại một chuyến về Việt Nam vào năm 1998, đặc biệt là ở vùng đất Biên Hòa, quê vợ của anh. Sau đây là trích đoạn tác giả về thăm một nơi chốn đã khiến anh bồi hồi với bao cảm xúc, đó là trường Ngô Quyền của vợ anh cũng như của thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên, người viết những bài thơ tình bất hủ mà anh yêu thích từ lâu.
24 Tháng Hai 2009(Xem: 80446)
  ( Kính tặng Thầy Toán Nguyễn Văn Phố)
24 Tháng Hai 2009(Xem: 73073)
  Nay đất khách quê ngưòi: Thân biệt xứ. Áo công khanh rách nát giữ trong tim. Chút hương xưa là chút lửa êm đềm, Dùng sưởi ấm niềm riêng, chờ Hội lớn.
24 Tháng Hai 2009(Xem: 35489)
  Rời Sài Gòn tháng Tư năm 75. Đến Mỹ, Thượng Châu hợp tác với nhà văn Võ Phiến, Lê Tất Điều, ký giả Nguyễn Hoàng Đoan xuất bản tờ báo Việt ngữ đầu tiên tại Hoa Kỳ tên Hồn Việt, do nữ ca sĩ Khánh Ly làm chủ nhiệm. Sau đó, hội nhập đời sống Mỹ, đi làm việc ở SanDiego đã được 28 năm và sắp về hưu. Lâu lắm, không viết lách gì, nhưng bây giờ với tiếng gọi trường cũ Ngô Quyền, Thượng Châu rất sẵn sàng và vui vẻ đóng góp
20 Tháng Hai 2009(Xem: 81636)
Ba mươi năm chờ đợi Hoa tàn, trăng tận, sông quằn mình trăn trở Ba mươi năm nhớ mong Lá héo, sao mờ, biển cồn cào dậy sóng
20 Tháng Hai 2009(Xem: 76840)
  Đứng trước biển mùa Đông thêm cô quạnh Cánh hải âu đơn lẻ chập chờn bay Hải đăng xa nhạt nhòa trong sương lạnh Đá chập chùng, mong mỏi đợi chờ ai  
20 Tháng Hai 2009(Xem: 76788)
  Nhớ sao cứ nhớ quắt quay Ngô Quyền bạn cũ giờ đây ai còn?                  
20 Tháng Hai 2009(Xem: 76317)
Một chút mây trời, để nhớ thương, Bay qua thật nhẹ, trước cổng trường.  
16 Tháng Hai 2009(Xem: 76637)
Tặng Mai Trọng Ngãi, Đinh Hoàng Vân, Tiêu Hồng Phước, Tô Anh Tuấn và Phan Kim Phẩm.
09 Tháng Hai 2009(Xem: 24467)
Sự cư xử giản dị nhưng đầy tình chân thật của em là một món quà vô giá mà không dễ gì tôi nhận được một lần thứ nhì trong đời.
09 Tháng Hai 2009(Xem: 38060)
... và như thế, Ngô Quyền hôm qua, hôm nay, mãi mãi vẫn là tổ ấm của chúng ta miên viễn, đời đời...
05 Tháng Hai 2009(Xem: 90969)
Năm mươi ngọn nến hồng đang rực sáng, hân hoan mừng phút giây hạnh ngộ, trùng phùng. Hãy cùng nhau sớt chia, gìn giữ vì ngọt bùi nào rồi cũng sẽ chóng qua…
05 Tháng Hai 2009(Xem: 39428)
  Trường Trung Học Ngô Quyền được điều hành bởi một Ban Giám Đốc, đứng đầu là Hiệu Trưởng
04 Tháng Hai 2009(Xem: 88036)
  Con xin phép được viết đôi dòng kỷ niệm trong lứa tuổi học trò của con vớI những câu nói của Thầy mà gần 50 năm qua vẫn còn in đậm trong trí con.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 35527)
  Chúng tôi trưởng thành trong một nền giáo dục “NHÂN BẢN và KHAI PHÓNG”, mà tinh thần “Tôn sư trọng đạo” thể hiện trong câu “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, với Thầy, một lòng tôn kính, với bạn, một dạ chân tình, xin mượn nơi nầy thắp nén tâm hương tri ân quí Thầy đã quá vãng, tưởng nhớ quí Bạn đã qua đời.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 75425)
  Này em còn nhớ hay quên ? Lời Thầy Cô dạy chớ nên lơ là. Vì đâu mà có thân ta, Công Cha, Nghĩa Mẹ bài ca dao này;  
04 Tháng Hai 2009(Xem: 39853)
Dĩ nhiên, đám học trò chúng tôi thích lắm, vì ý tưởng lạ đó không tìm thấy được trong Việt Nam Sử Lược của sử gia Trần Trọng Kim hay trong Việt Sử Toàn Thư của sử gia Phạm Văn Sơn.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 41016)
  Trường Trung học Ngô Quyền là một trường sinh sau đẻ muộn, so với các trường Pétrus Ký, Gia Long ở Sàigòn, và các trường Nguyễn Đình Chiểu (được gọi là Le Myre de Vilers thời thuộc Pháp) ở Mỹ Tho, và Phan Thanh Giản ở Cần Thơ.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 83697)
Nhìn em dáng nhỏ hao gầy Cho tôi nghe tiếng thở dài buồn tênh