Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Những Người Mỹ gốc Việt từng nhận giải "Thiên Tài'' của Mỹ.

18 Tháng Mười 201212:00 SA(Xem: 63541)
Những Người Mỹ gốc Việt từng nhận giải "Thiên Tài'' của Mỹ.

 

Những Người Mỹ gốc Việt từng nhận giải "Thiên Tài'' của Mỹ.

 

Giải MacArthur Fellowship hay còn có tên Genius Grants - một trong những giải cao quý của Mỹ đã từng vinh danh 3 người gốc Việt.

 

Học giả Huỳnh Sanh Thông là người Mỹ gốc Việt đầu tiên được trao giải MacArthur năm 1987. 

Học giả Huỳnh Sanh Thông (15/7/1926 – 17/11/2008) là học giả chuyên nghiên cứu văn học Việt Nam. Ông sinh năm 1926 tại huyện Hóc Môn, TP. Sai Gon, định cư tại Hoa Kỳ từ năm 1948 sau khi bị Pháp bắt giam một năm vì hoạt động chống chính quyền thực dân. Ông tốt nghiệp ngành kinh tế học ở ĐH Ohio năm 1951 sau đó làm giảng viên Việt ngữ ở Viện Ngoại vụ thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Năm 1957 ông chuyển sang dạy văn chương Việt Nam ở Đại học Yale cho đến năm 1972. Cũng trong thời gian này ông đã soạn một số sách dạy tiếng Việt cho người nói tiếng Anh.

 

thien-tai-huynh-sanh-thong-large

 Học giả Huỳnh Sanh Thông

 

 Huỳnh Sanh Thông được biết đến nhiều nhất qua tác phẩm dịch The Tale of Kieu, tức Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du. Tác phẩm này được ĐH Yale cho ra mắt từ năm 1973 và sau này đã được tái bản nhiều lần. 

Tác phẩm khác của ông cũng rất có tiếng trong văn đàn Mỹ là An Anthology of Vietnamese Poems: From the Eleventh through the Twenthieth Centuries (Tuyển tập thi văn Việt Nam: Thế kỷ 11 đến thế kỷ 20). 

 Ngoài ra ông là người sáng lập ra bộ sách Lạc Việt và tạp chí Vietnam Forum. Tạp chí này ra được 16 số từ năm 1983 đến năm 1997. Bộ sách Lạc Việt có nhiều bài biên khảo và dịch thuật giá trị, chuyển thể các tác phẩm văn học cổ kim sang tiếng Anh như The Song of a Soldier's Wife (Chinh phụ ngâm) và The Quarrel of the Six Beasts (Lục súc tranh công). Tạp chí Vietnam Forum đã giới thiệu đến độc giả nói tiếng Anh nhiều nét đa dạng của văn hoá – văn học Việt Nam như những bài thơ tình của Xuân Diệu. 

Ông từng được nhận giải Harry J. Benda năm 1981 và McArthur vào năm 1987 vì những thành tựu trong lĩnh vực dịch thuật, đưa tác phẩm văn học của Việt Nam đến với độc giả thế giới.

 

 thientaihuynhmyhang-large

Nhà khoa học Huỳnh Mỹ Hằng

 

 20 năm sau, nhà khoa học Huỳnh Mỹ Hằng là người con gốc Việt thứ hai vinh dự nằm trong danh sách những người nhận giải MacArthur Fellowship năm 2007. Tiến Sĩ Huỳnh Mỹ Hằng sinh sống tại tại tiểu bang New Mexico. Bà làm việc cho phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos tại tiểu bang này. Thành tựu của tiến sĩ Huỳnh Mỹ Hằng là tìm ra kỹ thuật để tổng hợp các chất có năng lượng mạnh. Nhiều loại chất nổ, chất có năng lượng mạnh thường được sử dụng trong nhiều lĩnh vực nhưng chúng để lại hậu quả rất xấu đối với môi trường và nhiệt độ trái đất. Phát minh của tiến sĩ Mỹ Hằng đã giúp giải quyết được cả hai yếu tố này. 

Bà đã sáng tạo ra các cơ chế phản ứng hóa học dựa trên thuộc tính nhiệt của các chất có năng lượng mạnh để giúp chúng tổng hợp lại tạo thành một hợp chất mới có thể chịu nhiệt ở mức độ cao nhất, đồng thời cấu trúc của hợp chất mới sẽ giúp thay thế các kim loại nặng chứa nhiều độc tố, như thủy ngân hay chì, bằng các chất ít độc hơn, như đồng hoặc iron. 

Tiến sĩ Huỳnh Mỹ Hằng sinh năm 1962. Năm 1991, bà tốt nghiệp với hai tấm bằng cử nhân nhân văn và kỹ thuật của trường ĐH New York, thị trấn Geneseo. Năm 1998, bà lấy bằng tiến sĩ hóa học tại ĐH New York, thành phố Buffalo. Từ năm 2002, bà công tác tại phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos.

 

thientailemyann-large

Nhiếp ảnh gia Lê Mỹ An


 5 năm sau, Lê Mỹ An là cái tên Việt thứ 3 được vinh danh. Bà là nhiếp ảnh gia chuyên thực hiện ảnh về đề tài chiến tranh. Sang Mỹ định cư từ năm 1975, những tác phẩm ảnh của người phụ nữ 52 tuổi này chủ yếu lấy cảm hứng từ đề tài chiến tranh bởi chính những trải nghiệm của bản thân về những biến động lớn trong cuộc đời những số phận nhỏ bé nơi mà cuộc chiến tràn qua.

 Một trong những bộ ảnh nổi tiếng của bà trong làng nhiếp ảnh Mỹ là 29 Palms (29 cây cọ) được thực hiện trong hai năm 2003-2004 tại một căn cứ quân sự trên sa mạc miền Nam bang California - nơi các lĩnh Mỹ được tập huấn trước khi tới tham chiến ở Iraq. Sinh ra tại Sài Gòn năm 1960, di cư tới Mỹ năm 1975, Mỹ An đã nhận bằng Cử nhân Khoa học năm 1981, bằng Thạc sĩ Khoa học của ĐH Stanford năm 1985, bằng Thạc sĩ Nghệ thuật đương đại của ĐH Yale năm 1993. Kể từ năm 1998, bà làm giảng viên cho Khoa Nhiếp ảnh của trường Cao đẳng Bard. Hiện bà đang sống và làm việc tại New York. 

MacArthur Foundation là một tổ chức hoạt động phi lợi nhuận tại Hoa Kỳ. Hàng năm tổ chức này chọn ra 20-40 công dân Mỹ để trao giải MacArthur Fellowship. Những người trúng giải là những người có những sáng tạo trong nhiều lĩnh vực như khoa học, giáo dục, văn học, nhiếp ảnh, âm nhạc, điện ảnh… Người giành được giải MacArthur Fellowship sẽ nhận được gói tài trợ 500.000 đô la trong vòng 5 năm. Phần thưởng lớn của giảm nhằm mục đích đầu tư cho những tiềm năng này phát triển trong tương lai. Giải này không nộp đơn xin mà phải được đề cử. Ủy ban xét giải gồm 12 thành viên, bí mật về danh tính. Họ sẽ xét chọn từ hàng trăm ngàn ứng viên để tìm ra 20-40 người nhận giải mỗi năm.

(VOV)

 

 

04 Tháng Hai 2009(Xem: 82026)
  Như mây xuống phố chiều nay , Nhớ về trường cũ những ngày xa xưa. Môt mình lê bước trong mưa, Mang theo kỷ niêm trường xưa Ngô Quyền .  
04 Tháng Hai 2009(Xem: 37854)
  Một ngày cuối tháng 5 năm 2004, nhóm CHS/NQ/NCA tề tựu lại làm một cuộc viễn du lên miền Bắc Cali. Trước mắt là để xả hơi sau những ngày vật lộn với miếng cơm manh áo, sau là họp mặt với nhóm CHS/NQ/BCA để cùng ra mắt cuốn Kỷ Yếu CHS/NQ 2004.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 73705)
  Bốn mươi năm lẻ: nửa bóng câu. Em biết đến ta bạc mái đầu. Lầu chiều Hoàng Hạc còn đứng đợi. Mang hết niềm riêng tới muôn sao.    
04 Tháng Hai 2009(Xem: 77512)
Mưa rơi trên phố vắng, Mưa rơi trên đường xưa Ta, nỗi buồn sâu lắng, Ngồi quạnh hiu, nghe mưa!
04 Tháng Hai 2009(Xem: 36143)
  Dù biết rằng viết những lời tán tụng nhan sắc của cô, tôi đã làm một việc quá thừa, nhưng tôi vẫn muốn cô biết những ý nghĩ của tôi và biết đâu của nhiều bạn khác cùng lứa đã “say mê” cô như tôi vậy!    
03 Tháng Hai 2009(Xem: 40392)
Tôi có nhiều kỷ niệm đẹp không nói ra lời. Đối với bạn bè là những điều trân quý và đối với học trò là những kỷ niệm. Đời tôi sinh ra là như thế với nhiều mảnh vụn làm nên cuộc sống hiện sinh. Hiện sinh trong cuộc đời và hiện sinh trong đời người.
03 Tháng Hai 2009(Xem: 75505)
  Gặp nhau truyện cũ vui như tết, Nhắc lại ngày xưa, đẹp tựa hoa.  
03 Tháng Hai 2009(Xem: 39191)
  Cho đến nay 50 năm trôi qua với bao nhiêu biến động khủng khiếp của lịch sử, được diễm phúc là một học sinh lớp B3 của trường Ngô Quyền thuở sơ khai tôi xin ghi lại đây bằng ký ức của mình và vài bạn trong ba lớp Ngô Quyền I hình ảnh Trường Ngô Quyền chúng ta được khai sanh giữa thời đất nước chuyển tiếp từ chế độ thuộc địa Pháp sang nền Đệ Nhất Cộng Hòa
03 Tháng Hai 2009(Xem: 34071)
  Tất cả kỷ niệm về trường Ngô Quyền là nỗi ngậm ngùi của những cựu học sinh, vì trường cũ còn đâu!
03 Tháng Hai 2009(Xem: 36899)
  Thế hệ chúng tôi ăn sinh nhật tuổi 18 của mình ngay năm 1975, bài viết này xin dành cho những bạn học, từ lớp 6 đến lớp 12 của trường Ngô Quyền năm 1975. Bao nhiêu người đã như một đàn chim tung cánh, bước ra khỏi cổng trường và bay đi tứ phương. Có những người hạnh phúc và thành đạt, có những người lầm than và khắc khoãi.
03 Tháng Hai 2009(Xem: 69146)
  Ta vẫn là ta tự thủa nào Môi hồng, mắt sáng, mộng trăng sao… Trùng Phùng mở hội, mười phương nhạc , Xuân ngát một trời, tình vời cao !                                
03 Tháng Hai 2009(Xem: 39313)
  . Mười ba năm đi dạy, là mười ba năm tôi sống hạnh phúc nhất đời tôi. Người thầy là con đò chở các em sang bờ khác. Cuộc hành trình không nhàm chán, rất thú vị và “tích lũy” kỷ niệm.
03 Tháng Hai 2009(Xem: 80541)
  Trong những giây phút thiêng liêng ấy, tôi sực nhớ lại hình bóng người Ông khả kính: ông ngoại PHAN VĂN NGA, nguyên Trưởng Ty Tiểu Học tỉnh Đồng Nai (trong chế độ cũ).
03 Tháng Hai 2009(Xem: 74013)
  Tôi bắt đầu lên tỉnh học từ 1960. Ba mất sớm, nhà quá nghèo, anh chị em lại đông. Trong suốt thời gian đi học, tôi đã làm rất nhiều nghề để có tiền sinh sống, nổi bật nhất là nghề dạy kèm.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 65689)
  Tôi chỉ viết về những năm đầu tiên mà ký ức của tôi còn lưu giữ. Sau này, khi tập hợp được các anh em ở những niên khóa sau, lần lượt chúng ta sẽ đúc kết thành một bản danh sách hoàn chỉnh.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 33842)
  Phải chi dòng sông Đồng Nai chảy ngược, có thể tôi đã thấy lại mình trong sân trường ngày trước, thuở học trò vô tư
02 Tháng Hai 2009(Xem: 42891)
Trong đời làm việc của tôi, từ dân tới lính, ông là vị chỉ huy duy nhất mà tôi còn nhớ tới, với lòng kính trọng.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 38588)
  Một ngọn gió dịu mát của mùa Xuân đã đưa tư tưởng tôi bỗng dưng trở về nơi chốn cũ, nơi đó có bày chim con chưa ra ràng nhưng đã muốn tập tễnh bay lượn, vỗ đôi cánh non nớt như muốn tung bay ra khỏi tổ ấm êm đềm và sự che chở thương yêu của chim mẹ, muốn tìm hiểu chân trời ngoài kia bao la rực rỡ muôn màu ra sao .
02 Tháng Hai 2009(Xem: 46358)
Những ngày xa quê hương, lưu lạc xứ người, bận biụ với cuộc sống, tôi luôn luôn nhớ về quê nhà, nhớ về xứ Cù Lao với dòng sông Đồng Nai yêu dấu; gần đây tôi có tìm đọc thêm về xứ Đồng Nai thuở ban sơ cùng sự nghiệp khai sáng miền Nam của Ngài Nguyễn Hữu Cảnh. Nay tôi xin ghi lại những sự kiện, kiến thức tìm học đựơc bằng tấm chân tình cuả người con đất Cù Lao Phố, Đồng Nai.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 71725)
Ngày nay con đã là cô giáo, "Mộng" đã thành rồi!...Mẹ thấy đâu? Đầu xanh bao mái nhòa trong mắt, Vẳng nghe tiếng mẹ ở nơi nao?...
02 Tháng Hai 2009(Xem: 34527)
  Năm đó, tôi về Việt Nam ăn Tết và cũng để mừng má tôi tròn một trăm tuổi. Đó là lần thứ hai tôi về Việt Nam . Kỳ trước về với vợ con nên đi đâu chúng tôi cũng dùng xe nhà của thằng em bà con cho mượn với tài xế (Thằng em này "biết làm ăn" nên bây giờ nó khá lắm). Kỳ này về một mình, tôi định nếu có dịp sẽ dùng xe công cộng một lần cho biết.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 78455)
  "Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi, rơi trên bục gỗ, rơi trên tóc thầy...” Tiếng nhạc từ phòng con gái của tôi vọng sang, làm tôi hồi tưởng lại những bàn ghế cũ, phấn trắng, bảng đen...
30 Tháng Giêng 2009(Xem: 68758)
Cũng nhờ vậy rất nhiều cánh chim NQ lạc loài ở phương trời xa tìm về liên lạc được quý Thầy Cô và bạn học năm xưa. Điển hình chúng tôi ở Âu Châu mừng quá khi nhận và đọc được 2 quyển báo học trò đó, tưởng chừng như thấy lại thời NQ xa xưa.   Đặc biệt tìm thấy trong đó có cả một vườn thơ Tao Đàn đủ sắc hoa rực rở.
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 66846)
*   Viết kính tặng thầy Nguyễn Xuân Hoàng với lòng Yêu Thương, Kính Trọng và Cảm Thông sâu xa nhất .  
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76193)
  Hỡi cô Cựu Nữ Sinh Ngô Quyền, hỡi cô bạn hàng xóm của tôi ơi!   Tôi rất cảm phục và trân quí cô.   Nếu giữa cô và tôi không có thứ tình cảm nào khác thì trong tôi sẵn có có một thứ tình keo sơn gắn bó với cô từ lâu, từ thời thơ ấu đến tuổi trưởng thành, kéo dài cho đến tuổi…sồn sồn bây giờ và tuổi già sắp tới, đó là tình bạn.   Còn cô thì sao?
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 38723)
Thôi thì:    “Đã mang lấy Nghiệp vào thân   Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa!” (ND).  
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 81427)
(Thân tặng các em cựu học sinh Ngô Quyền, đặc biệt các em Ban Văn Nghệ Hiệu Đoàn thời 69-71 )
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76785)
Từ chia tay ở Tân Mai, tôi không hề biết Th giờ ra sao? Cuộc chiến qua đi thật xa. Bao thăng trầm trãi xuống cho quê hương, cho đời người. Thì thôi, hãy là những lời cầu nguyện bình an cho nhau. Dẫu mai đời có thế nào?