Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Xuân Hoàng - CĂN NHÀ NĂM CŨ

01 Tháng Mười Hai 201312:00 SA(Xem: 48977)
Nguyễn Xuân Hoàng - CĂN NHÀ NĂM CŨ

Căn nhà năm cũ


Nguyễn Xuân Hoàng

 

* Xin đính chính đây không phải là bài viết của Giáo sư, Nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng hiện cư ngụ tại Hoa Kỳ mà là của một tác giả khác cùng tên. Xin thành thật cáo lỗi cùng tác giả và Thầy Nguyễn Xuân Hoàng. (Ban Điều Hành WebNQ)


 can_nha_nam_cu-content

 

Lên khỏi con dốc ngắn, Trâm giảm bớt tốc độ, rồi lái qua trái để rẽ vào bãi đậu nằm trước dãy phố buôn bán của khu chung cự. Chị thong thả bước xuống xe và đứng ngắm mấy cửa hiệu. Những căn nhà một tầng sơn màu hồng nhạt như đang chờ đợi chị, chào mừng chị, gần gũi và thân mật. Chị có cảm tưởng như mình chưa bao giờ rời khỏi nơi này, và chiều nay, cũng như mọi buổi chiều khác của những năm tháng trước, khi đi làm về, chị ghé vào siêu thị để mua thực phẩm cho bữa cơm tối.

Trâm nhìn kỹ lại. Chi nhánh ngân hàng Wells Fargo, tiệm giặt ủi, phòng du lịch, tiệm hớt tóc, tiệm bán rượu, tiệm bánh ngọt… vẫn còn đó với những đường nét, màu sắc hầu như không thay đổi. Cả bầu không khí thương mãi cũng y nguyên như ngày trước. Nó vẫn thanh tĩnh, hiền hòa, không rộn rịp, tưng bừng như ở những nơi khác. Dưới ánh nắng dìu dịu của một chiều đầu xuân, như những kẻ nhàn du, vài ba khách bộ hành lặng lẽ lướt qua trước các cửa hàng.

 

Trâm cũng chậm rãi, ung dung cất bước. Chị tự cho mình cái quyền được nghỉ ngơi, ít ra là trong giờ phút này. Sau một năm làm việc không ngừng tại một bệnh viện, chị vừa xin nghỉ một tuần, và chiều nay, chị quyết định trở về thăm căn nhà mà hai năm trước chị đã thuê trong cư xá này. Hành động ấy thật đơn giản và dung dị, nhưng tại sao chị cứ chần chừ mãi, và đợi cho đến chiều nay chị mới thực hiện được? Cũng không phải vì chị quá bận rộn hay lười biếng. Chị vẫn nghĩ rằng sớm muộn gì chị cũng phải, dù chỉ một lần, trở lại chốn cũ để thỏa mãn một nhu cầu tình cảm. Nhưng chị ngần ngại vì chưa muốn thử thách mình. Nhưng chiều nay, chiều nay…

 

Từ ngày, vào một buổi sáng hè, lúc thành phố vừa tỉnh giấc trong màn sương trắng đục, chị dọn bàn ghế, áo quần, sách vở… ra khỏi những bức tường vàng nhạt của căn nhà, chị không bao giờ quên nó. Chị mến cái không khí yên tĩnh của khu vực này, thích căn nhà xinh xắn nhìn ra một bãi cỏ rộng và gồm một phòng ngủ vừa đủ cho hai Vợ Chồng son và một phòng khách rộng rãi. Khu chung cư rộng lớn này thuộc quyền sở hữu của một công ty. Chị chỉ cư trú ở đây trong một thời gian rồi ra đi. Nhưng giữa chị và căn nhà thuê có một sự gắn bó mật thiết. Chị đã sống ở đây sáu năm, kể từ ngày lập gia đình với Mẫn, sáu năm vui tươi và đầm ấm của đời sống lứa đôi. Chiều nay, Trâm hy vọng tìm lại hương vị của những ngày cũ hình như đang phảng phất đâu đây.

 

Chưa muốn hướng về phía bãi cỏ để đến căn nhà cũ, Trâm bước lên mấy bậc cấp và đi dọc theo vỉa hè dài trước mấy căn phố nối liền nhau. Chị bỗng ngạc nhiên không tìm thấy tiệm thuốc Tây quen thuộc ở địa điểm cũ. Thay vào đó là một gian hàng cho thuê phim truyện và băng video nằm sau một tấm bảng hiệu lớn và những tấm quảng cáo nhiều màu sặc sợ Những cảnh trong phim, những bức chân dung phóng đại của các diễn viên được dán đầy trên tấm kính rộng của mặt trước gian hàng. Những hình ảnh lộ liễu, những màu sắc lòe loẹt ấy ngày trước không có ở đây. Chúng không thích hợp với môi trường trầm lặng cố hữu của khu vực này. Và chúng như muốn lôi kéo Trâm đến một nơi khác ồn ào hơn, náo nhiệt hơn.

 

Tiệm thuốc Tây thanh lịch đã biến mất rồi. Không còn mấy tủ kính kê sát tường với những hộp thuốc xếp ngay ngắn trên những ngăn dài. Cũng không còn những chiếc tủ thấp nằm ở giữa phòng và bày bán mỹ phẩm và nữ trang. Và nhất là không còn mùi nước hoa quyến rũ tỏa ra khắp phòng như hương thơm huyền hoặc của hoa dạ lý. Trâm cảm thấy như vừa đánh mất một vật quý giá liên hệ đến một quãng đời của mình. Mùi hương không thay đổi của hiệu thuốc Tây đã bền bĩ thấm vào những ngày chị sống trong chung cư này. Nó đã trở thành một biểu tượng của quá khứ. Như một cánh chim trời, nó đã tung cánh bay xa, đã mất hút hẳn rồi.

 

Trâm bỗng giật mình lo sợ và bất giác đứng hẳn lại. Nếu chị không bắt gặp được những hình ảnh, màu sắc và hương vị cũ, và nếu khung cảnh của căn nhà cũng đổi khác, thì chị khó mà tìm lại vang bóng của những ngày qua. Chị sẽ không tái tạo được bầu không khí cũ, không sống lại những cảm xúc của một thời. Chị sẽ bị hụt hẫng và lạc lỏng trong một không gian mới : Chị sẽ không đạt được mục đích chiều nay của chị. Chị xót xa cố gắng hình dung lại quá khứ, cái quá khứ nhỏ nhoi của riêng chị. Chị thường bám víu vào nó. Nhưng chiều nay, chiều nay…

 

Trâm chưa thất vọng. Chị sẽ vận dụng khả năng hồi tưởng. Ánh nắng nhạt chiều xuân, mấy đám mây xám đang dàn mỏng ra, cơn gió nhẹ đưa như vuốt ve đôi má chị, tiếng xe hơi chạy rì rầm ngoài đại lộ 38… tất cả chắc hẳn sẽ tác dụng vào tâm trí chị, và sẽ khuyến khích chị. Trâm lại cất bước. Chưa vượt qua hết hiệu cho thuê phim, chị đã nhìn thấy cái công viên nhỏ nằm giữa gian hàng này và dãy siêu thị ở cuối dãy phố. Vẫn mặt nền rải sỏi đỏ, vẫn mấy gốc tùng xanh tươi quanh năm, mấy chiếc ghế xi măng xám và hai máy điện thoại công cộng gắn vào bức tường ngoài cửa siêu thị. Chị bỗng thấy an tâm. Con đường hẹp và ngắn trong công viên có vẻ mời mọc và như muốn níu chân chị lại. Nhưng Trâm tiếp tục đi qua siêu thị để đến bãi cỏ dài của công viên chia đôi khu chung cư.

Trâm chọn một cái ghế xi măng kê ở cuối bãi cỏ, gần một cột đèn điện. Bên kia con đường, ngay trước mặt chị, là căn nhà cũ của chị. Nó bình thản đứng đó, sau một cây hoa chổi đã bắt đầu nở những chùm hoa đỏ tươi. Nó là căn giữa của một đơn vị hai tầng gồm bốn căn. Tường vẫn giữ nguyên màu vàng nhạt. Cánh cửa ra vào vẫn mang con số 32 bằng đồng. Hai chậu hồng nhung với những đóa hoa đỏ thắm được đặt hai bên tam cấp dẫn vào nhà. Qua tấm màn ở phòng khách đã được cuốn lên, Trâm nhìn thấy một tủ kính cao và một bức tranh lớn treo trên tường.

 

Sau tấm cửa gỗ màu nâu ấy, sau khung cửa kính trong suốt ấy, Trâm đã trải qua những năm tháng quan trọng của cuộc đời mình. Chính trong thời gian cư ngụ trong căn nhà này, chị đã tốt nghiệp đại học, đã đi làm và đáng ghi nhớ hơn hết, chị đã bắt đầu sống với Mẫn. Mẫn không phả i là người yêu thứ nhất của Trâm. Nhưng Anh hiểu Trâm hơn ai hết. Anh có cái nhìn xoáy sâu vào lòng người và rất nhạy cảm với tâm sự của bạn bè. Có một quan niệm phóng khoáng về cuộc đời, Anh rất có độ lượng. Nhưng đối với Trâm, điều đáng kể hơn cả là, giữa cuộc sống phức tạp trên đất Mỹ, Trâm tìm thấy ở Mẫn một niềm tin tưởng. Bên cạnh Mẫn, Trâm cảm thấy an tâm, như một con tàu nằm yên trong một vịnh kín đáo, mặc cho sóng gió gào thét và đe dọa ở ngoài đại dương. Tháo vát, Mẫn đã giúp Trâm giải quyết những khó khăn lớn nhỏ của cuộc sống, từ việc mua sắm đồ dùng trong nhà cho đến việc chọn một nghề thích hợp. Và Trâm đã dựa vào Mẫn, sống bám vào Mẫn. Cùng với Mẫn, chị lao vào dòng đời, sôi nổi sống, như không muốn để mất một giây phút nào.

Lách ra khỏi một đám mây bồng bềnh, mặt trời từ từ nghiêng xuống sau dãy nhà dài. Gió đã trở lạnh. Trong công viên, vài cụ già đang đi bách bộ. Cuối con đường nhỏ rạch đôi bãi cỏ, một người đàn ông đứng tuổi ôn lại mấy động tác của một bài thái cực quyền. Xa hơn chút nữa, vài ba em nhỏ nhanh nhẹn đuổi theo một quả bóng.

 

Nghe tiếng giày giòn giã bước nhanh, Trâm quay nhìn về bên tráị Một dáng người quen thuộc tiến đến gần. Trâm vụt đứng lên:

- Wendy !

Hai người ôm chầm lấy nhau, bốn cánh tay xiết chặt người nhau. Wendy tươi cười :

- Lâu lắm mới gặp lại chị.

- Chị bình an chứ ?

- Cũng thường.

- Chị tiếp tục ở trong cư xá nàỷ Vẫn căn nhà 34 ?

- Vâng. Ở đây quen rồi, không muốn dọn đi nơi khác.

- Còn phòng uốn tóc và làm móng tay ?

- Tôi vẫn duy trì tiệm ấy ở đường Irvine.

- Và ông xã ?

- Anh ấy được chuyển qua làm việc cho một khách sạn ở Oakland. Năm ngoái, bọn tôi có thêm một cháu trai.

- Mừng cho chị. Thế là hai đứa rồi. Ðã đủ chưa ?

- Một trai, một gái là vừa đủ rồi.

Trâm nhìn kỹ Wendy. Vẫn dáng người cao, mảnh khảnh với nước da trắng và đôi mắt nhỏ lanh lợi. Wendy già hơn trước, nét mặt khô cứng lại, vết nhăn hai bên mũi trông rõ và sâu hẳn ra. Trâm hỏi tiếp :

- Chị có tin nhà từ Ðài Loan không ?

- Cám ơn chị. Gia đình được bình an. Mẹ tôi sắp qua đây chơị

- Thế thì hay lắm. À, bà Vicky còn ở đây không ?

- Chị không biết sao? Bà ấy mất đã gần một năm rồi. Bị ung thư. Tội nghiệp ! Ngã bệnh được hơn sáu tháng thì mất. Bà ấy thật vui tính. Hồi trước, cũng quen thân với chị lắm.

Trâm bàng hoàng nhớ lại mái tóc bạch kim óng ả, giọng nói sang sảng và lối kể chuyện dí dỏm của bà Vicky. Hai Vợ Chồng Trâm đi làm suốt ngày, nên Trâm thường nhờ bà nhận dùm các bưu kiện. Mỗi lần Trâm đi làm về, bà đem gói hàng qua cho Trâm :

- Tôi có quà cho chị đây.

Bỗng Wendy nắm lấy tay Trâm :

- Xin lỗi chị, tôi phải đi đón cháu nhỏ. Lần sau, mời chị ghé lại nhà chơi, chúng mình sẽ nói chuyện nhiều.

Wendy đi rồi, Trâm cảm thấy nhẹ nhỏm : người bạn hàng xóm ngày trước ấy không nhắc nhở gì đến Mẫn. Trong lúc vội vàng, chị ấy quên không hỏi đến hay chị ấy tế nhị…

 

Bóng chiều phủ xuống bãi cỏ rộng của công viên và như trìu mến ôm lấy hai vai Trâm. Chị quay lại và ngồi trên chiếc ghế xi măng, nhắm mắt lại. Trong tiếng xe từng đợt vang vọng ngoài đại lộ, trong tiếng gió hiu hắt, những hình ảnh cũ lần lượt kéo về, chập chờn trong ký ức. Ngôi nhà cổ kính thiếu ánh sáng ẩn mình trong một khu vườn rậm rạp dưới những trận mưa dài lê thê trong mùa đông rét mượt của xứ Huế. Ngôi biệt thự màu hồng sáng lên sau đám lá xanh mướt của mấy cây thông già hùng vĩ trên một ngọn đồi Ðà Lạt. Ngôi nhà nhỏ xinh xắn nằm sâu trong một con hẻm nối liền với đường Phan Thanh Giản ở Sài Gòn. Và khu cư xá yên tĩnh này… Những hình ảnh ấy sáng chói lên, rõ nét dần trong đầu chị và kéo theo những mẫu đời ngày trước. Những ngày đầm ấm và êm ả giữa đại gia đình ; những ngày ảm đạm đầy lo âu của giai đoạn mới định cư trên đất nước này và những ngày rực rỡ như ánh nắng hè của mối tình sôi nổ i đưa đến hôn nhân… Rồi sau đó…

 

Trâm úp mặt vào hai bàn tay mở rộng, đầu cúi xuống. Những chuỗi hình ảnh chị vừa gợi lên bỗng chìm sâu vào một màn đêm âm u. Chị không đuổi theo kịp nữa. Chị cố gọi về trong tâm thức nhưng không thể nào phục hồi và cho thấm vào giác quan cái hương vị đằm thắm của hiệu thuốc Tây, hương vị của những năm tháng chị sống trong cư xá này. Wendy đã có thêm một đứa con. Bà Vicky đã hoàn tất cuộc hành trình cuối cùng trên trái đất này. Nhưng còn Trâm ?

 

Chị bỗng rùng mình lo sợ, lo sợ cho ngày mai của mình. Thực tế chua xót đã trở về với chị. Nhưng chị muốn chiếu thẳng cặp mắt mình vào mặt nó. Trâm ngẩng đầu lên, cố nhìn lại căn nhà cho thật kỹ, như để thách thức nó. Trong khoảnh khắc, nó hiện ra rõ nét trong bóng hoàng hôn xám đục rồi đột ngột bốc cháỵ Ngọn lửa lan rộng ra, bùng lên cao, nửa vàng nửa đỏ, sáng rực và nóng gắt. Có lúc nó muốn vượt qua mặt đường và ôm trùm lấy Trâm. Ðất đá ầm ầm phun lên như từ một ngọn hỏa diệm sơn vừa phát nổ. Một lát sau, chỉ còn lại một đống tro bụi và gỗ đá phủ đầy mặt cỏ.

 

Trong hai năm vừa qua, lạc loài trong cuộc sống, Trâm cố gắng chấp nhận nó và vươn lên khỏi nỗi đau khổ của mình. Nhưng chiều nay, chị như bơ vơ trong một sa mạc khô cằn, đầy ác ý và cạm bẫy. Chị nhắm mắt lại và muốn quên, quên tất cả. Nhưng chị biết rằng chị nhớ rất rõ, nhớ tất cả. Chính trong căn nhà đổ nát, cháy tàn rụi này, Mẫn đã bỏ Trâm trơ trọi một mình, ra đi với một người đàn bà khác, một người bạn thân của Trâm…

 

Nguyễn Xuân Hoàng
Nguồn: Việt Nam Thư Quán

 

 

 

04 Tháng Hai 2009(Xem: 47251)
Một cuộc biển dâu, đổi đời, tang thương đã diễn ra quá nỗi bi đát. Biên Hòa còn đó, mà lòng Biên Hòa đã mất tự bao giờ. Nay tuổi đời đã cao, nghĩ đến thời son trẻ, mà ngậm ngùi tiếc nuối quá khứ. Công đã tạm thành, danh đã tạm toại, nhưng tâm hồn tôi vẫn ngậm ngùi nhớ tiếc những phút giây hạnh phúc đầu tiên, đã qua mất rồi.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 82064)
  Như mây xuống phố chiều nay , Nhớ về trường cũ những ngày xa xưa. Môt mình lê bước trong mưa, Mang theo kỷ niêm trường xưa Ngô Quyền .  
04 Tháng Hai 2009(Xem: 37874)
  Một ngày cuối tháng 5 năm 2004, nhóm CHS/NQ/NCA tề tựu lại làm một cuộc viễn du lên miền Bắc Cali. Trước mắt là để xả hơi sau những ngày vật lộn với miếng cơm manh áo, sau là họp mặt với nhóm CHS/NQ/BCA để cùng ra mắt cuốn Kỷ Yếu CHS/NQ 2004.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 73752)
  Bốn mươi năm lẻ: nửa bóng câu. Em biết đến ta bạc mái đầu. Lầu chiều Hoàng Hạc còn đứng đợi. Mang hết niềm riêng tới muôn sao.    
04 Tháng Hai 2009(Xem: 77560)
Mưa rơi trên phố vắng, Mưa rơi trên đường xưa Ta, nỗi buồn sâu lắng, Ngồi quạnh hiu, nghe mưa!
04 Tháng Hai 2009(Xem: 36165)
  Dù biết rằng viết những lời tán tụng nhan sắc của cô, tôi đã làm một việc quá thừa, nhưng tôi vẫn muốn cô biết những ý nghĩ của tôi và biết đâu của nhiều bạn khác cùng lứa đã “say mê” cô như tôi vậy!    
03 Tháng Hai 2009(Xem: 40417)
Tôi có nhiều kỷ niệm đẹp không nói ra lời. Đối với bạn bè là những điều trân quý và đối với học trò là những kỷ niệm. Đời tôi sinh ra là như thế với nhiều mảnh vụn làm nên cuộc sống hiện sinh. Hiện sinh trong cuộc đời và hiện sinh trong đời người.
03 Tháng Hai 2009(Xem: 75546)
  Gặp nhau truyện cũ vui như tết, Nhắc lại ngày xưa, đẹp tựa hoa.  
03 Tháng Hai 2009(Xem: 39217)
  Cho đến nay 50 năm trôi qua với bao nhiêu biến động khủng khiếp của lịch sử, được diễm phúc là một học sinh lớp B3 của trường Ngô Quyền thuở sơ khai tôi xin ghi lại đây bằng ký ức của mình và vài bạn trong ba lớp Ngô Quyền I hình ảnh Trường Ngô Quyền chúng ta được khai sanh giữa thời đất nước chuyển tiếp từ chế độ thuộc địa Pháp sang nền Đệ Nhất Cộng Hòa
03 Tháng Hai 2009(Xem: 34087)
  Tất cả kỷ niệm về trường Ngô Quyền là nỗi ngậm ngùi của những cựu học sinh, vì trường cũ còn đâu!
03 Tháng Hai 2009(Xem: 36933)
  Thế hệ chúng tôi ăn sinh nhật tuổi 18 của mình ngay năm 1975, bài viết này xin dành cho những bạn học, từ lớp 6 đến lớp 12 của trường Ngô Quyền năm 1975. Bao nhiêu người đã như một đàn chim tung cánh, bước ra khỏi cổng trường và bay đi tứ phương. Có những người hạnh phúc và thành đạt, có những người lầm than và khắc khoãi.
03 Tháng Hai 2009(Xem: 69188)
  Ta vẫn là ta tự thủa nào Môi hồng, mắt sáng, mộng trăng sao… Trùng Phùng mở hội, mười phương nhạc , Xuân ngát một trời, tình vời cao !                                
03 Tháng Hai 2009(Xem: 39337)
  . Mười ba năm đi dạy, là mười ba năm tôi sống hạnh phúc nhất đời tôi. Người thầy là con đò chở các em sang bờ khác. Cuộc hành trình không nhàm chán, rất thú vị và “tích lũy” kỷ niệm.
03 Tháng Hai 2009(Xem: 80599)
  Trong những giây phút thiêng liêng ấy, tôi sực nhớ lại hình bóng người Ông khả kính: ông ngoại PHAN VĂN NGA, nguyên Trưởng Ty Tiểu Học tỉnh Đồng Nai (trong chế độ cũ).
03 Tháng Hai 2009(Xem: 74062)
  Tôi bắt đầu lên tỉnh học từ 1960. Ba mất sớm, nhà quá nghèo, anh chị em lại đông. Trong suốt thời gian đi học, tôi đã làm rất nhiều nghề để có tiền sinh sống, nổi bật nhất là nghề dạy kèm.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 65724)
  Tôi chỉ viết về những năm đầu tiên mà ký ức của tôi còn lưu giữ. Sau này, khi tập hợp được các anh em ở những niên khóa sau, lần lượt chúng ta sẽ đúc kết thành một bản danh sách hoàn chỉnh.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 33870)
  Phải chi dòng sông Đồng Nai chảy ngược, có thể tôi đã thấy lại mình trong sân trường ngày trước, thuở học trò vô tư
02 Tháng Hai 2009(Xem: 42935)
Trong đời làm việc của tôi, từ dân tới lính, ông là vị chỉ huy duy nhất mà tôi còn nhớ tới, với lòng kính trọng.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 38615)
  Một ngọn gió dịu mát của mùa Xuân đã đưa tư tưởng tôi bỗng dưng trở về nơi chốn cũ, nơi đó có bày chim con chưa ra ràng nhưng đã muốn tập tễnh bay lượn, vỗ đôi cánh non nớt như muốn tung bay ra khỏi tổ ấm êm đềm và sự che chở thương yêu của chim mẹ, muốn tìm hiểu chân trời ngoài kia bao la rực rỡ muôn màu ra sao .
02 Tháng Hai 2009(Xem: 46400)
Những ngày xa quê hương, lưu lạc xứ người, bận biụ với cuộc sống, tôi luôn luôn nhớ về quê nhà, nhớ về xứ Cù Lao với dòng sông Đồng Nai yêu dấu; gần đây tôi có tìm đọc thêm về xứ Đồng Nai thuở ban sơ cùng sự nghiệp khai sáng miền Nam của Ngài Nguyễn Hữu Cảnh. Nay tôi xin ghi lại những sự kiện, kiến thức tìm học đựơc bằng tấm chân tình cuả người con đất Cù Lao Phố, Đồng Nai.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 71780)
Ngày nay con đã là cô giáo, "Mộng" đã thành rồi!...Mẹ thấy đâu? Đầu xanh bao mái nhòa trong mắt, Vẳng nghe tiếng mẹ ở nơi nao?...
02 Tháng Hai 2009(Xem: 34551)
  Năm đó, tôi về Việt Nam ăn Tết và cũng để mừng má tôi tròn một trăm tuổi. Đó là lần thứ hai tôi về Việt Nam . Kỳ trước về với vợ con nên đi đâu chúng tôi cũng dùng xe nhà của thằng em bà con cho mượn với tài xế (Thằng em này "biết làm ăn" nên bây giờ nó khá lắm). Kỳ này về một mình, tôi định nếu có dịp sẽ dùng xe công cộng một lần cho biết.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 78507)
  "Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi, rơi trên bục gỗ, rơi trên tóc thầy...” Tiếng nhạc từ phòng con gái của tôi vọng sang, làm tôi hồi tưởng lại những bàn ghế cũ, phấn trắng, bảng đen...
30 Tháng Giêng 2009(Xem: 68811)
Cũng nhờ vậy rất nhiều cánh chim NQ lạc loài ở phương trời xa tìm về liên lạc được quý Thầy Cô và bạn học năm xưa. Điển hình chúng tôi ở Âu Châu mừng quá khi nhận và đọc được 2 quyển báo học trò đó, tưởng chừng như thấy lại thời NQ xa xưa.   Đặc biệt tìm thấy trong đó có cả một vườn thơ Tao Đàn đủ sắc hoa rực rở.
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 66904)
*   Viết kính tặng thầy Nguyễn Xuân Hoàng với lòng Yêu Thương, Kính Trọng và Cảm Thông sâu xa nhất .  
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76240)
  Hỡi cô Cựu Nữ Sinh Ngô Quyền, hỡi cô bạn hàng xóm của tôi ơi!   Tôi rất cảm phục và trân quí cô.   Nếu giữa cô và tôi không có thứ tình cảm nào khác thì trong tôi sẵn có có một thứ tình keo sơn gắn bó với cô từ lâu, từ thời thơ ấu đến tuổi trưởng thành, kéo dài cho đến tuổi…sồn sồn bây giờ và tuổi già sắp tới, đó là tình bạn.   Còn cô thì sao?
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 38755)
Thôi thì:    “Đã mang lấy Nghiệp vào thân   Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa!” (ND).  
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 81476)
(Thân tặng các em cựu học sinh Ngô Quyền, đặc biệt các em Ban Văn Nghệ Hiệu Đoàn thời 69-71 )