Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

NTT - XIN LỖI

12 Tháng Chín 201212:00 SA(Xem: 144454)
NTT - XIN LỖI


Xin lỗi

 

xin_loi_me-large-content 


Có bao giờ chúng ta chân thành xin lỗi cha mẹ chưa? Một câu xin lỗi xuất phát từ trái tim sám hối.

 

Có lẽ chưa. Bạn cũng vậy mà tôi cũng vậy. Biết mình có lỗi nhưng vẫn tìm đường binh để vớt vát. Chúng ta có thể từng nâng tay vợ thân yêu của chúng ta, hôn lên đó và tha thiết xin nàng tha lỗi. Nàng nhìn ta bằng đôi mắt bén như gươm, Nàng nguýt ,nàng háy, nàng ngoe ngoảy bỏ đi. Ta kéo lại, ôm vào lòng, tìm cách hôn dù nàng chống trả để cứu vãn tình hình. Ôi! Đêm đó là đêm chuộc tội, là đêm ta cạn tàu ráo máng để tỏ hết tình yêu tha thiết trong ta. Bạn sẽ nói: ''Ừ! Đó là cái mánh đàn ông'' . Thế nhưng chẳng phải cũng xuất phát từ tình yêu đó sao, chẳng phải lúc đó ta cũng có chút hối hận thật lòng sao.

 

Thế còn cha mẹ thế nào?. Tôi nhớ không lầm thì khi ta phạm lỗi ta trốn biệt ông bô. Ta lén lén về khi bố không có ở nhà, hay nếu có thì bà mẹ già đã tay trong làm gián điệp. Khi đó mẹ đã tỉ tê hát bài ca con cá với ba, nên ông cũng nguôi ngoai cơn giận. Bố làm lơ cho ta đột nhập và ta cũng làm lơ. Thế rồi vài ba ngày sau mọi sự như không có gì xảy ra. Đôi lúc, có ông bố nghiêm khắc gọi ta vào, giảng vài câu giáo huấn. Ta lí nhí : ''Con biết lỗi rồi'' để an định cơn thịnh nộ của cha hơn là chân thành thấy lỗi mình.

 

Còn mẹ thì sao? Tôi không biết nói sao về những lầm lỗi chúng ta đã làm cho mẹ. Thật không có gì hơn, không có thể đếm, thế nhưng có bao giờ ta nắm tay mẹ ân cần nói một câu xin lỗi hay không. Có bao giờ ta ôm mẹ thật chặt mà van xin mẹ tha lỗi cho ta hay không?

 

Bạn sẽ nói tôi làm gì mà tố khổ dữ vậy. Mình đều có học Công Dân Giáo Dục, học rất kỹ mấy câu “Công cha như núi Thái Sơn. Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”. Thế nhưng học là một chuyện, thực hành mới là chuyện khác. Lứa tuổi chúng ta là lứa tuổi đã đem lại cho cha mẹ nặng lòng hơn cả, và chính chúng ta cũng không nghĩ đến làm một việc gì để bù đắp cho cha mẹ. Không tin ư! cứ rà xét lại xem. Có phải thời kỳ chúng ta trưởng thành là thời kỳ VN đang leo thang chiến tranh. Chúng ta đi học mà tiếng pháo đêm đêm vẫn vọng về. Chúng ta đến trường mà tâm tư trĩu nặng với bao nhiêu tin chiến sự nóng bỏng và hình ảnh một ngày lăn mình vào lửa đạn. Chúng ta ưu tư với tương lai và số phận của mình hơn là nhìn về cha mẹ. Cũng từ đó bà mẹ già nhìn con trai bằng đôi mắt lo âu, thương cho một ngày con đeo nặng ba lô bước vào cuộc chiến. Bao nhiêu lần chúng ta cúp cua trốn học, mấy lần vòi mẹ xin tiền để cùng bạn bè du hí. Ta làm chàng trai hào hoa dẫn em lang thang trên những con đường ngợp lá me bay, rồi kéo nhau và quán, vào vũ trường, chìm mình vào những dòng nhạc êm như ru để quên đời, quên số phận. Ta bỏ giảng đường ngồi hàng giờ nhìn cà phê phin rơi từng giọt. La cà ở những rạp chiếu phim mà làm con trai thời thượng, đúng mốt và chịu chơi. Có bao giờ ta để ý đến cha mẹ làm sao ra tiền, đến mẹ mấy giờ mới ngủ, đến mẹ ăn mặc ra sao, đến mẹ hàng đêm chấp tay cầu nguyện cho chúng ta thi đậu tú tài, cầu nguyện cho chúng ta yên lành học tập nơi giảng đường đại học.

 

Ba má tôi đều mất cả rồi. Vu lan về, thấy thiên hạ dâng hoa cho mẹ mà tôi xấu hổ. Tôi thấy mình quả là đứa con bất hiếu. Còn tuổi cắp sách đến trường thì áo cơm do cha mẹ cung cấp. Cần thứ gì thì cha mẹ cũng bằng mọi cách làm vui lòng. Vào quân ngũ thì mẹ già thường xuyên thăm viếng. Nắm tay con nước mắt lưng tròng, thương con ốm, đen, tập luyện gian khổ, lo lắng mọi điều. Mãn khoá ra trường, Alpha le lói cứ mãi tìm vui với bạn bè, với người yêu, không biết mẹ ở nhà cơm nước thật ngon, chờ con mõi mòn. Có vợ thì cha mẹ trầu cau cưới hỏi. Sinh con thì ông bà chăm lo từng chút một. Chưa một lần nấu cho vợ một chén cơm hay giặt cho con cái tã. Mọi việc mẹ làm như một thói quen, như một điều đương nhiên phải vậy. Đi lính xa nhà bỏ vợ con cho mẹ lo lắng. Nói cho có tình nghĩa là để vợ con ở bên để sớm hôm phụng dưỡng. Thế nhưng mẹ lại một nắng hai sương chăm chút cho cháu nội và ngó chừng con dâu. Tàn cuộc chiến, bị đày tận Hoàng Liên Sơn đèo cao gió hú. Mẹ cho con dâu và cháu vượt biên để tìm chút ánh sáng tự do. Mẹ lại lưng gùi tay nãi nuôi con cải tạo. Ngày được thả về, mẹ như khúc xương khô còm cõi và ra đi một sớm như chiếc lá xa cành. Tôi ngồi bên quan tài, khóc mẹ thì ít, khóc cho thân phận con người thì nhiều. Chợt nhớ mình chưa một lần xin lỗi mẹ.

 

Bây giờ ngồi đây nghĩ lại, tôi thấy mấy đứa con có hiếu hơn tôi. Nó thường hôn mẹ trước khi đi đâu. Nó mời mẹ nó đì ăn những ngày lễ mẹ hay sinh nhật. Vu lan nó biết ăn chay ngày rằm để cầu cho mẹ sức khoẻ. Thỉnh thoảng nó mua quà tặng mẹ hay dẫn mẹ đi shopping. Còn tôi, chưa một lần mời mẹ mình đi ăn hay mua một món ăn ngon riêng dành cho mẹ. Trái lại, mẹ luôn nấu những món tôi thích nhất, ngồi một bên để gắp vào chén mỗi lần tôi về phép. Tôi cũng chẳng nhớ ngày nào là sinh nhật mẹ. Tôi mù tịt về mẹ mình như người mù đứng trong căn phòng mà không biết nó có gì. Giả sử ngày xưa, có một lần tôi ngồi lại hỏi mẹ tôi về thời con gái, về cuộc sống làm dâu, về chúng tôi hồi nhỏ thì có lẽ tôi sẽ có nhiều điều rất đẹp để nhớ về mẹ. Để choàng lên hình ảnh già nua còm cõi của mẹ bằng hình ảnh tươi đẹp, rạng rỡ của tuổi xuân thì. Tôi là đứa con trai bất hiếu.Chắc chắn như vậy, rõ ràng như vậy. Nhưng nếu mẹ tôi có ở bên cạnh lúc này, mẹ sẽ ôm lấy đầu tôi, vuốt lên mái tóc hoa râm bị hói một phần mà thương yêu, tha thứ. Bởi mẹ không cần những câu sáo ngữ rườm rà, mẹ chỉ cần tôi vui vẻ, hạnh phúc. Mẹ là như vậy nên lúc nào tôi cũng thờ ơ, chỉ nhận tình thương từ mẹ mà không bao giờ hồi báo.

Mẹ như không khí bao quanh tôi,

Hít thở tự do suốt cả đời,

Không thể ôm vào bằng tay nắm,

Không thể xa rời đến tàn hơi.

 

Khi ta nhắm mắt, con tim ngừng đập thì lúc đó mẹ mới rời xa ta. Có phải biết như vậy mà ta quên hẳn những vất vả gian lao và sự hy sinh âm thầm của mẹ hay không? Tôi cũng không rõ ràng chỉ biết là tôi rất nhớ mẹ, cần mẹ những lần vấp ngã trong đời. Tôi thèm mẹ một bên để nghe tôi trút hết những câu nói giận đời, những chán chê, bất mãn. Trong cơn say, tôi mơ màng thấy mẹ cúi xuống lau mặt cho mình. Dáng mẹ lờ mờ, bước đi xiêu vẹo. Tôi, cái thằng con trai ngã ngựa vô tích sự trên đời chẳng làm điều gì để mẹ vui, mẹ hạnh phúc. Tôi là thằng con bất hiếu, một thằng con có vô số lỗi lầm nhưng chưa một lần xin lỗi mẹ.

 

NTT

Vu lan 2012

 

 

 

04 Tháng Hai 2009(Xem: 82013)
  Như mây xuống phố chiều nay , Nhớ về trường cũ những ngày xa xưa. Môt mình lê bước trong mưa, Mang theo kỷ niêm trường xưa Ngô Quyền .  
04 Tháng Hai 2009(Xem: 37845)
  Một ngày cuối tháng 5 năm 2004, nhóm CHS/NQ/NCA tề tựu lại làm một cuộc viễn du lên miền Bắc Cali. Trước mắt là để xả hơi sau những ngày vật lộn với miếng cơm manh áo, sau là họp mặt với nhóm CHS/NQ/BCA để cùng ra mắt cuốn Kỷ Yếu CHS/NQ 2004.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 73685)
  Bốn mươi năm lẻ: nửa bóng câu. Em biết đến ta bạc mái đầu. Lầu chiều Hoàng Hạc còn đứng đợi. Mang hết niềm riêng tới muôn sao.    
04 Tháng Hai 2009(Xem: 77493)
Mưa rơi trên phố vắng, Mưa rơi trên đường xưa Ta, nỗi buồn sâu lắng, Ngồi quạnh hiu, nghe mưa!
04 Tháng Hai 2009(Xem: 36132)
  Dù biết rằng viết những lời tán tụng nhan sắc của cô, tôi đã làm một việc quá thừa, nhưng tôi vẫn muốn cô biết những ý nghĩ của tôi và biết đâu của nhiều bạn khác cùng lứa đã “say mê” cô như tôi vậy!    
03 Tháng Hai 2009(Xem: 40385)
Tôi có nhiều kỷ niệm đẹp không nói ra lời. Đối với bạn bè là những điều trân quý và đối với học trò là những kỷ niệm. Đời tôi sinh ra là như thế với nhiều mảnh vụn làm nên cuộc sống hiện sinh. Hiện sinh trong cuộc đời và hiện sinh trong đời người.
03 Tháng Hai 2009(Xem: 75485)
  Gặp nhau truyện cũ vui như tết, Nhắc lại ngày xưa, đẹp tựa hoa.  
03 Tháng Hai 2009(Xem: 39180)
  Cho đến nay 50 năm trôi qua với bao nhiêu biến động khủng khiếp của lịch sử, được diễm phúc là một học sinh lớp B3 của trường Ngô Quyền thuở sơ khai tôi xin ghi lại đây bằng ký ức của mình và vài bạn trong ba lớp Ngô Quyền I hình ảnh Trường Ngô Quyền chúng ta được khai sanh giữa thời đất nước chuyển tiếp từ chế độ thuộc địa Pháp sang nền Đệ Nhất Cộng Hòa
03 Tháng Hai 2009(Xem: 34060)
  Tất cả kỷ niệm về trường Ngô Quyền là nỗi ngậm ngùi của những cựu học sinh, vì trường cũ còn đâu!
03 Tháng Hai 2009(Xem: 36877)
  Thế hệ chúng tôi ăn sinh nhật tuổi 18 của mình ngay năm 1975, bài viết này xin dành cho những bạn học, từ lớp 6 đến lớp 12 của trường Ngô Quyền năm 1975. Bao nhiêu người đã như một đàn chim tung cánh, bước ra khỏi cổng trường và bay đi tứ phương. Có những người hạnh phúc và thành đạt, có những người lầm than và khắc khoãi.
03 Tháng Hai 2009(Xem: 69132)
  Ta vẫn là ta tự thủa nào Môi hồng, mắt sáng, mộng trăng sao… Trùng Phùng mở hội, mười phương nhạc , Xuân ngát một trời, tình vời cao !                                
03 Tháng Hai 2009(Xem: 39302)
  . Mười ba năm đi dạy, là mười ba năm tôi sống hạnh phúc nhất đời tôi. Người thầy là con đò chở các em sang bờ khác. Cuộc hành trình không nhàm chán, rất thú vị và “tích lũy” kỷ niệm.
03 Tháng Hai 2009(Xem: 80524)
  Trong những giây phút thiêng liêng ấy, tôi sực nhớ lại hình bóng người Ông khả kính: ông ngoại PHAN VĂN NGA, nguyên Trưởng Ty Tiểu Học tỉnh Đồng Nai (trong chế độ cũ).
03 Tháng Hai 2009(Xem: 74004)
  Tôi bắt đầu lên tỉnh học từ 1960. Ba mất sớm, nhà quá nghèo, anh chị em lại đông. Trong suốt thời gian đi học, tôi đã làm rất nhiều nghề để có tiền sinh sống, nổi bật nhất là nghề dạy kèm.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 65680)
  Tôi chỉ viết về những năm đầu tiên mà ký ức của tôi còn lưu giữ. Sau này, khi tập hợp được các anh em ở những niên khóa sau, lần lượt chúng ta sẽ đúc kết thành một bản danh sách hoàn chỉnh.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 33833)
  Phải chi dòng sông Đồng Nai chảy ngược, có thể tôi đã thấy lại mình trong sân trường ngày trước, thuở học trò vô tư
02 Tháng Hai 2009(Xem: 42879)
Trong đời làm việc của tôi, từ dân tới lính, ông là vị chỉ huy duy nhất mà tôi còn nhớ tới, với lòng kính trọng.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 38583)
  Một ngọn gió dịu mát của mùa Xuân đã đưa tư tưởng tôi bỗng dưng trở về nơi chốn cũ, nơi đó có bày chim con chưa ra ràng nhưng đã muốn tập tễnh bay lượn, vỗ đôi cánh non nớt như muốn tung bay ra khỏi tổ ấm êm đềm và sự che chở thương yêu của chim mẹ, muốn tìm hiểu chân trời ngoài kia bao la rực rỡ muôn màu ra sao .
02 Tháng Hai 2009(Xem: 46345)
Những ngày xa quê hương, lưu lạc xứ người, bận biụ với cuộc sống, tôi luôn luôn nhớ về quê nhà, nhớ về xứ Cù Lao với dòng sông Đồng Nai yêu dấu; gần đây tôi có tìm đọc thêm về xứ Đồng Nai thuở ban sơ cùng sự nghiệp khai sáng miền Nam của Ngài Nguyễn Hữu Cảnh. Nay tôi xin ghi lại những sự kiện, kiến thức tìm học đựơc bằng tấm chân tình cuả người con đất Cù Lao Phố, Đồng Nai.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 71700)
Ngày nay con đã là cô giáo, "Mộng" đã thành rồi!...Mẹ thấy đâu? Đầu xanh bao mái nhòa trong mắt, Vẳng nghe tiếng mẹ ở nơi nao?...
02 Tháng Hai 2009(Xem: 34515)
  Năm đó, tôi về Việt Nam ăn Tết và cũng để mừng má tôi tròn một trăm tuổi. Đó là lần thứ hai tôi về Việt Nam . Kỳ trước về với vợ con nên đi đâu chúng tôi cũng dùng xe nhà của thằng em bà con cho mượn với tài xế (Thằng em này "biết làm ăn" nên bây giờ nó khá lắm). Kỳ này về một mình, tôi định nếu có dịp sẽ dùng xe công cộng một lần cho biết.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 78443)
  "Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi, rơi trên bục gỗ, rơi trên tóc thầy...” Tiếng nhạc từ phòng con gái của tôi vọng sang, làm tôi hồi tưởng lại những bàn ghế cũ, phấn trắng, bảng đen...
30 Tháng Giêng 2009(Xem: 68746)
Cũng nhờ vậy rất nhiều cánh chim NQ lạc loài ở phương trời xa tìm về liên lạc được quý Thầy Cô và bạn học năm xưa. Điển hình chúng tôi ở Âu Châu mừng quá khi nhận và đọc được 2 quyển báo học trò đó, tưởng chừng như thấy lại thời NQ xa xưa.   Đặc biệt tìm thấy trong đó có cả một vườn thơ Tao Đàn đủ sắc hoa rực rở.
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 66829)
*   Viết kính tặng thầy Nguyễn Xuân Hoàng với lòng Yêu Thương, Kính Trọng và Cảm Thông sâu xa nhất .  
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76183)
  Hỡi cô Cựu Nữ Sinh Ngô Quyền, hỡi cô bạn hàng xóm của tôi ơi!   Tôi rất cảm phục và trân quí cô.   Nếu giữa cô và tôi không có thứ tình cảm nào khác thì trong tôi sẵn có có một thứ tình keo sơn gắn bó với cô từ lâu, từ thời thơ ấu đến tuổi trưởng thành, kéo dài cho đến tuổi…sồn sồn bây giờ và tuổi già sắp tới, đó là tình bạn.   Còn cô thì sao?
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 38716)
Thôi thì:    “Đã mang lấy Nghiệp vào thân   Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa!” (ND).  
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 81402)
(Thân tặng các em cựu học sinh Ngô Quyền, đặc biệt các em Ban Văn Nghệ Hiệu Đoàn thời 69-71 )
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76767)
Từ chia tay ở Tân Mai, tôi không hề biết Th giờ ra sao? Cuộc chiến qua đi thật xa. Bao thăng trầm trãi xuống cho quê hương, cho đời người. Thì thôi, hãy là những lời cầu nguyện bình an cho nhau. Dẫu mai đời có thế nào?