Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Huỳnh Văn Huê - Truyện Giải Trí - ĐỨC ÔNG NỔI GIẬN phần 2 (hay TRỞ LẠI PHƯƠNG NAM).

02 Tháng Ba 201312:00 SA(Xem: 102570)
Huỳnh Văn Huê - Truyện Giải Trí - ĐỨC ÔNG NỔI GIẬN phần 2 (hay TRỞ LẠI PHƯƠNG NAM).

Truyện Giải Trí


ĐỨC ÔNG NỔI GIẬN - phần 2

(hay TRỞ LẠI PHƯƠNG NAM).


den_nhcanh-large-content 


 Đây nói về những ngày sau Tết Quý Tỵ, thời tiết miền Trung trở nên khó chịu khác thường. Ban đêm nhất là lúc về sáng trời trở lạnh, trong khi ban ngày lại trở nên nóng bức! Đức Ông Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh (đã vĩnh viễn trở thành thần, xem lại "ĐỨC ÔNG NỔI GIẬN" phần 1 sẽ rõ) đi vào đi ra nét bực bội hiện rõ trên gương mặt.

 

 Trên cõi (thần tiên) này có ai hiểu được Đức Ông cho bằng chính... Đức Bà. Hiểu ý, Bà lên tiếng trước: " Cũng đã lâu Ông chưa vào Nam tìm hiểu xem dân tình thế nào, nay Tết nhứt cũng xong rồi, hay là Ông vào trong đó một chuyến xem sao?". Được lời như mở tấm lòng, Đức Ông vội ân cần nhờ Bà giúp lo thu xếp hành trang. Rút kinh nghiệm của chuyến đi trước, lần này Đức Ông và đoàn tùy tùng giảm bớt, chỉ ngót hơn mười người và không vận cổ trang, chỉ chọn trang phục như người đương thời. Do đó cũng chẳng cần ngựa xe võng lọng làm chi. Theo như Ông nói, đây xem như là chuyến "công tác", bày vẽ chi nhiều chỉ tốn tiền... thuế của dân đen!(?). Địa điểm đoàn đến trước tiên là núi Bửu Long, đây là ngọn núi duy nhất trong nội ô thành phố Biên Hòa, nơi đây có phục dựng lại văn miếu xưa kia của vùng đất Trấn Biên. Đặc biệt đây cũng là năm đầu tiên nơi này tổ chức đường hoa. Nơi không gian cao, thoáng đãng có nhiều cây xanh bãi cỏ, giờ lại thêm hoa lá, đèn màu rực rỡ..., đã tạo nên một khung cảnh thật là vui tươi-sống động...

 

 Đức Ông hướng cho các tùy tùng vào một nhóm đông người hãy còn trẻ, tuy đi vui Xuân nhưng gương mặt không được hớn hở cho lắm, nước da xanh xao, thân thể lại còn có phần... gầy gò! Họ mặc những thứ áo quần mới, nhưng được mua từ hàng giảm giá bán tại các chợ công nhân chung quanh các khu công nghiệp. Đức Ông chép miệng:

 - Tội nghiệp! Họ là những công nhân xa quê, quần quật bán sức lao động trẻ của mình để rồi Tết đến vì không có dư đủ tiền để về quê... . Họ ở lại đây là ngoài ý muốn mà thôi!

 Rồi Đức Ông lại chỉ tay về một nhóm nhỏ người mới vào. Những người này có dáng vẻ béo tốt, phương phi. Trên người họ là những trang phục hàng hiệu mắc tiền. Họ nói cười vang vang đầy tự tin... Quả không hổ danh là... thần, Đức Ông lại lên tiếng nhận định:

 - Đó là đại diện cho nhóm người được hưởng nhiều "lợi ích" của đất nước. Ta chú ý đến họ từ lúc họ đậu chiếc xe bóng lộn trị giá mấy tỷ bạc ngoài kia. - Một lần nữa Ngài lại khiến cho đám tùy tùng ngạc nhiên và khâm phục khi nói tiếp:

 - Họ chỉ mới là đám nhà giàu... cấp tỉnh thôi, cấp cao hơn đi con xe đến mấy chục tỷ trở lên! Họ đến đây chỉ để cho mọi người biết họ... giàu. Nếu do cần cù, vất vả làm ăn nên giàu có như vậy thì có gì đáng nói, nhưng thật ra vì sao họ mau giàu mà còn giàu to nữa thì ai ai cũng biết... . Ta còn biết vài ngày nữa gia đình họ sẽ đi du lịch sang Singapore, Malaysia... để ăn Tết, để phung phí ngoại tệ, gọi là để vui Xuân với người... Tàu ở các xứ đó!

 Nói xong, sau cái lắc đầu chán nản, Đức Ông ra hiệu cho cả đoàn "biến" lên đỉnh ngọn núi Bửu Long. Đứng cạnh hang Hàm Long, nhìn ra dòng Phước Long giang (tên cũ của sông Đồng Nai), mùa này nước đang trong xanh màu ngọc bích. Ánh mắt của vị tướng già chợt sáng lên một cách lạ kỳ. Quay mặt hướng về phía thượng nguồn chợt ánh mắt Ngài trở nên... tối sầm. Ngài quay sang hỏi chung quanh:

 _ Các ngươi có biết là gần đoạn sông này nhất có mấy cái thủy điện không?

 Chuyện quá dễ, học sinh tiểu học còn biết huống chi đây có mấy cựu "thám mã" dạn dày kinh nghiệm. Có người bẩm báo tức thì:

 - Thưa Ngài, gần đây nhất đang có thủy điện Trị An, và trên một phụ lưu của con sông này có thêm đập Đa Nhim, xa nữa dự kiến có thêm hai thủy điện là Đồng Nai 6 và Đồng Nai 6A. Còn nếu xa hơn nữa về phía thượng nguồn còn quy hoạch thêm nhiều nên hạ nhân không... nhớ hết ạ.

 Trời đang lặng gió nhưng hàm râu thưa của vị thần chợt run run... . Ngài quắc ánh mắt và nói một hơi dài với... thuộc hạ:

 - Chỉ cái tên đập thủy điện thôi cũng muốn... "chơi chữ''! Hai cái đập mà chỉ khác nhau có chữ A! Các ngươi có biết điều quan trọng này không? Phước Long giang là con sông "nội địa", bắt nguồn hoàn toàn bên trong biên giới nước nhà. Còn hai con sông lớn là sông Hồng ở phía Bắc và sông Cửu Long ở vựa lúa phía Nam là bắt nguồn tư "ngoại biên" là bên ngoài biên giới. Thử nghĩ đi, lòng người khi thế này thế khác, vận nước cũng có lúc đổi thay, khi là bạn lúc thành thù... . Nếu chỉ cần một nhúm người ác độc quyết định dùng vũ khí sinh học hay hóa học đầu độc các dòng sông đó thì mấy mươi triệu con người lấy nguồn nước nào tạm thời thay thế? Có phải chính dòng nước này hay không?

 Nói ra được như vậy hình như nỗi niềm xót xa của Ngài cũng được vơi đi phần nào. Nghỉ được một lát để hớp một ngụm nước mang theo, xong Ngài lại tiếp tục với chất giọng đầy cảm xúc:

 - Thế mà "người ta" đã đối xử với dòng sông này như thế đó. Có phải thực sự vì lợi ích của dân hay không mà xây dựng thủy điện tràn lan?! Đã có thủy điện chưa tích nước đã bị sụp đổ nát tan, có thủy điện đang tích nước chưa đạt cao trình đã bị... rỉ nước phun ra thành vòi! Làm thủy điện phải ngăn dòng và tích nước, như vậy sao khỏi xáo trộn môi trường sống của mọi loài? Đã có biết bao nhà khoa học chân chính lên tiếng phản biện rồi nhưng liệu có ai nghe không?! - Rồi Ngài lần nữa lại xua tay, lắc đầu:

 _ Thôi, chúng ta thăm cù lao Phố, nơi mới hai năm trước ta đã đến thăm. Nhưng lần này nên... "đi bộ" để xem dân chúng ăn Tết ra sao.

 

 Cả đoàn người lần này không dùng phép thuật "hô biến" nữa, mà thong dong đi bách bộ trên đường. Đường xá hồi này mở mang cũng nhiều, nhưng số lượng xe lại tăng cũng không kém. Hôm nay đã qua ba ngày Tết chính rồi, nhưng vì năm nay được nghỉ Tết dài ngày nên mọi người còn ra đường du Xuân khá nhiều. Đến một ngã tư, Đức Ông đi dẫn đầu muốn băng qua đường nên nghiêm chỉnh dừng lại chờ đèn hiệu. Đến lúc được phép đi qua thì có một đôi nam nữ tuổi "teen" cưỡi chiếc xe máy đời mới cao cấp vượt đèn đỏ và tông thẳng vào rồi... xuyên luôn qua người Đức Ông! Theo phản xạ làm Ngài thoáng giật mình, riêng tả hữu thì... thất kinh hồn vía!

 Nhưng ai cũng biết rằng ngay cả khi có một đoàn xe lửa mà xuyên qua đoàn người cũng như xuyên qua... không khí mà thôi. Tuy nhiên Đức Ông vô cùng tức giân, mặt mày đỏ ửng, Ngài quát to như sấm dậy( nhưng người trần thế có ai nghe đâu!):

 _ Đi xe như vậy cho nên qua mấy ngày Tết thôi mà có đến mấy trăm người thiệt mạng! Không biết nền giáo dục giờ thế nào mà phát sinh ra những con người như thế.

 Đi loanh quanh một hồi, hết nhìn cái nọ lại ngắm cái kia, trời đã tối từ lúc nào chẳng ai hay biết. Khi đến một con đường đẹp trong nội thành, đèn treo lấp lánh, xe cộ rộn ràng... . Dù thế nào đi nữa trong lòng mọi người ai lại không hớn hở vui lây trước cảnh vui Xuân?

 Ngước nhìn những dây đèn giăng ngang qua đường, trên đó khen ai có sáng kiến treo lên thật nhiều lồng đèn hình... hoa mai vàng rực. Trong tả hữu có ai đó buộc miệng khen:

 - Hoa mai vàng như thế mới là... phương Nam chứ!

 Chợt Đức Ông nghiêm sắc mặt:

 - Vậy mà ta nghe đâu đó còn treo lồng đèn đỏ ngoại lai, thậm chí có chữ... "Tam Sa" nữa chứ !!! Đây biết treo lồng đèn "Hoa Mai" là một điểm đáng khen... . Nước Việt mình nào phải hết... kiểu lồng đèn!

 Trời về đêm tiết trời trở nên dìu dịu và mát mẽ hơn, cả đoàn vui chân bước đi một hồi thì đến chân một cây cầu nhỏ nhưng... mới tinh! Chiếc cầu bằng sắt sơn màu thiên thanh, đèn điện sáng choang, người xe qua lại đông vui. Nhìn vào tấm biển ghi "Cầu Hiệp Hòa" , Đức Ông gật gù lẩm bẩm:

 - Lần trước ta vào đây chưa có cầu này nên chịu cảnh kẹt... xe lửa. Nay đã có cầu này dân chúng đi lại tiện lợi vô cùng cũng là một việc hay.

 Trong tùy tùng có người thưa: "Thưa Ngài, hiện giờ có một cây cầu rất lớn đang xây để nối xã cù lao này với chung quanh, có lẽ sang năm là xong... ."

 Đến bây giờ mọi người mới thấy Đức Ông có sắc mặt tươi tắn hơn một chút, Ngài vui vẻ nói với mọi người:

 - Ta biết theo quy hoạch địa phương này còn nhiều cầu nữa... Bây giờ ta và các ngươi đi thăm đền thờ của... ta xem có gì thay đổi không. Đoàn người tiếp tục thả những bước chân nhàn du..., ngôi đền thờ này (trong chuyến đi trước Ngài đã có đến thăm) cũng không xa nơi này lắm. Khi gần đến khu vực đền thờ, trong một quán nước ven đường thấy có mấy người dân ngồi bàn bạc sôi nổi... . Người đầu tiên bước đến nghe ngóng dân tình không phải là thám mã mà chính là... Đức Ông. Những người dân thường này đâu hề hay biết là họ đã nói chuyện liên quan đến Đức Ông cho chính... Đức Ông nghe. Thôi thì đủ cả, từ chuyện giải tỏa khuông viên đền thờ Ngài cho rộng rãi khang trang đến việc xây bờ kè đi ngang qua cũng chính khu đền thờ này. Nghe được đầu đuôi câu chuyện gương mặt Ngài đang lúc có phần tươi vui chợt trở nên trầm tư khác trước. Ngài chậm rãi nói với mọi người:

 - Ta đâu cần phải có đền đài nguy nga hoành tráng làm chi? Có biết bao nhiêu đấng anh hùng, liệt nữ đã xả thân vì đất nước... . Cho đến giờ này họ vẫn đang ở nơi rừng sâu núi thẩm hay tại vùng biển khơi dậy sóng! Không có đền đài lăng tẩm nào cao quý, giá trị và vĩnh cửu hơn lòng dân đâu. - Có lẽ do bực bội, Đức Ông nói một tràng dài, rồi Ngài thấp giọng như tự sự:

 - Việc mở rộng đền thờ để tạo cảnh quan đẹp cho khu vuực cổng làng, để thu hút khách du lịch thập phương... . Với quy mô thích hợp, vừa phải và quan trọng là đền bù giải tỏa tái định cư sao cho công bằng, tương xứng thì ta nghĩ người dân sẽ thuận lòng. Vì có ai lại không muốn quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp? - Rồi như chợt nhớ ra điều gì, Đức Ông có vẻ băn khoăn quay sang hỏi các tùy tùng:

 - Còn ta nghe nói cách nay mấy năm cái việc xây dựng bờ kè một đoạn gần hai ngàn mét đó. Hiện nay tiến hành như thế nào rồi? - Trong nhóm tùy tùng có người bẩm báo một cách rất nhanh chóng: 

 - Bẩm Ngài, sau hai lần "họp dân", mọi người đều không đồng tình với việc giải tỏa quá sâu đến 20 mét từ bờ sông. Rồi việc tái định cư chưa biết cụ thể chắc chắn là nơi nào. Rồi việc khi giải thích vì sao giải tỏa đến 20 mét, các "quan chức" chỉ nói loanh quanh bất nhất. Rồi việc... . - Đến đây Đức Ông xua tay, lắc đầu:

 - Thôi, th..ô..i.. đủ lắm rồi! Cái cách làm ăn không minh bạch như vậy làm sao trách dân không tin. Ta còn biết có tin nói rằng dự án đã thay đổi, chỉ giải tỏa có... 6 mét thôi, nhưng lại chẳng công khai cho dân biết, do đó dân gọi đó là "dự án treo"!... 

 Đến lúc này tự nhiên vẻ mặt Đức Ông trở nên nghiêm trang căng thẳng khác thường, Ngài khoát tay ra hiệu cho tất cả tùy tùng im lặng... . Bàn tay Ngài làm thành cái loa, như để... hỗ trợ thêm cho cái vành tai! Mọi người im phăng phắc, đưa mắt nhìn nhau dọ ý. Ai đều cũng biết Ngài đang dùng "thiên lý nhĩ" để... nghe chuyện gì hệ trọng lắm. Quả đúng như vậy, gương mặt Đức Ông càng lúc càng căng thẳng tột độ, Ngài nói thật gấp rút với tùy tùng:

 - Các người về sau. Có một "thế lực" có khả năng tàn phá khu vưc này, ta phải đoàn kết, chung sức với các vị thần của những lân bang thân thiện để chống lại... . Nói vừa dứt lời, như một làn khói mỏng bay vút lên trời cao, Ngài đã biến mất vào khoảng không tối đen... .

 Mấy ngày sau tin tức trong và ngoài nước loan truyền "có mảnh thiên thạch nổ trước khi rơi xuống vùng núi Ural thuộc liên bang Nga, gây cháy nổ trên không và làm bị thương hàng trăm người... . Và lại có một khối thiên thạch bay khá gần trái đất nhưng không thể đến gần được!".

Gặp lại Đức Ông sau chuyến "công tác" nóng bỏng, các thuộc hạ đều vui mừng hớn hở vì biết nơi trái đất này vừa thoát khỏi một tai họa kinh hoàng!!! Nhưng Đức Ông chỉ mỉm cười bí hiểm như " nàng Lajoconde" và nói rằng: "Thiên cơ bất khả lậu, nhưng vấn đề tối quan trọng là các vị thần của những lân quốc nhỏ (khi cần thiết) đã biết đồng lòng hợp sức với nhau để tạo nên sức mạnh... ". Vì ai cũng biết rằng một bó đũa bao giờ cũng khó bẻ gẫy hơn một chiếc đũa. Đức Ông còn nói sang năm sẽ cố gắng thu xếp để... "Trở Lại Phương Nam".

 

 HUỲNH VĂN HUÊ (Đầu Xuân 2013) 

04 Tháng Hai 2009(Xem: 82022)
  Như mây xuống phố chiều nay , Nhớ về trường cũ những ngày xa xưa. Môt mình lê bước trong mưa, Mang theo kỷ niêm trường xưa Ngô Quyền .  
04 Tháng Hai 2009(Xem: 37853)
  Một ngày cuối tháng 5 năm 2004, nhóm CHS/NQ/NCA tề tựu lại làm một cuộc viễn du lên miền Bắc Cali. Trước mắt là để xả hơi sau những ngày vật lộn với miếng cơm manh áo, sau là họp mặt với nhóm CHS/NQ/BCA để cùng ra mắt cuốn Kỷ Yếu CHS/NQ 2004.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 73701)
  Bốn mươi năm lẻ: nửa bóng câu. Em biết đến ta bạc mái đầu. Lầu chiều Hoàng Hạc còn đứng đợi. Mang hết niềm riêng tới muôn sao.    
04 Tháng Hai 2009(Xem: 77508)
Mưa rơi trên phố vắng, Mưa rơi trên đường xưa Ta, nỗi buồn sâu lắng, Ngồi quạnh hiu, nghe mưa!
04 Tháng Hai 2009(Xem: 36142)
  Dù biết rằng viết những lời tán tụng nhan sắc của cô, tôi đã làm một việc quá thừa, nhưng tôi vẫn muốn cô biết những ý nghĩ của tôi và biết đâu của nhiều bạn khác cùng lứa đã “say mê” cô như tôi vậy!    
03 Tháng Hai 2009(Xem: 40391)
Tôi có nhiều kỷ niệm đẹp không nói ra lời. Đối với bạn bè là những điều trân quý và đối với học trò là những kỷ niệm. Đời tôi sinh ra là như thế với nhiều mảnh vụn làm nên cuộc sống hiện sinh. Hiện sinh trong cuộc đời và hiện sinh trong đời người.
03 Tháng Hai 2009(Xem: 75500)
  Gặp nhau truyện cũ vui như tết, Nhắc lại ngày xưa, đẹp tựa hoa.  
03 Tháng Hai 2009(Xem: 39190)
  Cho đến nay 50 năm trôi qua với bao nhiêu biến động khủng khiếp của lịch sử, được diễm phúc là một học sinh lớp B3 của trường Ngô Quyền thuở sơ khai tôi xin ghi lại đây bằng ký ức của mình và vài bạn trong ba lớp Ngô Quyền I hình ảnh Trường Ngô Quyền chúng ta được khai sanh giữa thời đất nước chuyển tiếp từ chế độ thuộc địa Pháp sang nền Đệ Nhất Cộng Hòa
03 Tháng Hai 2009(Xem: 34066)
  Tất cả kỷ niệm về trường Ngô Quyền là nỗi ngậm ngùi của những cựu học sinh, vì trường cũ còn đâu!
03 Tháng Hai 2009(Xem: 36882)
  Thế hệ chúng tôi ăn sinh nhật tuổi 18 của mình ngay năm 1975, bài viết này xin dành cho những bạn học, từ lớp 6 đến lớp 12 của trường Ngô Quyền năm 1975. Bao nhiêu người đã như một đàn chim tung cánh, bước ra khỏi cổng trường và bay đi tứ phương. Có những người hạnh phúc và thành đạt, có những người lầm than và khắc khoãi.
03 Tháng Hai 2009(Xem: 69140)
  Ta vẫn là ta tự thủa nào Môi hồng, mắt sáng, mộng trăng sao… Trùng Phùng mở hội, mười phương nhạc , Xuân ngát một trời, tình vời cao !                                
03 Tháng Hai 2009(Xem: 39313)
  . Mười ba năm đi dạy, là mười ba năm tôi sống hạnh phúc nhất đời tôi. Người thầy là con đò chở các em sang bờ khác. Cuộc hành trình không nhàm chán, rất thú vị và “tích lũy” kỷ niệm.
03 Tháng Hai 2009(Xem: 80536)
  Trong những giây phút thiêng liêng ấy, tôi sực nhớ lại hình bóng người Ông khả kính: ông ngoại PHAN VĂN NGA, nguyên Trưởng Ty Tiểu Học tỉnh Đồng Nai (trong chế độ cũ).
03 Tháng Hai 2009(Xem: 74011)
  Tôi bắt đầu lên tỉnh học từ 1960. Ba mất sớm, nhà quá nghèo, anh chị em lại đông. Trong suốt thời gian đi học, tôi đã làm rất nhiều nghề để có tiền sinh sống, nổi bật nhất là nghề dạy kèm.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 65689)
  Tôi chỉ viết về những năm đầu tiên mà ký ức của tôi còn lưu giữ. Sau này, khi tập hợp được các anh em ở những niên khóa sau, lần lượt chúng ta sẽ đúc kết thành một bản danh sách hoàn chỉnh.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 33842)
  Phải chi dòng sông Đồng Nai chảy ngược, có thể tôi đã thấy lại mình trong sân trường ngày trước, thuở học trò vô tư
02 Tháng Hai 2009(Xem: 42889)
Trong đời làm việc của tôi, từ dân tới lính, ông là vị chỉ huy duy nhất mà tôi còn nhớ tới, với lòng kính trọng.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 38587)
  Một ngọn gió dịu mát của mùa Xuân đã đưa tư tưởng tôi bỗng dưng trở về nơi chốn cũ, nơi đó có bày chim con chưa ra ràng nhưng đã muốn tập tễnh bay lượn, vỗ đôi cánh non nớt như muốn tung bay ra khỏi tổ ấm êm đềm và sự che chở thương yêu của chim mẹ, muốn tìm hiểu chân trời ngoài kia bao la rực rỡ muôn màu ra sao .
02 Tháng Hai 2009(Xem: 46356)
Những ngày xa quê hương, lưu lạc xứ người, bận biụ với cuộc sống, tôi luôn luôn nhớ về quê nhà, nhớ về xứ Cù Lao với dòng sông Đồng Nai yêu dấu; gần đây tôi có tìm đọc thêm về xứ Đồng Nai thuở ban sơ cùng sự nghiệp khai sáng miền Nam của Ngài Nguyễn Hữu Cảnh. Nay tôi xin ghi lại những sự kiện, kiến thức tìm học đựơc bằng tấm chân tình cuả người con đất Cù Lao Phố, Đồng Nai.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 71719)
Ngày nay con đã là cô giáo, "Mộng" đã thành rồi!...Mẹ thấy đâu? Đầu xanh bao mái nhòa trong mắt, Vẳng nghe tiếng mẹ ở nơi nao?...
02 Tháng Hai 2009(Xem: 34526)
  Năm đó, tôi về Việt Nam ăn Tết và cũng để mừng má tôi tròn một trăm tuổi. Đó là lần thứ hai tôi về Việt Nam . Kỳ trước về với vợ con nên đi đâu chúng tôi cũng dùng xe nhà của thằng em bà con cho mượn với tài xế (Thằng em này "biết làm ăn" nên bây giờ nó khá lắm). Kỳ này về một mình, tôi định nếu có dịp sẽ dùng xe công cộng một lần cho biết.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 78453)
  "Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi, rơi trên bục gỗ, rơi trên tóc thầy...” Tiếng nhạc từ phòng con gái của tôi vọng sang, làm tôi hồi tưởng lại những bàn ghế cũ, phấn trắng, bảng đen...
30 Tháng Giêng 2009(Xem: 68757)
Cũng nhờ vậy rất nhiều cánh chim NQ lạc loài ở phương trời xa tìm về liên lạc được quý Thầy Cô và bạn học năm xưa. Điển hình chúng tôi ở Âu Châu mừng quá khi nhận và đọc được 2 quyển báo học trò đó, tưởng chừng như thấy lại thời NQ xa xưa.   Đặc biệt tìm thấy trong đó có cả một vườn thơ Tao Đàn đủ sắc hoa rực rở.
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 66845)
*   Viết kính tặng thầy Nguyễn Xuân Hoàng với lòng Yêu Thương, Kính Trọng và Cảm Thông sâu xa nhất .  
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76192)
  Hỡi cô Cựu Nữ Sinh Ngô Quyền, hỡi cô bạn hàng xóm của tôi ơi!   Tôi rất cảm phục và trân quí cô.   Nếu giữa cô và tôi không có thứ tình cảm nào khác thì trong tôi sẵn có có một thứ tình keo sơn gắn bó với cô từ lâu, từ thời thơ ấu đến tuổi trưởng thành, kéo dài cho đến tuổi…sồn sồn bây giờ và tuổi già sắp tới, đó là tình bạn.   Còn cô thì sao?
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 38719)
Thôi thì:    “Đã mang lấy Nghiệp vào thân   Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa!” (ND).  
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 81424)
(Thân tặng các em cựu học sinh Ngô Quyền, đặc biệt các em Ban Văn Nghệ Hiệu Đoàn thời 69-71 )
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76782)
Từ chia tay ở Tân Mai, tôi không hề biết Th giờ ra sao? Cuộc chiến qua đi thật xa. Bao thăng trầm trãi xuống cho quê hương, cho đời người. Thì thôi, hãy là những lời cầu nguyện bình an cho nhau. Dẫu mai đời có thế nào?