Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Hoàng Duy Liệu - TUI ĐI DỰ TIỆC TẤT NIÊN BIÊN HÒA 2014

30 Tháng Giêng 201412:00 SA(Xem: 38201)
Hoàng Duy Liệu - TUI ĐI DỰ TIỆC TẤT NIÊN BIÊN HÒA 2014


Tui đi dự tiệc Tất Niên Biên Hòa 2014


 Bắc Cali hôm nay trời trong trong nắng hồng hồng thằng tui đi dưới nắng, tay ôm chồng sách nặng xệ vai mang đi tặng cho mấy cái quán tiệm VN quanh vùng tui ở. Năm ngoái khi thấy tui vừa ăn phở vừa đọc đặc san Biên Hòa bà chủ quán xề lại hỏi thăm, nên năm nay tui xin Tuyết Hương một thùng vài chục quyển, mang tặng bà con đọc lúc Xuân về cho biết văn nghệ người xứ Bưởi.

 Trong khu phố này có hai cái chị Bắc kỳ 54 mở tiệm hớt tóc, vò đầu tui đã trên mười năm, rồi mà tui đâu có biết họ cũng là bà con Biên Hòa một thuở Tam Hiệp Hố Nai. Cho đến lúc gần đây nghe tui nói hồi nhỏ đi học Ngô Quyền một chị la lên:

- Học Ngô Quyền là giỏi lắm đó! Hồi xưa chị thi rớt bị mẹ quất cho mấy roi vào mông.

 Tui đưa mắt ngó. Chắc là mẹ chị yếu tay, cái mông của chị đâu có sưng lên bao nhiêu đâu? Tui nghĩ thầm. Hôm nay tui mang đến tặng chị vài quyển nhìn chị mừng mà tui cũng thấy vui vui...

 Hôm ghi tên đi dự tiệc Tất Niên của hội đồng hương Biên Hòa, Nguyễn Hữu Hạnh đã báo trước cho biết là kỳ này đa số khách tham dự là các bậc trưỏng thượng, nên tui ăn mặc chỉnh tề không dám đi trễ như năm ngoái còn nhờ một nhỏ em thổ địa Bolsa chở đến. Thế mà... Nó thả tui xuống cái chỗ không biết một ai.

 Từ ngoài chỗ đậu xe thấp thoáng sau mấy cành cây phượng tím, tui thấy tấm bảng lớn căng ngang trước nhà hàng có chữ Hòa ở góc tay mặt, nên nghĩ là đúng chỗ bèn hùng dũng bước xuống xe, phất tay bảo cô nàng em cứ đi đi rồi hăm hở bước vô. Cái chị tiếp tân sao mà lạ hoắc ...

- Anh tên gì? Chị hỏi mà tui nghe như sóng nước miền sông Hậu.

- Ừm, anh Hoàng Duy Liệu ...

- Sao em không thấy tên anh trong danh sách? Anh có ghi danh trước hay không?

 Tui gãi đầu ngó xung quanh. Mình đã lạc đến tận miền Tây, trên sân khấu có hàng chữ Hội đồng hương Kiến Hòa. Đành xin lỗi người đẹp đồng bằng Nam bộ mà bước ra cửa.

 Đang đứng chờ cô tài xế thân thương quành xe lại, thì một em cẳng dài tha thướt trong cái áo dài màu hoàng yến nhẹ nhàng bước đến mắt long lanh:

- Anh là Hoàng Duy Liệu? Em có đọc truyện của anh ở trên mạng Thất sơn Châu đốc. Hồi nãy đứng ngoài sau em nghe tên anh ...

 Em chìa tay ra. Tui đưa tay bắt mà tuồng như muốn dời nhà. Từ Biên Hòa đi Kiến Hòa tốn bao nhiêu tiền hả Luận? Tiếc rằng nhỏ em trở lại sớm quá ... Đúng là người đâu gặp gỡ mần chi? Còn mươi năm nữa biết có duyên gì hay không?


0o0


 Chắc là không rồi vì tui đã thấy Tuyết Hương đang ngoác miệng la hai tiếng ...Cậu Liệu! rồi chạy ào đến. Rồi nào là thằng Hạnh, thằng Vân, Thọ Huỳnh Hiệp, anh Tâm anh Chấn chị Tất Ứng và nhiều anh chị em khác tay bắt mặt mừng cũng vừa lúc cô em Ngọc Dung bước vô với anh Sinh cùng một ông già trông có vẻ hiền khô dễ chịu. Ba em đó! Ngọc Dung lẹ làng giới thiệu.

- Dạ. Chào bác! Nhỏ Dung hay ăn hiếp con.

Nó véo tui một cái đau điếng. Anh Sinh cười hì hì.

 Chú Lam bên vũ đoàn khóa 14 đứng dậy mời tui chung bàn, nhưng Ngọc Dung nhứt định bắt tui ngồi chung với anh Sinh bên bàn bên kia, nên tui đành nghe theo sau khi nói với Lam chút nữa anh qua. Năm nay Minh Nguyệt cô em dâu ngày xưa cũ của tui cùng vài em khác của vũ đoàn không có mặt chỉ có em Mai. Buồn 5 phút. Tính hỏi cô em dâu cũ chút chuyện nhà sau khi tui xa xứ năm nào.

 Ngồi vào bàn bên cạnh anh Sinh tui đưa mắt đảo một vòng, không thấy ai trẻ trung cở tui ngoài một số mấy em khóa dưới ở Ngô Quyền như cặp Lam Mai. Anh Chấn đến bàn mời mua giấy số. Tui không hiễu sao ai lại bắt anh làm cái chuyện này nhưng rất mừng là thấy anh rất khỏe mạnh, cơn bịnh nặng đã qua. Tui mua hai chục đồng để trên bàn rồi quên khi xổ số tui đi lang thang ra ngoài trước, tán dóc với mấy anh già già không biết có trúng hay không.

 Chị Ngọc Huệ đến trễ phải ngồi tận trong một góc phòng, như vậy cũng được đi, nhà hàng đỡ tốn tiền điện. Chị bảo nhà không có ai chăm sóc ông già nên tiệc xong chị phải về ngay, không có thì giờ đi cà phê với tui như hai chị em đã tính trước. Chị kéo lại chụp một tấm hình.


blank


 Có tiếng kêu ... Ê ! rồi ai đưa chưn ra chận. Tui dừng lại. A! anh Đỗ Hữu Phương đang bị chị Loan kè một bên như thường lệ.

 Tới đây cho tui nói một chuyện lạ nha. Trong tỉnh BH của mình có ít nhứt là hai “anh nghèo”. Hai ổng đi đâu cũng chỉ có độc một cái áo sơ mi mà thôi, bà con xem lại hình đại hội hay là tiệc tùng hàng năm sẽ thấy. Đó là anh Sinh với cái áo màu xanh lao động và anh Phương với cái áo màu lá chuối. Năm ngoái nhờ tui la ó om xòm, nên bây giờ Ngọc Dung đã mua thêm cho anh Sinh một cái áo trắng hơi cũ, còn anh Phương thì vẫn xanh lơ bụi chuối sau hè trông tội nghiệp quá.

 Kỳ này vắng bóng hai bà chị chịu chơi Tuyết,Thêm cùng với mấy em Vi, Hồng, Hoàng hay Kim Hường nên thấy hơi buồn lẻ loi chút đỉnh, nhưng lại quên ngay vì có những niềm vui lớn khi thấy anh Sinh anh Chấn đã bình phục, Ngọc Dung hớn hở tươi cười. À! Chị Mai vợ của Thọ Huỳnh Hiệp cũng đã khỏe mạnh hơn trước nhiều, nhờ bác sĩ cho đúng thuốc trị liệu trông chị rất hồng hào, kéo ghế đến ngồi kế bên thằng Thọ tính cụng với nó một ly chia vui thì lại bị ai đó réo. Nghe nói thằng Ngãi bị té xe không biết hôm nay đã khá hơn chưa. Thấy mọi người đang bận rộn tui không muốn hỏi thăm chuyện buồn.


hdlieu

 

 Hình như chị Chu Diệu Thi cũng đang bị bịnh không đến dự tiệc được làm tui tiếc hùi hụi. Lỡ mất dịp may mét chỉ vụ nhỏ Thúy Loan dám quậy tui trong Cà phê Cầu Mát. Thôi thì chờ đến Hè trong kỳ đại hội Ngô Quyền ở San Jose vậy.

 Nhìn quanh cũng không thấy anh bác sĩ Minh, anh Phẩm, chị Hảo, hay cô em Diệu Hương v.v... So với buổi tiệc đại hội Ngô Quyền mấy tháng trước số người tham dự có phần ít hơn vì không có những người phương xa. Phải chi có được một ngày toàn thể thầy cô bà con cô bác cậu mợ chú dì anh chị em thân thương tình nghĩa quay quần bên nhau ở Biên Hòa thì vui biết mấy.

 Nhâm nhi ly rượu đỏ mừng Xuân nghe nhạc trỗi bên tai, nhìn anh Chấn, anh Tâm, “anh Hạnh”, Ngọc Dung, chị Ứng, vợ chồng Tuyết Hương tất bật qua lại điều khiển chương trình, anh Thịnh lăng xăng với cái máy chạy lòng vòng chụp hình đủ mọi người, trong lòng tui dậy lên niềm thán phục cái nhiệt tình hoạt động cho đồng hương của các anh chị em. Không có những tấm lòng thân thương tình nghĩa đó thì giờ này đường về xứ Bưởi của tui và bao người khác hẳn vẫn còn mịt mù sương khói.


blankblank

 Đặc san năm nay được mang đến từng bàn trao tận tay từng người, tui chờ xem phần trình diễn hấp dẫn của đôi uyên ương Lam & Mai xong mang ra bên ngoài tìm một góc vắng chầm chậm lật nhẹ từng trang. Cả một công trình hoàn mỹ với những bài viết đặc sắc của những ngòi bút thân quen từ từ đưa tui về lại xóm Ga, con dốc Ngô Quyền cùng khắp nơi trên miền quê cũ. Trước mắt tui hiện ra một Biên Hòa ngày tuổi nhỏ với những em gái lần đầu tiên mặc áo dài trắng chạy xe đạp tung tăng ồn ào từng đám trên đường tỉnh lộ với những anh lính chiến thân quen hiền lành mặt xạm đen màu nắng cháy, cùng những bà già đi chợ trồng rau buôn bán dọc xuôi quần quật cả ngày.

 Lần lượt tên tuổi lừng danh của những người con xứ Bưởi, chạy dài theo dòng lịch sử hiện lên trên tờ giấy trắng trinh nguyên, những cái tên mà tui lúc nào cũng có cái cảm giác trịnh trọng đàng hoàng, sẳn sàng đứng dậy khoanh tay cúi đầu chào khi nhớ đến. Bác Lương Văn Lựu, bácTám Mộng, bác Sáu Nhơn, thầy Châu Kim Ngân, thầy Châu Kim Lang, thầy Tam, thầy Chinh, thầy Bảo, cô Hòa, cô Bàn cùng nhiều người nữa... Những người xưa thân thương năm cũ. Người già rồi sẽ đi qua nhưng người cũ thì sẽ ở mãi trong lòng.

 Chia tay ra về tui thầm nghĩ đến hầu hết tất cả những anh chị em đang ở quê nhà không được dịp có mặt chung vui ngày hôm nay mà nhớ đến một câu tương tự như của anh Trần Kiêu Bạc. Phải chi chỉ có một Biên Hòa.


Bolsa tháng Giêng 2014

Hoàng Duy Liệu 

img_0371-large-thumbnail





04 Tháng Hai 2009(Xem: 47250)
Một cuộc biển dâu, đổi đời, tang thương đã diễn ra quá nỗi bi đát. Biên Hòa còn đó, mà lòng Biên Hòa đã mất tự bao giờ. Nay tuổi đời đã cao, nghĩ đến thời son trẻ, mà ngậm ngùi tiếc nuối quá khứ. Công đã tạm thành, danh đã tạm toại, nhưng tâm hồn tôi vẫn ngậm ngùi nhớ tiếc những phút giây hạnh phúc đầu tiên, đã qua mất rồi.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 82063)
  Như mây xuống phố chiều nay , Nhớ về trường cũ những ngày xa xưa. Môt mình lê bước trong mưa, Mang theo kỷ niêm trường xưa Ngô Quyền .  
04 Tháng Hai 2009(Xem: 37873)
  Một ngày cuối tháng 5 năm 2004, nhóm CHS/NQ/NCA tề tựu lại làm một cuộc viễn du lên miền Bắc Cali. Trước mắt là để xả hơi sau những ngày vật lộn với miếng cơm manh áo, sau là họp mặt với nhóm CHS/NQ/BCA để cùng ra mắt cuốn Kỷ Yếu CHS/NQ 2004.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 73752)
  Bốn mươi năm lẻ: nửa bóng câu. Em biết đến ta bạc mái đầu. Lầu chiều Hoàng Hạc còn đứng đợi. Mang hết niềm riêng tới muôn sao.    
04 Tháng Hai 2009(Xem: 77556)
Mưa rơi trên phố vắng, Mưa rơi trên đường xưa Ta, nỗi buồn sâu lắng, Ngồi quạnh hiu, nghe mưa!
04 Tháng Hai 2009(Xem: 36162)
  Dù biết rằng viết những lời tán tụng nhan sắc của cô, tôi đã làm một việc quá thừa, nhưng tôi vẫn muốn cô biết những ý nghĩ của tôi và biết đâu của nhiều bạn khác cùng lứa đã “say mê” cô như tôi vậy!    
03 Tháng Hai 2009(Xem: 40417)
Tôi có nhiều kỷ niệm đẹp không nói ra lời. Đối với bạn bè là những điều trân quý và đối với học trò là những kỷ niệm. Đời tôi sinh ra là như thế với nhiều mảnh vụn làm nên cuộc sống hiện sinh. Hiện sinh trong cuộc đời và hiện sinh trong đời người.
03 Tháng Hai 2009(Xem: 75543)
  Gặp nhau truyện cũ vui như tết, Nhắc lại ngày xưa, đẹp tựa hoa.  
03 Tháng Hai 2009(Xem: 39216)
  Cho đến nay 50 năm trôi qua với bao nhiêu biến động khủng khiếp của lịch sử, được diễm phúc là một học sinh lớp B3 của trường Ngô Quyền thuở sơ khai tôi xin ghi lại đây bằng ký ức của mình và vài bạn trong ba lớp Ngô Quyền I hình ảnh Trường Ngô Quyền chúng ta được khai sanh giữa thời đất nước chuyển tiếp từ chế độ thuộc địa Pháp sang nền Đệ Nhất Cộng Hòa
03 Tháng Hai 2009(Xem: 34086)
  Tất cả kỷ niệm về trường Ngô Quyền là nỗi ngậm ngùi của những cựu học sinh, vì trường cũ còn đâu!
03 Tháng Hai 2009(Xem: 36931)
  Thế hệ chúng tôi ăn sinh nhật tuổi 18 của mình ngay năm 1975, bài viết này xin dành cho những bạn học, từ lớp 6 đến lớp 12 của trường Ngô Quyền năm 1975. Bao nhiêu người đã như một đàn chim tung cánh, bước ra khỏi cổng trường và bay đi tứ phương. Có những người hạnh phúc và thành đạt, có những người lầm than và khắc khoãi.
03 Tháng Hai 2009(Xem: 69188)
  Ta vẫn là ta tự thủa nào Môi hồng, mắt sáng, mộng trăng sao… Trùng Phùng mở hội, mười phương nhạc , Xuân ngát một trời, tình vời cao !                                
03 Tháng Hai 2009(Xem: 39335)
  . Mười ba năm đi dạy, là mười ba năm tôi sống hạnh phúc nhất đời tôi. Người thầy là con đò chở các em sang bờ khác. Cuộc hành trình không nhàm chán, rất thú vị và “tích lũy” kỷ niệm.
03 Tháng Hai 2009(Xem: 80593)
  Trong những giây phút thiêng liêng ấy, tôi sực nhớ lại hình bóng người Ông khả kính: ông ngoại PHAN VĂN NGA, nguyên Trưởng Ty Tiểu Học tỉnh Đồng Nai (trong chế độ cũ).
03 Tháng Hai 2009(Xem: 74055)
  Tôi bắt đầu lên tỉnh học từ 1960. Ba mất sớm, nhà quá nghèo, anh chị em lại đông. Trong suốt thời gian đi học, tôi đã làm rất nhiều nghề để có tiền sinh sống, nổi bật nhất là nghề dạy kèm.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 65721)
  Tôi chỉ viết về những năm đầu tiên mà ký ức của tôi còn lưu giữ. Sau này, khi tập hợp được các anh em ở những niên khóa sau, lần lượt chúng ta sẽ đúc kết thành một bản danh sách hoàn chỉnh.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 33865)
  Phải chi dòng sông Đồng Nai chảy ngược, có thể tôi đã thấy lại mình trong sân trường ngày trước, thuở học trò vô tư
02 Tháng Hai 2009(Xem: 42933)
Trong đời làm việc của tôi, từ dân tới lính, ông là vị chỉ huy duy nhất mà tôi còn nhớ tới, với lòng kính trọng.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 38610)
  Một ngọn gió dịu mát của mùa Xuân đã đưa tư tưởng tôi bỗng dưng trở về nơi chốn cũ, nơi đó có bày chim con chưa ra ràng nhưng đã muốn tập tễnh bay lượn, vỗ đôi cánh non nớt như muốn tung bay ra khỏi tổ ấm êm đềm và sự che chở thương yêu của chim mẹ, muốn tìm hiểu chân trời ngoài kia bao la rực rỡ muôn màu ra sao .
02 Tháng Hai 2009(Xem: 46397)
Những ngày xa quê hương, lưu lạc xứ người, bận biụ với cuộc sống, tôi luôn luôn nhớ về quê nhà, nhớ về xứ Cù Lao với dòng sông Đồng Nai yêu dấu; gần đây tôi có tìm đọc thêm về xứ Đồng Nai thuở ban sơ cùng sự nghiệp khai sáng miền Nam của Ngài Nguyễn Hữu Cảnh. Nay tôi xin ghi lại những sự kiện, kiến thức tìm học đựơc bằng tấm chân tình cuả người con đất Cù Lao Phố, Đồng Nai.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 71775)
Ngày nay con đã là cô giáo, "Mộng" đã thành rồi!...Mẹ thấy đâu? Đầu xanh bao mái nhòa trong mắt, Vẳng nghe tiếng mẹ ở nơi nao?...
02 Tháng Hai 2009(Xem: 34548)
  Năm đó, tôi về Việt Nam ăn Tết và cũng để mừng má tôi tròn một trăm tuổi. Đó là lần thứ hai tôi về Việt Nam . Kỳ trước về với vợ con nên đi đâu chúng tôi cũng dùng xe nhà của thằng em bà con cho mượn với tài xế (Thằng em này "biết làm ăn" nên bây giờ nó khá lắm). Kỳ này về một mình, tôi định nếu có dịp sẽ dùng xe công cộng một lần cho biết.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 78505)
  "Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi, rơi trên bục gỗ, rơi trên tóc thầy...” Tiếng nhạc từ phòng con gái của tôi vọng sang, làm tôi hồi tưởng lại những bàn ghế cũ, phấn trắng, bảng đen...
30 Tháng Giêng 2009(Xem: 68809)
Cũng nhờ vậy rất nhiều cánh chim NQ lạc loài ở phương trời xa tìm về liên lạc được quý Thầy Cô và bạn học năm xưa. Điển hình chúng tôi ở Âu Châu mừng quá khi nhận và đọc được 2 quyển báo học trò đó, tưởng chừng như thấy lại thời NQ xa xưa.   Đặc biệt tìm thấy trong đó có cả một vườn thơ Tao Đàn đủ sắc hoa rực rở.
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 66896)
*   Viết kính tặng thầy Nguyễn Xuân Hoàng với lòng Yêu Thương, Kính Trọng và Cảm Thông sâu xa nhất .  
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76236)
  Hỡi cô Cựu Nữ Sinh Ngô Quyền, hỡi cô bạn hàng xóm của tôi ơi!   Tôi rất cảm phục và trân quí cô.   Nếu giữa cô và tôi không có thứ tình cảm nào khác thì trong tôi sẵn có có một thứ tình keo sơn gắn bó với cô từ lâu, từ thời thơ ấu đến tuổi trưởng thành, kéo dài cho đến tuổi…sồn sồn bây giờ và tuổi già sắp tới, đó là tình bạn.   Còn cô thì sao?
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 38749)
Thôi thì:    “Đã mang lấy Nghiệp vào thân   Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa!” (ND).  
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 81473)
(Thân tặng các em cựu học sinh Ngô Quyền, đặc biệt các em Ban Văn Nghệ Hiệu Đoàn thời 69-71 )