Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Thị Minh Thủy - THÂN EM NHƯ TẤM... BẠC NHÀU

14 Tháng Mười Hai 201312:00 SA(Xem: 38446)
Nguyễn Thị Minh Thủy - THÂN EM NHƯ TẤM... BẠC NHÀU


Thân Em như tấm...bạc nhàu


Nguyễn Thị Minh Thủy

20-dollar-large-content


Có lẽ cũng giống như phần lớn các phụ nữ khác, tôi không siêng năng theo dõi tin tức thời sự cho lắm, cho dù là thời sự quốc tế hay thời sự Bolsa. Ông xã tôi thì trái lại (có lẽ cũng giống như phần lớn quý ông khác), một phần vì nghề nghiệp, một phần vì sở thích, ông ấy không thể nào bỏ qua những bản tin hấp dẫn.

Trong thời gian năm hết Tết đến vừa qua, tin về can phạm Christopher Dorner dám một mình tuyên chiến với giới công lực, khiến lực lượng cảnh sát Los Angeles phải truy nã ráo riết suốt non một tuần mới hạ được, quả là một tin hấp dẫn trên mức bình thường. Và, cũng như những lần khác, thế nào tôi cũng được (hay bị) nghe ông ấy kể lại từ đầu đến cuối câu chuyện, từ hồ sơ lý lịch phạm nhân cho đến động cơ và tận tới màn cuối của thảm kịch.

Nổ súng giết người không phải là chuyện lạ ở thời đại bây giờ, nhất là ở xứ Mỹ này. Nhưng lần này, lý do thúc đẩy việc nổ súng giết người của phạm nhân làm tôi đang rửa chén cũng phải ngưng tay theo dõi: muốn trả thù vì bị cho nghỉ việc (mà anh ta cho là) oan ức. Ay dà! Mấy chữ “bị cho nghỉ việc” chẳng gì cũng chạm đến vết thương lòng sâu kín của tôi, cho dù hai hình thức cho nghỉ việc có khác nhau đi nữa. Thấy người lại ngẫm đến ta. Và cái nỗi buồn thất nghiệp lại được dịp trồi lên sau nhiều ngày bị đè nén bằng nhiều biện pháp (khéo léo lẫn không khéo léo).

Làm sao tôi quên được buổi chiều thứ Sáu ấy. Tôi thường nghe kể rằng làm việc ở Mỹ này, nhất là tại các hãng đang xuống dốc, chiều thứ Sáu phát lương đôi khi lại là những “chiều định mệnh”. Chủ bạn sẽ thân ái mời bạn lên văn phòng, cám ơn sự đóng góp của bạn trong bấy lâu nay và… báo cho bạn biết đây là ngày làm việc cuối cùng của bạn đồng thời đưa cho bạn cái chi phiếu tiền lương sau chót – định mệnh đã an bài. Nhưng tôi nghe thì nghe vậy, rồi cũng để ngoài tai. Thường người ta hay có khuynh hướng cho rằng những chuyện xui xẻo như thế có xảy ra thì xảy ra cho ai kia thôi, chứ không phải mình (làm như mình phước đức ông bà sẵn có nhiều lắm vậy). Hỡi ơi, thế mà bây giờ nó lại xảy đến cho mình, một cách vô cùng bất ngờ. Chiều thứ Sáu ấy không phải là chiều phát lương mà là chiều phát lịch trình. (Hãng tôi phát lương mỗi hai tuần, luân phiên với việc phát hành lịch trình làm việc cho hai tuần sắp tới.) Bởi vậy khi được mời lên văn phòng giám đốc, tôi hoàn toàn không chờ đợi bất cứ tin xấu nào. Thế là sốc. Chết điếng. Mất hết tự chủ. Mất ý thức. Trời đất sụp đổ dưới chân. Đủ thứ từ ngữ mà những người đi trước đã kể lại về tâm trạng của họ trong khoảnh khắc ấy đều đúng y chang với tôi, không khác một chút nào. Thật là “đoạn trường ai có qua cầu mới hay”.

Ngay lúc ấy, cái lo về tài chánh, tuy cũng lớn, nhưng thật sự không nặng nề bằng sự thương tổn tinh thần, uất ức trước cảnh bất công. Ông xếp lớn nhất đã bảo với tôi là công ty đã đổi quy chế xét duyệt để cho nghỉ việc nên họ không chỉ dựa trên thâm niên nữa mà dựa trên nhiều yếu tố cần thiết cho lợi ích của công ty. Câu nói như một khối nước lạnh tạt vào thân tôi giữa buổi chiều đông giá buốt. Bao nhiêu hạnh nhẫn nhục từng luyện tập, bao nhiêu lời giảng về vô ngã tôi từng nghe tới nghe lui để nhắc nhở chính mình, lúc đó trôi đi mất tiêu. Một điều duy nhất tôi đã cố gắng làm tròn, đó là không phẫn nộ la lối cũng không rơi nước mắt, thế thôi.

Ngày lại ngày qua, nỗi uất nghẹn có phần phôi pha, nhưng nỗi buồn của một cõi lòng thương tổn vẫn cứ thập thò xuất hiện những khi mình vô ý nhất. “Thức đêm mới biết đêm dài”. Trước đây, khi nghe tin (cũng do ông xã tôi kể lại) nhiều đàn ông Nhật Bản bị mất việc, bên cạnh những khó khăn tài chánh phải vượt qua, họ đã xuống tinh thần đến nỗi phải tìm đến cái chết. Giới phân tích tâm lý cho rằng sở dĩ có tình trạng này vì đàn ông hay đồng hóa mình với cái vị thế xã hội mình đang có, cái công việc mà mình đang phụ trách. Mất đi những thứ đó thì họ không còn giá trị gì cả.

Nay chính mình bị lâm vào hoàn cảnh ấy, tôi mới thật sự thông cảm với họ (mặc dù tôi không phải là đàn ông). Tôi thấy họ cũng đúng lắm (trừ cái việc đi tìm tới cái chết), cho đến một buổi sáng nọ. Sáng ấy, nhân có thì giờ rời rộng, tôi bắt đầu dọn dẹp quét dọn lau chùi nhà cửa (để ăn Tết). Tới màn lau kệ sách, tôi chợt dừng tay và tẩn mẩn dở ra quyển “Dòng Đời Vô Tận” của thầy Trí Siêu mà vợ chồng tôi đã thỉnh khá lâu nhưng chưa có dịp đọc vì quá bận bịu.

Không ngờ, có một bài trong cuốn sách ấy đã giúp tôi rất nhiều. Bài đó đại ý như thế này: Trong một buổi thuyết trình về giá trị đạo đức, một giáo sư bắt đầu buổi giảng bằng cách dơ cao một tờ giấy bạc 20 đô la và hỏi các sinh viên ai muốn có tờ giấy bạc này. Tất cả các sinh viên đều dơ tay. Rồi ông vo tròn tờ giấy bạc, hỏi lại sinh viên. Họ vẫn muốn nhận. Rồi ông dày xéo, dẫm đạp tờ giấy bạc, hỏi lại sinh viên lần nữa, và họ vẫn muốn nhận như thường. (Theo tôi đoán, buổi thuyết trình này chắc chắn không diễn ra ở Việt Nam, nơi mà những tờ bạc cũ e khó có chỗ đứng bình đẳng với những tờ giấy mới). Và ông đi đến kết luận “Này các bạn, quý vị vừa học được một bài học… Bất kể những gì tôi vừa làm với tờ giấy bạc này, quý vị vẫn muốn nó như thường, bởi vì giá trị của nó không thay đổi, nó vẫn là 20 đô la. Cũng như thế, nhiều lần trong đời, quý vị đã bị dày xéo, hiểu lầm, hất hủi, nhục mạ bởi con người và hoàn cảnh… Quý vị có cảm tưởng là mình đã mất hết danh dự, không còn xứng đáng gì nữa, nhưng giá trị thật sự của quý vị vẫn không thay đổi dưới mắt của những người hiểu và thương yêu quý vị.”

Thật là một bài học về giá trị vô cùng… giá trị. Trong trường hợp của tôi, nó đã vực tôi đứng dậy một cách thần diệu. Nửa vui nửa buồn, tôi bùi ngùi tiếc cho các nạn nhân đã bỏ mình vì chính họ hoặc vì những bàn tay sát nhân đầy hận thù tàn bạo. Những bài học chứa đầy từ bi và trí tuệ như vậy, nếu gặp đúng duyên, biết đâu cũng có thể cứu được bao nhiêu mạng người trong cõi đời nhiều đau khổ này.

Westminster, Tháng Hai, 2013

04 Tháng Hai 2009(Xem: 82021)
  Như mây xuống phố chiều nay , Nhớ về trường cũ những ngày xa xưa. Môt mình lê bước trong mưa, Mang theo kỷ niêm trường xưa Ngô Quyền .  
04 Tháng Hai 2009(Xem: 37853)
  Một ngày cuối tháng 5 năm 2004, nhóm CHS/NQ/NCA tề tựu lại làm một cuộc viễn du lên miền Bắc Cali. Trước mắt là để xả hơi sau những ngày vật lộn với miếng cơm manh áo, sau là họp mặt với nhóm CHS/NQ/BCA để cùng ra mắt cuốn Kỷ Yếu CHS/NQ 2004.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 73699)
  Bốn mươi năm lẻ: nửa bóng câu. Em biết đến ta bạc mái đầu. Lầu chiều Hoàng Hạc còn đứng đợi. Mang hết niềm riêng tới muôn sao.    
04 Tháng Hai 2009(Xem: 77506)
Mưa rơi trên phố vắng, Mưa rơi trên đường xưa Ta, nỗi buồn sâu lắng, Ngồi quạnh hiu, nghe mưa!
04 Tháng Hai 2009(Xem: 36142)
  Dù biết rằng viết những lời tán tụng nhan sắc của cô, tôi đã làm một việc quá thừa, nhưng tôi vẫn muốn cô biết những ý nghĩ của tôi và biết đâu của nhiều bạn khác cùng lứa đã “say mê” cô như tôi vậy!    
03 Tháng Hai 2009(Xem: 40391)
Tôi có nhiều kỷ niệm đẹp không nói ra lời. Đối với bạn bè là những điều trân quý và đối với học trò là những kỷ niệm. Đời tôi sinh ra là như thế với nhiều mảnh vụn làm nên cuộc sống hiện sinh. Hiện sinh trong cuộc đời và hiện sinh trong đời người.
03 Tháng Hai 2009(Xem: 75496)
  Gặp nhau truyện cũ vui như tết, Nhắc lại ngày xưa, đẹp tựa hoa.  
03 Tháng Hai 2009(Xem: 39189)
  Cho đến nay 50 năm trôi qua với bao nhiêu biến động khủng khiếp của lịch sử, được diễm phúc là một học sinh lớp B3 của trường Ngô Quyền thuở sơ khai tôi xin ghi lại đây bằng ký ức của mình và vài bạn trong ba lớp Ngô Quyền I hình ảnh Trường Ngô Quyền chúng ta được khai sanh giữa thời đất nước chuyển tiếp từ chế độ thuộc địa Pháp sang nền Đệ Nhất Cộng Hòa
03 Tháng Hai 2009(Xem: 34064)
  Tất cả kỷ niệm về trường Ngô Quyền là nỗi ngậm ngùi của những cựu học sinh, vì trường cũ còn đâu!
03 Tháng Hai 2009(Xem: 36882)
  Thế hệ chúng tôi ăn sinh nhật tuổi 18 của mình ngay năm 1975, bài viết này xin dành cho những bạn học, từ lớp 6 đến lớp 12 của trường Ngô Quyền năm 1975. Bao nhiêu người đã như một đàn chim tung cánh, bước ra khỏi cổng trường và bay đi tứ phương. Có những người hạnh phúc và thành đạt, có những người lầm than và khắc khoãi.
03 Tháng Hai 2009(Xem: 69140)
  Ta vẫn là ta tự thủa nào Môi hồng, mắt sáng, mộng trăng sao… Trùng Phùng mở hội, mười phương nhạc , Xuân ngát một trời, tình vời cao !                                
03 Tháng Hai 2009(Xem: 39309)
  . Mười ba năm đi dạy, là mười ba năm tôi sống hạnh phúc nhất đời tôi. Người thầy là con đò chở các em sang bờ khác. Cuộc hành trình không nhàm chán, rất thú vị và “tích lũy” kỷ niệm.
03 Tháng Hai 2009(Xem: 80536)
  Trong những giây phút thiêng liêng ấy, tôi sực nhớ lại hình bóng người Ông khả kính: ông ngoại PHAN VĂN NGA, nguyên Trưởng Ty Tiểu Học tỉnh Đồng Nai (trong chế độ cũ).
03 Tháng Hai 2009(Xem: 74011)
  Tôi bắt đầu lên tỉnh học từ 1960. Ba mất sớm, nhà quá nghèo, anh chị em lại đông. Trong suốt thời gian đi học, tôi đã làm rất nhiều nghề để có tiền sinh sống, nổi bật nhất là nghề dạy kèm.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 65689)
  Tôi chỉ viết về những năm đầu tiên mà ký ức của tôi còn lưu giữ. Sau này, khi tập hợp được các anh em ở những niên khóa sau, lần lượt chúng ta sẽ đúc kết thành một bản danh sách hoàn chỉnh.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 33840)
  Phải chi dòng sông Đồng Nai chảy ngược, có thể tôi đã thấy lại mình trong sân trường ngày trước, thuở học trò vô tư
02 Tháng Hai 2009(Xem: 42888)
Trong đời làm việc của tôi, từ dân tới lính, ông là vị chỉ huy duy nhất mà tôi còn nhớ tới, với lòng kính trọng.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 38587)
  Một ngọn gió dịu mát của mùa Xuân đã đưa tư tưởng tôi bỗng dưng trở về nơi chốn cũ, nơi đó có bày chim con chưa ra ràng nhưng đã muốn tập tễnh bay lượn, vỗ đôi cánh non nớt như muốn tung bay ra khỏi tổ ấm êm đềm và sự che chở thương yêu của chim mẹ, muốn tìm hiểu chân trời ngoài kia bao la rực rỡ muôn màu ra sao .
02 Tháng Hai 2009(Xem: 46353)
Những ngày xa quê hương, lưu lạc xứ người, bận biụ với cuộc sống, tôi luôn luôn nhớ về quê nhà, nhớ về xứ Cù Lao với dòng sông Đồng Nai yêu dấu; gần đây tôi có tìm đọc thêm về xứ Đồng Nai thuở ban sơ cùng sự nghiệp khai sáng miền Nam của Ngài Nguyễn Hữu Cảnh. Nay tôi xin ghi lại những sự kiện, kiến thức tìm học đựơc bằng tấm chân tình cuả người con đất Cù Lao Phố, Đồng Nai.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 71718)
Ngày nay con đã là cô giáo, "Mộng" đã thành rồi!...Mẹ thấy đâu? Đầu xanh bao mái nhòa trong mắt, Vẳng nghe tiếng mẹ ở nơi nao?...
02 Tháng Hai 2009(Xem: 34526)
  Năm đó, tôi về Việt Nam ăn Tết và cũng để mừng má tôi tròn một trăm tuổi. Đó là lần thứ hai tôi về Việt Nam . Kỳ trước về với vợ con nên đi đâu chúng tôi cũng dùng xe nhà của thằng em bà con cho mượn với tài xế (Thằng em này "biết làm ăn" nên bây giờ nó khá lắm). Kỳ này về một mình, tôi định nếu có dịp sẽ dùng xe công cộng một lần cho biết.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 78453)
  "Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi, rơi trên bục gỗ, rơi trên tóc thầy...” Tiếng nhạc từ phòng con gái của tôi vọng sang, làm tôi hồi tưởng lại những bàn ghế cũ, phấn trắng, bảng đen...
30 Tháng Giêng 2009(Xem: 68755)
Cũng nhờ vậy rất nhiều cánh chim NQ lạc loài ở phương trời xa tìm về liên lạc được quý Thầy Cô và bạn học năm xưa. Điển hình chúng tôi ở Âu Châu mừng quá khi nhận và đọc được 2 quyển báo học trò đó, tưởng chừng như thấy lại thời NQ xa xưa.   Đặc biệt tìm thấy trong đó có cả một vườn thơ Tao Đàn đủ sắc hoa rực rở.
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 66844)
*   Viết kính tặng thầy Nguyễn Xuân Hoàng với lòng Yêu Thương, Kính Trọng và Cảm Thông sâu xa nhất .  
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76189)
  Hỡi cô Cựu Nữ Sinh Ngô Quyền, hỡi cô bạn hàng xóm của tôi ơi!   Tôi rất cảm phục và trân quí cô.   Nếu giữa cô và tôi không có thứ tình cảm nào khác thì trong tôi sẵn có có một thứ tình keo sơn gắn bó với cô từ lâu, từ thời thơ ấu đến tuổi trưởng thành, kéo dài cho đến tuổi…sồn sồn bây giờ và tuổi già sắp tới, đó là tình bạn.   Còn cô thì sao?
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 38718)
Thôi thì:    “Đã mang lấy Nghiệp vào thân   Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa!” (ND).  
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 81421)
(Thân tặng các em cựu học sinh Ngô Quyền, đặc biệt các em Ban Văn Nghệ Hiệu Đoàn thời 69-71 )
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76780)
Từ chia tay ở Tân Mai, tôi không hề biết Th giờ ra sao? Cuộc chiến qua đi thật xa. Bao thăng trầm trãi xuống cho quê hương, cho đời người. Thì thôi, hãy là những lời cầu nguyện bình an cho nhau. Dẫu mai đời có thế nào?